Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.04 KB, 33 trang )

Trần vinh lớp 992SD01

1

ĐT: 01635543326

Luận văn
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO
GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN
THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ


Trần vinh lớp 992SD01

2

ĐT: 01635543326

I. TÊN ĐỀ TÀI
“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG
DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ”
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dạy học ngày nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực
vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những biện pháp
góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Khắc phục cơ bản
lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời
gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ


giữa học lí thuyết và thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh.
Quan điểm chủ đạo trong chương trình lịch sử phổ thơng nói chung, ở
trường trung học cơ sở nói riêng là xuất phát từ nội dung, chức năng, nhiệm
vụ và đặc trưng bộ mơn, từ đặc điểm của q trình nhận thức q khứ của học
sinh mà sử dụng những phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học phù
hợp, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra từ những
năm đầu của thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Trong những năm gần đây, ngành giáo
dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy
học. Tuy nhiên, việc dạy lịch sử trong nhiều trường trung học cơ sở ở vùng
dân tộc thiểu số còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, "chạy theo
thành tích" học để thi, dạy để thi, đa số giáo viên ngại áp dụng phương pháp
mới do nhiều rào cản tác động như lượng kiến thức và thời gian truyền đạt, cơ
sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, năng lực nhận thức của học sinh cịn
chậm, bất đồng ngơn ngữ, hồn cảnh của địa phương (kinh tế khó khăn, giao
lưu văn hóa, thiếu thơng tin...).
Vì vậy, làm thế nào để áp dụng phương pháp dạy học tích cực theo
Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc
thiểu số là vấn đề cần thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên
tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực mơn lịch sử, một số ví dụ
về việc lập kế hoạch bài học, cách kiểm tra đánh giá môn lịch sử ở trường
trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số để đồng nghiệp tham khảo, áp dụng
nhằm góp từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
tại đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI có đoạn viết "Thực hiện đồng bộ các
giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra

theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi
trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối


Trần vinh lớp 992SD01

3

ĐT: 01635543326

sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức
trách nhiệm xã hội".
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới giáo dục nói
chung và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học nói
riêng. Vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện đại hội Đảng,
luật giáo dục. Đặc biệt, văn bản số 242- KL/TW ngày 15/4/2009 thông báo
kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (Khóa
VIII) chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối
truyền thụ một chiều, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp
tác; giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh,
giáo viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, đào tạo gắn với
nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống".
Văn bản số 5358/BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục trung học 2011- 2012 nêu rõ "Tổ chức dạy học phân hóa theo
năng lực của học sinh dựa theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
giáo dục phổ thơng cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông giáo viên căn
cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và điều chỉnh nội dung dạy học của
Bộ giáo dục đào tạo để sử dụng hợp lí sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp,
chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên
và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ chức cho

học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí; rèn luyện kĩ năng tự học, tạo
điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo,
phát huy tính tích cực hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo
của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp
lí, phù hợp với các đối tượng, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải;
bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học,
tránh ghi nhớ máy móc, khơng nắm vững bản chất", " Đối với các mơn ngữ
văn, lịch sử, địa lí cần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đặt câu
hỏi mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức đã được học, hạn
chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, khơng nắm vững kiến thức, kĩ năng môn
học".
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Vấn đề áp dụng dạy học tích cực vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số đã được đặt ra
trong những năm gần đây. Nhưng nhìn chung việc áp dụng phương pháp mới
của giáo viên vẫn còn hời hợt, đa số giáo viên chưa biết kế thừa, phát huy
những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền
thống và cập nhật các phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp với
hồn cảnh, điều kiện dạy học của nhà trường, địa phương. Giáo viên ngại áp
dụng phương pháp mới vì phải chuẩn bị kế hoạch bài học, đồ dùng dạy học,
tốn nhiều thời gian. Do ở vùng khó khăn cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, phần
lớn giáo viên phải tự làm đồ dùng dạy học, trình độ nhận thức của học sinh
quá yếu, thụ động, kĩ năng tự học, tự tìm hiểu của học sinh trước khi đến lớp


Trần vinh lớp 992SD01

4

ĐT: 01635543326


như đọc trước bài mới, học bài cũ...chưa được chuẩn bị kĩ, đa số là con em
dân tộc thiểu số, bất đồng ngôn ngữ, năng lực tư duy kém là một trong những
rào cản để đổi mới phương dạy học theo hướng dạy học tích cực.
Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn
kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tuy
đã được áp dụng nhưng chỉ mang tính hình thức là chủ yếu. Do đó, việc dạy
học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng
loạt, thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng
kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học,
tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề... cho người học vì thế chất lượng giáo dục chưa cao. Qua thống kê chất
lượng môn lịch sử ở trường trung học cơ sở bán trú cụm xã Lý Tự Trọng năm
học 2009- 2010 và 2010- 2011 là trường thuộc vùng dân tộc thiểu số cho thấy
mặt dù chất lượng dạy học mơn lịch sử có tăng lên nhưng vẫn cịn thấp:
Năm
học
20092010
20102011

SLHS Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
Kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
728
3
0,4
153 21,0 542 74,5 30 4,1
709


7

1,0

170 24,0

514 72,5

17

2,4

1

0,1

Ngoài chất lượng học tập như trên kĩ năng diễn đạt vấn đề của học sinh
còn quá yếu. Học sinh mau quên kiến thức cũ, học sinh chưa làm chủ, tự lực
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống chưa tốt.
Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất( trường, lớp, đồ dùng dạy học, các
phương tiện thông tin...) ở vùng dân tộc thiểu số đang dần dần được khắc
phục. Lượng kiến thức và thời gian dạy học trong một tiết dạy cũng đã được
điều chỉnh cho phù hợp, đa số giáo viên đều đạt chuẩn hoặc trên chuẩn... đây
là những thuận lợi lớn để giáo viên áp dụng mạnh mẽ, có hiệu quả hơn nữa
phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn lịch sử cấp trung học cơ sở.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY MƠN LỊCH SỬ:

Thứ nhất: Giáo viên bộ mơn phải thực hiện đúng, nắm rõ hướng dẫn
thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở của Bộ
giáo dục và đào tạo và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn
lịch sử cấp trung học cơ sở của Bộ giáo dục và đào tạo.
Thứ hai: Phải hiểu định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn lịch
sử là không phải loại bỏ các phương pháp dạy học lịch sử truyền thống mà là
kế thừa những tinh hoa, giá trị của phương pháp dạy học lịch sử truyền thống


Trần vinh lớp 992SD01

5

ĐT: 01635543326

và vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới trong một giờ học lịch sử sao
cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh.
Thứ ba: Phải nắm vững quy trình thực hiện việc vận dụng các phương
pháp dạy học môn lịch sử theo định hướng đổi mới như phương pháp trực
quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống,
phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy, ...
Thứ tư: Phải nắm vững định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của
học sinh trong chương trình lịch sử ở trường trung học cơ sở, cách đánh giá
không gây áp lực nặng nề, tránh kiểm tra theo học thuộc lịng, ghi nhớ máy
móc, phải nắm được các mức độ nhận thức của học sinh như nhận biết, thông
hiểu, vận dụng để ra đề kiểm tra trong đánh giá.
Thứ năm: Giáo viên bộ mơn cần tìm hiểu đối tượng học sinh lớp mình
dạy để lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp hay nói cách khác là để "Dạy
học vừa sức, đúng đối tượng học sinh, tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả".
Thứ sáu: Giáo viên bộ mơn cần phải có tâm huyết, có sự đầu tư trong

việc lập kế hoạch bài học, tự làm đồ dùng dạy học.
Thứ bảy: Giáo viên bộ mơn cần hình thành thói quen tự học, phương
pháp tự học cho học sinh ở trên lớp cũng như ở nhà bằng cách nêu câu hỏi, ra
bài tập, hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Giúp học sinh
ghi nhớ theo ghi nhớ lơgíc, ghi nhớ tích cực trong q trình học tập bằng cách
sử dụng sơ đồ tư duy.
B. ĐỐI VỚI HỌC SINH.
- Hình thành thói quen tự học lịch sử (tự học ở trên lớp, tự học ở nhà).
- Thay đổi thói quen học tủ ( học để thi), học lệch, học vẹt. Nghĩa là hạn chế
việc học tái hiện lại tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong
việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
- Cần có đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút.
- Học sinh cần tự học sách giáo khoa theo các bước:
+ Đọc và tự ghi tóm tắt, ngắn gọn những vấn đề cơ bản của bài viết.
+ Ghi lại những nội dung khó hiểu, đặc biệt là những thuật ngữ, khái niệm
lịch sử.
+ Hoàn thành bài tập câu hỏi trong sách giáo khoa.
+ Tự làm việc với bản đồ, tranh ảnh.
+ Tìm đọc các tài liệu tham khảo.
+ Chổ nào chưa hiểu thì yêu cầu giáo viên giúp đỡ.
- Học sinh ghi bài giảng trên lớp:
+ Ghi dàn bài bài học của giáo viên và đối chiếu khi theo dõi sách giáo khoa
để ghi những sự kiện chính.
+ Vẽ lại những hình vẽ giáo viên trình bày trên bảng đen.
+ Ghi lại các số liệu, niên đại quan trọng, lập niên biểu, đồ thị.
+ Ghi các tài liệu lịch sử gốc, câu nói nổi tiếng.
+ Ghi từ mới, các thuật ngữ.
+ Ghi lời hướng dẫn, dặn dò của giáo viên.



Trần vinh lớp 992SD01

6

ĐT: 01635543326

C. MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC MƠN LỊCH SỬ.
1. Phương pháp trực quan.
a) Bản chất.
Phương pháp dạy học trực quan (hay còn gọi là phương pháp trình bày
trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện
kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ơn tập, củng cố,
hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Phương pháp dạy học trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh họa và trình
bày :
- Minh họa thường là trình bày những đồ dùng trực quan như bản mẫu, bản
đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng…nhằm bổ sung cho nội
dung bài học.
- Trình bày là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức học tập của
học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của
giáo viên mà học sinh khơng chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học
sinh học tập được những thao tác mẫu của giáo viên, từ đó hình thành kĩ năng,
kĩ xảo.
b) Quy trình thực hiện
- Giáo viên treo đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về
các đồ dùng trực quan đó, nêu yêu cầu để định hướng sự quan sát của học
sinh.
- Giáo viên trình bày các nội dung trong sơ đồ, lược đồ, bản đồ...
- Giáo viên yêu cầu một hoặc một số học sinh trình bày lại, giải thích nội
dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua quan sát.

- Từ những chi tiết, thông tin thu được từ phương tiện trực quan, giáo viên
nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương
tiện trực quan cần chuyển tải.
c. Ưu điểm.
Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học,
nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình ảnh các khái niệm trên cơ sở
trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần tạo biểu tượng lịch
sử cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa
lịch sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự
kiện lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử,
giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.
Đồ dùng trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ,
hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại vững
chắc trong trí nhớ là hình ảnh học sinh thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy,
cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ
dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và
ngơn ngữ của học sinh. Khi quan sát bất cứ đồ dùng trực quan nào, học sinh


Trần vinh lớp 992SD01

7

ĐT: 01635543326

cũng có thể nêu nhận xét, phán đốn, hình dung q khứ lịch sử được phản
ánh, minh họa như thế nào. Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói
chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.

Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mĩ của đồ dùng trực quan
cũng rất lớn. Quan sát một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh cách mạng...học
sinh sẽ có tình cảm mạnh mẽ về lịng u mến những anh hùng, chiến sĩ cách
mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân, căm thù xâm lược và chiến tranh.
d) Nhược điểm.
Phương pháp trực quan đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính tốn
kĩ cho phù hợp với thời lượng đã quy định.
Nếu sử dụng đồ dùng đồ dùng trực quan không khéo sẽ làm phân tán sự
chú ý của học sinh, học sinh không lĩnh hội những nội dung chính của bài
học.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặt biệt là khi quan sát tranh ảnh…nếu
không định hướng cho học sinh quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng học sinh sa
đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng.
e) Một số lưu ý.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý đến các
nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng
trực quan thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan
phong phú với từng loại bài lịch sử.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
- Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo kết hợp việc trình bày kênh chữ với việc giới thiệu các đồ dùng
trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng
và sử dụng đồ dùng trực quan (vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả
hiện vật…).
- Tùy theo yêu cầu của bài học và loại đồ dùng trực quan mà có nhiều cách sử
dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất
trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ, lược đồ, sơ đồ, đồ thị,…Trước khi
sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ (nắm nội dung, ý nghĩa của từng loại phục

vụ cho nội dung nào của giờ học…). Trong khi giảng, cần xác định đúng thời
điểm để treo bản đồ. Khơng nên trêu bảng vì cịn dùng để viết, mà nên treo
cao ở góc bên phải bảng, nơi có ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ.
Giáo viên cần đứng bên phải bản đồ, dùng que chỉ các địa điểm cho thật chính
xác.
- Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong
giờ học, trong việc tự học ở nhà, giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng
tốt loại đồ dùng trực quan này: quan sát kĩ, tìm hiểu sâu sắc nội dung, hồn
thành các bài tập, tập vẽ bản đồ. Khi sử dụng tranh, ảnh chân dung các nhân
vật lịch sử, giáo viên không nên chú ý nhiều đến miêu tả hình dáng bên ngồi


Trần vinh lớp 992SD01

8

ĐT: 01635543326

của nhân vật mà nên hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan
điểm thể hiện ở hành động của nhân vật.
Tóm lại, trong dạy học học lịch sử ở trường phổ thông, việc kết hợp
chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong
những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển.
g) Ví dụ.
- Ví dụ 1:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV: Treo lược đồ chiến thắng - HS trả lời:
Bạch Đằng năm 1288 và nêu câu + Tiêu diệt đoàn thuyền lương của

hỏi: Dựa trên cơ sở nào mà Trần giặc.
Hưng Đạo xác định kế hoạch phản + Giặc lâm vào thế lúng túng.
công ?
- HS đọc SGK và trả lời: Trần Hưng
- GV trình bày:
Đạo quyết định phản công và tiến
Giặc sẽ rút theo hai đường thủy, bộ: hành bố trí trận địa mai phục trên
quân bộ theo đường Lạng Sơn; sông Bạch Đằng.
quân thủy theo đường sông Bạch - Trần Hưng Đạo đã chọn và chuẩn
Đằng.
bị trận địa ở sơng Bạch Đằng vì:
Vậy Trần Hưng Đạo có kế hoạch + Tại đây, Ngơ Quyền đã chiến
gì?
thắng quân Nam Hán năm 938.
- GV cho học sinh xem lược đồ.
+ Địa thế hiểm trở.
Hỏi: Vì sao Trần Hưng Đạo đã chọn + Mực nước lên xuống rõ rệt.
và chuẩn bị trận địa mai phục ở
sông Bạch Đằng?
- Yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ
để trả lời câu hỏi.
- Ví dụ 2:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ - HS: Đọc SGK.
nhỏ trong SGK nói về vùng đất Hoa
Lư.
GV: Cho HS quan sát ảnh H. 19 -HS: Quan sát.
Tồn cảnh cố đơ Hoa Lư (Ninh
Bình)

GV: Tại sao Đinh Tiên Hồng đóng - HS: Suy nghĩ và trả lời.
đô ở Hoa Lư?
+ Là quê hương của Đinh Tiên
Hoàng, đất hẹp, nhiều đồi núi nên
thuận lợi cho việc phòng thủ.
2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
a) Bản chất.


Trần vinh lớp 992SD01

9

ĐT: 01635543326

Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy học dựa trên những quy
luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, nhờ
vậy nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát
triển tính tích cực, tính tự lực và năng lực sáng tạo, hình thành cơ sở và thế
giới quan khoa học cho học sinh.
Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình
huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh để học sinh tự lực giải
quyết vấn đề đó.
b) Quy trình thực hiện.
Quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước:
- Nhận biết vấn đề.
- Đề xuất giả thuyết.
- Lập kế hoạch.
- Đánh giá, kết luận, vận dụng.
c) Ưu điểm.

- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề có những nét cơ bản của sự
tìm tịi khoa học vì học sinh phải tiến hành hoạt động trí tuệ, tự lĩnh hội tri
thức mới bằng cách giải quyết những vấn đề học tập, nhờ vậy mà đảm bảo
tính vững chắc của tri thức.
- Với phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, học sinh có thể thể hiện
tính tích cực cao.
- Dạy học nêu vấn đề đảm bảo mối tương quan giữa lĩnh hội tri thức một cách
sáng tạo và lĩnh hội có tính chất tái hiện khi tăng cường hoạt động nhận thức
sáng tạo của học sinh.
Chính những đặc điểm này, làm cho dạy học nêu vấn đề khác với dạy
học truyền thống ở chổ: nó được xây dựng lại trên cơ sở phát triển tư tưởng,
năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh, nhờ đó mà giáo viên thực hiện đầy
đủ hơn nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh.
d) Hạn chế.
- Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính tốn kĩ để phù
hợp với thời lượng đã quy định.
- Xây dựng tình huống có vấn đề phải phù hợp và vừa sức nếu không sẽ
không động viên được học sinh tham gia một cách tích cực vào q trình nhận
thức tri thức mới.
e) Một số lưu ý.
- Dạy học nêu vấn đề không phải chỉ tạo ra những tình huống vấn đề rời rạc
mà phải là một hệ thống có vấn đề có tính tuần tự.
- Cần phải làm cho học sinh có ý thức rõ vấn đề học tập đó và tổ chức hoạt
động nhận thức, nhằm giúp cho học sinh tự giải quyết vấn đề.
- Phải dạy cho học sinh biện pháp phân tích những tình huống có vấn đề, cách
tạo ra các tình huống có vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu những sự kiện,
hiện tượng lịch sử.
g) Ví dụ.



Trần vinh lớp 992SD01

10

Ví dụ 1:
Hoạt động của giáo viên
- Vì sao quân Nguyên đã bị thất bại
nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm
lược Đại Việt lần thứ hai, chúng lại
quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ
ba ?

Ví dụ 2:
Hoạt động của giáo viên
- GV: Tại sao nói cuộc tập kích tháng
10 – 1075 của Lý Thường Kiệt vào
đất Tống là cuộc tấn công để tự vệ
mà không phải là cuộc tấn công xâm
lược?

ĐT: 01635543326

Hoạt động của học sinh
-Nhận nhiệm vụ, tìm hiểu sách giáo
khoa, đề xuất các giả thuyết, nguyên
nhân.
- Lập nhóm, lên kế hoạch.
-Thảo luận nhóm, thực hiện kế
hoạch.
- Các nhóm trình bày, các nhóm

khác bổ sung.
- Kết luận:
+ Chưa từ bỏ ý đồ bành trướng xuống
phương Nam.
+ Quân Nguyên muốn trả thù, rửa
nhục.
Hoạt động của học sinh
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
+ Vì ta chỉ tấn cơng các căn cứ qn
sự, kho lương thảo đó là những nơi
quân Tống tập trung lực lượng, lương
thực, vũ khí để xâm lược Đại Việt.
+ Khi hồn thành mục đích, quân ta
rút về nước.

3. Phương pháp trường hợp (phương pháp tình huống)
a) Bản chất.
Đây là một phương pháp dạy học, trong đó trọng tâm của q trình dạy
học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp (tình
huống) được lựa chọn trong thực tiễn, tức là học sinh tự nghiên cứu một tình
huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đó đặt ra.
b) Quy trình thực hiện.
Các trường hợp được lựa chọn từ những tình huống thực hiện hoặc
những tình huống có thể xảy ra. Khi xây dựng một trường hợp cần tuân theo
các bước sau:
- Phần mô tả trường hợp:
+ Các trường hợp cần được mô tả rõ ràng.
+ Trường hợp cần chứa đựng vấn đề và xung đột.
+ Trường hợp có thể có nhiều cách giải quyết.
+ Cần tạo điều kiện cho người học có thể trình bày theo cách hiểu của mình.

- Phần nhiệm vụ : xác định những nhiệm vụ học sinh cần giải quyết khi
nghiên cứu trường hợp. Các nhiệm vụ cần xác định rõ ràng, vừa sức với trình
độ của học sinh và nhằm đạt được mục tiêu của bài học.


Trần vinh lớp 992SD01

11

ĐT: 01635543326

- Phần yêu cầu về kết quả : cần đưa ra những yêu cầu sẽ phải thực hiện trong
khi nghiên cứu. Việc đưa ra những yêu cầu này nhằm định hướng cho việc
nghiên cứu tiếp theo.
c) Ưu điểm.
- Phương pháp trường hợp tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực tiễn.
- Phương pháp trường hợp tạo điều kiện để phát triển các năng lực thăng chốt
như năng lực quyết định, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống, tính
sáng tạo, khả năng giao tiếp và tinh thần phối hợp cộng tác.
d) Nhược điểm.
- Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính tốn kĩ cho phù
hợp với thời lượng đã quy định về những trường hợp định giải quyết trong bài
học.
- Nếu không xác định được những trường hợp cần giải quyết, vừa sức, phù
hợp với điều kiện, thời gian của học sinh và có thể giải quyết được trên cơ sở
kiến thức, kĩ năng của họ thì sẽ khơng kích thích được tính tích cực và sáng
tạo của người học.
e) Một số lưu ý.
- Các trường hợp cần được mô tả rõ ràng, có chứa đựng vấn đề và xung đột.
- Trường hợp cần vừa sức, phù hợp với điều kiện thời gian và khả năng người

học nhằm đạt mục tiêu bài học.
g) Ví dụ.
Ví dụ 1:
- Mơ tả trường hợp:
Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên, Nam Định) lập
quán bán rượu, thịt ở thành Cổ Lộng để điều tra tình hình quân giặc và tìm
cách dùng mưu giết chúng. Bà cùng với dân làng có nhiều hoạt động giết giặc
và chuẩn bị phối hợp với nghĩa quân vây hãm thành Cổ Lộng. Sau khi bà mất,
dân làng lập đền thờ bà.
Cô gái người làng Đào Đặng (Phù Tiên, Hưng Yên) đã dùng nhan sắc, lời
ca tiếng hát của mình để giết giặc trong những buổi tiệc. Thông thường sau
những buổi tiệc, ca hát, quân giặc trong thành nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ.
Cô cùng trai làng bí mật khiêng chúng quẳng xuống sơng.
- Nhiệm vụ:
Đọc đoạn văn trên trong SGK Lịch sử 7 và nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của
nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm
1426.
- Yêu cầu:
Khi thảo luận về nội dung trên, cần phân tích và hiểu được sự ủng hộ nhiệt
tình về mọi mặt của nhân dân đối với nghĩa quân Lam Sơn. Có nhiều tấm
gương u nước xuất hiện.
Ví dụ 2:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV: Thời Lý có câu: “Thời vua - HS: Nghiên cứu SGK suy nghĩ và


Trần vinh lớp 992SD01

12


Thái tổ, Thái Tông lúa gạo đầy đồng
trâu chẳng buồn ăn” câu nói đó
chứng tỏ nơng nghiệp thời Lý phát
triển hay không phát triển? Em hãy
chứng minh về điều đó?.

ĐT: 01635543326

trả lời:
+ Phát triển vì: Nhà lý rất quan tâm
tới sản xuất nông nghiệp và đề ra
nhiều biện pháp phát triển nông
nghiệp như các vua nhà Lý thường về
các địa phương cày tịch điền, khuyến
khích khai khẩn đất hoang...nhiều
năm mùa màng bội thu...

4. Phương pháp vấn đáp.
a) Bản chất.
Vấn đáp là phương pháp mà giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để
học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh những vấn đề mới, tự khám phá
những tri thức mới bằng sự tái hiện những điều đã học hoặc những kinh
nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, giúp học sinh củng cố, mở rộng đào
sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu được, từ đó có thể đánh
giá việc lĩnh hội tri thức của mình.
b) Quy trình thực hiện.
- Giáo viên nêu câu hỏi.
- Học sinh suy nghĩ.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời.

- Giáo viên đặt câu hỏi phụ ( câu hỏi gợi mở ) nếu học sinh chưa trả lời đúng,
đủ câu hỏi chính.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và kết luận.
c) Ưu điểm.
- Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy, kích thích tính tích cực hoạt động
nhận thức của học sinh.
- Bồi dưỡng năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác,
đầy đủ, súc tích.
- Giúp giáo viên và học sinh thu được những thông tin ngược để điều chỉnh
hoạt động dạy và học của cả thầy và trị.
d) Nhược điểm.
- Nếu vận dụng khơng khéo sẽ dễ làm mất thời gian, biến vấn đáp thành cuộc
đối thoại giữa giáo viên với một vài học sinh, không thu hút được toàn lớp
tham gia.
đ) Một số lưu ý.
Để phát huy mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu của phương pháp
vấn đáp, cần chú ý :
- Phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi học sinh
trả lời xong, giáo viên nên yêu cầu những học sinh khác bổ sung trước khi
nêu kết luận.
- Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe và khi cần có thể hỏi thêm câu
hỏi phụ để dẫn dắt, gợi mở cho học sinh trả lời câu hỏi chính.
- Có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác.


Trần vinh lớp 992SD01

13

ĐT: 01635543326


- Chú ý rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt.
- Cần tạo cho học sinh một hành lang an tồn khi nêu thắc mắc.
g) Ví dụ.
Ví dụ 1:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo bảng đồ các quốc gia cổ - Nghiên cứu sách giáo khoa.
đại phương Đơng.
- Thảo luận nhóm.
- Hướng dẫn cho học sinh quan - Quan sát tranh và thảo luận câu hỏi.
sát, thảo luận về nội dung bức Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:
tranh khắc trên tường đá một lăng Tên các Thời
Đặc
Nghề
mộ ở Ai cập.
quốc
gian
điểm và chính
- Làm bài tập: Điền vào chỗ chấm gia cổ hình
địa bàn
(...) trong sơ đồ sau:
đại
thành
phương
Đơng
........... ........... ........... ...........
........... ........... ........... ...........
............. ............. ............. .............
Ví dụ 2:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK
HS: Đọc SGK.
GV: Đời sống vật chất của cư dân HS: Dựa vào SGK, suy nghĩ và lần
Văn Lang ra sao?
lược trả lời những câu hỏi nhỏ mà
GV: Gợi ý những câu hỏi nhỏ.
giáo viên đã gợi ý.
- Nhà ở?
- Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền
- Thức ăn?
hay mái trịn hình mui thuyền làm
- Trang phục?
bằng gỗ, tre,...
- Đi lại bằng gì?
- Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ...
GV: Nhận xét, bổ sung.
- Nam đóng khố, mình trần,...Nữ mặc
váy, áo xẻ giữa,...
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền.
5. Dạy học bằng bản đồ tư duy.
a. Bản chất và lợi ích của bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là phương
pháp chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tịi,
đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến
thức,...bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết
với sự tư duy tích cực. Học sinh tự ghi chép kiến thức trên bảng đồ tư duy
bằng từ khóa và ý chính, cụm từ viết tắt và các đường liên kết, ghi chú,...bằng
các hình ảnh màu sắc và chữ viết. Khi tự ghi theo cách hiểu của mình, học

sinh sẽ chủ động hơn, tích cực học tập và ghi nhớ bền vững hơn, dễ mở rộng,
đào sâu ý tưởng.


Trần vinh lớp 992SD01

14

ĐT: 01635543326

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát
triển tư duy lơgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài nhớ lâu thay
cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lịng, học vẹt.
b. Cách tiến hành.
- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý
tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính.
- Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa, tiểu chủ
đề cấp một liên quan bằng các nhánh chính.
- Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ
khóa, tiểu chủ đề cấp hai có liên quan đến nhánh chính.
- Cứ thế sự phân nhánh tiếp tục và các khái niệm, nội dung, vấn đề liên quan
ln được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng
thể để mô tả khái niệm, nội dung, chủ đề trung tâm một cách đầy đủ rõ ràng.
c. Một số lưu ý.
- Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ
tư duy: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ hoặc
một phần.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ (thấy được quan hệ
giữa từ khóa với các từ thứ cấp hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ).
- Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hồn thành sơ đồ.

d. ví dụ: Ở bài 13 lịch sử 6

Nhà ở

Đời sống vật
chất của cư
dân Văn
Lang

Đi lại

Nữ

Trang phục

Thức ăn

Nam

D. LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC.
Lập kế hoạch bài học là một cơng việc quan trọng của người giáo viên,
vì nó thể hiện sự thiết kế các hoạt động dạy học của thầy và các hoạt động học
của trò nhằm thực hiện mục tiêu bài học.Việc lập kế hoạch bài học giúp giáo
viên tự tin hơn, chủ động giải quyết các tình huống sư phạm nảy sinh trong
quá trình dạy học, vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào bộ môn, phát
huy khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh.


Trần vinh lớp 992SD01


15

ĐT: 01635543326

1.Quy trình xây dựng kế hoạch bài học:
- Thứ nhất: Xác định mục tiêu bài học, đây là vấn đề thăng chốt khi lập kế
hoạch bài học vì nó quyết định tiến trình, nội dung, các phương pháp dạy học
cùng các hoạt động của giáo viên và học sinh, nội dung và phương pháp đánh
giá kết quả học tập. Mục tiêu bài học cần dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
và nội dung giảm tải do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Trong mục tiêu bài
học cần xác định thêm những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài
học và những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành cho học sinh.
- Thứ hai: Chuẩn bị đồ dùng dạy học (bản đồ, sơ đồ, mẫu vật, tranh ảnh, phiếu
học tập, bảng phụ…) cho giáo viên và học sinh.
- Thứ ba: Lựa chọn phương pháp thích hợp với nội dung, đối tượng và hình
thức tổ chức dạy học linh hoạt.
- Thứ tư: Xem xét nội dung bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, giảm tải để
trình bày những nội dung chủ yếu và xác định nội dung cho từng phần.
- Thứ năm: Xác định nội dung củng cố bằng cách đặt câu hỏi hoặc cho học
sinh làm bài tập.
- Thứ sáu: Phần dặn dò gồm: Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ, ra bài tập
về nhà và nghiên cứu tiếp bài tiếp theo.
2.Cấu trúc kế hoạch bài học.
- Tuần, ngày soạn:
- Tiết,ngày dạy:
- Phần,chương,bài,tên bài.
- Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học và những kiến
thức mới trong bài học cần được hình thành cho học sinh.
- Phần mục tiêu gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ .
- Phần chuẩn bị gồm: đồ dùng dạy học của giáo viên, học sinh và phương

pháp dạy học.
- Phần tiến trình lên lớp gồm: ổn định, kiểm tra bài cũ, bài mới, giới thiệu bài
mới.
- Phần các hoạt động gồm: thời gian, nội dung, hoạt động của giáo viên, hoạt
động của học sinh, phương tiện.
- Phần củng cố.
- Phần dặn dò.
- Phần rút kinh nghiệm.
D. MỘT SỐ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MẪU.
1. Lịch sử 6.
Bài 11
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Những kiến thức học sinh đã biết có Những kiến thức mới trong bài học
liên quan đến bài học.
cần được hình thành cho học sinh.
- Thuật luyện kim được phát minh.
- Sự phân công lao động giữa nam và
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
nữ.
- Thị tộc mẫu hệ.
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông
nghiệp.


Trần vinh lớp 992SD01

16

ĐT: 01635543326
- Sự hình thành làng bản ( chiềng,

chạ).
- Bộ lạc.
- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế
độ mẫu hệ.
- Những vùng văn hóa lớn.

Học xong bài này, học sinh đạt được:
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thủy đã có những biến
chuyển trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực.
- Sự nảy sinh những vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất nước, chuẩn bị
bước sang thời dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là văn hóa Đơng Sơn.
2. Kĩ năng.
- Bồi dưỡng kĩ năng biết nhận xét, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên:
- Công cụ bằng đá phục chế.
- Công cụ bằng đồng phục chế.
- Lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam.
- Lược đồ các nền văn hóa trên đất nước ta từ thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ I
TCN.
- Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập.
- Phiếu học tập.
b. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Sách giáo khoa, vở, bút.

2. Phương pháp dạy học.
- Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm .
III. Lên lớp.
1. Ổn định. (1` )
2. Kiểm tra bài cũ.(4`).
- Câu hỏi: Em hãy nêu những phát minh thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc?
Những phát minh đó có ý nghĩa như thế nào?
3. Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài: Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội đã có
những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người như thế nào? Ở nước
ta đã xuất hiện những nền văn hóa nào? bài học hơm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu.


Trần vinh lớp 992SD01
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự phân
thế nào?
T HĐ CỦA GV
g
12’
- Yêu cầu HS nhận xét gì về
việc đúc một đồ dùng bằng
đồng so với việc làm một
cơng cụ bằng đá?
- Có phải trong xã hội ai
cũng biết đúc đồng?
- Giảng giải: +Trồng trọt
chăn nuôi…là làm nơng
nghiệp, cịn đúc đồng, làm
đồ trang sức, dệt vải là làm

nghề thủ công hay gọi là thủ
công nghiệp và kết luận.
- Phụ nữ thường làm những
công việc nào?

17

ĐT: 01635543326

công lao động đã được hình thành như
HĐ CỦA HS.
- Nhận xét :+ Đúc một
công cụ bằng đồng phức
tạp hơn, cần kĩ thuật cao
hơn.
- Chỉ có một số người,
vì tất cả mọi người lao
động khơng thể vừa lo
sản xuất ngồi đồng,
vừa lo rèn đúc công cụ.

NỘI DUNG
.
- Thủ công
nghiệp tách khỏi
nông nghiệp.
- có sự phân
cơng lao động
giữa nam giới và
phụ nữ.


- Làm việc nhà, sản xuất
nông nghiệp, làm đồ
gốm, dệt vải…

-Nam giới thường làm việc - Một phần làm nơng
gì?
nghiệp…một
phần
- Giáo viên sơ kết và chuyển chuyên hơn thì phụ
ý: +Sự phân công lao động trách việc chế tác công
làm cho kinh tế phát triển cụ, đúc đồng, làm đồ
thêm một bước, tất nhiên trang sức…
cũng tạo ra sự thay đổi các
mối quan hệ giữa người với
người (quan hệ xã hội)
chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần
2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội có gì đổi mới?
T HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS.
g
13’
- Trước kia xã hội phân chia - Thị tộc.
theo tổ chức xã hội nào?
- Nay cuộc sống của những - Đông đảo hơn, định cư
cư dân ở lưu vực các sơng hơn, từ đó hình thành
lớn như thế nào?
hàng loạt các làng bản
(chiềng chạ) ; Bộ lạc

+ Giải thích: Bộ lạc gồm - Theo dõi.
nhiều chiềng, chạ có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Đứng đầu

NỘI
DUNG .
- Hình thành các
làng bản (chiềng,
chạ) ; Bộ lạc.
- Chế độ phụ hệ
thay thế chế độ
mẫu hệ.
- Xã hội phân
biệt giàu nghèo.


Trần vinh lớp 992SD01
chiềng, chạ là già làng, đứng
đầu bộ lạc là tù trưởng.
- Trong lao động nặng nhọc
( cày bừa, luyện kim) ai làm
là chính?
+Giảng: chế độ phụ hệ dần
dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Yêu cầu học sinh đọc
đoạn: “ở các di chỉ thời kì
này…đồ trang sức.’’ và thảo
luận nhóm.
Câu hỏi thảo luận: Em suy
nghĩ gì về sự khác nhau giữa

các ngôi mộ này?
- Hướng dẫn, bổ sung, kết
luận và chuyển ý.

18

ĐT: 01635543326

- Nam giới.
- Theo dõi.
- Đọc SGK.

- Thảo luận nhóm.
- Trong xã hội có hiện
tượng người giàu, người
nghèo.

Hoạt động 3 : Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
T HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS.
NỘI DUNG
g
.
10’
- Sử dụng lược đồ các nền - Lên bảng xác định.
- Cơng cụ bằng
văn hóa trên đất nước ta từ + Óc Eo (An Giang) ở đồng gần như
thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ I Tây Nam Bộ.
thay thế công cụ
TCN. Yêu cầu học sinh lên + Sa Huỳnh (Quảng bằng đá.

bảng xác định các vùng văn Ngãi) ở Nam Trung Bộ. - Hình thành các
hóa trên lược đồ.
+ Văn hóa Đơng sơn ở nền văn hóa, đặc
+ Hướng dẫn.
Bắc Bộ và Bắc Trung biệt là văn hóa
+ Sửa sai.
Bộ.
Đơng Sơn (Bắc
- u cầu học sinh quan sát - Quan sát.
Bộ và Bắc Trung
hình 31, 32, 33, 34.
Bộ).
+Thời văn hóa Đơng Sơn, + Đồng.
- Cư dân thuộc
các cơng cụ được chế tác
văn hóa Đơng
bằng ngun liệu gì?
Sơn là người Lạc
- Theo em, những cơng cụ - Lưỡi cày đồng, lưỡi Việt.
nào góp phần tạo nên bước liềm, mũi giáo, dao
chuyển biến trong xã hội?
găm.
- Sử cũ gọi chung cư dân
thuộc văn hóa Đơng Sơn là - Người Lạc Việt.
người gì?
- Sơ kết và kết luận.
4. Củng cố.(4’)
- Sự phân cơng lao động được hình thành như thế nào?
- Quan hệ xã hội có gì đổi mới?



Trần vinh lớp 992SD01

19

ĐT: 01635543326

- Em hiểu gì về văn hóa Đơng sơn?
- Làm bài tập.
*Trắc nghiệm. (Chọn câu trả lời đúng nhất).
Câu1: Thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc xã hội đổi mới ở chổ:
a. Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
b. Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ.
c. Nam-nữ bình đẳng.
d. Nữ giới làm cơng việc nặng nhọc hơn nam giới.
Câu 2 :Thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc có nhiều ngơi mộ khơng có chơn của
cải, có nhiều ngơi mộ chôn theo nhiều của cải điều này thể hiện :
a. Xã hội bình đẳng.
b. Xã hội phân hóa giàu nghèo.
c. Xã hội toàn là người giàu.
d. Xã hội toàn là người nghèo.
Câu 3 : Văn hóa Đơng sơn là ở:
a. Tây Nam Bộ.
b. Nam Trung Bộ.
c. Đông Nam Bộ.
d. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Câu 4 : Nhiều chiềng, chạ có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành:
a. Làng bản.
b.Thơn.
c. Bộ lạc.

d. xã.
5. Dặn dị.(1’)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài mới.
*PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
2. Lịch sử 7.
Bài 9
NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ

Những kiến thức học sinh đã biết có
liên quan đến bài học.
- Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn xong 12
sứ quân.

Học xong bài này, học sinh đạt được:

Những kiến thức mới trong bài học
cần được hình thành cho học sinh.
- Những việc làm của Đinh Bộ lĩnh
sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thống
nhất đất nước.
- Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
- Cuộc kháng chiến chống Tống lần
thứ nhất.
- Cơng lao của Đinh Bộ Lĩnh, Lê
Hồn.


Trần vinh lớp 992SD01


20

ĐT: 01635543326

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thời Đinh –Tiền Lê, bộ máy nhà nước khơng cịn đơn giảng như thời Ngô.
- Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị quân dân ta đánh bại.
2. Kĩ năng.
- Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ trong q trình học bài.
3. Thái độ.
- Lịng tự hào, tự tôn dân tộc.
- Biết ơn các vị anh hùng đã có cơng xây dựng đất nước.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
- Tranh ảnh di tích lịch sử về đền thời vua Đinh, vua Lê.
- Tư liệu về nước Đại cồ Việt thời Đinh,Tiền Lê.
- Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập.
- Phiếu học tập.
b. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Sách giáo khoa, vở, bút.
2. Phương pháp dạy học.
- Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm .
III. Lên lớp.
1. Ổn định. (1` )
2. Kiểm tra bài cũ.(4`).

- Câu hỏi: Trình bày cơng lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc
lập?
3. Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài: Sau khi dẹp yên 12 sứ quân, đất nước lại thanh
bình, thống nhất. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tiếp tục xây dựng một quốc gia
vững mạnh mà Ngô Quyền đã đặt nền móng như thế nào? . Bài học hơm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Nhà Đinh xây dựng đất nước.
T HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS.
NỘI DUNG
g
10’
- Yêu cầu học sinh đọc - Nghiên cứu SGK.
- Năm 968 Đinh
nghiên cứu SGK và thảo
Bộ Lĩnh lên ngơi
luận.
hồng đế.
Câu hỏi: Sau khi thống nhất - Nhận phiếu học tập.
- Đặt tên nước là
đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã - Thảo luận và trả lời.
Đại cồ việt.
làm gì?
+ Đặt tên nước là Đại cồ - Đóng đơ tại
- Hướng dẫn, gợi ý yêu cầu việt.
Hoa Lư ( Ninh
nhóm khác nhận xét, GV + Đóng đơ tại Hoa Lư Bình).



Trần vinh lớp 992SD01

21

ĐT: 01635543326

nhận xét, bổ sung.
( Ninh Bình).
- Giải thích: +Tên nước “Đại + Đặt niên hiệu là Thái
Cồ Việt’’ là nước Việt lớn.
Bình.
+Tại sao đóng đơ ở Hoa Lư? + Những việc làm khác
Vì là quê hương của Đinh của Đinh Bộ Lĩnh.
Bộ Lĩnh, đất hẹp, nhiều đồi
núi thuận lợi cho việc phịng
thủ.
+ Việc khơng dùng niên hiệu
của hoàng đế Trung Quốc là
khẳng định nền độc lập,
ngang hàng với Trung Quốc,
không phụ thuộc vào Trung
Quốc.
+ Những việc làm của Đinh
Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế
nào? Ổn định đời sống xã
hội, cơ sở để xây dựng và
phát triển đất nước.
- Sơ kết và chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. .
T HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS.
g
12’
- Nhà Tiền Lê được thành - Dựa vào sách giáo
lập trong hoàn cảnh nào?
khoa để trả lời.
- GV bổ sung: Cuối năm 979 - Theo dõi.
Đinh Tiên Hoàng và con trai
là Đinh Liễn bị Thái giám là
Đỗ Thích giết, vua mới là
Đinh Tồn cịn nhỏ, nội bộ
nhà Đinh lục đục, nhà Tống
ở Trung quốc chuẩn bị xâm
lược Đại Việt, trong hồn
cảnh đó Lê Hồn được suy
tôn lên làm vua.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn - Đọc tiểu sử Lê Hồn
chữ nhỏ nói về Lê Hoàn trong SGK.
trong SGK.
- Lê Hoàn (Lê Đại Hành)
đổi niên hiệu là Thiên Phúc
- Chính quyền nhà Tiền Lê
được tổ chức như thế nào?
+Triều đình trung ương
*GV gợi ý:
do vua đứng đầu, nắm

- Đặt niên hiệu
là Thái Bình.
- Những việc

làm khác của
Đinh Bộ Lĩnh.
(SGK).

NỘI DUNG
- Năm 979 Đinh
Tiên Hoàng mất,
nội bộ triều Đinh
lục đục.
- Nhà Tống lăm
le xâm lược.
- Năm 980 Lê
Hồn được suy
tơn lên làm vua,
lập nên nhà Tiền
Lê.
*Tổ chức bộ
máy triều đình
trung ương và
các đơn vị hành
chính ở địa
phương.
- Quân đội gồm:
+ Cấm quân.
+ Quân địa


Trần vinh lớp 992SD01

ĐT: 01635543326


22

+ Triều đình trung ương do
ai đứng đầu?
+ Giúp vua bàn việc nước có
ai?
+ Dưới vua là ai?
+ ở địa phương cả nước
được chia làm bao nhiêu lộ?
+ Dưới lộ là gì?

mọi quyền hành.
phương.
+ Giúp vua bàn việc
nước có thái sư, đại sư.
+ Dưới vua là quan lại
gồm hai ban văn, võ.
+ ở địa phương cả nước
được chia làm 10 lộ.
+ Dưới lộ có phủ và
châu.
- Hướng dẫn học sinh vẽ đồ - Học sinh vẽ sơ đồ.
bộ máy nhà nước.
Tổ chức chính quyền
trung ương
Vua

Thái Sư


- Quân đội thời Tiền Lê
được tổ chức như thế nào?

-

Quan
văn

Đại Sư

Quan


Địa phương
10 lộ

Phủ

châu

- Quân đội gồm:
+ Cấm quân và Quân
địa phương.
Hoạt động 3 :Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
T HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS.
NỘI DUNG
g
14’
- Quân Tống xâm lược nước - Cuối năm 979, nội bộ a. Hoàn cảnh lịch

ta trong hồn cảnh nào?
triều Đinh lục đục vì sử.
- Tường thuật lại diễn biến tranh giành quyền lợi → - Cuối năm 979,


Trần vinh lớp 992SD01
cuộc kháng chiến theo lược
đồ.
- Địch: + Đầu năm 981 quân
Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ
huy theo hai đường thủy, bộ
tiến đánh nước ta, quân thủy
do Lưu Trừng, Giả Thực chỉ
huy tiến về phía sơng Bạch
Đằng, qn bộ do Hầu Nhân
Bảo chỉ huy kéo vào Chi
Lăng ( Lạng Sơn).
- Ta: + Do Lê Hoàn trực tiếp
tổ chức và lãnh đạo cuộc
kháng chiến. Tại sơng Bạch
Đằng, Lê Hồn cho một đạo
quân nhỏ ra khiêu chiến, vờ
thua để nhử giặc, quân Tống
chủ quan đã trúng kế của Lê
Hoàn nên bị quân ta đánh
tan tành, phải bỏ chạy.
- Tại Chi Lăng (Lạng Sơn)
Lê Hoàn đã cho quân mai
phục, rồi bất ngờ đánh úp.
Hầu Nhân Bảo bị giết tại

trận. Thừa thắng quân ta truy
kích và tiêu diệt nhiều sinh
lực địch.
- Như vậy kết quả như thế
nào?
- Ý nghĩa của cuộc kháng
chiến chống Tống?
- Sơ kết.

23

ĐT: 01635543326

quân Tống xâm lược.

nội bộ triều Đinh
rối loạn → Quân
- Theo dõi.
Tống xâm lược.
b. Diễn biến.
- Địch: Tiến theo
hai đường thủy
và bộ do Hầu
Nhân Bảo chỉ
huy.
- Ta: + Chặn
quân thủy ở sông
Bạch Đằng.
+ Diệt cánh quân
bộ ở biên giới

phía bắc .
c. Kết quả.
- Cuộc kháng
chiến
chống
Tống thắng lợi.
d. Ý nhĩa.
- Biểu thị ý chí
quyết tâm chống
ngoại xâm của
nhân dân ta.
- Chứng tỏ bước
phát triển mới
của đất nước và
- Cuộc kháng chiến khả năng bảo vệ
chống Tống thắng lợi.
độc lập dân tộc
- Biểu thị ý chí quyết của Đại Cồ Việt.
tâm chống ngoại xâm
của nhân dân ta.
- Chứng tỏ bước phát
triển mới của đất nước
và khả năng bảo vệ độc
lập dân tộc của Đại Cồ
Việt.

4. Củng cố.(3’)
- Công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.
- Làm bài tập.
*Trắc nghiệm. (Chọn câu trả lời đúng nhất).

Câu1: Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi hồng đế, đặt tên nước ta là:
a. Văn Lang
b. Âu lạc
c. Đại Cồ Việt

c. Vạn Xuân


Trần vinh lớp 992SD01

24

ĐT: 01635543326

Câu 2: Thời Tiền Lê cả nước được chia làm bao nhiêu lộ?
a. 9 lộ
b. 10 lộ
c. 11 lộ
d. 12 lộ
Câu 3: Người trực tiếp tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần
thứ nhất năm 981 là:
a. Ngô Quyền
b. Đinh Bộ Lĩnh c. Đinh Liễn
d. Lê Hồn
Câu4: So với thời Ngơ – Đinh, Thời Tiền Lê đặt thêm các chức:
a. Thập đạo tướng quân, Thái Sư.
b. Định Quốc Công, Đại Sư.
c. Ngoại Giáp, Định Quốc Công.
d. Thái Sư, Đại Sư.
Câu 5: Thời Tiền Lê Đại Sư phụ trách việc:

a. Quản lí đạo nho. b.Quản lí đạo phật. c. Cố vấn cho vua. d. cả b và c.
Câu 6: Thái Hậu họ “Dương” đã trao áo “long bào” cho Lê Hồn và suy tơn
ơng lên làm vua có tên đầy đủ là:
a. Dương Thị Na. b. Dương Thị Thúy. c. Dương Thị Vân. d. Dương Vân Nga.
5. Dặn dò.(1’)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài mới.
*PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
E.YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ BÁM SÁT
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI.
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm
thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng rẽ đến hệ
thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học còn đánh giá là xác định mức độ
đạt được về thực hiện mục tiêu.
Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được
của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học,
từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi mơn học được cụ thể hóa thành các
chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra
được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh.
2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá.
a.Chức năng xác định.
- Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định
mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà học
sinh đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương,
chủ đề, chủ điểm, lớp học, cấp học).
- Xác định địi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng.
b. Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn,
vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết

định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và
giáo dục thơng qua việc đổi mới, tối ưu hóa phương pháp dạy học của giáo


Trần vinh lớp 992SD01

25

ĐT: 01635543326

viên và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá để tối ưu hóa phương pháp học
tập. Thông qua chức năng này kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết:
- Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ
học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém
và bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện phương
pháp dạy học.
- Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của
chương trình, xác định ngun nhân thành cơng cũng như chưa thành cơng, từ
đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kĩ năng tự đánh giá.
3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá.
a. Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn
học ở lớp học, các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của
học sinh sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
b. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập
của nhà trường, tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên
định kì, đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xun, định kì chính
xác, khách quan cơng bằng, khơng hình thức đối phó nhưng cũng khơng gây
áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng đánh giá đúng
chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học,
thay vì chỉ học thuộc lịng, nhớ máy móc kiến thức.

c. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm
nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt, phát huy ưu điểm và hạn chế
nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra.
d. Đánh giá chính xác đúng thực trạng.
- Đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên. Ngược
lại, đánh giá không thấy đươc sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai
trị tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
e. Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học
sinh, giúp học sinh sửa chửa thiếu xót. Đánh giá cả q trình lĩnh hội tri thức
của học sinh, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của học sinh, năng lực
vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ
hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức
mới, ôn luyện.
g. Khi đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của học sinh khơng chỉ
đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều
kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập
với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả
năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều
hình thức và độ phân hóa cao trong đánh giá.
h. Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của
học sinh, mà cịn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy
học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để
đánh giá quá trình dạy học.


×