Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giáo án địa lí địa phương tỉnh THÁI BÌNH theo CV 5512

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.02 KB, 16 trang )

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH
Tuần : 31
Ngày dạy :…………
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hs có những kiến thức cơ bản , khái quát về tự nhiên ( địa hình, khí hậu, sơng
ngịi, cảnh quan)
- Biết được vị trí giới hạn , phạm vi lãnh thổ
- Sự phân chia hành chính của tỉnh Thái Bình
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập
được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi
tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích Bản đồ tự nhiên Thái Bình, bản
đồ hành chính Việt Nam
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích tổng hợp kiến thức, xác định mối liên hệ địa
lý giữa các đối tượng địa lý trên lược đồ
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Ý thức phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
-Bản đồ tự nhiên Thái Bình, bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh
2. Chuẩn bị của HS
-Sgk, vở ghi, tìm hiểu tài liệu về Thái Bình
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:


- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và quan sát tranh ảnh để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên đưa tranh ảnh cho HS quan sát và hỏi
? Bằng hiểu biết thực tế, em hãy đọc tên những địa danh dưới sau và cho biết các
địa danh đó thuộc tỉnh thành nào ở nước ta?


Bước 2: HS quan sát bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
1- Đền Trần- thôn Tam Đường Tiến Đức (Hưng Hà - Thái Bình
2- Chùa Keo-xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình
3-Tượng đài Bác hồ với nơng dân-Quảng trường Thái Bình (phường Hồng Diệu,
thành phố Thái Bình
4- Khu du lịch sinh thái Cồn Đen-xã Thái Đơ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, địa hình
tương đối bằng phẳng . Đất đai phì nhiêu màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống
sông Hồng và sơng Thái Bình...
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân
chia hành chính ( 10ph)
a) Mục tiêu:


- Biết được vị trí giới hạn , phạm vi lãnh thổ

- Sự phân chia hành chính của tỉnh Thái Bình
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát lược đồ kết hợp dàn ý sgk để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
 Nội dung chính
1. Vị trí và lãnh thổ
- Là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng
- Tọa độ địa lý khoảng 20,17 - 20,49 độ
vĩ bắc; 106,06 -106,39 độ kinh đông.
- Tiếp giáp :Phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Thành phố Hải Phịng.
Phía tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam. Phía đơng giáp
vịnh Bắc Bộ
- Diện tích tự nhiên: 1.546 km2 (2003)
2. Sự phân chia hành chính
- Tỉnh TB thành lập ngày 21/3/1890
- Tỉnh có 7 huyện (Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Tiền Hải,
Thái Thụy, Vũ Thư) và 01 thành phố (Thành phố Thái Bình) trong đó có 284 xã,
phường, thị trấn
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Vị trí địa lí có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội,
Hải Phịng, Quảng Ninh
+Có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh
tế, văn hóa, chính trị.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, dựa vào SGK, và hiểu biết:
? Thái Bình nằm trong vùng kinh tế nào?
? Xác định tọa độ địa lí của tỉnh ?
? Thái Bình tiếp giáp với tỉnh thành nào
? Vị trí địa lí có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

? TB thành lập vào thời gian nào?
? Thái Bình hiện nay có bao nhiêu thành phố, thị xã ? Kể tên các huyện trong
tỉnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ(nhóm đơi), trao đổi kết quả làm việc.
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
- Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng , miền Bắc Việt Nam.
Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đơ Hà Nội 110 km về phía đơng
nam, cách thành phố Hải Phịng 70 km về phía tây nam
Diện tích chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước. Từ Tây sang Đơng dài 54
km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km
->VTĐL: Vị trí tạo cho TB có nhiều cơ hội tham gia phân cơng lao động trên
phạm vi tồn vùng Bắc Bộ...


- Tuy nhiên do nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai như bão, ngập úng, giá
rét...
2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (25
phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được khái quát về tự nhiên : địa hình, khí hậu, sơng ngịi, cảnh quan
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát lược đồ kết hợp dàn ý trong sgk trả lời các câu hỏi.
 Nội dung chính
1. Địa hình
- Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng
- Có hệ thống đê sông ,đê biểnvững chắc
- Ảnh hưởng: Dân cư tập trung đông , phát triển nông nghiệp trồng lúa nước
2. Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC
+ Lượng mưa trung bình 1.400mm - 1.800mm.
+ Độ ẩm trung bình vào khoảng 85-90%
- Thuận lợi: cây trồng phát triển xanh tốt quanh năm, xen canh gối vụ, đa dạng
cây trồng; thu hoạch phơi sấy sản phẩm…
- Khó khăn: Nhiều thiên tai mưa bão, sâu bệnh nấm mốc phát triển
3. Thủy văn
- Mạng lưới sơng ngịi dày
- Là tỉnh bốn bề có sơng nước bao quanh
+ Phía đơng bắc có sơng Hóa
+ Phía tây bắc có sơng Luộc
+ Phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sơng Hồng
+ Giữa tỉnh có sơng Trà Lý chảy qua
+ Phía đơng là biển
- Nguồn nước ngầm phong phú: nước khống Tiền Hải)
- Vài trị: Khai thác phát triển kinh tế, nguồn nước khoáng này rất tốt cho tiêu
hóa, da dẻ mịn màng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thu hút khách du lịch…
4. Thổ nhưỡng
- Phì nhiêu màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sơng Thái Bình
- Bao gồm: đất mặn, đất cát ven biển, đất phèn, đất phù sa, đất bạc màu và đất xói
mịn
- Phát triển nơng nghiệp, trồng rừng ngập mặn, ni trồng thủy sản…
5. Tài ngun sinh vật
- Có gần 5.000 ha rừng vừa giữ đất, chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và
cảnh quan thiên nhiên du lịch ven biển.
6. Khống sản
- Khí đốt: Tiền Hải trữ lượng 1263 triệu tấn
- Nước khoáng: Tiền Hải sâu 450m có trữ lượng tĩnh 12 triệu m3



- Than nâu : có trữ lượng lớn trong lịng đất sâu 600- 1000m( chưa đủ đk khai
thác)
- Mỏ nước nóng : Hưng Hà
-> Khống sản nghèo nàn
c. Sản phẩm
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh quan sát lược đồ,
đọc nội dung sách giáo khoa, thảo luận theo nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm địa hình
? Địa hình tỉnh có đặc điểm gì?
? Địa hình có ảnh hưởng ntn tới sự phân bố dân cư và phát triển kt?
Nhóm 2:Tìm hiểu đặc điểm khí hậu
? Trình bày các nét đặc trưng về khí hậu?
? Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất nông nghiệp ?
Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm thủy văn
? Mạng lưới sơng ngịi ?
? Chế độ nước có đặc điểm gì?
? Tỉnh có nguồn nước ngầm nào? Phân bố ở đâu? Vai trị?
Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm thổ nhưỡng
? Đặc điểm thổ nhưỡng?
? Có mấy loại đất? Nêu ý nghĩa?
Nhóm 5:Tìm hiểu đặc điểm sinh vật của TB
? Trình bày đặc điểm tài ngun sv?
Nhóm 6:Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên khoáng sản
? Kể tên các loại khoáng sản chính của vùng? Nêu sự phân bố?
- Bước 2: Hs thảo luận, GV thu sản phẩm, các nhóm đối chiếu nhận xét. Trong
q trình các nhóm trình bày, giáo viên dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để
dẫn dắt và mở rộng cho học sinh như sau:
✔ Mở rộng về địa hình, khí hậu, sơng ngịi, sinh vật, đất, khống sản của

tỉnh TB
Bước 3: Các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
- TB là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn
1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây
bắc xuống đơng nam.
- Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sơng, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50
km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đơng bắc có sơng Hóa,
phía bắc và tây bắc có sơng Luộc, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng,
sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa
sơng lớn (Lân, Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý).
- Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng
nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. Mùa đông lưu lượng giảm nhiều,
lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km).


- Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình. Tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha. Trong đó: Diện tích cây
hàng năm: 94.187 ha; Ao hồ đã đưa vào sử dụng: 6.018 ha.
- Thái Bình có các cồn cát ven biển như: Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen và vùng
đất ngập mặn rất thích hợp trồng
tập trung cây sú vẹt. Hiện tại có gần 5.000 ha rừng vừa giữ đất, chắn sóng, vừa
tạo mơi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên du lịch ven biển.
- khoáng sản chủ yếu là khí đốt và nước khống (cả 2 đều tập trung chủ yếu ở
Tiền Hải) và than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Mỏ khí đốt Tiền Hải (C) đã được khai thác từ năm 1986 phục vụ cho sản xuất
đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc KCN Tiền Hải....
+ Xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57oC ở
độ sâu 50 m và nước nóng 72oC ở độ sâu 178 m hiện đang được đầu tư khai thác
pt du lịch và chữa bệnh

+ Trong lịng đất TB có than nâu thuộc bể than nâu vùng ĐB sơng Hồng, có trữ
lượng rất lớn (trên 30 tỷ tấn) nhưng phân bố ở độ sâu 600 -1000m nên chưa đủ đk
để khai thác.
3. Hoạt động: Luyện tập (3 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy
c) Sản phẩm:
- Học sinh vẽ ra giấy được sơ đồ tư duy.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Yêu cầu các nhóm hồn thành sơ đồ tư duy của bài học, khuyến khích sự sáng tạo
của học sinh
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Viết bài báo cáo giới thiệu về một địa điểm du lịch của tỉnh TB mà em đã từng
đến
Bước 2: HS có thể làm tại lớp hoặc về nhà hoàn thiện
Bước 3: GV gợi ý cách làm bài, nhận xét sản phẩm nếu có.
Dặn dị hs: học bài, tiếp tục tìm hiểu về địa lí tỉnh Thái Bình về dân cư lao động

và đặc điểm chung về kinh tế.


BÀI 42: ĐỊA LÍ TỈNH THÁI BÌNH
Tuần : 32
Ngày dạy :…………
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hs có những kiến thức cơ bản về dân cư ,sự phân bố dân cư và lao động.
- Biết được những đặc điểm chung về kinh tế của tỉnh.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập
được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi
tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích Bản đồ dân cư Thái Bình
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích tổng hợp kiến thức, xác định mối liên hệ địa
lý giữa các đối tượng địa lý trên lược đồ
3. Phẩm chất
- Yêu nước: yêu con người, tự hào về truyền thống quê hương Thái Bình
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV: Bản đồ phân bố dân cư TB
2. Chuẩn bị của HS: Sgk, vở ghi, tìm hiểu tài liệu về Thái Bình
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ tỉnh Thái Bình? Đánh giá vị trí địa lí đối với
việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh?
Bước 2: HS trả lời
Bước 3: HS khác nhận xét


Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư lao động (25ph)
a) Mục tiêu:
- Biết được một số đặc điểm cơ bản về dân cư: tình hình gia tăng dân số, kết cấu
dân số , phân bố dân cư và tình hình phât triển văn hóa, giáo dục, y tế của TB
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát lược đồ kết hợp dàn ý sgk để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
 Nội dung chính
1. Gia tăng dân số
- Năm 2004 dân số TB là 1.843.000 người. Mật độ dân số 1192 người/ km2
-1/4/2019 là 1.860.447 người
->TB là tỉnh đông dân đứng thứ 4 của vùng ĐBSH
- Gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm
2. Kết cấu dân số
- Nữ chiếm 51,33%, Nam 48,67% ( 2019)
- Phần lớn là dân tộc Kinh
- Lao động chủ yếu trong nông nghiệp : 86%

3. Phân bố dân cư
- Dân cư phân bố không đều
- Vùng thành phố thị trấn, thị xã… có dân cư tập trung đơng
- Ngun nhân:
+ Vị trí thuận lợi cho giao lưu phát triển được nhiều ngành nghề truyền thống và
hiện đại làm tăng thu nhập cho người lao động thì vùng đó có mật độ dân số cao
- Dân cư TB chủ yếu ở nông thôn, tỉ lệ dân thành thị thấp và biến đổi chậm
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
- Số hs biết đọc , biết viết tăng từ 90,1% năm 1989 lên 93,62% năm 1999.
- Nếu tính từ 10 tuổi trở nên thì năm 1999 có 95,4 % trong đó tỉ lệ của cả nước là
91,1%. Như vậy mọi lứa tuổi của dân số TB đều có tỉ lệ cao hơn cả nước
- Nền y tế TB phát triển khá mạnh
- Nền văn hóa mang đậm sác thái của 1 vùng quê lúa với làn điệu hát chèo truyền
thống
- Nét văn hóa được thể hiện rõ nhất trong các lễ hội đình chùa
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Vị trí địa lí có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội,
Hải Phịng, Quảng Ninh
+Có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh
tế, văn hóa, chính trị.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, dựa vào SGK, và hiểu biết để trả lời
các câu hỏi sau:
? Năm 2004 dân số Tb là bao nhiêu người? Mật độ dân số ?
? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có đặc điểm gì? Ngun nhân?


? Nêu kết cấu dân số theo giới tính?

? Dân cư phân bố như thế nào? Nguyên nhân ?
? Tình hình phát triển y tế của tỉnh có đặc điểm gì?
? Đặc điểm văn hóa?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ(nhóm đơi), trao đổi kết quả làm việc.
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
-Dân số xếp thứ 4 trong các tỉnh ĐB sông Hồng sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng
Yên.
Gấp 4,78 lần mật độ trung bình cả nước và 28,4 lần mật độ trung bình thế giới
- Nhờ thực hiện tốt cơng tác kế hoạch hóa gia đình nên mức gia tăng dân số tự
nhiên ngày càng giảm
- Sức ép của dân số lên đất đai ở 1 tỉnh thuần nông làm cho TB ln có mức gia
tăng cơ giới âm. Các hình thức di cư ở TB là di cư đi xây dựng các vùng kinh tế
mới và di cư tự do tìm kiếm việc làm
- Những năm gần đây tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh do mở mang các khu công
nghiệp ở các đô thị, thu hút lao động ở nông thơn
- Việc đẩy mạnh chương trình dân số kế hoach hóa gia đình và sự nâng cao nhận
thức của người dân đã tác động mạnh đến mức sinh làm giảm số trẻ em sinh ra.
Số học sinh đến trường ở TB cao nhất là năm học 1997-1998 là 425.000 em. Các
năm học sau thì giảm dần.Là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục,
trình độ văn hóa của dân cư
- Mạng lưới y tế phân bố rộng rãi từ khắp tỉnh đến các xã thôn. Việc chăm sóc
sức khỏe cho người dân được tiến hành đều đặn
- TB là 1 tỉnh thuộc ĐBSH nên có nền văn hóa chung của tỉnh mang đậm sác
thái của 1 vùng quê lúa với làn điệu hát chèo truyền thống. Nét văn hóa được thể
hiện rõ nhất trong các lễ hội đình chùa địa phương: chùa Keo( Vũ Thư), Hội đền
Tiên La ( Hưng Hà), Hội đền Tam Tòa ( Thái Thụy)…
2.2. Hoạt động 2: Kinh tế (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được khái quát đặc điểm chung về kinh tế của tỉnh

- Học sinh quan sát lược đồ kết hợp dàn ý trong sgk trả lời các câu hỏi.
 Nội dung chính
- TB đã thốt khỏi cảnh đói nghèo, nền kt từng bước được phát triển
- Cơ cấu ngành Kt đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
+ Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm dần
+ Tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng
- Về cơ bản kinh tế TB pt, trở thành khu kinh tế động lực nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ.
c. Sản phẩm
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, và hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau:
? Cơ cấu kt của tỉnh có sự chuyển dịch như thế nào?
? Nhận xét chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh


- Bước 2: : HS thực hiện nhiệm vụ(nhóm đơi), trao đổi kết quả làm việc.
-Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
-Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Kt TB năm 2020 tăng 4,1% so với năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
Thái Bình năm 2020 ước đạt gần 53.400 tỷ đồng. Ngành nông, lâm, nghiệp và
thủy sản chiếm 26,9% trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ chiếm 73,1%. Quy mô GRDP năm 2020 đã gấp 1,5 lần so với năm 2015
3. Hoạt động: Luyện tập (3 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy
c) Sản phẩm:
- Học sinh vẽ ra giấy được sơ đồ tư duy.

d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tư duy của bài học, khuyến khích sự sáng tạo của
học sinh
Bước 2: HS trình bày trên bảng, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Tìm hiểu:Về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu 5 năm (2020 - 2025);
định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045 của tỉnh TB trong Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Bước 2: HS về nhà hoàn thiện
Bước 3: GV gợi ý cách làm bài, tìm hiểu thơng tim trên internet.
Dặn dị hs: học bài, tiếp tục tìm hiểu về địa lí tỉnh Thái Bình về các ngành kinh
tế , vấn đề bảo vệ môi trường bài 43


BÀI 43: ĐỊA LÍ TỈNH THÁI BÌNH
Tuần : 33
Ngày dạy :…………
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm các ngành kt TB: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

- Sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập
được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi
tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích lược đồ kinh tế Thái Bình
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích tổng hợp kiến thức, xác định mối liên hệ địa
lý giữa các đối tượng địa lý trên lược đồ
3. Phẩm chất
- Yêu nước: yêu con người, tự hào về truyền thống q hương Thái Bình
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV: Lược đồ kinh tế TB
2. Chuẩn bị của HS: Sgk, vở ghi, tìm hiểu tài liệu về Thái Bình
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
? Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh TB? Gia tăng dân số có ảnh
hưởng gì tới đời sống kinh tế xã hội?
Bước 2: HS trả lời

Bước 3: HS khác nhận xét
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)


2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các ngành kinh tế ở Thái Bình (20 phút)
a) Mục đích:
- Biết được đặc điểm các ngành kt TB: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ kinh tếđể trả lời các
câu hỏi.
 Nội dung chính:
a. Cơng nghiệp
- Cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng
khá nhanh nhưng vẫn chiếm vị trí khiêm tốn trong GDP của tỉnh
- Cơ cấu cơng nghiệp
+ Theo hình thức sở hữu :Đa thành phần sở hữu, ưu thế là CN ngoài quốc doanh
+ Theo cơ cấu ngành
Chủ yếu là CN chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thực phẩm và đồ
uống, sản xuất vật liệu
CN chế biến chiếm 97,66% giá trị sản lượng, 96,4% lao động địa phương
- Phân bố
+ Tập trung chủ yếu ở Tp TB và khu CN Tiền Hải
+ KCN: Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Phong, Tiền Hải, Diêm Điền, An
Hịa, Gia Lễ, Cầu Nghìn
- Các sản phẩm chủ yếu: dệt, sản xuất trang phục, xát gạo, thực phẩm đông lạnh,
gạch ốp lát, gạch men sứ, thủy tinh, sứ vệ sinh, sứ cách điện...
b. Nơng nghiệp
- Vị trí: Là ngành sản xuất chính
- Cơ cấu ngành nơng nghiệp

+ Ngành trồng trọt : chiếm 68,7% giá trị sản xuất nông nghiệp
+ Là tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa: tỉnh duy nhất ĐBSH đạt sản lượng
trên 1 triệu tấn
+ Ngành chăn nuôi
Tỉ trọng phát triển, tỉ trọng tăng từ 16,67% năm 1995 lên 20,51 % năm 2004
+ Ngành thủy sản: Đang dần trở thành nhành Kt mũi nhọn của tỉnh
Tỉ trọng của ngành trong tổng giá trị nông lâm ngư nghiệp tăng từ 4,21% năm
1995 lên 13,12% năm 2004
+ Ngành lâm nghiệp
Diện tích trồng rừng hiện có 1,7% tổng dt đất tự nhiên
c.Dịch vụ
- Dịch vụ chiếm 1/3 giá trị GDP toàn tỉnh
- Các ngành dịch vụ:
+ Giao thông vận tải: gồm đường bộ, đường sông, đường biển
+ Bưu chính viễn thơng: Tỉnh có 1 bưu cục trung tâm , 7 bưu cục huyện, 40 bưu
cục khu vực, 30 tổng đài điện thoại
+ Thương mại
Nội thương: buôn bán qua hệ thống chợ địa phương
Hoạt động xuất nhập khẩu: giữa TB với tỉnh bạn khá thường xuyên và liên tục
+ Du lịch: Hoạt động du lịch còn đơn điệu


c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, dựa vào SGK, và hiểu biết để hoạt
động nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về ngành cơng nghiệp
? Vị trí của ngành cơng nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh?
? Theo cơ cấu ngành bao gồm những ngành CN nào?

? Các ngành CN phân bố như thế nào? Giải thích nguyên nhân?
? Kể tên 1 số khu CN theo quy hoạch của tỉnh TB
? Nêu các sản phẩm CN chủ yếu?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp
? Cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm những ngành nào?
? Tỉ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu nơng nghiệp?
? Trình bày sự phát triển và phân bố một số cây trồng chính?
? Trình bày sự phát triển và phân bố ngành chăn ni?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành dịch vụ
?Vị trí của ngành dịch vụ trong nền Kt của thành phố?
? Kể tên các ngành dịch vụ của tỉnh?Đặc điểm của ngành đó
Bước 2: HS hoạt động nhóm.
Bước 3: Trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Gv: Năm 1991 giá trị sản lượng công nghiệp chỉ đạt 485.380 triệu đồng, năm
2004 đạt 2.762.590 triệu đồng
Tỉ trọng công nghiệp trong GDP giai đoạn 2000-2004 tăng bình quân 1,23% song
vẫn rất nhỏ bé so với tỉ trọng công nghiệp của cả nước
-Hoạt động CN chủ yếu là CN địa phương. CN trung ương chỉ có 4 doanh nghiệp
lớn: 1 dầu khí, 1 dệt, 1 phương tiện vận tải, 1 phân phối điện
+Sản xuất hàng tiêu dùng: 52,32% giá trị sản xuất CN toàn tỉnh
+ Chế biến lương thực thực phẩm: 21,22%
+ Sản xuất VLXD: 15%
- Nơng ngư nghiệp là ngành sản xuất chính của tỉnh. Trong những năm gần đây
có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng khá mạnh
- Là ngành chủ yếu trong nông nghiệp, phát triển khá đa dạng. Tỉ trọng ngành
trồng trọt chiếm 68,7% giá trị sản xuất noongn nghiệp năm 2004. Điển hình là
sản xuất lương thực với sản phẩm chính là cây lúa
+ Cơ cấu cây trồng dang có sự chuyển dịch tích cực: Dtích cây lương thực tăng,
cây có giá trị ( nhãn, cây cảnh, hòe..), cây CN ngắn ngày 9đậu tương, lạc, thuốc

lào, cói , vừng, mía , dâu tằm...
+Chăn nuôi lợn phát triển mạnh nhất ( 1 triệu con năm 2004)
+ Chăn ni trâu bị chuyển mục đích lấy thịt sữa có khoảng 5 vạn con tập trung
Đông Hưng, Hưng Hà
+Chăn nuôi gia cầm: phát triển theo hình thức gia đình : gà, vịt, ngan
Gv: Là 1 tỉnh đồng bằng có trên 50 km bờ biển với 5 cửa sơng lớn, bãi triều rộng
có đk phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ


-Vai trị của rừng đối với mơi trường sinh thái: Có vai trị quan trọng: chắn sóng,
cố định phù sa, bảo vệ diện tích ni trồng thủy sản ven biển, là mơi trương sinh
sống của các lồi sinh vật tự nhiên trên rừng và dưới nước, góp phần giữ cân
bằng sinh thái cho vùng
- Do đặc thù là tỉnh được bao bộc bởi sông nước nên mật độ đường sông 0,33
km/km2 . Tổng chiều dài gần 500 km. Có 5 cửa sơng TB, Diêm Điền, Trà Lí, Lân,
Ba Lạt
+ Xuất sang HP, QN, NĐ, Hnam... hàng nông sản, thực phẩm...may mặc, khăn
bông, mây tre đan, tôm đông lạnh, lợn sữa, gạo....
+ Nhập: hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thép, nguyên liệu
dệt may, thuốc tân dược, men gạch, hóa chất....
- Khu nghỉ mát Đồng Châu( Tiền Hải), Cồn Đen, Chùa Keo (Vũ Thư), khu di tích
nhà Trần ( Hưng Hà)...
2.2. Hoạt động 2: Bảo vệ tài ngun mơi trường (8 phút)
a) Mục đích:
-Hs biết được thực trạng, nguyên nhân, tài nguyên môi trường TB, biện pháp bảo
vệ tài nguyên môi trường
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ kinh tế để trả lời các
câu hỏi.
 Nội dung chính:

- Tài ngun và mơi trường TB đang có nguy cơ bị ô nhiễm
- Nguyên nhân
- Biện pháp
c) Sản phẩm:hs trả lời câu hỏi
*Nguyên nhân:
- SX nông nghiệp thâm canh sử dụng nhiều phân hóa học, vơ cơ , thuốc trừ
sâu, ...làm ơ nhiễm mt đất nước, khơng khí...
- Hđộng thủ cơng nghiệp với cơng nghệ thấp khơng có quy trình xử lí chất thải
- Mật độ dân số đơng, rác thải sinh hoạt
*Biện pháp
- Ý thức tự giác của mỗi người
- Tăng cường áp dụng các biện pháp kic thuật làm sạch mt
- Xây dựng cấc cơng trình xử lí châts thải tại các khu CN...
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ
để trả lời câu hỏi
? Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và môi trường của tỉnh?
? Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên
và môi trường?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi,
gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung
đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.


2.3. Hoạt động 3: Phương hướng phát triển kinh tế (7 phút)
a) Mục đích:
- Phương hướng phát triển kt của tỉnh Thái Bình
b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ kinh tế để trả lời các
câu hỏi.
 Nội dung chính:
-Phương hướng: phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với bảo vệ mơi trường,
chú trọng phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
Nhân dân. Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển
khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển
trong khu vực đồng bằng sông Hồng.
c) Sản phẩm:hs trả lời câu hỏi
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ
để trả lời câu hỏi
? Trình bày phương gướng pt ktxh tỉnh TB theo nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XX họp từ ngày 13/10/2020 đến ngày 15/10/2020
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi,
gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung
đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (3 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án dựa vào hiểu biết của mình.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV đưa câu hỏi, hs trả lời
Câu 1: Thái Bình là tỉnh thuộc vùng kinh tế nào ở nc ta?
A. Vùng ĐBSH
B. Vùng ĐBSCL
C.Vùng TD và MNBB

D.Vùng Bắc Trung Bộ
Câu 2: Tỉnh Thái Bình thành lập vào tg nào?
A.Ngày 20/3/1890
B.21/3/1890
C.22/3/1890
D.23/3/1890
Câu 3: Khống sản có trữ lượng lớn ở TB nhưng cịn ở dạng tiềm năng đó là
A.Dầu khí
B. Nước nóng
C.Than nâu
D. Nước khống
Câu 4:Rừng có diện tích lớn nhất ở Thái Bình
A. Rừng ngập mặn
B. Rừng rậm nhiệt đới
C. Rừng thưa và xavan cây bụi
D. Rừng ôn đới
Bước 2: HS hoạt động cá nhân
Bước 3: Gv gọi hs trả lời, hs khác nhận xét


4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về kt tỉnh TB
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: hs vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài học về địa lí tỉnh TB
Bước 2: HS hồn thành nv
Bước 3: GV dặn dị HS ơn tập




×