Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh huyện mê linh TP hà nội luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU PHỊNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ
HÓA CHẤT TẠI CÁC NHÀ MÁY CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
QUANG MINH, HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa họ c mô i trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phan Trung Quý

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Trung Qúy.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Mọi nguồn thông tin được sử dụng trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Dương Văn Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng của bản thân tơi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân trong và
ngoài trường.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Trung Qúy đã trực tiếp
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn. Với những lời dẫn chi tiết, những tài liệu, sự tận
tình hướng dẫn và những lời động viên của thầy đã giúp tơi vượt qua nhiều khó khăn
trong q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường - HVNNVN đã
tạo điều kiện và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học
“Khoa học mơi trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu giúp tôi rất nhiều khi
thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ động viên tơi trong
q trình học tập cũng như hồn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Dương Văn Cường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Danh mục chữ vıết tắt.................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesıs abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 1


1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 1

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghıên cứu ................................................................. 3
2.1.

Các khái niệm .................................................................................................. 3

2.2.

Cơ sở pháp lý về phịng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất.................................. 6

2.2.1.

Các văn bản Luật ............................................................................................. 6

2.2.2.

Các Nghị định.................................................................................................. 7

2.2.3.

Các Thông tư ................................................................................................... 8

2.2.4.

Các Chỉ thị, Công văn ...................................................................................... 8

2.2.5.


Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn ............................................................................. 8

2.3.

Tổng quan về tình hình hoạt động hóa chất ở trên thế giới và trong nước ....... 10

2.3.1.

Trên thế giới .................................................................................................. 10

2.3.2.

Trong nước .................................................................................................... 12

2.4.

Các sự cố hóa chất điển hình đã xảy ra ở trên thế giới và trong nước.............. 14

2.4.1.

Trên thế giới .................................................................................................. 14

2.4.2.

Trong nước .................................................................................................... 16

2.5.

Phương pháp đánh giá rủi ro sự cố hóa chất tại các nhà máy của KCN ........... 17


Phần 3. Đốı tượng, phạm vı, nộı dung và phương pháp nghıên cứu ....................... 23
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 23

iii


3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 23

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 23

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................. 23

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................................. 23

3.4.3.


Phương pháp khảo sát thực địa....................................................................... 24

3.4.4.

Phương pháp chuyên gia ................................................................................ 24

3.4.5.

Phương pháp mơ hình hóa mơ phỏng sự cố hóa chất ...................................... 24

3.4.6.

Phương pháp xác định xác suất xảy ra sự cố .................................................. 25

3.4.7.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 27

Phần 4 Kết quả nghıên cứu ...................................................................................... 28
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KCN Quang Minh, huyện Mê Linh,
TpPHà Nội .................................................................................................... 28

4.1.1.

Vị trí địa lý Khu cơng nghiệp Quang Minh .................................................... 28

4.1.2.


Điều kiện địa hình.......................................................................................... 29

4.1.3.

Đặc điểm khí tượng thủy văn ......................................................................... 30

4.2.

Hiện trạng sử dụng và quản lý hóa chất tại các nhà máy của KCN Quang
Minh .............................................................................................................. 32

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng hóa chất........................................................................... 32

4.2.2.

Hiện trạng cơng tác phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và PCCC ................ 35

4.3.

Dự báo các nguy cơ sự cố hóa chất có thể xảy ra tại các nhà máy của KCN
và ảnh hưởng của nó đến con người, môi trường, xã hội ................................ 37

4.3.1.

Xác định các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn trên địa bàn KCN Quang Minh . 37

4.3.2.


Kết quả mô phỏng sự cố hóa chất lớn tại các cơng ty trong KCN Quang
Minh .............................................................................................................. 39

4.4.

Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu các nguy cơ sự cố hóa chất tại KCN
Quang Minh................................................................................................... 60

4.4.1.

Quy trình, phương án và kế hoạch ứng phó đối với sự cố hóa chất ................. 60

4.4.2.

Nhân lực ứng phó sự cố hóa chất ................................................................... 65

4.4.3.

Hệ thống báo nguy, hệ thống thơng tin nội bộ và thơng báo ra bên ngồi
trong trường hợp sự cố hóa chất ..................................................................... 66

4.4.4.

Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ ............................................... 68

iv


4.4.5.


Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất ................................................. 70

Phần 5 Kết luận – Kiến nghị .................................................................................... 80
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 80

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 81
Phần phụ lục................................................................................................................ 83
Phụ lục 1: Danh mục hóa chất nguy hạı ....................................................................... 83
Phụ lục 2: Tıêu chí phân loạı các tính chất nguy hạı của hóa chất ................................ 90
Phụ lục 3: Thiết lập các tình huống giả định trong Aloha ............................................. 92

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hệ thống phân loại hóa chất nguy hại ............................................................4
Bảng 2.2. Phân cấp tình huống sự cố hóa chất .............................................................6
Bảng 2.3. Một số kết quả về hoạt động sản xuất cơng nghiệp ngành hóa chất ............. 13
Bảng 3.1. Danh sách các công ty trong KCN Quang Minh được điều tra .....................24
Bảng 3.2. Bảng xác định xác xuất sự cố sảy ra đối với hóa chất trong các quá trình
sản xuất ..................................................................................................... 26
Bảng 3.3. Bảng hệ số hư hỏng do tần số sử dụng cơng trình ........................................ 26
Bảng 3.4. Bảng hệ số an toàn cháy nổ khi sử dụng các thiết bị an tồn cho các chất

khí dễ cháy ................................................................................................ 27
Bảng 3.5. Bảng hệ số kiểm tra an toàn của thiết bị ....................................................... 27
Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị 0C) ................................... 30
Bảng 4.2. Độ ẩm tương đối trung bình trong năm (đơn vị %)....................................... 31
Bảng 4.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (đơn vị mm) ............................32
Bảng 4.4. Tổng hợp số liệu tình hình hoạt động hóa chất tại KCN Quang Minh ..............33
Bảng 4.5. Hiện trạng phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các cơ sở tham gia
hoạt dộng hóa chất trong KCN Quang Minh. ............................................. 35
Bảng 4.6. Những diễn biến sự cố, hậu quả và phạm vi tác động của các sự cố hóa
chất lớn có thể xảy ra trong KCN Quang Minh ..........................................37
Bảng 4.7. Thống kê các cơng ty có thể xảy ra sự cố hóa chất lớn trên địa bàn KCN
Quang Minh .............................................................................................. 38
Bảng 4.8. Quy trình ứng phó sự cố .............................................................................. 60
Bảng 4.9. Sơ đồ phân loại phương án phối hợp hành động........................................... 61
Bảng 4.10. Hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.....................65
Bảng 4.11. Kế hoạch huấn luyện ................................................................................. 68
Bảng 4.12. Chương trình tập huấn, huấn luyện ............................................................69

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vụ nổ nhà máy hóa chất tại bang Massachusetts, Mỹ ................................... 15
Hình 2.2. Vụ nổ lớn tại nhà máy chứa hóa chất ở thành phố Tĩnh Giang, Trung Quốc .15
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình đánh giá rủi ro .....................................................................18
Hình 4.1. Vị trí của KCN Quang Minh ........................................................................ 29
Hình 4.2. Tốc độ phát tán hơi độc Toluen Diisoxyanat ................................................ 40
Hình 4.3. Phạm vi ảnh hưởng hơi độc của TDI ............................................................41
Hình 4.4. Mơ phỏng sự cố rị rỉ phát tán hơi độc TDI tại khu vực bồn chứa ................. 41
Hình 4.5. Tốc độ cháy của TDI ....................................................................................42

Hình 4.6. Phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt khi cháy TDI .............................................42
Hình 4.7. Mơ phỏng sự cố cháy TDI ............................................................................ 43
Hình 4.8. Phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt của nổ TDI ................................................ 44
Hình 4.9. Mơ phỏng sự cố nổ bồn TDI ........................................................................ 45
Hình 4.10. Tốc độ rị rỉ LPG ........................................................................................ 48
Hình 4.11. Phạm vi ảnh hưởng hơi ngạt do rị rỉ LPG .................................................. 48
Hình 4.12. Mơ phỏng sự cố rị rỉ phát tán LPG tại bồn ................................................49
Hình 4.13. Tốc độ cháy LPG ....................................................................................... 49
Hình 4.14. Phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt do cháy LPG ........................................... 50
Hình 4.15. Mơ phỏng sự cố cháy LPG tại bồn .............................................................51
Hình 4.16. Phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt khi nổ bồn LPG ....................................... 51
Hình 4.17. Mơ phỏng sự cố nổ bồn LPG...................................................................... 52
Hình 4.18. Tốc độ phát tán NH3................................................................................... 55
Hình 4.19. Phạm vi ảnh hưởng sự cố phát tán Amoniac ............................................... 55
Hình 4.20. Mơ phỏng sự cố rị rỉ phát tán Amoniac tại bồn ..........................................56
Hình 4.21. Tốc độ cháy NH3........................................................................................ 56
Hình 4.22. Phạm vi ảnh hưởng bức xạ nhiệt của sự cố cháy Amoniac .......................... 57
Hình 4.23. Mơ phỏng sự cố rị rỉ Amoniac gây cháy ....................................................58
Hình 4.24. Sơ đồ Kênh thơng tin liên lạc nội bộ trong Ban chỉ huy ứng phó sự cố ....... 66

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

- KHPNƯPSCHC


Kế hoạch phịng , ứng phó sự cố hóa chất

- ƯPSCHC

Ứng phó sự cố hóa chất

- TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

- TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

- QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

- PCCC

Phòng cháy chữa cháy

- CNCH

Cứu nạn, cứu hộ

- KTAT

Kỹ thuật an toàn


- ALOHA

Phần mềm mơ phỏng phát tán hóa chất

- ATVSLĐ-PCCNBVMT

An tồn vệ sinh lao động – phòng chống cháy
nổ - bảo vệ mơi trường

- SHE

An tồn, sức khỏe và Mơi trường

- CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

- SCHC

Sự cố hóa chất

- SMC

Tổng chỉ huy ứng phó sự cố

- BHLĐ

Bảo hộ lao động

- LPG


Khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquefied Petroleum
Gas)

- TDI

Toluen Diisoxyanat

- NH3

Amoniac

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Văn Cường
Tên luận văn: Nghiên cứu phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy
của khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường.

Mã số: 60.44.03.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Dự báo các tình huống sự cố hóa chất và các tác động của nó, từ đó nghiên cứu đề
xuất các giải pháp phịng ngừa, ứng phó khi sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp mơ hình hóa,

phương pháp đánh giá rủi ro và phương pháp xử lý số liệu.
Với mức độ và yêu cầu cụ thể của đề tài, nghiên cứu lựa chọn sử dụng phần mềm
ALOHA – để mô phỏng vùng địa điểm của khí quyển độc hại và các điều kiện rủi ro
đến tính mạng con người do sự cố hóa chất xảy ra nhất là các loại hợp chất có nguy cơ
cháy nổ cao. Đây là một phần mềm của Mỹ kết hợp với CAMEO Chemicals và Google
Earth - Lập bản đồ ứng dụng cho lập kế hoạch, ứng phó, và nhiệm vụ hoạt động địa
phương được sử dụng miễn phí và có một số hạn chế nhất định.
Kết quả chính và kết luận
Khu cơng nghiệp Quang Minh là KCN đa ngành, tình hình hoạt động hóa chất
tại các doanh nghiệp rất lớn và rất đa dạng, kèm theo đó là các nguy cơ xảy ra sự cố hóa
chất đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, an tồn xã hội và mơi trường. Tại KCN
Quang Minh đã xác định được 3 nguy cơ sự cố hóa chất với lượng tồn trữ rất lớn.
Kết quả mô phỏng bằng phần mềm ALOHA và Google Earth đã cho thấy ảnh
hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh KCN Quang Minh khi các sự cố hóa chất
lớn xảy ra. Dựa trên kết quả mô phỏng, nghiên cứu đã đưa ra các nhóm giải pháp phịng
ngừa và khắc phục sự cố hóa chất tại KCN Quang Minh bao gồm:
- Thiết lập quy trình, phương án và kế hoạch ứng phó đối với sự cố hóa chất
- Chuẩn bị nhân lực ứng phó sự cố hóa chất
- Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngồi trong
trường hợp sự cố hóa chất
- Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Duong Van Cuong
Thesis title: Research on prevention and response to chemical incidents at
factories of Quang Minh industrial park, MeLinh district, Hanoi city.
Major: Environmental science


Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Forecasting chemical incident scenarios and its effects, from which to propose
solutions to prevent and respond to chemical incidents occurring in the study area.
Materials and Methods:
Research methods used in the study included secondary data collection, primary
data collection, modeling, risk assessment and data processing methods.
This study uses the ALOHA software - to simulate the hazardous atmospheric
locations and risk conditions to which human lives are most likely to be caused by
chemical incidents, such as those with a high risk of fire or explosion. This is an
American software that combines with CAMEO Chemicals and Google Earth Mapping applications for local planning, response and tasking are free to use and have
certain limitations.
Results and Conclusion
Quang Minh Industrial Park is a multi-sector industrial park, the situation of
chemical activities in enterprises is very large and diverse, with the risk of chemical
incidents threatening human health and life, social and environmental safety. In Quang
Minh Industrial Park, there are 03 factories that can be identified with large amounts of
chemical storage.
The simulation results using ALOHA and Google Earth software have shown
significant impact on the environment around Quang Minh IP when major chemical
incidents occur. Based on simulation results, the research team has introduced solutions
for preventing and correcting chemical incidents at Quang Minh IP including:
- Establish procedures, plans and response plans for chemical incidents
- Prepare manpower for chemical incident response
- Hazardous area system, internal information system and outward notification in
case of chemical incident
- Schedule training and rehearsal periodically


x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành hóa chất cơng nghiệp đang tồn tại và song hành với sự phát triển
của các ngành công nghiệp khác trên cả nước cũng như trong phạm vi của khu
công nghiệp Quang Minh. Đặc tính của hóa chất chủ yếu mang tính cháy nổ, độc
hại, kích ứng và ăn mịn nên luôn tiềm ẩn các nguy cơ đối với sức khỏe con
người và môi trường xung quanh. Trong môi trường sản xuất, kinh doanh hay sử
dụng thì người lao động ln bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe do phải tiếp
xúc với chúng. Hóa chất có khả năng phát tán nhanh (các loại hóa chất, dung
mơi, amoniac, axit sulfuric, axit nitric, axit photphoric, kiềm, clo, focmaldehyt và
phenol…) nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người và để lại những hậu quả lâu
dài đối với sức khỏe con người và môi trường bởi khả năng tồn lưu lâu dài khó
phân hủy.
Với những tính chất nguy hiểm của hóa chất nên hoạt động hóa chất của
các nhà máy tại khu công nghiệp Quang Minh luôn đi liền với nguy cơ xảy ra sự
cố lớn, ngay lập tức tác động trên phạm vi rộng đến sức khỏe con người, tài sản
vật chất và môi trường. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của hóa chất và
phịng ngừa có hiệu quả sự cố hóa chất độc hại tạo điều kiện cho sản xuất, kinh
doanh và sử dụng hóa chất an tồn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe con
người, bảo vệ môi trường. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công
nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Dự báo các tình huống sự cố hóa chất và các tác động của nó, từ đó
nghiên cứu đề xuất các giải pháp phịng ngừa, ứng phó khi sự cố hóa chất xảy ra
trên địa bàn nghiên cứu.

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu công nghiệp Quang Minh.
- Khái quát về tình hình hoạt động hóa chất trong cả nước và khu cơng
nghiệp Quang Minh.
- Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng hóa chất tại các nhà máy của KCN
(Phỏng vấn người lao động, người quản lý).

1


- Giả định một số tình huống sự cố hóa chất cụ thể và cách giải quyết sự cố
hóa chất đó.
- Dự báo một số nguy cơ có thể xảy ra, xây dựng phương án phịng ngừa ứng
phó (loại nguy cơ, xảy ra trong môi trường nào, cách xử lý) cho KCN Quang Minh.
- So sánh các chuẩn bị của KCN để ứng phó sự cố.
- Xem các bài học kinh nghiệm giải quyết sự cố.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM
Một số khái niệm đã được ghi trong điều 4 (Giải thích từ ngữ) - Luật Hóa
chất ngày 21 tháng 11 năm 2007 như sau:
- Hóa chất: Là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác
hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo (Luật Hóa chất
ngày 21 tháng 11 năm 2007).
- Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến,
những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các
dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó khơng thay đổi.

- Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng khơng
xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.
- Hóa chất nguy hại là các hóa chất đã được chứng minh là có nguy cơ gây
tác động xấu đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với hóa chất đó, trên cơ sở
khoa học và có đủ độ tin cậy thống kê. Các tác động có hại có thể bao gồm: Gây
nổ, dễ cháy, ơxi hóa, ăn mịn, gây độc, độc sinh thái,… Việc xác định hóa chất
nguy hại được xác định theo danh mục hóa chất và ngưỡng khối lượng quy định
hoặc theo các tiêu chí xác định tính chất nguy hại của hóa chất theo thơng lệ quốc tế.
Xét về tính chất nguy hại của một hóa chất (dù là đơn chất hay hỗn hợp
chất) theo Hệ thống thống nhất toàn cầu về phân loại và gắn nhãn hóa chất
(GHS), người ta chia tính nguy hại của hóa chất thành 3 loại:
- Nguy hại về mặt vật lý (physical hazard), thí dụ như nguy hiểm do áp
suất cao, nhiệt độ cao/thấp, tính ăn mịn, mùi, tính dễ phản ứng hay tính khơng
bền vững, tính dễ cháy, nổ…
- Nguy hại về mặt sức khỏe (health hazard): Tính gây độc cấp tính hay
mãn tính cho con người, tính gây biến đổi gen, gây ung thư, độc sinh sản…
- Nguy hại về mặt môi trường (environmental hazard): Nguy hại cho thủy
sinh, động vật có vú và chim…
- Hố chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính
nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n của hóa chất nguy hiểm.

3


- Sự cố hóa chất: là tình trạng cháy, nổ, rị rỉ, phát tán hóa chất gây hại
hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường (Luật Hóa chất ngày
21 tháng 11 năm 2007).
Bảng 2.1. Hệ thống phân loại hóa chất nguy hại
Nhóm 1.1


Nổ hàng loạt

Nhóm 1.2

Nổ gây đặc tính nguy hiểm

Loại 1

Nhóm 1.3

Nổ gây cháy

Nổ

Nhóm 1.4

Chất nổ ít

Nhóm 1.5

Chất nổ mạnh

Nhóm 1.6

Chất nổ cực mạnh

Nhóm 2.1

Khí khơng cháy


Nhóm 2.2

Khí dễ cháy

Nhóm 2.3

Khí độc

Nhóm 3.1

Dưới - 18°C (0°F)

Nhóm 3.2

Từ - 18°C trở lên đến dưới 23°C (73°F)

Nhóm 3.3

Từ 23°C và đến 61°C (141°F)

Nhóm 4.1

Chất rắn dễ cháy

Loại 2
Khí

Loại 3
Chất dễ cháy
Loại 4


Chất rắn dễ cháy, vật liệu
Nhóm 4.2
dễ cháy tự nhiên và vật

Vật liệu dễ cháy tự nhiên

liệu nguy hiểm khi bị ẩm

Nhóm 4.3

Vật liệu nguy hiểm khi bị ẩm

Loại 5

Nhóm 5.1

Ơ xi hóa

Nhóm 5.2

Nhóm O-O (peroxit) hữu cơ

Nhóm 6.1

Chất độc

Nhóm 6.2

Chất gây hại


Nhóm 6.3

Chất gây bệnh (truyền nhiễm)

Ơ xi hóa và nhóm O-O
(Peroxit) hữu cơ
Loại 6
Chất độc và gây bệnh

Nguồn: Thông tư số 04/2012/TT-BCT

- Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ
gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả
năng kiểm sốt của cơ sở hóa chất.
Theo tài liệu kỹ thuật đánh giá rủi ro do của Tổng cục Mơi Trường năm
2014 thì các tình huống sự cố hóa chất (THSCHC) tại các nhà máy, tùy thuộc

4


theo mức độ, phạm vi ảnh hưởng và khả năng ứng phó tại chỗ tại cơng ty được
chia làm 3 cấp như sau:
- THSCHC Cấp I: Trong trường hợp này, sự cố có quy mơ nhỏ hoặc
chưa q lớn, khơng lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản mơi trường.
Khi đó, sự cố có thể được kiểm sốt bởi chính bản thân cơng ty bằng cách sử
dụng các biện pháp xử lý tại chỗ, huy động các nguồn lực có sẵn của cơng ty.
Nói cách khác, cơng ty có đủ nguồn lực và khả năng để kiểm sốt tình huống sự
cố mà chưa cần tới sự giúp đỡ từ bên ngồi.
- THSCHC Cấp II: Sự cố có quy mơ lớn hơn và có khả năng gây ra

những mối nguy hiểm nhất định hoặc thậm chí là nghiêm trọng đối với tính
mạng, tài sản và mơi trường. Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc
xuất phát từ những tình huống sự cố thấp hơn do khơng kiểm sốt được và phát
triển theo xu hướng ngày càng xấu đi. Khi đó, việc xử lý sự cố cần phải huy động
tồn bộ lực lượng ứng phó sự cố hóa chất của cơng ty nếu có thể thì cần tới sự hỗ
trợ của chính quyền (Ủy ban nhân dân xã, phường; Ủy ban nhân dân quận,
huyện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công an khu vực…) và sự phối hợp của các lực
lượng ứng cứu sự cố chuyên nghiệp như: PCCC, y tế khu vực, bệnh viện khu vực
(và nếu cần thì chuyển nạn nhân lên tuyến trung ương), các trung tâm ứng cứu
khẩn cấp trong khu vực…
- THSCHC Cấp III: Trường hợp sự cố hóa chất gây nên mối nguy hiểm
nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, mơi trường hoặc có khả năng gây
thiệt hại tồn bộ cơng trình (chết người, cháy lớn, nổ lớn...). Tình huống này có
thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố thấp hơn do
khơng kiểm soát được và phát triển theo xu hướng ngày càng xấu đi nghiêm
trọng. Khi mức độ nguy hiểm vượt quá khả năng ứng phó của Ban chỉ đạo
UPSCHC cấp thành phố, Uỷ ban nhân dân thành phố kịp thời báo cáo để Uỷ ban
Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, Chính phủ và các các cơ quan liên
quan phối hợp tổ chức ứng phó.
- Rủi ro hóa chất: Rủi ro hóa chất là xác suất của một tác động có hại hay
bất lợi đối với con người hay môi trường do tiếp xúc với một chất. Nó thường
được biểu diễn qua xác suất xảy ra tác động có hại, tức là tỷ số giữa số lượng cá
thể bị ảnh hưởng và tổng số cá thể tiếp xúc với tác nhân gây rủi ro. Hay nói một
cách khác đơn giản hơn, rủi ro hóa chất là rủi ro gây ra bởi sự cố hóa chất (Tổng
cục mơi trường, 2014).

5


Bảng 2.2. Phân cấp tình huống sự cố hóa chất

Tình huống
Phân loại

Tình
huống
khác
thường

Tình trạng khẩn
cấp

Thảm họa

Cấp I
Cấp II
Cấp III
Đơn vị tác nghiệp

Chủ cơ sở tự Ban
chỉ
đạo
xử lý
UPSCHC cấp tỉnh
chỉ đạo các đơn vị
và lực lượng sẵn có
trong khu vực.

Ban chỉ đạo
UPSCHC
cấp

thành
phố.

Chính phủ, các Bộ
ban ngành, Uỷ ban
Quốc gia Tìm kiếm
Cứu nạn

Nguồn: Tổng cục môi trường năm (2014)

- Đánh giá rủi ro:
Đánh giá rủi ro do phát thải hóa chất (hay nói rộng ra là phát thải chất ô
nhiễm) về bản chất chính là cơng cụ để kiểm sốt rủi ro do hóa chất (hay do chất
ơ nhiễm), bao hàm cả ý nghĩa kiểm sốt ơ nhiễm trong cả trường hợp phát thải
hóa chất thơng thường qua chất thải sản xuất, dịch vụ và phát thải hóa chất bất
thường do sự cố.
Rủi ro nói chung xuất phát từ nguồn có thể gây rủi ro, tức là các nguồn
nguy hiểm hay là các mối nguy hiểm. Các nguồn nguy hiểm có thể gây rủi ro sẽ
phát sinh sự cố khi và chỉ khi khả năng xẩy ra sự cố là 100% (hay là xác suất xẩy
ra là 1), Nhưng sự cố mặc dù đã xẩy ra nhưng chưa chắc đã gây nên hậu quả gì,
có thể do sự cố xẩy ra ở q xa các đối tượng nhạy cảm với mối nguy, hoặc
cường độ các nguy hiểm là nhỏ so với đối tượng nhạy cảm; nghĩa là khi đó hậu
quả là “0”. Trong trường hợp này “RỦI RO” được coi là “0” hay khơng có rủi ro
mặc dù có mối nguy hiểm nhất định. trong trường hợp xác xuất sự cố thấp hơn
100%, các nguồn nguy hiểm có thể sẽ khơng bao giờ xảy ra sự cố (Tổng cục môi
trường, 2014).
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ PHỊNG NGỪA VÀ ỨNG PHĨ SỰ CỐ
HĨA CHẤT
2.2.1. Các văn bản Luật
Luật Hóa chất: Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.
6


Luật Phòng cháy và chữa cháy: Luật Phòng cháy và chữa cháy số
27/2001/QH10 được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phịng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được thơng
qua ngày 22 tháng 11 năm 2013.
Luật Bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và Chủ tịch Quốc hội ký
lệnh công bố ngày 01 tháng 1 năm 2015
2.2.2. Các Nghị định
 Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất;
 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011, sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa
chất;
 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ
về Quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm
trên đường thuỷ nội địa;
 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 Quy định
danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ.
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính
phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
 Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Chính
phủ Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hố chất, phân bón
và vật liệu nổ công nghiệp.

7


2.2.3. Các Thông tư
 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010, quy định cụ
thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07
tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Hóa chất;
 Thơng tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 2 năm 2012, quy định về
Phân loại và ghi nhãn hóa chất;
 Thông tư 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công
Thương quy định danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong
q trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phường
tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;
 Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013, quy định về
Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công
nghiệp;
 Thông tư số 6/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công
An hướng dẫn thi hành nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính Phủ;
2.2.4. Các Chỉ thị, Cơng văn
 Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường cơng tác phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;
 Cơng văn số 10362/BCT-HC ngày 13 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công

Thương hướng dẫn về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa
chất cấp thành phố;
 Cơng văn số 9574/BCT-HC ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công
Thương về việc xây dựng Kế hoạch phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp
thành phố;
 Cơng văn số 2215/SCT-KTATMT ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Sở
Công Thương Hà Nội về việc hỗ trợ, phối hợp khảo sát thông tin hoạt động quản
lý hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 Công văn số 9574/BCT-HC ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công
Thương về việc xây dựng Kế hoạch phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh;
2.2.5. Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1364 -79 Các chất độc hại. Phân loại và yêu
cầu chung về an toàn.
8


- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm
an toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa
cháy cho nhà và cơng trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5307: 2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu
mỏ - Yêu cầu thiết kế;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254: 1989 An toàn cháy;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3255: 1986 An toàn nổ;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6008: 2010 Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu
cầu kỹ thuật an toàn và phương pháp kiểm tra;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6155: 1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ
thuật an toàn lắp đặt , sửa chữa và sử dụng;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà
và cơng trình – u cầu thiết kế;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484: 1999 Khí đốt hóa lỏng(LPG) – Xe bồn
vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế,, chế tạo và sử dụng;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6486: 2008 Khí dầu mỏ hóa lỏng – Tồn chứa
dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5334: 2007 Thiết bị điện kho dầu và sản
phẩm dầu – Quy phạm ký thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4090: 1985 Kho tàng, trạm và đường ống
dẫn xăng dầu;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4606: 1988 Đường ống dẫn chính – Quy
phạm thi cơng và nghiệm thu;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng khơng khí xung quanh;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về một số chất độc hại trong khơng khí xung quanh;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 19: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 20: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ;

9


- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1364 -79 Các chất độc hại. Phân loại và yêu
cầu chung về an toàn.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nươc thải công nghiệp;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 11: 2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt
động dầu khí, xăng dầu và hóa chất nhiệt điện;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01: 2008/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực ban hành theo quyết
định số 64/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 7/11/2008;
- Tiêu chuẩn của hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ: ASTM (American
Society fo Testing and Mateials);
- Và một số văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan khác:
+Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2012 - 2014.
+Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 thành phố Hà Nội.
2.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HĨA CHẤT Ở TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.3.1. Trên thế giới
Công nghiệp hóa chất Mỹ: Tiếp tục tăng trưởng nhờ lợi thế về nguyên liệu.
Trong khi nước Mỹ đang tràn ngập nguồn cung dầu mỏ và khí thiên nhiên
giá rẻ, các nhà phân tích thị trường đã đưa ra những dự báo lạc quan về triển
vọng năm 2016 đối với công nghiệp hóa chất (CNHC) nước này. Theo đánh giá
chung của Hội Hóa học Mỹ, sản lượng hóa chất của nước này sẽ cải thiện trong
năm 2016 và nhìn chung trong cả nửa đầu của thập niên hiện tại.
Hội Hóa học Mỹ dự báo sản lượng hóa chất Mỹ sẽ tăng 4,0% trong năm
nay, cao gần gấp đôi mức 2,4% trong năm 2014 và cao hơn mức tăng trưởng
chung 3% của cả nền kinh tế Mỹ. Ngồi ra, các cơng ty sản xuất hóa chất Mỹ sẽ
đạt lợi nhuận cao hơn trong năm 2016 (Tập đồn hóa chất Việt Nam, 2015).
Cơng nghiệp hóa chất châu Âu:
Theo Cơng ty tư vấn International EChem của Anh, giá dầu mỏ giảm sẽ tác
động có lợi đến CNHC châu Âu. Trên thực tế, biên lợi nhuận của các cơng ty hóa
chất tại đây đã bắt đầu tăng.

10


Tuy biên lợi nhuận có thể được cải thiện, nhưng các chuyên gia không kỳ
vọng CNHC châu Âu sẽ nhanh chóng đạt được sự gia tăng mạnh của doanh số và

sản lượng. Hiệp hội Cơng nghiệp hóa chất châu Âu CEFIC mới đây dự báo, sản
lượng hóa chất tại đây sẽ chỉ tăng khoảng 1,0% trong năm 2016, thấp hơn mức
dự báo 1,5% trước đó.Trên thực tế, sự tăng trưởng yếu kém đã khiến cho vai trò
của châu Âu trên thị trường hóa chất tồn cầu đang giảm đi (Tập đồn hóa chất
Việt Nam, 2015).

Cơng nghiệp hóa chất châu Á:
Các nhà sản xuất những sản phẩm hóa chất cơng nghiệp chính tại châu Á sẽ
phải vất vả vật lộn khi các nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc tăng trưởng
chậm lại. Đặc biệt, CNHC khu vực này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình
trạng cung vượt cầu ở Trung Quốc và sự sụt giảm của giá dầu mỏ tồn cầu.
Ngồi vấn đề đó, CNHC châu Á cịn đang phải đối phó với tình trạng dư
thừa cơng suất tại Trung Quốc – nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm lợi nhuận
trong thời gian qua. Ví dụ, xu hướng mở rộng sản xuất quá mức đã ảnh hưởng
bất lợi đến nhà sản xuất hóa chất và hóa dầu Sinopec của Trung Quốc. Mới đây,
Sinopec công bố đã thua lỗ 560 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2014. Theo
Công ty, cạnh tranh của hóa chất nhập khẩu cùng với sự gia tăng của cơng suất
hóa chất trong nước đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng đối với các nhà
sản xuất hóa chất nội địa.
Triển vọng của CNHC Nhật Bản cũng khơng khả quan hơn nhiều. Tuy các
cơng ty hóa chất chuyên cung ứng vật liệu cho ngành công nghiệp điện tử tại đây
đã đạt kết quả kinh doanh năm 2014 tương đối tốt, nhưng triển vọng đối với sản
xuất hóa chất cơ bản khá ảm đạm, tương tự như ở Trung Quốc. Nguyên nhân của
tình trạng này một phần là do tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã chậm lại sau
khi chính phủ tăng thuế tiêu thụ (Tập đồn hóa chất Việt Nam, 2015).
Cơng nghiệp hóa chất Trung Đông: Áp lực cạnh tranh gia tăng
CNHC Trung Đông chiếm 7% cơng suất hóa dầu tồn cầu, nhưng tốc độ
tăng trưởng đang giảm. Ba nguyên nhân chính của xu hướng này là: Cạnh tranh
tồn cầu đang ngày càng mạnh, cơng suất sản xuất đã lập kế hoạch có khả năng
sẽ vượt quá nguồn cung khí thiên nhiên giá rẻ trong khu vực, và những thị trường

quan trọng đối với các nhà sản xuất hóa chất Trung Đơng (ví dụ Trung Quốc)
đang ngày càng có khả năng tự cung tự cấp tốt hơn.

11


Theo Hiệp hội Hóa dầu và hóa chất Vùng Vịnh Ba T¬ (GPCA), tăng trưởng
sản xuất hóa chất tại khu vực Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh Ba Tư – nơi chiếm
phần lớn sản lượng hóa chất khu vực Trung Đơng – sẽ giảm xuống mức trung
bình 7,1%/năm từ nay cho đến năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức 11%/năm
đã đạt được trong những thập niên qua (Tập đoàn hóa chất Việt Nam, 2015).
2.3.2. Trong nước
Ngành hóa chất Việt Nam vẫn đang phát triển với tốc độ hai con số. Giá trị
sản xuất cơng nghiệp hóa chất đạt khoảng 270 nghìn tỉ năm 2014. Tốc độ tăng
trưởng 5 năm trở lại đây 2011-2015 đạt 19.25%/năm. Trong đó, nhóm sản phẩm
phân bón, nhóm sản xuất săm lốp là một trong những nhóm sản phẩm có tốc độ
phát triển cao trong khi các sản phẩm khác như thuốc bảo vệ thực vật, điện hóa
học đang có dấu hiệu chững lại về sản lượng cũng như doanh thu. Năm 2015,
ngành sản xuất hóa chất đóng góp 16.8% trong ngành sản xuất cơng nghiệp nói
riêng và 6.5% trong GDP nói chung. Tuy nhiên, một yếu điểm của ngành sản
xuất hóa chất Việt Nam là về vấn đề khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào cịn
yếu. Phần lớn ngun liệu cho ngành hóa chất phải nhập khẩu, điều này khiến
ngành đang phải chịu áp lực lớn về giá chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến giá cả sản
phẩm đầu ra và biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống cơng
nghệ máy móc kỹ thuật của ngành mới chỉ đang ở mức độ trung bình khá so với
một số nước trong khu vực, nên năng suất của ngành chưa cao và giá trị tăng
thêm của ngành cịn thấp. Vì vậy, sản lượng nội địa ở một số phân khúc sản
phẩm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Điều này dẫn đến thực trạng nhập
siêu ở một số lĩnh vực như phân bón, nguyên liệu nhựa, nguyên liệu xơ sợi, thuốc
bảo vệ thực vất, hóa chất cơ bản và các loại hóa chất khác. Ngành sản xuất hóa

chất Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Với quy hoạch phát triển ngành
hóa chất của chính phủ, với sự mở rộng giao thương và vốn đầu tư nước ngoài và
dư địa tăng trưởng cịn cao, ngành hóa chất vẫn cịn tiềm năng lớn. Hơn nữa, việc
đầu tư công nghệ hiện đại, tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào nhằm từng
bước nội địa hóa sản phẩm hóa chất sẽ khiến biên lợi nhuận của ngành đạt con số
tăng trưởng đáng kì vọng. Vì vậy, ngành hóa chất được dự báo cịn duy trì giai
đoạn tăng trưởng mạnh trong vịng 5 năm tới. Tốc độ trung bình năm 2015-2018
được ước tính đạt khoảng 17.5%/năm (Báo cáo ngành ViettinbankSc, 2015)
Trên địa bàn Hà Nội:
Hoạt động sản xuất cơng nghiệp hóa chất và sản phẩm hóa chất trên địa bàn
Hà Nội qua những năm được viết theo cuốn niên gián thống kê thể hiện ở Bảng 2.3:

12


Bảng 2.3. Một số kết quả về hoạt động sản xuất cơng nghiệp ngành hóa chất
Các chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

455


500

540

575

728

6.592

7.717

10.401

9.479

12.976

3. Tổng số lao động sản xuất hóa
chất và SP hóa chất trên địa 13.209

10.210

10.905

10.840

12.270

105,9


130,0

90,4

131,4

1. Tổng số cơ sở sản xuất hóa
chất và SP hóa chất trên địa bàn
2. Tổng giá trị sản xuất cơng
nghiệp hóa chất và SP hóa chất
trên địa bàn (tỷ đồng)

bàn(người)
4. Chỉ số phát triển giá trị SXCN
ngành sản xuất hóa chất và sản
phẩm hóa chất( %).

118,0

Nguồn: Theo niên gián thống kê Hà Nội năm (2015)

Qua kết quả điều tra khảo sát thưc tế của Sở Công Thương thành phố Hà
Nội năm 2015 cho thấy:
Hoạt động kinh doanh hóa chất:
+ Hầu hết các đơn vị hoạt động kinh doanh hóa chất đều có mặt khắp các
nơi trên địa bàn TP. Có nhiều đơn vị vừa kinh doanh vừa nhập khẩu hóa chất.
Các đơn vị này chủ yếu đặt văn phòng đại diện hay cửa hàng nhỏ lẻ và tồn trữ
dạng hàng mẫu giới thiệu sản phẩm được bao gói cẩn thận đúng quy cách quy
định an toàn. Hầu hết các đơn vị đều có kho chứa tập trung hoặc thuê kho

(khoảng 90% kho thuê) tại khu kho chính Đức Giang. Ngồi ra cịn có các khu
kho nhỏ lẻ ở một số khu cụm CN khác đã có và chưa có thẩm định cấp phép của
cấp quản lí.
+ Hiện trạng các kho chứa hầu hết đã xuống cấp (trừ các kho chứa xăng dầu
của các doanh nghiệp lớn). Công tác ATHC chưa được quan tâm và đầu tư đúng
mức. Thực trạng này là không tránh khỏi do nhiều nguyên nhân như: tận dụng
diện tích tối đa để giảm chi phí kho đẫn đến vi phạm ATHC; Dân cư đông đúc
nên nhu cầu nhà đất rất lớn dẫn đến xây dựng nhà ở lẫn khu kho chứa HC.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh hóa chất: Các đơn vị có hoạt động sản
xuất hóa chất chủ yếu tập trung ở các quận huyện trên địa bàn Hà Nội như huyện
Gia Lâm, Thanh trì, Đơng Anh, quận Long Biên, Hồn kiếm Tây Hồ... Các công

13


ty sản xuất hóa chất trên địa bàn như: Cơng ty cổ phần sản xuất thương mại hóa
An Phú, cơng ty cổ phần hóa chất cơng nghệ Miền Bắc, cơng ty cổ phần bột giặt
và hóa chất Đức Giang, cơng ty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Tân
Tiến, Cơng ty cổ phần cơng nghệ hóa Quảng Lợi, Cơng ty TNHH sản xuất
thương mại hóa An Phú. Sản phẩm chủ yếu là các loại hóa chất phục vụ cho nhu
cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu: C6H 5 Na3O7 C6H8O7.H2O, C6H7KO2,
C6H5K3O7, C14H18N2O5 ,Al2(SO4)3.18H2O, NaOH, CH3COOH, HNO3, H2O2,
Na2CO3, Na2SO4, HBrO3, HCOOH, H3PO4, KOH, KMnO4, C3H6O3, CaCl2,
AlO3.nH2O, NaCl, HCl, C2H2, NH4Cl, HF, CrO3, NaNO2, MnCO3, KH2PO4,
Na4P2O7, TiSO4SeO2, HNO3, H3PO4, ...
Hoạt động sản xuất có sử dụng hóa chất: Hầu hết tất cả các công ty trong
các cụm, khu công nghiệp và các cơng ty nằm ngồi khu cơng nghiệp trong q
trình sản xuất đều sử dụng hóa chất. Cụ thể Có 89/102 đơn vị có sử dụng hóa
chất trong sản xuất (hơn 87%).
Vận chuyển hóa chất: Một số hóa chất được chuyên chở với khối lượng

lớn trên địa bàn Hà Nội là: Amoniac và khí dầu mỏ hóa lỏng, gas được vận
chuyển bằng xe bồn chịu áp lực. Các chất lỏng như axit sunphuric hoặc axit
phốtphoric được chuyên chở bằng các phương tiện như: xe téc/bồn chuyên dụng
đặt trên xe đầu kéo trong trường hợp hóa chất được xuất khẩu ra nước ngồi. Hầu
hết các đơn vị vẩn chuyển hóa chất này đều đã được đào tạo và cấp chứng nhận
ATHC trong hoạt động vận chuyển hóa chất.
2.4. CÁC SỰ CỐ HĨA CHẤT ĐIỂN HÌNH ĐÃ XẢY RA Ở TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.4.1.Trên thế giới
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang tạo ra nhiều áp lực
tiêu cực lên môi trường và đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ
mơi trường, trong đó, việc phịng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố mơi trường
nói chung và sự cố do hóa chất cần được đặc biệt quan tâm. Có nhiều nguyên
nhân gây ra sự cố hóa chất, do cháy, nổ hóa chất, rị rỉ hóa chất độc hại,… nhưng
thiệt hại gây ra đều rất lớn, làm chết người, tổn hại lớn về kinh tế và hủy hoại
nghiêm trọng môi trường. Trên thế giới đã xảy ra nhiều thảm họa do sự cố hóa
chất và nhiều sự cố tràn dầu khác làm thiệt hại vô cùng lớn về kinh tế và phá hủy
nghiêm trọng môi trường và các hệ sinh thái. Tại Việt Nam cũng đã xẩy ra nhiều
sự cố hóa chất gây ảnh hưởng lớn đến mơi trường và các hoạt động kinh tế, xã
hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi các sự cố môi
14


×