Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thử nghiệm công nghệ chuyển giới tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) nhờ vào nhiệt độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
***

Saysamone DALAKHAM

THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIỚI
TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)
NHỜ VÀO NHIỆT ĐỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHA TRANG, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
***

Saysamone DALAKHAM

THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIỚI
TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)
NHỜ VÀO NHIỆT ĐỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: 60 62 70

Hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUỐC HÙNG
ThS. BÙI THỊ LIÊN HÀ



NHA TRANG, 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của luận văn “ Thử nghiệm công nghệ chuyển giới
tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) nhờ vào nhiệt độ ” đƣợc thực hiện
thuộc đề tài: “Thử nghiệm công nghệ chuyển giới tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) nhờ vào hormone dopamine và nhiệt độ” của Viện Nghiên cứu Nuôi
Trồng Thủy Sản II, ThS Bùi Thị Liên Hà chủ nhiệm đề tài, đƣợc thực hiện từ tháng
08/2012 đến tháng 04/2013 là chính xác. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn
hồn tồn trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
khác tới thời điểm này.
Tác giả luận văn

Saysamone DALAKHAM


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đến: Tập thể Ban lãnh
đạo trƣờng Đại Học Nha Trang và Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nƣớc ngọt
Nam Bộ thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II - Nhóm thực hiện dự án “Sản
xuất tơm càng xanh tồn đực” Viện nghiên cứu Ni trồng Thủy sản II tại Cái Bè –
Tiền Giang.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Quốc Hùng và ThS. Bùi Thị
Liên Hà, đã dìu dắt tôi trên con đƣờng nghiên cứu khoa học, trực tiếp hƣớng dẫn tận

tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.
Tập thể giáo viên khoa Nuôi trồng Thủy sản, trƣờng Đại học Nha Trang và tập
thể lớp 53CHNT2011 đã luôn giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện đề tài.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................3
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh.................................................................3
1.2. Phát triển của ấu trùng ..........................................................................................9
1.3. Giai đoạn tôm bột PL (Postlarvae) .....................................................................11
1.4.Các yếu tố môi trƣờng sống của tôm càng xanh .................................................11
1.5. Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi giới tính và sản xuất tơm càng xanh tồn
đực.............................................................................................................................. 13
a. Cơ sở khoa học của việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực bằng phƣơng
pháp lọai bỏ tuyến đực .............................................................................................. 14
b. Khả năng chuyển đổi giới tính bằng nhiệt độ và các thí nghiệm về nhiệt độ ......15
1.6. Tình hình ni tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam .................................16
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................19

2.1. Vật liệu................................................................................................................19
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 19
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................19
2.2. Phƣơng pháp tiến hành ...................................................................................22
2.3. Phƣơng pháp thu nhập và xử lý số liệu .............................................................. 25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 27
3.1. Kết quả ƣơng nuôi ấu trùng trong các nghiệm thức: Nhiệt độ thƣờng (Đối
chứng), sốc nhiệt, nhiệt độ cao ..................................................................................27


iv

3.1.1. Các yếu tố mơi trƣờng trong q trình ƣơng ấu trùng tôm càng xanh .......27
3.1.2. Kết quả biến thái ấu trùng tôm càng xanh: Chỉ số các giai đoạn ấu trùng
(LSI) .......................................................................................................................29
3.1.3. Thời gian phát triển thành tôm bột của ấu trùng tôm càng xanh ................30
3.1.4. Chiều dài ấu trùng tôm càng xanh ............................................................... 32
3.1.5. Tỷ lệ sống (TLS ) ấu trùng tôm càng xanh .................................................33
3.2. Kết quả ƣơng nuôi tôm bột trong các nghiệm thức: Nhiệt độ thƣờng (Đối
chứng), sốc nhiệt, nhiệt độ cao ................................................................................344
3.2.1. Các yếu tố mơi trƣờng trong q trình ni tơm bột tơm càng xanh .........34
3.2.2. Tăng trƣởng và tỷ lệ sống của tôm bột 30 ngày (PL30) ............................. 35
3.2.3 Kết quả tỉ lệ đực cái ......................................................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................37
1. Kết luận .....................................................................................................................37
2 .Kiến nghị ...................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................38


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của TCX ........................................9
Bảng 1.2: Nghiên cứu của một số tác giả về nhiệt độ thích hợp lên sinh trƣởng
của TCX .............................................................................................................12
Bảng 2.1: Các yếu tố môi trƣờng nƣớc.............................................................. 21
Bảng 3.1. Các yếu tố mơi trƣờng trong q trình ƣơng ấu trùng TCX .............27
Bảng 3.3. Trọng lƣợng, chiều dài, tỷ lệ sống PL30...........................................35
Bảng 3.4. Tỉ lệ đực/ cái tại các nghiệm thức .....................................................36


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái ngồi của TCX ....................................................................3
Hình 1.2: Đặc điểm hình thái ngồi của TCX .....................................................5
Hình 1.3. Tóm tắt vịng đời của TCX .................................................................6
Hình 1.4. Cơ quan sinh dục của TCX ..................................................................8
Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng (từ hình 1-11) và tơm bột
(postlarvae) (hình 12) .........................................................................................10
Hình 2.1. Tơm càng xanh bố mẹ ........................................................................19
Hình 2.3. Dụng cụ nâng nhiệt và các dụng cụ đo mơi trƣờng ..........................21
Hình 2.4. Hệ thống thí nghiệm ƣơng ấu trùng...................................................22
Hình 2.5. Kiếm tra chỉ số biến thái giai đoạn ấu trùng (LSI)............................ 23
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ƣơng ấu trùng ..............................................23
Hình 2.7. Hệ thống thí nghiệm ni tơm bột .....................................................24
Hình 2.8. Kiểm tra tỷ lệ đực cái .........................................................................24
Hình 2.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ni tơm bột ................................................25
Hình 3.1: Đồ thị chỉ số các giai đoạn phát triển ấu trùng (LSI) của TCX ........29
Hình 3.2: Thời gian ƣơng ấu trùng đến kết thúc chuyển bột, thời gian bắt đầu

chuyển tơm bột ...................................................................................................30
Hình 3.3. Chiều dài ấu trùng TCX ở các nghiệm thức ......................................32
Hình 3.4. Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng TCX tại các nghiệm thức.....................33


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Viết tắt
ANOVA

One-way Analysis of Variances

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐC

Đối chứng

DO

Oxy hịa tan

FAO

Tổ chức thực phẩm và nông nghiệp thuộc Liên Hợp Quốc (Food and

Agriculture Organization

LSI

Larvae Stage Index

NC

Niệt độ cao

NC0

Tơm bột có nguồn từ ấu trùng nhiệt độ cao nuôi tiếp trong nhiệt độ
thƣờng đến PL30

NC15

Tơm bột có nguồn từ ấu trùng nhiệt độ cao nuôi tiếp trong nhiệt độ cao
15 ngày và nhiệt độ thƣờng 15

NC30

Tơm bột có nguồn từ ấu trùng nhiệt độ cao nuôi tiếp trong nhiệt độ cao
đến PL30

NST

Nhiễm sắc thể

PL30


Tôm bột (Post larvae) 30 ngày tuổi

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

SN

Sốc nhiệt

SN0

Tơm bột có nguồn từ ấu trùng sốc nhiệt ni tiếp trong nhiệt độ thƣờng
đến PL30

SN15

Tơm bột có nguồn từ ấu trùng sốc nhiệt nuôi tiếp trong nhiệt độ sốc
nhiệt 15 ngày và nhiệt độ thƣờng 15

SN30

Tôm bột có nguồn từ ấu trùng sốc nhiệt ni tiếp trong nhiệt độ sốc
nhiệt đến PL30

pH

Hydrogen ion


ppt

Phần ngàn (part per thousand)


1

MỞ ĐẦU
Ni trồng thủy sản đã và đang đóng góp nâng cao giá trị xuất khẩu cho Việt
Nam. Tại hội nghị doanh nghiệp xuất khẩu tôm thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam tổ chức ngày 30/12/2010 tại Hà Nội, các chuyên gia cho biết xuất
khẩu tôm năm 2010 đã vƣợt kế hoạch 2 tỉ USD, tăng hơn 20% so với năm 2009, năm
2011 đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012 mặc dù
thị trƣờng gặp nhiều khó khăn song vẫn đạt 1,7 tỷ USD giảm 4% so với năm 2011
[50]. Tơm càng xanh có thịt thơm ngon, là lồi thủy sản bản địa, có giá trị kim ngạch
xuất khẩu cao nên cần nghiên cứu, đầu tƣ nuôi trồng và phát triển. Tơm càng xanh có
đặc tính phân đàn khi nuôi chung tôm đực và tôm cái [5]. Những nghiên cứu ni tơm
càng xanh đơn tính đã chứng minh rằng cùng trong một thời gian nuôi là 150 ngày,
tổng sản lƣợng tôm đực cao hơn khi nuôi hỗn hợp đực cái và cao hơn toàn cái tƣơng
ứng 473g/m2, 248g/m2 và 260g/m2 [44]. Quần thể tồn đực khơng những có sản
lƣợng cao mà tỉ lệ tơm đạt kích cỡ thƣơng phẩm cũng cao hơn, hệ số chuyển đổi thức
ăn thấp nhất và thu nhập trên một diện tích ao ni cũng cao hơn [22]. Trƣớc tình
hình đó, năm 2002, cơng nghệ “Sản xuất giống tơm càng xanh tồn đực” đã đƣợc
thực hiện phối hợp giữa trƣờng Đại học Ben Gurion, Israel và Viện nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản II đạt một số kết quả nhất định. Tuy vậy, việc sử dụng những con tơm
đã chuyển đổi giới tính bằng vi phẫu, loại bỏ tuyến đực (tôm cái giả) làm con bố mẹ
cho sinh sản cho kết quả thấp [42], nhất là khi cho đẻ tái phát dục. Hơn nữa, chất
lƣợng ấu trùng cũng thấp (thể hiện qua khả năng chống chịu trong mơi trƣờng có
ammonia kém), tỷ lệ sống dao động lớn từ 5-51%. Từ đó cho thấy chất lƣợng tơm bố
mẹ sau khi chuyển đổi giới tính cịn gặp nhiều khó khăn, cần phải nghiên cứu tìm

biện pháp giải quyết. Nhiều tác giả cho rằng ở động vật yếu tố mơi trƣờng có khả
năng xác định giới tính đực và cái trong giai đoạn đang phát triển, trong các sinh vật
nhƣ các lồi cá, lồi bị sát, giun trịn, và động vật giáp xác [16; 21; 29]. Charnove và
Bull (1977) [22] đề xuất một lời giải thích về thích nghi cho yếu tố mơi trƣờng xác
định giới tính đực và cái, trong một nơi sự không đồng đều của mơi trƣờng và chất
lƣợng có tác dụng khác biệt về sự phát triển để thành đực và cái. Đối với tơm càng
xanh đã có nhiều phƣơng pháp chuyển đổi giới tính song kết quả chƣa đƣợc cao. Vì
vậy, nhiệt độ có hay khơng khả năng chuyển đổi giới tính tơm càng xanh vẫn chƣa có
một kết luận cuối cùng.


2

Chính vì các lý do trên đề tài: “Thử nghiệm công nghệ chuyển giới tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) nhờ vào nhiệt độ” đƣợc thực hiện thuộc đề tài: “Thử
nghiệm công nghệ chuyển giới tôm càng xanh nhờ vào hormone dopamine và
nhiệt độ” của Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.
Mục tiêu đề tài
Đánh giá ảnh hƣởng của nhiệt độ lên biến thái của ấu trùng và chuyển đổi giới
tính tơm càng xanh
Nội dung thực hiện
1. Thí nghiệm ƣơng ấu trùng trong điều kiện nhiệt độ: Nhiệt độ thƣờng (đối
chứng), nhiệt độ cao, sốc nhiệt.
2. Thí nghiệm ni tơm bột trong điều kiện nhiệt độ: Nhiệt độ thƣờng (đối chứng),
nhiệt độ cao, sốc nhiệt.


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 18 đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái
của tơm càng xanh. Năm 1879 De Man đã đặt tên cho tôm càng xanh là
Macrobrachium rosenbergii , tôm càng xanh đƣợc xác định vị trí phân loại nhƣ sau:
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacae
Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca
Bộ mƣời chân: Decapoda
Bộ phụ chân bơi: Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Họ phụ: Plaemoniae
Giống: Macrobrachium
Lồi: Macrobrachium rosenbergii (De Man 1879) [9; 39]

Hình 1.1. Hình thái ngồi của tơm càng xanh [49]
1.1.2. Phân bố
Nhiều cơng trình đã nghiên cứu và cơng bố cho thấy rằng tôm càng xanh phân
bố ở tất cả các thuỷ vực nƣớc ngọt (đầm, hồ, ao, sông) và các vùng nƣớc lợ của nhiều
vùng trên thế giới, chúng sống đƣợc trong các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Sự phân bố của loài này tập trung nhiều ở vùng Ấn Độ Dƣơng thể hiện rõ


4

qua các tài liệu nghiên cứu của một số tác giả nhƣ Fujimura và Okamoto (1972) [27],
Ling (1969) [31], New (2002) [39].
Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố tự nhiên từ Cầu Đá Nha Trang trở vào, ở
khu vực Đông Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long [13]. Ở

Bán đảo Cà Mau phát hiện thấy tôm càng xanh phân bố với số lƣợng không nhỏ ở các
nồng độ muối từ 5-10‰, cũng phát hiện thấy chúng ở vùng Hòn Tre, nơi nƣớc biển
đƣợc ngọt hóa bởi dịng nƣớc ngọt của sơng Cái Lớn có độ mặn là 20‰, cũng tại
Năm Căn ở nồng độ muối 15‰ cũng tìm thấy tơm càng xanh, tuy nhiên vùng phân bố
tập trung của chúng là vùng nƣớc ngọt và lợ nhạt có độ muối dƣới 6‰ [9].
1.1.3. Đặc điểm hình thái
Phần đầu ngực lớn, có dạng hình trụ, đƣợc bao bọc bởi một tấm vỏ kitin gọi là
giáp đầu ngực (carapace) chứa các nội quan nhƣ: tim, gan, tụy, dạ dày, mang... tơm
càng xanh có chuỷ dài hình kiếm, ngọn cong vƣợt q vảy râu, có 11-16 răng trên và
10-15 răng dƣới chủy. Một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ để nghiền mồi và ba đôi
chân hàm để giữ mồi. Năm đơi chân ngực (cịn gọi là chân bị) trong đó hai đơi chân
ngực đầu tiên biệt hóa thành hai đơi càng để bắt mồi và tự vệ. Đôi càng thứ hai (theo
thứ tự từ trên xuống) rất to và đều nhau, chiều dài vƣợt quá độ dài thân có khi tới 1,5
lần. Phần bụng hơi trịn, có 6 đốt có thể cử động và một telson. Các đốt bụng hơi tròn
trên mặt lƣng và dẹt hai bên, năm đốt đầu gắn với năm đôi phụ bộ gọi là chân bụng
(chân bơi). Tấm vỏ trƣớc chồng lên tấm vỏ sau và tấm vỏ đốt bụng 2 rất to phủ lên cả
hai tấm vỏ 1 và 3, điểm phân biệt với các lồi tơm biển. Telson và đuôi là bánh lái,
cuối telson luôn dài hơn các đuôi và giữa đơi gai trong có 3 lơng tơ [5; 39].


5
Phần đầu
Mắt

Chủy

Phần thân
và đi

Các đốt bụng

telson

Bánh lái
Chân bơi

Càng
Chân bị

râu

Vùng mang
của giáp đầu

Hình 1.2: Đặc điểm hình thái ngồi của tơm càng xanh [30]
Tôm nhỏ cơ thể màu sáng, trên giáp đầu ngực có sọc xanh đen dọc hai bên.
Tơm trƣởng thành có những vệt xanh sậm ngang lƣng xen kẽ với màu trắng trong của
cơ thể. Tơm có chủy dài vƣợt vảy râu, uống cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc chủy ở
nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào. Chủy có 11 - 16 răng trên chủy (2 - 3 răng sau
hốc mắt) và 10 - 15 răng dƣới chủy.
Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đơi râu có
chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đơi chân hàm có chức
năng giữ và nghiền mồi, năm đơi chân ngực có chức năng để bị, năm đơi chân ngực
để bơi và một đơi chân đi có chức năng nhƣ bánh lái. Hai đôi chân ngực đầu tiên
của tơm chuyển hố thành hai đơi càng, đơi càng thứ hai to dùng để bắt mồi và tự vệ.
Đặc điểm về cỡ, hình dạng, màu sắc và các gai trên đôi càng thay đổi theo giai đoạn
thành thục của tôm, nhất là tôm đực. Khi tôm nhỏ đôi càng màu trong, sau thành màu
vàng cam (càng lửa) chƣa có gai hay gai rất mịn, lơng tơ ít hoặc chƣa có. Khi tơm
lớn, đơi càng xanh đậm, nhiều lơng tơ và gai nhọn. Dựa vào đó chia thành các giai
đoạn: tôm nhỏ, càng lửa nhạt, càng lửa đậm, càng lửa đậm chuyển tiếp càng xanh,
càng xanh nhạt, càng xanh đậm và tơm giả [6; 32].

1.1.4. Vịng đời của tơm càng xanh
Vịng đời tơm càng xanh trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và
tôm trƣởng thành. Tôm trƣởng thành thƣờng sống, thành thục và sinh sản chủ yếu ở
vùng nƣớc ngọt nhƣ: sông, rạch, ao, hồ…Trong mùa sinh sản, tôm cái thành thục sẽ


6

lột xác tiền giao vĩ (pre-mating moult), sau đó sẽ bắt cặp và giao vĩ [30]. Tôm mẹ đẻ
và ấp trứng dƣới chân bụng, di cƣ ra vùng cửa sông nƣớc lợ có độ mặn từ 6-18‰. Ở
đó ấu trùng đƣợc nở ra, sống trôi nổi theo kiểu phù du trải qua 11 giai đoạn và 12 lần
lột xác để trở thành hậu ấu trùng. Theo Ling (1969) [31], với nhiệt độ từ 25-310C,
thời gian ấp trứng là 19-23 ngày. Ấu trùng cần có nƣớc lợ để phát triển và sẽ chết
trong vòng vài ngày sau khi nở nếu chúng sống trong nƣớc ngọt hoặc nƣớc có độ mặn
cao. Sau đó, tơm con di cƣ ngƣợc dịng vào các vùng nƣớc ngọt, ở đó chúng sẽ sinh
trƣởng và thành thục [5; 26].

Hình 1.3. Tóm tắt vịng đời của TCX [30]
1.1.5. Tập tính sống
Tơm càng xanh ở giai đoạn ấu trùng có tính hƣớng quang mạnh, chúng thƣờng
bơi lội ở mặt nƣớc, chuyển qua giai đoạn hậu ấu trùng và trƣởng thành thì chúng lại
thƣờng sống ở đáy, bám vào cây cỏ hoặc giá thể (nếu nuôi trong môi trƣờng nhân
tạo).
Ở tơm trƣởng thành, chúng thƣờng ẩn náu, ít hoạt động vào ban ngày và tích
cực hoạt động vào ban đêm. Tơm càng xanh thƣờng có tập tính ăn thịt lẫn nhau khi
nuôi ở mật độ cao hoặc khi bị thiếu thức ăn [37; 45]. Đặc bịêt, trong giai đoạn lột xác
và sau lột xác, tôm giống và hậu ấu trùng thƣờng tấn cơng lẫn nhau. Vì vậy, để nâng
cao tỷ lệ sống của tôm thƣờng dùng thực vật thuỷ sinh, lá cây, nhánh cây, đá cuội sỏi,
vỏ sò, lƣới nilon hay ống nhựa cho vào ao hay bể nuôi nhằm làm tăng chỗ ẩn nấp và
giảm tối đa tập tính tấn công, ăn thịt lẫn nhau [17; 26; 30].



7

1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ kích cỡ của tơm, nhiệt
độ, thức ăn, giới tính và điều kiện sinh lý của chúng. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh
dƣỡng cũng nhƣ đảm bảo tốt các khâu về chăm sóc thì sự lột xác diễn ra nhanh hơn,
mơi trƣờng nƣớc thay đổi cũng làm tôm dễ dàng lột xác, một trong những trở ngại
cho việc lột xác là khi tôm bị mắc bệnh đóng rong do tiêm mao trùng. Tơm nhỏ có tốc
độ tăng trƣởng nhanh hơn tơm lớn. Tơm đực lớn nhanh hơn tôm cái, đặc biệt là về
giai đoạn sau. Tôm đƣợc bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành thục
hơn so với tôm ăn thức ăn cơng nghiệp hồn tồn. Trong điều kiện ni, tơm có thể
đạt 35-40g sau 6 tháng ni và 70-100g sau 8 tháng nuôi [5].
Tôm lớn lên phải lột xác, chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn phát
triển, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dƣỡng và chế độ thay nƣớc ao nuôi … tôm
nhỏ thƣờng có chu kỳ lột xác ngắn hơn tơm lớn. Mỗi lần lột xác cơ thể tôm tăng lên
từ 9 -15% khối lƣợng thân [9].
1.1.7. Cơ cấu về giới tính
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy các cá thể có khối lƣợng nhỏ hơn 40g chủ
yếu là tôm cái, tỷ lệ tôm đực trong đàn tôm khai thác tự nhiên sẽ tăng dần theo khối
lƣợng cá thể và tất cả những con có trọng lƣợng lớn hơn 160g đều là con đực. Nhƣ
vậy tỷ lệ đực cái sẽ là ngang nhau khi chúng ở nhóm tuổi 60 – 80g hoặc 80 – 100g.
Dƣới khoảng đó thƣờng thì con cái nhiều hơn con đực và ngƣợc lại [9].
Phân biệt giới tính
Tơm đực có kích cỡ lớn hơn tơm cái. Đầu ngực tôm đực to hơn và khoang
bụng hẹp hơn tôm cái. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Trong quá trình phát triển, tơm
đực thể hiện các dạng khác nhau nhƣ tơm nhỏ có càng trong suốt, sau chuyển thành
tơm càng lửa và cuối cùng tôm càng xanh đậm. Các gốc chân ngực của tơm đực cũng
xếp khít nhau hơn so với tôm cái. Cạnh đốt gốc của chân ngực thứ năm có lỗ sinh dục

đƣợc che phủ bởi tấm giáp. Ở con đực cịn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của
chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tơm đạt
kích cỡ 30 mm và hồn chỉnh khi tơm đạt 70 mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt
bụng thứ nhất cịn có điểm cứng [43].
Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm màng treo, dịch thể, ống xoắn dẫn
tinh, ống dẫn tinh ra ngồi, ống phóng tinh ra ngoài, đƣờng ống trong suốt dẫn tinh,


8

ống dẫn tinh giữa. Đôi tinh sào nằm giữa mặt lƣng của giáp đầu ngực đƣợc nối với
ống dẫn tinh chạy từ trƣớc tim dọc sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào
đầu mút nằm ở đốt gốc của chân ngực thứ năm. Túi tinh hình thành trong q trình
phóng tinh. Túi tinh chứa khối tinh trùng không di động [9; 33].
Tinh sào

Ống dẫn tinh

Lỗ sinh dục đực ở gốc
đồi chân bò thứ năm

Buồng trứng

Ống dẫn trứng

Lỗ sinh dục cái ở gốc
chân bị thứ ba

Hình 1.4. Cơ quan sinh dục của tôm càng xanh [32; 42]
Tôm cái thƣờng có kích cỡ nhỏ hơn tơm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đơi

càng thon nhỏ. Tơm có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng
làm buồng ấp trứng. Quá trình mở rộng của các tấm bụng này bắt đầu khi tôm đạt
chiều dài giáp đầu ngực khoảng 20 mm và đây là đặc điểm quan trọng của tôm cái.
Lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc của chân ngực thứ ba, có dạng tam giác. Trên các
gốc của chân ngực thứ ba, thứ tƣ và thứ năm, trên bờ sau của giáp đầu ngực và trên
nhánh trong của các chân bụng có nhiều lơng tơ có tác dụng giúp hƣớng trứng đi
xuống buồng ấp trong q trình đẻ trứng. Ngồi ra, trên đốt giữa của các chân bụng


9

cịn có nhiều lơng tơ mà chỉ hình thành ở thời kì lột xác tiền giao vĩ sẽ có tác dụng
cho trứng bám vào [3, 42].
Ở con cái, buồng trứng nằm trên mặt lƣng của phần đầu ngực, giữa dạ dày và
gan tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu
ngực, trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối từ buồng
trứng ở trƣớc tim chạy dọc hai bên về phía bụng đổ về túi chứa tinh ở đốt gốc của
chân ngực thứ ba [3; 44].
1.2. Phát triển của ấu trùng
Ấu trùng mới nở ra sống phù du, có tính hƣớng quang mạnh và cần nƣớc lợ (616 ppt) để sống và phát triển ấu trùng sẽ chết sau 3 - 4 ngày nếu không đƣợc sống
trong nƣớc lợ. Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngửa và đi ở phía trƣớc, chúng bơi
lội gần sát mặt nƣớc thành từng đám. Ấu trùng ăn liên tục, thức ăn bao gồm các loại
động vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng các động vật thủy sinh. Ấu trùng trải qua 11 lần
lột xác và biến thái để hình thành hậu ấu trùng. Đặc điểm của các giai đoạn ấu trùng
đƣợc trình bày ở bảng sau
Bảng 1.1: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh [47]
Giai

Ngày tuổi


Chiều dài

đoạn

(ngày)

(mm)

I

1

1,92

Mắt chƣa có cuống

II

2

1,99

Mắt có cuống

III

3-4

2,14


Xuất hiện chân đi (Uropod)

IV

4-6

2,50

Có 2 răng trên chủy, chân đi có hai nhánh, có lơng tơ

V

5-8

2,80

Telson hẹp và kéo dài ra

VI

7-10

3,75

Mầm chân bụng xuất hiện

VII

11-17


4,06

Chân bụng có hai nhánh, chƣa có lơng tơ

VIII

14-19

4,68

Chân bụng có lơng tơ

IX

15-22

6,07

Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong

X

17-24

7,05

Có 3-4 răng trên chủy

XI


19-26

7,73

Răng xuất hiện hết nửa trên chủy

Post

23-27

7,69

Răng xuất hiện cả trên và dƣới chủy, có tập tính nhƣ

larvae

Đặc điểm

tơm lớn
Theo Aquacop (1983) [18] ấu trùng tôm càng xanh đƣợc chia làm 11 giai đoạn

phát triển (từ hình 1-11) trƣớc khi trờ thành postlarve (hình 12)


10

1

4


2

3

5

7

8

10

11

6

9

12

Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng (từ hình 1-11) và tơm bột
(postlarvae) (hình 12) [18]


11

1.3. Giai đoạn tơm bột PL (Postlarvae)
PL có hình dạng giống tơm trƣởng thành cịn nhỏ, chúng di chuyển chủ yếu
bằng cách bám vào đáy hay vào thành bể ƣơng nhiều hơn là bơi lội tự do. Chúng bơi
theo kiểu mặt lƣng ở phía trên và tiến về phía trƣớc. Chúng có thể lẩn tránh nhanh

nhẹn bằng cách co các cơ bụng lại. Các hậu ấu trùng có khả năng chịu đƣợc sự dao
động lớn của nồng độ muối và có thể sống trong nƣớc ngọt hồn tồn sau khi thuần
hố độ mặn trong thời gian ngắn.
Lúc này tơm có xu hƣớng tiến vào vùng nƣớc ngọt nhƣ sông, rạch, ruộng, ao,
hồ…, ở đó chúng sinh sống và lớn lên. Tơm có thể di cƣ rất xa, trong phạm vi hơn
200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trƣởng thành chúng lại di cƣ ra vùng nƣớc lợ, nơi
độ mặn thích hợp để sinh sản và vịng đời lại tiếp tục. Thời gian cho các giai đoạn
biến thái từ 17 – 35 ngày phụ thuộc vào các yếu tố môi trƣờng và chế độ dinh dƣỡng
(thời gian chuyển hậu ấu trùng nhanh nhất là 16 ngày và dài nhất là 40 ngày). Theo
New (2002) [38] nhiệt độ thấp có thể làm cho tơm di cƣ sớm. Nhiệt độ thích hợp cho
ấu trùng và tôm giống là 29 – 31 oC.
1.4.Các yếu tố môi trường sống của tôm càng xanh
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng kiểm soát, quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng
sinh trƣởng của ấu trùng tôm, dẫn đến kéo dài các giai đoạn biến thái thành hậu ấu
trùng. Tuy nhiên, nhiệt độ không ảnh hƣởng nhiều đến tỷ lệ sống của ấu trùng, ở nhiệt
độ cao hơn và thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng giảm xuống. Trong ƣơng ấu trùng,
khi nhiệt độ càng cao thì sự lột xác và tăng trƣởng của ấu trùng càng nhanh. Theo
New và ctv (2010) [38] thì nhiệt độ thích hợp cho ấu trùng tơm phát triển là 28 – 31
o

C, dƣới 24 – 26 oC ấu trùng phát triển không tốt, nhiệt độ ở ngƣỡng 33 0C ấu trùng dễ

bị chết.
Tơm càng xanh là lồi biến nhiệt máu lạnh, yêu cầu về chuyển hoá oxy đối với
thuỷ sinh tăng 2- 3 lần khi tăng 10oC. Nhiệt độ thích hợp nhất cho tơm càng xanh phát
triển là 26- 32oC. Tôm càng xanh sẽ ngừng phát triển, không sống đƣợc trong thời
gian dài khi ở dƣới 19oC và trên 34oC. Thời gian chịu đựng đƣợc nhiệt độ cao nhất
tuỳ thuộc vào giai đoạn và kích cỡ của tôm. Ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng đều
khơng có khả năng chịu nhiệt độ thấp so với tơm đã thành thục. Có nhiều kết quả

khác nhau về vần đề này, điều đó đƣợc thể hiện thơng qua bảng sau [36].


12

Bảng 1.2: Nghiên cứu của một số tác giả về nhiệt độ thích hợp lên sinh trƣởng
của tơm càng xanh
Tác giả

Nhiệt độ thích hợp nhất

Đại học Hawaii (1990)

28- 30oC

Fujimura và Okamoto (1972)

26- 31oC

Nguyễn Việt Thắng (1993)

27- 31oC

Phạm Hữu Lai (1998)

29- 31oC

NandlalS và Pickering (2005)

28- 30oC


New M. B. (2002)

27-30 oC

Qua quá trình thuần hố tơm càng xanh từ Malaisia, Úc mà ở Hawaii, Malecha
(1992) [32] đã theo dõi cho kết quả rằng, với nhiệt độ khoảng 26 – 31oC độ thích hợp
cho hầu hết các giai đoạn của tôm, dao động trong khoảng 26-31 oC, tốt nhất là 28-30
o

C. Nhiệt độ thấp dƣới 13 oC hay trên 38 oC gây chết tơm. Khi nhiệt độ ngồi khoảng

22-33 oC hoạt động, sinh trƣởng và sinh sản của tôm sẽ bị suy giảm. Nhiệt độ cao
thƣờng làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ [31].
b. pH
Theo New và Valenti (2000) [37] thì mức pH tối ƣu cho phát triển của ấu trùng
tôm càng xanh nằm trong khoảng (7,0 – 8,5). Mặt khác, để có nƣớc ƣơng ấu trùng thì
ngƣời ta phải dùng nƣớc biển đƣợc vận chuyển đến trại giống và pha với nguồn nƣớc
hiện có ở địa điểm sản xuất. Theo New và Shingolka (1985) [34] nguồn nƣớc biển
thƣờng có pH dao động từ 7,8 – 8,3 và pH của nƣớc giếng ở các vùng ven biển
thƣờng dao động từ 7,1 – 7,5. Do vậy hai loại nƣớc này nếu đƣợc pha vào nhau sẽ
cho pH thích hợp.
c. Oxy hồ tan
Theo nhiều tác giả Aquacop (1983) [18], Fujimura và Okamoto (1972) [26],
Ling (1969) [30], New (1990) [35] đều thống nhất lƣợng oxy hoà tan trong bể là 6 – 9
mg/l. Trong điều kiện sản xuất giống và nếu đảm bảo sục khí đầy đủ thì khơng cần
phải kiểm tra hàm lƣợng oxy hoà tan trong bể .
Nhu cầu oxy cho hô hấp của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giai đoạn phát
triển của tôm, nhiệt độ, độ mặn… Đối với tôm con, oxy tối thiểu phải trên 2,1 mg/l ở



13

nhiệt độ 23 oC, trên 2,9mg/l ở 28 oC và 4,7 mg/l ở 33 oC. Tôm lớn cần nhiều oxy hơn
tôm nhỏ [5; 38].
d. Ánh sáng
Tác động của ánh sáng đến ấu trùng còn liên quan đến màu sắc của bể ƣơng
bởi vì màu sắc bể phản chiếu ánh sáng truyền vào. Theo Phạm Văn Tình (2004) [13]
nếu sơn bể màu trắng, ánh sáng chiếu vào bể sẽ bị phản chiếu trở lại làm cho ấu trùng
bị lầm dẫn đến rối loạn sinh lý. Các báo cáo về nuôi ấu trùng tơm càng xanh thành
cơng thì cƣờng độ ánh sáng trong khoảng 250 – 6500 lux.
e. Nồng độ muối
Có nhiều ý kiến khác nhau về ngƣỡng nồng độ muối ƣơng ấu trùng tôm càng
xanh, nhƣng thƣờng dao động từ 10–15‰ [37]. Nguyễn Việt Thắng (1993) [9],
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2002) [11] đã chọn độ mặn là 12 ‰ trong suốt q trình
ƣơng ni của mình. Ngồi ra, tác giả cịn cho biết một số ấu trùng ngẫu nhiên cịn
sống sót trong bể ni tơm bố mẹ có độ mặn thấp (4–6‰) vẫn biến thái thành hậu ấu
trùng. Điều này cho thấy ấu trùng tơm càng xanh có khả năng chịu nồng độ mặn dao
động lớn.
f. Chất có chứa nitơ
Chất lƣợng nƣớc trong bể ƣơng rất dễ bị biến đổi chính do sản phẩm bài tiết của
ấu trùng, artermia và do sự phân huỷ của thức ăn thừa. Một vài biến đổi có thể rất có
hại cho ấu trùng. Nguy hiểm nhất là sự tăng ammonia chƣa ion hoá (NH3), chất này
làm tăng pH và nitrite [34]. Aquacop (1983) [18], Griessinger (1986) [27] đã xác định
ngƣỡng sinh lý của một số hợp chất nitơ đối với ấu trùng tôm càng xanh trong môi
trƣờng ƣơng: NH4+ là 0,005 – 1,000 mg/l; NO2 là 0,002 – 0,350 mg/l; NO3 là 0,5 –
3,5 mg/l.
1.5. Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi giới tính và sản xuất tơm càng xanh
tồn đực
Hiện nay các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu tìm kiếm những phƣơng

thức để chuyển đổi giới tính tơm càng xanh từ cái sang đực nhằm tiến đến mục tiêu
nâng cao năng suất và giá trị của tôm nuôi thƣơng phẩm. Việc nghiên cứu sử dụng
hormone có bản chất steroid đã thử nghiệm trên tôm càng xanh nhƣng kết quả chƣa
thành công do chƣa xác định đƣợc giai đoạn ban đầu của sự biệt hố giới tính, thời


14

gian xử lý thích hợp cũng nhƣ các yếu tố mơi trƣờng ảnh hƣởng đến q trình biệt
hố giới tính [12].
Các nhà khoa học Israel đã thành công trong việc tạo đàn tôm thế hệ F1 thông
qua chuyển đổi giới tính thế hệ mẹ bằng phƣơng pháp vật lý loại bỏ tuyến đực trong
thời kỳ giới tính chƣa biệt hóa. Nét độc đáo của phƣơng pháp này là không sử dụng
hormone và khơng biến đổi kiểu gen, do đó sản phẩm dễ dàng đƣợc chấp nhận bởi thị
trƣờng hiện tại và trong tƣơng lai. Tuy nhiên, việc chuyển đổi giới tính tạo tơm càng
xanh cái giả bằng kỹ thuật vi phẫu loại bỏ tuyến đực lần đầu tiên đƣợc thực hiện ở
Israel nhƣng chỉ thành cơng trong phạm vi thí nghiệm nhỏ [42; 43]. Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản II là nơi đầu tiên ứng dụng kỹ thuật này thành công tại Việt Nam
[4].
a. Cơ sở khoa học của việc sản xuất giống tơm càng xanh tồn đực bằng
phương pháp lọai bỏ tuyến đực
Nhƣ đã trình bày ở trên, tôm càng xanh cái trong tự nhiên mang bộ NST giới
tính WZ và tơm đực với bộ NST giới tính ZZ. Khi giao phối tạo thế hệ con F1 sẽ có
kiểu di truyền NST giới tính theo tỷ lệ 50% ZZ : 50% WZ, tƣơng ứng với kiểu hình là
50% tôm đực và 50% tôm cái.
Sơ đồ lai của tôm càng xanh bình thƣờng trong tự nhiên
Tơm cái WZ

x


ZZ

Giao tử:

x

Z

Thế hệ con F1:

W, Z

50% WZ : 50% ZZ

Tôm đực

(50% tôm cái : 50% tôm đực)

Sau khi tôm càng xanh đực đã chuyển đổi giới tính thành con cái. Con cái này
vẫn mang bộ NST giới tính của con đực ZZ (con cái giả). Tôm cái giả giao phối với
tôm đực bình thƣờng sẽ tạo ra một ra thế hệ con F1 chỉ có duy nhất một kiểu NST giới
tính ZZ, tƣơng ứng với kiểu hình tồn đực theo sơ đồ lai minh họa theo mơ hình
chuyển giới tính tạo tơm càng xanh toàn đực của [42].


15

Sơ đồ lai giữa tôm cái giả và tôm đực bình thƣờng:
Tơm cái giả


ZZ

Giao tử:

Z

Thế hệ F1

x

ZZ

x

Z

100% ZZ

tơm đực

(100% tơm đực)

b. Khả năng chuyển đổi giới tính bằng nhiệt độ và các thí nghiệm về nhiệt độ
Ở một số lồi động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng yếu tố mơi
trƣờng có khả năng xác định giới tính đực và cái trong giai đoạn phát triển, trong các
sinh vật khác nhau: cá, lồi bị sát, giun trịn và động vật giáp xác [16; 29]. Charnove
và Bull (1977) [21] đã đề xuất một lời giải thích về sự thích nghi của yếu tố mơi
trƣờng xác định giới tính đực và cái, trong cùng một sinh cảnh sự không đồng đều của
môi trƣờng và các yếu tố môi trƣờng có tác dụng khác nhau lên sự phát triển để thành
đực và cái. Mơi trƣờng đó nhƣ là một cơ chế riêng có khả năng lớn nhất quyết định

đến giới tính của lồi đó trong tƣơng lai. Chẳng hạn nhƣ: rùa tai đỏ (Trachemys
Scripta) là một lồi mà giới tính đƣợc xác định do yếu tố nhiệt độ, trong điều kiện
nhiệt độ ấm 31oC sẽ tạo ra tất cả con rùa đều là cái, trong khi đó nhiệt độ lạnh 26 oC
tạo ra tất cả đều là con đực và nếu nhiệt độ trung bình giữa 29 oC đến 30 oC cho kết
quả khác nhau về tỷ lệ còn đực và cái [48].
Nhiệt độ là một yếu tố rất quan trọng đến sự tăng trƣởng và tỷ lệ sống cũng nhƣ
quá trình lột xác và phát triển của ấu trùng tơm càng xanh, nhiệt độ thích hợp cho
ƣơng ni là 24 - 31oC. Nhiệt độ thấp dƣới 24-26oC sẽ kéo dài thời gian phát triển và
ấu trùng sẽ chậm lớn. Nhƣng nhiệt độ cao trên 33 oC sẽ dễ gây chết ấu trùng [6].
Soundarapandian và ctv (1995) [46] lại cho rằng nhiệt độ khoảng 27 – 33 oC sẽ
không ảnh hƣởng đến thời gian xuất hiện đầu tiên của hậu ấu trùng mà có chỉ có ảnh
hƣởng đến thời gian chuyển hoàn toàn thành hậu ấu trùng nhƣ: nhiệt độ nƣớc trung
bình 26,9 oC thời gian chuyển thành hồn tồn thành hậu ấu trùng khoảng 42,1 ngày
và khi nhiệt độ nƣớc trung bình 33,3 oC thời gian chuyển thành hồn toàn hậu ấu
trùng sẽ khoảng 35,2 ngày.


16

Theo Nguyễn Việt Thắng (1993) [9] đã nghiên cứu về ngƣỡng nhiệt phát triển
của ấu trùng cho thấy 100% ấu trùng tôm càng xanh chết sau 18 giờ ở nhiệt độ 20oC.
Với nhiệt độ 21oC và 22 oC chúng sống đƣợc sau 48 giờ tƣơng ứng là 27% và 87%.
Theo dõi sự biến thái của ấu trùng ở 21 oC sau 48 giờ ở các giai đoạn II, V và X đều
thấy chúng chuyển đƣợc giai đoạn với các tỷ lệ tƣơng ứng là 3,6 % và 1%. Nhƣ vậy
ngƣỡng nhiệt dƣới của sự phát triển ấu trùng tôm càng xanh trong khoảng 20-21oC và
từ giới hạn nhiệt độ này, khi nhiệt độ tăng lên, thời gian để chúng phát triển đƣợc rút
ngắn lại [39]. Chúng ta biết rằng ngƣỡng nhiệt trên đã đƣợc nhiều tác giả nhƣ
Fujimura và Okamoto (1972) [26], Ling (1969) [30] và New M.B (1985) [34], xác
định là 33-34 oC. Các tác giả đều cho rằng nhiệt độ tối ƣu từ 26 - 31 oC, dƣới 24-26 oC
ấu trùng phát triển không tốt.

Tôm là loại động vật máu lạnh tức là nhiệt độ của cơ thể chúng xấp xỉ nhiệt độ
môi trƣờng xung quanh, tốc độ các q trình sinh hóa trong cơ thể chúng cũng phụ
thuộc vào nhiệt độ, thơng thƣờng q trình sinh hóa tăng khoảng hai lần khi nhiệt độ
tăng thêm 10 oC. Các thủy động vật có cơ hội sống sót nhiều hơn khi nhiệt độ thay đổi
chậm (không quá 2 oC/ngày), sự thay đổi đột ngột nhiệt độ trên 0,5 oC/phút trong
khoảng 5 oC đẫn tới sốc nhiệt và có thể chết, chúng có thể chịu đựng đƣợc mức độ
thay đổi 0,2 oC/phút nhƣng tổng thể nhiệt độ thay đổi không q 5 oC [14].
1.6. Tình hình ni tơm càng xanh trên thế giới và Việt Nam
a. Thế giới
TCX là loài tôm nuôi nƣớc ngọt, đã đƣợc nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Châu Á, Thái Bình Dƣơng, đặc biệt là các nƣớc vùng Đông Nam Á, tôm
càng xanh đã đƣợc đầu tƣ nghiên cứu và nuôi ở nhiều loại thủy vực với nhiều mơ
hình ni khác nhau. Thái Lan và Malaysia là một trong những nƣớc có nghề nuôi
tôm càng xanh phát triển mạnh, với những công nghệ ni tơm thƣơng phẩm, những
quy trình sản xuất giống đặc sắc [Error! Reference source not found.]. Trung Quốc,
Ấn Độ cũng đƣợc xem là hai quốc gia khá thành công trong chƣơng trình sản xuất
giống và ni tơm thƣơng phẩm trên các thủy vực nƣớc ngọt lớn [35]. Ở Trung Cận
Đơng, Israel là nƣớc có nhiều nghiên cứu thành cơng trong lĩnh vực sinh lý sinh sản
và kỹ thuật di truyền tôm càng xanh. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, tôm càng xanh đƣợc du
nhập và sản xuất giống trong các hệ thống tuần hồn có điều chỉnh nhiệt độ [36; 39].


×