Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Dạy học công nghệ sinh học nuôi trồng nấm sò theo mô hình trường học gắn với thực tiễn ở lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.1 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HẠNH

DẠY HỌC CƠNG NGHỆ SINH HỌC
"NI TRỒNG NẤM SỊ" THEO MƠ HÌNH
TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở
LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HẠNH

DẠY HỌC CƠNG NGHỆ SINH HỌC
"NI TRỒNG NẤM SỊ" THEO MƠ HÌNH
TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở
LÀO CAI
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 8.14.01.11



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngơ Văn Hưng

THÁI NGUN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin xam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Ngơ Văn Hưng. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn đều có
nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả

NGUYỄN THỊ HẠNH

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học tại khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ,
giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến T.S Ngô Văn Hưng,
người thầy đã tận tình hướng dẫn để tơi hồn thành luận văn này.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo trong Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cơ giáo thuộc khoa Sinh học, Phịng
Đào tạo - Trường Đại học Sư Phạm - ĐH Thái Ngun đã giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và học
sinh Trường THPT số 1 Bảo Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu thực nghiệm để hồn thành luận văn.
Trong q trình thực hiện luận văn khơng thể khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy
cơ giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Hạnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Bảng chữ viết tắt ................................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 5

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .................................................... 5
5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
7. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 8
8. Luận điểm đưa ra bảo vệ ................................................................................. 9
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 10
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về mơ hình trường học gắn với thực tiễn..... 10
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 10
1.1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 15
1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 22
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về nghề, nghề phổ thông ................................. 22
1.2.2. Lý thuyết về hướng nghiệp và GDHN .................................................... 23
1.2.3. Mơ hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh
của địa phương................................................................................................... 26

iii


1.3. Cơ sở đề xuất dạy nghề “Nuôi trồng Nấm sò” tại trường THPT số 1
Bảo Thắng, Lào Cai ........................................................................................... 33
1.4. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 35
1.4.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 35
1.4.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát ..................................................................... 36
1.4.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 36
1.4.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 36
1.4.5. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 36
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 40
Chương 2: DẠY HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC "NI TRỒNG
NẤM SỊ" THEO MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN . 41

Ở LÀO CAI ...................................................................................................... 41
2.1. Xây dựng tài liệu chun đề "Ni trồng nấm sị" ở trường THPT số 1
Bảo Thắng, Lào Cai ........................................................................................... 41
2.1.1. Phân tích chương trình mơn nghề của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Lào Cai ... 41
2.1.2. Các bước thực hiện xây dựng tài liệu "Ni trồng nấm sị".................... 41
2.2. Giới thiệu cấu trúc nội dung phần “Ni trồng Nấm Sị” .......................... 43
2.2.1. Cấu trúc nội dung ni trồng nấm sị ...................................................... 43
2.2.2. Nội dung và các yêu cầu cần đạt phần “Nuôi trồng Nấm sò” ................. 46
2.3. Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề của tài liệu dạy nghề "Nuôi
trồng Nấm sò" .................................................................................................... 49
2.3.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề dạy học ...................................................... 49
2.3.2. Quy trình thiết kế một chủ đề .................................................................. 51
2.3.3. Ví dụ minh họa ........................................................................................ 59
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 63
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 64
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 64
3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 64

iv


3.3. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 64
3.3.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm ................................................................ 64
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ............................................................. 64
3.4. Phân tích kết quả học tập của học sinh ....................................................... 66
3.4.1. Đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh ....................................... 66
3.4.2.Đánh giá kết quả phát triển năng lực của học sinh ................................... 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 77
PHỤ LỤC


v


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

TT

Đọc là

1

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

2

DAHT

Dự án học tập

3

ĐC

Đối chứng

4


DHTDA

Dạy học theo dự án

5

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

6

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

7

GDNPT

Giáo dục nghề phổ thơng

8

GDTX

Gi dục thường xuyên

9


GV

Giáo viên

10



Hoạt động

11

HS

Học sinh

12

HTTCDH

Hình thức tổ chức dạy học

13

KNNQG

Kĩ năng nghề quốc gia

14


LĐSX

Lao động sản xuất

15



Mức độ

16

NL

Năng lực

17

NLTH

Năng lực tự học

18

PT

Phổ thông

19


SXKD

Sản xuất kinh doanh

20

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

21

TCNL

Tiêu chuẩn năng lực

22

TH

Tự học

23

THCS

Trung học cơ sở

24


THPT

Trung học phổ thông

25

TN

Thực nghiệm

26

TTKTTH-HN

Trung tâm hỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về thực trạng việc dạy nghề trong trường THPT .. 36
Bảng 1.2. Kết quả điều tra việc hiệu quả của dạy nghề ở THPT (PL1) ............ 37
Bảng 1.3. Kết quả điều tra về vai trò của hoạt động dạy nghề .......................... 37
Bảng 1.4. Kết quả điều tra về thực trạng việc học nghề của học sinh trong
trường THPT (PL4) ......................................................................... 38
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát học sinh THPT về học nghề ở trường ................... 39
Bảng 2.1. Nội dung và các yêu cầu cần đạt khi yêu cầu nuôi trồng nấm sò ..... 47
Bảng 3.1. Bảng số lượng HS đạt điểm Xi qua các bài kiểm tra ........................ 66
Bảng 3.2. Kết quả Sự sinh trưởng và năng suất của nấm sau 3 công thức

nuôi cấy lớp 11A1............................................................................ 68
Bảng 3.3. Kết quả Sự sinh trưởng và năng suất của nấm sau 3 công thức
nuôi cấy lớp 11A2............................................................................ 69
Bảng 3.4. Kết quả Sự sinh trưởng và năng suất của nấm sau 3 công thức
nuôi cấy lớp 11A3............................................................................ 70
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá năng lực tự học ..................................................... 72
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề .................................... 73
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá năng lực hợp tác .................................................... 74

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Mục tiêu hoạt động GDHN cho HS THPT ................................... 26

Hình 2.1.

Các bước xây dựng tài liệu "Ni trồng Nấm sị" ........................ 42

Hình 3.1.

Biểu đồ tần suất bài kiểm tra ......................................................... 67

Hình 3.2.

Biểu đồ tần suất về năng suất và thời gian sinh trưởng của
nấm lớp 11A1............................................................................... 68


Hình 3.3.

Biểu đồ tần suất về năng suất và thời gian sinh trưởng của
nấm lớp 11A2............................................................................... 69

Hình 3.4.

Biểu đồ tần suất về năng suất và thời gian sinh trưởng của
nấm lớp 11A3............................................................................... 70

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng
Ngày 04-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nêu chín
giải pháp đổi mới chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thơng [17].
Ngày 9-6-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Số 44/NQ-CP về việc
“Ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung
ương khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”Nghị quyết xác định các nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu trong đó có 2 nhiệm vụ quan trọng đó là: “Hoàn thiện hệ
thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thơng giữa các cấp
học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo, đáp ứng nhu cầu
học tập suốt đời và hội nhập quốc tế” và “Triển khai đổi mới chương trình giáo

dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm
chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống;
nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học” [16].
Quyết định số 522/QĐ-TTg về đã chỉ rõ : Đổi mới nội dung dạy học
trong chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa
tuổi; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; bổ sung, cập nhật
các nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các môn học và hoạt động giáo dục
phù hợp với thực tiễn[22].

1


Đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo
hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và SGK cần được tổ chức xây
dựng và triển khai theo hướng mở. Ngoài mạch nội dung kiến thức chính được
Bộ Giáo dục thống nhất ban hành, mỗi địa phương đều được xây dựng các chủ
đề dạy học phù hợp với hồn cảnh thực tiễn.
Cơng văn số 8608/BGDĐT-GDTrH V/v: Thực hiện hoạt động GD Nghề
phổ thông lớp 11 năm học 2007-2008 đã nói rõ “Giáo dục trung học phổ
thông giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung
học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về
kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn
hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động” [3]. Trong quá trình thực hiện GDNPT và giáo dục
hướng nghiệp, HS cần được tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp phổ biến trong
xã hội để định hướng nghề nghiệp và thấy rõ sự phù hợp của năng lực bản thân
với yêu cầu ở những nghề cụ thể, được rèn luyện các kỹ năng, tác phong lao
động cần thiết. Thông qua GDNPT HS được vận dụng kiến thức, kỹ năng đã
học ở môn Công nghệ và các môn học khác vào thực tiễn đời sống và sản xuất

trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

1.2. Xuất phát từ đặc

điểm nội dung phần "Ni trồng Nấm Sị" trong nội dung học nghề ở
trường THPT
Chương trình GDNPT lớp 11 có 105 tiết (3 tiết/tuần), bố trí ngồi thời
lượng học 1 buổi/ngày. Bộ GD&ĐT đã ban hành tài liệu dạy học 11 NPT: làm
vườn, ni cá, trồng rừng, gị, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe
máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phịng [3]. ... Ngồi ra, các Sở
GD&ĐT có thể lựa chọn một số nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của địa phương, tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu và thực hiện sau khi được
Bộ GD&ĐT chấp thuận. Các Sở GD&ĐT xây dựng Kế hoạch thực hiện
GDNPT lớp 11, phân công rõ trách nhiệm của các Trung tâm Kỹ thuật tổng

2


hợp - hướng nghiệp (TTKTTH-HN) và các trường THPT trong việc phối hợp
thực hiện GDNP.
Là tỉnh miền núi phía Bắc, Lào Cai được biết đến là tỉnh có địa hình đồi
núi, dân sống chủ yếu là nghề nông đặc biệt là trồng lúa. Căn cứ vào đặc điểm
tình hình học sinh và điều kiện có sẵn ở địa phương để xây dựng bộ tài liệu về
" Ni trồng Nấm sị" phù hợp với điều kiện của địa phương và của trường. Nội
dung của tài liệu "Ni trồng Nấm sị" được biên soạn phù hợp với tình hình
địa phương, có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn. Các kiến thức về nuôi
trồng nấm là cơ sở để các em học sinh có thể vận dụng làm trong thực tiễn, bảo
vệ mơi trường, có thể vận dụng làm tại gia đình thậm chí tại trường học quy mơ
nhiều theo hướng sản xuất kinh doanh.
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy nghề ở trường phổ thông

Hiện nay việc dạy nghề ở các trường phổ thông vẫn chưa đạt được hiệu
quả như ý muốn, thậm chí đây được coi là nơi lấy điểm để làm “phao cứu sinh”
khi xét Các trường THPT trên địa bàn tỉnh đều tổ chức dạy hướng nghiệp cho
học sinh. Hình thức tổ chức dạy học cũng tùy theo từng trường sao cho đủ 105
tiết đối với bậc THPT. Vì vậy, có trường dạy vào các buổi học khơng chính
khóa, có trường lại dạy xen kẽ vào các giờ học chính khóa.
Đa số mục đích học nghề phổ thơng thì rất ít học sinh cho rằng học nghề
để có thêm kiến thức, kỹ năng, còn lại hầu hết đều coi học nghề là để lấy điểm
cộng vào khi xét vào các trường THPT hoặc xét tốt nghiệp THPT. Bởi theo quy
định, học sinh học nghề đạt loại giỏi sẽ được cộng 2 điểm, loại khá được cộng
1,5 điểm và đạt loại trung bình sẽ được cộng 1 điểm. Việc cộng điểm sẽ áp
dụng cho những trường hợp học sinh tham gia xét tuyển hoặc thi tốt nghiệp
thiếu từ 1 đến 2 điểm. Chính vì vậy, để có thêm “phao” cho việc xét tuyển hoặc
thi tốt nghiệp, hầu hết các trường đều động viên, định hướng để học sinh thi
nghề phổ thơng. Ngồi một số ít em thích học nghề thì hầu hết những em khác

3


đều là tham gia học với mục đích chính là để thi “cộng điểm”. Việc dạy nghề
khơng hiệu quả có thể do các nguyên nhân:
Về nguyên nhân học:
Việc tham gia đăng ký học và thi nghề phổ thông giúp học sinh được
cộng điểm để xét tuyển vào bậc THPT và tốt nghiệp, nên nhiều em có suy nghĩ
chưa đúng về mục đích, ý nghĩa của việc học nghề.
 Do

tham gia học nghề theo kiểu lấy lệ, đối phó, khơng ít học sinh được

cấp giấy chứng chỉ nghề loại khá, giỏi nhưng không bao lâu sau, những kiến

thức thu được từ lớp học nghề đã “rơi rụng” hết… Để việc dạy nghề cho học
sinh phổ thông đạt hiệu quả, ngành GD và ĐT, các trung tâm GDTX và hướng
nghiệp cấp huyện cần chú trọng hơn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy
nghề, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho học sinh,
giúp các em lựa chọn được một nghề phù hợp với bản thân, với nhu cầu của địa
phương để bước vào thị trường lao động hoặc tiếp tục vào học các trường nghề,
trường đại học sau bậc học phổ thông.
Hiện nay cái khó nhất chính là điều kiện và cơ sở vật chất phục vụ việc
dạy và học nghề cịn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng rất lớn chất lượng đào tạo,
khả năng thực hành của học sinh. Vì vậy cũng dễ hiểu khi hầu hết các trường
chọn dạy nghề diện dân dụng, làm vườn, lâm sinh.. vì nó phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất hiện có. Điều này đã làm cho mục đích của việc hướng
nghiệp dạy nghề phổ thông ở các trường học hiện đang chỉ nằm ở mức độ lan
tỏa về mặt nhận thức chứ chưa nói đến hiệu quả sử dụng nghề đó vào cuộc
sống hàng ngày.
Về nguyên nhân dạy:
Do môn nghề được đánh giá chỉ là môn "cứu cánh" cho các em học sinh
khi thi tốt nghiệp vì vậy nhà trường thường bố trí các thầy cố thiếu tiết hoặc
dạy kế sao cho đủ định mức của thầy cô dẫn tới các bài giảng không được
chuyên sâu và đúng chuyên môn.

4


Thầy cô không đầu tư chuyên môn trong dạy nghề vì vậy chất lượng dạy
và học khơng cao. Tất cả mang tính hình thức và dạy gọi là có.
Trong các bài thực hành nghề ở trường học sinh chủ yếu chỉ làm trên
sách vở, ít vận dụng , thực hành thật, nó mang tính hình thức. Ví dụ dạy nghề
Lâm sinh trong trường THPT học sinh được yêu cầu lên bầu, chăm sóc cây con
(keo, bạch đàn..) trong khuân viên nhà trường chỉ có bê tơng nên việc thực

hành các bài học đó lại khó với học sinh, do vậy học sinh thường chỉ nghe và
xem hình ảnh.
Vì vậy xây dựng bộ tài liệu dạy nghề ở trường THPT sao cho phát huy
được khả năng học tập, định hướng năng lực và nghề nghiệp cho học sinh và
phù hợp với điều kiện địa phương là cần thiết. Với xu thế xã hội và thực tiễn đặt
ra như trên, cùng với sự mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ
thông chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học cơng nghệ sinh học "ni
trồng nấm sị" theo mơ hình trường học gắn với thực tiễn ở Lào Cai.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng bộ tài liệu ni trồng nấm sị trong mơ hình trường
học gắn với thực tiễn, sản xuất kinh doanh ở trường THPT số 1 Bảo Thắng góp
phần phát triển NL giải quyết vấn đề cho HS THPT.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy nghề cho học sinh lớp 11.
- Đối tượng nghiên cứu: Kĩ thuật “Ni trồng Nấm sị” ở trường THPT
số 1 Bảo Thắng, Lào Cai & Phương pháp tổ chức hoạt động học chủ đề “Ni
trồng Nấm sị” cho học sinh lớp 11 trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai năm
học 2018 - 2019.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nếu xây dựng được bộ tài liệu “Ni trồng Nấm sị” và áp dụng nó
trong mơ hình trường học gắn với thực tiễn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở
trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai thì sẽ mang lại hiệu quả học tập nào?
5


- Để xây dựng tốt bộ tài liệu cho môn nghề phù hợp với điều kiện nhà
trường và phát huy khả năng học tập của học sinh lớp 11 thì phải làm thế nào?
4.2. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được bộ tài liệu dạy nghề “ Nuôi trồng Nấm sị”và thiết

kế hoạt động dạy nghề phù hợp thì góp phần rèn kĩ năng tự học, năng lực
giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
lớp 11.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng bộ tài liệu và thiết kế
tổ chức dạy học nội dung môn nghề cho học sinh lớp 11 THPT.
- Điều tra thực trạng dạy học nghề ở trường THPT Số 1 Bảo Thắng, Lào Cai.
- Thiết kế chuỗi hoạt động học nghề “ Ni trồng Nấm sị” cho học sinh
lớp 11 theo nội dung tài liệu xây dựng.
- Tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả dạy học qua đó khẳng
định tính khả thi của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản có tính pháp lí cao của Đảng, Chính phủ, Bộ
GD & ĐT về chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình,
các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan để làm rõ cơ sở lí luận của đề tài,
phân tích chương trình nghề THPT phù hợp với điều kiện địa phương và khả
năng nhận thức của học sinh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để nghiên cứ lịch sử
vấn đề, Phát hiện và rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thơng qua
việc tìm hiểu tư liệu, giáo trình, sách, các bài nghiên cứu thuộc ni trồng Nấm
sị và phương pháp dạy học sinh học; Các lĩnh vực liên quan dạy nghề nông
nghiệp cho học sinh THPT.
- Nghiên cứu các tài liệu về dạy học gắn với SXKD ở địa phương, dạy học
theo định hướng phát triển năng lực người học để xác định cơ sở khoa học của
đề tài.

6



Nghiên cứu các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về Nấm sị và các
kiến thức ứng dụng cơng nghệ trong ni trồng nấm Sị.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Điều tra thực trạng
Dùng phiếu điều tra đối với GV và HS nhằm tìm hiểu thực trạng,
nguyên nhân hạn chế về thực hiện dạy và học môn nghề ở trường THPT.
- Xây dựng phiếu điều tra trên 35 giáo viên ở các trường THPT trên dịa bàn
thường xuyên dạy môn nghề và 310 học sinh lớp 11 đang học nghề trong trường.
+ Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu về nhận thức của giáo
viên về: 1) Vai trò của hoạt động dạy nghề trong trường THPT; 2) Mức độ hiểu
biết của giáo viên về phương pháp tổ chức hoạt động học nghề cho hiệu quả; 3)
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dạy nghề không hiệu quả ở trường
phổ thông.
+ Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu về nhận thức của học
sinh về: 1)Vai trò của hoạt động dạy nghề trong trường THPT; 2) Một số
nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học nghề không hiệu quả ở trường phổ thông.
6.2.2. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực Sinh học và
khoa học giáo dục trong thiết kế, xây dựng và sử dụng bộ tài liệu " Ni
trồng Nấm Sị" theo mơ hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh
ở trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai. Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên
gia phương pháp dạy học, giáo dục học và GV dạy bộ môn Sinh học và một số
các môn học khác ở một số trường THPT về:
- Quy trình thiết kế đề tài khoa học và quy trình dạy học theo mơ hình
trường học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh;
- Hệ thống chủ đề "Ni trồng Nấm Sị" theo mơ hình trường học gắn
với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở trường THPT số 1 Bảo Thắng , Lào Cai;
- Hệ thống các tiêu chí, cơng cụ để đánh giá năng lực của GV cho HS
thông qua dạy học chủ đề "Nuôi trồng Nấm Sò";
7



- Một số nội dung điều tra thực trạng dạy học theo mơ hình trường học
gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh trong các trường THPT hiện nay làm cơ
sở định hướng nghiên cứu;
- Trao đổi và lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý và GV trường THPT
về những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai xây dựng và dạy chủ đề
"Nuôi trồng Nấm Sò".
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm song song, trong đó có nhóm đối chứng (ĐC) và nhóm
thực nghiệm (TN) ở một số lớp thuộc trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai
nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
- Nội dung tiến hành thực nghiệm
Sử dụng 3 lớp 11A1,11A2, 11A3 cùng một thầy (cô) dạy nghề và thực
hiện nuôi trồng nấm theo 3 công thức cùng một thời điểm.
- Phương pháp dạy thực nghiệm, thu số liệu
- Phương án thực nghiệm được thiết kế là để đánh giá tính khả thi của bộ
tài liệu cùng một đối tượng trước, trong và sau khi hoạt động học nghề trong
dạy học theo hướng dạy học phát triển năng lực.
6.3. Phương pháp thống kê tốn học
Chúng tơi sử dụng thủ tục Frequencies của phần mềm SPSS 16.0 để
kiểm tra biểu đồ tần suất (Histogram) phân phối điểm của các bài kiểm tra,
phương pháp thống kê như tính điểm trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn và các
phép kiểm chứng T-test, phép kiểm chứng Khi-bình phương (Chi-square test)
để kiểm định sự sai khác về điểm kiểm tra giữa các lớp thực nghiệm.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Làm sáng tỏ được cơ sở lí luận, thực tiễn của xây dựng, thiết kế và tổ chức
tài liệu dạy nghề ở trường THPT phù hợp với thực tế địa phương và học sinh.
- Đề xuất được bộ tài liệu "Nuôi trồng Nấm sị" và vận dụng tài liệu để
ni trồng Nấm Sị theo mơ hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất kinh

doanh ở trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai.
8


8. Luận điểm đưa ra bảo vệ
Ni trồng Nấm Sị ở trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai là mơ hình
trường học gắn với thực tiễn phù hợp với địa phương đã góp phần thực hiện đổi
mới hình thức, phương pháp dạy học, gắn học tập với thực hành, gắn lý thuyết
với thực tiễn, từng bước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới và định
hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”, phần “Kết luận”, các danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, sơ đồ, biểu bảng, phần “Nội dung” có cấu trúc như sau
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Xây dựng nội dung "Ni trồng Nấm sị theo mơ hình trường
học gắn với thực tiễn ở Lào Cai"
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Kết luận và khuyến nghị

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về mơ hình trường học gắn với thực tiễn
1.1.1. Trên thế giới
Năm 1848, ở Pháp xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề”. Pháp là
một trong những nước đã phát triển hướng học, hướng nghiệp và tư vấn nghề
sớm nhất trên thế giới và cuốn sách này cũng được xem là cuốn sách đầu tiên
nói về hướng nghiệp. Nội dung cuốn sách đề cập đến sự phát triển đa dạng của

các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của cơng nghiệp. Từ đó đã rút ra
những kết luận coi hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi
xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.Năm
1897, ở nước Nga, cuốn sách về hướng nghiệp “Lựa chọn khoa và điểm qua
chương trình đại học tổng hợp”, trong đó nêu rõ ý nghĩa về lựa chọn nghề khi
thi vào trường đại học lần đầu tiên được xuất bản (tác giả là giáo sư trường đại
học tổng hợp Pêtecbua B.F. Kapeev). Nhưng việc chọn nghề ở 6 nhiều nước
trên thế giới chỉ giới hạn trong sự bất bình đẳng xã hội. Tất cả những tác phẩm
nghiên cứu về hướng nghiệp chỉ nhằm vào mục đích tăng cường lợi nhuận
thơng qua việc bóc lột tối đa sức lực của người lao động.
Năm 1909, Frank Parsons bàn đến hướng nghiệp cho HS dựa trên năng
lực, năng khiếu, hứng thú, sở thích của cá nhân [28]. Từ năm 1918 đến 1939,
N.K.Krupskaia có nhiều bài viết khẳng định hiệu quả lao động phần lớn phụ
thuộc vào sự phù hợp của con người đối với nghề nghiệp [1].
“Đầu thế kỷ 20, Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đều xuất hiện cơ sở dịch vụ
hướng nghiệp. Ở Nga, những thập kỉ đầu thế kỉ 20, công tác hướng nghiệp rất
được chú trọng, làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền cơng
nghiệp hóa đất nước bấy giờ. Tư vấn hướng nghiệp được hầu hết các quốc gia
trên thế giới quan tâm, trong nửa đầu thế kỉ 20, do tăng trưởng nền cơng nghiệp
hóa, nhiều tác giả Keller và Viteles, 1937; Watts, 1966; Super, 1974 đề cập đến
10


tác phẩm Parson ở Hoa Kì trong những năm 1900, tác phẩm của Lahy trong lựa
chọn nhân sự ở Pháp năm 1910; nỗ lực của Gemelli trong lựa chọn nhân sự ở Ý
năm 1912, và sự tập trung vào hướng nghiệp của Christianen ở Bỉ năm
1911,1912 và những tác phẩm tiên phong ở Genneva và London năm 1914 và
1915 do Reuchlin miêu tả (1964) những nỗ lực ban đầu trong thiết lập tư vấn
và hướng nghiệp ở Hoa Kì và Châu Âu” Năm 1937, Keller và Viteles đưa ra
tầm nhìn toàn thế giới về tư vấn và hướng nghiệp, họ khảo sát so sánh các quốc

gia ở Châu Âu, châu Á.. Ở một số quốc gia, các thuật ngữ như “hướng dẫn
nghề - vocational guidance” , “tư vấn nghề - vocational counselling”, “thông
tin, tư vấn và hướng dẫn – information, advice ad guidance” đều chỉ các hoạt
động tư vấn và hướng nghiệp. Suốt thế kỉ 20 và đầu thập kỉ thế kỉ 21, tư vấn và
hướng nghiệp phát triển mạnh mẽ trong mơi trường giáo dục. Ngồi bối cảnh
đặc thù của mỗi quốc gia, giáo dục hướng nghiệp ở các nước đều xuất hiện các
vấn đề chung cả lí luận và thực tiễn cần làm rõ nhằm tìm ra con đường khả thi
và hiệu quả cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Vào năm 1930, ở Matxcơva đã thành lập phòng thí nghiệm Trung ương
về tư vấn nghề và lựa chọn nghề trực thuộc Trung ương đoàn thanh niên Cộng
sản Lênin, trong đó phịng thí nghiệm đóng vai trị quan trọng trong việc nghiên
cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiêu biểu của các cơ 7 quan tư
vấn nghề, đặc biệt là việc lựa chọn nghề của tuổi trẻ trong các trường phổ thông
kĩ thuật. Năm 1977, các tác giả Morgan và Hart đã nhấn mạnh vai trò của giáo
dục hướng nghiệp trong nhà trường, khẳng định giáo dục hướng nghiệp trong
nhà trường cần phải khuyến khích học sinh suy nghĩ về bản thân mình và về thế
giới cơng việc, yêu cầu học sinh cần có kiến thức, hiểu biết và kĩ năng trong
quá trình chọn nghề trước khi đưa ra quyết định nghề nghiệp thông minh.
Năm 1995, tác giả Schmidt, J.J và năm 1998, Roger D.Herring khuyến
khích các giáo viên phối hợp định hướng nghề cho học sinh thông qua những
bài giảng hàng ngày trên lớp, tổ chức hoạt động tập thể hoặc các sự kiện đặc

11


biệt như đi dã ngoại, lựa chọn sách, phim, clip và các phương tiện đại chúng
khác. Các tác giả này đã khái quát mục tiêu hướng nghiệp cho từng cấp học và
những cách thức để tiến hành những mục tiêu đó. Như vậy, hướng nghiệp đã
xuất hiện từ rất lâu trên thể giới và các cơng trình nghiên cứu về hướng nghiệp
đều khẳng định vai trò của hướng nghiệp đối với thanh niên, học sinh. Vấn đề

giáo dục hướng nghiệp và học nghề của học sinh phổ thông là một căn bản
không thể thiếu được trong giáo dục, nhấn mạnh việc học sinh có cơ hội phát
triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp song
song với việc học tập tri thức
Giáo dục nghề trong trường trung học rất được chú trọng tại Hoa Kỳ.
Trong bài “Lợi ích của việc dạy nghề ở trường trung học” (ngày 13 tháng 9
năm 2017, ThinkTank Learning) đã viết “Đối với một số học sinh, có thể là
theo học một trường kỹ thuật và làm việc để đạt được chứng chỉ, nhưng đối với
nhiều học sinh khác, điều đó chỉ đơn giản là tận dụng các chương trình dạy
nghề của trường trung học đang học để bổ sung cho giáo dục nghề nghiệp của
họ”. Quan tâm ngày càng tăng trong việc dạy nghề ở Hoa Kỳ. Nhận xét của
Thomas về đào tạo nghề nghiệp ở trường trung học phản ánh thái độ ngày càng
phổ biến ở Hoa Kỳ rằng đào tạo kỹ thuật rộng rãi hơn có thể có một số lợi thế
cho học sinh.
Theo truyền thống, Hoa Kỳ đã tụt hậu rất xa so với các nước châu Âu khi
quan tâm đến đào tạo nghề. Nhiều quốc gia ở châu Âu đưa ra hai con đường
thay thế thông qua trường trung học: trường dạy nghề, cho những người chuẩn
bị gia nhập lực lượng lao động và trường dự bị đại học, cho những người dự
định tiếp tục học đại học.
Ở Hoa Kỳ, mặt khác, đào tạo nghề đã có một sự kỳ thị liên quan đến nó.
Trong lịch sử, các trường học thuật và dạy nghề thiên đường được coi là hai lựa
chọn hợp lệ như nhau cho sinh viên lựa chọn giữa. Thay vào đó, các trường
trung học hàn lâm đã được coi là con đường mặc định của các học sinh, và các

12


trường dạy nghề đã được coi là một lựa chọn không mong muốn. Như Patricia
Hsieh, chủ tịch của San Diego Miramar College, đã nói với Inside Lower Ed
trong một cuộc phỏng vấn cho một bài báo về khuôn mặt của các trường dạy

nghề kỳ thị: Đây được coi là sự lựa chọn thứ hai, hạng hai. Chúng tôi thực sự
cần thay đổi cách mọi người nhìn thấy giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
Sự thay đổi đó có thể đang bắt đầu xảy ra, mặc dù. Ngày càng nhiều, các
nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng
việc khuyến khích tất cả sinh viên gắn bó với con đường học thuật thuần túy có
thể khơng được ai quan tâm nhất. Ví dụ, vào năm 2015, Forbes đã có một bài
viết về lý do tại sao chúng tôi rất cần phải mang lại đào tạo nghề trong trường
học. Trong khi đó, một bài báo trên Đại Tây Dương đã hỏi: Giáo dục nghề
nghiệp có thể là câu trả lời cho các trường trung học không?
Mark Phillips, giáo sư danh dự của giáo dục trung học tại Đại học bang
San Francisco, mô tả cách làm việc với Bộ Giáo dục Na Uy Thay đổi quan
điểm của ơng về đào tạo nghề. Ơng nói rằng đó là mở mắt tại một quốc gia nơi
giáo dục nghề nghiệp có uy tín cao, được tài trợ tốt, và bao gồm cả những sinh
viên có thể đã đến trường y nếu đó là sở thích của họ.
Ở CHLB Đức, người dạy trong doanh nghiệp và giáo viên trường THPT
có dạy nghề được CHLB Đức được coi là “xương sống” trong hệ thống đào tạo
nghề quốc gia. Giáo viên tại trường THPT dạy nghề hay người dạy tại doanh
nghiệp (dạy toàn thời gian) phải đáp ứng các yêu cầu rất cao về bằng cấp,
chuyên môn nghề, kỹ năng sư phạm và kinh nghiệm thực tế tại nơi làm việc.
Cịn người dạy bán thời gian trong doanh nghiệp khơng phải đáp ứng yêu cầu
về bằng cấp nhưng phải giỏi kỹ năng nghề. Yêu cầu đối với giáo viên dạy nghề
của CHLB Đức rất cao, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đặc
biệt về kỹ năng sư phạm, kỹ năng thực hành và trải nghiệm thực tế tại nơi làm
việc. Riêng đối với kỹ năng sư phạm, các cơ sở đào tạo cần triển khai hiệu quả
đào tạo đồng cấp (peer - coaching), tăng cường dự giờ góp ý chia sẻ kinh

13


nghiệm giữa các giáo viên... Một điểm đáng lưu ý nữa là giáo viên trường nghề

ở CHLB Đức phải đạt trình độ cao mới được giảng dạy nhưng bù lại họ lại
được hưởng chế độ đãi ngộ như công chức nhà nước [11].
Tổng quan về hệ thống đào tạo nghề kép của CHLB Đức: Trong hệ
thống đào tạo này, người học được đào tạo khoảng 70% thời gian tại nơi làm
việc và 30% cịn lại ở các trường nghề. Chính vì người học được đào tạo 2 nơi
nên hệ thống đào tạo này được gọi là “kép”. Cần lưu ý là tốt nghiệp THCS ở
CHLB Đức, người học có 3 lựa chọn để học cao hơn là (i) học nghề kép, (ii)
học nghề toàn thời gian tại các trường nghề, [11], [29] hoặc (iii) học đại học.
Như vậy, mơ hình đào tạo kép chỉ là một trong 2 mơ hình đào tạo nghề của
CHLB Đức. Điều này cũng lý giải vì sao một trường nghề của Đức thường vừa
có học sinh theo mơ hình kép vừa có học sinh theo mơ hình đào tạo tồn thời
gian tại trường [29],[30].
Theo số liệu năm 2018 của Viện nghiên cứu đào tạo nghề liên bang
(BIBB) thì khoảng 52% dân số ở độ tuổi 16 - 24 tham gia hệ thống đào tạo
nghề kép. Mức phụ cấp đào tạo trung bình cho người học được người sử dụng
lao động trả là 876 euro/tháng. Quy mô hệ thống đào tạo kép khoảng 1,32 triệu
người/năm với độ tuổi trung bình của người tham gia học là 19,4 tuổi. Về cơ
cấu người học, theo số liệu năm 2016, trong tổng số học viên mới tuyển (hay số
hợp đồng mới đượcngười sử dụng lao động ký với người học nghề kép) là
520.332 hợp đồng thì 58,5% trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, 27,2% trong
lĩnh vực thủ công, cịn lại là trong lĩnh vực nơng nghiệp, dịch vụ cơng và nghề
tự do.
Hiện có khoảng 20% các doanh nghiệp tham gia đào tạo kép.Trung bình
95% số người học tốt nghiệp có việc làm,trong đó khoảng 68% người học tiếp
tục được công ty nhận đào tạo thuê tuyển ký hợp đồng lao động. Mức đầu tư
trung bình cho một người học nghề kép là 18.000 euro/năm nhưng khoảng 2/3
tổng chi phí sẽ được bù đắp từ việc tham gia của người học trong quá trình sản

14



xuất kinh doanh. Với quy mô và hiệu quả đào tạo của mơ hình như vậy nên đào
tạo kép được gọi là trụ cột của hệ thống đào tạo nghề ở CHLB Đức [29], [30].
Trên thế giới hầu hết các nước đều bố trí hệ thống giáo dục kĩ thuật và
dạy nghề (vocational and technical education and training - TVET) bên cạnh hệ
phổ thông và đại học (tertiary). UNESCO dùng cụm từ technical and
vocational education - TVE để chỉ hệ thống này. Một số nước, ví dụ như Anh
chỉ gọi là vocational education and training - VET. Nước Đức có một hệ thống
đào tạo nghề và trung cấp chuyên nghiệp (Berufs - und Fachulausbildung), về
mặt trình độ, một bộ phận được xếp vào bậc trung học tương đương với trung
học phổ thông từ lớp 9 đến lớp 13, một bộ phận cao hơn vào bậc sau trung học.
1.1.2. Tại Việt Nam
Thực tế, trong xã hội hiện đại, quan niệm phải có “bằng cấp” thì mới
“ngẩng mặt với đời” đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Khơng chỉ có Thắng, Mạnh,
với sự hỗ trợ của máy móc, cơng nghệ thơng tin và ý chí, nghị lực vươn lên,
con đường khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ đã khơng cịn phụ thuộc vào bằng
cấp. Những tấm gương như Steve Jobs, Richard Branson hay Larry Ellison…
khiến nhiều bạn trẻ chưa từng biết đến giảng đường đại học vẫn tự tin ước mơ
chinh phục khát vọng làm giàu.
Trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như hiện nay, đại học không phải
là con đường duy nhất đưa bạn trẻ đến thành công. Chọn nghề như thế nào để
có thu nhập tốt, sớm tìm được việc làm, ổn định cuộc sống luôn được đông đảo
phụ huynh và học sinh quan tâm.Ttheo con số thống kê từ Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
gồm: 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp và 1.032 trung tâm giáo dục
nghề nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này đào tạo khoảng 2,2 triệu người, gồm: Hệ
cao đẳng khoảng 230.000 người, học sinh hệ trung cấp khoảng 315.000 người,
trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khoảng 1,6 triệu
người; hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn...


15


×