Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống và ảnh hưởng của công thức phân bón đến năng suất dược liệu cây chè dây ampelopsis cantoniensis hook et arn planch) tại huyện sa pa tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TÔ MINH KIÊN

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
MẪU GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CƠNG THỨC PHÂN
BĨN ĐẾN NĂNG SUẤT DƯỢC LIỆU CÂY CHÈ DÂY
(Ampelopsis cantoniensis (Hook.et Arn) Planch)
TẠI HUYỆN SA PA- TỈNH LÀO CAI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ninh Thị Phíp

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này được hồn thành bằng sự nhận thức chính xác
của bản thân.
Các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp dỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích


dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Tô Minh Kiên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ, bạn bè và ngưởi thân.
Trước tiên, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm
ơn tới PGS. TS. Ninh Thị Phíp – Bộ môn Cây Công nghiệp và Cây thuốc, Khoa Nông
học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài và hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Cây Công nghiệp và
Cây thuốc đã tạo điều kiện góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn cán bộ, đồng nghiệp công tác tại Bộ môn Cây Công
nghiệp và Cây thuốc, Viện Dược liệu; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào
Cai; Ủy Ban nhân dân huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Traphaco Sa Pa đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong q trình điều tra, phân
tích và thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và
bạn bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh

thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Tô Minh Kiên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.2.1.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2


1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

1.4.

Phạm vi giới hạn của đề tài................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Giới thiệu chung ................................................................................................. 4

2.1.1.

Nguồn gốc xuất xứ, phân bố cây Chè dây .......................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm thực vật học cây Chè dây .................................................................. 5


2.1.3.

Thành phần hóa học ............................................................................................ 6

2.2.

Giá trị sử dụng .................................................................................................... 8

2.3.

Các nghiên cứu về cây Chè dây ở Việt Nam ...................................................... 9

2.4.

Cơ sở khoa học của biện pháp bón phân cho cây trồng ................................... 11

2.4.1.

Cơ sở khoa học của bón phân ........................................................................... 12

2.4.2.

Một số kết quả nghiên cứu phân bón cho cây trồng ......................................... 14

2.5.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Sa Pa ............................................... 17

2.5.1.


Vị trí địa lý ........................................................................................................ 17

2.5.2.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 17

2.6.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu tỉnh Lào Cai ............................... 19

iii


Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 26
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 26

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 26

3.3.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26


3.4.1.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống
Chè dây được trồng tại Sa Pa, Lào Cai ............................................................. 26

3.4.2.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và tỷ lệ phân bón
NPK đến sinh trưởng, năng suất và phẩm cấp Chè dây Sa Pa. ........................ 27

3.5.

Quy trình kỹ thuật trồng Chè dây ..................................................................... 28

3.5.1.

Làm hom giống ................................................................................................. 28

3.5.2.

Kỹ thuật trồng ................................................................................................... 29

3.5.3.

Đóng gói và bảo quản tại chỗ. .......................................................................... 31

3.6.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 32


3.6.1.

Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của một số mẫu giống Chè dây ................. 32

3.6.2.

Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển ............................................................... 33

3.6.3.

Chỉ tiêu sinh lý và năng suất ............................................................................. 33

3.6.4.

Theo dõi mức độ sâu bệnh hại .......................................................................... 34

3.7.

Phương pháp xử lý số liệu. ............................................................................... 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 35
4.1.

Thí nghiệm 1: Đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống Chè dây ......... 35

4.1.1.

Đặc điểm hình thái của một số mẫu giống Chè dây ......................................... 35

4.1.2.


Đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số mẫu giống Chè dây ..................... 41

4.1.3.

Một số chỉ tiêu sinh lý của một số mẫu giống Chè dây .................................... 44

4.1.4.

Ảnh hưởng của một số mẫu giống Chè dây đến một số chỉ tiêu năng suất. ........... 47

4.2.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và tỷ lệ phân bón
npk đến sinh trưởng, năng suất và phẩm cấp Chè dây ..................................... 49

4.2.1.

Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của
cây Chè dây ...................................................................................................... 49

4.2.2.

Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
cây Chè dây ...................................................................................................... 50

4.2.3.

Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Chè dây ........................ 52


iv


4.2.4.

Động thái tăng trưởng đường kính thân ........................................................... 53

4.2.5.

Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh lý ...................................... 55

4.2.6.

Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây Chè dây ......... 58

4.2.7.

Ảnh hưởng của cơng thức phân bón đến một số chỉ tiêu năng suất ................. 59

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 62
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 62

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 62

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 63
Phụ lục .......................................................................................................................... 77


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động

ĐC

Đối chứng

MDA

Malonyl dialdehyd

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD0,05


Mức sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất ở độ tin cậy 95%

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NST

Ngày sau trồng

NSTT

Năng suất thực thu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích trồng một số cây dược liệu tại Sa Pa giai đoạn 2012-2015 .......... 21
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai
năm 2015 ...................................................................................................... 23
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái rễ của một số mẫu giống Chè dây ................................ 35
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái thân của một số mẫu giống Chè dây............................. 36
Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái lá của một số mẫu giống Chè dây................................. 36
Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái lá của một số mẫu giống Chè dây (tiếp) ....................... 38

Bảng 4.5. Thời gian ra hoa, thời gian ra quả, số quả/cây và số hạt/quả của một số
mẫu giống Chè dây ...................................................................................... 40
Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng chiều cao của một số mẫu giống Chè dây ............... 42
Bảng 4.7. Động thái tăng trưởng số lá của một số mẫu giống Chè dây ....................... 43
Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng số nhánh của một số mẫu giống Chè dây ................ 44
Bảng 4.9. Chỉ số diện tích lá của một số mẫu giống Chè dây tại thời điểm thu hoạch ....... 45
Bảng 4.10. Khả năng tích lũy chất khơ của một số mẫu giống Chè dây ........................ 46
Bảng 4.11. Năng suất thân lá của một số mẫu giống Chè dây ....................................... 48
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn
của cây Chè dây ........................................................................................... 49
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Chè dây..... 51
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Chè dây ................... 52
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính thân của cây chè dây................. 54
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón đến chí số diện tích lá tại thời điểm thu
hoạch của cây Chè dây ................................................................................. 55
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng chất khơ tích luỹ tại thời
điểm thu hoạch của cây Chè dây.................................................................. 57
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại ......................... 59
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của cơng thức phân bón đến năng suất Chè dây ....................... 60

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cành mang hoa, ảnh nhỏ góc trái là cành mang quả già sản xuất từ
Chè dây .......................................................................................................... 3
Hình 1.2. Hộp thuốc Ampelop ....................................................................................... 3
Hình 4.1. Đặc điểm hình thái của 5 mẫu giống Chè dây: Sa Pa, Lai Châu thân
đỏ, Lai Châu thân xanh, Bắc Giang, Sơn La (lần lượt từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới) ...................................................................................... 37

Hình 4.2. Đặc điểm hình thái lá của 5 mẫu giống Chè dây: Sa Pa, Lai Châu thân
đỏ, Lai Châu thân xanh, Bắc Giang, Sơn La (lần lượt từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới) ...................................................................................... 39

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Tơ Minh Kiên
Tên Luận văn: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống Chè dây và
ảnh hưởng của công thức phân bón đến năng suất của cây Chè dây (Ampelopsis
cantoniensis) tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển và năng suất dược liệu
của cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) làm cơ sở góp phần xác định giống Chè dây
phù hợp làm dược liệu.
Xác định được tỷ lệ và liều lượng phân bón phù hợp cho cây Chè dây góp phần
hồn thiện quy trình trồng, chăm sóc cây Chè dây tại huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Vật liệu gồm các mẫu giống Chè dây được thu thập tại các tỉnh miền núi phía
Bắc và các loại phân bón cho Chè dây.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 5 mẫu
giống Chè dây và 3 lần nhắc lại.

- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây Chè dây đƣợc quy định
trong QCVN 01-38: 2010.
- Số liệu được xử lý bằng Chương trình Microsoft Office Excel và Phần mềm
IRRISTAT 4.0.
Kết quả chính và kết luận
1. Trong các mẫu giống, mẫu giống G1 và G3 có đặc điểm nơng sinh học tốt
hơn. Sự sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống là khác nhau trong đó mẫu giống
Sa Pa có chiều dài rễ, chiều cao cây, đường kính thân, chiều rộng lá lớn nhất.
2. Các mẫu giống khác nhau khả năng tích lũy chất khô và năng suất là khác
nhau. Mẫu giống G1 (Sa Pa) và G5 (Sơn La) năng suất thực thu cao hơn ở cả 2 vụ vụ
xuân và vụ thu ở cùng mức sai khác có ý nghĩa. Mẫu giống G5 (Sơn La) cho năng suất
thực thu cao hơn các mẫu giống còn lại, đạt 3,76 tấn/ha.
3. Tỷ lệ và liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh
trưởng và sinh lý của cây chè dây là khác nhau, công thức tỷ lệ NPK 2: 3: 2 (T3) và

ix


công thức liều lượng (90 N/ha) là 2 công thức chính quyết định đến các chỉ tiêu sinh
trưởng và sinh lý của cây Chè dây. Trong đó, tổ hợp cơng thức T3L2 (2 tấn phân vi sinh
+ 90 kg N : 135 kg P2O5 : 90 kg K2O) cho chiều cao cây, số lá trung bình, chỉ số diện
tích lá cao nhất lần lượt là: (77,12 cm; 20,80 lá/cây; LAI= 2,84 m2 lá/m2 đất).
4. Tỷ lệ và liều lượng phân bón có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô và
năng suất cây Chè dây. Ở công thức tỷ lệ T3 và công thức liều lượng L2 cho khối lượng
khô cao nhất (lần lượt là: 41,32 g/cây; 43,39 g/cây). Tổ hợp công thức T3L2 cho năng
suất thực thu cao nhất (3,53 tấn/ha/lứa).

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: To Minh Kien
Thesis title: Evaluation of agro-biotic characteristics of some Ampelopsis cantoniensis
varieties and effect of the fertilizer formula to the productivity of Ampelopsis
cantoniensis in Sa Pa district, Lao Cai province.
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To evaluate morphological, growth, development and medicine productivity
characteristics of Ampelopsis cantoniensis as a basis contributing to identify suitable
Ampelopsis cantoniensis varieties for medicinal.
Determine the rate and appropriate fertilizer dosage for Ampelopsis cantoniensis
contributing to improve the planting process, take care of Ampelopsis cantoniensis in Sa
Pa district, Lao Cai province.
Materials and Methods
- Materials include samples of Ampelopsis cantoniensis varieties collected in the
northern mountainous provinces and fertilizers for Ampelopsis cantoniensis.
- The experiment was arranged in randomized Complete Design (RCB) with 5
samples of Ampelopsis cantoniensis varieties and repeat three times.
- Evaluation of level of pest infestation of Ampelopsis cantoniensis specified in
QCVN 01-38: 2010.
- Data is processed by the Microsoft Office Excel program and Software
IRRISTAT 4.0.
Main findings and conclusions
1. In variety samples, G1 and G3 samples had better bio-agronomic
characteristics. The growth and development of the variety is different, in that the root
length, tree height, stem diameter, leaf width of Sa Pa variety were the largest.

2. Different varieties have the ability to accumulate dry matter and yield
differently. G1 (Sa Pa) and G5 (Son La) varieties had higher actual yield in both spring
and autumn seasons at the same level of significant difference. The G5 variety (Son La)
gave actual yield higher than the other varieties, reaching 3.76 tons / ha.

xi


3. Rate and dose of different fertilizers affecting the growth and physiological
of Ampelopsis cantoniensis were different. Formula 2: 3: 2 (T3) and dosage formulation
(90 N/ha) were the two main formulas of growth and physiology targets of Ampelopsis
cantoniensis. Inside T3L2 formula complex (2 tons of micro-organic fertilizer + 90 kg
N : 135 kg P2O5 : 90 kg K2O) gave tree height, average leaf number, leaf area index was
highest (77.12 cm, 20.80 leaves / tree, LAI = 2.84 m2 leaf/ m2).
4. The rates and doses of different fertilizers affected to ability to accumulate dry
matter and perfomance of Ampelopsis cantoniensis. In the T3 formula and the dose
formula L2 gave the highest dry weight (41.32 g/tree, 43.39 g/tree respectively). T3L2
formula complex gave actual yield the hightest (3.53 tons/ha/litter).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay con người đang có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc
có nguồn gốc tự nhiên hơn là hóa chất làm thuốc (Lê Trần Đức, 1997); (Lê Khúc
Hạo và cs.,2006). Xu hướng này đã tác động đến việc sản xuất, thu hái, chế biến,
lưu thông, tiêu thụ, sử dụng và đặc biệt là công tác nghiên cứu về phát triển dược
liệu và đông dược ở Việt Nam (Nguyễn Thượng Dong, 2006). Trong số đó, Chè
dây là một loại cây có giá trị về mặt dược liệu rất quý: giúp tiêu hóa tốt, dễ ngủ,

có tác dụng chữa bệnh dạ dày, tá tràng, giúp cho bệnh loét dạ dày liền sẹo…
Chè dây hay bạch liễm (danh pháp: Ampelopsis cantoniensis) là một
loài thực vật hai lá mầm trong họ Nho. Loài này được (Hook. & Arn.) K.
Koch miêu tả khoa học đầu tiên năm 1853, còn gọi là Thau rả (tiếng Nùng), Khau
rả (tiếng Tày), Hồng huyết long, Điền bổ trà, Ngưu khiên tỵ,… Chè dây sinh
trưởng tự nhiên trên các triền núi tại các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu,…
Kết quả phân tích thành phần của Chè dây cho thấy, đó là một loại dược liệu
giàu chất flavonoid tồn phần chiếm 18,15±0,36% trong đó myricetin chiếm
5,32±0,04% và tanin (10,82 - 13,30%); chứa 2 loại đường Glucase và Rhamnese. Kết
quả nghiên cứu về tính an tồn cho thấy, thành phần hóa học của Chè dây khơng có
những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin,… (Phùng Thị Vinh, 1995).
Chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp
cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá
tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng
hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của Chè dây từ 8 đến 9 ngày,
và Alusi là 17 ngày (Phạm Thanh Kỳ, 2001).
Với khí hậu thuận lợi cho phát triển cây dược liệu của tỉnh Lào Cai, thời
gian qua tỉnh Lào Cai luôn quan tâm đến phát triển vùng dược liệu và chế biến
dược liệu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg
ngày 30/10/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Thông báo Kết luận số 220/TB-VPCP
ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn
quốc về phát triển dược liệu Việt Nam. Chính phủ đồng ý cho tỉnh Lào Cai làm
thí điểm một số cơ chế phát triển dược liệu, y dược cổ truyền.

1


Đặc biệt, Sa Pa là vùng có khí hậu rất phù hợp cho việc phát triển các
loài cây dược liệu, nơi có nhiều người dân thuộc các dân tộc thiểu số, những

người mà cuộc sống của họ chủ yếu gắn bó vào nguồn tài ngun rừng. Vì thế,
việc phát triển các lồi cây ngắn ngày nói chung và cây dược liệu nói riêng
nhanh cho sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người
dân tộc thiểu số và người nơng dân nói chung là vấn đề quan trọng và cần
thiết (Trần Quốc Toản, 2005).
Trong đó Chè dây là một trong những loại cây dược liệu quý, có nhiều tác
dụng như chữa bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng, mát gan, giải nhiệt, giải độc
trong cơ thể, xuất hiện ở các vùng núi thuộc Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai
(Vương Thị Hồng Vân, 2002). Nhưng nguồn dược liệu này đang ngày càng cạn
kiệt do khai thác quá mức mà thiếu sự bảo tồn. Trong khi đó, ni trồng và khai
thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mơ nhỏ, chưa có định hướng
phát triển nên dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động. Để
nâng cao giá trị làm thuốc cũng như có nguồn dược liệu bền vững cung cấp cho
thị trường cần chú trọng trong công tác giống, kỹ thuật trồng cũng như vận động
người dân thực hiện tốt quy trình sản xuất Chè dây.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề: “Đánh giá đặc điểm
nông sinh học của một số mẫu giống Chè dây và ảnh hƣởng của cơng thức
phân bón đến năng suất của cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) (Hook.et
Arn) Planch tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển và năng suất dược
liệu của cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) làm cơ sở góp phần xác định
giống Chè dây phù hợp làm dược liệu.
Xác định được tỷ lệ và liều lượng phân bón phù hợp bón cho cây Chè dây
góp phần hồn thiện quy trình trồng, chăm sóc cây Chè dây tại huyện Sa Pa –
tỉnh Lào Cai.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của luận văn sẽ góp phần bổ sung làm tài liệu tham khảo trong

nghiên cứu và giảng dạy về cây Chè dây.

2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là cơng trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao góp phần tuyển chọn
giống và hồn thiện quy trình trồng, chăm sóc cây Chè dây phục vụ sản xuất
dược liệu cho ngành công nghiệp dược.
Ứng dụng những kết quả nghiên cứu về dược học, từ dược liệu Chè dây
trong nước, Công ty Traphaco đã thành công với chế phẩm “Ampelop”, dùng
chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng có hiệu quả.

Hình 1.1. Cành mang hoa, ảnh nhỏ góc trái là
cành mang quả già sản xuất từ Chè dây

Hình 1.2. Hộp thuốc
Ampelop

1.4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện trên các mẫu giống Chè dây thu thập tại một số tỉnh
phía Bắc, trồng tại huyện Sa Pa tỉnh Lào cai. Thí nghiệm phân bón thực hiện
trên giống Chè dây Sa Pa. Thời gian thực hiện Thí nghiệm nghiên cứu giống
từ tháng 2/2017 đến tháng 12/2017. Thí nghiệm phân bón thực hiện trong Vụ
Thu năm 2017. Đề tài chưa có được số liệu về phân tích mẫu đất tại địa bàn
nghiên cứu.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1. Nguồn gốc xuất xứ, phân bố cây Chè dây
Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et Arn) Planch.
Theo hệ thống phân loại Takhtajan 1987 (Bộ môn thực vật, 1997), thuộc ngành
Ngọc Lan (Magnoliophyta), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida), bộ Nho (Vitales),
họ Nho (Vitaceae), chi Ampelopsis, lồi: Ampelopsis cantoniensis và có tên đồng
nghĩa là: Cissus cantoniensis Hook. & Arn (Lê Thanh Sơn, 2012; Nguyễn Tiến
Bân, 2005). Từ năm 1987, hai họ này được tách ra và lập thành bộ Nho (Vitales).
Trong Flore générale de r Indochine, họ Nho mang tên Latin là Ampelidaceae (Bộ
mơn thực vật, 1997; Phạm Hồng Hộ, 1999).
Chè dây cịn có một số tên gọi khác là: Thau rả (tiếng Nùng), Khau rả
(tiếng Tày), Hồng huyết long, Điền bổ trà, Ngưu khiên tỵ, Bạch liễm, Song nho
quảng đông, Trà dây....
Chi Ampelopsis Michx khơng rõ có bao nhiêu lồi trên, chỉ biết rằng ở Ấn Độ
và Trung Quốc có 5 - 6 lồi được mơ tả. Ở Việt Nam có tác giả ước tính tới 5 lồi
(Nguyễn Tiến Bân, 2005). Trong đó, cây Chè dây là lồi được dùng làm thuốc. Lồi
này cịn có ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Ấn Độ và Indonesia.
Theo Võ Văn Chi (1997), Võ Văn Chi (1999), Từ điển bách khoa dược
học (1999), Viện Dược liệu (2004), (Đỗ Huy Bích và cs., 2004) và Đỗ Tất Lợi
(2004) Chè dây có ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Ấn Độ và
Indonesia. Ở Việt Nam, Chè dây phân bố ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai. Sau
đó được phát hiện thêm ở nhiều điểm như Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản
Bạ (Hà Giang); Hương Khê (Hà Tĩnh); Trà My (Quảng Nam); Đak Tô,
Konplông (Kon Tum); K’Bang (Gia Lai) và một số điểm khác ở Nghệ An, Lâm
Đồng và Đồng Nai.
Chè dây là cây ưa ẩm, ưa sáng, có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau.
Cây thường leo trùm lên những cây gỗ nhỏ và cây bụi ở ven rừng ẩm, rừng tái
sinh trên đất sau nương rẫy, độ cao phân bố từ 600 m đến 1600 m. Cây ưa khí
hậu mát và ẩm ở vùng núi; tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc chồi sau khi bị cắt

(Đỗ Huy Bích và cs., 2004).

4


2.1.2. Đặc điểm thực vật học cây Chè dây
Theo Lecomte (Lecomte, 1921), lồi Ampélopsis cantoniensis Planch,
chính là lồi Cissus cantoniensis Hooker et Am (Cissus deversifolia Walp). Theo
Đỗ Huy Bích và cs. (2004) Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) có dạng dây leo
bằng tua cuốn, sống nhiều năm; thân non có màu xanh, thân già màu nâu, thường
leo lên các bụi rậm, cây to khác, hoặc mọc bò lan trên mặt đất, tua cuốn mọc đối
với lá, đầu chẻ đôi.
Từ điển bách khoa dược học (1999) và Viện Dược liệu (2004), mô tả cây
Chè dây như sau: Cây leo. Thân và cành cứng, hình trụ, có lơng nhỏ. Tua cuốn
chẻ đơi, mọc đối diện với lá. Lá kép lông chim, mọc so le, có 7-13 lá chét có
cuống, hình trái xoan, dài 2,5 - 7,5 cm, rộng 1,5-5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép
có ít răng cưa, nhẵn, mặt trên lá khi khơ có những vết trắng loang lổ như bị nấm
mốc, mặt dưới rất nhạt; lá kèm khô xác. Cụm hoa mọc đối diện với lá thành ngù
phân nhiều nhánh, rộng 3 - 6 cm; hoa nhiều màu trắng; đài hoa hình chén, có
lơng mịn, 5 răng ngắn; tràng có 5 cánh, mép hơi nhăn; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu
hình nón, nhẵn, có 2 ơ, mỗi ơ 2 nỗn. Quả mọng, khi chín màu đen; hạt 3-4, thót
lại ở gốc.
Phạm Hồng Hộ (1999), Võ Văn Chi (1997) và Võ Văn Chi (1999) ghi:
Dây leo, cành hình trụ mảnh, tua cuốn đối diện với lá, chia 2- 3 nhánh. Lá hai lần
kép, mang 7 - 12 lá chét mỏng, giịn, mép có răng thấp; gân bên 4 - 5 đôi; lá kèm
gần trịn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3 - 4 nhánh; nụ hoa hình trứng;
hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6x5 mm, màu đen, chứa 3 - 4 hạt.
Lá kép lông chim 1-3 lần, mọc so le, có cuống; lá chét hình xoan hay hình
mác, kích thước 2-5 × 1,5-2,5 cm, đầu nhọn, mép xẻ răng cưa to; mặt trên lá
xanh, mặt dưới có phấn trắng (Lê Đình Bích và Trần Văn Ơn, 2005).

Cụm hoa ngù, phân nhánh, mọc đối diện với lá, cuống cụm hoa nhẵn, dài
3 – 10 cm. Nụ lúc non trịn, sau gần hình trứng. Hoa nhỏ, màu trắng ngà; đài 5;
hợp ở gốc tạo thành hình chén, có lơng mịn; 5 cánh hoa, mép hơi nhẵn; 5 nhị, chỉ
nhị mảnh, bao phấn lõm ở đầu, trung đới màu nâu; có đĩa mật, mép đĩa mật hơi
dày; bầu hình nón, nhẵn, 2 ơ, mỗi ơ có 2 nỗn.
Mùa hoa quả: hoa tháng 6-8, quả già tháng 8-10, quả mọng hình cầu,
đường kính 0,5 cm – 1,0 cm, già màu đỏ, khi chín màu tím đen; 3 – 4 hạt hình
trái xoan, vỏ hạt nhăn nheo (Phạm Hoàng Hộ, 1999).

5


Yêu cầu sinh thái cây Chè dây: Chè dây phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Indonesia. Ở Việt
Nam, Cây Chè dây phân bố tương đối phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền núi phía
bắc và ở một số vùng núi cao trung bình ở phía nam. Bao gồm: Hà Giang, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Điện Biên, Sơn La,
Hịa Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum (Kom Pl ông,
Đăk Glei, Tu Mơ Rông), Gia Lai (Kon Kai kinh), Đăk Lăk (Chư Yang Sin), Đăk
Nông (Đăk Rlấp). Chè dây là cây ưa ẩm, ưa sáng, có thể mọc trên nhiều loại đất
khác nhau. Cây thường leo trùm lên những cây gỗ nhỏ và cây bụi ở ven rừng ẩm,
rừng tái sinh trên đất sau nương rẫy, độ cao phân bố từ 300 m đến trên 800 m.
Cây ưa khí hậu mát và ẩm ở vùng núi; tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc chồi sau
khi bị cắt (Võ Văn Chi, 2011).
Công ty Cổ phần dược liệu Việt Nam (2015) cho biết Chè dây là dạng cây
leo, thân và cành cứng, có tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá. Lá kép, mọc so
le, có 7-13 lá chét, có khi hơn. Mép lá có ít răng cưa, nhẵn, mặt trên khi lá khơ có
những vết trắng loang lổ như bị nấm mốc, mặt dưới rất nhạt. Cụm hoa hình ngù
mọc đối diện với lá, hoa màu trắng. Quả mọng khi chín mầu đen, có 3-4 hạt. Mùa
hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 9. Chè dây mọc hoang, leo lên các cây bụi thấp ở

ven đường hoặc ở rừng thưa. Có nhiều ở Lào Cai, Hồ Bình, Hà Tây, Thái
Ngun, Tun Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An,..
Khả năng tái sinh: Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Hạt nảy mầm vào Vụ
Xuân - Hè năm sau. Cây Chè dây cịn có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị cắt
hoặc bị chặt tới sát gốc. Cây trồng được bằng hạt và bằng cành.
2.1.3. Thành phần hóa học
Ở Việt Nam, thành phần hố học của cây Chè dây đã được nghiên cứu khá
đầy đủ và đã được đưa vào các tài liệu tra cứu: Cây thuốc và động vật làm thuốc
(Viện Dược liệu, 2004) và (Từ điển bách khoa dược học, 1999).
Theo Phùng Thị Vinh (1995), thành phần hóa học lá Chè dây gồm có:
flavonoid, tanin, đường... Nghiên cứu về flavonoid cho thấy: Hàm lượng
flavonoid toàn phần trong lá là 18,15% + 0,36%, bao gồm hai loại flavonoid là
myricetin và 2,3- dihydromyricetin. Trong lá Chè dây có chứa hai đường, có thể
là glucose và rhamnose. Tanin trong lá Chè dây thuộc loại tanin catechic, hàm
lượng tanin 10,82%-13,30%.

6


Theo Phạm Thanh Kỳ và Phùng Thị Vinh (1995), trong Chè dây gồm có
các chất: flavonoid, tanin, acid hữu cơ, đường khử, phytosterol, Mn: 0,7%, Mg:
0,5%, Ca 0,5%, Si: 0,02%, Fe: 0,001%, Ag: 0,001%, Ti: 0,001%.
Flavonoid toàn phần với hệ dung môi Toluen-Ethyacetat-Acid formic
(5:6:1) cho 8 vết. Dùng sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng điều chế phân lập được 2
ílavonoid tinh khiết là myricetin (3, 5, 7, 3’, 4’, 5’- hexahydroxyllavon) và
ampelopsin (2,3-dihydromyricetin). Định lượng riêng biệt 2 thành phần này bằng
HPLC cho kết quả: myricetin 5,32% ± 0,05% và 2,3- dihydromyricetin 53,83% ±
0,75% (Phạm Thanh Kỳ và cs.,1995) và (Phùng Thị Vinh và cs.,1995).
Nguyễn Tiền Quảng (2015), thành phần hóa học của chè dây giàu chất
Flavonoit và tanin, chứa 2 loại đường là Glucase và Rhamnese. Lá chứa Tanin

(10.82 -13.30%), flavonoit toàn phần chiếm 18.15 +/- 0.36% trong đó myricetin
chiếm 5.32+/- 0.04%.
2.1.3.1. Tác dụng dược lý
Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), Chè dây có tác dụng chống lt dạ dày:
Gây lt dạ dày bằng mơ hình Shay trên chuột cống trắng. Flavonoid toàn phần
uống với liều 1g/kg/ngày liền 4 ngày trước khi thất môn vị. Kết quả chỉ số loét ở
lô chứng là 7,1, lô thuốc là 2,66, lt giảm 62,5%. Thể tích dịch vị lơ thuốc giảm
24,4%, độ acid tự do giảm 26,5%, độ acid toàn phần giảm 21,5%.
Tác dụng giảm đau: Gây đau bằng tiêm trong màng bụng 0,1ml/chuột nhắt
trắng trong 20g dung dịch acid acetic 0,1%. Liều flavonoid toàn phần tiêm dưới
da 1g/kg. Kết quả số cơn quặn đau tính cho từng 5 phút một ở lô thuốc giảm 5080% so với lô chứng.
Tác dụng kháng khuẩn: Dùng phương pháp đục lỗ trên môi trường thạch
với 2 nồng độ 0,55 và 1% flavonoid tồn phần. Kết quả thuốc có tác dụng khá
trên Bacillus subtilis ATCC 6633 (nồng độ 1% gần bằng ampicilin 0,2 UI/ml),
B.pumilus ATCC 8241 (mạnh hơn erythromycin 0,2 UI/ml), B.cereus 958 (yếu
hơn tetracychin 2 UI/ml), có tác dụng yếu trên Staphylococcus aureus,
Escherichia coli và khơng có tác dụng trên Shigella.
Tác dụng chống oxy hóa: Phản ứng oxy hóa lypit màng tế bào gan chuột
nhắt trắng sẽ sản sinh ra malonyl dialdehyd (MDA), chất này phản ứng với acid
thiobarbiruric tạo ra một phức có màu. Do cường độ màu ở 532 nm sẽ biết MDA
sinh ra nhiều hay ít- Các thuốc có tác dụng chống oxy hóa sẽ làm hàm lượng MDA
sinh ra giảm đi. Đã thử cao khơ tồn phần chè dây và 2 flavonoid là myricetin và

7


dihydromycicetin, thấy cả 3 chế phẩm đều có tác dụng chống oxy hóa.
Theo Phùng Thị Vinh và cs. (1995), tác dụng chống oxy hóa: Đã thử cao
khơ tồn phần Chè dây và 2 flavonoid là myricetin và dihydromyricetin, thấy cả
3 chế phẩm đều có tác dụng chống oxy hố khá mạnh. Cao khồ tồn phần của lá

chè dây có tác dụng chậm hcfn (hoạt tính chống oxy hố vẫn tăng trong thời gian
theo dõi phản ứng là 30 phút), có thể đây là một hiện tượng hoạt chất có tác dụng
được giải phóng ra từ từ.
Theo Nguyễn Tiền Quảng (2015), chiết xuất từ chè dây có tác dụng cắt
cơn đau dạ dày, liền sẹo ổ loét và diệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter Pylori với tỷ
lệ cao, giải độc gan theo cơ chế chống ơ xy hóa khử gốc tự do và an thần.
Độc tính cấp: Dược liệu dược chiết bằng cách sắc rồi cơ đến tỉ lệ thích
hợp, cho 10 chuột nhắt trắng uống với liều tính ra dược liệu khơ là 500g/kg,
chuột khơng chết, chứng tỏ thuốc có độc tính cấp rất thấp.
Độc tính bán trường diễn: Cho thỏ uống flavonoid tồn phần liều
1g/kg/ngày, liền 30 ngày. Khơng thấy có biểu hiện nhiễm độc về mặt sinh hóa,
huyết học và bệnh lý giải phẫu.
2.1.3.2. Tính vị, cơng năng
Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), Chè dây có vị ngọt, nhạt, tính mát, có
tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, giảm đau, chống viêm.
2.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), thân và lá Chè dây được dùng nấu
nước sống thay chè. Viện y học cổ truyền chiết ra dạng cao khô dùng chữa loét
dạ dày tá tràng.
Trung Quốc dùng Chè dây chữa viêm kết mạc cấp tính, viêm gan thể
hồng đản, cảm mạo, phong nhiệt, viêm họng, mụn nhọt. Dùng toàn cây ngày 1560 g sắc uống, dùng ngoài, lấy cây tươi, dun sôi, xông, chữa viêm kết mạc cấp.
Các bài thuốc sử dụng Chè dây như:
Chữa đau dạ dày: Theo kinh nghiệm của đồng bào Tày, hằng ngày lấy 3050 g dược liệu hãm hoặc sắc uống làm nhiều lần. Một đợt điều trị dùng liên tục
từ 15-30 ngày. Trường Đại học Dược Hà Nội đã chế ra chế phẩm Ampelop có
50% flavonoid Chè dây, mỗi lần dùng 3 viên nang 0,25 g, ngày 2-3 lần.
Phòng bệnh sốt rét: Chè dây 60 g, lá Hồng bì 60 g, rễ Cỏ xước, lá Đại bì,
lá Tía tơ, lá hoặc vỏ cây Vối, rễ Xoan rừng mỗi thứ 12 g, thái nhỏ, phơi khô, sắc
với 400 ml nước còn 100 ml uống hàng ngày, cứ 3 ngày dùng 1 thang.

8



Chữa tê thấp đau nhức: Lá Chè dây tươi giã nát, hơ nóng, gói vào vải
sạch, đắp vào chỗ đau nhức.
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÈ DÂY Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, cây Chè dây được khai thác chủ yếu là từ tự nhiên, Chè dây
mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Lai
Châu…Tuy được biết đến nhiều về tác dụng chữa bệnh nhưng vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu khoa học chuyên sâu và chưa có vùng chuyên canh về cây Chè dây.
Có một số nghiên cứu liên quan đến cây Chè dây đã từng được công bố như sau:
Nghiên cứu tác dụng của Polyphenol cây Chè dây (Ampelopsis
cantoniensis) trên một số chỉ số lipit máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch
ở thỏ uống Cholesteron (Nguyễn Thị Băng Sương và cs.,2004) cho thấy
Polyphenol Chè dây có tác dụng làm giảm các chỉ số triglyceride, cholesterol
toàn phần và LDL-C và làm tăng HDL-C trong huyết tương ở thỏ uống
cholesterol thực nghiệm.
Kết quả nghiên cứu cây Chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày- hành
tá tràng của Phạm Thanh Kỳ và Phùng Thị Vinh (1995) cho thấy Chè dây có tác
dụng làm giảm độ acid của dịch vị, có tác dụng giảm đau, có tác dụng ức chế sự
phát triển của một số chủng vi khuẩn, có tác dụng ức chế các ổ loét.
Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc Ampelop từ Chè dây (Ampelopsis
cantoniensis Planch. Vitaceae) để điều trị loét dạ dày - hành tá tràng và tiếp tục
đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc (Phạm Thanh Kỳ, 2001) cho thấy thuốc
AMPELOP có tác dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng của
bệnh loét dạ dày tá tràng: 39/63 bệnh nhân hết hoàn toàn các triệu chứng sau 1
tuần điều trị, 20/63 bệnh nhân hết các triệu chứng sau 2 tuần điều trị. Sau cả đợt
điều trị, số bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng: 98,41%, chỉ cịn 1 bệnh nhân
khơng hết đau (1,58%). Tỷ lệ liền sẹo ở mức độ tốt và khá: 85,71%, các ổ lt có
kích thước ≤ 1 cm liền sẹo tốt: 93,6%.
Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Chè dây trồng ở Sa Pa (Nguyễn

Thị Ngọc Quý, 2006) cho kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học lá Chè dây
gồm có: flavonoid, tannin, đường… Kết quả nghiên cứu về tính an tồn cho thấy
Chè dây khơng gây ngộ độc cấp tính: khơng gây ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa
sinh và huyết học khi dùng thuốc trong thời gian dài. Một số tác dụng dược lý đã
được khảo sát, kết quả cho thấy Chè dây có khả năng làm giảm độ axid clohydric

9


invitro và độ aixid dịch vị invitro, ức chế các ổ loét, giảm đau, ức chế sự phát
triển của một số chủng vi khuẩn.
Chiết xuất MeOH và H2O của cây Chè dây, và thành phần chính của nó,
myricetin, có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với quá trình oxy hóa LDL gây ra bởi
một ion kim loại (Cu2+) hoặc một gốc tự do (AAPH). Tất cả những chất này
(MeOH, H2O, và myricetin) có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với αtocopherol; và myricetin có hiệu quả ức chế mạnh hơn so với (+) - catechin (một
chất thành phần của trà xanh) có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với q trình oxy
hóa LDL. Vì vậy Chè dây có thể được sử dụng như một phương thuốc để ngăn
ngừa q trình oxy hóa LDL liên quan đến tổn thương xơ vữa động mạch.
Chất Phloretin và 5,7,3', 5'-tetrahydroxyflavanone chiết xuất từ Chè dây
có tác dụng ức chế sản xuất oxit nitric (NO) với giá trị IC50 là 5.2 và 18.5 μM
tương ứng. Tác dụng ức chế của các hợp chất Phloretin và 5,7,3', 5'tetrahydroxyflavanone kèm theo sự giảm oxit nitric tổng hợp (iNOS) do LPS tạo
ra trong các tế bào RAW 264.7. Các kết quả cho thấy Chè dây có thể được sử
dụng có lợi trong điều trị bệnh viêm (Phạm Thanh Kỳ và Phùng Thị Vinh, 1995).
Theo kết quả điều tra của Traphaco, 2014 cho thấy Chè dây là cây sinh
trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm. Cây rụng lá và gần như tạm ngừng
sinh trưởng trong mùa đông, đến mùa xuân năm sau lại bắt đầu vào chu trình sinh
trưởng mới. Cây Chè dây cịn có khả năng tái sinh chồi bất định gần như quanh
năm, nhất là sau tác động bị cắt cành khi thu hái. Mặc dù về mức độ tái sinh chồi
cũng như về khả năng phát triển thành cành thứ cấp sau đó, có thể khác nhau tùy
thuộc vào thời điểm bị tác động. Song với khả năng tái sinh và sinh trưởng phát

triển như vậy, đã cho phép người ta thu hái phần cành non và lá tới 3 lần (thậm
chí 4 lần) trong một năm và tổng khối lượng thu hái được nhìn chung năm sau sẽ
lớn hơn năm trước cho tới một hằng số. Đây là một nhận xét có cơ sở khoa học,
bởi lẽ do bị cắt thường xuyên nên số chồi mới mọc ra cùng lứa ở năm sau sẽ
nhiều hơn năm trước.
Trong tự nhiên, cây Chè dây mọc từ hạt, ước tính sau 2-3 năm tuổi sẽ ra
hoa quả lứa đầu. Đối với những cây tái sinh chồi (sau khi bị cắt), có thể ra hoa
quả vào năm sau, khi những cành tái sinh này được khoảng 1 năm tuổi. Hậu quả
là các cây Chè dây nếu thu hái liên tục 3 lần/năm, sẽ không có khả năng ra hoa
quả. Cây Chè dây có khả năng tái sinh chồi tự nhiên rất khỏe. Tùy thời vụ thu
hái, sau khi cắt 8-15 ngày bắt đầu mọc chồi và từ mỗi cành bị cắt sẽ mọc ra 1-3

10


chồi. Chồi mọc ra vào Vụ Xuân-Hè (sau lứa cắt thứ nhất 15 tháng 3 đến 15 tháng
4) sinh trưởng phát triển mạnh nhất, sau gần 4 tháng có chiều dài 70 – 120 cm và
phần lớn đã mọc ra chồi nhánh cấp III, một số cành mọc ra chồi cấp IV.
Kỹ thuật thu hái: Dùng dao hoặc liềm cắt lấy phần cành non, tính từ đầu
cành dài 40-70 cm. Đây là phần cành mang nhiều lá bánh tẻ và lá non. Các cành
thu hái được bó thành bó hoặc đựng trong các bao, túi sạch để dễ vận chuyển về
nơi chế biến.
Đối với những cây Chè dây thu hái lần đầu, nếu leo cao, nên kéo cả cây
xuống. Sau khi cắt lấy cành mang lá, tìm cách đưa tất cả phần còn lại của cây
Chè dây, cho trùm lên các cây bụi thấp ở bên cạnh. Thậm chí có thể rải các phần
cịn lại đó ra ngay xung quanh gốc. Việc làm này không làm chết cây Chè dây,
sau 1-2 năm cịn tạo thành một khóm Chè dây lớn ở dưới thấp, dễ dàng thu hái.
Về kỹ thuật sơ chế biến Chè dây kết quả điều tra cho thấy: người dân chế
biến Chè dây theo kinh nghiệm là sao héo và ủ qua đêm trước khi đem phơi.
Công đoạn ủ thường được người dân gọi là "ủ mốc" bởi sau khi để qua đêm đến

hôm sau trên bề mặt lá Chè dây, đặc biệt là mặt sau xuất hiện các đốm trắng kết
tinh dày đặc trông như "mốc". Cách chế biến này cho dược liệu Chè dây có màu
sắc "sáng" hơn và có mùi thơm đặc trưng.
Cạo các đốm trắng kể trên, nghiền thành bột và định tính bằng phương
pháp sắc ký lớp mỏng -TLC cho thấy bột có thành phần flavonoid tương tự như
trong lá Chè. Như vậy khâu sao héo có thể được giải thích là q trình dùng nhiệt
để phá hủy hệ thống enzym có trong ngun liệu do đó đình chỉ sự oxy hóa các
chất giúp giữ màu và mùi vị của Chè. Đồng thời khâu sao và ủ có thể đã khiến
flavonoid và một số chất khác thoát một phần ra bề mặt lá tạo các đốm kết tinh
khiến dược liệu có mùi thơm đặc trưng.
2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BIỆN PHÁP BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG
Đối với cây trồng nói chung và cây Chè dây nói riêng, đặc biệt những cây
trồng đối tượng thu hoạch là thân lá, nhất là hoạt chất có nhóm flavonoid,
flavonoid được quyết định bởi các yếu tố có nguồn gốc là phân đạm (N).
Thơng qua việc theo dõi đặc điểm hình thái nơng sinh học của các mẫu
giống. Đề tài nhằm xác nhận một số mẫu giống có khả năng về năng suất cũng
như chất lượng tương đối tốt. Để phát huy hơn nữa khả năng của giống cho năng
suất và chất lượng thường phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp
kỹ thuật trực tiếp nâng cao năng suất và chất lượng là thời vụ, mật độ, phân bón...

11


Đề nâng cao đồng thời cả năng suất và chất lượng cần có hàm lượng phân
bón cao để nâng cao năng suất của giống. Ngoài ta Lào Cai tỉnh vùng cao, địa
hình chia cắt mạnh, cây Chè dây được trồng ở độ cao 600 m – 800 m so với mực
nước biển, trên nền đất feralit đỏ vàng là đất có hàm lượng dinh dưỡng ở mức
khiên tốn.
Vì vậy tác động của phân bón chắc chắn sẽ có hiệu quả đối với cây Chè
dây, do đó Đề tài đã nghiên cứu về vấn đề phân bón.

Bón cho cây trồng thiếu hoặc thừa đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) đều
không tốt. Ba ngun tố này đều có vai trị tối quan trọng trong cây trồng, vì vậy
sự thiếu hay thừa chúng gây ra những rối loạn hay mất cân bằng trong tồn bộ
q trình đồng hóa, dị hóa của cây, trong đó có cây Chè dây, cây Cao su, cây ăn
quả và tất cả các loại cây trồng khác (Vũ Quang Sáng và cs., 2007).
2.4.1. Cơ sở khoa học của bón phân
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần
qua các thời kỳ sinh trưởng để tạo nên một năng suất kinh tế tối đa (Đường Hồng
Dật, 2000; Hồng Văn Cự và cs.,1993).
Phân bón là thức ăn của cây trồng. Phân bón cũng như các biện pháp kỹ
thuật canh tác khác nhau thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến
một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh
thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Do đặc điểm của phản ứng dây
chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà
có thể dẫn đến những tác động rất mạnh nhưng khơng gây ra hiệu quả gì đáng kể,
trong khi đó, những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng
dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn. Bón phân hợp lý có thể khơng cần
sử dụng những lượng phân bón lớn mà có thể đạt được hiệu quả rất cao. Theo
Nguyễn Xuân Quát (1985) để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề
bổ sung thêm chất khống và cải thiện tính chất của bầu cây bằng cách bón phân
là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm
là đạm, lân, kali, và các chất phụ gia.
Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây khơng cao nhưng Nitơ lại có vai trị quan
trọng bậc nhất. Thiếu Nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng
cấu tạo nên các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein

12



×