Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.87 KB, 16 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Dưới ánh sáng Mặt Trời chói chang, các hạt cát trắng sẽ làm bạn chói mắt. Trong các hạt cát nhỏ có những hạt không màu trong suốt, giống như những mảnh gương nhỏ phản xạ ánh sáng làm lóe mắt người ta. Các hạt cát nhỏ trong suốt là các mảnh vụn thạch anh có thành phần dioxyt silic. Các hạt thạch anh trong cát thường có kích thưốc bé. Các khối thạch anh lớn thường có dạng lăng trụ lục giác rất đẹp, người ta cũng gọi chúng là “thủy tinh”. Thạch anh trong suốt, không màu, sáng lấp lánh. Nếu thạch anh có lẫn tạp chất sẽ có màu: như thạch anh ám khói, thạch anh tím, thạch anh đen v.v... Những khối thạch anh lớn trong thiên nhiên cũng khá hiếm. Khốithạch anh thiên nhiên kích thước lớn có thể cao bằng đầu người. Trên núi Nga My ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), ngưòi ta đã dùng hai khối thạch anh cao đến 2m để làm trụ cửa chùa. Ngày nay người ta đã phỏng theo điều kiện tự nhiên, chọn loại cát thạch anh tinh khiết không màu nung đến 2000°c để cho kết tinh thành các đơn tinh thể thạch anh nhân tạo. Nếu cho thạch anh nóng chảy làm nguội với tốc độ tương đối lớn sẽ được trạng thái thủy tinh đục hoặcnửa đục là trạng thái không tạo thành tinh thể gọi là “thủy tinh thạch anh”. Các loại mắt kính xuất hiện sớm nhất được chế tạo bằng thạch anh thiên nhiên. Ngày nay các loại ống kính trong các máy quang học có loại được chế tạo bằng thạch anh thiên nhiên, có loại được chế tạo bằng thạch anh nhân tạo. Việc chế tạo một mắt kính bằng thạch anh quả thực không dễ dàng. Thạch anh rất cứng, người ta không thể dùng dụng, cụ cắt chúng thành lớp mỏng mà không để lại các vết sước dùng kính này đeo lên mắt chắc khó nhìn rõ được mọi vật. Trong các xưởng làm mắt kính người ta phải dùng bột kim cương tẩm nưốc, mài đi mài lại từ thô đến tinh đến khi đạt trạng thái mong muốn, cuối cùng dùng vải thô và bột oxyt sắt chà xát cho đến khi sáng bóng, trong suốt đều, không còn vết hằn. “Mắt kính thạch anh” có chất lượng tốt hơn mắt kính chế tạo bằng thủy tinh thường vì thạch anh có độ trong suốt hàng đầu. Đeo kính bằng các mắt kính thạch anh nhìn mọi vật sẽ sắc nét, rõ ràng. Vì thạch anh chịu được nhiệt độ cao, độ giãn nởnhiệt nhỏ, chịu được mài mòn, khó bị sước, khó bị axit hoặc kiềm ăn mòn nên là loại vật liệu để chế tạo các máy móc chính xác rất tốt.. Một vài thông tin về thiên thạch(đá Tectit). Nếu ai có dịp ghé qua gian hàng trưng bày ngọc và đá quý của Việt Nam ở đường Đồng Khởi, Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ vô cùng thích thú khi thấy những viên tectit được trau chuốt và đánh bóng đen tuyền đẹp chẳng khác gì những hạt huyền, nổi bật khi đặt trong những hộp nhỏ lót nhung đỏ và ghi nhãn hiệu “Ngọc Thiên Thạch”…, sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy các nông dân ở Đà Lạt vứt những viên tectit lăn lóc ở góc vườn hoặc ở những hố rác vì họ không biết rõ giá trị của nó. Thật thế! Vì những viên tectit nằm lẫn lộn trong đất cũng như những viên đá sỏi khác làm trở ngại việc canh tác của đồng bào. Hình dạng và cấu tạo của tectit Tectit là những viên đá màu đen, có hình gậy dài như ngón tay, hoặc hình quả lê bằng quả sung hoặc bằng ngón chân cái, hoặc hình dẹp và tròn như cái bánh dầy… Mặt ngoài của đá tectit lỗ chỗ như nốt đậu mùa ở mặt người, do vết tích của những bọt khí bị vỡ. Nếu quan sát kỹ mặt ngoài của đá sẽ thấy những đường lằn xoắn ốc chứng tỏ nó đông đặc trong khi rơi, chính nó là một thiên thạch, có nguồn gốc từ ngoài vũ trụ rơi vào quả đất chúng ta. Mỗi viên tectit có trọng lượng trung bình từ vài chục gram đến vài trăm gram. Các viên lớn nặng hơn 1 kilôgram được ghi nhận là rất hiếm..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nếu đập vỡ ta thấy tectit có dạng thủy tinh màu đen, mài mỏng nhìn thấy trong suốt, có tỷ trọng khoảng 2,4. Lưu ý độc giả đừng lẫn lộn tectit với đá vỏ chai (obsidienne). Đá vỏ chai cũng có dạng thủy tinh màu đen hoặc màu xám đen, nhưng đá vỏ chai nằm thành khối lớn do dung nham trong lòng quả đất chảy ra ngoài và nguội quá nhanh nên không có dạng tinh thể. Đá này khi bị vỡ có hình trôn ốc giống như thủy tinh nên gọi là đá vỏ chai. Thành phần hóa học của tectit Đem phân chất tectit, ta thấy chúng có thành phần hóa học như sau: - 70 - 80 % SiO2 - 10 -16 % Al2O3 -2-5%K - 4 - 5,5 % FeO - 1-3,5 % Mg - Không có nước - Có chứa Rb và O18 Tuổi của tectit Theo sự khảo sát các lớp địa tầng và đo đồng vị phóng xạ, người ta tính được tuổi của tectit không quá 10.000.000 năm. Nguồn gốc của tectit Người ta biết chắc chắn tectit từ ngoài vũ trụ rơi vào quả đất, nhưng nguồn gốc từ đâu đã tạo thành tectit thì chưa ai quả quyết được. Có nhiều giả thiết được đưa ra: - Tectit có thể là những mảnh vụn của sao băng, bị sức hút của quả đất lôi kéo vào khí quyển rồi rơi xuống mặt đất. - Có giả thiết khác cho rằng tectit có nguồn gốc từ đá mặt trăng. - Nhưng cũng có một số người cho rằng tro hoả sơn được tung lên thượng tầng không khí, ngừng kết lại rồi rơi xuống, bị cọ xát với khí quyển nên nóng chảy rồi đông lại thật nhanh tạo thành tectit. Phân bố địa lý của tectit Theo các tài liệu địa chất thì người ta ghi nhận tectit có ở những vùng sau đây:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Phi-lip-pin có tectit philippinit; - Úc châu có tectit australit; - Ở Đông Dương có tectit indochinit, nhưng nhiều nhất là ở vùng Đà Lạt, một số ít có ở Campuchia… Tại Đà Lạt, người ta tìm thấy nhiều ở vùng Đa Thiện, Cô Giang, Thái Phiên, Tây Hồ, Lạc Dương… có nơi có mật độ khoảng 10 -20 viên trong 1 mét khối đất. Tectit cũng tìm thấy ở vùng Trung Aõu và một vài nơi ở Phi châu nhưng rất ít. Công dụng của tectit - Người ta đẽo gọt tectit thành những hạt xâu chuỗi, những mặt nhẫn, những đồ trang sức đeo ở cổ, mặt hoa tai, mặt nút măng sét… Sau khi đánh bóng, nó đen tuyền, đẹp chẳng khác gì hạt huyền. - Một số nghệ nhân lựa một vài viên tectit tương đối lớn, điêu khắc thành những hình tượng rất mỹ thuật và bán với giá rất đắt. Giá trị của tectit Các tiệm kim hoàn và các gian hàng buôn bán các đá quý thường mua tectit với giá cả tùy theo loại có cỡ lớn hay nhỏ và tùy theo hình dạng cần thiết cho sự gọt dũa hoặc điêu khắc của các nghệ nhân để trở thành những vật trang sức hoặc thành những tác phẩm nghệ thuật. Nếu ta để ý tìm kiếm thì một ngày có thể nhặt được khoảng vài kilôgram tectit. Nếu đem bán có thể kiếm được vài chục ngàn đồng, tưởng rằng như thế là được giá. Thật ra, các nhà buôn bán kim hoàn, sau khi gọt dũa thành đồ trang sức, bán ra gấp hàng trăm lần giá trị họ đã mua vào. Tuy nhiên, họ vẫn ép giá, làm khó dễ hoặc không chịu mua tectit của ta. Đề nghị cơ quan ngoại thương chào hàng cho nước ngoài vì có thể tectit là một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của tỉnh Lâm Đồng. Trước đây, năm 1963, một tờ báo Pháp cho biết hãng đồng hồ Ômêga đã sản xuất một đồng hồ nhỏ có đường kính khoảng 6 mm, mặt đồng hồ làm bằng kính lúp mới đọc được chỉ số, đồng hồ này chạy chính xác đến nỗi một tháng sai lệch không đầy 1/10 giây. Đồng hồ này gắn trên một vật đeo cổ hình một giọt nước mắt được gọt đẽo bằng đá tectit. Tác phẩm này được đặt tên “Thời gian hữu hạn gắn liền với không gian vô hạn”, ý nói đồng hồ chỉ thời gian rất chính xác gắn liền với loại đá quý từ ngoài vũ trụ xa xôi rơi vào quả đất chúng ta. Vật đeo cổ và đồng hồ này đã được bán ra với giá năm ngàn đôla. Người ta mua quá đắt như vậy vì thích đồng hồ hay vì thích tectit? Một ngày nào đó, khi có nhiều công ty thu mua tectit, lúc đó người Đà Lạt mới thấy rằng tectit đúng là của trời cho (vì trên trời rơi xuống mà!) mà bấy lâu chúng ta đã quên lãng, thậm chí đôi khi còn khó chịu và phải nhặt chúng gom lại ở góc vườn để khỏi trở ngại cho việc trồng trọt canh tác..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tectit chính là loại Ngọc Thiên Thạch mà các bạn trầm trồ ngắm nghía ở gian hàng trưng bày ngọc và đá quý của Việt Nam. Chúng ta phải biến tectit thành mặt hàng mỹ nghệ có giá trị cao để phục vụ du lịch và xuất khẩu . __________________ ..."Màu thời gian không xanh, Màu thời gian tím ngắt, Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh...". Làm thế nào để biết một hòn đá là thiên thạch?. Làm thế nào để biết một hòn đá là thiên thạch? Thiên thạch có những vết rỗ rất đặc trưng.... Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút, bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng. Khi bay vào bầu khí quyền, thiên thạch cọ sát với không khí nên bề mặt bị nóng lên mấy nghìn độ, và chảy thành nước. Sau đó, khi nguội dần, bề mặt nóng chảy này đóng lại thành một lớp vỏ mỏng gọi là lớp vỏ nóng chảy, thường chỉ dày độ 1 mm, màu nâu hoặc nâu đen. Trong quá trình lớp vỏ này nguội dần, không khí thổi qua bề mặt nó và để lại những vết hằn rõ, gọi là các rãnh không khí, trông giống như vết ngón tay để lại khi ta nắm bột mì. Lớp vỏ nóng chảy và những rãnh không khí là đặc điểm chủ yếu của thiên thạch. Nếu thấy tảng đá hay cục sắt nào có các đặc điểm kể trên, thì có thể khẳng định đó là thiên thạch. Một số thiên thạch rơi xuống đất lâu ngày, bị mưa nắng phong hóa làm bong mất lớp vỏ cứng. Trường hợp đó, khó nhận ra các rãnh không khí, nhưng đã có cách khác để nhận ra chúng. Thiên thạch đá trông rất giống đá trên trái đất, nhưng với cùng thể tích, bạn sẽ thấy nó nặng hơn nhiều. Chúng thường chứa một lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử là biết ngay. Ngoài ra, quan sát kỹ mặt cắt của thiên thạch đá, bạn sẽ thấy trong đó có rất nhiều hạt tròn nhỏ, đường kính 1-3 mm. 90% thiên thạch đá đều có những hạt tròn nhỏ như vậy. Thành phần chủ yếu của thiên thạch đá là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4-8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên trái đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch sắt rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa. Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch. (Sưu tầm) Tác giả bài viết: Hoàng Hải Yến. Những điều chưa biết về thiên thạch |. Cùng với Philippine, Indonesia, Australia, Việt Nam là một trong những nước có nhiều thiên thạch nhất thế giới. Thiên thạch có khi bị coi thường, vứt lăn lóc lẫn các loại đá sỏi khác; cũng có.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> lúc được rao bán với giá bạc tỉ.... Thiên thạch: Sự thật và những đồn thổi. Một số hình dạng thiên thạch.. Trong vài năm gần đây, phong trào chơi đá cảnh, đá phong thủy, đá quý rộ lên mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và thiên thạch (tektite) là một trong số các loại đá được giới chơi đá quý tích cực săn lùng, kèm theo đó là nhiều vụ lừa đảo tiền tỷ được công an phát hiện có liên quan đến loại thiên thạch này. Cái tên tektite xuất phát từ tiếng Hi Lạp cổ “tektos” nghĩa là nóng chảy, ngụ ý nói về vai trò của nhiệt lượng từ thiên thạch trong nguồn gốc phát sinh tektite. Tại Việt Nam có nhiều cách gọi loại đá này như: thiên thạch, tektite, cứt sao, ngọc thiên thạch… Nguồn gốc của thiên thạch được Darwin nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1844, nhưng cho đến nay nó vẫn còn là một bí ẩn. Trong một lần vào thăm gia đình cố Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Mai Chí Thọ, tôi được người con trai thứ của ông, một người vô cùng say mê sưu tầm đá và chế tác các loại đá, tặng cho hai cuốn sách về đá của Jasper Stone: “Tất cả về khoáng vật chữa bệnh mầu nhiệm” và cuốn “Tất cả về Đá quý”. Tôi mang hai cuốn sách quý ra Hà Nội, photo tặng lại cho bạn bè chơi đá. Theo 2 cuốn này thì thiên thạch được hình thành do sự va đập của mảnh vỡ các tiểu hành tinh lên bề mặt trái đất. Sự va đập này tạo nên một vụ nổ lớn, những mảnh vỡ của tiểu hành tinh và những mảnh vật chất của trái đất bị nóng chảy, bị bắn lên không trung, lại bị nóng chảy một lần nữa do ma sát với tầng khí quyển khi rơi xuống, xoay tròn trong không khí tạo nên vô vàn hình thù đặc biệt..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Còn theo Tiến sỹ Trịnh Sơn, một chuyên gia của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, người có nhiều công trình nghiên cứu về thiên thạch và đã bảo vệ luận văn tiến sỹ về đề tài này tại nước ngoài thì thiên thạch thường có nguồn gốc từ trái đất hơn là từ các mảnh vỡ của các tiểu hành tinh. Theo cuốn Meteors and Meteorites của David C. Knight (Mỹ) thì có nhiều loại thiên thạch, có thể là mảnh vụn của sao băng khi rơi qua tầng khí quyển vào trái đất hoặc hình thành do sự va chạm của thiên thạch lên trái đất, hấp thu năng lượng từ vụ va chạm này tạo nên thiên thạch. Cũng có nhiều tác giả lại cho rằng nó chỉ là tro của núi lửa bắn lên, đông cứng lại mà thành. Tuy nhiên giả thuyết này ít thuyết phục hơn bởi nếu hình thành qua con đường này thì thiên thạch không thể bị đến hai lần “thủy tinh hóa” được.. Thiên thạch hình đầu người.. Qua nghiên cứu địa tầng và phân tích đồng vị phóng xạ thì thiên thạch có tuổi khoảng 10 triệu năm và thành phần chủ yếu là silic dioxit (68 - 82%); kích thước trung bình hiếm khi vượt quá 5cm, nặng chừng 500g. Loại thiên thạch phân lớp có thể có trọng lượng lớn hơn. Nhiều năm trước đây, Liên doanh Đá quý Việt Nhật (Thanh Xuân - Hà Nội) đã cho nhân viên đi khắp các vùng miền đất nước mua gom một lượng thiên thạch khổng lồ về để chế tác và xuất khẩu. Việc này khiến cho số lượng thiên thạch tại Việt Nam trở nên khan hiếm. Ngày nay chủ yếu chỉ còn xuất hiện thiên thạch loại nhỏ, được chế tác thành đồ trang sức hoặc để thô bán cho người sưu tầm. Theo một “đại gia” trong giới đá quý, người đã dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua toàn bộ số thiên thạch còn sót lại của Liên doanh Đá quý Việt Nhật (khoảng 3 tấn), thì số viên thiên thạch có trọng lượng xấp xỉ 400g hầu như không còn..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Những viên sỏi thông thường có bề ngoài giống thiên thạch.. Nhiều người trong giới sưu tầm đá quý, kể cả những tay trùm buôn bán đá quý trong và ngoài nước, đôi khi cũng mua nhầm phải những loại đá có hình dạng bề ngoài gần giống với thiên thạch. Những loại đó có thể là thủy tinh núi lửa (obsiđian), bom núi lửa, tro của hỏa thạch và một loại sỏi màu đen có nhiều ở vùng Yên Bái và Lâm Đồng. Về bề ngoài thiên thạch thường có màu đen gần giống với thủy tinh núi lửa nhưng khi đập vỡ thì thiên thạch có tính chất trong của đá quý và có thêm sắc màu nâu sáng ở viền. Trên bề mặt thiên thạch có những nốt lỗ chỗ li ti do vết tích của bọt khí vỡ và có những đường lằn xoắn ốc chứng tỏ bị làm nguội, đông đặc khi rơi trong khí quyển. Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều viên thiên thạch có trọng lượng lên đến vài chục kg không rõ xuất xứ được bán với giá “trên trời”. Người mua cần thận trọng với những loại này, có thể nó được làm giả với mục đích lừa đảo. Do thiên thạch bị nóng chảy 2 lần trong vụ va chạm giữa thiên thạch và trái đất nên nó không dễ gì bị đốt cháy. Hãy lấy một mảnh thiên thạch nhỏ đốt dưới ngọn lửa bếp ga, nếu nó cháy và có mùi khét nghĩa là thiên thạch giả.. Thiên thạch hình đầu chó..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Về giá cả trên thị trường: Không có một tỷ giá thiên thạch nhất định như tỷ giá vàng hay tỷ giá đô la. Cũng giống như các loại đá quý khác, giá trị của thiên thạch phụ thuộc vào kích thước, trọng lượng, hình dạng đặc biệt và mức độ say mê của người mua. Một ví dụ đơn giản, rubi (hồng ngọc, đá đỏ…) là một loại đá quý có nhiều ở Việt Nam. Có những khối rubi được coi là quốc bảo của Việt Nam như: ngôi sao Việt nam 1, ngôi sao Việt nam 2. Cũng có những viên hồng ngọc khi đem chế tác thành đồ trang sức có giá trị ngang với một chiếc ôtô đắt tiền và cũng có những viên rubi được giới chơi đá chơi ngông đem rải đầy vào bể cá cảnh cho đẹp hoặc trải trong vườn thay… sỏi để mỗi sáng đi bộ giúp cho việc massage chân, tăng cường sức khỏe. Thiên thạch cũng vậy. Có những loại có giá chưa đến một trăm nghìn một cân, cũng có loại mà người sưu tập sẵn sàng bỏ ra vài nghìn USD chỉ để sở hữu một viên vẻn vẹn vài ba lạng. Giống như đồ cổ, giá trị về tinh thần của thiên thạch nhiều khi gấp hàng trăm lần giá trị về vật chất. Tuy nhiên, đừng vì quá đam mê mà để bị lừa hàng tỷ đồng như nhiều vụ báo chí đã nêu gần đây. Thiên thạch là loại đá mang năng lượng ở mức độ thấp, thường là lợi nhiều hại ít. Nếu giả sử có loại thiên thạch khác có năng lượng mạnh làm gương vỡ... thì cũng không nên mang về nhà vì năng lượng phóng xạ của nó có thể gây ra những tác hại đến sức khỏe như biến loạn nhiễm sắc thể, ung thư…, gây hại cho chính bạn và gia đình bạn.. Một sản phẩm từ núi lửa.. Tùy thuộc vào tuổi, cung mạng, mục đích, thiên thạch hay được các y trạch gia sử dụng trong việc chấn trạch, cầu bình an, tài lộc cho gia chủ. Những giá trị thực sự của loại thiên thạch này cho đến nay còn nhiều tranh cãi và dù đúng hay sai thì nó cũng là một loại khoáng vật cần được quan tâm và lưu giữ trong các bộ sưu tập đá quý. Cũng theo cuốn“Tất cả về khoáng vật chữa bệnh màu nhiệm” của Jasper Stone, các thầy lang địa phương Thái Lan thường dùng thiên thạch để chữa bệnh. Họ cho rằng những viên đá của trời giúp loại trừ mọi hậu quả những tổn thương về tình cảm. Chúng tăng cường năng lượng học và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể người. Giá trị màu nhiệm đặc biệt của thiên thạch chính là nguồn gốc ngoài trái đất hay chí ít là nguồn gốc hấp thu năng lượng ngoài trái đất của nó. Thổ dân châu Úc gọi nó là hộ phù của trời, giúp tạo lập mối liên hệ với quá khứ, có ích lợi cho cuộc hành trình bằng ý nghĩ theo thời gian vào vũ trụ..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ths-BS Trần Hoàng Tùng Hội Đá quý Hà Nội Cho nữ giới, thuộc cung Tốn, mệnh Mộc, hợp nhất với hướng Đông Nam. -. Để được tương sinh, lựa chọn màu vàng đen, xanh nước biển, xanh da trời vì Thủy sinh Mộc, các loại đá: Onyx, tourmaline đen, spinel đen, sodalite, topaz, aquamarine, lolite, kyanite. -. Để được tương hợp, lựa chọn màu xanh lá cây, có các loại đá: aventurine, peridot, emerald, sapphire, tourmalin.. Cá Chép Hóa Rồng Tích xưa kể rằng Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm ra mưa gió cho dân làm ăn. Sau, vì khó nhọc quá, Trời không làm mưa gió nữạ Trời sai rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số rồng trên trời ít không đủ làm mưa cho đều hòa khắp mọi nơi Trời mới dặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm rồng gọi là"Thi rồng". Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thủy phủ thì vua Thủy tề loan báo cho cả các giống dưới nước ganh đua mà đi thi. Sát hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả đợt thì mới lấy đỗ vào cho hóa rồng. Trong 1 tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc dến thi dều bị loại cả, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhảy qua được 1 đợt, thì bị rơi ngaỵ Có con tôm nhảy qua được 2 đợt, ruột, gan, vây vẩy, râu, đuôi dã gần hóa rồng, thì đến đợt 3, đuối sức ngã bổ xuống mà lưng cong khoằm lại. Đến lượt con cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời, chép vượt luôn 1 hồi qua.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> ba đợt sóng, vào lọt cửa Vũ Môn..
<span class='text_page_counter'>(11)</span>
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cá Chép đỗ rồ bèn vẫy đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, thật là hình dung trọn vẻ dạng bộ oai linh, phận đẹp duyên maỵCá chép hóa rồng phun nướcc làm cho gió táp, mưa sa, đường đăng hóa r. Kỳ thạch Việt. (DQC) Kỳ thạch là báu vật của thiên nhiên ban tặng cho con người ở kỳ thạch chứa đựng nhiều thông điệp mà con người cần kham phá vả chiêm nghiệm Tính kỳ diệu của kỳ thạch thể hiện trong các lĩnh vực Nghệ thuật văn hóa khoa học và đặc biệt là trong đời sống tâm linh từ ngàn xưa tới nay. Gần đây, qua thực tiễn người ta còn đúc kết được sự anh hưởng của đá đôi với sức khỏe con người Những năng lượng của đá có tác dụng như những ,vị thuốc nam thuốc bắc” trong không gian sống làm việc. Đến với kỳ thạch trước hết, phải phân biệt kỳ thạch với các loại đá khác. Cùng là đá nhưng qua chế tác thành những tác phẩm gọi là đá nhân tạo Kỳ thạch là những viên đá do thiên nhiên tạo ra hình hài Nguyên tắc tối quan trọng của chơi kỳ thạch là: Tôn trọng toàn quyền” của thiên nhiên Sự tác động của bàn tay con người, có chăng chỉ là nuôi dưỡng tôn tạo do đó, kỳ thạch đòi hỏi người chơi phải hết sức công phu và kiên nhẫn. Đất nước ta có tiềm năng kỳ thạch rất lớn do thiên nhiên ưu đãi, chúng ta có đến 3/4 diện tích là núi rừng sông suối và trên 3.000 km bờ biển. Do tác động của nước, gió và môi trường qua hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu năm, đá được mài mòn, cọ rửa, xâm tán những lớp vật chất khác và từ đó tạo ra những tác phẩm kỳ thạch kỳ thú. Đặc biệt hơn, không có viên đá nào giống viên nào Về chủng loại, nước ta có rất nhiều loại, từ đá quý như ruby, saphia. . . đến bán quý như casedon, thạch anh màu, mã não . và vô vàn các tập đá khác nhau, tạo ra tiềm năng to lớn về kỳ thạch Mỗi quốc gia có một cách chơi khác nhau, kỳ thạch Việt đánh giá, phân loại kỳ thạch theo 6 tiêu chí: * Hình: Tiêu chí này thể hiện tính nghệ thuật của viên đá. Có những viên đá mang hình dáng đặc biệt như hình một triết nhân trầm tư, hình một con mãnh sư, hình mẫu tử. . . * Thể: Thể nói lên cấu trúc viên đá, tuổi địa chất, nơi đá sinh ra. * Màu: Đây là tiêu chí nói giả trị và bản chất của viên đá. Chẳng hạn ruby có màu từ hổng nhạt đến hồng, màu giá trị nhất là màu đỏ tiết dê, độ thấu quang càng cao, giá trị viên đá càng lớn..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Chất: Tiêu chí này nói lên bản chất của viên đá. Viên đá càng cứng, giá trị càng cao. Người ta thường lấy thang mohs để đánh giá độ cứng, theo đó, ruby, saphia cùng có độ cứng 9/1 0, những loại đá có độ cứng từ 6~8 là bán quý như thạch anh, mã não… * Hoa văn: tả các hình vẽ trên đá do các lớp vật chất khác nhau tạo nên. Các hoa văn càng đẹp, giá trị viên đá càng cao về nghệ thuật, văn hóa, tâm linh bởi đây là tác phẩm “thiên tạo”, chính vì vậy, hoa văn trên đá được gọi là ” kỳ thư” . * Tính hi hữu: Tiêu chí này nói lên độ hiếm có của viên đá. Ngoài 5 tiêu chí trên đạt ngưỡng, tiêu chí này.còn nói lên cái duyên của con người với đá Những họa tiết kì dị, những cấu trúc mong manh… của viên đá, khi con người chưa biết điều đó chưa sinh ra, con người không bắt gặp, điều đó cũng mất đi. Thời điểm tìm được ra đá và phát hiện hết cái kỳ thú của đá, thời điều đó được gọi là duyên. Các tiêu chí này được tính theo thang điểm. Tùy theo đẳng cấp chơi và tùy theo giá trị của mỗi cuộc thi, có thể chọn thang điểm là 10, 100 hoặc 1000 cho mỗi tiêu chí. Tổng hợp điểm của cả 6 tiêu chí tạo nên giá trị của một kỳ thạch. Ở kỳ thạch, sự hấp dẫn đầu tiên là nghệ thuật – nghệ thuật thiên tạo. Có những viên đá giống người, có viên giống những linh thú, có viên lại mang những họa tiết hoa văn cho ta liên tưởng đến một bức tranh, một nội dung mang ý nghĩa văn hóa nào đó. Màu sắc và độ trong của viên đá làm tăng tính kỳ diệu của nó. Một viên đá với góc nhìn khác nhau, dù cùng một thế (đứng hay nằm) đã cho những nội dung nghệ thuật khác nhau. Đây chính là sự lôi cuốn của nó. Không phải bỗng nhiên người ta không dùng từ “xem đá ‘ mà dùng từ thưởng lãm. Kỳ thạch là nghệ thuật của nghệ thuật, nó có cái đẹp về chất, về hình thiên tạo, lại mang những nội dung văn hóa, giáo dục khác nhau. Thưởng lãm một tác phẩm nghệ thuật cho ta suy tưởng đến sự hình thành tạo ra nó rồi khám phá những thông điệp mà đá muốn “nói”. Bản chất đá là “vôn ngôn – tĩnh lặng’. Những đá càng không nói, càng nhiều điều con người muốn khám phá. Những viên đá tình ‘cờ giống người, giống thú hay giống một bức tranh, đều tạo nên.những thông điệp sâu sắc. Chẳng hạn, một viên đá hình mẫu tử, mỗi khi ngắm đá, ta lại thêm suy nghĩ về cuộc sống – chữ “Hiện’ phải đặt lên hàng đầu. Một viên kỳ thạch khi đạt được 6 tiêu chí trên mới được “nuôi dưỡng” để có thể trở thành một tác phẩm có giá trị. Cũng có thể lựa chọn nhiều viên kỳ thạch để sắp xếp thành một chủ đê như: thiên – địa – nhân ngũ phúc, tam đa… Có những viên đá được truyền từ đời nọ sang đời kia như một vật gia bảo bởi nó mang ý nghĩa giáo dục truyền thống như kỳ thạch có tên thày – trò kỳ thạch hình Đức Phật…Điều đó nói lên kỳ thạch có nghĩa văn hóa sâu sắc nhất là trong đời sống văn hóa tâm linh của xã hội. Muốn đến với kỳ thạch, ngoài phát hiện vẻ đẹp tự nhiên, cần phải có kiến thức khoa học: Một viên đá có xuất xứ (địa điểm sinh ra), tuổi địa chất (thời gian hình thành) các thành phần cấu tạo nên nó – đó chính là nội dung ta cần phải tìm hiểu. Một viên đá được con người chế tác (mài, cắt) để tạo ra một tác phẩm gọi là nhân tạo Ngày nay, công nghệ phát triển người ta có thể làm ra chất liệu mà người ta muốn như kim cương nhân tạo hoặc nâng cấp hoặc làm mới những loại đá quý hoặc giống đá quý Với kỳ thạch luật bất thành văn là phải tôn trọng “bản quyền thiên nhiên Có chăng chỉ là bỏ những phân thừa và nuôi dưỡng. Để có một tác phẩm kỳ thạch phải qua những quá trình sau: Đầu tiên là sưu tầm, sau khi có được viên đá phải qua quá trình.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> dưỡng (làm quen với môi trường vì viên đá năm dưới đất hàng vạn năm nay lên mặt đất nhiệt độ áp suất thay đổi), tiếp đó chọn chủ đề đặt tên và cuối cùng là nuôi Đá rất minh triết người ứng xử với đá thế nào đá trả công như vậy Càng nuôi dưỡng vẻ đẹp của đá dần hiện ra Gần đây, trong xã hội xuất hiện cụm từ “đá phong thủy”. Thực chất đá phong thủy được hiểu thế nào? Đây là một vấn đề lớn từ xa xưa con người đã biết dùng đá để chữa bệnh. Qua thực tế đúc kết, nhân loại nhận ra rằng đá có năng lực đặc biệt ngoài những bức xạ đo được. Năng lượng đó được phương Đông gọi là linh khí. Mỗi viên đá hình dạng, chất, loại khác nhau cho một loại năng lượng khác nhau Tùy theo cơ địa của từng người, môi trường sống (không gian sinh tồn) mà mỗi loại đá phát huy giá trị riêng của nó. Nó được ví như “vị thuốc nam, thuốc bắc” nếu chọn đúng chủng loại và đặt vị trí phù hợp. Điều này có nhiều kinh nghiệm người xưa truyền lại song để hiểu và ứng dụng một cách khoa học, cần ,phải có kiến thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực, trong đó liên quan đến cả kiên thức Kinh – Dịch. Mặt khác, dân gian cũng dạy rằng: có tin thì mới linh, có linh thì mới ứng. Qua mười năm sưu tầm, hệ thống, nghiên cứu, ứng dụng, bộ phận sưu tầm và phát triển kỳ thạch Việt có được hàng ngàn mẫu kỳ thạch. Trước mắt, chúng tôi tuyển chọn 1.000 mẫu cho kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Sau đó vừa phân loại, sưu tầm thêm các tác phẩm để có khả.năng xây dựng một Viện Bảo tàng Kỳ thạch Việt. Đây cũng là một bước để đặt nền móng cho thạch đạo Việt, quan niệm thạch đạo Việtt tổng hòa các yếu tố thạch mỹ (vẻ đẹp của đá), thạch văn (đá trong đời sống văn hóa); thạch kiến (kiến thức khoa học về đá); thạch pháp (đá trong đời sống tâm linh); thạch y (đá ảnh hưởng sức khỏe con người). Xây dựng được thạch đạo ta phát huy được truyền thống người Việt trong việc ứng xử với thiên nhiên sao cho đúng đắn, để tồn tại và phát triển bền vững cũng như lưu giữ lại các báu vật cho con cháu mai sau. Kỹ sư Lê Mạnh Tuấn. Gỗ hóa thạch – Loại đá mộc thần kỳ. (DQC) Gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, sau tác động của một trận phun trào của núi lửa, những thân gỗ này đã bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm và dần biến thành đá. Gỗ hóa thạch được tìm thấy ở Indo, Australia, Hoa Kỳ, Việt Nam. Mỏ gỗ hóa thạch còn có ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina và Acmênia. Các nhà thần học Phương Tây cho rằng, nguyên bản là một khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị Thạch anh hóa, nó biến thành một loại đá quý, vì thế mà hoá thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường thọ, và vĩnh cửu..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngay từ thời các quốc gia cổ đại như Assyria, Babilon và La Mã cổ đại, gỗ hóa thạch đã được dùng như đá mỹ nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta làm ra những chuỗi hạt, gắn vào nhẫn, ngọc treo và ngọc bội. Từ thế kỷ 19, 20 từ gỗ hóa thạch Arizona xuất khẩu đã chế tác thành những chiếc bàn nhỏ, lọ hoa, giá nến. Màu sắc: Gỗ hóa thạch có màu xám và nâu, màu phớt đỏ, vàng và cả màu xanh da trời. Đôi khi còn xuất hiện những họa tiết thứ cấp trông giống như đường phân chia trên bề mặt ngọc bích hoặc agat.. Về thể chất: -Gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp. -Gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ của chủ nhân, bởi vì nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn trước stress. -Đeo chuỗi hoá thạch có thể đạt được từ trường “trường thọ”, theo truyền thuyết người ta cho là nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ. -Lưu thông máu huyết. Về tinh thần: -Gỗ hóa thạch tạo ý chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định. -Dùng để trị thương, đuổi trừ âm khí, phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng. Chú ý: -Gỗ hóa thạch đều trở thành lá bùa độc đáo mang theo biểu trưng của quá khứ. -Năng lượng cảm thụ Âm..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giải thích theo cơ chế phương Đông thì Gỗ hóa thạch là một loại hình trang sức rất tuyệt với. Nguồn gốc của nó vốn từ gỗ có từ hàng triệu năm , được kết cấu lại thành một dạng như thạch anh do quá trình bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm mới thành nên. Do vậy, từ mà Gỗ (màu xanh – hành Mộc) – chuyển sang màu Đỏ (hành Hỏa) – chuyển tiếp màu Trắng (hành Kim) – chuyển tiếp màu Vàng (hành Thổ) – chuyển tiếp màu Đen, Nâu (hành Thủy) khi chuyển lại màu xanh da trời thì loại Gỗ hóa thạch đó đá biến thành Ngọc quí rồi.. Qua cơ chế trên chúng ta có thể sử dụng gỗ hóa thạch cho những trường hợp sau: Gỗ hóa thạch có màu Đỏ: dùng chữa các bệnh về sưng, nóng, đỏ, đau (các chứng viêm khớp có kèm sưng nóng), các bệnh thuộc tim mạch, huyết áp… giúp ổn định tinh thần. Gỗ hóa thạch có màu Trắng: dùng chữa các bệnh thuộc đường hô hấp, viêm phế quản, viêm họng, suyễn, viêm mũi dị ứng… giúp trừ chứng buồn phiền. Gỗ hóa thạch có màu Vàng: dùng chữa các bệnh về Tỳ vị, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thường xuyên, ăn uống không tiêu, gầy yếu…, các chứng tê bại giúp trừ chứng lo âu, suy nghỉ vẩn vơ. Gỗ hóa thạch có màu Đen: dùng để để chữa các chứng bệnh thuộc Thận như suy yếu sinh dục (nam liệt dương, nữ lãnh cảm), hiếm muộn, viêm thận mãn, thường hay đau lưng nhức mỏi… giúp trừ chứng sợ hải vô cớ. Các chứng viêm đa khớp mãn tính (viêm đa khớp dạng thấp). Gỗ hóa thạch có màu Xanh: dùng để chữa các bệnh về Gan Mật… giúp trừ chứng hay giận dỗi. Tác dụng chung của Gỗ hóa thạch giúp có một cơ thể dẻo dai Tuy nhiên, để có thể chọn lựa cho phù hợp loại chuỗi Gỗ hóa thạch nào có tác dụng và phù hợp của chính người mang nó, bạn cần được sự tư vấn của nhà cảm xạ, cụ thể bạn hãy đến Trung tâm Năng lượng Cảm xạ Địa sinh học tại số 4/1/1 Hoàng Việt – phường 4 – quận tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh – Điện thoại liên lạc trước, gặp cô Thủy điện thoại: 08. 2003309. Mọi sự tư vấn đều được miễn phí, sẽ giúp bạn hài lòng vừa có một chuỗi đeo làm đồ trang sức cực đẹp và lại vừa có tác dụng làm cân bằng cơ thể. Dư Quang Châu (Theo Bộ môn Năng lượng Cảm xạ).
<span class='text_page_counter'>(17)</span>