Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đúc đồng xã mỹ đồng huyện thủy nguyên thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HỊA

ĐÁNH GİÁ HİỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BİỆN PHÁP
CẢİ THİỆN MÔİ TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
XÃ MỸ ĐỒNG, HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢİ PHỊNG

Chun ngành
Mã số
Người hướng dẫn khoa học

: Khoa học mơi trường
: 60.44.03.01
: TS. Nguyễn Thị Hồng Linh
TS. Phan Trung Quý

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng


năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hòa

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ gáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc cô giáo TS. Nguyễn Thị Hồng Linh và thầy giáo TS. Phan Trung Quý đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Thủy Nguyên, Ủy ban nhân dân xã Mỹ Đồng đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã mọi tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hòa


iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục bảng ................................................................................................... vii
Danh mục hình .................................................................................................... ix
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... x
Trích yếu luận văn ............................................................................................... xi
Thesis abstract ................................................................................................... xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Giả thiết khoa học ............................................................................................ 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 2


1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học thực tiễn ............................................ 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1.

Khái niệm về làng nghề ................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm chung về làng nghề ......................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm chung của làng nghề......................................................................... 5

2.2.

Quá trình hình thành và phát triển làng nghề tại Việt Nam ............................... 8

2.2.1.

Quá trình hình thành của làng nghề tại Việt Nam ............................................. 8

2.2.2.

Sự phát triển của làng nghề ở Việt Nam ........................................................... 9

2.2.3.


Các tồn tại trong phát triển làng nghề hiện nay:.............................................. 12

2.3.

Khái quát ô nhiễm môi trường làng nghề việt nam hiện nay ........................... 14

2.3.1.

Các nhân tố tác động đến môi trường làng nghề ............................................. 14

2.3.2.

Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. .............................. 15

2.4.

Văn bản pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề............................................. 20

2.5.

Tình hình phát triển và bảo vệ mơi trường làng nghề tại thành phố Hải Phòng......... 22

2.5.1.

Hiện trạng mơi trường làng nghề tại thành phố Hải Phịng ............................. 22

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 30

iv



3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................. 30

3.5.2.

Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................................... 31


3.5.3.

Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích. ....................................... 32

3.5.4.

Phương pháp so sánh đối chiếu ...................................................................... 40

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 41
4.1.

Khái quát làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng ............................................................................................... 41

4.1.1.

Vị trí địa lý .................................................................................................... 41

4.1.2.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 42

4.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 43

4.2.

HIện trạng sản xuất của làng nghề.................................................................. 44


4.2.1.

Quy mô sản xuất ............................................................................................ 45

4.2.2.

Nguyên, nhiên liệu sản xuất ........................................................................... 45

4.2.3.

Nguồn lao động ............................................................................................. 46

4.2.4.

Công nghệ sản xuất........................................................................................ 46

4.2.5.

Sản phẩm và thị trường .................................................................................. 48

4.2.6.

Phân bố sản xuất ............................................................................................ 48

4.3.

Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng,
huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng. ................................................... 48

4.3.1.


Hiện trạng ơ nhiễm môi trường tại làng nghề ................................................. 48

4.3.2.

Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khoẻ của cư
dân khu vực ................................................................................................... 65

4.4.

Thực trạng quản lý, ý thức bảo vệ môi trường của người dân khu vực
làng nghề ....................................................................................................... 67

4.4.1.

Chính sách quản lý mơi trường của làng nghề. ............................................... 67

4.4.2.

Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ....................................................... 69

v


4.4.3.

Một số yếu tố pháp lý. .................................................................................. 70

4.5.


Đề xuất một số biện pháp khắc phục và cải thiện môi trường làng nghề
đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ............... 72

4.5.1.

Giải pháp quản lý........................................................................................... 72

4.5.2.

Giải pháp kỹ thuật.......................................................................................... 77

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 84
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 84

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 87
Phụ lục ............................................................................................................. 89

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề .............................................................7


Bảng 2.2.

Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề ................ 16

Bảng 2.3.

Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề thủ công mỹ nghệ ở tỉnh
Quảng Nam và Bình Thuận ....................................................................17

Bảng 2.4.

Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề
chế biến lương thực, thực phẩm. ............................................................. 18

Bảng 2.5.

Nhu cầu nhiên liệu và tải lượng xỉ của một số làng nghề chế biến
lương thực, thẩm phẩm ........................................................................... 19

Bảng 2.6.

Tổng lượng phát sinh chất thải rắn tại một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh ............ 19

Bảng 2.7.

Thông tin nghề truyền thống, làng nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...... 24

Bảng 3.1.


Số lượng các hộ hoạt động tại làng nghề ................................................. 31

Bảng 3.2.

Số lượng phiếu điều tra ........................................................................... 32

Bảng 3.3.

Các vị trí lấy mẫu khơng khí ................................................................... 33

Bảng 3.4.

Phương pháp phân tích mẫu khí .............................................................. 35

Bảng 3.5.

Vị trí lấy mẫu nước .................................................................................36

Bảng 3.6.

Phương pháp phân tích chất lượng nước: ................................................37

Bảng 3.7.

Phương pháp phân tích chất lượng đất .................................................... 39

Bảng 4.1.

Các giá trị GDP của xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên năm 2016..........44


Bảng 4.2.

Số lượng lao động làng nghề phân theo trình độ học vấn ........................46

Bảng 4.3.

Phân bố các cơ sở sản xuất của làng nghề ...............................................48

Bảng 4.4.

Lưu lượng nước thải một số cơ sở tại làng nghề cũ .................................50

Bảng 4.5.

Lưu lượng nước thải một số cơ sở tại làng nghề tập trung ....................... 51

Bảng 4.6.

Kết quả phân tích mơi trường đối với nước thải tại khu vực làng nghề............. 53

Bảng 4.7.

Kết quả phân tích nước mặt của làng nghề ..............................................56

Bảng 4.8.

Kết quả phân tích mẫu khí xung quanh trong mơi trường ........................ 60

Bảng 4.9.


Kết quả phân tích mẫu khơng khí khu vực sản xuất ................................62

Bảng 4.10.

Kết quả phân tích môi trường đất ............................................................64

Bảng 4.11.

Tỷ lệ các bệnh người dân thường mắc..................................................... 66

vii


Bảng 4.12.

Số lượng đơn thư phản ánh về tình trạng môi trường tại làng nghề đã
được giải quyết .......................................................................................71

Bảng 4.13.

Phân công chức năng, nhiệm vụ các tổ chức, cá nhân trong quản lý
môi trường làng nghề.............................................................................. 74

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Phân bố làng nghề trên cả nước ................................................................6


Hình 2.2.

Phân bố tỉ lệ các làng nghề trên cả nước ................................................. 10

Hình 4.1.

Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ sản xuất ..................................................... 47

Hình 4.2.

Sơ đồ hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại huyện Thủy Ngun ..........68

Hình 4.3.

Sơ đồ thốt nước của làng nghề .............................................................. 78

Hình 4.4.

Sơ đồ khối cơng nghệ xử lý nước thải tập trung ...................................... 81

Hình 4.5.

Sơ đồ cơng nghệ xử lý khí thải phát sinh từ các lò nấu kim loại ..............82

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT

Bảo vệ mơi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

DO

Oxy hịa tan trong nước

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

QCVN


Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Hịa
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường làng
nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng.
Ngành: Khoa học mơi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Đánh giá tình hình quản lý, thực trạng mơi trường tại khu vực
làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Đồng thời
đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường của làng nghề.

* Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiện trạng mơi trường (đất, nước, khơng khí), hiện
trạng chất thải rắn tại làng nghề nghiên cứu; Công tác quản lý môi trường tại khu vực
làng nghề nghiên cứu; Đề xuất giải pháp về quản lý, công nghệ khắc phục ô nhiễm và
cải thiện môi trường của làng nghề nghiên cứu mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả
cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và đời sống của người dân địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu về điều kiện kinh tế, xã
hội của xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng; tình trạng, quy trình
sản xuất hiện tại và các vấn đề liên quan đến môi trường của làng nghề.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: điều tra đối với 03 loại đối tượng khác
nhau thuộc làng nghề: đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh; đối tượng
không hoạt động sản xuất kinh doanh và lao động thuộc làng nghề. Tổng số phiếu
điều tra là 107 phiếu.
- Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích: Đối với mơi trường khơng
khí lấy 05 mẫu khơng khí xung quanh và 05 mẫu khơng khí khu vực sản xuất; mơi
trường nước lấy 04 mẫu nước thải và 01 mẫu nước mặt; môi trường đất lấy 02 mẫu. Đối
với mơi trường khơng khí và môi trường nước lấy mẫu tại 02 thời điểm là tháng 3/2016
và tháng 11/2016. Riêng mẫu đất (số liệu thứ cấp) được lấy vào tháng 8/2016.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Áp dụng các QCVN, TCVN đã được ban hành
có hiệu lực để đánh giá hiện trạng mơi trường của làng nghề, cụ thể:
+ Mơi trường khơng khí so sánh với QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn quốc
gia về chất lượng khơng khí xung quanh; QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tiếng ồn; Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ Y tế về
việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động và 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh
lao động.

xi


+ Môi trường nước so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.
+ Môi trường đất so sánh với QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường đất.
Kết quả chính và kết luận
- Mơi trường nước: Nước thải: Nước thải của một số cơ sở trong làng có dấu
hiệu ô nhiễm chất hữu cơ cao và ô nhiễm kim loại nặng do hầu hết các cơ sở trong làng
nghề đều chưa có hoặc hệ thống xử lý chưa triệt để đối với nước thải ảnh hưởng từ quá
trình sản xuất. Nước mặt: Kết quả quan trắc cho nước thải sinh hoạt của cả xã và nước
thải ảnh hưởng từ quá trình sản xuất của làng nghề chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt
để đều chảy thải ra khu vực đầm gây hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ cũng như ô nhiễm
kim loại tại đây.
- Môi trường khơng khí: Khơng khí tại khu vực làng nghề có dấu hiệu ơ nhiễm
đối với các chỉ tiêu cơ bản (độ ồn, bụi, CO, NO2, SO2).
- Môi trường đất: Các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép, trừ chỉ tiêu Cr
tại vị trí Đ01, Đ02 vượt QCCP là 1,004 - 1,2 lần. Điều này cho thấy, hàm lượng Cr lạm
dụng trong việc tẩy rửa, đánh bóng sản phẩm chưa được xử lý, lẫn với chất thải rắn, tích
tụ trong mơi trường đất nếu khơng được xử lý triệt để sẽ làm ảnh hưởng, suy giảm đến
chất lượng đất tại khu vực.
- Công tác quản lý môi trường của chính quyền địa phương vẫn cịn nhiều bất
cập: thiếu cán bộ chuyên trách về môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra còn lỏng lẻo,
bất cập trong quy hoạch làng nghề, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, nhận thức của
người dân còn chưa cao,…
- Ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường chưa chủ động, cịn
trơng chờ vào cơ quan nhà nước.
* Kết luận:
Thơng qua việc phân tích các thơng số trong các mẫu nước thải, khí thải và mẫu
đất lấy tại làng nghề cho thấy mơi trường nước, khơng khí, đất của khu vực nghiên cứu
có dấu hiệu ơ nhiễm. Bên cạnh đó, cơng tác QLMT tại làng nghề cịn nhiều bất cập, hạn
chế. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, học viên đề xuất một số biện pháp về công nghệ

và quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng góp phần nhận định rõ về hiện trạng môi
trường của làng nghề nghiên cứu, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong
cơng tác bảo vệ môi trường của địa phương.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Thi Hoa
Thesis title: Assessing the current situation and proposing measures to improve the
environment of copper casting village, My Dong Commune, Thuy Nguyen District, Hai
Phong City.
Major: Environmental science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Assessing the management situation and environmental situation in the hamlet
of My Dong commune, Thuy Nguyen district, Hai Phong city. At the same time propose
measures to overcome pollution and improve the environment of the village.
- Assessment of the current state of the environment (soil, water, air), status of
solid waste in the craft village; Environmental management in the research village;
Suggest solutions on management, technology to overcome pollution and improve the
environment of craft villages to improve the effectiveness of state management of
environmental protection and life of local people. Phoenix.
Methods
The methods used include:
- Secondary data collection method: collecting data on economic and social

conditions of My Dong commune, Thuy Nguyen district, Hai Phong city; Current
status, production processes and environmental issues of the village.
- Method of survey investigation: survey for 03 different types of objects in the
trade village: the object of production and business activities; Objects not engaged in
production and business activities in the village. The total number of questionnaires
was 107.
- Method of field survey, sampling, analysis: For air environment to collect 05
samples of ambient air and 05 samples of air of production area; Water environment for
04 wastewater samples and 01 surface water samples; Soil environment takes 02
samples. For air and water environment sampling at 02 time points is March 2013 and
November 2016. Particularly land samples (secondary data) are taken in August/2016.
- Comparison method: Applying QCVN, TCVN was issued to evaluate the
current environmental status of the village, specifically:

xiii


+ Air environment compared with QCVN 05: 2013 / BTNMT: National standard
for ambient air quality; QCVN 26: 2010 / BTNMT: National Technical Regulation on
noise; Decision No 3733/2002 / QD-BYT: Decision of the Ministry of Health on the
promulgation of 21 occupational hygiene standards and 05 principles and 07
occupational hygiene.
+ Water environment compared with QCVN 08-MT: 2015 / BTNMT: National
technical regulation on surface water quality; QCVN 40: 2011 / BTNMT: National
Technical Regulation on industrial wastewater quality.
+ Soil environment is compared with QCVN 03-MT: 2015 / BTNMT: National
technical regulation on land environment.
Main findings and conclusions
- Water Environment:
+ Waste water: Waste water from some factories in the village showed signs of

organic matter and heavy metal pollution caused by most of the private production
establishments in the trade villages which do not have standard waste water treatment
system from the production process.
+ Surface water: The observed results showed that the COD in the swamp of
village 6 of the trade village many times exceeded acceptable regulation (13 and 12.7
times), indicating very high level of organic matter pollutants. Metal concentrations also
exceeded standard regulation many times, notably Pb and Fe above standard regulation
... times. Domestic waste water from the commune, waste water from the production
process of the trade village has not yet thoroughly processed, waste flow to the lagoon
causing pollution of organic matter as well as heavy metal pollution here.
- Air environment: The air in the trade village showed signs of pollution of some
basic parameters (noise, dust, CO, NO2, SO2) exceeding standard regulation, ranged from
1 to 1.6 times for both samples monitor ambient air and the air of production areas.
- Soil environment: There were no contamination signs because all criteria were
in the standard, except Cr was less than 1.2 times, compared to acceptable value. The
amount of solid waste generated from the production of the village was from 12,00016,000 tons of slag per year, 650 - 875 tons of coal slag per year. This amount of solid
waste was mostly sold to units in need and leveling for expansion of production area,
which in the long run will affect the soil quality of the area.
- The environmental management work of local authorities still has many
shortcomings: lack of environmental staff, the inspection and examination was still
loose, inadequate in trade village planning, penalty was not strong enough, awareness of
people was not high, ...

xiv


The consciousness of the people in environmental protection was not active, still
waiting for state agencies.
* Conclusions:
The results of analysis of waste water samples, exhaust gases and soil samples

collected in trade villages showed that the water, air and soil environment in the study
area showed signs of pollution. Environmental management in trade villages was
inadequate and limited.
The thesis proposed technological and management measures to improve
environmental quality in copper casting village, My Dong commune, Thuy Nguyen
district, Hai Phong city. Research results of the thesis contributed to clearly define the
current environment of the research village, as the scientific basis for deployment,
expansion of concentrated production.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà
nước thì các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng được phục
hồi và phát triển nhanh chóng. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu
cầu trong nước mà cịn vươn ra ngồi thị trường nước ngồi thu được nguồn ngoại
tệ và cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển các làng nghề là một hướng đi rất
đúng vì tạo thêm việc làm cho người dân tại làng nghề đồng thời giữ gìn được bản
sắc văn hố dân tộc. Trước đây, làng nghề là nơi hội tụ những thợ thủ cơng có tay
nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với với sản phẩm trong làng. Ngoài ra làng nghề
cũng chính là nơi tập kết nguyên vật liệu, là nơi tập trung tinh hoa trong kỹ thuật
sản xuất sản phẩm. Các mặt hàng sản xuất ra không chỉ để phục vụ sinh hoạt hàng
ngày mà còn bao gồm cả các sản phẩm mỹ nghệ, đồ thờ cúng, dụng cụ sản
xuất,…nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường khu vực lân cận. Trong những
năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường,
các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
được tạo điều kiện phát triển. Q trình cơng nghiệp hóa cùng với việc áp dụng
các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất

tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn,
các công nghệ mới đang ngày được áp dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các
cụm làng nghề khơng ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng
trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở vùng nông thôn. Bên cạnh dấu
hiệu đáng mừng đó lại là vấn đề nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường từ các hoạt động
sản xuất của làng nghề. Đến hết năm 2014, số làng nghề và làng có nghề trên cả
nước là 5.096, trong đó số làng nghề truyền thống được cơng nhận theo tiêu chí
làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 làng với các loại hình sản xuất đa dạng
khác nhau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Nguy cơ ô nhiễm môi trường
phát sinh từ chính hoạt động đặc thù của làng nghề như: quy mô nhỏ, manh mún,
công nghệ thủ công lạc hậu, không đồng bộ phát triển, tự phát là chủ yếu, chịu sự
chi phối của thị trường,… cùng với thực tế sự thiếu hiểu biết của chính những
người dân ở các làng nghề về sự tác động của các hoạt động sản xuất đến sức khoẻ
của bản thân và những người xung quanh dẫn đến phát triển hoạt động sản xuất
nhưng không đi kèm với bảo vệ môi trường, làm suy thối mơi trường, ơ nhiễm
mơi trường nghiêm trọng.

1


Hải Phịng là địa phương đóng góp vào danh sách các làng nghề với 01
nghề truyền thống và 18 làng nghề, cơ cấu làng nghề trên địa bàn thành phố đa
dạng, bao gồm 06 nhóm ngành nghề khác nhau. Đến năm 2016, tổng số hộ tham
gia sản xuất tại làng nghề là 6.000 hộ với hơn 20.000 lao động, có thu nhập ổn
định từ 40-60 triệu đồng/người/năm.
Làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên là một trong 18
làng nghề tại Hải Phòng nhưng lại là 1 trong 2 điểm nóng về mơi trường tại Hải
Phịng cùng với làng nghề tái chế phế liệu Tràng Minh, quận Kiến An. Làng
nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên hiện nay có 115 cơ sở sản
xuất, hàng chục xưởng cơ khí, rèn, dịch vụ đi kèm với sự tham gia của gần 3000

lao động, tạo sản lượng cho ngành đúc hơn 50.000 tấn sản phẩm/năm. Trái ngược
với sự phát triển của làng nghề là vấn đề môi trường tại đây hầu như cịn bỏ ngỏ,
chưa có biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất tại khu vực làng
nghề. Do đó, việc đánh giá hiện trạng mơi trường tại làng nghề và đề xuất các
giải pháp xử lý môi trường tại khu vực này là hết sức cần thiết.
Từ những vấn đề đó, tơi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
biện pháp cải thiện môi trường làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng”.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng tồn tại hàng trăm năm, tạo sinh kế cho người dân và cũng góp phần tăng
tỷ lệ GDP của địa phương. Hoạt động sản xuất ngày càng tăng về quy mô, công
suất làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của khu vực do ý thức cộng đồng
trong vấn đề bảo vệ môi trường của người dân nơi đây vẫn còn nhiều hạn chế.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá tình hình quản lý, thực trạng môi trường tại khu vực làng nghề
đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường của
làng nghề.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phạm vi không gian: trong khu vực làng nghề và khu vực lân cận
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2017.

2


- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung đánh giá môi trường
khu vực làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
- Đóng góp mới: Đề tài đã đánh giá một cách đầy đủ, chính xác và

trung thực về hiện trạng các thành phần môi trường (đất, nước, khơng khí) của
khu vực làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng đồng thời việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn của khu vực nghiên
cứu nhằm hướng tới những giải pháp mang tính khả thi và một số giải pháp đề
xuất sẽ có những tác động mới trong việc định hướng công tác quản lý môi
trường làng nghề tại khu vực nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài được thực
hiện bởi các phương pháp đánh giá chính xác, tin cậy nhằm đóng góp các dữ liệu có
liên quan phục vục cho việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề
của thành phố Hải Phịng nói riêng, của cả nước nói chung. Kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ là nguồn tư liệu thực tiễn cho các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước cũng như đề xuất các biện pháp về bảo vệ môi trường làng nghề.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ
2.1.1. Khái niệm chung về làng nghề
Làng nghề là một danh từ được nhắc tới thường xuyên trên các phương
tiện thơng tin đại chúng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất về
làng nghề là “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hoá.
Làng nghề là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên một địa bàn một xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động nghề nơng thôn, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, một làng nghề muốn được công nhận phải đạt 03
tiêu chí:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động làng

nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm cơng nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1.1.1. Làng nghề truyền thống
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra các sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2006): Ví
dụ như làng nghề Đồng Kỵ huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, làng nghề Non Nước
huyện Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng,....
Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân
văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao
hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể.
2.1.1.2. Làng nghề mới
Làng nghề mới là làng nghề không phải làng nghề truyền thống. Các làng
nghề này được hình thành trong thời gian gần đây, chủ yếu xuất phát từ:

4


- Việc tổ chức gia cơng cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất
nhập khẩu;
- Việc học tập kinh nghiệm của các làng nghề lân cận, của vài hộ nhạy bén
đối với thị trường và có điều kiện đầu tư cho sản xuất;
- Tự hình thành do nhu cầu mới thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường
ngun liệu sẵn có.(Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).
Số lượng các làng nghề mới phát triển khá nhanh và phân bố đều trên cả
nước như làng nghề sản xuất cá giống Hội Am huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải

Phịng, làng nghề chế biên lâm sản thơn Trung huyện Đan Phượng thành phố
Hà Nội,...
2.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề
Mỗi làng nghề tuy có sự khác nhau về quy mơ sản xuất, quy trình cơng
nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có những đặc điểm chung sau:
- Làng nghề tồn tại ở nơng thơn, thường có liên quan hoặc gắn bó chặt chẽ
với nơng nghiệp.
- Sản phẩm của làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống có tính mỹ
thuật cao, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phần đơng lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào
kỹ thuật khéo léo đơi bàn tay tinh xảo, đầu óc thẩm mỹ sáng tạo của người thợ và
nghệ nhân.
- Phương pháp truyền thống theo kiểu “cha truyền con nối”, công nghệ kỹ
thuật sản xuất thô sơ thủ công.
- Nguồn nguyên liệu của các làng nghề chủ yếu là khai thác tại chỗ.
- Hình thức tổ chức sản xuất là hộ gia đình, một số làng nghề tổ chức xây
dựng các khu công nghiệp nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính địa phương,
tại chỗ hoặc tiêu thụ ở địa bàn giáp ranh (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Tùy theo các quy mơ và loại hình sản xuất của làng nghề mà sẽ có những
đặc điểm riêng biệt, theo GS.TS Đặng Kim Chi, làng nghề Việt Nam đều có
những đặc điểm cơ bản sau:
* Về phân bố: Các làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng,
miền, phát triển mạnh hơn ở khu vực phía Bắc, hầu hết làng nghề thường tập
trung ở vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

5


Trên cả nước, làng nghề phân bố rộng khắp nhưng khơng đồng đều. Số xã

có làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (50%), tại các tỉnh
thành phố như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định,… Tiếp đến
là vùng Bắc Trung Bộ và DHMT chiếm khoảng 25% số xã có làng nghề của cả
nước. Số xã có làng nghề cịn lại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số
khu vực khác chiếm tỷ lệ nhỏ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).
50
40
30
20
10
0
Vùng ĐBSH

Bắc Trung Bộ
và DHMT

Các vùng
khác

ĐBSCL

Hình 2.1. Phân bố làng nghề trên cả nước
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014)

* Về giá trị sản phẩm: Làng nghề Việt Nam có những bước phát triển
đáng kể, tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, khơng những đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu về xuất khẩu.
* Về đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm làng nghề nước ta đa dạng và phong
phú, tuy nhiên do các sản phẩm của làng nghề thường mang tính riêng lẻ nên dù
có tính hấp dẫn riêng biệt nhưng giá thành cao và chậm đổi mới mẫu mã.

* Đặc điểm lao động: lao động trong làng nghề chủ yếu là lao động thủ
cơng.
* Ngun vật liệu: Có lợi thế tận dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu có sẵn
ở địa phương, một số nguyên liệu vẫn phải nhập thêm từ bên ngoài tùy theo đơn
đặt hàng.
* Công nghệ và thiết bị: Phần lớn kỹ thuật – cơng nghệ của làng nghề cịn
lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng các thiết bị thủ công, bán cơ khí hoặc đã được cải
tiến một phần, cơng nghệ sản xuất đơn giản, cần nhiều sức lao động.

6


Bảng 2.1. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề
Chế biến
Nơng lâm,

Thủ cơng
mỹ nghệ và

thủy sản

VLXD

Thủ cơng bán cơ khí (%)

61,51

Cơ khí (%)

Trình độ kỹ thuật


Các ngành

Các ngành

dịch vụ

khác

70,69

43,90

59,44

38,49

29,31

65,10

40,56

0

0

0

0


Tự động hóa (%)

Nguồn: Đặng Kim Chi (2012)

* Tổ chức sản xuất, kinh doanh: Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất
với nguồn nhân lực là các thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có, khả
năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì nó đáp ứng nhu cầu chung
của các thành viên trong gia đình.
* Cơ sở hạ tầng: Phổ biến ở làng nghề là sử dụng ngay nhà ở để làm nơi
sản xuất hoặc xây dựng xưởng sản xuất bằng lán, lợp và che chắn đơn giản,
không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn lao động, đồng thời gia tăng nguy cơ ô
nhiễm môi trường.
Làng nghề đang thực sự thay đổi theo nền kinh tế thị trường, các hoạt
động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
được tạo điều kiện phát triển. Q trình cơng nghiệp hóa cùng với việc áp dụng
các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nơng thơn, thúc đẩy sản xuất
tại các làng nghề làm tăng mức thu nhập bình quân của người lao động. Các
làng nghề mới và cụm làng nghề khơng ngừng được khuyến khích phát triển
nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu
vực nông thơn.
Tuy nhiên, sản xuất ở làng nghề cịn sử dụng các thiết bị thủ công, đơn
giản, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp, mặt bằng sản xuất
nhỏ, ý thức người dân làng nghề trong bảo vệ mơi trường và bảo vệ sức khỏe
cũng cịn nhiều hạn chế. Do đó, nhiều hoạt động sản xuất của làng nghề đã và
đang tạo sức ép không hề nhỏ đến chất lượng mơi trường sống của chính làng
nghề và cộng đồng xung quanh.

7



2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI
VIỆT NAM
2.2.1. Quá trình hình thành của làng nghề tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Khi sản xuất
nông nghiệp phát triển, nhu cầu giao thương hàng hóa, mà trước tiên là sản phẩm
nông cụ, vật liệu sản xuất và trao đổi lương thực, thực phẩm đã hình thành lên sự
phát triển của hoạt động sản xuất làng nghề. Đa số các làng nghề, nhất là các làng
nghề truyền thống đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá
trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và nơng nghiệp của đất nước.
Thơng qua q trình sinh hoạt và phát triển của xã hội yêu cầu cần sản xuất
ra các vật dụng thiết yếu, từ đó mà nghề được hình thành và dần dần phát triển cho
tới ngày nay. Có thể nói, làng nghề là một trong các đặc thù của nông thôn Việt
Nam. Nhiều sản phẩm sản xuất tại làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi,
góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động dư thừa lúc nông nhàn.
Đa số các làng nghề trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song
với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và nơng nghiệp của đất nước, ví
dụ: Làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề
gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã có gần 500 năm tồn tại, làng nghề trạm bạc Đồng
Xâm (Thái Bình) đã hình thành cách đây hơn 400 năm,…
Trước đây, làng nghề sản xuất ra các vật dụng để phục vụ nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt của con người trong vùng. Những năm gần đây, trong cơ chế thị
trường hoạt động sản xuất làng nghề đang thay đổi nhanh chóng. Hoạt động của
làng nghề hiện nay không chỉ phục vụ cho nhu cầu của con người trong và ngồi
vùng mà cịn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và phát triển hoạt động du lịch.
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế của đất nước cùng với nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm của thị trường trong và ngồi nước thay đổi do đó mà những làng
nghề phù hợp với thị trường có xu thế phát triển mạnh, cịn những làng nghề
khơng thích ứng có khả năng bị suy thối hoặc khơng phát triển được nữa.
Giai đoạn 1954 – 1978:

Hàng hóa chủ yếu là hàng thủ cơng, mỹ nghệ,.. xuất khẩu đi các nước
trong khối xã hội chủ nghĩa. Hàng hóa phụ thuộc vào chủng loại, số lượng và
giá trị hàng hóa được quyết định bởi đường lối chính sách của nhà nước theo
kế hoạch hóa tập trung.

8


Giai đoạn 1978 – 1985:
Đây là giai đoạn khó khăn, các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam rơi
vào thời kỳ khủng hoảng về chính trị và kinh tế. Các hộ nơng dân và tiểu thủ
cơng nghiệp gặp khó khăn làm cho các làng nghề phải thu hẹp sản xuất, nhiều
làng nghề đã bị mai một và suy thoái dần.
Giai đoạn 1986 – 1992:
Giai đoạn này đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế
thị trường. Giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát
triển, trong mỗi làng nghề quy mô được mở rộng, đầu tư về vốn, kỹ thuật được
tăng cường. Ở nhiều địa phương phát triển làng nghề đã thu hút và giải quyết được
việc làm cho nhiều lao động, đồng thời tăng khối lượng sản phẩm phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu.
Giai đoạn 1993 đến nay:
Nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển.
Cũng trong giai đoạn này, trước nhu cầu của thị trường và giải quyết việc làm
trong nông thôn nhiều làng nghề mới xuất hiện. Những làng nghề này nhanh
chóng trở thành tụ điểm kinh tế, nơi giao lưu hàng hóa giữa các vùng nông
thôn, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Trong vài năm gần đây, làng
nghề thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất
tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng cả nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát
triển.
2.2.2. Sự phát triển của làng nghề ở Việt Nam

Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới dựa trên các tiêu chí khác
nhau, có thể phân loại thành 6 nhóm ngành sản xuất chính như sau:
- Nhóm 1: Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn ni, giết mổ (20%)
- Nhóm 2: Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da (17%)
- Nhóm 3: Vật liệu xây dựng, khai thác đá (5%).
- Nhóm 4: Tái chế phế liệu (kim loại, giấy, nhựa,..) (4%).
- Nhóm 5: Thủ cơng mỹ nghệ (39%).
- Nhóm 6: Ngành nghề khác (15%).

9


- Nhóm 1: Chế biến lương thực,
thực phẩm, chăn ni, giết mổ

15%

- Nhóm 2:Dệt nhuộm, ươm tơ,
thuộc da

20%

- Nhóm 3: Vật liệu xây dựng, khai
thác đá

17%
39%

- Nhóm 4: Tái chế phế liệu (kim
loại, giấy, nhựa,..)

- Nhóm 5: Thủ cơng mỹ nghệ

4% 5%

- Nhóm 6: Ngành nghề khác

Hình 2.2. Phân bố tỉ lệ các làng nghề trên cả nước
Nguồn: Đặng Kim Chi (2005)

* Nhóm 1: Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn ni và giết mổ:
có số lượng làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả
nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nơng nhàn, khơng u cầu trình độ cao, hình
thức sản xuất thủ cơng và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm
khi hình thành nghề. Phần lớn các làng chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các
làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ,
miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai,… với ngun liệu chính là gạo, ngơ, khoai,
sắn, đậu và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình.
* Nhóm 2: Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu
đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, mang đậm nét địa phương.
Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may,….khơng chỉ là những sản
phẩm có giá trị mà cịn là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao. Quy
trình sản xuất khơng thay đổi nhiều, với nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các
làng nghề nhóm này, lao động thường là lao động chính (chiếm tỷ lệ cao hơn lao
động nơng nghiệp).
* Nhóm 3: Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình
thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu
cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như thủ cơng hồn tồn, quy trình
cơng nghệ thơ sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay đổi. Khi đời sống được nâng cao,
nhu cầu về xây dựng nhà cửa, cơng trình ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật
liệu phát triển nhanh và tràn lan ở các vùng nông thôn. Nghề khai thác đá cũng

phát triển ở những làng gần các núi đá vôi được phép khai thác, cung cấp nguyên
liệu cho các hoạt động sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng.

10


×