Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh và biện pháp phòng trị luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KIỀU VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG
ĐƯỜNG MÁU Ở GÀ NUÔI CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành:

Thú y

Mã chuyên ngành:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn



Kiều Việt Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành là kết quả của một q trình học tập, nghiên cứu và tích
luỹ kinh nghiệm thực tế dựa trên những kiến thức quý báu mà các thầy, cô giáo đã
truyền thụ cùng với sự giúp đỡ tận tình của Phịng Nơng nghiệp & PTNT và nhân dân
tại địa bàn nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới tồn thể các thầy giáo, cô giáo trong Bộ
môn Ký sinh trùng; Khoa Thú y; Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, những người thầy, người cơ đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt khố học vừa qua, đồng thời tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên
cứu khoa học.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ,
Nguyên Trưởng Bộ môn ký sinh trùng, người thầy đã dành nhiều thời gian, cơng sức, trí
tuệ trực tiếp hướng dẫn, định hướng, chỉ bảo để tơi hồn thành nghiên cứu luận văn này.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh; Sở
Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y tỉnh, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh; UBND huyện
Yên Phong, Phịng Nơng nghiệp & PTNT, Phịng Tài ngun - Mơi trường, Trạm
Khuyến nông, Trạm Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Thống kê huyện Yên Phong; Đảng
uỷ, HĐND - UBND các xã Hoà Tiến, Tam Giang và Thuỵ Hoà; các cán bộ Khuyến
nông cơ sở (Khuyến nông xã), nhân viên thú y xã, thôn và các chủ trang trại, chủ hộ
chăn nuôi gà trên địa bàn nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu và nghiên cứu tại địa phương.
Tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn trước sự động viên, khích lệ của những người thân
trong gia đình cùng sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp
trong và ngoài cơ quan./.

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Kiều Việt Nam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ························································································· i
Lời cảm ơn ·························································································· ii
Mục lục ·····························································································iii
Danh mục chữ viết tắt·············································································· vi
Danh mục bảng ···················································································· vii
Danh mục hình ···················································································· viii
Trích yếu luận văn ·················································································· ix
Thesis abstract ······················································································· xi
Phần 1. Mở đầu ·····················································································1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ·································································1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ·····································································2

1.2.1.

Mục tiêu chung ···········································································2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể: ··········································································2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ······································································2

1.4.

Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ·······························2

1.4.1.

Những đóng góp mới của Đề tài ·······················································2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn. ········································································3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ······································································4
2.1.

Tình hình chăn ni gà trên thế giới và trong nước. ································4

2.1.1

Tình hình chăn ni gà trên thế giới···················································4

2.1.2.


Tình hình chăn ni gà tại Việt Nam ··················································5

2.1.3.

Tình hình chăn ni gà tại Bắc Ninh. ·················································6

2.1.4.

Tình hình chăn ni gà tại huyện n Phong, tỉnh Bắc Ninh.·····················6

2.2.

Các đơn bào ký sinh trong máu gia cầm ··············································7

2.2.1.

Giống Leucocytotozoon spp.····························································7

2.2.2.

Giống Haemoproteus ·································································· 11

2.2.3.

Giống Plasmodium ····································································· 14

2.2.4.

Giống Trypanosoma ··································································· 18


2.3.

Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng đường máu leucocytozoon trên thế
giới và việt nam ········································································ 19

iii


2.3.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới··················································· 19

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ·················································· 21

2.4.

Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng đường máu Haemoproteus spp.,
Plasmodium spp., Trypanosoma spp. trên thế giới và Việt Nam ··············· 23

2.4.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới··················································· 23

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ·················································· 25


2.5.

Giới thiệu về thuốc điều trị bệnh do Leucocytozoon có trên địa bàn
nghiên cứu ··············································································· 25

2.6.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu························································· 26

2.6.1.

Đặc điểm tự nhiên ······································································ 26

2.6.2.

Mạng lưới Cán bộ thú y ······························································· 27

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ·············································· 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ··································································· 29

3.1.1.

Địa điểm thu mẫu:······································································ 29

3.1.2.

Phân tích mẫu tại Phịng thí nghiệm: ················································ 29


3.2.

Thời gian nghiên cứu ·································································· 29

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu: ······················································ 29

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ································································· 29

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu ···································································· 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu··································································· 30

3.4.1.

Xác định loài ký sinh trùng ký sinh trong máu gà bệnh. ························· 30

3.4.2.

Tình hình mắc ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon spp. trên đàn
gà nuôi theo hướng công nghiệp trong chuồng hở tại huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh. ·········································································· 30


3.4.3.

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý bệnh ký sinh trùng đường máu do
Leucocytozoon gây ra ở gà ···························································· 30

3.4.4.

Nghiên cứu lựa chọn phác đồ điều trị bệnh có hiệu quả cao ····················· 30

3.4.5.

Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh do Leucocytozoon spp. gây ra cho gà
ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. ················································· 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu. ····························································· 30

3.5.1.

Phương pháp lấy mẫu ·································································· 30

3.5.2.

Phương pháp nghiên cứu ······························································ 31

iv


3.6.


Xử lý số liệu ············································································ 36

Phần 4. Kết quả và thảo luận ································································· 37
4.1.

Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon trên gà ············· 37

4.1.1.

Thành phần loài ký sinh trong máu gà tại các địa điểm nghiên cứu ············ 37

4.1.2.

Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon spp. ở gà tại các địa điểm nghiên cứu ············· 38

4.1.3.

Tỷ lệ gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. ở các xã khác nhau ················· 39

4.1.4.

Tỷ lệ gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. theo các lứa tuổi. ···················· 41

4.1.5.

Tình hình mắc bệnh do Leucocytozoon spp. theo giống gà ······················ 42

4.1.6.


Tỷ lệ, cường độ gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. theo mùa ················ 43

4.2.

Đặc điểm bệnh lý của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. ····························· 44

4.2.1.

Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. ················ 44

4.2.2.

Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. ······················ 46

4.2.3.

Bệnh tích vi thể ········································································· 48

4.3.

Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu gà mắc bệnh do Leucocytozoon
spp. ······················································································· 50

4.3.1.

Số lượng hồng cầu và công thức hồng cầu. ········································ 50

4.3.2.

Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ·········································· 51


4.4.

Thử nghiệm điều trị bệnh do Leucocytozoon spp. ································· 53

4.4.1.

Điều trị ··················································································· 53

4.4.2.

Đề xuất biện pháp phòng bệnh ······················································· 54

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ································································ 55
5.1.

Kết luận ·················································································· 55

5.2.

Kiến nghị ················································································ 55

Tài liệu tham khảo ················································································· 56

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

%

Phần trăm

0

Độ C

C

Kg

Kilogam

mm3

Minimét khối

mg/kgP

Minigam trên kilogam thể trọng

N

Cỡ mẫu
Số bình quân

mx


Sai số bình quân

d

Sai số ước lượng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần loài ký sinh trùng ký sinh trong máu trên đàn gà ở huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ............................................................................ 37
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh và chết do Leucocytozoon spp trên gà theo địa bàn xã
khác nhau ...................................................................................................... 40
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh do Leucocytozoon spp. ở gà theo các lứa tuổi. ................... 41
Bảng 4.4. Kết quả điều tra số gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. ở một số
giống gà. ....................................................................................................... 42
Bảng 4.5. Tỷ lệ, cường độ gà nhiễm Leucocytozoon spp. theo các mùa trong năm ..... 43
Bảng 4.6. Biểu hiện lâm sang gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp.............................. 44
Bảng 4.7. Biểu hiện bệnh tích của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp ...................... 46
Bảng 4.8. Biến đổi vi thể ở một số cơ quan của gà mắc bệnh do Leucocytozoon
spp................................................................................................................. 49
Bảng 4.9. Tỷ lệ một số bệnh tích vi thể ở một số cơ quan gà mắc bệnh do
Leucocytozoon spp........................................................................................ 49
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu hồng cầu của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. và
gà khỏe.......................................................................................................... 51
Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu bạch cầu của gà ............................................... 52
Bảng 4.12. Thử nghiệm điều trị gà bệnh do Leucocytozoon spp (n = 60) ...................... 53


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Leucocytozoon spp. Trong hồng cầu (Wikipedia. Orrg/wiki)........................ 8
Hình 2.2. Leucocytozoon spp. Trong bạch cầu (Wikipedia. Orrg/wiki) ........................ 8
Hình 2.3. Vịng đời của Leucocytozoon spp. (Wikipedia. Orrg/wiki) ........................... 9
Hình 2.4. Haemoproteus trong hồng cầu (Wikipedia. Orrg/wiki) ............................... 12
Hình 2.5. Vịng đời của Haemoproteus spp. (Wikipedia. Orrg/wiki) .......................... 13
Hình 2.6. Plasmodium spp. .......................................................................................... 15
Hình 2.7. Vịng đời của Plasmodium spp (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2011) ...................... 16
Hình 2.8. Trypanosoma spp. ở gia cầm ....................................................................... 18
Hình 2.9. Vịng đời của Trypanosoma avian .............................................................. 19
Hình 2.10. Mơi giới truyền bệnh (Hippoboscid) ........................................................... 19
Hình 3.1. Hồng cầu nhiễm Leucocytozoon .................................................................. 35
Hình 3.2. Hồng cầu nhiễm Haemoproteus................................................................... 35
Hình 3.3. Hồng cầu nhiễm Plasmodium spp................................................................ 35
Hình 3.4. Máu nhiễm Trypanosoma spp. .................................................................... 35
Hình 4.1. Hồng cầu và bạch cầu nhiễm Leucocytozoon spp ........................................ 38
Hình 4.2. Tiêu bản máu gà mắc bệnh do Leucocytotozoon spp ................................... 39
Hình 4.5. Gà mắc bệnh ủ rũ, gầy, mào nhợt nhạt, có vết muỗi đốt ............................. 45
Hình 4.6. Gà bị tiêu chảy phân xanh, trắng ................................................................. 46
Hình 4.7. Cơ đùi và cơ lườn gà xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon ....................... 47
Hình 4.8. Lách gà sưng, mềm nhũn và xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon ........... 47
Hình 4.9. Thận gà sưng và xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon .............................. 47
Hình 4.10. Phổi gà sưng và xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon ............................... 48
Hình 4.11. Tuyến tụy gà xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon ................................... 48

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Kiều Việt Nam
Tên luận văn: “Nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp
trên địa bàn huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và biện pháp phòng trị”.
Chuyên ngành: Thú y

Mã chuyên ngành: 60.64.01.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích của Đề tài: Điều tra, nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở
gà nuôi công nghiệp ở mọi lứa tuổi trên địa bàn 3 xã Hoà Tiến, Tam Giang và Thuỵ
Hoà của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất biện pháp phịng, trị.
2. Nội dung nghiên cứu:
- Xác định lồi ký sinh trùng ký sinh trong máu gà bệnh.
- Nghiên cứu tình hình mắc ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon spp. trên đàn
gà nuôi theo hướng công nghiệp trong chuồng hở tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý bệnh ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon
gây ra ở gà.
- Thử nghiệm một số thuốc kháng sinh, phác đồ điều trị bệnh trên gà do
Leucocytozoon spp. gây ra.
- Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh do Leucocytozoon spp. gây ra cho gà ở huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
3. Kết quả nghiên cứu:
- Thành phần loài ký sinh trong máu gà tại các địa điểm nghiên cứu
- Tỷ lệ gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. theo các lứa tuổi
- Tỷ lệ gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. ở các xã khác nhau
- Tình hình mắc bệnh do Leucocytozoon spp. theo giống gà
- Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp.
- Biến đổi vi thể ở một số cơ quan của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp

- Hiệu lực của thuốc điều trị gà bệnh do Leucocytozoon spp có trên địa bàn.
Nghiên cứu.
4. Kết luận:
- Thành phần loài ký sinh trùng đường máu ký sinh trên gà tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh là giống Leucocytozoon.

ix


- Tỷ lệ mắc bệnh do Leucocytozoon spp ở gà nói chung trên địa bàn huyện Yên
Phong là 19,03% số con gà được điều tra.
- Tỷ lệ gà mắc bệnh khơng có sự chênh lệch lớn giữa các giống gà. Gà càng lớn
tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Cường độ nhiễm tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhiễm bệnh của gà.
- Tỷ lệ gà nhiễm ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon gây ra trên địa bàn
huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh tăng dần từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch trong năm
và tăng cao nhất vào các tháng 5, 6, 7; giảm dần vào các tháng tiếp theo 8, 9, 10; bệnh ít
xảy ra vào các tháng mùa đông.

x


THESIS ABSTRACT
Student's name: Kieu Viet Nam
Thesis title: Study on blood parasitic disease on industrial chickens in Yen Phong
district Bac Ninh province and preventive measures
Major: Veterinary

Code:

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture

1. RESEARCH OBJECTIVES
Investigation and research on blood parasitic disease on industrial chickens of all
ages in 3 communes of Hoa Tien, Tam Giang and Thuy Hoa of Yen Phong district, Bac
Ninh province and propose preventive measures
2. STUDY CONTENTS
- Identify the parasite parasite parasite in thrombosis.
- Leucocytozoon spp. on guinea in the industrial group in the Netherlands,
Bac Ninh.
- Bad disease of blood diseases caused by Leucocytozoon chicken
- Experiment with some antibiotics, chicken disease by Leucocytozoon spp.
cause out
- The best solution of Leucocytozoon spp. Cause for chicken in the Netherlands,
Province of Bac Ninh.
3. RESEARCH RESUITS
- Parasites in the blood group in place studies
- Disease incidence Leucocytozoon spp. under the age.
- Disease incidence Leucocytozoon spp. in other languages.
- Leucocytozoon spp. according to chicken.
- Leucocytozoon spp.
- Genetically modified bacteria in Leucocytozoon spp.
- Effect of Leucocytozoon spp. On the desk of the Leucocytozoon spp. Research
4. CONCLUSION
- The parasitic species on chickens in Yen Phong district, Bac Ninh province is
Leucocytozoon.
- The prevalence of Leucocytozoon in chickens in Yen Phong district is 19.01%
of the chickens surveyed.

xi



- The incidence of infected chicken is not much difference between chicken
breeds. The bigger the chicken are, the higher the incidence is. Intensity of infection is
proportional to the incidence of chickens.
- The rate of chickens infected blood parasitic disease caused by
leucocytozoon in Yen Phong district - Bac Ninh province increased gradually from
February to April in the year and increased highest in May, June, July; decreasing
gradually in the following months August, September, October. The disease rarely
occurs in the winter months.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam
nói chung và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Những năm gần đây,
trên địa bàn huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn
nuôi gà đẻ trứng theo hướng công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đã cung cấp sản
phẩm trứng gà cho thị trường. Nhu cầu sản phẩm gia cầm ngày càng tăng khơng
những số lượng mà địi hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm để phục vụ cho thị trường trong và ngoài huyện đặc biệt phục vụ cho các
khu công nghiệp, nhà hàng khu vực Khu công nghiệp Yên Phong.
Bên cạnh sự phát triển đó thì nhiều vấn đề đã được đặt ra và cần giải quyết
như: giống, kỹ thuật, thức ăn và đặc biệt là tình hình dịch bệnh. Chăn ni càng
phát triển số lượng gia cầm tạo ra càng nhiều, mật độ lớn, môi trường vệ sinh
không sạch sẽ tạo điều kện cho các lồi cơn trùng như ruồi, muỗi, dĩn phát triển
mạnh là nguyên nhân lây lan bệnh ký sinh trùng đường máu ở gia súc, gia cầm.
Trong thời gian qua bệnh ký sinh trùng đường máu trên gà đã xảy ra ở một
số tỉnh như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh… gây thiệt hại lớn
cho người chăn nuôi, đặc biệt là các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi gà theo

hướng công nghiệp trong chuồng nuôi hở hay chăn ni gà thả vườn. Bệnh đang
có xu hướng tăng lên thành dịch gây ra những thiệt hại đáng kể cho người chăn
nuôi, tuy nhiên bệnh chưa được quan tâm và nghiên cứu kỹ nhiều ở nước ta, gần
đây một số trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi gà đã mắc bệnh ký sinh trùng đường
máu hàng loạt hoặc từng nhóm nhưng chủ trại khơng tìm được đúng ngun
nhân gây ra bệnh dẫn đến cơng tác phịng, điều trị tại các trại này chưa đem lại
hiệu quả cao và chưa điều trị được tận gốc căn bệnh.
Do vậy, việc nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là cần thiết
nhằm xác định được thực trạng nhiễm bệnh tại địa phương để có biện pháp
phịng chống bệnh kịp thời. Góp phần giúp người chăn ni gà nâng cao năng
suất và hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp trên
địa bàn huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và biện pháp phòng trị”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi
công nghiệp và đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của
đàn gà và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi gà.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu, thành phần loài ký
sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp trong chuồng nuôi hở.
- Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp theo
mùa vụ, lứa tuổi, phương thức chăn nuôi khác nhau.
- Làm rõ các đặc điểm biến đổi bệnh lý chủ yếu của bệnh ký sing trùng
đường máu ở gà qua quan sát triệu trứng lâm sàng, mổ khám quan sát bệnh tích
đại thể và quan sát bệnh tích vi thể; quan sát đặc điểm hình thái của đơn bào ký

sinh trong máu trên tiêu bản. Từ đó giúp người chăn ni phát hiện sớm, chẩn
đốn nhanh và chính xác về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà để có biện pháp
phịng và điều trị kịp thời.
- Xác định triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu.
- So sánh hiệu lực phòng và trị bệnh của một số thuốc. Từ đó đưa ra khuyến
cáo cho người chăn ni dung thuốc có hiệu quả.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp trong
chuồng hở ở mọi lứa tuổi trên địa bàn 03 xã Hòa Tiến, Tam Giang, Thụy Hòa
thuộc huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến tháng 8/2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Những đóng góp mới của Đề tài
Thành cơng của đề tài sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về ký sinh trùng
đường máu và bệnh do chúng gây ra ở gà nuôi công nghiệp ở nước ta. Kết quả
của đề tài là tư liệu quý cho giảng dạy ở các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại
học trong lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu.

2


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thành công sẽ giúp người chăn ni gà có cơ sở khoa học trong chẩn
đốn nhanh và phịng trị bệnh có hiệu quả.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NI GÀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.
2.1.1. Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới
Trong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Sản phẩm trứng và thịt gia cầm khơng ngừng tăng lên. Có
được thành tựu đó là do ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về di truyền giống, công
nghệ sinh học, các thành tựu về cơ giới hóa, điện khí hóa trong chăn ni gia
cầm và nhất là chăn nuôi gia cầm công nghiệp. Theo số liệu thống kê của Tổ
chức Nông lương thế giới – FAO năm 2010, tổng đàn gà là 14.191,1 triệu con.
Trong đó, các nước có số lượng gà lớn nhất thế giới: Trung Quốc 4.702,2 triệu con
gà, Indonesia 1.341,7 triệu, Brasil 1.205,0 triệu, Ấn Độ 613 triệu và Iran 513
triệu con gà. FAO dự kiến, sản lượng trứng toàn cầu sẽ đạt tới 100 triệu tấn năm
2035. So với năm 2000, sản lượng trứng tồn cầu 2015 đã tăng 38,7%, bình quân
tăng 2,2%/năm. Số lượng gà mái đẻ toàn cầu năm 2015 đạt 7,3 tỷ con; 1 tấn
trứng tương đương 18.895 quả trứng; bình qn năng suất trứng/mái/năm tồn
cầu đạt 183,8 quả. Năm 2015: 10 nước có sản lượng trứng trên 1 triệu tấn là: (1)
Trung Quốc: 29,990 triệu tấn; (2) Hoa Kỳ: 5,786; (3) Ấn Độ: 4,356; (4) Mexico:
2,638; (5) Nhật Bản: 2,521; (6) Nga: 2,500; (7) Brazil: 2,371; (8) Indonesia: 1,
387; (9) Thổ Nhĩ Kỳ: 1,045; (10) Ucraina: 1,007 triệu tấn.
Dự báo về chăn ni của Châu Á nói riêng và chăn ni của thế giới nói
chung sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới khơng chỉ về
số lượng vật ni mà cịn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chăn ni sẽ được tồn
xã hội quan tâm hơn từ trang trại đến bàn ăn. Quản lý, kiểm soát chất thải vật
nuôi để bảo vệ môi trường chăn nuôi và môi trường sống cho con người là vấn để
không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên toàn cầu. Một vấn đề khác đang đặt ra
là phát triển chăn nuôi phải thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu do sự ấm lên
của trái đất đang là thách thức cho nhiều quốc gia có nhiều nguy cơ nhất trong đó
có Việt Nam.
Về phương thức chăn ni hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba

hình thức cơ bản đó là: Chăn ni quy mơ cơng nghiệp thâm canh công nghệ

4


cao, chăn nuôi trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và
quảng canh.
Phương thức chăn ni quy mơ lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng
cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số
nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La tinh.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh tại phần lớn các nước đang phát
triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước khu vực Trung Đông. Trong
chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên, sản phẩm chăn nuôi năng
xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.
Như vậy chăn nuôi gà trên thế giới có xu hướng phát triển mạnh. Đóng góp
phần khơng nhỏ vào nền chăn ni tồn cầu. Ngày nay, chăn ni gà đang phát
triển theo mục đích hiệu quả kinh tế cao nhưng đảm bảo phát triển theo xu thế
chất lượng cao và an toàn thực phẩm, bảo vệ mơi trường.
2.1.2. Tình hình chăn ni gà tại Việt Nam
Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan
trọng thứ 2 (sau chăn ni lợn) trong tồn ngành chăn ni của Việt Nam. Hàng
năm cung cấp khoảng 350-450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5-3,5 tỷ quả trứng. Chiến
lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số
10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 trong đó chăn ni gia cầm chiếm vị trí quan
trọng tăng nguồn thực phẩm thịt, trứng cho đời sống, tăng thu nhập cho nông hộ,
trang trại. Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, cơng
nghiệp và chăn ni chăn thả có kiểm sốt.Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3
phương thức chăn nuôi gà: Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông (chủ yếu trong hộ nông
dân), chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn), chăn nuôi công nghiệp
(quy mô lớn, tập trung).

Từ năm 2010 đến nay, chăn nuôi gà phát triển mạnh, nhất là khu vực đồng
bằng sông Hồng, Trung du Miền núi và khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải miền
Trung. Sản lượng đầu con của các vùng này năm 2015 tương ứng là 68,6; 61,09
và 51,92 triệu con chiếm 70% tổng đàn gà của cả nước, các vùng phát triển tiếp
theo là Đông Nam Bộ và đồng bằng sơng Cửu Long chiếm 24,3%, vùng có sản
lượng thấp nhất là Tây Nguyên, chỉ chiếm 5,7% về số lượng đầu con.Nếu tính
trong phạm vi cả nước tỷ lệ các giống gà nội: gà Ri, gà Ri pha, gà Mía, gà Đông
Cảo, gà Hồ, gà lông màu thả vườn chiếm gần 70% tổng đàn gà. Số cịn lại 25% là
gà cơng nghiệp nuôi tập trung.

5


Định hướng phát triển chăn nuôi gà trong chiến lược phát triển chăn ni
đến năm 2020 đó là đổi mới và phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công
nghiệp và chăn thả có kiểm sốt. Xây dựng một số vùng trọng điểm chăn ni gà
ở những nơi có điều kiện sinh thái, đất đai, nguồn nước tốt như trung du, đồng
bằng sông Hồng, sông Cửu Long… phải tổ chức chăn ni trang trại, cơng
nghiệp đảm bảo an tồn sinh học. Phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 306 triệu
con gà, sản lượng thịt gà đạt 948,8 ngàn tấn và sản lượng trứng đạt 12 tỷ quả.
Theo số liệu thống kê sơ bộ đến ngày 01/10/2015, tổng đàn gà của cả nước đạt
259,29 triệu con; sản lượng thịt gà đạt 700,87 ngàn tấn và sản lượng trứng đạt 5,1
tỷ quả. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân đến năm
2020 của Việt Nam, ngành chăn nuôi được coi là ngành sản xuất chính trong cơ
cấu nơng nghiệp và chăn ni gia cầm, trong đó chủ yếu là gà được đưa đến vị trí
thứ hai sau chăn ni lợn.
2.1.3. Tình hình chăn ni gà tại Bắc Ninh
Chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng là nghề sản xuất truyền
thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp
của tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm qua chăn nuôi gia cầm liên tục phát triển cả

về số lượng và chất lượng, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là hình thành
nhiều trang trại chăn ni quy mơ lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung,
góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế chung của tỉnh. Theo số liệu của Cục
thống kê tỉnh, tính đến thời điểm ngày 01/7/2017. Tổng đàn gia cầm: 4.533,3
ngàn con, trong đó gà các loại: 3.113,6 ngàn con; số gà nuôi đẻ trứng 1.286 ngàn
con; sản lượng trứng là: 65,7 triệu quả; số gà thịt 1.827,7 ngàn con, Sản lượng
thịt gà xuất chuồng trong kỳ 7.156,7 tấn. Trong đó, đàn gà ni tập trung chủ yếu
tại các huyệnYên Phong, Gia Bình và Tiên Du (Theo số liệu của Cục Thống kê
tỉnh Bắc Ninh).
2.1.4. Tình hình chăn ni gà tại huyện n Phong, tỉnh Bắc Ninh
Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc
vùng châu thổ sơng Hồng. Huyện n Phong có địa hình tương đối bằng phẳng,
khí hậu nhiệt đới, có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
phát triển ngành chăn nuôi gia cầm.
Từ những năm 1990 đến nay, ngành chăn nuôi của huyện Yên Phong tương
đối phát triển, trong đó chăn ni gà theo phương thức cơng nghiệp và bán công
nghiệp trong chuồng hở với quy mô và tổng đàn ngày một tăng cao, luôn đứng đầu

6


về số lượng nuôi và sản lượng thịt xuất chuồng, sản lượng trứng. Theo số liệu ngày
15/5/2017 của Chi cục Thống kê huyện Yên Phong, hiện nay trên địa bàn huyện có
tổng đàn gia cầm các loại là 897,1 nghìn con; trong đó, đàn gà có 553,7 nghìn con,
gà thịt có 93,8 nghìn con, sản lượng thịt xuất chuồng 756 tấn; đàn gà đẻ trứng
459,9 nghìn con, sản lượng trứng 29,8 triệu quả.
2.2. CÁC ĐƠN BÀO KÝ SINH TRONG MÁU GIA CẦM
Một số loài ký sinh trùng đường máu ở gia cầm và chim hoang dã được
phát hiện ở nhiều nước thuộc các châu lục: Á, Âu, Mỹ và Phi trừ Châu Đại
Dương, trong đó gồm 04 giống Leucocytotozoon, Plasmodium, Haemoproteus và

Trypanosoma thường gây tác hại co gia cầm (A. lapage, 1968; E. Brumpt, 1949;
N.D Levin, 1985…). Đặc biệt các bệnh ký sinh trùng đường máu ở gia cầm và
chim hoang dã đã phân bố rộng ở các nước thuộc vùng Đơng và Đơng Nam Á vì
ở đây có các điều kiện sinh thái thuận lợi cho các côn trùng thuộc giống
Culicoides và Simulium (Dĩn) là vật chủ trung gian truyền các bệnh kể trên cho
gia cầm và chim hoang dã phát triển (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1978;
P. Chandravathani, 1994...).
* Vị trí của các đơn bào ký sinh trong máu gia cầm trong hệ thống
phân loại động vật
2.2.1. Giống Leucocytotozoon spp.
2.2.1.1. Phân loại
Ngành: Aphicomplexa
Lớp: Aconoidasida
Phân lớp: Haemosporidiasina
Bộ: Achroatorida
Họ: Leucocytozoidae
Giống: Leucocytozoon (Sambon, 1908)
Hiện nay đã phát hiện được hơn 100 loài thuộc giống Leucocytozoon ký
sinh ở hơn 100 loài chim đã được ghi nhận là vật chủ cuối cùng.
Bệnh do Leucocytozoon spp. Gây ra ở gà (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).
2.2.1.2. Căn bệnh
Bệnh do nhiều loài Leucocytozoon ký sinh trong hồng, bạch cầu và tế bào
nội mô gây ra cho gia cầm và chim.
Những loài ký sinh gây bệnh cho gà phổ biến là Leucocytozoon caulleryi
và Leucocytozoon sabrazesi.

7


Quá trình phát triển của Leucocytozoon khá phức tạp, chúng có nhiều hình

dạng khác nhau tuỳ theo giai đoạn phát triển trong vật chủ trung gian và vật chủ
cuối cùng.
- Các giai đoạn phát triển ở vật chủ trung gian:
+ Các giao bào gồm Macrogametocyst và Microgametocyst sinh sản hữu
tính ở ruột giữa của vật chủ trung gian. Macrogametocyst có hình đa giác, hình
trịn đường kính từ 350- 400µm, Microgametocyst, có kích thước nhỏ chỉ 2025µm và thường có hình trịn.
+ Dạng thoi trùng (Sporocyst) có hình elip nhọn hai đầu, kích thước từ 1015µm, dạng này thấy được ở tuyến nước bọt của côn trùng vật chủ trung gian.
- Trong vật chủ cuối cùng Leucocytozoon phát triển qua các giai đoạn sau:
+ Merozoit: có kích thước nhỏ, đường kính từ 1-3µm và thường thấy ở gan.
+ Dạng giao bào Gametocyst thấy trong hồng cầu dưới hai dạng là dạng
giống cánh buồm có kích thước lớn, và dạng hình cầu có kích thước nhỏ hơn.

Hình 2.1. Leucocytozoon spp.
Trong hồng cầu

Hình 2.2. Leucocytozoon spp.
Trong bạch cầu

Nguồn: Wikipedia. Orrg/wiki

Nguồn: Wikipedia. Orrg/wiki

2.2.1.3. Vòng đời
Các côn trùng Simulium spp. Vật chủ trung gian hút máu các loài chim,
gia cầm, chúng truyền các thoi trùng (Sporozoit) cho chim, các thoi trùng theo
máu tới gan phát triển thành dạng Troporozoit, sau 4 – 6 ngày thì phát triển thành
dạng Merozoit đi đến hồng cầu, bạch cầu, đại thực bào và tế bào nội mô. Trong
hồng cầu hay bạch cầu Merozoit phát triển thành giao bào Gametocyst chứa 2
dạng: một giống như cánh buồm kéo dài, một nhỏ có hình cầu. Trong đại thực


8


bào hay tế bào nội mô chúng phát triển thành Megaloschizonts rồi phân chia
thành Merozoit.
Côn trùng hút máu chim và gia cầm bệnh hút được giao bào từ hồng cầu,
bạch cầu, giao bào phát triển và trưởng thành trong ruột giữa của côn trùng thành
giao tử cái Macrogametocyst và giao tử đực Microgametocyst, các giao tử này
kết hợp với nhau thành trứng trần (Ookinete), trứng trần xâm nhập vào ruột của
côn trùng và phát triển thành hợp tử (Zigota) hay còn gọi là kén, sau vài ngày kén
sinh ra các thoi trùng (Sporozoit), khi côn trùng hút máu lại truyền thoi trùng cho
chim, gia cầm khoẻ, chu kỳ lại tiếp tục (dẫn theo Wikipedia. Orrg/wiki).

Hình 2.3. Vịng đời của Leucocytozoon spp.
Nguồn: Wikipedia. Orrg/wiki

2.2.1.4. Dịch tễ học
- Bệnh phân bố rộng, có ở nhiều nước, đặc biệt là nước có khí hậu nhiệt
đới gió mùa như một số vùng của Mỹ, Canada, Châu Phi, châu Âu và Châu Á.
Ở miền Tây và miền Trung của nước Mỹ loài gây bệnh cho ngỗng là
Leucocytozoon simondi. Ở miền tây là loài L. smithi. Các loài gây bệnh cho gà
nhà là loài L.andrewsi, L.caullerryi, L.macleani, L.sabrazeri. Các loài gây bệnh
cho vịt là L. simundi, L. anatus. Loài L. machouxi gây bệnh cho bồ câu, các loài
khác gây bệnh cho các loài chim.
- Đường lan truyền của Leucocytozoon thông qua các vật chủ trung gian

9


hút máu.

- Bệnh do Leucocytozoon spp. xảy ra theo mùa rõ rệt, thường xảy ra vào
mùa nóng ẩm thuận lợi cho cồn trùng phát triển.
- Gia cầm, thuỷ cầm và các loài chim ở mọi lứa tuổi đều nhiễm bệnh.
2.2.1.5. Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu thấy được từ nhẹ đến nặng là giảm ăn, mất thằng bằng, suy nhược,
thiếu máu gầy và khó thở. Gà sẽ bị chết do kiệt sức hoặc bị nhiễm trùng thứ cấp.
Gà bệnh ở thể cấp tính thường có biểu hiện tăng nhiệt độ cơ thể, trầm cảm,
thờ ơ, chán ăn, suy nhược, đi lại khó khăn, rối loạn vận động, miệng chảy chất
nhày, phân lỏng, màu trắng và màu xanh lá cây.
Gà từ 12-14 ngày tuổi do chảy máu nặng. ho ra máu, khó thở gà chết đột
ngột tỷ lệ tử vong lên đến 91%. Gà lớn giảm cân, thiếu máu xanh xao. Gà tiêu
chảy nhiều hơn phân màu trắng xanh.
Ở gà mái, triệu chứng thường thấy là giảm sản lượng trứng, đồng thời khối
lượng trứng cũng giảm rõ rệt, vỏ trứng mềm, dễ vỡ, gà đẻ giảm hoặc ngừng đẻ
sau đó gà tê liệt, tỷ lệ tử vong là 5-30% (Lê Văn Năm, 2011).
2.2.1.6. Bệnh tích
Mổ khám gà chết thấy chảy máu trong cơ thể, da, cơ bắp, ngực và bắp chân
nói riêng, xuất huyết điểm hoặc mảng rõ ràng ở các cơ quan nội tạng. Cơ quan
nội tạng chảy máu, phổ biết ở thận, phổi và gan. Nghiêm trọng phổi đầy máu,
thận xuất huyết một phần hoặc toàn bộ quản thận. Tương mạc tim, cơ bắp hoặc
gan, lách, tuyến tụy và các cơ quan khác có đơn bào ở thể phân liệt trân có các
đặc điểm màu trắng xám.
Bệnh lý điển hình của nhiễm ký sinh trùng này là thiếu máu và sưng gan,
lách. Ngồi ra cịn gây tắc nghẽn phổi và tràn dịch màng ngoài tim.
Trong tim, gan, phổi hoặc lách, xuất hiện các nốt trắng xám đó là
Megaloschizonts. Ở tế bào nội mô, Megaloschizonts làm tắc nghẽn mạch máu,
gấy thiếu máu cục bộ, hoại tử và viêm ở tim, não, lá lách và gan. Thể phân liệt có
thể gây ra phản ứng vỡ u hạt ở các mô xung quanh.
2.2.1.7. Chẩn đốn
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tính đặc trưng để chẩn đoán gà bị

bệnh do Leucocytozoon gây ra.
Phiết kính máu nhuộm giemsa tìm Leucocytozoon
- Chẩn đốn phân biệt với Marek, bệnh do Plasmodium spp., bệnh do

10


Haemoproteus spp., Newcastle.
2.2.1.8. Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh:
- Bước 1: Vệ sinh
Ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp giữa côn trùng và gà bằng thuốc diệt trùng
để tiêu diệt ruồi, muỗi, mạt gà… định kỳ 2-3 lần trong một tuần.
- Bước 2: Tăng cường sức đề kháng
Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, giải độc và cải thiện hiệu quả sử
dụng thức ăn.
Điều trị:
Điều trị bệnh do Leucocytozoon có thể dùng các lọa thuốc sau để điều trị:
+ Clopidol bổ sung trong thức ăn với hàm lượng 125-250 ppm
(Same, 2005).
+ Cloriquine dùng 250mg hòa trong 120ml nước cho uống, điều trị
trong 1-2 tuần (Tully, 2009).
Theo Phạm Sỹ Lăng (2011) dùng một trong các hóa dược sau để điều trị:
+ Pyrimethamin: 0.5 - 1ppm/ kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 1- 2 tuần.
+ Sunphaquinoxaline: 50-75ppm/kg, cho ăn liên tục từ 1- 2 tuần.
+ Sulfadimethocine: 50 pm/ kg thức ăn cho ăn liên tục từ 1- 2 tuần
2.2.2. Giống Haemoproteus
Haemoproteus là 1 giống của động vật đơn bào ký sinh ở các gia cầm, chim,
bò sát và lưỡng cư. Haemoproteus được Kruse lần đầu tiên mô tả và đặt tên.
Giống Haemoproteus bao gồm 137 loài và 1 phân loài đã được xác định,

trong đó hơn 140 lồi ký sinh ở chim, 16 lồi ký sinh ở bị sát và 3 loài ký sinh ở
lưỡng thê.
Haemoproteus là những ký sinh trùng ký sinh trong hồng cầu, chúng được
lan truyền bởi các côn trùng hút máu như muỗi vằn (Colicoides), ruồi rận
(Hoppoboicidae) và mòng (Tabanidae).
(Http://Wikipedia. Org/wiki/Haemoproteus, Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).
2.2.2.1. Phân loại
Trong hệ thống phân loại động vật, giống Haemoproteus có vị trí như sau:
Ngành Apricomplexa

11


Lớp Aonoidasida.
Bộ Haemosporida.
Họ Haemospotcidae.
Giống Haemoproteus.
Cho tới nay các nhà khoa học đã phát hiện hơn 140 loài thuộc giống
Haemoproteus ký sinh gây bệnh cho các lồi chim trong đó có 5 lồi gây bệnh
cho gà gơ, gà tây và gà nhà là Haemoproteus (H)catharti, H. meliagride, H.
canchites, H. saniosdiosi, H. mansoni. 5 loài gây bệnh cho chim, bồ câu là H.
sacharoxi, H. piresi, H. palumbais, H. turur, H. multipigmentatus, 2 loài gây
bệnh cho vịt là H. gabaldoni, H. nettionus.
Bệnh do Haemoproteusspp. Gây ra
Hiện đã phát hiện 5 loài gây bệnh cho gà gô, gà tây và gà nhà là
Haemoproteus (H)catharti, H. meliagride, H. canchites, H. saniosdiosi, H. mansoni.
2.2.2.2. Hình thái

Hình 2.4. Haemoproteus trong hồng cầu
Nguồn: Wikipedia. Orrg/wiki


2.2.2.3. Vòng đời
Haemoproteus spp Phát triển qua vật chủ trung gian là muỗi Colicoides spp.
Giai đoạn lây nhiễm là những thoi trùng (Sprozoit) có trong tuyến nước
bọt của côn trùng vật chủ trung gian. Khi vật chủ trung gian hút máu ký chủ khỏe
mạnh, chúng truyền thoi trùng vào máu, các thoi trùng vào máu sẽ xâm nhập vào
tế bào nội mô của mạch máu của phổi, gan, lách, thận. Trong các tế bào nội mô

12


×