Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ke hoacch phu dao hoc sinh yeu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.43 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT TÁNH LINH. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TH LA NGÂU. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số…/KHCM La Ngâu, ngày 11 thỏng 9 năm 2012 KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM NĂM HỌC 2012-2013 -----------------&---------------I - NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: - Căn cứ kế hoạch nhà trường. - Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương . - Căn cứ vào kết quả học tập của năm học 2011-2012 và kết quả khảo sát đầu năm học 2012-2013. II. PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM: 1. Nguyên nhân : -Nền tảng về kiến thức của các em trong năm học trước không được vững, hầu hết các em học trung bình nên trong thời gian hơn 2 tháng nghỉ hè, phần nhiều những HS đó không được sự quan tâm của bố mẹ cho nên trong các tháng nghỉ hè các em quên các kiến thức đã được học của năm học trước . - Việc đổi mới nội dung chương trình SGK và phương pháp giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc chuẩn bị bài và nghiên cứu giảng dạy, vì vậy nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu và chỉ tiêu : 2.1 . Mục tiêu , nhiệm vụ : - Khảo sát chất lượng thực chất của học sinh ở từng lớp để giáo viên thấy được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, từ đó có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Các loại kế hoạch của giáo viên, của khối, tổ chuyên môn phải được xây dựng một cách cụ thể chi tiết dựa trên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường. - Giáo viên thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giảng dạy và giáo dục học sinh, tích cực và thực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục phổ thông ở các khối lớp ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Giáo viên phải luôn luôn sâu sát tới từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém. Phải thực hiện tốt việc phối kết hợp giáo dục giữa giáo viên với học sinh, giữa nhà trường và gia đình nhằm tạo các điều kiện tốt nhất cho học sinh có đầy đủ các điều kiện học tập . 2 . Yêu cầu : - Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, học sinh học hết lớp 1 phải đọc thông viết thạo, các đối tượng học sinh ở các khối lớp khác phải nắm vững các yêu cầu cơ bản của các khối lớp đó. Nắm vững các kiến thức trọng tâm, chuẩn của môn học, lớp học. Học sinh yếu kém về kiến thức đầu năm học đến cuối năm đạt ít nhất ở mức tối thiểu là trung bình. - Về kỹ năng: Rèn luyện học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, học sinh biết vận dụng kiến thức đã nắm được vào làm các bài tập và vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Về thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, chủ động, không mặc cảm, tự ti, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tham gia học tập đầy đủ các buổi học bồi dưỡng, phụ đạo học sinh do giáo viên, nhà trường tổ chức. Có ý thức cố gắng học tập, quyết tâm để được xếp loại học lực từ trung bình trở lên . 3 . Chỉ tiêu chung : -100 % số giáo viên trong kế hoạch của mình có xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. Việc thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém phải được thực hiện ngay từ đầu năm học. -Thực hiện khảo sát chất lượng học sinh 02 lần/học kỳ, 4 lần/ năm. Lập danh sách học sinh có học lực yếu để thông báo cho phụ huynh học sinh ít nhất 4 lần/ năm học . -Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém toàn trường đến cuối năm < 4% -Họp phụ huynh học sinh 02 lần/năm học. -GV thăm, kiểm tra việc học tại nhà của tất cả học sinh yếu trong lớp ít nhất 01 lần/ học kỳ. -BGH thăm, kiểm tra việc học ở nhà đối với HS kém ít nhất 01 lần/năm học. -Thông báo kết quả khảo sát,kết quả thi định kỳ thông qua sổ liên lạc, qua họp phụ huynh,…04 lần/năm học . *Chỉ tiêu cụ thể : - Đến cuối học kỳ 1, số học sinh học yếu kém giảm còn 4-5% với môn Tiếng việt, 4 % với môn Toán . - Đến cuối học kỳ 2, học sinh yếu ở hai môn tiếng Việt + Toán =< 4%. -Lên lớp thẳng đạt 96% III . Tổ chức thực hiện : - Thành lập Ban chỉ đạo về bồi dưỡng học sinh yếu kém Ban chỉ đạo cuộc vận động “ Hai không”của nhà trường và giao trách nhiệm, chỉ tiêu cụ thể tới từng giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Lập danh sách học sinh yếu kém ở các khối lớp, theo dõi kết quả học tập thi và kiểm tra hàng ngày của các em đó. - Giáo viên quan tâm, phụ đạo học sinh trong từng tiết học, trong buổi học thứ 2...Tuyệt đối không để học sinh yếu đúng ngoài lề tiết học - Tổ chức họp phụ huynh học sinh 02 lần trên năm học, vào đầu năm học và cuối năm học, thông báo kết quả học tập cuả các em để cùng với phụ huynh học sinh bàn bạc cách thức phụ đạo học sinh yếu kém.Thông báo kết quả học tập của HS qua sổ liên lạc, qua việc gửi bài kểm tra, qua thăm và kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh . - Phân công giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu kém ở các lớp.( Có danh sách phân công kèm theo). -Hàng tháng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức họp, rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu kém, phân công việc kiểm tra, thực hiện công tác phụ đạo HS yếu kém các tháng sau. ( nếu hs yếu nhiều tổ chức dạy phụ đạo thêm buổi). -Lấy kết quả rèn luyện học sinh yếu kém để đánh giá thi đua năm học với GV. -Tổ chức sinh hoạt khối, tổ chuyên môn trao đổi nội dung phương pháp giảng dạy các bộ môn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học hướng theo đối tượng, đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh yếu kém. Học sinh phải được thực hành luyện tập nhiều, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn các em học tập. - Thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ theo quyết định số 32/QĐ-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo . Tổ chức khảo sát và có kế hoạch bổ sung kịp thời tuỳ theo tình hình thực tế về chất lượng thực chất của học sinh yếu trong từng tháng để thực hiện đạt kết quả cao nhất. - Hàng tuần, tháng kiểm tra việc chuẩn bị bài, giảng dạy, chấm chữa bài, lấy điểm... của giáo viên để có hướng điều chỉnh tư vấn, thúc đẩy sao cho phù hợp.. PHÓ HIỆU TRƯỞNG. Thái Bá Tuấn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×