Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiệu quả của chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.09 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHI TRẢ
DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG GIÁN TIẾP
TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Trần Đức Viên

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới GS.TS. Trần Đức Viên và ThS. Cao Trường Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh thái môi trường và Bộ môn Quản lý môi trường Khoa Môi trường - Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND tỉnh Bắc Kạn, huyện
Ba Bể, các xã Phúc Lộc, Hà Hiệu và Bành Trạch đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền

ii

năm 2018


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lờı cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tiếp cận lý thuyết về chi trả dịch vụ môi trường .................................................. 3

2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 3
2.1.2. Phân loại dịch vụ môi trường và các chương trình chi trả dịch vụ mơi trường .... 3
2.1.3. Một số đặc trưng cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường ...................................... 6
2.2.

Căn cứ pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam ............................. 10

2.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan tới chi trả dịch vụ môi trường ............................ 10
2.2.2. Khung pháp lý về chi trả dịch vụ môi trường ..................................................... 15
2.3.

Thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường và quản lý rừng dựa vào cộng đồng ........ 16

2.3.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 16
2.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................... 19
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 29

3.3.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29

3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 29
3.5.2. Phương pháp PRA .............................................................................................. 29
3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả .......................................................................... 31

iii


3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 31
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 32
4.1.

Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ..................................................................... 32

4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 32
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 34
4.2.

Hiện trạng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp ......................... 38


4.2.1. Bên cung ứng dịch vụ ......................................................................................... 38
4.2.2. Bên sử dụng dịch vụ ........................................................................................... 40
4.2.3. Một số đặc trưng cơ bản ..................................................................................... 40
4.3.

Đánh giá hiệu quả chương trình chi trả DVMTR gián tiếp ................................ 42

4.3.1. Quá trình triển khai chương trình chi trả DVMT gián tiếp................................. 42
4.3.2. Hiệu quả của chương trình chi trả DVMTR gián tiếp ........................................ 44
4.4.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình chi trả DVMT rừng
gián tiếp............................................................................................................... 53

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 57
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 57

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................. 58

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 59
Phụ lục ............................................................................................................................ 62

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

3PAD

(Pro-Poor

Parnerships

for

Agroforestry

Development)
Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát
triển nơng lâm nghiệp
30A

Chương trình hỗ trợ các Huyện nghèo

BQL

Ban quản lý

BQLR

Ban quản lý rừng

BVMT


Bảo vệ môi trường

BVR

Bảo vệ rừng

DVMT

Dịch vụ môi trường

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

ĐDSH

Đa đạng sinh học

FPDF

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam

HST

Hệ sinh thái

LVS

Lưu vực song


NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

UBND

Uỷ ban nhân dân

UN-REDD

Chương trình hợp tác Liên hiệp quốc quốc tế về
giảm phát thải khí nhà kính

VQG

Vườn quốc gia

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các loại dịch vụ môi trường chính................................................................. 4
Bảng 2.2. Một số chương trình chi trả DVMT nổi bật thế giới.................................... 17
Bảng 2.3. Một số chương trình chi trả DVMT ở Việt Nam trước khi có QĐ
380/QĐ-TTg ................................................................................................ 20
Bảng 2.4. Tổng hợp các thơng tin chính về chương trình thí điểm chỉ trả
DVMTR tại Sơn La và Lâm Đồng............................................................... 21
Bảng 2.5. Hệ số K xác định theo các tiêu chí tại Sơn La và Lâm Đồng ...................... 22
Bảng 4.1. Đặc trưng khí hậu của các xã nghiên cứu .................................................... 33

Bảng 4.2. Diện tích rừng tại xã Phúc Lộc, xã Hà Hiệu, xã Bành Trạch....................... 34
Bảng 4.3. Dân số tại xã Phúc Lộc, xã Hà Hiệu, xã bành Trạch ................................... 35
Bảng 4.4. Các chủ rừng trên địa bàn các xã nghiên cứu .............................................. 38
Bảng 4.5. Đặc trưng của các hộ gia đình thuộc khu vực nghiên cứu có tham gia
chi trả DVMTR ............................................................................................ 39
Bảng 4.6. Tổng hợp số tiền từ chương trình chi trả DVMTR gián tiếp của các
xã nghiên cứu ............................................................................................... 44
Bảng 4.7. Tổng số tiền được nhận của các hộ được chi trả DVMTR năm 2015 ......... 45
Bảng 4.8. Tổng ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường của các xã
nghiên cứu .................................................................................................... 46
Bảng 4.9. Tỷ lệ hộ nghèo của các hộ nhận chi trả DVMTR năm 2012 và 2015.......... 47
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá các chức năng của rừng của người dân tại các thôn
nghiên cứu .................................................................................................... 48
Bảng 4.11. Bảng kết quả tổng hợp về tỷ lệ các động lực BVR của người dân .............. 50
Bảng 4.12. Diện tích rừng tham gia chương trình chi trả DVMTR gián tiếp tại
các xã nghiên cứu ......................................................................................... 51
Bảng 4.13. Hoạt động quản lý rừng của các xã nghiên cứu ........................................... 51
Bảng 4.14. Tổng hợp thuân lợi khó, khó khăn và đề ra giải pháp khắc phục tại
các thôn ........................................................................................................ 53

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Ngun lý của chi trả dịch vụ mơi trường ..................................................... 8
Hình 2.2. Khung thể chế thực hiện chi trả DVMTR và mối quan hệ giữa các
bên liên quan ................................................................................................ 16
Hình 2.3. Cấu trúc thể chế thực hiện chi trả DVMTR tại tỉnh Lâm Đồng................... 23
Hình 4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................................ 32
Hình 4.2. Cơ cấu các nguồn thu nhập của các hộ tham gia DVMTR .......................... 34

Hình 4.3. Diễn biến tỷ lệ hộ nghèo tại 3 xã Phúc Lộc, Hà Hiệu, Bành Trạch
giai đoạn 2009 – 2015 .................................................................................. 36
Hình 4.4. Sơ đồ thơn Thiêng Điểm .............................................................................. 36
Hình 4.5. Địa hình thơn Cốc Diễn ............................................................................... 37
Hình 4.6. Nơi ở của người dân thơn Cốc Diễn ............................................................ 38
Hình 4.7. Dịng lưu chuyển tiền chi trả DVMTR trong chương trình gián tiếp .......... 41
Hình 4.8. Quy trình thẩm định và chi trả DVMT ........................................................ 42
Hình 4.9. Tỷ lệ đóng góp cho kinh phí bảo vệ mơi trường năm 2015 của các xã
nghiên cứu .................................................................................................... 46

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Huyền
Tên Luận văn: Đánh giá hiệu quả của chương trình chi trả dịch vụ môi trường
rừng gián tiếp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu được triển khai năm 2016, nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình
chi trả dịch vụ mơi trường rừng (DVMTR) gián tiếp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA) gồm
phỏng vấn cán bộ chủ chốt (15 người), điều tra bảng hỏi (170 phiếu), họp nhóm cộng
đồng, phân tích SWOT, vẽ sơ đồ thơn bản...
Kết quả chính và kết luận

Chương trình chi trả DVMTR gián tiếp tại huyện Ba Bể đã được triển khai từ năm
2013 nhưng do gặp khó khăn trong các khâu chuẩn bị nên phải đến năm 2015 mới tiến
hành chi trả lần đầu, kể từ năm 2016 hoạt động chi trả đi vào ổn định 1năm/lần. Hoạt
động chi trả DVMTR gián tiếp của huyện Ba Bể nhìn chung được thực hiện đúng theo
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách “Chi trả dịch vụ mơi trường rừng”. Chương
trình đã cơ bản hồn thiện được cơng tác chuẩn bị; xác định được chính xác các chủ
rừng (bên hưởng lợi); tiến hành được 2 đợt chi trả vào năm 2015 và 2016; các hoạt động
cơ bản đã đi vào ổn định. Tuy nhiên, chương trình cịn một số hạn chế: Mức giá chỉ trả
cịn thấp; chưa xây dựng được hệ số K cho từng loại rừng; Thời gian chi trả tiền còn dài.
Mặc dù, Chương trình chi trả DVMT chưa hoạt động thật sự hiệu quả và chơn chu
nhưng đã có những tác động tích cực đến các khía cạnh của kinh tế - xã hội – môi
trường. Hiệu quả kinh tế của chương trình tương đối thấp năm 2015 tổng số tiền mà 3
xã nhận được là 1.039.297,2 nghìn đồng với mức giá chi trả cho 1ha rừng của huyện Ba
Bể là 170.000 đồng/ha/3 năm (2013-2015) tương đương gần 57.000 đồng/ha/năm đến
năm 2016 ước tính mức giá trị trả cho 1ha rừng của huyện là 80.000 đồng/ha mức chi
trả như hiện tại chỉ đạt mức trung bình; Tổng số tiền mà các hộ tham gia DVMTR nhận
được là 51.793 nghìn đồng, chiếm 12.98% tổng doanh thu từ lĩnh vực lâm nghiệp tỷ lệ
đóng góp của tiền chi trả DVMT cho tổng thu nhập từ lĩnh vực lâm nghiệp là khá thấp
(xếp ở mức kém <25%); Số tiền dành cho hoạt động bảo vệ mơi trường là 81.058.161
đồng trong đó tiền thu được từ chi trả DVMTR chiếm 97% tổng ngân sách dành cho

viii


hoạt động bảo vệ mơi trường, do vậy chương trình chi trả DVMT có ý nghĩa rất tốt (tỷ
lệ đóng góp >75%), đối với ngân sách bảo vệ mơi trường. Hiệu quả xã hội của chương
trình mang lại tương đối tốt, với diện tích rừng cung ứng DVMT bình qn 2,24 ha/hộ
mỗi năm một hộ gia đình có tham gia DVMTR, có thể thu thêm được 127.680 đến
179.000 đồng/ năm số tiền này tuy không lớn (chỉ chiếm khoảng 0,2- 0,28%) tổng thu
nhập bình quân của hộ (63,89 triệu đồng) chỉ xếp loại kém (<25%); tỷ lệ hộ nghèo năm

2015 là 45%, như vậy tỷ lệ hộ nghèo tham gia vào chi trả DVMTR được đánh giá rất
tốt, do vậy chi trả DVMTR đã thu hút được rất nhiều hộ nghèo và cận nghèo tham gia
chương trình góp phần tăng thu nhập của các hộ nghèo; hầu hết những hộ tham gia
chương trình chi trả DVMTR là người dân tộc thiểu số chiếm 98,4% (Chủ yếu là người
Tày và người Dao) chỉ có khoảng gần 1,6% số hộ tham gia chương trình chi trả DVMT
gián tiếp là người Kinh, do vậy tỷ lệ tham gia của dân tộc tiểu số đạt hiệu quả cao tốt.
Hiệu quả môi trường mang lại tương đối tốt dự tính năm 2016, tổng diện tích rừng nhận
chi trả DVMTR của các xã nghiên cứu là 7,175.32 ha chiếm 51% tổng diện tích rừng
hiện có của 3 xã như vậy diện tích được chi trả rất khá; chất lượng rừng tăng lên đáng
kể, diện tích nhận được chi trả năm 2016 là cao hơn so với giai đoạn 2013 – 2015:
424,1ha, diện tích rừng tham gia chương trình đạt độ che phủ đạt mức tốt với độ che
phủ là 57,92% (Độ che phủ rừng của toàn huyện là 65,43%); hoạt động của ban quản lý
bảo vệ rừng đạt tương đối tốt theo phân hạng của người dân (trung bình tốt) là
2,27±0,75; nhận thức của người dân về vai trò của rừng năm 2015 so với 2012 tăng lên
khơng đáng theo phân hạng của người dân thì vai trò của rừng đạt giá trị 2,27.

ix


THESIS ABSTRACT
Author's name: Le Thi Huyen
Thesis title: Evaluating the effectiveness of the indirect payment for forest
environmental services (PES) in Ba Be district, Bac Kan province
Major: Environmental Sciences

Code: 8 44 03 01

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture (Vnua)
Research purposes:
The research was carried out in 2016 to evaluate the effectiveness of the indirect

PES scheme in Ba Be district, Bac Kan province.
The thesis uses the following research methods:
The study used participatory research methods (PRA) including interviews with
key staff (15 participants), questionnaire survey (170 votes), community group
meetings, SWOT analysis, mapping village ...
Results and main points:
The indirect PES scheme in Ba Be district has been implemented since 2013 but
due to difficulties in preparation, it is necessary to pay for the first time since 2015,
starting from 2016. Payments are stable once a year. Indirect payment activities of Ba
Be district are generally implemented in accordance with Decree No. 99/2010 / ND-CP
on "Payment for forest environmental services". The program has basically completed
the preparation work; Identify exactly the forest owners (beneficiaries); two payments
will be made in 2015 and 2016; Basic activities have been stabilized. However, the
program has some limitations: The price is low; No coefficient K for each forest type
has been developed; Time to pay is long.
Although the PES program has not yet operated effectively and smoothly, it has
had a positive impact on the socio-economic and environmental aspects. The economic
value of the program is relatively low in 2015. The total amount received by the three
communes is VND 1,039,297.2 thousand, with the price paid for one hectare of forest in
Ba Be district is 170,000 VND / ha / 3 years (2013). -2015) equivalent to nearly 57,000
VND / ha / year to 2016. The estimated value of 1 ha of forest in the district is 80,000
VND / ha. The total amount of money received by PES was VND 51,793 thousand,
accounting for 12.98% of the total revenue from the forestry sector. The contribution of
PES to total income from the forestry sector was rather low less than 25%; The amount
of money spent on environmental protection is 81,058,161 VND, of which money
collected from environmental protection services accounts for 97% of the total budget

x



for environmental protection activities, so the program of environmental protection is
very meaningful. good (contribution ratio> 75%), for environmental protection budget.
The social benefits of the program are relatively good, with an average of 2.24 ha per
household per year for DVMT, an additional VND 127,680 to VND 179,000 per year.
this amount is not large (only about 0,2 – 0,28%) of the total average income of the
household (63.89 million) is only poor (<25%); The rate of poor households in 2015 is
45%, so the rate of poor households participating in PES is very good. Therefore PES
has attracted many poor and near poor people participating in PES programs. increase
incomes of poor households; Most of households participating in PES schemes are
98.4% of ethnic minorities (mainly Tay and Dao). Nearly 1.6% of PAHs participate in
PES programs. The Kinh population is so high that the participation rate of ethnic
minorities is very good. Efficiency of the environment is relatively good. In 2016, the
total area of forest receiving PES is 7.175.32 ha, accounting for 51% of total forest area
of 3 communes. rather; Forest quality has increased significantly. The area received in
2016 is higher than in the period 2013 - 2015: 424.1 ha, the forest coverage of the
program is good enough with cover. 57.92% (Total forest cover of the district is
65.43%); the activities of the forest management board are relatively good according to
the people's classification (good average) is 2.27 ± 0.75; Awareness of the role of
forests in 2015 compared to 2012 increased not worthy of the classification of people,
the role of forests reached 2.27 ± 0.93.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với mơi trường. Rừng có vai trị rất quan
trọng đối với cuộc sống của con người cũng như mơi trường: cung cấp nguồn gỗ,
củi, điều hịa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ

các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mịn đất, đảm
bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Sự quan hệ của rừng và cuộc
sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Tuy nhiên, do sức ép ngày càng cao
về mặt kinh tế, nhu cầu lương thực, thực phẩm và nhu cầu sử dụng gỗ đã và đang
làm gia tăng các áp lực lên tài ngun rừng của tồn thế giới nói chung và của
nước ta nói riêng.
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì và phát triển tài
nguyên rừng thông qua việc ban hành Quyết định số 327/CT về một số chủ
trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt
nước và Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức
thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Những năm gần đây hoạt động quản
lý rừng dựa vào cộng đồng và chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES – Payments
for Forest Environmental Services) được chú trọng phát triển. Năm 2008, Quyết
định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thí điểm Chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Năm 2010, Nghị
định số 99/2010/NĐ-CP đã được ban hành nhằm triển khai Chính sách chi trả
dịch vụ mơi trường rừng trên phạm vi tồn quốc từ 1/1/2011 Với Nghị định này
Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Châu Á thể chế hóa hố việc
thực hiện PFES trên quy mô quốc gia (Phạm Thu Thuỷ và cộng sự, 2013). Nghị
định 99/2010/NĐ-CP là bước ngoặt về chính sách đối với nghề Rừng ở Việt Nam
thúc đẩy việc thực hiện các chương trình chi trả DVMTR ở nhiều tỉnh trong nước
ta, tiêu biểu như: Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm
Đồng, Bắc Kạn,… (Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, 2014).
Bắc Kạn là tỉnh giàu về tài nguyên rừng, với độ che phủ rừng là 70,8%
(Trịnh Yến, 2015). Là một trong những điểm nghiên cứu nổi bật về chi trả
DVMTR (PFES) ở nước ta với một số nghiên cứu về PFES đã được thực hiện, ví
dụ như nghiên cứu thực hiện chi trả môi trường thuộc dự án 3PAD triển khai trên

1



địa bàn ba huyện Ba Bể, Pắc Nậm và Na Rì và một số nghiên cứu về đánh giá
hiện trạng thực hiện chi trả DVMTR tại Bắc Kạn (ICRAF, 2013). Các nghiên cứu
này đã xây dựng được các mơ hình thí điểm về PFES hoặc đánh giá được khả
năng thực hiện, cơ chế và hiệu quả của các mơ hình đó mang lại. Tuy nhiên khi
áp dụng vào việc chi trả trên địa bàn rộng, hiệu quả thực tế của chi trả DVMTR
như thế nào? Những vướng mắc gì cần phải tháo gỡ, khó khăn gì khi thực hiện
chi trả…tại đây lại chưa được tiến hành nghiên cứu đầy đủ. Chính vì những lý do
trên, chúng tơi lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả của chương trình
chi trả dịch vụ Môi trường rừng gián tiếp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hiện trạng thực hiện Chương trình chi trả DVMTR gián tiếp trên địa bàn
nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của Chương trình chi trả DVMTR gián tiếp trên địa bàn
nghiên cứu
Xác định những khó khăn trong q trình thực hiện Chương trình chi trả
DVMTR gián tiếp trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các giải pháp khắc
phục.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Khái niệm
Tùy theo quan điểm tiếp cận mà các khái niệm về chi trả dịch vụ môi trường
được định nghĩa khác nhau. Trong phần này tôi xin giới thiệu định nghĩa về chi
trả DVMT của Wunder (2005) – Đại diện cho cách tiếp cận “kinh tế môi trường”
đây là một định nghĩa hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Theo định nghĩa này các nội dung cơ bản của chi trả DVMT gồm:

 Có q trình thực hiện tự nguyện
 Xác định rõ địa điểm và một loại DVMTR (hoặc một loại hình sử dụng
đất đảm bảo cho các DVMT)
 Có giao dịch từ bên mua DVMT với bên bán DVMT (ít nhất mỗi bên
một người)
 Đảm bảo việc cung cấp các DVMT của bên cung ứng
Tại Việt Nam, khái niệm DVMTR và chi trả DVMTR được quy định tại
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng như sau:
Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi
trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử
dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường
rừng.
2.1.2. Phân loại dịch vụ môi trường và các chương trình chi trả dịch vụ mơi
trường
2.1.2.1. Các loại dịch vụ môi trường
Tổ chức đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ đã định nghĩa “DVMT (hay còn
gọi là các dịch vụ hệ sinh thái) là những lợi ích mà con người thu được từ các hệ
sinh thái” (MA, 2003; 2005). Trong khi đó Costazan et al. (1997) đã định nghĩa
DVMT là những hàng hóa (Ví dụ như các ngun vật liệu thơ) và các dịch vụ (ví
dụ chu trình dinh dưỡng) mà con người có thể thu được từ các hệ sinh thái.

3


Các DVMT được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng tựu chung có thể
tập hợp thành bốn nhóm chính như trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các loại dịch vụ môi trường chính
TT


Nhóm dịch vụ

Loại dịch vụ cụ thể
 Lương thực, thực phẩm
 Dược liệu

1

Cung cấp

 Nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất
 Nhiên liệu, vật liệu xây dựng
 Chất hữu cơ
 Điều hịa khí hậu
 Điều tiết lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai

2

Điều tiết

 Điều tiết dịch bệnh
 Phân hủy chất thải
 Lọc nước
 Hấp thụ/ Lưu trữ carbon
 Tái tạo dinh dưỡng

3

Hỗ trợ


 Kiến tạo đất
 Sản xuất cơ bản
 Thẩm mĩ

4

Dịch vụ văn hóa và giải trí

 Tinh thần
 Giáo dục
 Giải trí
Nguồn: MA (2005)

Tuy nhiên, mỗi một hệ sinh thái cụ thể thì khả năng cung ứng các loại DVMT là
khác nhau. Ví dụ, các DVMT được cung ứng bởi một hệ sinh thái rừng nhiệt đới được
chỉ ra trong Hình 2.1. Theo đó, có 4 nhóm các DVMT chính gồm: Các dịch thứ yếu;
các dịch vụ điều tiết; các dịch vụ cung ứng; và các dịch vụ văn hóa (Verweij et al.,
2009). Trong đó:

4


 Các dịch vụ thứ yếu: Là các dịch vụ tạo ra nền tảng cho tất cả các loại
DVMT khác;
 Các dịch vụ điều tiết: Là các lợi ích liên quan tới khả năng điều tiết của
các quá trình trong hệ sinh thái rừng;
 Các dịch vụ cung ứng: Là các loại hàng hóa được tạo ra bởi rừng;
 Các dịch vụ văn hóa: Là những giá trị con người nhận được thơng qua
hoạt động giải trí, thẩm mỹ.

2.1.2.2. Các chương trình chi trả dịch vụ mơi trường
Theo nghiên cứu của Engle et al. (2008) các chương trình chi trả DVMT
được phân thành 2 nhóm: Các chương trình chi trả trực tiếp (sử dụng trực tiếp
nguồn tiền chi trả từ những người sử dụng các DVMT) và Các chương trình
chi trả gián tiếp (sử dụng nguồn ngân quỹ của Nhà nước để chi trả cho các
DVMT).
 Chương trình chi trả trực tiếp:
Những người mua DVMT thường là những người sử dụng trực tiếp một loại
DVMT cụ thể. Ví dụ như, nhà máy thủy điện trả tiền cộng đồng dân cư thượng
nguồn cho các hoạt động bảo vệ đất của họ có tác động bảo vệ nguồn nước cho nhà
máy thủy điện được coi là một chương trình chi trả DVMT trực tiếp. Trong trường
hợp này người mua và người bán cần nắm rõ giá trị của mỗi loại DVMT cụ thể nên
chương trình có hiệu quả cao. Phải có một cơ chế đảm bảo việc cung cấp tốt các
chức năng của mỗi loại DVMT, do có thể xác định rõ các giá trị của DVMT khi
chúng được bàn giao nên bên mua và bên bán có thể tiến hành thương lượng lại
(hoặc chấm dứt) các thỏa thuận nếu cần thiết (Pagiola and Platais, 2007).
 Chương trình chi trả gián tiếp:
Là các chương trình sử dụng nguồn vốn chi trả từ ngân sách nhà nước.
Những người sử dụng các DVMT được xét là bên thứ ba. Khi đó Nhà nước, các
tổ chức tài chính quốc tế/bảo tồn trên quy mơ tồn cầu (Tổ chức phi chính phủ)
có thể đứng ra làm đại diện cho những người sử dụng để mua DVMT từ những
người cung ứng dịch vụ. Do đó, những người mua DVMT không phải những
người trực tiếp sử dụng, họ không đủ thông trực tiếp về giá trị của DVMT, khơng
theo dõi quan sát trực tiếp các DVMT khi nó được cung ứng và họ thiếu những
hỗ trợ trực tiếp để đảm bảo chương trình chi trả DVMT diễn ra hiệu quả. Vì vậy,
mục tiêu của chi trả DVMT được đưa ra dưới dạng áp lực của các chính sách

5



khác. Những nguyên nhân trên đã làm cho các chương trình chi trả DVMT gián
tiếp thường có hiệu quả thấp (Pagiola and Platais, 2007). Nhưng, trong một số
trường hợp chương trình chi trả DVMT gián tiếp lại đem lại hiệu quả cao. việc áp
dụng các chương trình chi trả DVMT gián tiếp lại đem lại hiệu quả cao. Như,
trong chương trình chi trả DVMT thủy điện của Mê Hi Cơ nguồn kinh phí được
sử dụng để chi trả cho dịch vụ bảo vệ nguồn nước (Munoz Pina et al., 2008).
Thoáng nhìn, nó khá giống với chương trình chi trả trực tiếp (kinh phí sử dụng
thu từ những người sử dụng trực tiếp) trên thực tế đây là chương trình chi trả
DVMT gián tiếp vì người sử dụng nước khơng có quyền quyết định giá mua
nước hay mức phí phải đóng. Chính phủ sẽ quyết định mức giá này dựa trên kết
quả tham khảo ý kiến của các bên liên quan.
Qua phân tích trên có thể rút ra một kết ln quan trọng, đó là sự khác biệt giữa
hai loại chương trình chi trả DVMT khơng phải ở chỗ ai là người chi trả mà ở chỗ ai
là người có quyền quyết định việc chi trả DVMT (Engel et al., 2008).
2.1.3. Một số đặc trưng cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường
a. Các bên tham gia
Theo như định nghĩa, các thành phần chính của cơ chế chi trả DVMT là bên
bán (cung ứng) dịch vụ và bên mua dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế trong nhiều
trường hợp để bảo đảm sự giao dịch giữa bên mua và bên bán tồn tại một bên thứ
ba đứng ra bảo đảm, theo dõi các hoạt động của bên mua và bên bán được gọi là
bên trung gian.
 Bên cung ứng DVMT
Là những người tạo ra các DVMT hay những người có quyền sở hữu tài
nguyên (thường là đất đai) có khả năng tạo ra các DVMT. Bên cung ứng có thể
là cá nhân (sở hữu tư nhân), cộng đồng (sở hữu tập thể) hoặc các cơ quan nhà
nước (sở hữu nhà nước).
 Bên mua DVMT
Được xác định là những người trực tiếp sử dụng các DVMT hoặc được
hưởng các lợi ích từ các DVMT. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bên mua
DVMT có thể khơng phải là người trực tiếp sử dụng DVMT mà là những người

có mong muốn duy trì các DVMT chẳng hạn như các tổ chức phi chính phủ hoặc
là Nhà nước.
 Bên trung gian

6


Bên trung gian có thể là cá nhân, các tổ chức phi chính phủ hoặc các cơ
quan nhà nước tham gia vào chi trả DVMT với tư cách là những người hỗ trợ,
giám sát và bảo đảm các hoạt động đã cam kết giữa bên mua và bên bán.
b. Nguyên lý vận hành
Nguyên lý chi trả DVMT được giải thích rõ ở Hình 2.1. Theo đó, những
người quản lý hệ sinh thái (HST) có thể là người dân, cộng đồng thơn hoặc cơ
quan quản lý rừng. Họ có thể thu được các lợi ích thơng qua các hoạt động bảo
vệ đất ví dụ như hoạt động bảo vệ rừng. Tuy nhiên lợi ích thu được từ hoạt động
bảo vệ rừng thường nhỏ hơn lợi ích có thể thu được từ các hoạt động sử dụng đất
khác ví dụ như là chuyển đổi đất rừng sang đất chăn nuôi gia súc. Do đó, các chủ
rừng có xu hướng phá rừng chyển sang các hoạt động sử dụng đất khác nhằm thu
được lợi nhuận cao hơn. Nhưng việc làm này lại gây ra những tổn thất cho xã
hội, cụ thể ở đây là cho những người dân sống ở dưới hạ nguồn do một số
DVMT về nước (cung cấp nước, lọc nước), bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH)
hoặc xa hơn là hấp thụ các bon sẽ bị mất đi do phá rừng. Các tổn thất xã hội này
thường lớn hơn nhiều so với lợi ích mà các chủ rừng thu nhận thêm từ hoạt động
chuyển đổi sử dụng đất. Vì vậy, có thể huy động kinh phí từ những người dân hạ
nguồn (hoặc xã hội) để trả cho những người chủ rừng nhằm khuyến khích, động
viên họ tiếp tục bảo vệ rừng và không thực hiện các hoạt động chuyển đổi sử
dụng đất (Cao Trường Sơn và cs., 2016).
c. Phương thức và mức chi trả
Mức chi trả: Mức giá chi trả DVMT được thể hiện qua Hình 2.1, mức chi trả
tối thiểu cho những người quản lý HST (những người cung cấp dịch vụ) phải lớn

hơn lợi ích có thể thu được khi những người này tiến hành hoạt động chuyển đổi
mục đích sử dụng đất (hoặc làm họ khơng muốn thay đổi hành vi của họ) và phải
nhở hơn mức chi trả tối đa so với lợi ích của những người sử dụng DVMT (nhỏ
hơn mức mà những người sử dụng khơng sẵn sàng chi trả). Trong nhiều chương
trình mức chi trả được tiến hành một cách cố định trên một đơn vị diện tích (ha)
cung cấp DVMT, hoặc tính dựa theo sự khác biệt về không gian hoặc các yếu tố
khác có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng các DVMT (như các chi
phí cung ứng DVMT), có thể kết hợp nhiều yếu tố khác nhau.

7


Chuyển đổi
sang đất chăn
ni

Bảo vệ rừng

Lợi ích cho những
người quản lý hệ
sinh thái

Bảo vệ rừng với
các chi trả dịch
vụ

Các chi trả

Chi trả
tối thiểu


Chi phí cho người
dân dưới hạ
nguồn và những
người khác

Giảm các dịch
vụ nước
Mất ĐDSH

Chi trả các
dịch vụ
Chi trả tối đa

Phát thải Carbon

Nguồn: Pagiola and Platais (2007)

Hình 2.1. Nguyên lý của chi trả dịch vụ môi trường
Phương thức chi trả: Chi trả DVMT thường được giao dịch trực tiếp bằng
tiền mặt nhưng có nhiều trường hợp có thể chi trả bằng một số lợi ích khác có
liên quan. Như, trong chương trình chi trả cho hoạt động bảo vệ rừng cộng đồng
tại Melabe tại Madagasca giá trị của hoạt động chi trả cho các cộng đồng bảo vệ
được quy ra tiền nhưng hoạt động chi trả lại không sử dụng tiền mặt mà chi trả
bằng các thiết bị hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng như: Máy phát điện, vật liệu xây
dựng, dụng cụ nấu ăn, xe đạp… Những thiết bị này được lựa chọn dựa theo quyết
định của cuộc họp cộng đồng (Cao Trường Sơn và cs., 2016).
d) Những yếu tố chi phối hoạt động chi trả DVMT
Sự thành cơng của một chương trình chi trả DVMT được quyết định bởi
nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên có thể chỉ ra bốn yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến

hoạt động chi trả DVMT gồm:
 Phạm vi của chi trả DVMT
Phạm vi/quy mô thực hiện chi trả DVMT rất quan trọng và cần được xác
định rõ ràng về ranh giới. Chỉ khi xác định rõ quy mơ mới có cơ sở để xác định
rõ loại DVMT được cung cấp cũng như xác định chính xác được những người
cung cấp và sử dụng DVMT.

8


 Đảm bảo tính cơng bằng
Chi trả DVMT là giao dịch tự nguyện giữa bên mua và bên bán do đó
ngun tắc về tính cơng bằng là khơng thể thiếu. Tính cơng bằng được thể hiện
bởi mức giá chi trả phù hợp và việc tiếp cận thông tin đầy đủ của các bên liên
quan, sự phân bổ DVMT cho bên mua và phân phối kinh phí cho bên bán.
 Tính minh bạch
Việc công khai minh bạch các hoạt động của bên mua và bên bán cũng như
thông tin về quá trình theo dõi, giám sát chất lượng các DVMT và q trình phân
phối, sử dụng kinh phí chi trả là cơ sở để tạo dựng niềm tin cho các bên tham gia.
Sự tin tưởng lẫn nhau giữa bên mua và bên bán là cơ sở vững chắc để hoạt động
chi trả diễn ra và duy trì một cách lâu dài
 Quyền sở hữu và vai trò của các bên liên quan
Quyền sở hữu thường liên quan đến những người cung ứng dịch vụ. Chỉ khi
có quyền sở hữu đối với đất đai (hoặc các nguồn tài nguyên khác) mới đảm bảo
người cung ứng có quyền quyết định các hoạt động của họ đối với đất đai hay nói
cách khác là bảo đảm việc tạo ra và duy trì các DVMT. Trong khi đó, vai trị của
các bên liên quan rất quan trọng để bảo đảm sự cơng bằng, tính minh bạch trong
các hoạt động của bên mua và bên bán. Họ là người đứng gia giải quyết những
mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa hai bên mua và bên bán. Trong nhiều
trường hợp năng lực của bên mua, bên bán bị hạn chế bên trung gian cịn đóng

vai trò xác định các DVMT, định giá chi trả, đánh giá và giám sát các hoạt động
có liên quan. Như vậy trên thực tế vai trò của bên trung gian hết sức quan trọng
đối với một chương trình chi trả DVMT.
e) Hiệu quả của chi trả DVMT
Chi trả DVMT là một cơ chế win – win vừa bảo đảm sự thành công của hoạt
động bảo tồn vừa nâng cao sinh kế cho những người quản lý tài nguyên. Chi trả
DVMT mang lại những lợi ích sau:
 Tạo ra hoạt động bảo tồn tài nguyên và môi trường hiệu quả và bền vững
hơn
Khác với các cơng cụ mang tính bắt buộc, kiểm sốt cơng cụ chi trả DVMT
góp phần nâng cao sinh kế cho những người có quyền quản lý tài ngun và mơi
trường (chủ yếu là người dân) nên góp phần làm giảm một cách bền vững các áp
lực về khai thác, sử dụng thiếu hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

9


 Góp phần duy trì các DVMT một cách lâu dài
Nhờ có cơ chế chi trả này mà nhu cầu được hưởng các DVMT của những
người sử dụng được thỏa mãn. Họ có thể sẽ tự nguyện chi trả để thỏa mãn nhu
cầu của mình.
 Giảm thiểu kinh phí bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho nhà nước
Do nguồn kinh phí để cung cấp cho hoạt động bảo tồn được huy động từ
những người sử dụng DVMT nên gánh nặng tài chính của nhà nước phần nào
được giảm bớt.
 Giảm thiểu đói nghèo
Mặc dù cơ chế của chi trả DVMT không phải là hướng tới người nghèo
nhưng thực tế những người cung cấp DVMT thường là những người dân nghèo,
các khu vực cung ứng DVMT thường là khu vực nông thơn miền núi, tỷ lệ hộ
nghèo cao. Do đó hoạt động chi trả DVMT phần nào góp phần nâng cao sinh kế

cho những người nghèo và gián tiếp giảm bớt tỷ lệ nghèo đói ở khu vực mà chi
trả DVMT diễn ra.
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI
VIỆT NAM
2.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan tới chi trả dịch vụ môi trường
2.2.1.1. Quyết định 380 QĐ/TTg ngày 10/4/2008
Ngày 10/4/2008 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐTTg về chính sách thí điểm chương trình chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
Quyết định này tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi
trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước, thực hiện xã hội hóa nghề rừng,
từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển
rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các
dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và các hoạt
động kinh doanh du lịch.
Chính sách chi trả DVMTR được áp dụng thí điểm trên địa bàn các tỉnh
Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Hịa Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận và Thành
phố Hồ Chí Minh, gồm những nội dung cụ thể của sau:
a. Loại dịch vụ môi trường rừng
Loại DVMTR được chi trả trong chính sách thí điểm này, gồm: Dịch vụ về

10


điều tiết và cung ứng nguồn nước; dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, chống
bồi lắng lịng hồ và dịch vụ về du lịch.
b. Hình thức chi trả dịch vụ mơi trường rừng
Có 02 hình thức chi trả DVMTR được áp dụng thí điểm là chi trả DVMTR trực
tiếp và chi trả DVMTR gián tiếp.
c. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Việc chi trả tiền DVMTR trực tiếp do người được chi trả và người phải chi
trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường.

- Mức chi trả tiền sử dụng DVMTR gián tiếp do Nhà nước quy định được
công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ
MTR cho người được chi trả DVMTR và không thay thế thuế tài nguyên nước
hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng DVMTR được
tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng DVMTR.
d. Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng
Mức chi trả tiền sử dụng DVMTR được xác định đối với 04 đối tượng như
sau:
- Các cơ sở sản xuất thủy điện trong thời gian thí điểm: 20 đồng/1kwh điện
thương phẩm.
- Các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt trong thời gian thí điểm:
40đ/m3 nước thương phẩm.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: 0,5 - 2% tính trên doanh thu du lịch
thực hiện trong kỳ.
- Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được thu phí tham
quan của khách du lịch.
e. Tổ chức thu tiền sử dụng chi trả DVMTR
 Đối với trường hợp chi trả trực tiếp
Người được chi trả DVMTR tự tổ chức việc thu tiền sử dụng DVMTR đối
với các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR thông qua hợp đồng hoặc thơng qua
phí tham quan.

11


Đối với trường hợp chi trả gián tiếp
+ Đối với các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn
La, là đối tượng phải chi trả DVMTR, có trách nhiệm kê khai và nộp tiền chi trả

DVMTR cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của địa phương để Quỹ có trách
nhiệm thanh tốn trực tiếp tiền cho người được chi trả;
+ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Sơn La được sử dụng tiền chi trả DVMTR theo diện tích rừng ở vùng
đầu nguồn của tỉnh trong LVS Đồng Nai và sông Đà do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định;
+ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Sơn La có trách nhiệm thanh tốn trực tiếp tiền cho người được chi trả
theo quy định.
f) Xác định mức tiền chi trả cho người được chi trả DVMTR
Số tiền xác định được chi trả cho chủ rừng, được tính tốn như sau :
Tổng số tiền chi
trả cho người được
=
chi trả dịch vụ MTR
trong năm (đ)

Định
mức chi trả
bình qn
cho 1 ha

Diện tích rừng
do người được chi trả
×
×
dịch vụ MTR quản

Hệ số K


lý, sử dụng (ha)

rừng (đ/ha)

Trong đó:
- Định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng (đ/ha): được tính bằng tổng số
tiền thu được từ các đối tượng phải chi trả DVMTR (sau khi đã trừ chi phí quản
lý hợp lý) chia cho tổng diện tích rừng trên lưu vực tại thời điểm được cơ quan
có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả DVMTR (ha);
- Diện tích rừng do người được chi trả DVMTR quản lý, sử dụng: Là diện
tích được giao, được thuê, được nhận khốn bảo vệ rừng ổn định lâu dài tính tại
thời điểm kê khai thanh toán;
- Hệ số K: Phụ thuộc vào loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản
xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi), nguồn
gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).
g. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

12


 Đối với trường hợp chi trả trực tiếp:
Tiền thu được từ chi trả các DVMTR, sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài
chính theo quy định của pháp luật, người được chi trả có tồn quyền quyết định
việc sử dụng số tiền này để đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao
chất lượng các DVMTR rừng và cải thiện đời sống.
 Đối với trường hợp chi trả gián tiếp:
Tiền thu được từ chi trả DVMTR được sử dụng như sau:
+ 10% chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
+ 90% chi cho các hoạt động của người được chi trả DVMTR.
Nếu người được chi trả DVMTR là các tổ chức nhà nước, được sử dụng

10% để chi phí quản lý, 80% để trả tiền cơng khốn bảo vệ rừng ổn định lâu dài
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản.
2.2.1.2. Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010
Ngày 24/9/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính
sách chi trả DVMTR. Tại Nghị định quy định những nội dung cơ bản, cụ thể như sau:
a. Loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng được trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Rừng được chi trả tiền DVMT bao gồm: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và
rừng sản xuất.
- Loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả gồm:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối;
+ Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
+ Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát
triển rừng bền vững;
+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh
thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
+ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
b. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR phải chi trả tiền DVMTR
cho các chủ rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.

13


×