Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THUC TE AP DUNG CAC PP DAY HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.38 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THỰC TẾ ÁP DỤNG CÁC PP Phương pháp dạy học tích cực</b>


(PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.


"Tích cực" trong PPDH - được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động
chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.


PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập
trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ khơng phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương
pháp thụ động.


Trong những năm vừa qua, Trường Chính trị Nghệ An đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm đổi mới
phương pháp dạy học chính trị và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.


Thứ nhất, nhà trường đã tổ chức được một cuộc hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy chính trị và ba
khóa đào tạo, bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực.


Thứ hai, đa số giảng viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới
phương pháp dạy học.


Thứ ba, sau khi được trang bị kiến thức về phương pháp dạy học tích cực, một số giảng viên đã áp dụng
phương pháp dạy học tích cực vào q trình soạn bài và lên lớp.


Thứ tư, ngoài những phương tiện dạy học truyền thống, giảng viên đã tích cực sử dụng các phương tiện dạy
học mới nhằm nâng cao chất lượng cho bài giảng. ( máy vi tính, projecto, bảng ghim, tài liệu phát tay …).
Có thể nói, những kết quả trên đây là sự nỗ lực của lãnh đạo nhà trường, sự hỗ trợ tích cực của Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia và sự nỗ lực cố gắng, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà
trường. Tuy nhiên, việc áp dụng PPGDTC cũng còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục.



Một là, việc áp dụng PPGDTC vào việc soạn bài và giảng bài của giảng viên chưa nhiều.
Hai là, một số đồng chí chưa thấy được sự cần thiết của việc áp dụng PPGDTC.


Ba là, việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực ở một số đồng chí chưa phù hợp với mục tiêu và nội dung
dạy học, các kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học mới chưa nhuần nhuyễn, do đó chưa đạt được hiệu quả
cao trong dạy học.


Những hạn chế nêu trên, theo chúng tôi xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:


- Một số giảng viên chưa được tập huấn về PPGDTC, do đó họ chưa thể áp dụng PP mới vào nhiệm vụ giảng
dạy của mình.


- Một số giảng viên thấy khơng cần thiết cần phải sử dụng phương pháp giảng dạy mới, việc sử dụng phương
pháp giảng truyền thống là phù hợp hơn với với cách thức giảng dạy của họ.


- Việc chuẩn bị cho tiết dạy tích cực cơng phu, tốn kém và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trang thiết bị, phương
tiện hỗ trợ, cơ sở hạ tầng …


- Chương trình, giáo trình cịn nhiều bất cập, đặc biệt là về nội dung, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn,
chưa cập nhật được những tri thức mới, thực tiễn hơn.


- Người học cũng chưa thích ứng với phương pháp học tập mới, một số học viên cho rằng phương pháp truyền
thống dễ tiếp thu hơn.


Như vậy, thông qua kết quả của việc áp dụng PPGDTC vào dạy học tích cực trong những năm vừa qua với
những thành công, hạn chế và nguyên nhân nêu trên, cho phép chúng ta có thể rút ra được một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng PP mới.


Thứ nhất, về phía nhà trường:



- Cần có văn bản quy định về việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy và đưa
vào một tiêu chí đánh giá giờ giảng.


- Tiếp tục mở một số lớp tập huấn, bồi dưỡng về PPGDTC cho những giảng viên chưa tham gia, đồng thời đề
nghị Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia mở thêm một số lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy chuyên
ngành và một số phương pháp dạy học mới. ( Ví dụ: phương pháp bể cá, phương pháp đóng vai, phương pháp
tia chớp, phương pháp công đoạn …)


- Cần tiếp tục hỗ trợ cho giảng viên trong việc trang bị phương tiện hỗ trợ giảng dạy ( giáo cụ, phương tiện dạy
học). Có ngân sách mua sắm, bổ sung các phưng tiện hỗ trợ giảng dạy. (30/37 ý kiến yêu cầu). Có văn bản yêu
cầu việc đảm bảo các trang thiết bị dạy học cơ bản ở các trung tâm chính trị huyện ( ít nhất là loa máy, ánh
sáng đảm bảo).


- Cần đổi mới quy trình và hình thức đánh giá kết quả học tập của học viên. Việc đánh giá kết quả học tập của
học viên nên theo quá trình học tập của học viên, chứ không chỉ dừng lại ở công đoạn cuối cùng là thi và kiểm
tra. Nếu áp dụng cách thức đánh giá học tập theo q trình, học viên sẽ tích cực tham gia vào quy trình dạy học
và đó cũng là điều thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới. Có thể hình thức đánh giá kết quả học
tập của học viên dựa trên những nội dung sau đây:


- Đảm bảo giờ lên lớp: 10 % điểm.
- Làm bài tập lớn: 30 % điểm.
- Thảo luận, làm việc nhóm: 20 % điểm.
- Kiểm tra: 15 % điểm.


- Thi hết môn: 30 % điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Xác định rõ mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp, trong đó cần xác định mục tiêu dạy học là
trọng tâm từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp thích hợp để đạt được mục tiêu đề ra.


- Lựa chọn những phương pháp thích hợp đem lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học


và điều kiện, phương tiện hiện có. Đồng thời trên cơ sở có sự hỗ trợ của nhà trường, mạnh dạn sử dụng các
phương pháp và phương tiện mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.


Đổi mới phương pháp giảng dạy là trào lưu chung của ngành giáo dục nước nhà. Trong những năm qua,
Trường Chính trị Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng phương
pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn trường và đạt được những kết quả quan trọng. Để
phát huy những kết quả đạt được, nhà trường cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ để giảng viên có thể
áp dụng phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả cao nhất. Bên sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà trường, mỗi
giảng viên với sự nỗ lực của bản thân, cần lựa chọn được phương pháp giảng dạy thích hợp nhất nhằm nâng
cao chất lượng bài giảng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của học viên./.


<b>Chọn phương pháp phải đúng với điều kiện cụ thể</b>



Mở đầu cuộc thảo luận này là bài viết của thầy giáo Hồ Hồng Khải (TP Cần Thơ) có đầu


đề: “Lỗ hổng” trong đổi mới phương pháp dạy học”. Tác giả bày tỏ quan điểm chủ đạo của


mình trong bài viết: “

<i>Một phương pháp hay khơng có nghĩa là đem nó vào trong tiết dạy là </i>


<i>đạt được hiệu quả mong muốn. Càng khơng có nghĩa là trong một tiết dạy tập hợp hết các </i>


<i>phương pháp tiên tiến hiện hành thì sẽ thành cơng</i>

”. Mà vấn đề quan trọng là người vận dụng


các phương pháp đó sao cho đúng lúc, đúng với tiết học, phù hợp với nội dung và nhất là


đúng đối tượng người học trực tiếp.



“Lỗ hổng” đáng quan tâm nhất ở đây là những hiện tượng thái quá và máy móc trong việc


vận dụng những phương pháp mới. Từ chỗ lạm dụng cách dạy một chiều, chỉ có đọc-chép,


tiến sang một thái cực khác là phủ nhận hoàn toàn cách dạy đọc-chép trong những tình


huống cần thiết.



Tác giả viết: “

<i>Đối với những tri thức có tính chất suy luận, việc vận dụng các phương pháp </i>


<i>thảo luận nhóm, đối thoại, đặt câu hỏi… là điều khơng cịn gì bàn cãi. Cịn đối với tri thức </i>


<i>thuần túy là thơng tin, mà dung lượng bài học thơng tin q nhiều…thì làm sao mà giáo viên</i>


<i>khơng ít nhiều sử dụng cách dạy đọc-chép</i>

”. Đây cũng là lúc người dạy tinh lọc lại những tri



thức trọng tâm để học sinh không bị hoang mang, phân tán.



<b>Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên vùng cao huyện</b>


<b>Bắc Hà. </b>



Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trong những năm qua ngành GD- ĐT Bắc Hà đã không
ngừng đưa ra những giải pháp quan trọng như đổi mới phương pháp dạy học (ĐM PPDH)- áp dụng
phương pháp dạy học tích cực, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ giáo
viên(GV)... . GV ln giữ vai trị quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mà công việc cụ
thể của GV đó là việc dạy học. Việc ĐM PPDH là giải pháp có tầm quan trọng quyết định đối với việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.


Hiện nay ĐM PPDH cịn nhận được sự cộng hưởng tích cực từ cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, trong đó có một nội dung rất quan trọng là Dạy và Học hiệu quả thông qua ĐM PPDH của GV và phương
pháp học tập của HS. Việc ĐM PPDH chỉ hiệu quả khi đề cao được trách nhiệm của đội ngũ GV trong môi
trường sư phạm thân thiện và phát huy được vai trị tích cực học tập của HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Để có được kết quả trong việc ĐM PPDH cho GV vùng cao phòng GD&ĐT Bắc Hà đã có những biện
pháp sau:


<i><b>Thứ nhất nêu cao vai trò “đầu tàu” của Hiệu trưởng nhà trường</b></i>. Xác định việc ĐM PPDH không


chỉ là phong trào, để nó khơng chỉ là bề nổi mà cịn được nhân rộng ở các nhà trường, từng lớp học, trở thành
thói quen của mỗi thầy cơ giáo thì một trong những điều kiện cần thiết là sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ thiết
thực từ phía Ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý Bộ- Sở- Phòng. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
ĐM PPDH tại các trường, lãnh đạo Phòng GD-ĐT triển khai kế hoạch và nội dung đến tất cả các trường trên
địa bàn, nêu rõ vai trò trách nhiệm “đầu tàu” của người hiệu trưởng. Hàng năm phòng GD&ĐT đều chỉ đạo
Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện và kế hoạch này phải được phê duyệt của phòng Giáo
dục, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, kiểm tra giúp đỡ GV… . Thực tế cho thấy, nếu Hiệu trưởng


trường nào quan tâm đến việc ĐM PPDH thì chắc chắn GV trường ấy sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với các
phương pháp dạy học mới, với trang thiết bị được đầu tư, có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao
đổi kinh nghiệm của những GV cốt cán, khích lệ GV thường xuyên thực hiện đổi mới trong các giờ dạy, khơng
để tình trạng người làm cũng được, người không làm cũng chẳng sao. ĐMPPDH không phải là hoạt động đơn
lập từ phía thầy- trị mà hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào tư duy, năng lực lãnh đạo của người quản lý
trường học. Người Hiệu trưởng phải là nòng cốt trong các hoạt động chun mơn của nhà trường; có vai trị
quan trọng trong việc lập kế hoạch, triển khai thực thi, kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động ĐM PPDH
trong nhà trường. Những hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ĐM
PPDH trong nhà trường như: hoạt động dạy học của GV và HS, viết sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng thiết bị,
đồ dùng dạy học, các hội giảng, thi GV giỏi, HS giỏi.


<i><b>Thứ hai xác định vai trò quan trọng của lực lượng GV nòng cốt</b></i>. Hàng năm phòng GD&ĐT đều ban


hành quyết định thành lập tổ cốt cán chuyên môn ở tất cả các cấp học, môn học; thành viên tổ cốt cán là cán bộ
Phòng GD-ĐT, GV dạy giỏi cấp tỉnh;phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách kiểm tra giúp
đỡ từng trường, từng GV vừa nâng cao trình độ, phương pháp nhưng đồng thời nâng cao trình độ kỹ thuật giúp
GV thành thạo kỹ thuật dạy học. Tổ cốt cán chuyên môn họp 2 lần/ học kì. Các đợt đi kiểm tra giúp đỡ có đánh
giá báo cáo về Phịng GD&ĐT. Năm học 2010-2011 tồn huyện có 72 GV cốt cán ở các cấp học. Các GV cốt
cán được giảm định mức giảng dạy theo quy định. Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường thiết lập tổ cốt cán
cấp trường. Mỗi trường có 01 tổ cốt cán cấp trường, mỗi điểm trường có 01 GV mẫu cấp trường đồng thời cũng
chỉ đạo áp dụng phương pháp mới cần phải linh hoạt đối với từng trường học, lớp học theo đặc điểm tình hình
thực tế của mỗi trường, mỗi lớp


<i><b>Thứ ba: Quan tâm tới việc kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ</b></i>. Kết quả của việc ĐM PPDH còn phụ


thuộc vào chất lượng đội ngũ GV. Phòng GD và ĐT Bắc Hà nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua
việc tổ chức kiểm tra sát hạch kiến thức giáo viên 2 lần/ năm học vào cuối học kì. Kế hoạch kiểm tra được
thông báo ngay trong kế hoạch nhiệm vụ năm học. Nội dung kiểm tra tập trung vào kiến thức cơ bản của
chương trình cấp học, mơn học theo chuẩn kiến thức quy định (chiếm 70%-80%) và kiến thức nâng cao, mở
rộng từ kiến thức cơ bản. Kết quả kiểm tra đã chỉ ra được chất lượng thật của đội ngũ giáo viên. Thông qua các


kỳ kiểm tra kiến thức đã góp phần tạo thêm động lực để giáo viên tự học nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ, chống tư tưởng an phận, tự mãn; đồng thời chấn chỉnh nhằm xây dựng tác phong, lề lối làm việc khoa học
và những giải pháp mới đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Việc ĐM PPDH cần được
triển khai đồng bộ với việc đổi mới cách kiểm tra, thi cử cũng như nội dung chương trình. Đánh giá sát đúng
trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen
thưởng những giáo viên thực hiện ĐM PPDH mang lại hiệu quả.


<i><b>Thứ tư: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên</b></i>. Việc bồi dưỡng đội ngũ GV tập trung


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trên cơ sở dự báo nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Từ phòng đến mỗi trường đều xây dựng
quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu, có đủ năng lực, trình độ chun mơn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.


<i><b>Thứ năm: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học</b></i>. Điều không kém phần quan trọng là đầu tư các


trang thiết bị dạy học hiện đại, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy và học ở các trường phổ thông. Hiện nay
các trường trên địa bàn huyện đều được đầu tư trang bị hệ thống máy tính nối mạng. Nhiều trường tiểu học,
THCS đã có các thiết bị máy chiếu đa năng - projector, bảng điện tử, phòng tin học, phòng học bộ mơn…
Phịng GD cũng khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học từ nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm để phục vụ cho các
tiết dạy. Hàng năm tổ chức thi làm đồ dùng dạy học cấp trường, cấp huyện. Chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng
đồ dùng dạy học, thiết bị giảng dạy do nhà nước cấp, sử dụng có hiệu quả phịng học bộ mơn.


<i><b> Thứ sáu: Xây dựng mơ hình điểm và nhân rộng</b></i>. Phòng GD&ĐT Bắc Hà còn làm tốt cơng tác tun


truyền đến cán bộ quản lí, giáo viên trong tồn huyện; xây dựng mơ hình điểm về đổi mới phương pháp dạy
học từ nhà trường đến tổ khối, cá nhântrong từng mơn học; sau đó tổ chức hội thảo, báo cáo, dự giờ GV cốt cán
và chia sẻ kinh nghiệm rồi nhân rộng đến toàn bộ GV. Với những biện pháp chỉ đạo trên năm học 2011-2012
việc ĐM PPDH đã thu được những kết quả đáng kể; Thể hiện qua hội thi GV giỏi các cấp ; Số GV giỏi các cấp
trường đạt 692 người, cấp huyện đạt 161 người; cấp tỉnh 52 người. GV giỏi cấp tỉnh về ĐM PPDH ở cấp Tiểu
học đoàn GV Bắc Hà xếp thứ nhì tồn đồn, cấp THCS xếp thứ nhất toàn đoàn. Kết quả thi học sinh giỏi các


cấp của huyện có nhiều tiến bộ . Học sinh giỏi cấp huyện : 85em, cấp tỉnh : 21 em (giải nhất 01 em, giải nhì 03
em, giải ba 05 em, giải khuyến khích 12 em). Học sinh giỏi Giải tốn nhanh bằng MTCT : Cấp huyện 17 em,
Cấp tỉnh 5 giải (nhì 4, ba 1). Học sinh giỏi giải Tiếng Anh qua mạng Internet : Cấp huyện 57 giải, cấp tỉnh 53
giải (vàng 1, bạc 8, đồng 19, khuyến khích 25).


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×