Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây độc hoạt tại mộc châu sơn la luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐỘC HOẠT
TẠI MỘC CHÂU – SƠN LA

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hạnh Hoa

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hạnh Hoa - Bộ
môn Thực vật học, Khoa Nông Học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, người đã tận tình
hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Thực vật học, Khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh em, bạn bè
những người ln ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong q trình học tập, cơng
tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn đề tài ....................................................................................... 2

1.4.

Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Nguồn gốc và vị trí phân loại của cây độc hoạt .................................................. 4

2.1.1.

Nguồn gốc........................................................................................................... 4


2.1.2.

Vị trí phân loại của cây Độc hoạt ....................................................................... 4

2.2.

Đặc điểm thực vật học ........................................................................................ 4

2.3.

Những yêu cầu về kỹ thuật và chăm sóc cây độc hoạt ....................................... 5

2.3.1.

Kỹ thuật trồng độc hoạt ...................................................................................... 5

2.3.2.

Chăm sóc cây độc hoạt ....................................................................................... 6

2.3.3.

Thu hái và sơ chế dược liệu độc hoạt ................................................................. 6

2.4.

Yêu cầu sinh thái của cây độc hoạt ..................................................................... 6

2.5.


Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây độc hoạt ............................... 7

2.5.1.

Thành phần hóa học ............................................................................................ 7

2.5.2.

Tính vị và cơng suất của Độc hoạt ..................................................................... 7

iii


2.5.3.

Bộ phận dùng và các bài thuốc sử dụng cây Độc hoạt ....................................... 8

2.6.

Cơ sở khoa học cả bón phân và vai trị của phân bón đối với cây trồng và
cây thuốc lấy củ ................................................................................................ 11

2.6.1.

Cơ sở khoa học của bón phân ........................................................................... 11

2.6.2.

Vai trị của phân bón đối với cây trồng và cây thuốc lấy củ ............................ 12


Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 16
3.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 16

3.1.1

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 16

3.1.2

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 16

3.1.3

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 16

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 16

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 16

3.3.1.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây Độc hoạt trồng
tại Mộc Châu – Sơn La ..................................................................................... 16


3.3.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón thúc đến sinh trưởng
phát triển của cây Độc Hoạt tại Mộc Châu – Sơn La. ...................................... 17

3.3.3.

Các chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm thực vật học ................................................ 19

3.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 20

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 21
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây độc hoạt tại Mộc Châu, Sơn
La ...................................................................................................................... 21

4.1.1.

Đặc điểm hình thái, giải phẫu rễ cây Độc hoạt ................................................. 21

4.1.2.

Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân Độc hoạt .................................................. 24

4.1.3.


Đặc điểm hình thái, giải phẫu lá cây Độc hoạt ................................................. 28

4.1.4.

Hình thái hoa và cụm hoa ................................................................................. 36

4.2.

Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển của
cây độc hoạt tại Mộc Châu, Sơn La ................................................................. 37

4.2.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của Độc hoạt .......................................... 37

4.2.2.

Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá độc hoạt .................................... 38

4.2.3.

Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân đến đường kính tán của cây Độc
Hoạt .................................................................................................................. 40

4.2.4.

Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính thân của
độc hoạt............................................................................................................. 41

iv



4.2.5.

Ảnh hưởng của phân bón tới diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) độc
hoạt ................................................................................................................... 43

4.2.6.

Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng chống chịu của cây độc hoạt .............. 43

4.2.7.

Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu củ và năng suất dược liệu
cây độc hoạt ...................................................................................................... 44

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 46
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 46

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 47

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 48
Phụ lục .......................................................................................................................... 51

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động (Coefficient of variation)

ĐVT

Đơn vị tính

LAI

Chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index)

LSD0,05

Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
(Least significant differerence)

NST

Ngày sau trồng


TB

Trung bình

TH

Thu hoạch

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Kích thước các phần mơ trong cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp của Độc
hoạt ............................................................................................................ 23

Bảng 4.2.

Kích thước các phần mơ trong cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp cây Độc
hoạt ............................................................................................................ 25

Bảng 4.3.

Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp cây Độc
hoạt ............................................................................................................ 26

Bảng 4.4.


Kích thước các phần mơ trong cấu tạo giải phẫu phiến và gân lá Độc
hoạt ............................................................................................................ 30

Bảng 4.5.

Kích thước các phần mơ trong cấu tạo giải phẫu cuống chính lá Độc
hoạt ............................................................................................................ 32

Bảng 4.6.

Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu cuống cấp 1 lá Độc
hoạt ............................................................................................................ 33

Bảng 4.7.

Kích thước các phần mơ trong cấu tạo giải phẫu cuống cấp 2 lá Độc
hoạt ............................................................................................................ 35

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây độc hoạt ............................................................................................... 37

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái ra lá của cây Độc
hoạt ............................................................................................................ 39

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính tán của cây độc hoạt ............... 40
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái tăng trưởng đường

kính thân của độc hoạt ............................................................................... 42
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng phân bón tới diện tích lá/cây và chỉ số diện
tích lá (LAI) độc hoạt ................................................................................ 43
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh
hại của cây độc hoạt và biện pháp phòng trừ ............................................ 44
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến một số chỉ tiêu củ và năng suất
dược liệu cây độc hoạt ............................................................................... 45

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Hình thái hệ rễ cây Độc hoạt........................................................................ 21
Hình 4.2. Cấu tạo giải phẫu thứ cấp rễ cây Độc hoạt .................................................. 22
Hình 4.3. Hình thái thân cây Độc hoạt......................................................................... 24
Hình 4.4. Cấu tạo giải phẫu sơ cấp thân cây Độc hoạt ................................................ 27
Hình 4.5. Hình thái lá Độc hoạt ................................................................................... 28
Hình 4.6. Vi phẫu lá cây Độc hoạt ............................................................................... 29
Hình 4.7. Hình thái hoa và cụm hoa cây Độc hoạt ...................................................... 36
Hình 4.8.

Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây độc hoạt tại Mộc Châu, Sơn La ............................................................. 38

Hình 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái ra lá của cây Độc hoạt ...... 39
Hình 4.10. Ảnh hưởng của bón phân đến đường kính tán của độc hoạt ........................ 41
Hình 4.11. Ảnh hưởng của bón phân đến đường kính thân của độc hoạt ...................... 42

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Tên luận văn: Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng phát triển của cây Độc hoạt tại Mộc Châu – Sơn La.
Ngành: Khoa Học Cây Trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá được đặc điểm thực vật học của cây độc hoạt, nghiên
cứu ảnh hưởng của các cơng thức bón phân đến sinh trưởng và năng suất cây độc hoạt,
từ đó xác định được cơng thức bón phân phù hợp cho cây Độc hoạt, góp phần xây dựng
quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Độc hoạt tại Mộc Châu – Sơn La để cây cho
năng suất cao, phẩm chất tốt.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2017 đến tháng 2/2018 tại phòng nghiên
cứu Thực vật, bộ môn Thực vật, khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và
vườn dược liệu Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà tại Mộc Châu – Sơn La
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón thúc đến sinh trưởng
phát triển của cây Độc Hoạt tại Mộc Châu – Sơn La được bố trí theo khối đầy đủ hồn
tồn ngẫu nhiên (RCBD), gồm 4 cơng thức, mỗi cơng thức có 3 lần nhắc lại.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm đặc điểm hình thái thực vật; đặc điểm giải phẫu thực
vật; quá trình sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh, năng suất của cây độc hoạt.
Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình MS Excel và IRRISTART 4.0.
Kết quả chính và kết luận
Sau khi nghiên cứu cây Độc Hoạt tại Mộc Châu – Sơn La cho thấy:
Cây độc hoạt là cây thân thảo, có lá dạng lá kép lông chim lẻ 2 lần, mép lá chét có
răng cưa nhọn khơng đều. Cuống lá dài, gốc cuống lá phình to thành bẹ ơm lấy thân,

phiến lá có màu xanh đậm, lá mọc cách trên thân. Lá có tuyến tinh dầu thơm.
Độc hoạt có kích thước mơ đồng hóa là mơ dậu khá lớn.
Khả năng quang hợp và tổng hợp chất hữu cơ của lá Độc Hoạt là rất tốt.
Số lượng bó dẫn trong cuống lá khá nhiều nên khả năng dẫn truyền vất chất tốt sẽ
tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng cho cây tạo tiền đề năng suất cao.

ix


Số lượng đám cương mô nhiều nên tăng khả năng chỗng đỡ cơ học của lá.
Thân cây Độc Hoạt xuất hiện cây ra hoa. Thân có màu tím đỏ, bề mặt thân nhẵn
và có lớp phấn trắng. Thân có lóng dài từ 18-30cm, trung bình 25cm.
Thân cây Độc Hoạt gồm biểu bì, mơ dày góc, nhu mơ vỏ, bó dẫn, nhu mô ruột và
khoảng rỗng ruột
Hệ rễ cây Độc Hoạt có rễ chính kém phát triển, các dễ bên to, mập, có màu trắng
hơi vàng, hình trụ, từ rễ bên mọc ra nhiều rễ phụ ngắn và nhỏ. Sự phát triển của rễ bên
và rất nhiều rễ phụ giúp cây bám chắc hơn và hấp thu được dinh dưỡng tốt hơn.
Độ dày vỏ thứ cấp tương đối lớn, trong vỏ thứ cấp chủ yếu là các mô mềm nên rễ
cây độc hoạt có khả năng dự trữ các chất dinh dưỡng rất tốt. Trong trung trụ có nhiều
mạch gỗ, kích thước mạch gỗ khá rộng nên rễ cây có khả năng vận chuyển nước và
muối khống hịa tan trong nước khá tốt.
Hoa độc hoạt nhỏ màu trắng mọc theo cụm hình tán kép, gồm 10-25 tán nhỏ, mỗi
tán nhỏ có 15- 30 hoa. Hoa lưỡng tính, mẩu 5, các hoa phía ngồi tán là hoa khơng đều.
Cơng thức hoa K5,C5,A5,G-2
Mỗi hoa có 5 lá đài, 5 cánh tràng, 5 nhị nằm xen kẽ với cánh hoa, bộ nhụy cái có
2 lá nỗn dính nhau tạo thành bầu hạ.
Lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
cây độc hoạt như: chiều cao cây, số lá, số nhánh, đường kính thân... Trong đó, ở cơng
thức bón phân CT4 (Nền phân bón lót: 20 tấn phân chuồng/ha + 300kg lân/ha + 1 tấn
phân vi sinh/ha + 500kg vơi bột/ha; Bón thúc 1: sau 45 ngày trồng bón NPK 18:6:6 +

TE 200kg/ha; Bón thúc 2: sau 120 ngày trồng bón NPK 18:6:6 + TE 250kg/ha; Bón
thúc 3: sau 240 ngày trồng bón NPK 15:4:18 + TE 250kg/ha) tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng, phát triển tốt và ít bị sâu bệnh hại.
Lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến năng suất khô và năng suất tươi của
cây Độc Hoạt, trong đó năng suất tươi dao động từ 48,51 – 69,73g; trong đó CT1 là thấp
nhất (đạt 48,51g); CT4 có năng suất tươi là cao nhất (đạt 69,73g). Năng suất khô của
cây độc hoạt dao động từ 2,23 – 3,36g; trong đó CT1 là thấp nhất (đạt 3,23g); CT4 có
năng suất tươi là cao nhất (đạt 3,36g/cây).

x


THESIS ABSTRACT
Author's name: Nguyen Thi Hien
Name of the thesis: Study on botanical characteristics and effects of fertilizer on the
growth of the tree in Moc Chau - Son La
Industry: Crop Science

Code: 8620110

Name of training institution: Vietnam National University Of Agriculture
Research purposes:
The study aimed to evaluate the botanical characteristics of the single tree, study
the effect of fertilizing formulas on growth and yield of the tree, thereby determining
the suitable fertilizer formula for the single tree. It contributes to the development of the
technical process of planting and tending the trees in Moc Chau - Son La for high
productivity and good quality.
Research Methods
The experiment was conducted from February, 2017 to February, 2018 at the
Department of Botany, Faculty of Agriculture, Vietnam Agricultural Institute and the

pharmaceutical garden. Moc Chau – Son La
Experiment on the effect of fertilizer doses on the growth of Angelica pubescens
Ait trees in Moc Chau - Son La was arranged in randomized full block (RCBD),
consisting of 4 formulas, each formula there are 3 times repeated.
Monitoring indicators include morphological characteristics; characteristics
of plant anatomy; the growth, development, pest and disease situation, productivity
of the tree.
Data were processed by MS Excel and IRRISTART 4.0
Main results and conclusions
Solitary tree is herbaceous, double leaf leaves are double feathers, the edges of
leaves have serrated teeth irregularly. Long stem, stem stem to bulge bulge to embrace
the body, leaf blade is dark green, leaves grow on the body. Leaves are perfume oil
aromatic. The anabolic size of anabolic tissue is quite large. The ability of
photosynthesis and organic synthesis of leaves of Angelica pubescens Ait is very good.
The number of bolls leads in the leaves quite a lot, so the ability to carry
good quality material will accumulate many nutrients for plants to create highyielding premise.

xi


The amount of polyhedral tissue should increase the mechanical support of the
leaf. Stems of the tree show only flowers. The body is reddish purple, the body is
smooth and white. The body has a length of 18-30cm, average 25cm. Stem cells include
dermis, thick corner tissue, parenchyma, bursae, intestinal parenchyma and hollow
intestinal spaces. The root system of the dicotyledonous plant has the main roots of
underdeveloped, the large, white, yellowish, cylindrical, with lateral roots, which grows
in many small and short roots. The development of lateral roots and numerous
supporting roots help the plant cling stronger and absorb better nutrients. The secondary
shell thickness is relatively large, in the secondary shells are mostly soft tissues, so the
active roots are able to store very good nutrients. In the center there are many wooden

vessels, the size of the wood is quite wide so the roots are capable of transporting water
and minerals dissolved in water quite well.
Small white flowers grow in clusters of double, with 10-25 small canopy, each
small canopy has 15-30 flowers. Flowers bisexual, piece 5, the flowers outside the
canopy is irregular flowers. Formula flowers K5, C5, A5, G-2 Each flower has 5 leaves,
5 colonies, 5 is lying alternately with petals, the pseudobulb have two ovaries stick
together to form the lower. The amount of fertilizer affects the growth and development
of the tree such as tree height, number of leaves, number of branches, stem diameter ...
In which, formula fertilizer CT4 (fertilizer background Applying fertilizer 1: after 45
days, fertilizing NPK 18: 6: 6 + TE 200kg / ha; Applying fertilizer: 20 tons of manure /
ha + 300kg / ha + 1 ton of fertilizer End 2: after 120 days of fertilizer NPK 18: 6: 6 +
TE 250kg / ha, application 3: after 240 days NPK fertilizer 15: 4: 18 + TE 250kg / ha)
grow well and less pestilent.
Different fertilizer levels affect dry yield and fresh yield of Angelica pubescens
Ait, in which fresh yields ranged from 48.51 to 69.73 g; where CT1 is the lowest
(reaching 48.51g); CT4 has the highest yield (reaching 69.73g). The dry yield of the
active plant ranged from 2.23 to 3.36 g; where CT1 is the lowest (reaching 3.23g); CT4
had the highest yield (3.36 g / tree).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam những năm gần đây sự bùng nổ dân số,
cơng nghiệp hóa ồ ạt làm cho mơi trường sống của chúng ta trở nên suy thoái
nghiêm trọng kèm theo đó là dịch bệnh phát triển. Biến đổi khí hậu đang là một
vấn đề được cả thế giới quan tâm trong đó Việt Nam là một trong những nước
chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Chính vì vậy trong sản xuất nơng nghiệp
nhiều lồi cây trồng cũ dần được thay thế bằng những cây trồng mới có khả năng

thích nghi cao với những điều kiện bất thuận của mơi trường.
Việt Nam là nước có nguồn tài ngun rất đa dạng và phong phú, có nhiều
lồi động – thực vật có thể làm thuốc, có nền y học cổ truyền phát triển lâu đời,
người dân có kinh nghiệm chế biến và sử dụng cây thuốc, động vật để làm thuốc
chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền một cách hiệu quả. Để nâng cao giá trị sử
dụng, chủ động nguồn động – thực vật thuốc, các nhà khoa học đã và đang tập
trung nghiên cứu khả năng nuôi trồng trong điều kiện nhân tạo, từng bước chứng
minh công dụng của thuốc bằng khoa học hiện đại để giúp cho việc khai thác, sử
dụng bền vững và hiệu quả hơn.
Ngày nay, nền y học cổ truyền dân tộc Việt Nam đang trên đà phát triển
trên cơ sở kế thừa của các danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông
và những kinh nghiên cứu chữa bệnh được chọn lọc từ dân gian. Trong kho tàng
y học dân tộc, thì Việt Nam có rất nhiều cây thuốc q cần được quan tâm
nghiên cứu và phát triển trong sản xuất, trong đó có cây Độc hoạt (Angelica
pubescens Ait) hay cịn gọi Mao đương quy. Độc hoạt là vị thuốc đứng đầu trong
các bài thuốc chữa bệnh phong thấp đau khớp, trúng phong co quắp, lưng gối đau
mỏi, chân tay tê cứng được sử dụng dưới dạng ngâm rượu hoặc kết hợp với các
vị thuốc khác.
Tại Việt Nam cây Độc hoạt tỏ ra thích nghi cao với điều kiện khí hậu của
vùng á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình khoảng 15°C nhưng hiện tại cây vẫn
chưa được chú trọng, chưa được quan tâm đến việc phát triển để trở thành một
sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế. Đặc biệt, công tác nghiên cứu các
biện pháp kỹ thuật trồng trọt còn chưa được đầu tư. Xuất phát từ thực tế nói trên
và để góp phần phát triển nguồn gen Độc hoạt, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên

1


liệu cho công nghiệp dược liệu, chúng tôi thực hiện đề tài: ―Nghiên cứu đặc
điểm thực vật học và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của

cây Độc hoạt tại Mộc Châu – Sơn La‖.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Cung cấp những dẫn liệu nghiên cứu cơ bản vầ đặc điểm thực vật học làm
căn cứ nhận biết chính xác nguồn gen Độc Hoat, từ đó xác định được cơng thức
bón phân phù hợp cho cây Độc Hoạt, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc cây Độc Hoạt tại Mộc Châu – Sơn La để cây cho năng suất cao,
phẩm chất tốt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đặc điểm thực vật học của cây Độc Hoạt tại Mộc Châu – Sơn La.
- Đánh giá ảnh hưởng của các công thức phân bón thí nghiệm đến sự sinh
trưởng, phát triển của cây Độc Hoạt tại Mộc Châu - Sơn La
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp đầy đủ và chi tiết những dẫn liệu
nghiên cứu cơ bản về đặc điểm thực vật học, mặt khác là cơ sở tìm ra mức độ
bón phân hợp lý để chăm sóc cây Độc Hoạt, góp phần xây dựng được quy trình
sản xuất cây Độc Hoạt có năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ cho quá trình sản
xuất dược liệu trong ngành y dược.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tài liệu cho công tác nghiên
cứu khoa học, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu cây
dược liệu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Kinh tế: Hiện nay, các bệnh về xương khớp ngày càng nhiều và ở mức
đáng báo động, Theo Th.S-BS Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng khoa Cơ - Xương Khớp BV Nhân Dân 115, mỗi ngày khoảng 200 bệnh nhân tới khám, tái khám
các bệnh xương khớp thì có trên 50% bị thối hóa khớp. Trong đó, khoảng 2/3
bệnh nhân được chẩn đốn thối hóa khớp phải nhập viện điều trị. Theo BS Lan,
bệnh thối hóa khớp đang có tần suất mắc rất cao trong cộng đồng. Từ thực tiễn
đó mà nhu cầu chữa các bệnh về xương khớp ngày càng tăng không chỉ trong


2


Tây y mà cịn cả trong Đơng y. Cũng vì vậy mà cây Độc hoạt càng được sự quan
tâm và chú trọng hơn. Với quỹ đất trồng và nguồn lao động nông nghiệp vùng
cao rất lớn là cơ hội để người dân sản xuất cây Độc hoạt theo hướng sản xuất
hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Xã hội: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tiếp tục tiến hành nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất và chất lượng cây Độc hoạt, đáp
ứng nhu cầu làm thuốc cho xã hội mà thực tiễn đang đặt ra.
Mơi trường: Đề tài góp phần bảo tồn giữ gìn và phát triển nguồn gen cây
Độc hoạt.
Như vậy đề tài góp phần cơng tác bảo tồn và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng mà thực tiễn đang đặt ra.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây Độc Hoạt và
ảnh hưởng của các công thức phân bón thí nghiệm đến sự sinh trưởng, phát triển
của cây Độc Hoạt tại Mộc Châu - Sơn La.
- Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu các mức phân bón khác nhau đến cây
độc hoạt.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA CÂY ĐỘC HOẠT
2.1.1. Nguồn gốc
Trên thế giới Độc hoạt được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc và có xuất xứ
từ Trung Quốc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam. Cây
được nhập vào Việt Nam đầu những năm 70 và được trồng ở Sa Pa (Lào Cai),

sau đó đưa ra sản xuất ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Song, hiện nay chỉ cịn lại
một ít giống ở Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu). Một số gia đình ở đây cũng có
trồng, nhưng diện tích khơng đáng kể.
Ở Việt Nam, theo Danh lục cây thuốc Việt Nam của Viện Dược Liệu
(2016), Độc Hoạt là cây nhập nội đã được trồng ở một số nơi như Lào Cai (Sa
Pa) và Lai Châu (Sìn Hồ). Nước ta đã nhập nội từ Trung Quốc và Nhật Bản trồng
ở vùng núi Sa Pa -Lào Cai đầu những năm 1970s. Sau đó cây được đưa ra sản
xuất tại Sìn Hồ (Lai Châu). Ngồi ra, Độc hoạt còn được trồng lưu giữ trong Trại
nghiên cứu cây thuốc ở Sa Pa và Tam Đảo.
2.1.2. Vị trí phân loại của cây Độc hoạt
Theo phân loại của Võ Văn Chi (2003) trong cuốn Từ Điển Thực Vật
Thơng Dụng thì Độc Hoạt hay cịn gọi là Mao Đương Quy có tên khoa học là:
Angelica pubescens Ait, thuộc bộ Hoa Tán (Apiaceae) phân lớp Hoa Hồng
(Rosidae), thuộc lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida), ngành Hạt kín (Magnoliophyta).
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
Độc hoạt là loại cây thảo sống lâu năm, cao 0,5- 1m, thân mọc thẳng
đứng, trịn, tồn thân màu tía hay hơi tím, khơng có lơng, có rãnh dọc, nhiều đốt
dài 20 - 30 cm, đường kính 2 - 3 cm, trong rỗng. Lá kép hình lơng chim 2 - 3 lần;
lá chét nguyên hoặc chia thùy, mép lá có răng cưa tù khơng nhọn; cuống lá nhỏ,
phía dưới nở rộng thành bẹ có dìa mỏng. Trên gân lá có lơng ngắn và thưa (Võ
Văn Chi, 2003).
Hoa tự hình tán kép, gồm 10-20 cuống tán. Hoa nhỏ màu trắng (Võ Văn
Chi, 2003).
Quả bế đơi, hình trứng hoặc bầu dục trịn dẹt, mầu tía, trên lưng có sống, hai
bên phát triển thành dìa (Võ Văn Chi, 2003).

4


Rễ cái hơi hình trụ, trên to dưới nhỏ, đầu dưới phân 2 – 3 nhánh hoặc hơn,

dài 10 – 30 cm. Đầu rễ phình ra hình nón ngược với nhiều vân ngang. Đường
kính 1.5 – 3 cm, đỉnh trên cịn sót lại ít gốc thân, mặt ngồi nâu xám hay nâu
thẫm, có vân nhăn dọc, với các lỗ vỏ, hơi lồi ngang và những vết sẹo rễ con hơi
nổi lên. Chất tương đối rắn chắc, khi ẩm thì mềm. Mặt bẻ gãy có màu xám trắng,
với nhiều khoang dầu màu nâu nằm rải rác, gỗ từ màu vàng xám đến vàng nâu,
tầng phát sinh màu nâu. Tồn cây có mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hăng,
nếm hơi tê lưỡi.
Mùa hoa tháng 6 – 9, ra quả từ tháng 10 – 12 (Đỗ Huy Bích, 2004).
2.3. NHỮNG YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐỘC HOẠT
2.3.1. Kỹ thuật trồng độc hoạt
Cây Độc Hoạt đã được nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt bởi Nguyễn Huy
Bích và cs. (2004) cho biết:
- Độc hoạt là cây thuốc di thực từ Trung Quốc ưa khí hậu mát mẻ nhiệt độ
từ 16-20°C , độ ẩm khơng khí 75-90%.
- Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt giống được lấy từ cây 2 năm tuổi,
trồng trên vùng núi cao, hạt có thể gieo thẳng hoặc gieo trên vườn ươm rồi đánh
đi trồng. Gieo thẳng tốn nhiều công nhưng giá trị thương phẩm của dược liệu cao
hơn gieo qua vườn ươm. Rễ củ của cây gieo thẳng ít phân nhánh hơn rễ của cây
trồng bằng cây con. Thông thường người ta kết hợp cả hai cách từ ruộng gieo
thẳng, đánh tỉa cây con đi trồng. Còn ở ruộng gieo thẳng giữ lại cây con với
khoảng cách đã định. Cây gieo thẳng hoặc cây trồng đều giữ khoảng cách
30x30cm hoặc 30x25cm tùy theo chât đất, hạt được gieo theo rãnh cách nhau
30cm, phũ rơm rạ, tưới ẩm đều, khi hạt nảy mầm thì dỡ bỏ rơm rạ.
- Thời vụ trồng: ở đồng bằng gieo hạt tháng 9-10 thu hoạch tháng 6-7; miền
núi như Sa Pa và Sìn Hồ gieo hạt tháng 2-3 hoặc tháng 8-9, thu hoạch tháng 11-12.
- Làm đất, phân bón: Đất vườn ươm được cày ải, làm nhỏ, sạch cỏ, lên
luống cao 15-20 cm, rộng 70 cm, bón lót 15-20 tấn/ha phân hữu cơ rải khắp mặt
luống hay theo hàng. Đất trồng lên luống cao 20-30 cm, rộng 50-70 cm tùy theo
trồng 2 hay 3 hàng cây.
- Độc hoạt có thể gieo thẳng hoặc bứng cây con để trồng. Vườn ươm 160160 kg/ha hạt, phủ qua đất, sau đó phủ rơm rạ cho kín hạt, tưới nước. Cây con

sau khoảng 20 ngày, có 3-4 lá thật có thể bứng trồng với khoảng cách 20 x20 cm

5


hoặc 20 x30 cm, 30 x25 cm hoặc 30 x 30 cm (tùy theo loại đất), nếu trồng theo
hàng thì cây cách cây 20 cm; Gieo thẳng: Luống cao 25-30 cm, rộng 0,9-1,2 m.
Sau khi chuẩn bị đất, hạt được gieo vào hốc hoặc rạch với khoảng cách 20 x20
cm, hoặc 30 x 30 cm, với số lượng 7-10 kg hạt giống/ha, lấp kín, phủ rơm rạ. Khi
cây mọc đều, bỏ rơm rạ và tỉa cây khi cây có 3-5 lá thật (Viện Dược Liệu, 1976;
Đỗ Huy Bích, 2004).
2.3.2. Chăm sóc cây độc hoạt
Cây vườn ươm: sau khi cây có 1 lá thật, tưới thúc phân đạm tỷ lệ 1/200
(50-80 kg/ha). Cây trồng cần được tưới nước đủ ẩm, và thoát nước tốt.
Làm cỏ vum xới: mỗi tháng/lần, khi cây giao tán thì ngừng làm cỏ. Bón
thúc khi cây bén rễ bằng đạm 70 kg, sau 10 ngày tưới thúc lần 2. Đến tháng 7
dùng 8 tấn hữu cơ mục, 130 kg phân lân, 400 kg tro thảo mộc bón vào giữa 2
hàng cây. Nếu trồng vụ thu, sau khi bén rễ cũng chăm bón như trồng vụ xuân.
Sâu bệnh hại: Độc hoạt ít bị sâu bệnh hại. Thời kỳ cây con có sâu ăn lá,
bệnh đốm lá gây hại khơng đáng kể (Viện Dược Liệu, 1976; Đỗ Huy Bích, 2004).
2.3.3. Thu hái và sơ chế dược liệu độc hoạt
Ở miền núi gieo mùa xuân đến cuối đông (tháng 1-2) trước khi mọc lên
hoặc cuối mùa thu khi thân cây và lá khô héo, loại bỏ từ rễ đất bám có thể thu
hoạch củ. Ở đồng bằng trồng tháng 9-11 đến tháng 7-8 năm sau có thể thu
hoạch. Khi cây lụi, một số lá ngả mầu vàng cắt bỏ thân lá sát đất, thu củ, rửa
sạch, cắt bỏ gốc, rễ con, sau đó phơi khơ hoặc sấy ở nhiệt độ 40-45oc. Phơi
hoặc sấy đến nửa khô, xếp chồng lên cho 2-3 ngày để làm mềm và sau đó phơi
sấy đến khô, cắt thành lát mỏng và làm khô bằng phơi dưới ánh mặt trời hoặc ở
nhiệt độ thấp. Rễ lúc tươi màu trắng, mùi thơm hắc; kshi phơi khơ ngồi vỏ
biến màu xám, trong ruột màu vàng, chất nhẹ xốp, vị cay (Viện Dược Liệu,

1976; Đỗ Huy Bích, 2004).
2.4. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY ĐỘC HOẠT
Đất thích hợp trồng cây độc hoạt là đất cát pha, đất thịt nhẹ, màu mỡ, tầng
đất mặt dày, cao ráo và thoát nước tốt (Đỗ Huy Bích, 2004).
Cây thích hợp với khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam cây thích hợp với khí hậu
của vùng á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình khoảng 15°C -20°C (Đỗ Huy
Bích, 2004).

6


2.5. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA CÂY
ĐỘC HOẠT
2.5.1 Thành phần hóa học
Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), thành phần hóa học của rễ độc hoạt chứa
9 curmarin: osthole, bykangelicin, byakangelicol, oxypeucedanin, umbelliferon,
umbeliprenin, imperatorin, neobyakangelocol, sec-o-acetylbyakangelicin; và các
dẫn xuất của chúng như bergapten, angelol và angelical, scopoletin,
bergaptenostholumbelliferone, v.v. các axit angelic, tigic, palmitic, linoleic,
oleic, dầu thực vật.
Rễ Độc hoạt chứa nhiều dẫn chất coumarin: osthol, bergapten,
glabrralacton, angelol, psoralen, xanthotoxin, isopimpinelin, byakangelicin,
coumurayin…ngồi ra cịn nhiều dẫn chất furo-(2,3- h)-benzopyran- 2-on
columbianadin, columbianetin và columbianetin acetat (Viện Dược liệu, 2003).
Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ cây Angelica pubescens của Ding
XF và cs sử dụng rễ cây tươi được chiết với EtOH, các thành phần hóa học trong
dịch chiết đượcphân tách bằng sắc kí cột sử dụng sắc ký nhựa hấp thu, và ODS.
Cấu trúc hóa học được xác minh bằng phân tích khối phổ. Kết quả: 7 hợp chất
được phân tách và xác định cấu trúc gồm nodakenetin (I), umbelliferone (II),
columbianetin (III), beta-D- glucosyl- columbianetin (IV), columbianin (V), tert.

-O- beta-D- glucopyranosyl -(R)- by- akangelicin (VI) và sec. -O- beta-Dglucopyranosyl-(R) -byakangelicin (VII). Trong đó, các hợp chất IV, VI, VII lần
đầu tiên được phân lập từ Angelica pubescens (Ding XF et al., 2013).
2.5.2. Tính vị và cơng suất của Độc hoạt
Độc hoạt có vị cay, đắng, tính hơi ấm; Theo Y học cổ truyền độc hoạt có
tác dụng như phong thấp, thông tê, giảm đau. Thường được dùng trị phong thấp
đau xương khớp, thần kinh tọa, trúng phong co quắp, lưng gối đau mỏi, chân tay
tê cứng, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da do thấp, phong hàn biểu chứng kiêm
thấp (Đỗ Huy Bích, 2004).
Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy: Độc hoạt có tác dụng giảm hưng
phấn tăng ức chế ở vỏ não thỏ; Độc hoạt có tác dụng giảm đau ở mức trung bình
trên động vật (ếch) thí nghiệm; an thần và kháng viêm rõ rệt; Độc hoạt làm tăng
hàm lượng acetylcholine trong máu thỏ; Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều
có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác

7


dụng hưng phấn hơ hấp. Độc hoạt cịn có thành phần có tác dụng ức chế ngưng
tập tiểu cầu in vitro (Đỗ Huy Bích, 2004).
2.5.3. Bộ phận dùng và các bài thuốc sử dụng cây Độc hoạt
* Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (Radix Angelica.) của cây Độc hoạt.
Bào chế dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến mỏng, phơi
khô hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.
* Theo y học hiện đại:
Tác dụng trên điện não thỏ: Cấy điện cực trường diễn vào các trung khu
nghe, nhìn và cảm giác vận động của não thỏ. Độc hoạt làm tăng thành phần các
sóng chậm, đặc biệt là sóng delta, làm giảm tính hưng phấn và tăng quá trình ức
chế ở vỏ não, đồng thời biên độ điện thế có giảm, kết hợp ghi điện tim ở những
thỏ này, thấy độc hoạt ít ảnh hưởng trên hoạt động tim (Viện Dược liệu, 2003).
Tác dụng làm tăng hàm lượng acetylcholin trong máu thỏ: Độc hoạt làm tăng

12,3% từ 0,276 ± 0,037 lên 0,310 ± 0,05 μmol/l (Viện Dược liệu, 2003).
- Tác dụng ức chế hoạt tính của cholinesterase trong huyết thanh thỏ: Độc
hoạt có tác dụng ức chế rõ. Có thể đây là một nguyên nhân độc hoạt làm tăng
hàm lượngacetylcholin (Viện Dược liệu, 2003).
-Tác dụng giảm đau: Dùng mơ hình gây đau bằng acid acetic tiêm trong
màng.
bụng, thấy độc hoạt có tác dụng giảm đau ở mức độ vừa phải (Viện Dược
liệu, 2003).
-Tác dụng trên tim ếch cô lập: Ở nồng độ 2% thuốc trong dịch ni, độc
hoạt khơng có ảnh hưởng gì trên hoạt động tim. Nâng lên đến nồng độ 2,5%, biên
độ có hơi giảm, nhưng nhịp tim vẫn không đổi.
-Tác dụng trên huyết áp: Với liều độc hoạt 1,2 – 2,4g/kg, huyết áp thỏ
giảm khoảng12-14% (Viện Dược liệu, 2003).
- Tác dụng chống viêm: Dùng mơ hình gây phù chân chuột bằng dextran,
độc hoạt có tác dụng chống viêm cấp khá rõ. Chất osthol trong độc hoạt có tác
dụng chống viêm mạnh (Viện Dược liệu, 2003).
- Độc tính cấp: Đã dùng độc hoạt với liều 100g/kg cho chuột nhắt trắng
uống. Khơng có con nào chết (Viện Dược liệu, 2003).

8


- Osthole được chiết xuất từ Angelica pubescens, có tác dụng chống ung
thư invitro và in vivo. Một loạt các dẫn chất của osthole đã được tổng hợp trong
đó dẫn chất N- hydroxycinnamide, WJ1376-1 và WJ1398-1 có tác dụng tốt nhất
chống lại tế bào ung thư tuyến ruột kết. Không giống như osthole, WJ1376-1 và
WJ1398-1 kích thích sự đa nhân hóa và đa bội hóa qua quan sát bằng kính hiển
vi và máy đếm tế bào. WJ1376-1 và WJ1398-1 kích hoạt sự mất điều hào giãn
mạch và kinase ATR, do đó kích hoạt con đường Chk2 và làm giảm hoạt động của
Cdc25 phosphatase và Cdc2/cyclin B kinase . Đồng thời, WJ1376-1 và WJ1398-1

ức chế sự phosphoryl hóa của Aurora A kinase, thành phần quan trọng của quá
trình nguyên phân. Sự xuất hiện của mảnh DNA và sự phosphoryl hóa p53 và
ser15 cho thấy DNA bị tổn thương dưới tác dụng của WJ1376-1 và WJ1398-1.
Tóm lại, WJ1376-1 và WJ1398-1 kích hoạt sự tự chết của tế bào theo chương
trình, điều này có thể thấy qua sự tăng của Bad và sự kích hoạt caspase 3,7,9.
Hơn nữa, WJ1376-1 vàWJ1398-1 cho thấy tác dụng ức chế khối u phát
triển rõ rệt mà không ảnh hưởng đến cân nặng của chuột thí nghiệm. Điều này
cho thấy độc tính của WJ1376-1 và WJ1398-1 khác với osthole, và đây có thể
là phép trị liệu đầy tiềm năng để điều trị ung thư ruột kết trong tương lai (Liu
et al., 2013).
Nghiên cứu của Zaugg J và cs đã chỉ ra rằng dịch chiết ether của rễ cây
Angelica pubescens Maxim. f. biserrata Shan et Yuancó tác dụng rõ rệt trên noãn
bào của Xenopus. Sử dụng kết quả định lượng từ HPLC cho thấy 6 hợp chất có
tác dụng điều chỉnh hoạt động của GABA(A) receptor. Sử dụng quang phổ hồng
ngoại và sắc kí khối phổ, các chất được xác định là columbianetin acetate (1),
imperatorin (3), cnidilin (4), osthol (5), và columbianedin (6). Osthol và cnidilin
có hoạt tính mạnh nhất với tác dụng kích hoạt dịng Cl- của GABA
,273.6%±39.4% and 204.5%±33.2%, tương ứng, ở nồng độ 300 μM.
Bisabolangelone (2) có rất ít tác dụng lên receptor GABA(A) (Zugg et al., 2013).
Nghiên cứu của Wang et al. đã tiến hành xem xét về tác dụng bảo vệ của
osthole chống lại tổn thương thiếu máu cục bộ / tái tưới máu cơ tim (I/R) ở chuột.
Chuột đực Sprague - Dawley được phân chia ngẫu nhiên vào 5 nhóm: nhóm
chứng, nhóm sử dụng giả dược, và 3 nhóm điều trị , được điều trị bằng osthole ở
nồng độ 1 , 10 hoặc 50 mg / kg (tiêm màng bụng), tương ứng, khi bắt đầu bị
thiếu máu cục bộ cơ tim. Điều trị bằng osthole ức chế sự hình thành của các sản
phẩm lipid peroxy hóa, tăng cường năng lực của các enzym chống oxy hóa và ức

9



chế sự biểu hiện của cytokine gây viêm cơ tim sau chấn thương thiếu máu cục bộ
/ tái tưới máu cơ tim. Hơn nữa, điều trị bằng osthole làm giảm HMGB1(highmobility group box protein 1) và sự biểu hiện của yếu tố hạt nhân phosphoryl hóa
( NF) - κB trong mô cơ tim thiếu máu cục bộ. Những kết quả này chứng minh tác
dụng bảo vệ của osthole chống lại chấn thương thiếu máu cục bộ / tái tưới máu
cơ tim ở chuột và cho thấy những tác dụng này có thể được kết hợp với tác dụng
chống oxy hóa và chống viêm của nó (Wang XY & Cs., 2013). Osthole thư
giãn động mạch phổi thơng qua đường truyền tín hiệu phosphatidylinositol 3kinase/Akt- eNOS-NO nội mô ở chuột. Như đã biết trước đó, tăng huyết áp động
mạch phổi là một bệnh đe dọa tính mạng vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu
quả. Osthole phân lập từ Angelica pubescens Maxim. , có tác dụng hạ huyết áp.
Mặc dù ảnh hưởng của nó trên động mạch chủ ngực bị cơ lập (vịng tuần hồn
lớn) đã được làm rõ, vẫn chưa rõ liệu Osthole thư giãn động mạch phổi bị cô lập
(PAs) (vịng tuần hồn nhỏ). Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra tác
dụng thư giãn động mạch phổi bị cô lập của Osthole và cơ chế cơ bản của nó.
Tiến hành kiểm tra sự thư giãn của động mạch phổi của Osthole trong vịng
động mạch phổi cơ lập của con người và chuột với đầu dò lực điện, sự biểu
hiện và hoạt động của enzym synthase nitric oxide nội mạc (Enos) và protein
kinase B ( Akt ) sử dụng western blot, và sự sản xuất nitric oxide (NO ) sử
dụng chỉ thị DAF- FM DA huỳnh quang. Kết quả cho thấy Osthole có tác
dụng giãn mạch, hạ huyết áp phụ thuộc vào liều ở vòng động mạch phổi cô lập
của người và chuột do tác dụng của phenylephrine sử dụng trước đó, tác dụng
này có thể giảm bớt bằng cách bóc lớp nội mạc và ức chế enzym synthase
nitric oxide nội mạc (Enos), trong khi khơng có ảnh hưởng đến động mạch
mạc treo ruột của chuột. Osthole làm tăng giải phóng NO cũng như kích hoạt
Akt và Enos, thể hiện bằng sự tăng enzym phosphoryl hóa của Akt tại Ser 473 và Enos tại Ser - 1177 trong các tế bào nội mô. LY294002 – một chất ức
chế PI3K cũng ngăn chặn sự giãn mạch do Osthole gây ra. Tóm lại, hiệu quả
gây giãn mạch của Osthole phụ thuộc vào tính tồn vẹn nội mơ và sự sản xuất
NO, và được trung gian bởi con đường PI3K/Akt-eNOS- NO nội mơ. Như
vậy, Osthole có thể có tiềm năng là một thuốc giãn mạch phổi mới dùng cho
điều trị tăng huyết áp động mạch phổi (Liu et al., 2013).
* Một số bài thuốc dùng Độc hoạt và cách sử dụng:

Đỗ Tất Lợi ( 2004) đã cho biết 1 số bài thuốc có sử dung vị Độc Hoạt như sau:

10


 Trị chứng đau thấp:
- Độc hoạt ký sinh thang: Độc hoạt 10g, Tang ký sinh, Tần giao, Tế tân,
Đương qui, Sinh địa, Xuyên khung, Bạch thược, Nhân sâm, Bạch linh, Cam thảo,
Phòng phong, Nhục quế, Đỗ trọng, Ngưu tất đều 6 - 8g, sắc uống. Trị viêm thấp
khớp mạn tính, đau phần dưới chân nhiều.
- Độc hoạt, Tần giao, Phòng phong đều 10g, Tế tân 3g sắc uống.
- Độc hoạt 500g, sắc nước cô thành cao, mỗi lần uống 1 thìa canh,
ngày 2 lần.
 Trị chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu mình:
Độc hoạt thang: Độc hoạt 8g, Ma hoàng 4g, Xuyên khung 4g, Cam thảo
4g, Sinh khương 3 lát, sắc uống. Trường hợp táo bón gia Đại hồng 4g.
 Trị viêm phế quản mạn tính:
Độc hoạt chỉ khái thang: Độc hoạt 9g, cho đường đỏ 15g (theo tỷ lệ chế
thành cao) là liều 1 ngày, chia 3 - 4 lần uống. Bệnh viện số 4 Vũ hán dùng trị cho
450 ca bệnh nhân kết quả tốt 73,7% .
 Trị bạch điến phong: dùng loại Độc hoạt Heracleum Hemsleyanum
Diels (Ngưu vĩ Độc hoạt) 1% chế thành cao nước bôi kết hợp tắm nắng. Đã trị
307 ca tỷ lệ kết quả 54,4%.
 Trị vảy nến: tác giả dùng uống và bơi Độc hoạt kết hợp chiếu tia tử ngoại
sóng dài, trị 92 ca đạt kết quả khỏi với tỷ lệ 66,3%, có kết quả trước mắt 93,5%.
2.6. CƠ SỞ KHOA HỌC CẢ BĨN PHÂN VÀ VAI TRỊ CỦA PHÂN BĨN
ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG VÀ CÂY THUỐC LẤY CỦ
2.6.1. Cơ sở khoa học của bón phân
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần
qua các thời kỳ sinh trưởng để tạo nên một năng suất kinh tế tối đa.

Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng thì Nito có vai trị sinh
lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất.
Nito có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trị quyết định
trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến các hoạt động sinh lý của cây.
Theo Hoàng Minh Tấn (2007) cho biết cây trồng rất nhạy cảm với phân
đạm. Phản ứng trước tiên khi bón phân đạm là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng
nhanh về chiều cao, diện tích lá, đẻ nhánh nhiều hơn, tăng sinh khối nhanh, các

11


hoạt động sinh lý cũng được xúc tiến như quang hợp, hơ hấp, dinh dưỡng
khống.... và kết quả cuối cùng là năng suất cây trồng tăng.
Mỗi thời kỳ sinh trưởng cây cần lượng đạm khác nhau. Hầu hết các loại
cây trồng có nhu cầu về đạm ở gia đoạn đầu lớn hơn các giai đoạn sau. Khi cây
chuyển từ gia đoạn gia đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh thực thì nhu cầu về
đạm của cây bắt đầu giảm.
Bón đạm cho cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất của đất,
loại phân bón.... Nếu đất có thành phần cơ giới nặng có thể tập trung một lượng
đạm lớn ở dạng amon. Nếu đất có thành phần cơ giới nhẹ thì cần bón rải ra theo
nhu cầu của cây. Bón đạm cần quan tâm đến loại phân bón và đặc điểm của
chúng và đặc điểm phát triển của cây trồng. Nếu bón thừa đạm cây phát triển quá
nhanh, thân lá tăng trưởng mạnh mà các yếu tố của mơ cứng kém hình thành nên
cây rất yếu và gây hiện tượng đổ lốp. Bón đạm thiếu sẽ dẫn đến cây sinh trưởng
kém, giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêm trọng.
Lân là một trọng những yếu tố quan trọng mà cây cần trong suất quá trình
sinh trưởng và phát triển, nhất là giai đoạn đầu. Do đó , lân thường được dùng
để bón lót. Khi bón đủ lân, cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, xúc tiến
hình thành cơ quan sinh sản..., tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh
mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là quang hợp và hô hấp, năng suất

cây trồng tăng.
Thiếu lân cây sẽ bị rối loạn quá trinh sinh lý, sinh hóa: cây nhỏ, mảnh
khanht, lá hẹp, mặt lá có những chấm nâu. Nếu thiếu lân nghiêm trọng sẽ dẫn tới
thân cây có màu đỏ, rễ có màu nâu, giảm năng suất và chất lượng của cây trồng.
Kali có ý nghĩa quan trọng trong tăng năng suất kinh tế và phẩm chất sản
phẩm, nếu thiếu kali cây có biểu hiện về hình thái rất rõ là lá ngắn, hẹp, xuất hiện
các chấm đỏ, lá bị khơ rồi héo rũ vì mất sức trương, khả năng chống chịu của cây
trồng và giảm năng suất kinh tế rõ rệt.
Theo Hồng Minh Tấn (2007) bón kali vào giai đoạn cây trồng hình thành
cơ quan kinh tế sẽ làm tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ tích lũy về cơ
quan dự trữ nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế. Bón kali sẽ phát huy hiệu quả của
phân lân và đạm.
2.6.2. Vai trò của phân bón đối với cây trồng và cây thuốc lấy củ
Theo Bùi Đình Dinh (1991) thực tế năng suất cây trồng thấp hơn so vớ

12


×