Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Làm giàu với sản phẩm độc đáo doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.06 KB, 4 trang )

Làm giàu với sản phẩm độc đáo


Bạn đã bao giờ hình dung chiếc áo bạn đang mặc trên người có thể thay đổi
nhiệt độ tuỳ theo thời tiết, hay nghĩ đến một chiếc áo có thể phát sáng theo ý muốn
chưa?. Chắc hẳn, nếu có những chiếc áo như vậy thì bạn sẽ không tiếc tiền để mua
cho dù giá của chúng “hơi cao”!
Chính tâm lý ưa chuộng sản phẩm mới lạ của khách hàng đã đem về hàng núi
tiền cho nhiều công ty chuyên kinh doanh những sản phẩm độc đáo. Trên thương
trường, nhiều khi các công ty không cạnh tranh nhau bằng chất lượng và giá thành, mà
bằng tính chất độc đáo của sản phẩm và sự tiện lợi của dịch vụ khách hàng.
Trong năm 2003, hai công ty Bernie Perry và Ec Payne ở bang Colorrado, Mỹ,
đã mua bản quyền sáng chế một hợp chất dạng sáp có thể chuyển từ thể đặc sang thể
lỏng nếu gặp hơi nhiệt độ cao, rồi sau đó từ từ phát ra sức nóng tích tụ cho đến khi đặc
lại. Họ đã ứng dụng nghiên cứu này để chế tạo giày bọc vải mang những viên sáp nhỏ
biết thay đổi trạng thái theo nhiệt độ để giữ ấm chân. Dự kiến khi sản phẩm mới này
được tung ra thị trường, doanh thu mỗi năm sẽ đạt khoảng 4,2 tỷ USD với lợi nhuận là
300 triệu USD cho hai công ty.
Còn Tom Liser, Chủ tịch công ty Wisconsin Global Technologies, Mỹ, cũng bỏ
ra một số tiền lớn để mua bản quyền sáng chế một hợp chất polyme gọi là
polyethylene glycol. Sang năm tới, công ty này sẽ bán ra thị trường hai loại vải kháng
khuẩn, không nhăn, không co nhờ hợp chất polyme này. Sinh vật không thể sống trên
loại vải xử lý với polyethylene glycol có lẽ do môi trường vải quá khô và sinh vật khó
bám vào sợi vải. Tương lai, Tom Liser sẽ hợp tác với John Artley, Chủ tịch công ty
Bayshore ở New York để dùng loại vải này sản xuất ga trải giường, chăn gối, giày,
băng gạc và đồ lót dành cho bệnh nhân của mình. Mặc dù sản phẩm chưa được tung ra
thị trường, nhưng Tom cho biết ông đã có 50 đơn đặt hàng trong tay. “Chúng tôi sẽ
phải làm việc khá vất vả, bởi hợp đồng đã ký tương ứng với năng lực sản xuất trong
hai năm. Tuy nhiên, niềm vui với tôi là mọi người đã chấp nhận sản phẩm mới này”,
Tom cho biết.
Không chịu thua kém người Mỹ, ở Italia, công ty Corpo Nove đã sản xuất thử


nghiệm một loại áo sơ-mi bằng nylon có chứa hợp kim có khả năng khôi phục hình
dạng ban đầu ở một nhiệt độ nhất định nào đó. Dù có bị vo thành cục và ném dưới
chân giường, nhưng nếu môi trường đạt đến một nhiệt độ nhất đinh, chiếc áo đó sẽ tự
bung ra và trở lại phẳng phiu như cũ. Loại áo sơ-mi này giặt được và không gây dị ứng
đối với những người mẫn cảm, song lại có vài khuyết điểm: chỉ có duy nhất một kiểu
áo, chỉ có màu xám và giá đến 5000 USD mỗi chiếc. “Chúng tôi không lo ngại yếu tố
giá thành, vì cuộc điều tran thăm dò phản ứng khách hàng cho thấy những sản phẩm
của chúng tôi rất hợp với ý thích của họ. Nếu thành công, mỗi năm sản phẩm này sẽ
đem lại cho Corpo Nove khoảng 200 triệu USD lợi nhuận”, Becorli Gattuso, giám đốc
Nove cho biết, “Quần áo là vật dụng không thể thiếu của con người, nên chúng tôi
không ngần ngại đầu tư cho việc nghiên cứu để đưa ra thị trường các kiểu quần áo thoả
mãn các đòi hỏi về thời trang và kỹ thuật”. Có thể liệt kê một vài loại quần áo mới của
Nove như sau: áo có màn hình chữ nhật mỏng, nặng 40gr, phát ánh sáng màu xanh
nhờ tinh thể phốt-pho chèn giữa 2 lớp phim nhựa nối với cục pin 9volt bên trong áo
ngực, nút áo vest phát ra tiếng nhạc nhờ các loa tăng âm dày 5mm gắn phía sau, áo
ngực mang nhiều hạt nhựa nhỏ chứa nước hoa sẽ làm phát tán mùi thơm khi áo cọ vào
da (loại áo này mất mùi thơm khi các hạt nhựa vỡ hết, sau 4-5 lần giặt), áo ves-ton có
điện thoại di động nặng 120gr may ở tay áo…
Chưa kết, ở Thượng Hải, Trung Quốc, công ty Shanghai Lion High Science and
Technologies đã sản xuất một loại quần áo còn khó tưởng tượng hơn: quần áo bảo vệ
bào thai chống sóng điện từ độc hại từ máy vi tính, điện thoại di động và một số máy
móc điện tử gia đình. Theo lời quảng cáo của công ty này thì sóng điện từ có nguy cơ
gây bệnh bạch cầu, sẩy thai, thai dị dạng, rối loạn hệ thần kinh trung ương, làm sản
phụ chóng mặt, nhức đầu, mất trí nhớ, mất ngủ, hay nói mê, ung thư não… Chính
quảng cáo nói trên đã giúp công ty bán được 4 triệu nhân dân tệ tiền quần áo chống
sóng điện từ vào năm 2002, con số này vào năm 2003 là 7 triệu nhân dân tệ và dự kiến
doanh thu thu sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm nay. Nhiều phụ nữ đang mang thai, vừa
không rành rẽ về y học, vừa quá lo lắng, đã phải đi mua bộ váy chống sóng điện từ với
giá 895 nhân dân tệ. Cơ quan kiểm soát bức xạ Thượng Hải không can thiệp vào hoạt
động kinh doanh của các nhà sản xuất này, mà chỉ phát biểu nước đôi bằng nhận xét

sóng điện từ nói chung không tốt cho sức khoẻ, nhưng việc chúng có khả năng gây hại
đến mức như lời quảng cáo của Shanghai Lion High Science and Technologies thì có
phần hơi cường điệu. Tuy vậy, hiện nay, quần áo chống bức xạ của Shanghai Lion
High Science and Technologies lại đang thu hút rất đông khách hàng ở Hàn Quốc và
Nhật Bản.
Ngạn ngữ Anh có câu “Quần áo không làm nên thầy tu”, nhưng chắc chắn quần
áo sẽ làm cho một công ty bình thường trở nên giàu có và nổi tiếng, nếu đó là loại
quần áo độc đáo và tiện dụng. Vì thế, nhiều công ty đã biết khai thác cơ hội này để làm
giàu cho mình.

×