Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa thủy nguyên, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.07 KB, 63 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG”

Người thực hiện

:LÃ THỊ LỆ THU

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn :PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH


HÀ NỘI – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG”

Người thực hiện

: LÃ THỊ LỆ THU.

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
Địa điểm thực tập

: Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên
Thành phố Hải Phòng

HÀ NỘI – 2016

22
22


LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Môi trường, Học Viện NôngNghiệp
Việt Nam. Và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Xuân Thành, em
đã thực hiện đề tài : “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý
chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng ”
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và luyện tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Xuân Thành đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng, nỗ lực để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực
tế, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm cho nên không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp, ý
kiến của Quý thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh

tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên

Lã Thị Lệ Thu

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG

5


DANH MỤC HÌNH

6



DANH MỤC VIẾT TẮT

BYT
CTRYT
GB
HĐND
HL
NVYT
QCVN
TNMT
UBND

: Bộ Y Tế
: Chất thải y tế
: Giường bệnh
: Hội đồng nhân dân
: Hộ lý
: Nhân viên y tế
: Quy chuẩn Việt Nam
: Tài nguyên môi trường
: Ủy ban nhân dân

7


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất
kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng

đã tạo ra một lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, và nguy hiểm hơn
cả là chất thải y tế.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến tháng 10 năm 2007, cả nước có
1087 bệnh viện, trong đó có 1023 bệnh viện công, 64 bệnh viện tư với tổng
số 140.000 giường bệnh. Bên cạnh đó, có 14 Viện thuộc hệ dự phòng, 189
trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, 680 trung tâm y tế huyện, 100 cơ sở
nghiên cứu đào tạo y dược và 181 công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc, 10.999
trạm y tế xã, phường. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm
2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40 tấn/ngày là chất thải y tế nguy
hại. Đến năm 2006, tính chung tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải là
37% và chỉ có 30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho phép; có 90,9% bệnh viện
thực hiện thu gom chất thải y tế (CTRYT) hàng ngày, nhưng chỉ có 50% bệnh
viện trong số này phân loại và thu gom CTRYT đạt yêu cầu.
Hiện nay chỉ có 1/3 lượng chất thải y tế ở Việt Nam được đốt bằng lò
đốt hiện đại với hai trung tâm xử lý chất thải y tế quy mô đặt tại Thành phố
Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội, lượng rác còn lại được đem đi chôn
lấp. Tuy nhiên thì việc xử lý rác thải hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể
là một số bệnh viện vẫn còn tình trạng mang rác thải y tế như ống truyền
dịch, bơm kim tiêm,…vẫn còn dính máu bán ra ngoài thị trường để tái chế
một số đồ gia dụng. Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, là con
đường phát tán vi khuẩn, làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
8


Huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng là một trong những huyện
có mật độ dân số cao,. Nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe là rất lớn nhằm đáp
ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện và
dân cư vùng lân cận khác. Huyện có một bệnh viện Đa khoa và 34 trạm y
tế xã thị trấn nên việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế.

Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên, TP Hải Phòng là một trong những
nơi tiếp nhận và điều trị bệnh. Sau nhiều lần nâng cấp, xây dựng mới, mỗi
ngày bệnh viện tiếp đón hàng trăm lượt người đến khám chữa bệnh. Theo
dự báo, chất thải y tế sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.Vì vậy, việc phát
sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây
nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của người dân.Hiện nay, công tác quản lý chất thải y tế ở bệnh viện tương
đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập khi thực hiện. Đề tài: “Đánh giá
hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại
bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” được thực hiện
nhằm tìm ra những mặt hạn chế giúp công tác quản lý chất thải y tế tại
bệnh viện được tốt hơn.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Thủy
Nguyên, TP Hải Phòng (chủng loại, khối lượng, thành phần, biện pháp thu
gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế);
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải
rắn y tế góp phần bảo về môi trường tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Điều tra thực tế và sử dụng bộ phiếu điều tra về chất thải rắn bệnh
9


viện Đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, chỉ ra được khối lượng
và thành phần của từng loại chất thải rắn.
- Chỉ ra được những tồn tại trong công tác quản lý, lưu giữ và xử lý
chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, TP Hải Phòng


10


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học quản lý chất thải rắn y tế
1.1.1. Khái niệm chung


Môi trường:
“ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiện và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Theo
điều 3, chương I, Luật Bảo vệ Môi trường 2015)



Chất thải
- Chất thải là vật được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác (theo khoản 12 điều 3 luật Bảo vệ Môi
trường 2015).
- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ nổ,
dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (theo
khoản 13 điều 3 luật Bảo vệ Môi trường 2015).

 Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,

thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. ( Theo khoản
15, điều 3, chương I, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2015)
1.1.2. Một số khái niệm về chất thải rắn y tế

 Chất thải y tế là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và

tác động xấu lên sức khỏe con người. Khi nhu cầu khám chữa bệnh của con
người càng tăng thì rác thải y tế cũng không ngừng phát triển. Theo Quy
chế Quản lý CTRYT của Bộ Y tế (BYT) ban hành tại Quyết định số
43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, quy định:
-

Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
11


- Chất thải y tế nguy hại là CTRYT chứa yếu tố nguy hại cho sức
khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ,
dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất
thải này không được tiêu huỷ an toàn.
 Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu,

thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng
các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá
trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.
- Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết
tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục
đích mới.
- Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản
phẩm mới.

- Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp,
đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong
cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát
sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
- Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải
có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển
tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm
làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và
môi trường.

12


1.2. Thành phần, phân loại và nguồn gốc chất thải y tế
1.2.1. Thành phần và phân loại chất thải y tế
 Phân loại theo hệ thống WHO

- Chất thải thông thường: Đó là chất thải không độc hại, về bản chất
tương tự như rác thải sinh hoạt.
- Chất thải là bệnh phẩm: Mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác
động vật thí nghiệm, máu, dịch thể.
- Chất thải chứa phóng xạ: Chất thải từ quá trình chiếu chụp X quang,
phân tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trị khối u…
- Chất thải hóa học: Có tác dụng độc hại, ăn mòn, gây cháy hay
nhiễm độc gen hoặc không độc.
- Chất thải nhiễm khuẩn: Gồm các chất thải chứa các tác nhân gây
bệnh như: vi sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu
nhiễm khuẩn…

- Các vật sắc nhọn: Kim tiêm, lưỡi dao, kéo mổ, chai lọ vỡ… có thể
gây thương tích cho người và vật.
- Dược liệu: Dư thừa và quá hạn sử dụng.
 Phân loại chất thải y tế theo hệ thống phân loại ở Việt Nam

Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy
hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm dựa theo Quyết
định số 43/2007/QĐ- BYT ngày 30/11/ 2007 của Bộ Y tế về quản lý
CTRYT
-

Chất thải lâm sang

-

Chất thải phóng xạ

-

Chất thải có chứa khí áp suất

-

Bình chứa hóa học
13


-

Chất thải sinh học


 Chất thải lâm sàng

Nhóm A: Chất thải lây nhiễm(nhiễm khuẩn) là những chất thải chứa
mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ gây bệnh, bị bệnh khuẩn bởi vi khuẩn,
virut, kí sinh trùng, nấm...: bao gồm các vật liệu thấm máu, thấm dịch, các
chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, băng tay, bột bó, đồ vải,
các túi hậu môn nhân tạo, dây chuyền máu, ống, dây, túi dẫn...
Nhóm B : Nhóm các chất thải sắc nhọn có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng , có thể nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, bao gồm : bơm
tiêm, kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyền, lưỡi dao mổ, định mổ, cưa,
các ống tiêm hay mảnh thủy tinh vỡ.
Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các
phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, túi đựng
máu, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/ xét nghiệm/ nuôi cấy…
Nhóm D: là chất thải dược phẩm bao gồm: Dược phẩm quá hạn,
dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu
cầu sử dụng. Thuốc gây độc tế bào là các thuốc chống ung thư hoặc các
thuốc hóa trị liệu ung thư. Thuốc có khả năng phá hủy hoặc ngừng sự tăng
trưởng của các tế bào sống
Nhóm E : các chất thải giải phẫu bao gồm các mô, cơ quan người
bệnh, động vật, mô cơ thể nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn, nhau thai,
bào thai...
 Chất thải phóng xạ.

Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hóa
trị liệu và nghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn có
sử dụng hoặc bị nhiễm các đồng vị phóng xạ.

14



Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chẩn đoán điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kính bảo hộ, giấy
thấm, gạc vi khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ
 Các bình chứa khí có áp suất.

Các bình chứa khí có áp suất như bình đựng oxy, CO 2, bình ga, bình
khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy nổ
khi thiêu đốt vì vậy cần thu gom riêng.
 Chất thải hóa học.

Chất thải hóa học phát sinh từ các nguồn khác nhau trong các hoạt
động của các cơ sở y tế nhưng chủ yếu là từ các phòng xét nghiệm và các
hoạt động liên quan như xét nghiệm, vệ sinh, khử khuẩn.Chất thải hóa học
có thể ở dạng rắn, lỏng, khí.
Các chất thải hóa học có thể gây ra hàng loạt các nguy hại trong quá
trình tiêu hủy dưới dạng đơn chất hoặc kết hợp với các chất hóa học khác,
vì vậy chúng được phân loại thành hai loại là: chất thải hóa học nguy hại và
chất thải hóa học không nguy hại.
Chất thải hóa học không gây nguy hại như đường, axit béo, một số
muối vô cơ và hữu cơ.
Chất thải hóa học nguy hại bao gồm: formaldehyde, các hóa chất
quang hóa, các dung môi, oxit ethylene, các chất hóa học hỗn hợp.
 Chất thải sinh hoạt.

Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng
bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt,
nhà ăn…bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi
nilon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người

bệnh, hoa và chất thải quét dọn từ các sàn nhà.

15


Chất thải ngoại cảnh: lá cây, và chất thải từ các khu vực ngoại cảnh
1.2.2. Nguồn gốc chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế được phát sinh từ các hoạt động của bệnh viện rất
đa dạng và phong phú.
- Các cơ sở phòng khám
- Các phòng xét nghiệm, thí nghiệm
- Các trung tâm, viện nghiên cứu y tế
- Ngân hàng máu
- Các khu điều dưỡng
- Nhà xác
- Trung tâm khám nghiệm tử thi
1.3. Tác hại và nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng trên thế giới
Bệnh viện trong quá trình hoạt động của mình sẽ thải ra các loại
CTRYT dưới các dạng khác nhau rắn, lỏng, khí.Nếu việc quản lý, xử lý
chất thải của bệnh viện không tốt chúng có thể gây ra hai ảnh hưởng.
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với sức khỏe cộng đồng.
Tất cả những người phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại đều là đối
tượng có nguy cơ.Nhóm người nguy cơ chính bao gồm:
- Bác sĩ và y tá, điều dưỡng, nhân viên vệ sinh, nhân viên hành
chính của bệnh viện.
- Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú.
- Người nhà chăm sóc bệnh nhân.
- Nhân viên thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chất thải.
- Cộng đồng dân cư (đặc biệt là những người chuyên thu nhặt phế


16


thải).
Ngoài ra còn các mối nguy cơ liên quan tới các nguồn chất thải y tế
quy mô nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên: phát sinh từ những tủ thuốc gia đình
hoặc do những kẻ tiêm chích ma túy vứt ra.
- Nguy cơ của các vật sắc nhọn (chất thải lây nhiễm): Các vật sắc
nhọn không những có nguy cơ gây thương tích cho những người phơi
nhiễm mà qua đó còn có thể truyền các bệnh nguy hiểm.
- Nguy cơ của các chất thải rắn hóa học và dược phẩm: Các chất thải
hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con người do các tính chất: ăn mòn,
gây độc, dễ cháy, gây nổ, gây sốc hoặc ảnh hưởng đến di truyền.
- Nguy cơ của chất thải phóng xạ: Các chất thải phóng xạ có thể gây
hại cho sức khỏe do có khả năng gây ảnh hưởng đến chất liệu di truyền.
Ngoài ra chất thải phóng xạ còn gây ra một loạt các triệu chứng: đau đầu,
ngủ gà, nôn…
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường
 Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới môi trường không khí:

Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều
gây ra những tác động xấu tới môi trường không khí. Khi phân loại tại
nguồn, thu gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây
bệnh, hơi dung môi, hóa chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp)
chúng phát ra các khí độc: HX, NOx, Dioxin, Furan, …từ lò đốt và CH 4,
NH4,H2S, ... từ bãi chôn lấp.
Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn
tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh.
Môi trường không khí còn chịu tác động rất lớn của công tác xử lý chất

thải

17


+ Rác thải vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây ra các mùi hôi thối cho bệnh
viện, khu vực dân cư xung quanh và là ổ truyền các loại dịch bệnh.
+ Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm không khí do quá trình phát tán
các chất độc bay hơi vào không khí, mùi hôi thối từ các bể chứa nước thải,
đường ống dẫn nước thải từ nơi phát sinh đến nơi tập trung.
+ Hơi khí độc phát sinh từ một số khoa, phòng trong bệnh viện như
khoa chuẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm không được xử lý cũng là một
trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trong bệnh viện.
+ Do hoạt động đốt chất thải làm phát sinh ra các hạt bụi NO 2, SO2,
các hợp chất hữu cơ bay hơi như dioxin, furan, chì, crom, thủy ngân. Một
thực tế chung các lò đốt chất thải ở nước ta hiện nay đều không có bộ phận
kiểm soát ô nhiễm không khí, không được bảo dưỡng thường xuyên do đó
phát sinh nhiều khí thải độc hại trong ống khói với nồng độ cao hơn nhiều
so với tiêu chuẩn cho phép.
 Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới môi trường nước:

Chất thải y tế là loại chất thải rất nguy hiểm nếu không được xử lý tốt
sẽ là nguyên nhân gây ra các mầm bệnh và lây lan dịch bệnh do nước thải
ngấm vào nguồn nước nhất là hệ thống nước ngầm.
Nước thải bệnh viện chứa lượng lớn vi khuẩn, trung bình trong 1 lít
nước thải bệnh viện có từ 5.10 3-10.103 virus gây bệnh, 10-15 trứng giun
đũa đặc biệt là ở nước thải từ khoa lây nhiễm.
Bên cạnh đó có một lý do làm cho nguồn nước bị ô nhiễm tại các khu
vực bệnh viện là do việc chôn lấp CTRYT không hợp vệ sinh tại một số cơ
sở y tế làm cho nước thải từ các hộ chon ngấm vào mạch nước ngầm. Khi

nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cọng đồng
bởi tại nhiều địa phương chưa có điều kiện sử dụng nước máy, nguồn nước
sinh hoạt chính của người dân là từ các song, kênh, mương, nước giếng
18


khoan.Điều này lý giải vì sao mỗi khi có dịch bệnh xảy ra người ta thưởng
kiểm soát nguồn nước tại khu vực có người mắc bệnh rất chặt chẽ.
 Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới môi trường đất:

Chất thải sau khi được phân loại, thu gom sẽ được tập trung về nơi
lưu giữ tạm thời, nếu nơi lưu giữ này không đảm bảo vệ sinh, để cho nhiều
loài côn trùng gặm nhấm xâm nhập thì đây chính là tác nhân trung gian
mang mầm bệnh phát tán ra bên ngoài, làm ảnh hưởng đến môi trường
trong và ngoài bệnh viện.
Các chất độc hại như gạc, bông băng nhiễm khuẩn, hóa chất chưa
được xử lý lại thu gom đồ cùng với chất thải sinh hoạt và đem đi chôn
không đảm bảo yêu cầu gây ảnh hưởng đến môi trường đất.
Khi chất thải bệnh viện không được phân loại và thu gom đúng quy
cách, các bãi chôn lấp không đúng kỹ thuật vệ sinh thì nước rác sẽ ngấm
vào đất, làm thay đổi tính chất, thành phần lư hóa sinh của đất. Điều này
làm biến đổi đất ngày càng xấu đi, gây ô nhiễm môi trường đất, khiến cho
việc tái sử dụng bãi chôn lấp khi đóng bãi gặp nhiều khó khăn.
1.4. Phương pháp quản lý và xử lý chất thải y tế
1.4.1. Phương pháp quản lý chất thải y tế
 Giảm thiểu tại nguồn
- Chọn nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít
phế thải hay giảm lượng chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt.
- Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các
biện pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại.

- Giảm thiểu chất thải, nhất là trong công tác hộ lý và khử trùng tẩy uế.
 Quản lý và kiểm soát ở bệnh viện
- Tập trung quản lý thống nhất các loại thuốc, hóa chất nguy hại
- Giám sát sự luân chuyển lưu hành hóa chất, dược chất ngay từ khâu
nhận, nhập kho, sử dụng và tiêu hủy thải bỏ.

19


 Quản lý kho hóa chất, dược chất
- Thường xuyên nhập hàng từng lượng nhỏ hơn là nhập quá nhiều
một đợt dễ dẫn tới thừa hay quá hạn.
- Sử dụng các lô hàng cũ trước, hàng mới dùng sau
- Sử dụng toàn bộ thuốc, dược chất vật tư trong kiện rồi mới chuyển
sang kiện mới.
- Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc, dược chất,
vật tư tiêu hao ngay từ khi nhập hàng cũng như trong quá trình sử dụng.
 Thu gom, phân loại và vận chuyển
- Tách – Phân loại:
Điểm mấu chốt của biện pháp này là phân loại và tách ngay từ đầu
một cách chính xác chất thải y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường.
Việc tách và phân loại chính xác chất thải y tế tạo điều kiện thuận lợi cho
các quá trình tiếp theo như quá trình vận chuyển và lưu tại trạm hay nơi
trung chuyển và quá trình vận chuyển tới nơi tiêu hủy và quá trình tiêu hủy.
Việc tách và phân loại chất thải rắn y tế đòi hỏi phải có thùng chứa,
túi lót thùng chứa dây thắt túi, hộp nhốt vật sắc nhọn. Yêu cầu mầu sắc phải
thống nhất để dễ quản lý chất thải y tế đã được phân loại thu gom trong
suốt quá trình lưu thông.
Bảng 1.1: Yêu cầu mầu sắc, đánh dấu nhãn thùng
và túi đựng chất thải ytế

Loại chất thải
Loại chất thải lây nhiễm
cao
Chất thải lây nhiễm,
bệnh phẩm, giải phẫu
Vật sắc nhọn

Màu và đánh dấu nhãn
Vàng, ký hiệu nhiễm
khuẩn cao
Vàng, có logo nhiễm
khuẩn
Vàng, đề chữ vật sắc
nhọn
Chất thải y tế có đồng Vàng nâu, logo có bức
vị phóng xạ
xạ theo quy định

Loại thùng, túi
Thùng nhựa, túi nhựa
bền chắc chắn
Thùng nhựa, túi nhựa
bền
Túi nhựa bền, hộp giấy
hoặc chai nhựa
Hộp chì, kim loại có
dán nhãn bức xạ

20



Chất thải y tế thông Đen như túi đựng rác Túi nilon, thùng nhựa,
thường
sinh hoạt
kim loại
- Thu gom tại phòng khoa:
Chất thải phải được thu gom hàng ngày và chuyển về nơi lưu, trung
chuyển chất thải của bệnh viện.
Thùng túi đã chứa đầy chất thải, khi vận chuyển đi phải có nhãn ghi
rõ chất thải từ khoa, bệnh viện, ngày giờ.
Phải có ngay thùng, túi chứa rác đặt ngay vào vị trí khi đã chuyển
thùng cũ đi.
- Lưu giữ:
Khu trung chuyển lưu chứa chất thải y tế có thể xây dựng riêng hoặc
có thể kết hợp với nhà xưởng lắp đặt lò đốt nếu được trang bị để tiêu hủy
tại chỗ.
Thời gian lưu trữ như sau:
+ Tốt nhất là vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại đi xử lý ngay
trong ngày.
+ Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 48h đối với mùa đông
+ Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 24h đối với mùa hè.
1.4.2. Phương pháp xử lý chất thải y tế
 Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao:
Thiêu đốt ở nhiệt độ cao là phương pháp thành công nhất đảm bảo
phá hủy các đặc tính độc hại của chất thải y tê, giảm thiểu thể tích rác đến
95% và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh ở nhiệt độ (1050 – 1100 °C).
Phương pháp này đáp ứng tất cả các tiêu chí về tiêu hủy an toàn ngoại trừ
việc phát thải các khí thải cần được xử lý.
 Xử lý chất thải y tế bằng phương pháp khử trùng:
Theo phương pháp này, các chất thải có khả năng lây nhiễm trước

21


khi thải ramôi trường như chất thải sinh hoạt thông thường phải đem đi
khử trùng. Ở các nước phát triển, việc khử trùng còn được coi là công
đoạn đầu của việc thu gom chất thải y tế nhằm hạn chế khả năng gây tai
nạn của chất thải.
- Khử trùng bằng hóa chất: Hóa chất thường dùng là Clo, hypoclorit. Đây là
phương pháp đơn giản và rẻ tiền, nhưng có nhược điểm là không tiêu diệt
được hết lượng vi khuẩn trong rác nếu thời gian tiếp xúc ngắn. Ngoài ra,
một số vi khuẩn có khả năng bền vững với hóa chất xử lý, hoặc clo chỉ là
chất khử trùng hữu hiệu khi không có các chất hữu cơ… Do vậy, hiệu quả
của phương pháp khử trùng không cao.
- Khử trùng bằng nhiệt và áp suất cao: Đây là phương pháp khử trùng hiệu
quả cao nhưng thiết bị để xử lý đắt tiền và đòi hỏi chế độ vận hành, bảo
dưỡng cao
 Xử lý bằng phương pháp chôn lấp:
Đây là phương pháp phổ biến được dùng ở nhiều nơi nhất là ở các
nước đang phát triển. Chất thải sau khi được chuyển đến bãi chôn lấp thành
từng ô có lớp phủ, lớp lót trên và dưới ô chôn lấp để ngăn ngừa chất thải
phát tán theo gió hoặc ngấm vào lòng đất.
 Xử lý bằng phương pháp đóng rắn:
Quá trình đóng rắn chất thải cùng với chất cố định xi măng,
vôi.Thông thường người ta trộn hỗn hợp rác y tế nguy hại 65%, vôi 15%, xi
măng 15%, nước 5%.Hỗn hợp này được nén thành khối, trong một số
trường hợp nó được dùng làm vật liệu xây dựng.
Trong thực hành tại bệnh viện, đối với một số chất thải y tế có dạng
sắc nhọn như kim tiêm, lưỡi dao mổ, kim khâu… Người ta cũng thường áp
dụng phương pháp thu gom và nhốt chờ xử lý.
1.5 Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên Thế Giới


22


1.5.1. Khối lượng chất thải y tế phát sinh
Trên thế giới, quản lý và xử lý chất thải bệnh viện đã được nhiều
quốc gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ lâu.Về quản lý, một loạt
các chính sách, quy định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại rác
thải này.
Theo tổ chức y tế thế giới có 18 – 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp
xử lý chất thải đúng cách.
Lượng phát sinh chất thải y tế tại một số khu vực và quốc gia trên thế
giới thể hiện mối quan hệ giữa mức thu nhập và khối lượng chất thải rắn y
tế phát sinh.
Bảng 1.2: Lượng phát sinh chất thải y tế tại một số khu vực và quốc
gia trên thế giới
Vùng

Tổng lượng chất thải phát sinh hàng
ngày (kg/giường/ngày)

Bắc Mỹ

11,4 – 17,0

Tây Âu

5,2 – 7,3

Việt Nam


1,2 – 2,5

Đông Á

3,0 – 4,8

Đông Âu

1,8 – 4,2

Kuwait

3,9 – 7,4

Sawdi Kbabia

1,7 – 2,4

Turkey

3,4 – 4,2

Ấn Độ

1,2 – 2,7

Thái Lan

0,9 – 1,3


Banglsesd

1,6 – 2,3

Nguồn : Môi trường bệnh viện nhìn từ góc nhìn quản lý an toàn chất thải 2004
Ở những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân cao
do ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và sự đầu tư của chính phủ cho y tế rất
23


cao nên thường có số lượng chất thải phát sinh cao, cao nhất là ở các nước
Tây Âu và Bắc Mỹ, thấp nhất là Thái Lan.
1.5.2. Thực trạng quản lý chất thải trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp
xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất
thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTRYT. Tổn
thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất,
chủ yếu là dùng hai taytháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có
khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTRYT đi qua
khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTRYT đáng tin cậy
như đốt rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu
hiệu được áp dụng ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở
các nước Châu Á đã tìm ra một số phương pháp xử lý chất thải khác để
thay thế như Philippin đã áp dụng phương pháp xử lý rác bằng các thùng
rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải độc hại thoát ra từ
các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những thiết
bị cọ rửa; Indonexia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh
viện về mối nguy hại của CTRYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa

chọn phù hợp.
1.6. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Theo quy chế quản lý CTRYT của Bộ Y Tế ban hành tại quyết định
số 43/ QĐ-BYT ngày 30/11/2007 quy định :
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý,
tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát thực hiện.
1.6.1. Khối lượng chất thải y tế phát sinh


Các cơ sở y tế ở Việt Nam chủ yếu thuộc ngành y tế được tổ chức phân bố
24


theo 4 cấp.
-

Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế

-

Các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh

-

Các cơ sở y tế tuyến huyện

-

Các cơ sở y tế tuyến xã và tương đương

Bảng 1.3: Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại ở các bệnh viện của
một số tỉnh thành phố
Khối lượng
Khối lượng
Tỉnh, Thành phố CTRYT nguy hại Tỉnh, Thành phố CTRYT nguy hại
(T/năm)
(T/năm)
Hải Phòng
547
Tp. Hồ Chí Minh
4730
Phú Thọ
70
Đồng Nai
180
Cần Thơ
110
Bình Dương
368
Hà Nội
410
Bà Rịa-Vũng Tàu
288
Quảng Ninh
190
Thái Nguyên
215
Hưng Yên
73
Hải Dương

132
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2003 của các tỉnh thành trên
cả nước
Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại thành phố Hồ Chí
Minh chiếm lượng lớn, tiếp đến là thành phố Hải Phòng, vì vậy cần có các
quản lý và xử lý phù hợp.
Dưới đây là một số tài liệu đã công bố số lượng phát thải CTRYT mỗi
giường bệnh/ngày, tỷ lệ chất CTRYT nguy hại và tải lượng chung toàn quốc.
Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện.
Khoa

Tổng lượng chất thải phát sinh

Tổng lượng chất thải y tế nguy

(kg/giường/ngày)

hại (kg/giường/ngày)

BV

BV

BV

Trung

BV

BV


BV

Trung

25


×