Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ THANH MAI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊ – GIA LÂM – HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Xuân Thành (người hướng dẫn khoa học) và hội đồng tiểu ban 1 khoa Mơi trường đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Khu cơng
nghiệp Phú Thịđã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Mai

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục

.................................................................................................................. iii

Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng ..........................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ x
Thesis abstract ........................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ...................................... 2

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................. 3
2.1.

Tình hình phát triển các khu cơng nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới................ 3

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp ...................................... 3

2.1.2.

Vai trị của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế xã hội ............................... 5

2.1.3.

Những vấn đề môi trường phát sinh từ khu công nghiệp ..................................... 7

2.2.

Thực trạng phát sýnh chất thải rắn, nước thải công nghiệp ở Việt Nam .............. 9

2.2.1.

Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp ................................................... 9


2.2.2.

Thực trạng phát sinh nước thải công nghiệp ...................................................... 12

2.2.3.

Thực trạng phát sinh khí thải cơng nghiệp ......................................................... 14

2.3.

Tác hại của chất thải rắn và nước thải công nghiệp đến môi trường

2.4.

Công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các khu công nghiệp trên thế
giới và Việt Nam ............................................................................................... 21

2.4.1.

Công tác quản lý chất thảı rắn tạı các khu công nghiệptrên thế giới và
Việt Nam.................................................................................................................21

2.4.2.

Công tác quản lý nước thải tạı các khu công nghiệp Việt Nam ......................... 25

2.5.

Công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các khu công nghiệp trên địa

bàn Hà Nội ........................................................................................................ 29

iii


2.5.1.

Công tác quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ..... 29

2.5.2.

Công tác quản lý nước thải công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ............................ 31

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 33
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 33

3.2.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 33

3.2.1.

Giới thiệu về khu công nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm, Hà Nội ..................... 33

3.2.2.

Thực trạng quản lý chất thải rắn của các doanh nghiệp thuộc khu công
nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm......................................................................... 33


3.2.3.

Thực trạng quản lý nước thải khu công nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm.......... 33

3.2.4.

Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn, nước thải công nghiệp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệpPhú Thị huyện Gia Lâm ............ 33

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 33

3.3.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................... 33

3.3.2.

Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan tới đề tài .................................... 34

3.3.3.

Phương pháp khảo sát hiện trường .................................................................... 34

3.3.4.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................. 34


3.3.5.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. ............................................................. 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 39
4.1.

Giới thiệu về khu công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm ................................... 39

4.1.1.

Giới thiệu chung về khu công nghiệp ................................................................ 39

4.1.2.

Cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường ............................................................ 41

4.1.3.

Cơ cấu tổ chức................................................................................................... 42

4.1.4.

Các ngành nghề chính, các sản phẩm hàng hóa ................................................. 43

4.2.

Hiện trạng chất thải rắn khu công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm .................. 44

4.3.


Hiện trạng quản lý chất thải rắn khu công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm...... 49

4.3.1.

Công tác thu gom, phân loại chất thải rắn.......................................................... 49

4.3.2.

Các hình thức xử lý, tái chế chất thải rắn........................................................... 51

4.4.

Hiện trạng quản lý nước thải khu công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm. ......... 53

4.4.1.

Nguồn phát sinh nước thải khu công nghiệp ..................................................... 53

4.4.2.

Lưu lượng xả thảicủa các doanh nghiệp thuộc KCN Phú Thị............................ 56

4.4.3.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào khu công nghiệp Phú Thị ....... 57

iv



4.5.

Công nghệ xử lý nước thải tại khu công nghiệp Phú Thị ................................... 64

4.6.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải của trạm xử lý nước thải khu công
nghiệp................................................................................................................ 69

4.8.

Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải công nghiệp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại KCN Phú Thị, huyện Gia Lâm ................... 72

4.8.1.

Giải pháp về quản lý chất thải rắn công nghiệp ................................................. 72

4.8.2.

Giải pháp về quản lý nước thải công nghiệp...................................................... 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 75
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 75

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 76


Phụ lục 01: Bộ tiêu chuẩn môi trường............................................................................. 80
Phụ lục 02: Giá trị các thông số và nồng độ ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
(QCVN 40:2011/btnmt)..................................................................................... 81
Phụ lục 03: Phiếu điều tra và kết quả phân tích ................................................................ 82
Phụ lục 04: Một số hình ảnh tại kcn Phú Thị .................................................................... 84

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQLDA

Ban quản lý dự án

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CSSX


Cơ sở sản xuất

CSSXKD

Cơ sở sản xuất kinh doanh

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRCNNH

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

KCN

Khu công nghiệp


NN

Nông nghiệp

QC

Quy chuẩn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QĐ – UB

Quyết đinh - Ủy ban

SX TM

Sản xuất thương mại

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sự phát triển của khu công nghiêp ở nước ta ............................................... 6
Bảng 2.2. Ước tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020 ....................... 10
Bảng 2.3. Khối lượng chất thải rắn từ các khu cơng nghiêp phía Nam, 2008 ............. 11
Bảng 2.4. Tổng lượng chất thải rắn ở một số tỉnh Nam Việt Nam .............................. 12
Bảng 2.5. So sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu về quản lý CTR đã đặt ra đến
năm 2010 trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia ............................ 23
Bảng 2.6. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CTR và chất thải nguy hại ......... 27
Bảng 2.8. Khối lượng chất thải công nghiệp tại một số KCN, Hà Nội năm 2009 ...... 30
Bảng 2.9. Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi URENCO Hà Nội ......................... 31
Bảng 3.1. Các doanh nghiệp chọn điều tra hiện trạng chất thải rắn tại khu công
nghiệp Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội ......................................................... 35
Bảng 3.2. Các doanh nghiệp chọn điều tra hiện trạng nước thải tại khu công

nghiệp Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội ......................................................... 35
Bảng 3.3. Vị trí và thời gian lấy mẫu ......................................................................... 36
Bảng 3.4. Các thông số về chất lượng nước và phương pháp phân tích ...................... 37
Bảng 4.1. Thời tiết các tháng trong năm tại huyện Gia Lâm – Hà Nội năm 2015 ....... 40
Bảng 4.2. Thống kê diện tính, ngành nghề và hàng hóa khu cơng nghiệp Phú Thị
huyện Gia Lâm – TP Hà Nội ..................................................................... 43
Bảng 4.3. Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp công ty nhôm
Đô Thành .................................................................................................. 44
Bảng 4.4. Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp công ty TNHH
Thành An .................................................................................................. 45
Bảng 4.5. Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp Công ty Park’s ......... 45
Bảng 4.6. Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp công ty CP phụ
gia và sản phẩm Dầu Mỏ APP ................................................................... 45
Bảng 4.7. Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp công ty TNHH
Ngọc Diệp ................................................................................................. 46
Bảng 4.8. Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp Doanh nghiệp tư
nhân Hương Quảng ................................................................................... 46
Bảng 4.9. Thành phần chất thải rắn của các ngành sản xuất KCN Phú Thị................. 48

vii


Bảng 4.10. Tải lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại tại KCN
Phú Thị ..................................................................................................... 48
Bảng 4.11. Phương pháp thu gom và hình thức xử lý chất thải của các công ty
trong khu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội .................................. 52
Bảng 4.12. Thành phần chất thải công nghiệp của các công ty đại diện điều tra
năm 2015 tại KCN Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội ....................................... 53
Bảng 4.13. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty cổ phần phát triển phụ gia và sản xuất
Dầu Mỏ APP ............................................................................................. 54

Bảng 4.14. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty cổ phần Greenlab Việt Nam ....................... 54
Bảng 4.15. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty TNHH Hoa San ......................................... 55
Bảng 4.16. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty TNHH SX & TM Kim Hoàng.................... 55
Bảng 4.17. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty Nhôm Đô Thành ........................................ 56
Bảng 4.19. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 1 (S1) ..... 58
Bảng 4.20. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 2 (S2) ..... 59
Bảng 4.21. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 3 (S3) ..... 60
Bảng 4.22. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 4 (S4) ..... 61
Bảng 4.23. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 5 (S5) ..... 62
Bảng 4.24. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại nơi hòa vào nhau
trước khi vào đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công
nghiệp Phú Thị (S6) ................................................................................... 63
Bảng 4.25. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra và mẫu nước thải sinh
hoạt từ mương gần KCN Phú Thị .............................................................. 70

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tình hình phát triển khu cơng nghiệp ở Việt Nam.......................................... 4
Hình 2.2. Tỷ lệ gia tăng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng nước
thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc ............................................................... 8
Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung ......................... 8
Hình 2.4: Dự báo tổng lượng nước thải từ các KCN trong tồn quốc đến năm
2020 ............................................................................................................ 14
Hình 4.1. Vị trí khu cơng nghiệp Phú Thị .................................................................... 39
Hình 4.2.
Hinh 4.3.
Hình 4.4.
Hình 4.5.

Hình 4.6.
Hình 4.7.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức khu cơng nghiệp ......................................................... 42
Nguồn phát sinh chất thải công nghiệp tại KCN Phú Thị ............................. 47
Hiện trạng phân loại CTRCN tại KCN Phú Thị ........................................... 50
Các doanh nghiệp có kho chứa CTRNH ...................................................... 49
Lượng chất thải rắn thải bỏ và tái chế tại KCN Phú Thị ............................... 51
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Phú Thị .......................... 65

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Thanh Mai
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội.
Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn và nước thải tại các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại khu
công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Khảo sát điều kiện địa lý, cơ sở hạ
tầng, hiện trạng quản lý chất thải rắn, nước thải tại các công ty trong khu công nghiệp

Phú Thị sử dụng mẫu phiếu hỏi.
-Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu tại các phịng Tài ngun
và Mơi trường huyện Gia Lâm – Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà
Nội, và Bộ tài nguyên và Môi trường,....
- Phương pháp lấy mẫu nước theo TCVN 6663-6-2008.
- Phương pháp phân tích chất lượng nước theo QCVN 40:2011/BTNMT.
- Phương pháp xử lý số liệu trên Excel 2010.
3. Kết quả chính và kết luận
Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Phú Thị thuộc đia bàn xã Phú Thị huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội được thành lập theo QDD8127/QĐ-UB ngày 2/10/2000
của UBND Thành phố. Ở KCN Phú Thị có 30 doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động
với 06 ngành nghề chính bao gồm: cơ khí, xây dựng, may mặc, hóa chất, giấy & bao
bì, điện tử.
Chất thải rắn khu cơng nghiệp Phú Thị là 6.205 tấn/năm, trong đó chất thải nguy
hại là 657 tấn/năm từ các cơng ty: ngành cơ khí chiếm 20%; xây dựng và vật liệu xây
dựng 20%; hóa chất chiếm 16%; sản xuất giấy, bao bì chiếm 13%; công nghiệp may,
giày dép chiếm 7% và công nghiệp điện tử chiếm 7%. Chất thải rắn phát sinh tại các
công ty được phân loại tại nguồn và tập kết tại bãi rác Kiêu Kị sau đó vận chuyển đi xử

x


lý. Tuy nhiên tại bãi tập kết khơng có mái che, nền đất, chất thải từ các công ty được để
nhiều ngày trước khi chuyển đi tiềm ẩn nhiều nguy cơ ơ nhiễm đất, nước và khơng khí
xung quanh.
Chất lượng môi trường nước của KCN Phú Thị năm 2015-2016 bắt đầu có dấu
hiệu ơ nhiễm với hàm lượng tổng P, Asen và chì (Pb) cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Cụ
thể hàm lượng tổng P là 4,2 mg/l vượt 1,1 lần, Asen là 0,08mg/l vượt 1,5 lần và Chì
(Pb) là 0,3mg/l vượt 3 lần tiêu chuẩn cột A (QCVN 40:2011/BTNMT).
Nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp giảm thiểu chất thải rắn, nước thải: i,

cải tạo bãi tập kết, xây dựng mái che, nền bê tông tránh làm biến tính và ơ nhiễm ra đất,
sơng suối xung quanh; ii, thực hiện tốt việc kiểm sốt ơ nhiễm, hồn thiện hệ thống xử
lý chất thải ngay tại các công ty, doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác giữa các doanh
nghiệp để tiến hành phân loại thu gom và chuyển đi xử lý được nhanh chóng; iii, quy
hoạch tập trung các cơng ty, nhà máy theo ngành nghề để thuận lợi cho việc quản lý và
xử lý chất thải công nghiệp; iv, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ hiện đại,
ít phát sinh chất thải; v, xây dựng bộ chỉ số, chỉ tiêu ơ nhiễm đặc thù cho các loại hình
sản xuất, cho các KCN để có được thơng tin xác thực về sự tuân thủ quy định và các
trường hợp vi phạm, với thời gian nhanh nhất và chi phí ít nhất…
Từ khóa: chất thải rắn, nước thải cơng nghiệp, khu công nghiệp, Phú Thị

xi


THESIS ABSTRACT
Master Student: Le Thi Thanh Mai
Thesis title: Evaluation of solid waste and industrial wastewater management of some
companies in Phu Thi industrial zone, Gia Lam district, Ha Noi.
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives:
- To evaluate a current solid waste and industrial waste water status of sseveral
companies in Phu Thi industrial zone, Gialam, Hanoi
- To suggest some solutions to improving solid waste and industrial waste water
management in Phu Thi industrial zone, Gialam, Hanoi.
2. Methods
- Field Surveyon geographic conditions, infrastructure, the current state of solid

waste management in Phu Thi industrial zone - Gialam - Hanoi using questionnaires.
- Methods of collecting secondary data: data collection at the Department of
Natural Resources and Environment Gialam District – Hanoi, Department of Natural
Resources and Environment in Hanoi, and the Ministry of Natural Resources and
Environment, ...
- Waste water sampling method following TCVN 6663-6-2008.
- Water quality analysis following QCVN 40:2011/BTNMT.
- Statistical analysis using Excel 2010.
3. Main findings and conclusions
Industrial zone for small and medium enterprises in Phu Thi - Gialam district,
Hanoi was established under QDD8127/QĐ-UB dated 02/10/2000 of the People’s
Committee of Hanoi City. The industrial zone has 30 manufacturing enterprises are
operating with 06 major industry sectors including engineering, construction, textiles,
chemicals, paper & packaging, and electronics.
Total solid waste in Phu Thi industrial zone is 6, 205 tons/year, of which
hazardous waste was 657 tonnes/year from the enterprises: 20% of mechanical
engineering; construction and building materials 20%; chemicals accounted for 16%;
paper manufacturing, packaging accounted for 13%; garment industry, footwear
industry accounted for 7% and 7% electronic. Solid waste generated in the company

xii


being separated at sources and gathered at the Kieu Ki waste landfill then transported
for processing. However, at the waste landfill without roof, waste from the enterprises
were keep for several days before moving showed potential risk of contamination of
soil, water and air in the surrounding environment.
The water quality in Phu Thi industrial zone in 2015-2016 began with signs of
pollution with total P content, Arsenic and lead (Pb) above the permitted norms.
Specifically the total P content (4.2mg/l) exceeds 1.1 times, 1.5 times the Arsenic

(0.08mg/l) reached, and Lead (Pb) (0.3mg/l) sussdenly increased 3 times compared with
column A of Vietnamese environmental standard (QCVN 40:2011/BTNMT).
This research have proposed a number of solutions to reduce solid waste, waste water
insluding: i, renovations waste landfill, build a roof, concrete floor to avoid denaturing
and pollution of land, rivers and streams; ii, classification of hazardous waste, nonhazardous at the source and to strengthen cooperation between enterprises for quick
collecting and processing; iii, centralized planning companies, factories by industry to
facilitate the management and disposal of industrial waste; iv, encourage enterprises to
use modern technology, less waste generation, waste water; v, construction of
indicators, specific pollution targets for different kind of productions, for the industrial
zones to achieved accurate information of enteperizes progress with short time and
lower cost.
Keywords: solid waste, industrial wastewarters, industrial zone, Phu Thi.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hịa cùng xu hướng phát triển của thế giới, đất nước ta đã thực hiện chủ
trương mở cửa để phát triển kinh tế - xã hội và bước đầu đã thu được những kết
quả đáng kể. Đời sống người dân được cải thiện, thu nhập đầu người tăng, giáo
dục, y tế phát triển và ngày càng nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và
đô thị mọc lên, làm thay đổi diện mạo của đất nước.
Bên cạnh những ưu thế trên, khu công nghiệp khi được xây dựng và đi
vào hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường. Phần
lớn khu công nghiệp phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính
phức tạp về mơi trường cao.Ơ nhiễm mơi trường do các khu, khu công nghiệp
gây ra đang là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Nước ta đã có các chính sách phát
triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường và các vấn đề có liên quan về
quản lý mơi trường khu công nghiệp: Sự phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường khu công nghiệp; một số địa phương đã triển khai quy hoạch khu
công nghiệp đồng bộ, áp dụng cơng cụ kinh tế thơng qua hình thức thu phí mơi
trường đối với nước thải, chất thải rắn, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám sát
chất lượng môi trường khu công nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống quản lý mơi trường
tại các khu cơng nghiệp vẫn cịn nhiều thiếu sót và chưa đạt hiệu quả. Vấn đề đặt
ra cho khu công nghiệp là làm sao khắc phục được các vấn đề cịn đang tồn tại,
nâng cao cơng tác quản lý môi trường, khắc phục và hạn chế ô nhiễm nhằm đảm
bảo cho sự phát triển bền vững, làm sao hài hòa mối quan hệ phát triển kinh thế
và bảo vệ môi trường.
Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay đang có 4 khu cơng nghiệp vừa và
nhỏ đi vào hoạt động trong đó khu cơng nghiệp Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội
đang trong đà phát triển và đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh
tế của huyện. Với các doanh nghiệp sản xuất đa ngành nghề (cơ khí, điện, dệt
may, nhựa...) khu công nghiệp đã tạo việc làm cho nhiều người dân vùng lân cận.
Với vị trí địa lí trọng yếu giáp sơng ngịi, xung quanh là các khu dân sinh đơng
đúc và cả các khu sản xuất nông nghiệp lớn của huyện, việc quản lý môi trường
khu công nghiệp Phú Thị ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất
của người dân toàn huyện. Từ năm 2012, quanh khu vực khu cơng nghiệp đã có

1


nhiều kiến nghị của người dân về ô nhiễm cả về chất thải rắn và nguồn nước thải
từ khu công nghiệp. Cụ thể, báo cáo mới nhất của Bộ Tài ngun và Mơi trường
cho thấy, trung bình mỗi ngày có tới 240.000 m3 nước thải từ các khu công
nghiệp được xả thẳng ra mơi trường, chưa qua xử lí, gây ra tình trạng ơ nhiễm
trầm trọng tại nhiều nơi.
Nhằm nghiên cứu tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải rắn, nước thải và
đưa ra giải pháp xử lý triệt để, bền vừng và lâu dàitừ các vấn đề môi trường phát
sinh trong khu công nghiệp Phú Thị , tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “ Đánh

giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn và nước thải tại các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường
tại khu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại khu công nghiệp Phú Thị trên địa bàn
huyện Gia Lâm – Hà Nội từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Chỉ ra được những ưu điểm, những tồn tại, yếu kém trong công tác quản
lý chất thải rắn, nước thải tại khu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội. Trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp có tính khả thi cao nhằm bảo vệ môi trường tại địa
điểm nghiên cứu.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp có ranh giới đia
lý xác định, khơng có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ
quyết định thành lập. Trong khu cơng nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Kể từ khi Nghị định 322/HĐBT được ban hành về quy chế KCX ngày 18
tháng 10 năm 1991 đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định bao gồm:
322/HĐBT ban hành quy chế KCX, Nghị định 192/CP ban hành quy chế KCN

ngày 18 tháng 12 năm 1994 và nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 ban
hanh quy chế KCN, KCX thay thế hai Nghị định 322/HĐB và 192/CP.
Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Quy hoạch phát
triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quy
hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trị dãn dắt sự
phát triển cơng nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mơ hợp lý
để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại
những địa phương có tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng gps
của các KCN vào tổng gí trị sản xuất cơng nghiệp khoảng từ 24% hiện nay lên
khoảng 39- 40% vào năm 2010 và trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ
xuất khẩu hàng công nghiệp của các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc
hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.
Tính tới tháng 3/2011 thì cả nước có 260 KCN đã được thành lập với tổng diện
tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động, 87 KCN đang giải
phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Trong đó, 105 KCN đã xây dựng và đi vào
vận hành cơng trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các KCN đã đi
vào hoạt động. Ngồi ra, cịn 43 KCN đang xây dựng cơng trình xử lý nước thải
tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới (Vũ Quốc Huy, 2011).
Tháng 12/2011, đã có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm
65% tổng số KCN đã vận hành và hơn 30 KCN đang xây dựng cơng trình xử lý
nước thải tập trung (khucongnghiep.com.vn). Và tính đến tháng 9/ 2012 trong cả

3


nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.100 ha (Vũ
Đại Thắng, 2012).
300

Số lượng KCN (khu)


Diện tích KCN (ha)
80100

Số lượng KCN

250

283

71000

Diện tích KCN

70000

223

200

179

150

139

131

60000


57264

50000

42986

40000

29392

100

30000

26986
65

50
0

20000

11964

10000

2360 12
300 1

1991


1995

80000

260

0
2000

2005

2006

2007

2008

2011

2012

Nguồn: Bộ tài ngun và mơi trường, (2009).

Hình 2.1. Tình hình phát triển khu cơng nghiệp ở Việt Nam
Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân
bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế trọng
điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa
phương từng bước phát triển. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với

điều kiện, trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Quy mơ trung bình của
các KCN, KCX đến 12/2011 là 268ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó
khăn, ít có lợi thế phát triển cơng nghiệp có quy mơ KCN, KCX trung bình thấp
hơn so với các vùng khác, như vùng Trung du miền núi phía Bắc (154,9 ha), Tây
Ngun (157,6 ha), vùng Đơng Nam Bộ có quy mơ KCN trung bình cao nhất
(378,3 ha) (Khucongnghiep.com.vn).
Tỷ lệ lấp đầy của các KCN khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước. Tỷ
lệ lấp đầy tính chung cho các KCN đã vận hành và đang xây dựng cở bản của các
vùng dao động trong khoảng 50 – 60%; nếu tính riêng các KCN đã vận hành thì
ở mức 65- 75%. Một số vùng phát triển KCN từ lâu như Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã vận
hành ở mức cao. Tính trung bình: Đơng Nam Bộ ( bao gồm cả Long An) 73%,

4


đồng bằng sông Hồng 73%, đồng bằng sông Cửu Long 89% (Bộ Tài ngun và
Mơi trường, 2009).
2.1.2. Vai trị của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế xã hội
Trong 18 năm qua, các KCN đóng vai trị quan trọng trong hình thành lực
lượng cơng nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước. Các khu công nghiệp đã
và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch,
tạo việc làm và hạn chế tình trạng ơ nhiễm do chất thải cơng nghiệp gây ra.
Chính sự phát triển của khu cơng nghiệp đã thúc đây việc phát truển các đô thị
mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế xã hội nói chung. Vai trị tích cực tác động của khu cơng nghiệp có thể
xác định rõ trên một số khía cạnh chủ yếu như:
Năm 2008, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN dạt 33,2 tỷ
USD(chiếm 38% GDP cả nước). Các KCN đóng góp đáng kể vào tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, hàng năm đạt tỷ trọng trung bình khoảng 20%.

Tính bình quan 1 ha đất cơng ghiệp đã cho thuê tạo ra giá trị xuất khẩu khoag
700.000 USD. Giá trị xuất khẩu của các KCN liên tục tăng trong những năm gần
đây ( năm 2006 đạt khoảng 8 tỷ USD, năm 2007 đạt 10,8 tỷ USD, năm 2008 đạt
16,2 tỷ USD chiếm tỷ trọng 25,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước). Với vai
trò quan trọng của mình, trong năm 2008 , các doanh nghiệp KCN đã nộp vào
ngân sách cả nhà nước khoảng 2,6 tỷ USD. Thống kê của Bộ KH & ĐT cho thấy,
giá trị sản xuất kinh doanh trên 1 ha diện tích đất cơng nghiệp đã cho th đạt
1,68 triệu USD/năm.[1]
KCN đóng góp đáng kể vào kết quả thu hút đầu tư cả nước, đặc biêt là thu
hút đầu tư nước ngồi. Tính bình qn 1 ha đất cơng nghiệp đã cho thuê thu hút
vốn đầu tư bình quan khoảng 3,8 triệu USD. Tính đến hết năm 2008, các KCN
rong cả nước thu hút được 3.564 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tơng vốn
đăng ký là 42,7 tỷ USD; 3.588 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là
251.542 tỷ đồng (tương đương 14,8 tỷ USD). Riêng năm 2008, các KCN đã thu
hút gần 59.200 tỷ đồng đầu tư trong nước, trong đó có 524 dự án mới với tổng
vốn đăng ký là 53.255 tỷ đồng và điều chỉnh 173 dự án với tổng vốn đầu tư tăng
thêm đạt 5945 tỷ đồng. [1] [13].

5


Bảng 2.1. Sự phát triển của khu công nghiêp ở nước ta
Nội dung

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


Tổng số dự án nước ngoài

2.433

3.020

3.564

Số dự án nước ngoài mở mới

356

605

540

Tổng vốn đầu tư nước ngoài cấp mới
(tỷ USD)

4,34

4,81

10,45

Tỷ lệ so với tổng số vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký cả nước (%)

56


42,3

38

Số dự án nước ngoài tăng vốn

337

459

537

Tổng vốn đầu tư nước ngoài xin tăng
(tỷ USD)

1,35

2,47

2,34

Tổng số dự án trong nước

2623

3070

3588

Số sự án trong nước mở mới


300

468

524

Tổng vốn đầu tư trong nước
(nghìn tỷ đồng)

15

41

59,3

Nguồn: Bộ KH &ĐT (2006, 2007,2008)

Bên cạnh thu hút vốn đầu tư nước ngồi, một số đóng góp rất lớn đó là góp
phần vào việc tiếp thu cơng nghệ hiện đại. Trong thời gian làm việc trực tiếp với
phía nước ngồi, các chun gia, kỹ sư thậm chí cơng nhân nước ta cũng có cơ hội
học hỏi được kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành sản xuất tiên tiến của họ.
KCN, KCX góp phần tạo cơng ăn việc làm. Hoạt động của KCN, KCX
đòi hỏi một lực lượng lao động tương đối lớn chính vì vậy rất nhiều người lao
động có cơ hội có cơng ăn việc làm. Ngồi ra việc xây dựng xí nghiệp sản xuất,
dịch vụ hỗ trợ bên ngoài đã giải quyết được một số lượng lớn lao động các vùng
lân cận.
KCN, KCX thúc đẩy phát triển kinh tế. Các KCN, KCX nước ta đang ngày càng
chứng tỏ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế, cơng nghiệp, là động lực quan
trọng trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng

cơng nghiệp - dịch vụ, góp phần vào cơng cuộc CNH, HÐH tại các địa phương,
nhất là những nơi mà điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch
và Ðầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX tạo ra mỗi năm lên
đến 20 - 25 tỷ USD, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp
trong KCN, KCX so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng
lên đáng kể, từ mức 17% năm 2001 lên khoảng 30% năm 2010. Các KCN, KCX
hiện giải quyết việc làm cho gần 1,5 triệu lao động [14] [23].

6


Quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam thời gian qua đã có những tác
động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa nói riêng. Vai trị quan trọn của KCN đã được thể hiện rõ trong sự đóng
góp của KCN vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và dịch chuyển cư cấu kinh tế tạo
nên một số ngành có năng lực cạnh tranh, một vài ngành cơng nghệ cao cũng như
sự chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản lý và tiêp thụ, đào tạo tay
nhề cho người lao động Việt Nam.
2.1.3. Những vấn đề môi trường phát sinh từ khu công nghiệp
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN
nhằm mục đích sử dụng hơp lý tài nguyên và năng lương, khoanh vùng sản xuất
công nghiệp vào một khu nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm
do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư
xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng
cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn . . . đồng thời giảm chi phí đầu tư
cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý mơi trường trên một đơn vị chất thải.
Ngồi ra, cơng tác quản lý mơi trường đối với các cơ sở sản xuất trong KCN
cũng được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi được xây dựng và đi vào

hoạt động đã bộc lộ những vấn đề, thách thức không nhỏ đối với môi trường.
Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính
phức tạp về mơi trương cao, do vậy yêu cầu đối với công tác xây dựng, thẩm
định báo cáo ĐTM và giám sát môi trường các cơ sở sản xuất nói riêng và hoạt
động của cả KCN nói chung trong giai đoạn hoạt động sẽ rất khó khăn. Cũng vì
tính đa ngành trong KCN nên chất lượng cơng trình và cơng nghệ xử lý nước thải
cần đầu tư mang tính đồng bộ. Tại nhiềuKCN, chất lượng nước thải sau xử lý
vẫn chưa đạt quy chuẩn môi trường và chưa ổn định.
Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi
đó cơng tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN cịn nhiều hạn chế, do đó
phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn.
Trong những năm gần đây, nhiều KCN đã hoàn thành hạng mục xây
dựng cơng trình xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất thấp (
khoảng 43,4 % các KCN đang hoạt động) và hiệu quả hoạt động không cao, dẫn

7


đến tình trạng nước thải của KCN vẫn được thải ra ngồi với thải lượng ơ
nhiễm cao.Tại khơng ít KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất còn
hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính hình thức đối phó. Khí thải khơng thể
giải quyết tập trung giống như nước thải mà cần xử lý ngay tại nguồn. Khí thải
do các cơ sở sản xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hại nên khơng
được quản lý, kiểm sốt tốt tại cơ sở sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.

Nguồn: Bộ Tài ngun và Mơi trường (2009)

Hình 2.2. Tỷ lệ gia tăng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng
nước thải từ các lĩnh vực trong tồn quốc


Nguồn: Bộ Tài ngun và Mơi trường (2009)

Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung

8


Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đa phần do trực tiếp từng doanh
nghiệp trong KCN thực hiện. Cịn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc
cơng tác phân loại chất thải rắn. Chất thải rắn công nghiệp còn bị đổ lẫn với rác
thải sinh hoạt, chất thải nguy hại còn chưa được phân loại, lưu trữ và vận chuyển
đúng quy định. Nhiều KCN chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
từ các doanh nghiệp trong KCN theo quy định. Hoạt động sản xuất tại các khu
công nghiệp làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó có một tỷ lệ khơng
nhỏ là rác thải nguy hại. Theo báo cáo của Vụ Quản lý KCN&KCX (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), tổng lượng rác thải ước tính bình qn một ngày đêm của cả
nước hiện đã tăng từ 25.000 tấn (năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn; trong đó,
lượng rác thải cơng nghiệp chiếm khoảng 20%, phần lớn tập trung tại các KCN,
KCX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam (chiếm khoảng 50%)[25]
Ngồi ra, quy hoạch hệ thống giao thơng và cây xanh của nhiều KCN chưa được
quan tma đúng mức. Cây xanh được trồng trong nhiều KCN vẫn mang tính đối
phó, phần nhiều là cỏ, cây cảnh . . . chưa trồng được nhiều cây tạo bóng mát và
sinh khối lớn có tác dụng bảo vệ mơi trường.
Sự phát triển KCN đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường, đến cuộc
sống của ngươi lao động và cộng đồng xung quanh, ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững của đất nước.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT SİNH CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) bao gồm CTR sinh hoạt và CTR cơng
nghiệp. Trong đó, CTR cơng nghiệp được chia thành CTR thông thường và chất
thải rắn nguy hại. Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho
thuê, diện tích sử dụng, tính chất và loại hình cơng nghiệp của KCN. Tính chất
và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp
đầy cịn thấp, quy mơ và tính chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có
biến động lớn.
Theo Vụ quản lý các khu kinh tế thuộc bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi ngày
các KCN Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn CTR, tương đương khoảng
gần 3 triệu tấn CTR mỗi năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc
gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Tính trung bình cả nước, năm 2005 – 2006, 1ha

9


diện tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm. Đến nay 2008 – 2009,
con số đó đã tăng lên 204 tấn/năm, mức tăng khoảng 50% tức trung bình 10%
mỗi năm. Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích phản ánh sự thay đổi trong
cơ cấu sản xuất cơng nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy
mô ngày càng lớn tại các KCN. Tại 3 vùng kinh tế trọng điểm chiếm khoảng
80% tổng lượng CTR cơng nghiệp, trong đó lớn nhất là vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam [8][23].
Theo kết quả tính, tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 sẽ vào
khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm, và đạt khoảng 9 – 13,5 triệu tấn/năm vào năm
2020. Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phần chất thải rắn KCN có thể
thay đổi theo hướng gia tăng CTR nguy hại. Kết quả của q trình gia tăng mức
độ cơng nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao [7].
Bảng 2.2. Ước tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020


Năm 2005
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020

Tổng diện tích
quy hoạch(ha)

Tổng diện
tích sử
dụng(ha)

Tổng diện
tích cho
thuê(ha)

Lượng CTR
Phương án 1
( tấn/năm)

Lượng CTR
Phương án 2
(tấn/năm)

24950
58389
70000
80000

16663

34171
50000
64000

7433
161253
30000
45000

996.022
3.225.000
6.000.000
9.000.000

996.022
3.225.000
7.500.000
13.500.000

Nguồn: Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Cơng nghiệp, Bộ Công thương (2011)
Ghi chú:
Phương án 1 mức phát thải các năm 2005, 2010, 2015, 2020 lần lượt 134, 200, 200,200(tấn/ha/năm).
Phương án 2 mức phát thải các năm 2005, 2010,2015, 2020 lần lượt 134, 200, 250, 300 (tấn/ha/năm).
Diện tích tính dự báo là diện tích cho th và có hoạt động sản xuất. Cơng thức tính: tổng CTR = mức
phát thải năm của mỗi ha (tấn/ha/năm) x tổng diện tích cho thuê.

Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh lượng không nhỏ chất thải
rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng phụ thuộc vào loại hình công
nghiệp đầu tư.Qua khảo sát một số KCN cho thấy, trong thành phần chất thải rắn
của các KCN, tỷ lệ chất thải nguy hại thường chiếm dưới 20% nếu được phân

loại tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế hay tái sử dụng cũng khá cao (kim
loại, hóa chất . . . ) và những thành phần có nhiệt trị cao khơng nhiều (sơn, cao su
. . .). Tuy nhiên trên thực tế cũng cần lưu ý vì có nhiều KCN mới nhất là ngành
điện tử tỷ lệ chất thải nguy hại có thể vượt con số 20% [2].

10


Tổng lượng chất thải rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 25.000
tấn/ngày ( năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn/ngày ( năm 2005), trong đó lượng
chất thải rắn từ hoạt động cơng nghiệp có xu hướng gia tăng, phần lớn tập trung
tại các KCN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong những năm
gần đây, cùng với sự mở rộng của các KCN, lượng chất thải rắn từ các KCN đã
tăng đáng kể. Trong đó lượng chất thải nguy hại gia tăng với mức độ khá cao.
Biểu đồ Theo số liệu tính tốn, chất thải rắn phát sinh từ các KCN phía Nam
chiếm tỷ trong lớn nhát so với các vùng khác trong toàn quốc, lên tới gần 3.000
tấn /ngày. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ phía Nam nhiều gấp
3 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và nhiều gấp
khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ miền Trung [12].
Bảng 2.3. Khối lượng chất thải rắn từ các khu công nghiêp phía Nam, 2008
Tỉnh/Thành phố

Khối lượng chất thải rắn cơng nghiệp (tấn/ngày)
Khơng nguy hại

Nguy hại

329
155
1618

102
45
288
5
26

55
41
191
26
11
72
1
6

371

93

2939

496

Đồng Nai
Bình Dương
Tp. Hồ Chí Minh
Long An
Bình Phước
Bà Rịa – Vũng Tàu
Tây Ninh

Tiền Giang
11 tỉnh ĐBSCL (không kể Long
An và Tiền Giang)
Tổng cộng

Nguồn: Trung tâm Công nghệ môi trường ENTEC (tháng 5/2009)

Phần lớn chất thải nguy hại được phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp. Tổng lượng chất thải nguy hại do Công ty Môi trường đô thị URENCO
Hà Nội thu gom trong 1 tháng ( của năm 2009) là khoảng 2.700 tấn/ tháng, trong
đó số lượng chất thải nguy hại có nguồn gốc từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp (dầu thải, dung môi, bùn thải, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa chất . . . ) đã
là 2.100 tấn/tháng. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất
cơng nghiệp (các ngành điện tử, sản xuất hóa chất, lắp ráp thiêt bị cao cấp . . . )
cao hơn nhiều so với các lĩnh vực khác [2].

11


×