Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.56 KB, 10 trang )

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh, của Đảng Cộng sản do chính Người sáng lập trong
hơn 75 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định
rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai
cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau,
song bao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc.
Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc người và
tôn giáo khác nhau, song người Việt Nam đều là con Hồng,
cháu Lạc có lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội
nguồn văn hóa chung, có chủ nghĩa dân tộc truyền thống
vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do.
Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá
trình dựng nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu
bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình dựng nước và giữ
nước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn
hóa tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập và
khát vọng tự do là truyền thống của lịch sử. Đó là nền tảng văn
hóa tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại
và duy nhất của nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Độc lập, tự do và tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh là
chìa khóa để mở đường hội tụ thắng lợi của chiến lược: “Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Để thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải có
cương lĩnh đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước qua các
thời kỳ cách mạng khác nhau. Ngay từ ngày đầu mới thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã soạn thảo Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, được hội nghị thành lập Đảng đầu
năm 1930 thông qua, trong đó đã nêu cao khẩu hiệu “Việt Nam
độc lập”, Việt Nam tự do và chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi,
uyển chuyển.


Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh,
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 75 năm qua trước hết là
thắng lợi của Cương lĩnh, chiến lược đường lối cách mạng khoa học
và sáng tạo, là thắng lợi của tư tưởng cách mạng cao cả và vĩ đại
của Hồ Chí Minh - tư tưởng độc lập, tự do.
Khối quần chúng đông đảo chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi
được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu cao cả, được tổ chức lại
thành một khối vững chắc trên cơ sở của Mặt trận dân tộc thống
nhất, được hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện trong
tiến trình cách mạng.
Năm 1941, cùng với chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng,
Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh giữa lúc
nhân dân Việt Nam đang sống quằn quại trong cảnh nước sôi, lửa
nóng, lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, ai cũng
muốn độc lập, tự do.
Thành lập Mặt trận Việt Minh là một điển hình sáng tạo của Hồ
Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc đưa đến thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, một nhà nước của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc.
Tiếp đến trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc 1945 - 1954, mặt
trận dân tộc thống nhất tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hội
Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã ra đời, thực hiện sự đoàn kết quốc
dân để làm cho nước Việt Nam được độc lập, thống nhất, dân chủ,
phú cường. Hội ra đời tạo điều kiện mới để đoàn kết và tranh thủ
những ai có thể tranh thủ được nhằm thống nhất lực lượng quốc
gia dân tộc, chống chia rẽ.
Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh đã
giương cao ngọn cờ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và chiến
lược đại đoàn kết dân tộc để đẩy mạnh cuộc cách mạng ở miền
Nam, thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra đời,

kế tục sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Liên Việt.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được
thành lập nhằm tạo điều kiện để mở rộng khối đoàn kết dân tộc
dưới ngọn cờ của Mặt trận. Đầu năm 1968, Liên minh các lực
lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình miền Nam Việt Nam ra đời.
Đây là một tổ chức thích hợp để thu hút các tầng lớp trung gian và
thượng lưu ở thành thị miền Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc
chống Mỹ cứu nước.
Trải qua hơn 20 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước đã thắng lợi hoàn toàn. Non sông đã thu về một mối.
Năm 1976, các tổ chức Mặt trận trong cả nước đã được thống nhất
lại thành một mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, thực hiện sứ mạng đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau xây
dựng lại đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm cho
Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
Sau khi cách mạng thành công, nhà nước của dân, do dân tộc
và vì dân tộc được thành lập, chiến lược đại đoàn kết quốc gia dân
tộc không chỉ được thực thi bằng cách tập hợp lực lượng quần
chúng rộng rãi, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức, mà
còn phải liên hiệp quốc dân ở trong Quốc hội, cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam). Hồ Chí Minh đề xuất và tổ chức thành công Quốc dân đại
hội Tân Trào, lập ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc tháng 8 năm 1945
trong đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa, đặc biệt là tổ chức cuộc
Tổng tuyển cử toàn dân vào tháng 1 năm 1946, để bầu ra quốc
hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội của
độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn
dân, và Quốc hội đã lập chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa là một chính phủ chung của cả dân tộc chứ không phải là
chính phủ riêng của một đảng phái, một giai cấp nào. Đây cũng là
một điển hình thành công sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc trong tổ chức nhà nước pháp quyền của dân tộc,
do dân tộc và vì dân tộc, là một bài học vô cùng quý báu của việc
thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong lĩnh
vực xây dựng, tổ chức nhà nước.
Hồ Chí Minh đã thực thi thắng lợi chiến lược đại đoàn kết dân
tộc do Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất chính vì Người
đã thành công trong việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản
Việt Nam thành một đảng đạo đức và văn minh, một “Đảng hiện
thân cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc, một đảng
cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động, của dân tộc Việt Nam”.
Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước
ngoài đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm
thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức
mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến
lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy
tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp
với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công
nông và trí thức làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn
đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là
một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc
biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường
lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
PGS.NGND LÊ MẬU HÃN
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
TUESDAY, 7. APRIL 2009, 13:10:14

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số
người, của riêng Đảng Cộng Sản. Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu
tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy
chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn
kết dân tộc. Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn kẽ, theo quan
điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan
trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong toàn bộ những bài báo bài viết của Hồ Chí Minh theo thống kê có
đến 40% bài báo, bài viết, bài nói về đại đoàn kết, qua đó ta thấy được
tầm quan trọng của đại đoàn kết trong tư tưởng hồ chí minh. Lời đầu tiên
trong bản di chúc của Hồ Chí Minh cũng như lời cuối cùng trong bản di
trúc thì Hồ Chí Minh đều nhắc tới đại đoàn kết . Lời đầu tiên Người nói:
“Trước khi tôi qua đời tôi để lại vài lời dặn dò như sau: Trước hết nói về
đoàn kết các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ phải gìn dữ sự đoàn
kết như gìn giữ con ngươi của mắt mình” còn lời cuối cùng của người: “
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng toàn dân toàn quân ta
đoàn kết xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh dân chủ độc lập đóng
góp xứng đáng vào cách mạng vô sản thế giới”.
Trong những cống hiến to lớn của to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với
cách mạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối
đạn đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý
luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng,tư tưởng đó được thể hiện
qua đó được thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau đây:
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của cách mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm ,ở tư tưỏng , ở
những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng , trở
thành khẩu hiệu hành động của Đảng, toàn dân ta .Nó phải biến thành sức
mạnh vật chất có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Đảng cộng sản vừa là thành viên của mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa
là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày
càng vững chắc.
Phân tích:
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công
của cách mạng.
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người có ý nghĩa chiến lược. Đó là một tư
tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Điều này được thấy rõ qua tình hình lịch sử của nước ta ngay sau khi dành được độc
lập dân tộc, khi đó trong ngân hàng nước ta chỉ có 2 vạn đồng tiền rách, tình trạng

×