Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 1 of 43
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
+++
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Đề tài:
“Nghiên cứu các công cụ tiền tệ
phái sinh và thực tế áp dụng tại Việt
Nam như thế nào?”
Lớp : Cao Học Ngân Hàng K16 Đêm 2.
Môn học : Tài Chính Quốc Tế
GVHD : TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm thực hiện : Nhóm 04, bao gồm các thành viên
+ Nguyễn Đặng Trí Dũng – Nhóm trưởng
+ Phạm Lệ Trúc Hà
+ Đoàn Huy Hoàng
+ Phạm Huệ Phương
+ Nguyễn Thành Phúc
+ Phạm Thị Thanh Thúy
+ Nguyễn Ngọc Tuyền
TP. HCM, 3/2008
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 2 of 43
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 3 of 43
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa 01
Nhận xét của Giảng Viên 02
Mục lục 03
1. CÔNG CỤ PHÁI SINH LÀ GÌ ? 05
2. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH 06
2.1. Tóm tắt những điểm chính của nghiệp vụ giao ngay 07
2.2. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn 08
2.2.1. Các khái niệm: 08
2.2.2. Các công thức: 09
2.2.2.1. Các công thức tổng quát xác định tỷ giá kỳ hạn : 10
2.2.2.2. Công thức tính điểm kỳ hạn: 11
2.2.3. Niêm yết tỷ giá kỳ hạn: 12
2.2.4. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn 13
2.2.4.1. Bảo hiểm thanh khoản nhập khẩu: 13
2.2.4.2. Bảo hiểm khoản thu xuất khẩu 13
2.2.4.3. Bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ: 13
2.2.4.4. Bảo hiểm các khoản vay bằng ngoại tệ 14
2.3. Giao dịch ngoại hối giao sau (future): 14
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 4 of 43
2.3.1. Các khái niệm: 14
2.3.2. Hợp đồng giao sau và điều chỉnh theo thị trường: 14
2.3.3. So sánh giữa hợp đồng giao sau & hợp đồng kỳ hạn 17
2.3.4. Mối quan hệ giữa thị trường giao sau & thị trường kỳ hạn 18
2.4. Giao dịch ngoại hối quyền chọn 18
2.4.1. Các khái niệm: 18
2.4.2. Việc sử dụng & lợi nhuận của các quyền chọn 20
2.4.3. Giá quyền chọn và định giá quyền chọn 24
2.4.4. Đầu cơ trên các quyền chọn tiền tệ 27
2.5. Giao dịch hoán đổi ngoại hối 30
2.5.1. Các Khái niệm & đặc điểm 30
2.5.2. Ứng dụng của Giao dịch hoán đổi 33
2.5.3. Hoán đổi tiền tệ 33
3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG/ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ Ở
VIỆT NAM : 34
3.1. Thực trạng chung : 34
3.2. Sơ lược nguyên nhân của thực trạng áp dụng/sử dụng các công cụ phái
sinh tại Việt Nam: 38
3.3. Các giải pháp phát triển thị trường phái sinh tiền tệ ở Việt Nam 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 5 of 43
NỘI DUNG
1. CÔNG CỤ PHÁI SINH LÀ GÌ ?
Như chúng ta cũng đã biết rằng theo thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế
thì đến hết 2006, số dư hợp đồng giao dịch phái sinh trên thị trường tài chính quốc
tế tương đương 417 tỷ USD. Thế nhưng, con số này ở Việt Nam rất ít được nhắc
tới vì quá khiêm tốn, mặc dù đây là công cụ bảo hiểm rủi ro tài chính phổ biến trên
thế giới.
Trong khuôn khổ một hội thảo do Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng
Nhà nước) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) phối hợp tổ chức, các
chuyên gia ngành ngân hàng, tài chính đã cùng nhau chia sẻ thực trạng và tìm giải
pháp phát triển thị trường phái sinh.
Vậy, công cụ phái sinh là gì? Công cụ này sẽ đem lại lợi ích gì cho ngân hàng cũng
như doanh nghiệp?
Nói nôm na, công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi
thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương
nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. Công cụ phái
sinh gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn
(Options) và tương lai (Futures).
Khi chia sẻ những lợi ích mà ngân hàng thương mại thu được khi thực hiện công
cụ phái sinh ta thấy rằng thực ra, mục đích của ngân hàng thương mại khi tham gia
công cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và
khách hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu có sinh lời thì bản chất của nó vẫn là
phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không hẳn chỉ đơn thuần là kiếm lời!
Nếu vậy, thì doanh nghiệp sẽ được lợi gì? Để rõ ràng & cụ thể chúng ta có thể hình
dung & xét tổng thể qua hàng năm của riêng 1 doanh nghiệp nước ngoài khi đưa
vốn ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư, sau khi thu lợi nhuận và chuyển tiền về nước,
nếu sử dụng công cụ phái sinh, họ sẽ tránh được thiệt hại khi có rủi ro về tỷ giá.
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 6 of 43
Tiếp đó là các dự án đầu tư với số vốn lớn. Các dự án này đều vay hay mua chịu
một lượng lớn hàng hóa nước ngoài bằng USD, nếu sử dụng hoán đổi lãi suất
(Swaps) thì có thể tránh được thiệt hại không nhỏ với những biến động khó lường
của thị trường tiền tệ. Thế nhưng, chủ các dự án này gần như chưa bao giờ sử
dụng công cụ phái sinh.
Ngay cả như quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, tương đương với
lượng ngoại tệ của vài chục tuần nhập khẩu cũng đang tồn tại như một thứ "quỹ
chết trong ao tù", mặc dù lượng dự trữ tăng lên và đồng USD đang yếu đi từng
ngày. Giá như có một cơ chế rõ ràng, cho phép sử dụng quỹ này thích ứng với các
công cụ phái sinh thì đồng vốn sẽ được sinh lời thay vì nằm im trong két sắt.
Trên đây là chúng ta nắm sơ qua về thế nào là công cụ phái sinh & lợi ích của
chúng. Ở các phần sau, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu hơn vào từng công
cụ/nghiệp vụ và sau cùng là chúng ta cùng nhau tìm hiểu thực trạng sử dụng/áp
dụng của chúng tại Việt Nam.
2. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
Chúng ta căn cứ vào tính chất giao dịch trên thị trường ngoại hối & nội dung kinh
doanh thì từ các công cụ phái sinh ở trên chúng ta có các nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối như sau:
+ Nghiệp vụ giao ngay (Spot)
+ Nghiệp vụ kỳ hạn (forward)
+ Nghiệp vụ hoán đổi (Swaps)
+ Nghiệp vụ tương lai (future)
+ Nghiệp vụ quyền chọn (Option)
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 7 of 43
Trong đó nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi được thực hiện phi tập trung;
nghiệp vụ quyền chọn có thể được thực hiện phi tập trung hay là tập trung trên sở
giao dịch; nghiệp vụ tương lai chỉ được thực hiện trên sở giao dịch.
Ngoài ra nghiệp vụ giao ngay được coi là nghiệp vụ sơ cấp (nghiệp vụ cơ sở), còn
các nghiệp vụ kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn là các nghiệp vụ phái
sinh, tức là được bắt nguồn từ nghiệp vụ giao ngay
2.1. Tóm tắt những điểm chính của nghiệp vụ giao ngay
Kinh doanh giao ngay tiền tệ/ngoại hối được thống nhất trên thị trường quốc tế chỉ
bao gồm việc mua bán các đồng tiền khác nhau có trên tài khoản ngân hàng và
các bên mua bán tiến hành thanh toán ngay sau khi đã thỏa thuận. Khái niệm giao
ngay ở đây thường là vào ngày làm việc thứ 2 kể từ ngày ký kết hợp đồng. Đây
chính là điểm đặc trưng để phân biệt giữa thị trường giao ngay với các thị trường
khác.
Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu của thị trường ngoại hối liên
ngân hàng.
Theo nghĩa rộng thị trường giao ngay bao gồm thị trường bán buôn (interbank) và
thị trường bán lẻ, nhưng do doanh số giao dịch trên interbank là chủ yếu; do đó,
theo nghĩa hẹp người ta coi thị trường giao ngay chính là thị trường liên ngân
hàng.
Thị trường liên ngân hàng giao ngay là thị trường lớn nhất toàn cầu.
Thị trường ngoại hối giao ngay là thị trường phi tập trung, bao gồm các NHTM, các
công ty tài chính lớn, những nhà môi giới ngoại hối và cả NHTW, trong đó các
NHTM đóng vai trò chủ chốt. Các thành viên tham gia thị trường liên hệ với nhau
bằng điện thoại, telex, mạng vi tính và hệ thống Swift. Các ngân hàng và các nhà
môi giới có mối liên hệ khăng khít, hoạt động của họ ở 1 số trung tâm tài chính lớn
hầu như là 24giờ/ngày nhằm nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường ngoại hối
toàn cầu.
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 8 of 43
* Tính hiệu quả của thị trường giao ngay được thể hiện ở chỗ:
+ Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán là rất hẹp, thông thường nhỏ hơn 0.1%.
+ Do tốc độ truyền tin nhanh chóng, cho nên những thay đổi của thị trường đã ảnh
hưởng tức thời lên tỷ giá.
+ Thị trường này có tính thanh khoản cao.
2.2. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn
Ngày nay, giao dịch ngoại hối kỳ hạn đã phát triển rất nhanh và đóng 1 vai trò quan
trọng trên thị trường ngoại hối. Giao dịch kỳ hạn rất hiệu quả trong việc phòng
ngừa rủi ro tỷ giá đối với công ty khi tham gia xuất - nhập khẩu, vay nợ nước ngoài
hay thực hiện đầu tư quốc tế. Thị trường kỳ hạn còn là nơi hoạt động tích cực của
các nhà đầu cơ để kiếm lời.
2.2.1. Các khái niệm:
+ Giao dịch ngoại hối kỳ hạn: là những giao dịch có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị
giao ngay.
+ Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn gọi là tỷ giá kỳ hạn; là tỷ giá được thỏa
thuận ngay từ hôm nay để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại 1 ngày xác định xa
hơn ngày giá trị giao ngay. Nếu tỷ giá kỳ hạn lớn hơn tỷ giá giao ngay, nó chứa
đựng phần bù và ngược lại là chiết khấu & phần bù (hay chiết khấu) thường được
tính trên cơ sở năm.
Thông thường tỷ giá kỳ hạn sẽ khác với tỷ giá giao ngay, nếu tỷ giá kỳ hạn bằng
với tỷ giá giao ngay và lãi suất của 2 nước là khác nhau thì sẽ xuất hiện các hoạt
động arbitrage (tức kinh doanh chênh lệch lãi suất) để kiếm lời.
+ Hợp đồng kỳ hạn: là 1 thỏa thuận giữa 2 bên, người mua và người bán, trong đó
yêu cầu giao 1 hàng hóa tại một thời điểm với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay
Giống như 1 quyền chọn trên thị trường OTC, một hợp đồng kỳ hạn có thể được
bù trừ bằng cách tạo ra 1 hợp đồng kỳ hạn mới.
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 9 of 43
Các hợp đồng kỳ hạn đôi khi được gọi là các thỏa thuận kỳ hạn và rất phổ biến
trong cuộc sống hằng ngày (VD: tiền thuê căn hộ, vé máy bay không được hoàn
trả,
Thị trường kỳ hạn tạo ra sự thuận lợi cho việc trao đổi các hợp đồng kỳ hạn về các
loại ngoại tệ.
Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ là một thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng hay
giữa hai ngân hàng với nhau để trao đổi một số lượng tiền nhất định với tỷ giá kỳ
hạn vào 1 ngày nào đó trong tương lai.
Hợp đồng kỳ hạn mua hoặc bán đứt là một thỏa thuận mua hoặc bán một ngoại tệ
nào đó trong 1 kỳ hạn nhất định.
Hợp đồng kỳ hạn không gia nhận (NDF) : là 1 thỏa thuận liên quan đến 1 vị thế về
số lượng nhất định một đồng tiền nào đó với 1 tỷ giá xác định vào ngày thanh toán
cụ thể trong tương lai. NDF không ra trao đổi tiền tệ thực sự tại thời điểm tương lai.
* Các đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn
+ Hợp đồng kỳ hạn thích hợp với các công ty lớn vì các giao dịch kỳ hạn thường có
giá trị ít nhất từ 1.000.000USD trở lên.
+ Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là được thiết kế thích hợp để đáp ứng yêu cầu của
cả hai bên cả về qui mô giao dịch và ngày giao kỳ hạn
+ Một nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là nó không thể bị hủy bỏ đơn phương mà
không có sự thỏa thuận của cả hai đối tác
+ Nghĩa vụ của mỗi bên không thể chuyển giao cho bên thứ 3, vì vậy hợp đồng kỳ
hạn không có tính thanh khoản cao
Không có gì bảo đảm rằng sẽ không có 1 bên vỡ nợ và hủy bỏ các nghĩa vụ hợp
đồng
2.2.2. Các công thức:
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 10 of 43
2.2.2.1. Các công thức tổng quát xác định tỷ giá kỳ hạn :
Các ký hiệu :
+ PV : giá trị hiện tại
+ FV : giá trị kỳ hạn
+ PV
T
: giá trị hiện tại của đồng tiền định giá
+ PV
C
: giá trị hiện tại của đồng tiền yết giá
+ FV
T
: giá trị kỳ hạn của đồng tiền định giá
+ FV
C
: giá trị kỳ hạn của đồng tiền yết giá
+ R
T
: mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá
+ R
C
: mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá
+ t : thời hạn tính theo ngày
+ dpy : cơ sở tính lãi suất – số ngày trong 1 năm
+ dpy
T
: cơ sở tính lãi suất của đồng tiền định giá
+ dpy
C
: cơ sở tính lãi suất của đồng tiền yết giá
+ S : tỷ giá giao ngay S =
PV
PV
C
T
+ F : tỷ giá kỳ hạn
F = S .
)1(
)1(
dpy
R
dpy
R
C
C
T
T
t
t
+
+
* Khi 2 đồng tiền có cùng cơ sở tính lãi suất:
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 11 of 43
F = S + S
)1(
)(
dpy
R
dpy
RR
t
t
C
CT
+
−
* Khi 2 đồng tiền có cơ sở tính lãi suất khác nhau:
R
dpy
T
C
: mức lãi suất của đồng tiền yết giá tính theo cơ sở lãi suất của đồng tiền
định giá.
R
dpy
C
T
: mức lãi suất của đồng tiền định giá tính theo cơ sở lãi suất của đồng tiền
yết giá.
+ Khi lấy cơ sở lãi suất của đồng tiền định giá làm cơ sở chung:
F = S + S
)1(
)(
dpy
R
dpy
RR
T
C
T
CT
t
dpy
t
dpy
T
T
+
−
+ Khi lấy cơ sở lãi suất của đồng tiền yết giá làm cơ sở chung:
F = S + S
)1(
)(
dpy
R
dpy
R
R
C
C
C
C
t
t
dpy
C
T
+
−
2.2.2.2. Công thức tính điểm kỳ hạn:
P: điểm kỳ hạn, ta có F = S + P
P = S
)1(
)(
dpy
R
dpy
RR
t
t
C
CT
+
−
Từ công thức trên ta thấy:
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 12 of 43
+ P>0 (khi R
T
> R
c
) : Điểm kỳ hạn sẽ là 1 số dương và được cộng vào tỷ giá giao
ngay. Trong trường hợp này thì tỷ giá kỳ hạn sẽ lớn hơn tỷ giá giao ngay, nghĩa là
đồng tiền định giá sẽ giảm giá kỳ hạn và đồng tiền yết giá sẽ lên giá kỳ hạn. Như
vậy, chỉ cần căn cứ vào mức lãi suất của 2 đồng tiền, chúng ta cũng biết được
rằng: đồng tiền có lãi suất cao sẽ giảm giá kỳ hạn và đồng tiền lãi suất thấp sẽ lên
giá kỳ hạn
+ P < 0 (khi R
T
< R
c
) : Điểm kỳ hạn là 1 số âm và được trừ khỏi tỷ giá giao ngay.
Trong trường hợp này thì tỷ giá kỳ hạn nhỏ hơn tỷ giá giao ngay, nghĩa là đồng tiền
định gia sẽ lên giá kỳ hạn và đồng tiền yết giá sẽ giảm giá kỳ hạn. Như vậy, căn cứ
vào mức lãi suất của 2 đồng tiền, chúng ta cũng biết được rằng: đồng tiền có lãi
suất thấp sẽ lên giá kỳ hạn và đồng tiền có lãi suất cao sẽ giảm giá kỳ hạn
+ P = 0 (khi R
T
= R
c
) : Điểm kỳ hạn bằng 0, do đó tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay
bằng nhau
* Các nhân tố ản hưởng lên điểm kỳ hạn:
+ Nếu tỷ giá giao ngay trong ngày biến động càng lớn thì điểm kỳ hạn thay đổi
càng nhiều.
+ Chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền càng lớn thì điểm kỳ hạn cũng càng lớn.
+ Kỳ hạn càng dài thì điểm kỳ hạn càng lớn.
2.2.3. Niêm yết tỷ giá kỳ hạn:
Có 2 phương pháp niêm yết là niêm yết theo kiểu Outright & kiểu Swap:
+ Niêm yết tỷ giá kỳ hạn theo kiểu Outright là cách niêm yết tỷ giá đầy đủ, chúng ta
không cần tính toán gì thêm
+ Niêm yết tỷ giá theo kiểu Swap là cách niêm yết tỷ giá theo điểm kỳ hạn
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 13 of 43
Trong thực tế, trên thị trường bán lẻ (giao dịch với khách hàng), các NHTM niêm
yết tỷ giá theo kiểu Outright; còn trên thị trường Interbank, tỷ giá kỳ hạn được niêm
yết theo kiểu Swap
2.2.4. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn thường được dùng để bảo hiểm rủi ro cho các trường hợp sau:
2.2.4.1. Bảo hiểm thanh khoản nhập khẩu:
Thông thường các nhà nhập khẩu được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu
nước ngoài bằng ngoại tệ. Ví dụ, nếu nhà nhập khẩu của Úc mua ô tô từ Nhật Bản,
thì việc thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật Bản có thể được tiến hành bằng đồng
yên Nhật. Nhà nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro tỷ giá do cam kết thanh toán cho
nhà xuất khẩu 1 lượng ngoại tệ cố định. Nếu giá AUD giảm so với JPY, thì chi phí
bằng AUD để mua JPY sẽ tăng lên; và vì lẽ đó, nhà nhập khẩu sẽ xem xét để sử
dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm/ phòng ngừa rủi ro cho chính mình.
2.2.4.2. Bảo hiểm khoản thu xuất khẩu
Nếu khoản thu xuất khẩu bằng ngoại tệ, thì nhà xuất khẩu sẽ chịu 1 rủi ro về tỷ giá.
Nếu ngoại tệ lên giá, sẽ phát sinh lãi; còn nếu giảm giá thì sẽ phát sinh lỗ. Điều này
hàm ý rằng nếu không tiến hành bảo hiểm rủi ro về tỷ giá thì thu nhập bằng VNĐ
của nhà xuất khẩu sẽ không chắc chắn. Để biết trước và cố định thu nhập bằng
VNĐ, nhà xuất khẩu có thể dùng hợp đồng kỳ hạn để lọai bỏ rủi ro tỷ giá bằng cách
bán kỳ hạn khoản thu xuất khẩu bằng ngoại tệ
2.2.4.3. Bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ:
Việc Ngân hàng huy động bằng ngoại tệ để đầu tư bằng ngoại tệ làm cho tài sản
bên nợ và tài sản bên có bằng nhau (bỏ qua chênh lệch lãi suất huy động và cho
vay), nghĩa là không tạo ra trạng thái ngoại tệ, do đó không chịu rủi ro tỷ giá. Tuy
nhiên, ngày nay, do thị trường tài chính quốc tế đã liên thông, do đó, các ngân
hàng (hay nhà đầu tư nói chung) có thể huy động bằng đồng tiền này và đầu tư
vào 1 đồng tiền khác, làm cho tài sản nợ và tài sản có của các nguyên tệ trở nên
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 14 of 43
không cân xứng, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ và sẽ chịu rủi ro về tỷ giá. Vì lẽ
đó, nhà đầu tư sẽ xem xét để sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm/phòng ngừa
rủi ro cho chính mình.
2.2.4.4. Bảo hiểm các khoản vay bằng ngoại tệ
Việc đi vay ngoại tệ không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng. Tuy nhiên, nếu ngoại tệ
đi vay được chuyển hóa ra đồng tiền khác (thông thường là được bán để đổi lấy
nội tệ) phát sinh rủi ro về tỷ giá. Chi phí bằng nội tệ để hoàn trả khoản vay ngoại
tệ sẽ tăng lên nếu như nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ nhà đầu tư sẽ xem
xét để sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm/phòng ngừa rủi ro cho chính mình.
Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng & các của nhà đầu tư nói
chung, hợp đồng kỳ hạn được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến vào việc lực chọn
các đồng tiền để đầu tư, lựa chọn đồng tiền đi vay, đặc biệt là trong việc kinh
doanh chênh lệch (arbitrage) lãi suất/tỷ giá
2.3. Giao dịch ngoại hối giao sau:
2.3.1. Các khái niệm:
Hợp đồng tiền tệ giao sau là một thỏa thuận giữa 2 đối tác ấn định các điều kiện
trao đổi một số lượng tiền tệ cụ thể với tỷ giá được ấn định vào lúc thỏa thuận hợp
đồng.
Các hợp đồng giao sau giống với hợp đồng kỳ hạn ở tất cả các khía cạnh ngòai trừ
1 số chi tiết quan trọng là các hợp đồng giao sau là những thỏa thuận đã được tiêu
chuẩn hóa để trao đổi tiền tệ. Thuật ngữ hợp đồng “đã được tiêu chuẩn hóa” ở đây
ám chỉ đến thỏa thuận cụ thể với số lượng cụ thể vào 1 ngày giao cụ thể hay ngày
đáo hạn cụ thể trong tương lai
2.3.2. Hợp đồng giao sau và điều chỉnh theo thị trường:
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng tiền tệ giao sau là cơ chế
điều chỉnh theo thị trường mỗi ngày.
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 15 of 43
Ví dụ như sau:
Giả sử mua 1 hợp đồng giao sau đồng Bảng Anh vào tháng 6 với giá mở cửa là
$1,350/£. Giả sử ký quỹ ban đầu là $2000. Công ty thanh toán bù trừ sẽ thực hiện
điều chỉnh tài khoản ký quỹ theo các mức giá thanh toán hằng ngày với giá thanh
toán hằng ngày là trung bình các mức giá của các giao dịch cuối cùng mỗi ngày.
Vào ngày thứ nhất, một hợp đồng £62.500 có giá thị trường là :
$1,3500£ x £62.500 = $84.375
Giá thanh toán vào cuối ngày là $1,3512/£. Đây là giá giao ngay kỳ vọng của thị
trường trên hợp đồng giao sau vào cuối ngày thứ 1, với giá này thì hợp đồng mua
£62.500 trị giá là:
$1,3512 x £62.500 = $84.450
Vậy việc mua £ tạo khoản lãi cho người mua là $84.450-$84.375 = $75
Phần này sẽ cộng thêm vào tiền ký quỹ ban đầu của người mua. Giả sử, vào ngày
thứ 2, tỷ giá hợp đồng giao sau tháng 6 của £ giảm còn $1,3408/£. Lúc này hợp
đồng chỉ có giá trị là: $1,3408 x £62.500 = $83.800
So với giá hợp đồng thanh toán kỳ hạn trước là $84.450, có 1 khoản lỗ là:
$83.800 - $84.450 = -$650
Phần lỗ này khấu trừ vào tài khoản ký quỹ làm tài khỏan ký quỹ giảm xuống còn:
$2075 - $650 = $1425
Giả sử mức duy trì là $1.400 nên người mua không phải đóng thêm tiền ký quỹ.
Giả sử rằng vào ngày thứ 3 có 1 sự sụt giảm trong tỷ giá giao ngay kỳ vọng của
hợp đồng giao sau, giá thanh toán £ tháng 6 giảm xuống $1,3400/£. Giá trị hợp
đồng bây giờ là: $83.750 tài khoản ký quỹ còn lại: $1.375 dưới mức $1.400
phải đóng thêm vào tài khoản ký quỹ để đủ $2.000 số tiền phải đóng thêm ít
nhất là: $675
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 16 of 43
Nếu ngày thư tư, tỷ giá hợp đồng giao sau là $1,3550/£, hợp đồng sẽ có giá trị là
$84.687,5 khoản lãi so với giá thanh toán ngày hôm trước là $937,5
(=$84.687,5 - $83.750)
Lúc này, tài khoản ký quỹ là $2.937,5 và người mua hợp đồng giao sau có thể rút
ra khỏi quỹ là $937,5 hay có thể sử dụng vào 1 hợp đồng giao sau khác
Nội dung của việc điều chỉnh theo thị trường tóm tắt trong bảng sau:
Ngày Giá mở cửa
hay giá
thanh toán
Giá hợp
đồng
Điều
chỉnh ký
quỹ
Góp
thêm
vào (+)
hay rút
ra (-)
khỏi
quỹ
Tài khoản ký
quỹ
1. Mở cửa
2. Thanh toán
3. Thanh toán
4. Thanh toán
5. Thanh toán
$1,3500/£
$1,3512/£
$1,3408/£
$1,3400/£
$1,3550/£
$84.375
$84.450
$83.800
$83.750
$84.687,5
0
+$75
-$650
-$50
+$937,5
+$2.000
0
0
+$625
-$937,5
$2.000
$2.075
$1.425
$2.000
$2.000
Như vậy, theo trên, chúng ta thấy rằng các hợp đồng giao sau được xem như
những đánh cược hằng ngày trên tỷ giá giao ngay kỳ vọng của thị trường trên hợp
đồng giao sau, theo đó các khoản cá cược được thanh toán mỗi ngày. Một cách cụ
thể, đó chính là các điều chỉnh trên tài khoản ký quỹ của người mua (và người
bán). Khi tài khoản ký quỹ của người mua được điều chỉnh tăng thì tài khoản ký
quỹ của người bán sẽ được điều chỉnh giảm với cùng 1 số lượng tương ứng.
Nghĩa là những gì người mua lời thì người bán lỗ và ngược lại
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 17 of 43
2.3.3. So sánh giữa hợp đồng giao sau & hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng giao sau
Quy mô
hợp đồng
Thiết kế thích hợp cho nhu cầu
của từng cá nhân
Được tiêu chuẩn hoá (£62.500,
Can$100.000 v.v)
Ngày giá trị
(hay ngày
đáo hạn)
Thiết kế thích hợp cho nhu cầu
của từng cá nhân
Được tiêu chuẩn hoá (vào ngày
thứ tư tuần thứ ba của các
tháng 3,6,9,12
Các thành
viên tham
gia
Các ngân hàng, các nhà môi
giới và các công ty đa quốc gia,
những nhà đầu tư phòng ngừa
rủi ro
Các ngân hàng, các nhà môi
giới, các công ty đa quốc gia,
thích hợp cho các nhà đầu cơ
Yêu cầu ký
quỹ
Thường là không, đôi khi đòi hỏi
hạn mức tín dụng từ 5% - 10%
Bắt buộc ký gửi với một số
lượng nhất định và điều chỉnh
theo thị trường hằng ngày
Nhà bảo
đảm
Không Công ty thanh toán bù trừ
Nơi trao đổi
Thông tin qua mạng điện thoại
toàn cầu
Sàn giao dịch trung tâm với hệ
thống thông tin toàn cầu
Tính thanh
khoản
Hầu hết được quyết toán bởi
các giao nhận tiền tệ thực sự
Hầu hết được bù trừ vị thế, rất ít
có giao nhận thực sự
Chi phí
Được xác định bởi chênh lệch Phí môi giới thoả thuận
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 18 of 43
giao dịch
giá mua và giá bán của ngân
hàng
Thị trường
thứ cấp
Phải thanh toán với ngân hàng Có thể bán trên thị trường
2.3.4. Mối quan hệ giữa thị trường giao sau & thị trường kỳ hạn
Những giao dịch hằng ngày trên thị trường ngoại hối cho thấy các hợp đồng kỳ hạn
có quy mô lơn gấp nhiều lần so với thị trường hợp đồng giao sau nhưng chúng vẫn
có mối quan hệ phụ thuộc tương hỗ lẫn nhau giữa chúng theo cách thị trường này
có thể tác động đến thị trường kia. Sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau này là do sự tác
động các nhà kinh doanh chênh lệch thực hiện các trạng thái cân bằng vị thế mua
& vị thế bán ở 2 thị trường trong những tình huống giá cả ở 2 thị trường này có sự
chênh lệch
2.4. Giao dịch ngoại hối quyền chọn
2.4.1. Các khái niệm:
Các quyền chọn tiền tệ cho người mua cơ hội nhưng không bắt buộc mua hoặc
bán với giá đã được thỏa thuận trước, gọi là “giá thực hiện” trong tương lai
Quyền chọn chỉ có giá trị cho đến “ngày hết hiệu lực” hay ngày đến hạn
Người mua phải trả cho người bán một khoản phí cho quyền chọn gọi là “phí quyền
chọn”
Theo đó, trên thị trường chính thức, các hợp đồng sẽ được tiêu chuẩn hóa; ngược
lại, trên thị trường phi chính thức OTC, chi tiết các hợp đồng không được tiêu
chuẩn hóa mà sẽ được thỏa thuận giữa các đối tác với nhau.
Trên thị trường OTC sẽ bao gồm 2 bộ phận
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 19 of 43
+ Thị trường bán lẻ: bao gồm các khách hàng không phải là ngân hàng
+ Thị trường bán buôn giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, và các
công ty kinh doanh chuyên môn hóa
* Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người nắm giữ thực hiện vào bất kỳ lúc nào cho
đến trước ngày hết hiệu lực
Ví dụ: Quyền chọn mua 1 triệu Euro với giá $0,9/Euro từ ngày hôm nay cho đến
ngày hết hiệu lực là ngày 15/09/2003
* Quyền chọn kiểu Châu Âu: cho phép người nắm giữ thực hiện chỉ vào ngày hết
hiệu lực
Ví dụ: Quyền chọn mua 1 triệu Euro với giá $0,9/Euro chỉ vào ngày 15/09/2003
* Quyền chọn mua (call option): cho phép người nắm giữ được mua 1 ngoại tệ
nào đó với tỷ giá thực hiện trong 1 khoản thời gian nhất định
Quyền chọn mua được gọi là:
+ Cao giá ITM (in the money) nếu tỷ giá giao ngay > tỷ giá thực hiện
+ Ngang giá ATM (at the money) nếu tỷ giá giao ngay = tỷ giá thực hiện
+ Kiệt giá OTM (out the money) nếu tỷ giá gia ngay < tỷ giá thực hiện
Người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện (hay bán) quyền chọn. Họ cũng có thể
để quyền chọn hết hiệu lực, trong trường hợp này họ sẽ mất phí quyền chọn
Phí quyền chọn mua sẽ cao hơn khi:
+ Chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá thực hiện lớn hơn
+ Thời gian đáo hạn dài hơn
+ Tính bất ổn của tiền tệ cao hơn
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 20 of 43
* Quyền chọn bán (put option): cho phép người nắm giữ được bán 1 ngoại tệ
nào đó với tỷ giá thực hiện trong 1 khoản thời gian nhất định
Quyền chọn bán được gọi là:
+ Cao giá ITM nếu tỷ giá giao ngay < tỷ giá thực hiện
+ Ngang giá ATM nếu tỷ giá giao ngay = tỷ giá thực hiện
+ Kiệt giá OTM nếu tỷ giá giao ngay > tỷ giá thực hiện
Phí quyền chọn bán sẽ cao hơn khi:
+ Chên lệch giữa tỷ giá thực hiện và tỷ giá giao ngay lớn hơn
+ Thời gian đáo hạn dài hơn
+ Tính bất ổn của tiền tệ cao hơn
2.4.2. Việc sử dụng & lợi nhuận của các quyền chọn
Nếu các doanh nghiệp kỳ vọng ngoại tệ sẽ tăng giá trong tương lai, họ có thể mua
quyền chọn mua ngoại tệ đó:
Lợi nhuận = giá bán – giá thực hiện – phí quyền chọn
Đối với bên bán quyền chọn mua, nếu kỳ vọng ngoại tệ giảm giá trong tương lai họ
có thể bán quyền chọn mua ngoại tệ đó:
Lợi nhuận = phí quyền chọn – giá mua + giá thực hiện
Người mua quyền chọn mua sẽ hòa vốn khi:
Giá bán = giá thực hiện + phí quyền chọn
Người bán quyền chọn mua sẽ hòa vốn khi:
Giá mua = giá thực hiện + phí quyền chọn
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 21 of 43
Để thấy được các quyền chọn tiền tệ có thể sử dụng như thế nào hãy xem xét 1
công ty nhập khẩu Mỹ phải chi trả SFr 62.500 cho 1 nhà nhập khẩu Thụy Sĩ trong
thời hạn 60 ngày. Nhà nhập khẩu có thể mua quyền chon mua kiểu Châu Âu đồng
Franc Thụy Sĩ để trả cho nhà xuất khẩu với tỷ giá vào ngày đến hạn (giá thực
hiện). Giả sử phí quyền chọn là $0,02 cho mỗi SFr và giá thực hiện là $0,64/SFr.
Nhà nhập khẩu phải chi trả $1250 để được quyền mua SFr62.500 với giá
$0,64/SFr vào cuối ngày thứ 60. Nếu vào lúc đó, các khoản thanh toán của nhà
nhập khẩu giảm do giá trị của SFr tăng lên, giả sử là $0,70/Sfr thì quyền chọn ở
trạng thái cao giá ITM. Trong trường hợp này,nhà nhập khẩu sẽ thực hiện quyền
chọn mua và mua đồng Franc Thụy Sĩ với giá $0,64. Nhà nhập khẩu sẽ thu được
khoản lợi nhuận là $3750 (=SFr62.500 x$0,06) cao hơn $1.250 trả cho chi phí
quyền chọn. Nếu tỷ giá giảm dưới tỷ giá thỏa thuận, chẳng hạn là $0,60/Sfr, thì gọi
là kiệt giá – OTM. Kết quả là nhà nhập khẩu sẽ để cho quyền chọn hết hạn và sẽ
mua SFr trên thị trường giao ngay. Mặc dù lỗ $1.250 phí quyền chọn nhưng vẫn
còn tốt hơn sử dụng các hợp đồng kỳ hạn hoặc các hợp đồng giao sau với tỷ giá
thỏa thuận ở mức $0,64/SFr
Hình 1:
Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua với các giá giao ngay tại ngày đáo hạn
Giá trị hợp đồng: SFr 62.500
Giá thực hiện: $0.64SFr
Phí quyền chọn: $0,02/SFr ($1.250/hợp đồng)
Ng
ày hiệu lực: 60 ngày
2.500
1.875
1.250
625
0
-625
-1.250
-1.875
$0,60 $0,62 $0,64 $0,66 $0,68 $0,70
Giá giao ngay của
SFr trong thời gian
hiệu lực
Giá thực
hiện
Lỗ giới hạn
Giá hoà vốn
Lợi nhuận không
giới hạn
Phí mua quyền chọn mua
$0,60 $0,62 $0,64 $0,66 $0,68 $0,70
Kiệt giá – OTM Ngang giá – ATM Cao giá - ITM
Lợi nhậun (Lỗ)
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 22 of 43
Hình 1 minh họa quyền chọn ở trạng thái cao giá ITM & kiệt giá OTM của nhà nhập
khẩu trên quyền chọn mua. Với tỷ giá giao ngay đến hết ngày hiệu lực là $0,64/SFr
hay thấp hơn, quyền chọ sẽ không thực hiện và nhà nhập khẩu lỗ$1.250 phí quyền
chọn. Giữa $0,64 & $0,66 thì quyền chọn sẽ được thực hiện nhưng lãi sẽ không đủ
để bù đắp phí quyền chọn. Giá hòa vốn là giá mà tại đó lãi quyền chọn vừa bằng
với phí quyền chọn là $0,66/SFr. Trên $0,66/SFr quyền chọn có lãi nhiều đến mức
bù đắp đủ phí quyền chọn và tạo ra 1 khoản lãi không giới hạn.
Ngược lại là quyền “bán quyền chọn mua” (xem hình 2), nếu tỷ giá giao ngay đến
ngày hết hiệu lực lớn hơn $0,66/SFr thì người bán quyền chọn mua sẽ gánh chịu 1
khỏan lỗ không giới hạn. Nếu tỷ giá giao ngay đến hết ngày hiệu lực là $0,64/SFr
hay ít hơn thì quyền chọn sẽ dừng lại ở kết cụ OTM, tức là người mua quyền chọn
sẽ không thực hiện quyền chọn mua, khi đó người bán quyền chọn mua sẽ lời
$1.250. Nếu tỷ giá giao ngay nằm giữa $0,64 & $0,66, người bán quyền chọn mua
vẫn thu được lợi nhuận mặc dù có giảm đi chút ít.
Hình 2:
Lợi nhuận từ việc bán quyền chọn mua với các giá giao ngay tai thời điểm đáo hạn
Giá trị hợp đồng: SFr 62.500
Giá thực hiện: $0.64SFr
Phí quyền chọn: $0,02/SFr ($1.250/hợp đồng)
Ng
ày hiệu lực: 60 ngày
1.500
1.000
500
0
-500
-1.000
-1.500
-2.000
-2.500
$0,60 $0,62 $0,64 $0,66 $0,68 $0,70
Giá giao ngay của SFr
trong thời gian hiệu lực
Giá thực
hiện
Lỗ không giới hạn
Giá hoà
vốn
$0,60 $0,62 $0,64 $0,66 $0,68 $0,70
Kiệt giá – OTM Ngang giá – ATM Cao giá - ITM
Lợi nhậun (Lỗ)
Lợi nhuận giới hạn với
CP bán quyền chon mua
$1.250
Phí bán quyền
chọn mua
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 23 of 43
Ngược lại với quyền chọn mua là quyền chọn bán với các điều kiện tương tự (giá
thực hiện $0,64/SFr, phí quyền chọn bán $0,02/SFr) gọi là quyền chọn ở trạng thái
cao giá ITM với tỷ giá giao ngay là $0,6/SFr và ở trạng thái kiệt giá OTM với tỷ giá
giao ngay là $0,7/Sfr.
Hình 3
: Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn bán với các giá giao ngay tại ngày đáo hạn
Giá trị hợp đồng: SFr 62.500
Giá thực hiện: $0.64SFr
Phí quyền chọn: $0,02/SFr ($1.250/hợp đồng)
Ng
ày hiệu lực: 60 ngày
2.500
1.875
1.250
625
0
-625
-1.250
-1.875
$0,58 $0,60 $0,62 $0,64 $0,66 $0,68
Giá giao ngay của
SFr trong thời gian
hiệu lực
Giá hoà vốn
Phí mua quyền chọn bán
$0,58 $0,60 $0,62 $0,64 $0,66 $0,68
Cao giá – ITM Ngang giá – ATM Kiệt giá - OTM
Lợi nhậun (Lỗ)
Giá thực
hiện
Lợi nhuậnđạt
tới $38,750
L
ỗ
gi
ới
h
ạn
Ở Hình 3, nếu tỷ giá giao ngay giảm, chẳng hạn là $0,58/SFr, người nắm giữ
quyền chọn bán sẽ giao SFr62.500 với giá $36.250 (=SFr62.500 x $0,58/SFr) và
nhận về $40.000 ($0,64/SFr x SFr62.5000 lãi gộp là $3.750, sau khi trừ đi phí mua
quyền chọn bán là $1.250 thì lãi ròng còn lại là $2.500. Khi tỷ giá giao ngay giảm
nhiều hơn nữa thì giá trị của mua quyền chọn bán sẽ tăng lên. Dưới mức tỷ giá
giao ngay $0,62/SFr thì lãi trên mua quyền chọn bán cũng vẫn còn cao hơn phí
quyền chọn là $1.250. Giữa $0.62 (giá hòa vốn) và $0,64, nếu người mua thực
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 24 of 43
hiện quyền chọn, lợi nhuận sẽ thấp hơn phí quyền chọn. Với tỷ giá giao ngay cao
hơn $0,64, người mua sẽ không thực hiện quyền chọn và sẽ lỗ $1.250 phí quyền
chọn. Cả 2 mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán sẽ ở trạng thái ngang giá
ATM nếu tỷ giá giao ngay trong kỳ hạn 60 ngày là $0,64 và người mua quyền chọn
mua hoặc mua quyền chọn bán sẽ lỗ $1.250 phí quyền chọn.
Hình
4
: Lợi nhuận từ việc bán quyền chọn bán với các giá giao ngay tại ngày đáo hạn
Giá trị hợp đồng: SFr 62.500
Giá thực hiện: $0.64SFr
Phí quyền chọn: $0,02/SFr ($1.250/hợp đồng)
Ng
ày hiệu lực: 60 ngày
1.500
1.000
500
0
-500
-1.000
-1.500
-2.000
-2.500
$0,58 $0,60 $0,62 $0,64 $0,66 $0,68 $0,70
Giá giao ngay của SFr
trong thời gian hiệu lực
Giá thực
hiện
Lỗ không
giới hạn ở
$38.750
Giá hoà
vốn
$0,58 $0,60 $0,62 $0,64 $0,66 $0,68
Cao giá – ITM Ngang giá – ATM Kiệt giá - OTM
Lợi nhậun (Lỗ)
Lợi nhuận giới hạn với phí
bán quyền chọn bán $1.250
Phí bán quyền
chọn bán
Ở hình 4, nếu tỷ giá giao ngay đến hết ngày hiệu lực là $0,64 hay cao hơn, người
bán quyền chọn bán sẽ lãi $1,250 từ phí quyền chọn, khi tỷ giá giảm xuống dưới
$0,64, người bán quyền chọn bán sẽ thu được lãi giảm dần cho tới $0,62 (giá hòa
vốn) khi tỷ giá giao ngay giảm dướ $0,62, người bán quyền chọn bán sẽ rơi vào
tình trạng lỗ không giới hạn.
2.4.3. Giá quyền chọn và định giá quyền chọn
Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học
Page 25 of 43
* Giá trị của quyền chọn bao gồm 2 thành phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian
Giá trị nội tại của quyền chọn là lượng giá trị mà quyền chọn ở trạng thái cao giá –
ITM
Giá trị nội tại = S – X
S: giá giao ngay hiện tại
X: giá thực hiện
Hình 5: Giá trị của quyền chọn mua trước ngày hết hiệu lực
Bảng: giá quyền chọn & đánh giá quyền chọn
Giá quyền
chọn bằng
tổng cộng
của:
Giá trị nội tại: số lượng
giá trị mà quyền chọn ở
trạng thái cao giá
Giá trị thời gian: số lượng giá
trị vượt giá trị nội tại
Quyền
= S – X Bị tác động cùng chiều bởi sự