Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.57 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 9 (Cả Năm) –––––––––o0o–––––––––– 1.Các phương châm hội thoại -Phương châm về lượng : Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung phải đáp ứng theo nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa -Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực -Phương châm quan hệ:Khi giao tiếp cần nói đúng với đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề -Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ -Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác 2.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai ?Nói khi nào?Nói ở đâu?Nói để làm gì?) 3.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau -Người nói vô ý vụng nề, thiếu văn hóa giao tiếp - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc yêu cầu khác quan trọng hơn -Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó 4.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô -Tiếng việc có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm -Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp 5. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp -Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; Lới dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép -Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; Lời gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép 6.Thuật ngữ -Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ -VD:Hình tròn, gen, tam giác, nhiễm sắc thể,… 7.Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp -Bỏ dấu hai chấm (:) và dấu ngoặc kép (“ ”) -Viết thường từ lời dẫn trực tiếp -Thêm từ “rằng” hoặc từ “là” vào trước lời dẫn trực tiếp -Bỏ tình thái từ -Sửa lại từ ngử xưng hô.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 8.Đặc điểm của thuật ngữ -Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ -Thật ngữ không có tính biểu cảm 9.Trau dồi vốn từ -Muốn sử dụng tốt tiếng việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ, rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ -Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ 10.Sự phát triển của từ vựng -Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cở sở nghĩa gốc, theo hai phương thức: +Ẩn dụ +Hoán dụ -Phát triển số lượng từ ngữ +Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt +Mựơn từ ngữ tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận mựơn quan trọng nhất trong tiếng Việt là tiếng Hán. 11.Khởi ngữ -Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. -Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. 12.Các thành phần biệt lập -Định nghĩa : Là thành phần của câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa vủa câu -Các thành phần biệt lập +Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. +Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận, …) +Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc dùng để duy trì quan hệ giao tiếp. +Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phảy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và dấu phảy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. 13.Liên kết câu, liên kết đoạn văn Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức -Về nội dung +Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phụ vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề). +Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic). -Về hình thức +Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu đứng trước (phép lặp từ ngữ)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> +Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng). +Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế). +Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối). 14.Nghĩa tường minh và hàm ý -Định nghĩa +Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. +Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. -Các điều kiện sử dụng hàm ý +Ngừơi nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. +Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 15 .Một vài đặc điểm của từ ngữ địa phương Nam Bộ 1/Từ ngữ địc phương Nam Bộ có lớp từ ngữ khá đặc trưng với ý nghĩa diễn đạt ngắn gọn -Dùng để lặp lại (hồi chỉ) đối tượng : ổng, bả, cổ, chỉ, ảnh,… -Dùng để lặp lại (hồi chỉ) vị trí đã được nói tới :bển, trỏng, ngoải,… -Dùng để chỉ thời gian: hôm kìa, hôm kỉa, năm ngoái,… 2/Trong khẩu ngữ Nam Bộ có nhiều cách diễn đạt khá đặc trưng a)*Trong câu nói có cặp từ “có…hà” mang ý nghĩa nhận xét đánh giá theo chiều hướng thấp, ít. *Trong câu nói có cặp từ “tới…lận” mang ý nghĩa nhận xét, đánh giá theo chiều hướng cao, nhiều b)Lặp lại, tách từ (gần như từ láy) nhằm nhấn mạnh nội dung và tăng giá trị biểu cảm của từ ngữ.Ví dụ -Ạch đụi ->cà ạch cà đụi -Hồn vía -> Hú hồn hú vía -Đông tây -> Đi đông đi tây -Dông dài ->Nói dông nói dài -Dây nhợ -> Bắt dây bắt nhợ 16.Tổng kết về từ ngữ địa phương -Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một số địa phương nhất định -Tiếng Việt có ba vùng phương ngữ (tiếng địa phương) chính: +Phương ngữ Bắc Bộ +Phương ngữ Trung Bộ +Phương ngữ Nam Bộ -Từ ngữ địa phương song song tồn tại với từ ngữ toàn dân, chủ yếu được dùng trong khẩu ngữ của người địa phương: trong văn học, từ ngữ địa phương được dùng với ý tu từ, biểu thị những sắc thái địa phương -Trong quan hệ với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương có thể được chia thành các kiểu loại sau +Từ ngữ địa phương không có từ đồng nghĩa với từ ngữ toàn dân: đây là những từ ngữ biểu thị sự vật, hiện tượng chỉ có ở một địa phương nào đó chứ không phổ biến với toàn đất nước, do đó chúng không có từ ngữ tương ứng trong từ vựng tiếng Việt. Ví dụ : sầu riêng, măng cụt, chôm chôm…(địa phương Nam Bộ).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> +Từ ngữ địa phương có sự khác biệt về ý nghĩa hoặc ngữ âm với từ ngữ toàn dân: kiểu này được chia ra thành hai loại nhỉ hơn *Từ ngữ địa phương đồng âm nhưng khác biệt ý nghĩa với từ ngữ toàn dân *Từ ngữ địa phương có từ đồng nghĩa với từ ngữ toàn dân. Người soạn : Học Sinh Trần Thanh Liêm Lớp 9a8 Trường THCS Võ Văn Tần – Long An Http://vn.360plus.yahoo.com/bum.vovantan/ Mail :
<span class='text_page_counter'>(5)</span>