Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HUYỀN TRÂM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỂ VÀ CHỈ TIÊU
HUYẾT HỌC CỦA HƯƠU SAO TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN
HÀ TĨNH

Chuyên ngành:

Thú y

Mã chuyên ngành:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Thị Đức Tám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn



Trần Thị Huyền Trâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đối với TS. Trần Thị Đức Tám đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải phẫu tổ chức, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Huyền Trâm

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa khoa hoạc và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học của hươu sao.......................................... 4

2.1.1.


Tập tính cơ bản của hươu trong điều kiện nuôi nhốt ......................................... 4

2.1.2.

Một số chỉ tiêu sinh lý của hươu ........................................................................ 7

2.2.

Cơ sở khoa học về sự hình thành và phát triển của sừng................................... 7

2.3.

Máu .................................................................................................................. 11

2.3.1.

Máu và chức năng của máu ............................................................................. 11

2.3.2.

Thành phần của máu ........................................................................................ 12

2.3.3.

Tính chất lý hóa học và chức năng sinh lý của các loại tế bào máu ................ 12

2.3.4.

Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ........................................................................... 21


2.4.

Tình hình chăn ni hươu trên thế giới ........................................................... 24

2.5.

Tình hình chăn ni và những nghiên cứu về hươu sao ở việt nam ................ 27

2.5.1.

Tình hình chăn ni hươu sao ở việt nam........................................................ 27

2.5.2.

Những cơng trình nghiên cứu về hươu sao ở việt nam .................................... 28

2.6.

Tình hình chăn ni hươu sao ở huyện hương sơn – tĩnh hà tĩnh ................... 29

2.6.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện hương sơn, hà tĩnh ................. 29

iii


2.6.2.

Lịch sử hình thành và tình hình chăn ni hươu sao của huyện hương sơn, hà

tĩnh ................................................................................................................... 31

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 34
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 34

3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 34

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 34

3.3.1.

Phương điều tra ................................................................................................ 34

3.3.2.

Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hóa máu. ................................................. 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 38
4.1.

Tình hình chăn ni hươu sao tại huyện hương sơn ......................................... 38

4.2.


Một số đặc điểm hình thái của hươu sao và khai thác nhung hươu ở hương sơn
......................................................................................................................... 40

4.2.1.

Hình dáng, khối lượng, kích thước của hươu sao nuôi tại hương sơn ............. 40

4.2.2.

Màu sắc bộ lông ............................................................................................... 41

4.2.3.

Khai thác nhung hươu tại huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh ................................ 42

4.3.

Một số chỉ tiêu sinh lý máu của hươu sao ....................................................... 47

4.3.1.

Chỉ số hồng cầu và hemoglobin của hươu ....................................................... 47

4.3.2.

Số lượng và công thức bạch cầu ...................................................................... 50

4.3.3.

Tiểu cầu............................................................................................................ 53


4.4.

Một số chỉ tiêu sinh hóa máu hươu .................................................................. 54

4.4.1.

Hàm lượng protein và glucose ......................................................................... 54

4.4.2.

Nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh ................................................. 55

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 60
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 60

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 61

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 62

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa Tiếng Việt

Baso

Basophil

PDW

Platelet disrabution width

PCT

Platelet crit

Eos

Eosinophil

Hb

Hemoglobin

HCT

Hematocrit

HGB

Hàm lượng huyết sắc tố


Lym

Lymphocyte

MCH

Mean corpuscular hemoglobin

MCV

Mean corpuscular volume

Mon

Monocyte

MPV

Mean platelet volume

Neut

Neutrophil

RBC

Red blood cell count

WBC


White blood cell

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số thay đổi điều kiện sống của hươu sao ................................................. 6
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý của hươu sao .............................................................. 7
Bảng 2.3. Kết quả phân tích các axitamin có trong nhung tươi ...................................... 9
Bảng 2.4. Kết quả phân tích các axitamin trong nhung khơ ......................................... 10
Bảng 2.5. Kích thước trung bình của hồng cầu một số loại gia súc .............................. 14
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tổng đàn hươu sao phân bố trên địa bàn............................. 38
huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh......................................................................... 38
Bảng 4.2. Kết quả trọng lượng và chiều đo của hươu sao trưởng thành ....................... 41
Bảng 4.3. Thời gian phát triển nhung ở các giai đoạn .................................................. 42
Bảng 4.4. Khối lượng, chu vi gốc sừng và chiều cao nhung hươu yên ngựa ................ 46
Bảng 4.5. Khối lượng nhung hươu sao qua các năm tuổi (g)........................................ 47
Bảng 4.6. Kết quả phân tích các chỉ số hồng cầu và hemoglobin của hươu các nhóm tuổi
................................................................................................................................. 48
Bảng 4.7. Chỉ tiêu hệ bạch cầu của hươu theo các nhóm tuổi ...................................... 50
Bảng 4.8. Chỉ tiêu tiểu cầu của hươu theo nhóm tuổi ................................................... 53
Bảng 4.9. Hàm lượng Protein và glucose ...................................................................... 54
Bảng 4.10. Nồng độ một số ion trong huyết thanh của hươu các nhóm tuổi
...................................................................................................................... 56

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hươu sao ni tại Hương Sơn - Hà Tĩnh ........................................................ 2

Hình 3.1. Ống EDTA chứa máu để xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu ..................... 36
Hình 4.1. Đế sừng hươu ................................................................................................ 43
Hình 4.2. Nhung hươu yên ngựa................................................................................... 45
Hình 4.3. Nhung hươu yên ngựa................................................................................... 45

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Huyền Trâm
Tên luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại
huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh”.
Ngành : Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Nắm được tình hình chăn ni hươu sao trong 3 năm trở lại đây.
- Xác định một số đặc điểm hình thể của hươu sao và khai thác nhung hươu tại
Hương Sơn – Hà Tĩnh.
- Hiểu rõ đặc tính sinh lý và sinh hóa máu của hươu. Từ đó lấy dữ liệu làm cơ
sở phân tích và chẩn đoán bệnh trên hươu.
Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp điều tra
- Phương pháp điều tra hồi cứu thu thập số liệu và thông tin về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, biến động đàn hươu.
- Tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Hương Sơn được hồi cứu dựa vào số
liệu thống kê hàng năm của trạm Thú y huyện Hương Sơn và theo dõi của cán bộ thú y
các xã trong huyện.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thu thập số liệu sơ cấp.


Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hình thể
- Cân khối lượng hươu trưởng thành ( trên 3 tuổi), đo các chiều : vòng ngực, cao

khum, vòng ống chân , dài thân chéo.
 Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hóa máu.
-

Tiến hành lấy mẫu

-

Xét nghiệm mẫu

-

Phương pháp sử lý số liệu

Số liệu được sử lý theo phương pháp thống kê mô tả tên phần mềm Excel và
Minitab 18.0.
Kết quả và kết luận

viii


- Tổng đàn hươu toàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh năm 2017 là: 31.925 con.
Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở các xã miền núi. Loại hình chăn ni chủ yếu là ni
nhốt hồn tồn.

- Một số đặc điểm hình thái của hươu sao: là lồi thú lớn, thân hình cân đối,
dáng cao đẹp, con đực trưởng thành có khối lượng từ 60 đến 70kg, con cái trưởng thành
từ 50 đến 55kg.
- Màu lơng mùa hè có màu nâu vàng có sao rõ, mùa đơng và đầu mùa xn khi
thời tiết cịn lạnh thì có màu vàng sẫm có sao mờ.
- Thời gian để hình thành 1 cặp nhung hồn thiện trước khi hóa sừng là 47 ngày
và trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn đổ đế, giai đoạn hình trái mơ, giai đoạn nhung n
ngựa. Đây cũng chính là thời điểm thu hoạch tốt nhất.
- Số lượng hồng cầu trong máu hươu dưới 3 tuổi: hươu đực là 9.91 triệu/mm3,
hươu cái là 9.67 triệu/mm3. Số lượng hồng cầu trong nhóm hươu từ 3 tuổi trở lên : hươu
đực là 9.18 triệu/mm3, hươu cái là 8.97 triêu/mm3. Số lượng hồng cầu có sự khác nhau
theo lứa tuổi và giới tính. Phần trăm thể tích hồng cầu cũng giảm theo lứa tuổi và có sự
chênh lệch giữa con đực và con cái trong cùng nhóm tuổi. Khơng có sự khác biệt độ
phân bố hồng cầu ở hươu theo các nhóm tuổi. Hàm lượng Hemoglobin trong máu hươu
dao động trong khoảng 15.637 g/dl đến 16.59 g/dl.
- Số lượng bạch cầu của hươu đực giảm theo độ tuổi, hươu đực dưới 3 tuổi là
9.45 nghìn/mm3 cao hơn của hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 6.57 nghìn/mm3, Số lượng
bạch cầu của hươu cái tăng theo độ tuổi, con cái dưới 3 tuổi là 6,32 nghìn/mm3 thấp hơn
con cái từ 3 tuổi trở lên là 8.33 nghìn/mm3. Bạch cầu đa nhân trung tính của hươu giảm
theo độ tuổi ở con đực và tăng theo độ tuổi ở con cái. Lâm ba cầu của hươu giảm dần
theo độ tuổi nhưng khơng có sự khác nhau về giới tính trong một nhóm tuổi. Bạch cầu
ái toan, bạch cầu ái kiềm tăng theo độ tuổi.
- Số lượng tiểu cầu trong máu hươu không thay đổi theo giới tính hay độ tuổi.
Dao dộng từ 294.8 nghìn/mm3 đến 339.06 nghìn/mm3.
- Hàm lượng Protein của con đực dưới 3 tuổi là 78.00g/l cao hơn con đực từ 3
tuổi trở lên là 76.62g/l. Con cái hàm lượng protein ở nhóm dưới 3 tuổi là 80.48 g/l thấp
hơn nhóm từ 3 tuổi trở lên là 81.44g/l. Trong cùng nhóm tuổi thì hươu cái có hàm lượng
protein cao hơn con đực.
- Hàm lượng Glucose trong máu hươu không thay đổi theo tuổi hay giới tính,
dao động trong khoảng 4.4 mg/l đến 4.7 mg/l.

- Nồng độ các chất điện giải trong máu hươu khơng có sự biến động giữa nhóm
tuổi và giới tính. Nồng độ Na+ dao động trong khoảng 138.2 mmol/L – 141.10mmol/L.
Nồng độ Cl- dao động trong khoảng 92.4 mmol/l - 99.6 mmol/l. Nồng độ K + nằm trong
khoảng 5.12mmol/l – 6.1 mmol/l.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Huyen Tram
Topic: Some physiological and biochemical norms of deer in Huong Son Distric, Ha
Tinh province
Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Understanding the deer breeding situation throught 3 years.
- Understanding the physiological and biochemical characteristics of deer and
deer velvet exploitation in Huong Son - Ha Tinh.
-Using these data like such as database for the analysis and diagnosis of
disease in deer.
Material and Methods
Survey method
- Reconnaissance survey method to collect data and information on natural,
socio-economic conditions and the movement of deer breeding.
- The situation of livestock development in Huong Son district which was
revived based on the annual data of Huong Son District Animal Health Station and
follow up by district veterinary staff.

- Directly interview method to collect the raw data
Method for determining the figure formed of Sika deer
-

Scaling the mature deer ( above 3 years old), measure the chest size, the hight
of sacrum and the fibula bones.
Method for determining the blood biochemical criteria.
- Taking a sample
- Sample testing
- Method of data processing

The data is processed according to statistical methods describing the names of
Excel and Minitab software 18.0.
Results and Conclusions
- The total number of deer was 31.925 in the Huong Son district in 2017.
Mostly, livestocks are concentrated in mountains. The captive farming custom is
popular in Huong Son Distric, Ha Tinh province .

x


- Some morphological features of Sika deer: large mammal, balanced body, good
shape, the weighing of mature males from 60 to 70kg, mature females from 50 to 55kg.
- In the summer, the hair coat has yellowish – brown with brigh stars. In the
winter and in early of spring while the weather is still cold, the hair coat has brown with
dim stars.
- The duration have been completed a pair of velvet average 47 days and
passed three periods: dash, apricot, saddle velvet. During this time, havest the deer
velvet is the best
- Red blood cell in deer's blood under 3 years old: Males were 9.91

millions/mm3, Females were 9.67 millions /mm3. Males above 3 years old were 9.18
millions /mm3, females above 3 years old were 8.97 millions /mm3. The age and sex of
deer have differed the number of red blood cells. The percentage of red blood cells in
deer also decreased in age and there was a difference between males and females in the
same age of group. There was no difference in the distribution of red blood cells in deer
according to groups of age. Hemoglobin concentration in deer's blood ranges from
15.637 g /dl to 16.59 g /dl.
- The number of white blood cells of males decreased in age, males less than 3
years old were 9.45 thousand /mm3 higher than males above 3 years old were 6.57
thousand /mm 3. Females under 3 years old were 6.32 thousand /mm3, lower than
females above 3 years old were 8.33 thousand /mm 3. Neutrophils decreased in age for
males and increased in age for females. Lymphocytes decreased in age which there was
no difference in gender at group. Eosinophil and Basophil increased by age.
- The amount of thrombocytes in the deer blood did not change according to sex
nor age. Normally, the amount of thrombocytes in the deer blood from 294.8 thousand
/mm3 to 339.06 thousand /mm3.
- The protein content of males under 3 years old were78.00 g/l higher than males
above 3 years old 76.62g/l. The protein content of females under 3 years old were 80.48
g/l less than females above 3 years old is 81.44 g/l. Females higher protein content than
males among deer in the same group.
- Glucose content in deer's blood have not changed with age nor sex which
ranged from 4.4 mg/l to 4.7 mg/l.
- The concentration of electrolytes in deer's blood have not fluctuated between
age and sex. Na + concentration ranged from 138.2 mmol /l to 141.10mmol /l. Clconcentration ranged from 92.4 mmol /l to 99.6 mmol /l. K+ concentration range from
5.12mmol /l - 6.1 mmol /l.
.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, loài người đã và đang gánh chịu những hậu quả từ việc khai
thác quá mức các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. Nạn phá rừng, săn bắt
bừa bãi các động vật quý hiếm dẫn đến quỹ gen động vật ngày càng giảm và
nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, tính đa dạng và phong phú của vốn
gen di truyền ngày càng bị suy thối, mơi trường sống của các loài động vật ngày
càng bị thu hẹp và hủy hoại.
Từ những năm 1960 trở lại đây, hươu sao (Cervus nippon) một lồi động
vật hoang dã, đẹp, q hiếm, có giá trị về mặt y dược, dinh dưỡng và sinh thái đã
khơng cịn sinh sống trong tự nhiên Việt Nam, mà chỉ tồn tại do con người nuôi
giữ trong công viên, vườn thú, vườn quốc gia, trong các hộ gia đình, trang trại và
chăn nuôi hợp tác xã.
Biết được giá trị thiết thực của hươu sao mà từ lâu người dân ở nhiều xã
của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thuần
hóa hươu sao đem ni dưỡng trở thành động vật ni trong gia đình, cho đến
hiện nay thì nghề ni hươu sao đem lại nhiều lợi ích kinh tế giúp người dân xóa
đói giảm nghèo, con đường làm giàu vững chắc. Nhận thấy hiệu quả kinh tế to
lớn của nghề ni hươu sao, ngồi hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An nhiều tỉnh khác
ở Việt Nam cũng đang thực hiện xây dựng phát triển nghề nuôi hươu sao lấy
nhung cung cấp nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng.
Việc bảo tồn các loại động vật hoang dã là một vấn đề cấp bách có tính
tồn cầu, là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái
(Đặng Huy Huỳnh, 1986).
Hươu sao Việt Nam có tên khoa học là Cervus nippon Pseudaxis
Temminnck. Tên tiếng Anh là Sikas deer. Tên tiếng Việt: hươu sao, hươu bơng,
lộc. Hươu là lồi thú q, nhung có hoạt tính sinh học cao làm dược liệu rất có
giá trị. Tình trạng trong tự nhiên khơng cịn, sách đỏ Việt Nam xếp bậc V
(Vulnerable): dễ bị nguy hại, có thể bị đe dọa tuyệt chủng .
Mặc dù đã được ni thuần hóa lâu năm, nhưng người chăn nuôi hươu sao

chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn để chăm sóc ni dưỡng và

1


phịng trị bệnh cho hươu, cịn các nghiên cứu có tính khoa học, các biện pháp kỹ
thuật tác động vào hươu sao nhằm nâng cao năng suất chất lượng giống, chất
lượng sản phẩm đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhằm phát triển của
nghề nuôi hươu sao ở nước ta. Do thiếu thông tin, hiểu biết về đặc điểm sinh học,
các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ, các giá trị thực của chúng mang lại
mà có lúc làm cho người nuôi hươu sao hoang mang, nhận thức không đúng làm
nghề nuôi hươu sao bị sa sút. Nghề ni hươu sao đã có những lúc chững lại,
tưởng chừng khó có thể vực lại được.
Để góp phần nâng cao hiểu biết về đặc điểm sinh học và sự phát triển
của nghề nuôi hươu sao ở nước ta, đưa chúng từ một loại động vật hoang dã đẹp
trở thành một vật nuôi thực sự mang lại giá trị kinh tế thiết thực như các loại
động vật nuôi khác, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình
thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh”.

Hình 1.1. Hươu sao ni tại Hương Sơn - Hà Tĩnh
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát tình hình chăn ni hươu sao tại huyện Hương Sơn năm 2017.
Nghiên cứu đặc điểm hình thể

2


Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của hươu làm cơ sở chẩn
đoán và điều trị bệnh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: hươu sao nuôi tại huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2016 đến tháng 9/2017.
- Địa điểm nghiên cứu: huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HOẠC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của hươu sao.
- Từ kết qả nghiên cứu góp phần nâng cao hiểu biết về hươu sao, góp phần
thêm tư liệu làm phong phú tính đa dạng sinh học của vật nuôi nước ta, phục vụ
cho công tác nghiên cứu.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HƯƠU SAO
2.1.1 Tập tính cơ bản của hươu trong điều kiện ni nhốt
Tập tính là một trong những cơ chế thích nghi có hiệu quả cao, nó mở
rộng tiềm năng của động vật vượt lên trên những phản ứng sinh lý bên trong của
chúng. Động vật có thể đạt đến thích nghi tập tính bằng cách né tránh các stress,
tìm chỗ ẩn nấp, tạo sự bảo vệ nhân tạo, thay đổi tư thế vận động, thay đổi thức
ăn, nước uống.
Nghiên cứu về tập tính động vật giúp chúng ta hiểu biết thêm quá trình và
ngun nhân hình thành các tính nết, thói quen của động vật từ đó làm cơ sở
khoa học cho việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên động vật bao gồm
động vật hoang dã và động vật ni.
Tập tính là mọi sự vận động (cử động hoặc ngừng cử động) có thể quan
sát trong đời sống hàng ngày của con vật. Tập tính là một khâu nào đó trong
chuỗi dây chuyền hoạt động của con vật, chẳng hạn:
- Sự vận động: chạy, nhảy, bay, bơi.
- Hoạt động tự vệ, kiếm ăn, hoạt động sinh dục,...
- Phản ứng cục bộ một bộ phận nào đó của cơ thể trả lời các kích thích từ

bên ngồi: phát ra âm thanh, xù lông, vểnh tai, nhe răng,...
Người ta chia tập tính thành hai loại:
- Tập tính bản năng (bẩm sinh): do nhân tố gen quy định khơng thay đổi
theo hồn cảnh.
- Tập tính tập nhiễm: là kiểu hoạt động được hình thành do kinh
nghiệm của bản thân con vật trong đời sống hàng ngày và có khả năng thay
đổi theo hồn cảnh.
Tập tính là cơ chế tác động qua lại của động vật với mơi trường ngồi.
Tập tính học là một khoa học liên ngành quan trọng, bao gồm: sinh lý học, sinh
thái học, và tâm lý học động vật.
Sinh thái học là khoa học về nơi sống, nghiên cứu các điều kiện tồn tại của
sinh vật và mối quan hệ của chúng với môi trường mà chúng sinh sống. Các phản

4


ứng tập tính của động vật: lạnh đi chỗ ấm, khát đi tìm nước uống, tìm chỗ mát,...
thường phụ thuộc vào nguyên nhân sinh thái.
Do tập tính bao giờ cũng thể hiện trong các điều kiện cụ thể của môi
trường, nên nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mơi trường đó. Sự phát triển của tập
tính học hiện đại dựa trên nguyên lý của I.P.Paplop cho rằng: cơ sở của tập tính
do cá thể tạo được là do hoạt động phản xạ khơng điều kiện. Các nhân tố di
truyền có vai trị quan trọng trong việc hình thành tập tính của động vật, nhưng
vai trị của mơi trường ngồi cũng không kém phần quan trọng.
Sự hiểu biết các quy luật tập tính của hoạt động thần kinh cao cấp ở động
vật nuôi và bản chất di truyền của chúng giúp cho các nhà chăn ni chọn giống
có khả năng chọn lọc những con vật bình tĩnh, dễ điều khiển, có khả năng thích
nghi với điều kiện ni dưỡng và quản lý khai thác. Những con vật như vậy có
thể cho năng suất cao mà tốn ít lao động để chăm sóc chúng.
Trong q trình sống, tập tính vật ni ln thay đổi thường xuyên theo

mức độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi đã nắm vững các quy luật hình
thành tập tính, con người có thể lợi dụng chúng để phục vụ lợi ích của mình
bằng cách tạo ra các biện pháp và phương thức quản lý vật ni. Chúng góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng sử dụng các vật ni (Hồng
Hà, 1983). Để có kỹ thuật chăn ni đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao nhất thì
việc nghiên cứu hành vi của gia súc rất có ý nghĩa. Đó là khoa học về mối quan
hệ giữa động vật nuôi với môi trường sống và với con người. Tiến bộ khoa học
dẫn đến việc con người quá tự tin ở mình, họ đã can thiệp một cách thơ bạo các
q trình của sự sống con vật mà không chú ý đến hội chứng mà ta quen gọi đó
là stress (Lê Viết Ly và Bùi Văn Chính, 1993). Hiện nay nghiên cứu tập tính
của vật ni là cần thiết vì nó là một phản ứng biểu hiện rõ rệt đầu tiên của con
vật đối với sự thay đổi các điều kiện sống và có thể là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá hiệu quả của quy trình cơng nghệ đã đề ra. Ngồi ra, các hiểu biết về
tập tính của vật ni giúp cho việc điều khiển chúng bằng việc điều hòa các
phản ứng tập tính, con người có thể tăng năng suất của vật nuôi, giảm đến mức
thấp nhất các tác động của môi trường ngoài gây ra hiện tượng stress và các
hiện tượng không mong muốn khác.

5


Bảng 2.1. Một số thay đổi điều kiện sống của hươu sao
STT

Hươu sao rừng

Hươu sao nhà

1


Tự do đi lại vận động

Nhốt trong chuồng

2

Ăn tự do các loại cây, chồi lộc

Cấp thức ăn hạn chế về chủng loại

3

Giao phối tự nhiên

Có thể lựa chọn

4

Nhung mọc và rụng tự nhiên

Cắt nhung hàng năm

5

Sinh đẻ tự nhiên

Có chăm sóc

6


Bệnh tự khỏi

Có biện pháp phịng và trị

2.1.1.1. Tập tính hoạt động ngày đêm
Các mùa khác nhau thì hươu sao có thời gian hoạt động khác nhau: mùa
thu hươu sao có thời gian hoạt động cao nhất 68.4% thời gian. Mùa xuân là ít
nhất 50.08% tổng thời gian. Giữa ngày và đêm cũng có thời gian hoạt động khác
nhau, ban ngày có thời gian hoạt động nhiều hơn ban đêm.
Trong tổng thời gian một ngày đêm thì hươu tập trung chủ yếu cho các
hoạt động đi lại, chạy, nhảy và nhai lại (chiếm 46.40% tổng thời gian) trong khi
đó thời gian ngủ và nghỉ ngơi chỉ chiếm 17.46% tổng thời gian. Thời gian ngủ
của hươu sao rất ít và hầu như tập trung khoảng thời gian nửa đêm.
2.1.1.2. Tập tính bầy đàn
Hươu đực trưởng thành thích sống riêng biệt trừ thời kỳ động dục. Hươu
cái trưởng thành ln sống thành đàn và có 1 con đầu đàn, các hoạt động đều
theo đàn.
2.1.1.3. Tập tính động dục
Vào thời kỳ động dục cả hươu đực và hươu cái đều có những biểu hiện
động dục rất rõ giống như những gia súc khác. Thời gian giao phối ngắn từ
20-30 giây.
2.1.1.4. Tập tính ni con
Hươu mẹ có tập tính ni con và chăm sóc con chu đáo. Mọi hoạt động
của hươu con đều bắt chước theo hươu mẹ.

6


2.1.1.5. Tập tính phịng vệ, thăm dị
Hươu con ln có phản ứng phòng vệ, thăm dò trước một vật thể lạ, tiếng

động lạ, thức ăn lạ… Khi thức ăn có mùi ẩm mốc, mùi lạ…là hươu bỏ ăn ngay.
2.1.1.6. Tập tính hoạt động tiêu hóa
Hươu sao gặm cỏ theo kiểu “rứt” có chọn lọc, nhặt lá theo kiểu liếm, nhai
theo kiểu “ nghiền” như bị. Hươu có tập tính nhai lại thức ăn.
2.1.1.7. Tập tính bài tiết
Hươu đi tiểu 1 ngày từ 13-16 lần, mỗi lần với số lượng nước tiểu ít, nước
tiểu có màu vàng đậm. Phân hươu có màu đen hoặc nâu đen thẫm, tập trung
thành đống, dạng viên, khơng dính vào nhau. Các viên phân có dạng như hạt lạc,
một đầu tròn, một đầu hơi nhọn.
2.1.2. Một số chỉ tiêu sinh lý của hươu
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý của hươu sao
Chỉ tiêu

Số con theo dõi

Trung bình

C

32

37.5 ± 0,5

Tần số mạch

Lần/phút

32

76.0 ± 3.4


Tần số hơ hấp

Lần/phút

32

28.5 ± 2.8

Thân nhiệt

Đơn vị tính
o

Nguồn: Trần Mạnh Đạt (2000)

Thân nhiệt của hươu sao dao động trong khoảng 36.5 – 38.5o C, khá ổn
định. Tần số mạch dao động mạnh trong khoảng 72 – 82 lần/ phút, trung bình 76
lần/ phút. Tần số hô hấp của hươu là 28.5 ± 2.8 lần/phút, dao động trong khoảng
25 – 31 lần/phút. Hai chỉ tiêu tần số mạnh và tần số hô hấp có sự biến động khá
cao. Điều này cũng phù hợp với thực tế vì hươu sao là động vật hoang dã mặc dù
được nuôi từ lâu nhưng vẫn đang phải tiếp tục thuần hóa, hươu sao có tập tính
nhút nhát, nên khi có người tiếp xúc nó sợ hãi dẫn đến nhịp tim và nhịp thở
không ổn định, biến động xung quanh trạng thái bình thường.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
SỪNG
Sừng là sản phẩm đặc trưng của thú chân có móng guốc. Sừng là phần
cứng nhơ ra trên đầu của một số lồi động vật. Sừng gồm lớp phủ ngoài tạo
bởi chất sừng (Keratin) và nhiều loại protein khác bao xung quanh lõi xương.


7


Sừng theo đúng nghĩa chủ yếu được tìm thấy ở động vật nhai lại thuộc bộ Guốc
chẵn, trong các họ Antilocapridae (linh dương gạc nhiều nhánh) và họ Trâu
bò (bò nhà, dê, linh dương). Thông thường mỗi động vật chỉ có một cặp sừng,
tuy nhiên một số lồi động vật hoang dã và một số lồi cừu đã thuần hóa có nhiều
hơn một cặp sừng. Các lồi cừu nhiều sừng bao gồm cừu Hebridean, cừu
Iceland, cừu Jacob, cừu Manx Loaghtan và cừu Navajo-Churro. Sừng có 3 loại
chính: sừng đặc, sừng rỗng, sừng mũi tê giác.
+ Sừng đặc: gồm một trục xương đặc, có da lơng bọc ngồi, loại này
thường phân nhánh, rụng và thay thế hàng năm và chỉ có con đực mới mang sừng.
+ Sừng rỗng: gồm có một bao sừng chúp trên một trục xương gắn liền với
xương đầu, loại sừng này mọc vĩnh viễn, không thay thế, có ở con đực và con cái.
+ Sừng mũi tê giác: là sản phẩm được tạo thành từ những sợi sừng liên kết
với nhau, sừng mũi tê giác mọc trên sống mũi.
Chức năng chính của sừng là vũ khí tự vệ đắc lực của thú.
Sừng là vũ khí tự vệ đắc lực của thú. Sừng ở hươu sao là loại sừng đặc,
chỉ có con đực mới mang sừng, con cái khơng có sừng. Sự mọc sừng ở hươu là
dấu hiệu của sự phát triển sinh dục.
Khi sừng cũ rụng xuống, các tế bào xung quanh gốc và đế sừng tiếp tục
che lấp và bọc kín sừng, tạo nên một khối mềm có màu hồng nhạt, trên có lớp
lơng trắng cứng. Ban đầu khối mềm gần như phủ kín bằng phẳng, dần dần tạo
sừng non. Sừng non được gọi là “nhung”.
Thành phần hóa học và tác dụng của nhung hươu: theo các nhà khoa học
Liên Xơ cũ thì nhung có các hợp chất Calciphosphate, Calcicacbonate, các thể
protit, các nguyên tố đa vi lượng. Các nhà hóa học ở Viện các hoạt chất sinh học
Liên Xô cũ đã tách nhung ra bốn loại chất sau, ký hiệu A0, A1, B, H như sau:
A0: là hợp chất carbon Heptakoran C27H56
A1: chứa sterin đồng chất về thuộc tính các cholesteron và hỗn hợp acid béo

B: là hợp chất bao gồm sáp và rượu Alifa (C28H5 và C29H59OH)
H: là hỗn hợp acid béo .
Theo các nhà khoa học Triều Tiên và Newzealand thì trong nhung có sm
(sphingomeyelins)
Sm: là phospholipid

8


Sm cịn được gọi là ceramide phospho choline, đó là thành phần cấu trúc
của màng tế bào.
Sm: tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động sinh học phức tạp. Ví
dụ như: Sm ức chế protein kinaza là chất có vai trị quan trọng, là tín hiệu
Transduction trong tế bào và là một hoạt chất sinh học quan trọng . Còn theo GS.
Đỗ Tất Lợi (2011) nhung hươu sao được coi là loại thuốc bổ đứng đầu trong
bảng vị thuốc Đơng Y: sâm, nhung, quế, phụ. Theo ơng nó có thể chữa bệnh: nan
y, thần kinh, bài tiết, khớp, đường ruột. Sách Đỏ Việt Nam trang 81 đánh giá:
nhung có hoạt tính sinh học cao dùng làm dược liệu rất có giá trị. Lê Hiền Hào
(1977) nhận xét: về mặt phẩm chất, nhung hươu sao là loại dược liệu tốt nhất so
với bất cứ nhung của loài hươu, nai nào.
Kết quả phân tích nhung hươu từ phịng phân tích TĂGS&SPCN - VILAS
- 053, Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, Bộ Nông Nghiệp và PTNN được thể hiện ở
bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Kết quả phân tích các axitamin có trong nhung tươi
Stt
1

Tên axit amin
Aspartic


Tỉ lệ (%)
0.985

2
3
4
5
6

Glutamic
Serine
Histidine
Glycine
Threonine

1.525
0.511
0.136
2.869
0.425

7
8
9
10
11

Alanine
Arginine
Tyrosine

Valine
Methionine

1.039
0.921
0.219
0.513
0.030

12
13
14
15

Phenylalanine
Isoleucine
Leucine
Lysine

0.448
0.225
0.771
0.411

16
17
18

4- Hydroxypoline
Proline

Tryptophan

0.494
1.119
0.061

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Hương Sơn (2006)

9


Bảng 2.4. Kết quả phân tích các axitamin trong nhung khơ
Stt

Tên axitamin

Tỷ lệ (%)

1

Aspartic

3.065

2

Glutamic

4.745


3

Serine

1.591

4

Histidine

0.422

5

Glycine

8.926

6

Threonine

1.321

7

Alanine

3.234


8

Arginine

2.866

9

Tyrosine

0.681

10

Valine

1.596

11

Methionine

0.093

12

Phenylalanine

1.395


13

Isoleucine

0.794

14

Leucine

2.400

15

Lysine

1.277

16

4- Hydroxypoline

1.537

17

Proline

3.482


18

Tryptophan

0.191
Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Hương Sơn (2006)

Có nhiều thành phần được tìm thấy trong nhung hươu ở những bộ phận
khác nhau ( đỉnh đầu gạc, đoạn trên, đoạn giữa, đáy) có nồng độ khác nhau của :
collagen, calcium, phosphorus, magnesium, protein, lipids, amino and acids béo,
acid, proteoglycans, glycosaminoglycans,… Collagen và khống chất có nồng độ
cao hơn ở đáy. Nơi đầu đỉnh gạc có chứa hàm lượng chondroitin cao gấp 6 lần
hàm lượng chondroitin những phần cịn lại. Các chất chondroitin và các chất
chóng đơng khác cũng được báo cáo có trong nhung hươu. Trong nhung hươu
còn chưa các axit amin, axit béo, đường, vitamin A, hormone giới tính, estron và

10


estradiol, sphingomyelin, ganglioside, và prostaglandin. Prostaglandins A, E, và
F (chủ yếu là PGF1 alpha và PGF2 alpha).
2.3. MÁU
2.3.1. Máu và chức năng của máu
Máu là chất dịch được lưu thông trong tim và các hệ thống mạch quản. Nó
liên quan mật thiết với các cơ qua bộ phận trong cơ thể nên đặc biệt luôn ổn định.
Lượng máu thay đổi theo từng loài. Từng độ tuổi của động vật như: chó
chiếm 8-9% trọng lượng cơ thể, lợn 4.6%, trâu bị 8%.
Tổng lượng máu trong cơ thể gồm 54% máu lưu thơng trong hệ tuần hồn,
20% dự trữ ở gan, 16% dự trữ ở lách, 10% dự trữ ở dưới da. Máu dự trữ và máu
lưu thơng thường xuyến chuyển hóa nhau. Thực nghiệm cho thấy những con vật

bị cắt gan thì lượng máu trong tuần hồn sẽ tăng, ngược lại khi ở trạng thái cơ thể
bị thay đổi thì tỷ lệ hai loại máu cũng thay đổi, ví dụ: khi con vật vận động nhiều
thì lượng máu sẽ tăng, ngược lại ở trạng thái nghỉ ngơi thì lượng máu tuần hoàn
sẽ giảm. Khi con vật bị mất máu đột ngột sẽ bị choáng, ngất, do áp lực máu trong
mạch quản bị giảm đột ngột, đặc biệt là giảm máu mao quản của não làm ức chế
đến thần kinh.
Máu là tấm gương phản chiếu tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ
thể động vật. Vì thế xét nghiệm máu là những xét nghiệm cơ bản để đánh giá tình
trạng sức khỏe cũng như giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Máu là cơ quan chun mơn hóa cao nhất của cơ thể, khi lưu thơng theo
vịng tuần hồn, máu thực hiện một loạt các chức năng quan trọng.
- Chức năng hô hấp: máu vận chuyển O2 bằng huyết sắc tố (hemoglobin)
từ phổi đến các tế bào mô để cùng cấp ngun liệu cho q trình oxy hóa và vận
chuyển CO2 từ các mơ bào tới phổi thải ra ngồi.
- Chức năng dinh dưỡng: vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thụ được từ
ống tiêu hóa như: axit amin, glucoza, axit béo và các chất vitamin, máu vận
chuyển đến các mô và các tổ chức để nuôi dưỡng cung cấp năng lượng để sinh
tổng hợp thành các chất cho hoạt động sống của tế bào.
- Chức năng bài tiết: máu lấy từ các chất cặn bã các sản phẩm cuối cùng
của trao đổi chất các mô bào, tổ chức như khí CO2, Urê, axit uric…rồi vận
chuyển đến phổi, thận, da để thải ra ngoài.

11


- Chức năng điều hòa nhiệt: máu làm nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, giữ
nhiệt độ cơ thể chỉ thay đổi trong một phạm vi hẹp. Máu vận chuyển nhiệt nhời
các đặc tính như tỷ nhiệt của nước, khả năng dẫn nhiệt cao. Máu đảm bảo nhiệt
lượng trong cơ thể đồng thời nhờ hệ tuần hoàn máu, nhiệt được vận chuyển từ
trong ra ngồi hay ngược lại. Máu có tác dụng điều hịa nhiệt, khi gặp lạnh mạch

máu ngồi da co lại dồn máu vào trong giữ ấm cho cơ thể. Khi nóng mạch máu
ngồi da giãn ra, máu từ trong dồn ra da đem nhiệt thải bớt ra ngoài.
- Chức năng điều hịa và duy trì cân bằng nội mơi: máu điều hòa các nồng
độ Ion (Na+, K+, H+…), duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH…
- Chức năng điều hòa dịch thể: máu mang các hocmon và các chất sinh ra
từ các cơ quan này đến cơ quan khác góp phần vào sự điều hịa trao đổi chất, sinh
trưởng và phát triển đảm bảo sự cân bằng nội môi và thống nhất trong cơ thể.
- Chức năng bảo vệ cơ thể: trong máu có nhiều loại kháng thể và các loại
bạch cầu có khả năng ngăn cản, tiêu diệt vi sinh vật và những mầm bệnh khác
vào cơ thể.
2.3.2. Thành phần của máu
Máu là một chất lỏng, đục, màu đỏ gồm có 2 thành phần là huyết tương và
thành phần hữu hình. Dùng chất chống đơng để giữ cho máu không đông, cho
máu vào ống nghiệm để một thời gian hoặc đem ly tâm ta thấy: 2/3 phần trên của
ống nghiệm có màu vàng nhạt đó chính là huyết tương, 1/3 phần dưới ống
nghiệm là hồng cầu và các thành phần hữu hình khác. Trong máu nước chiếm
80%, vật chất khơ 8-10%. Vật chất khơ gồm: khống, protein, đường, mỡ, sản
phẩm phân giải đường, men, hocmon, vitamin, sắc tố, thể miễn dịch.
Huyết tương của gia súc có màu vàng nhạt, hơi nhớt, có vị mặn, tỷ trọng
1.029-1.034 . Huyết tương chiếm 60% lượng máu, bao gồm huyết thanh và sợi
huyết, huyết tương tách ra ống nghiệm để yên một thời gian sẽ thấy: phần lỏng
bên trên là huyết thanh, phần đặc có tích chất sợ đó chính là các sợi huyết thanh.
Thành phần hữu hình là các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu.
2.3.3. Tính chất lý hóa học và chức năng sinh lý của các loại tế bào máu
2.3.3.1. Hồng cầu
Hồng cầu là thành phần hữu hình trong máu có vai trị chủ yếu là vận
chuyển O2 tới các tổ chức và vận chuyển khí CO2 từ các tổ chức đến phổi để thải

12



ra ngồi. Tính chất này do một prorein có cấu trúc phức tạp là huyết sắc tố (Hb)
quyết định.
Hồng cầu là một tế bào được biệt hóa cao độ nhờ các khả năng co dãn dẻo
dai nên có khả năng biến dạng dễ dàng do vậy nó có thể dài ra ở các mao mạch
nhỏ rồi trở lại ở các mạch quản lớn vì thế hồng cầu gần như có mặt ở tất cả các tổ
chức cơ thể.
Thành phần của hồng cầu gồm có: 60% nước, 40% vật chất khơ, trong đó
Hemoglobin chiếm 90% - 95%, Protein khác 3 – 8%, Leuxitin 0.5%, Cholesteron
0.3%, các loại muối kim loại chủ yếu là K+. Trong hồng cầu cịn có một số
enzyme quan trọng như Anhydraza Cabonic, Catalaza, trên màng hồng cầu có
enzyme Gluco – 6 Photphat Dehydrogenaza, Glutation – Reductraza có vai trị
quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững thẩm thấu của màng và sự trao đổi
chất qua hồng cầu.
Cấu tạo của hồng cầu.
Màng hồng cầu là một màng Lipoprotein có tính thẩm thấu bền vững và
có chọn lọc, màng có thể cho O2, CO2, H2O, Glucoza, các ion âm đi qua. Ở một
số lồi có mức tiến hóa thấp (gia cầm) hồng cầu vẫn cịn nhân. Kích thước hồng
cầu lớn, do đó chức năng sinh lý phần nào bị hạn chế. Hồng cầu của động vật có
vú là tiến hóa nhất. Tế bào hồng cầu lõm 2 mặt làm tăng diện tích Hemoglobin
với O2 và CO2 mặt khác do hồng cầu đã đào thải được nhân trong quá trình tiến
hóa nên lượng O2 tiêu thụ của hồng cầu giảm rất nhiều 0.57 lần hồng cầu có
nhân, diện tích tiếp xúc với chất khí tăng 1.63 lần so với hồng cầu có cùng đường
kính. Hồng cầu gia súc có đường kính 7 – 8 µm, dày 2 - 3 µm hình đĩa lõm 2
mặt. tổng diện tích bề mặt của hồng cầu là 27 – 32m2 tính trên 1kg thể trọng. Các
gia súc khác nhau sẽ có số lượng hồng cầu trên 1 đơn vị máu (thường là mm3)
khác nhau. Ở chó 6.8 triệu /mm3 , bị 7.0 triệu/ mm3 ….cừu 12 triệu/ mm3, dê 13
triệu/ mm3, lợn 6.5 triệu /mm3, mèo 7.5 triệu/ mm3 (Schalm, 1967).
Những gia súc ở miền núi cao thời gian dài, số lượng hồng cầu tăng lên do

lương O2 thấp trong khơng khí, sản phẩm oxy hóa khơng hồn tồn trong q
trình chuyển hóa tăng lên sẽ kích thích cơ quan tạo máu sản sinh ra nhiều hồng
cầu (Akoxilin and Axloubin, 1986). Khi cơ thể hoạt động mạnh hoặc ở mơi
trường có nhiệt độ cao (trong giới hạn cho phép) thì hồng cầu cũng huy động từ
cơ quan dự trữ và như vậy lượng hồng cầu sẽ tăng lên.

13


×