Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khảo sát tình hình nhiễm bệnh mò bao lông do demodex SPP trên chó tại địa bàn hà nội định loại bằng phương pháp sinh học phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 55 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN LỆ GIANG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH
MỊ BAO LƠNG DO DEMODEX SPP TRÊN CHĨ
TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI, ĐỊNH LOẠI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC PHÂN TỬ

Ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Khánh Linh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Lệ Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Bùi Khánh Linh, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Ký sinh trùng, Khoa Thú Y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng khám và
chăm sóc thú cưng Gaia đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Lệ Giang

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................. 3

2.1.1.


Khái quát chung ................................................................................................. 3

2.1.2.

Vị trí demodex canis ký sinh trên chó trong hệ thống phân loại động vật học.. 3

2.1.3.

Vòng đời phát triển ............................................................................................ 3

2.1.4.

Đặc điểm dịch tễ của demodex canis gây bệnh trên chó ................................... 5

2.1.5.

Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do demodex canis trên chó ...................... 6

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ...................................................... 12

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................................. 12

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 13


2.3.

Phương pháp pcr .............................................................................................. 16

2.3.1.

Phương pháp chiết tách dna ............................................................................. 16

2.3.2.

Mồi đặc hiệu sử dụng trong nghiên cứu .......................................................... 16

2.3.3.

Cách tiến hành phản ứng pcr ........................................................................... 16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 18
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 18

3.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 18

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 18


iii


3.3.1.

Đối tượng nghiên cúu ...................................................................................... 18

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 18

3.4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 18

3.4.1.

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do demodex trên chó tại địa bàn hà nội ... 18

3.4.2.

Mô tả đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do demodex sp. Trên chó .......... 19

3.4.3.

Định loại lồi demodex sp ............................................................................... 19

3.4.4.

Đề xuất biện pháp phòng trị ............................................................................. 19


3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19

3.5.1.

Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin .................................................... 19

3.5.2.

Phương pháp kiểm tra và lấy mẫu trên da ....................................................... 19

3.5.3.

Phương pháp quan sát, đánh giá vùng da tổn thương ...................................... 19

3.5.4.

Phương pháp phân loại lồi demodex sp ......................................................... 20

3.5.5.

Phương pháp phân loại giống chó nội và chó ngoại ........................................ 20

3.5.6.

Phương pháp phân loại nhóm lơng dài và ngắn ở chó ..................................... 20

3.5.7.


Phương pháp đánh giá mức độ gây bệnh của demodex canis trên chó qua biểu
hiện lâm sàng ................................................................................................... 21

3.5.8.

Mùa vụ trong năm ............................................................................................ 21

3.5.9.

Quy định lứa tuổi chó ...................................................................................... 21

3.5.10. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 21
Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 22
4.1.

Khảo sát tình hình nhiễm demodicosis trên chó tại địa bàn hà nội ................. 22

4.1.1.

Tỷ lệ mặc bệnh ngồi da trên chó ni ở địa bàn hà nội ................................. 22

4.1.2.

Kết quả chó mắc demodicosis theo các lứa tuổi .............................................. 23

4.1.3.

Kết quả chó mắc demodicosis theo tính biệt ................................................... 23


4.1.4.

Tỷ lệ truyền lây demodicosis từ mẹ sang con .................................................. 24

4.1.5.

Kết quả chó mắc bệnh demodicosis theo nguồn gốc (nội, ngoại) ................... 25

4.1.6.

Kết quả chó mắc demodicosis theo kiểu lơng (ngắn, dài) ............................... 25

4.1.7.

Kết quả chó mắc bệnh demodicosis theo mùa vụ ............................................ 26

4.1.8.

Sự phân bố vị trí vùng da mắc demodicosis trên cơ thể chó ni nhiễm bệnh 27

4.2.

Định loại demodex sp. ..................................................................................... 28

4.2.1.

Định loại demodex sp. Bằng phương pháp hình thái học ................................ 28

4.2.2.


Định loại demodex canis bằng phương pháp sinh học phân tử ....................... 31

iv


4.3.

Mơ tả bệnh lý lâm sàng của chó do demodex canis......................................... 32

4.4.

Đề xuất biện pháp phòng trị demodicosis ........................................................ 36

4.4.1.

Điều trị ............................................................................................................. 36

4.4.2.

Phòng bệnh ...................................................................................................... 38

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 40
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 40

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 40


Phụ lục 1 ......................................................................................................................... 41
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 42

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ mặc bệnh ngoài da trên chó ni ở địa bàn Hà Nội ............................ 22
Bảng 4.2. Kết quả chó mắc Demodicosis theo các lứa tuổi .......................................... 23
Bảng 4.3. Kết quả chó mắc Demodicosis theo tính biệt ............................................... 24
Bảng 4.4. Tỉ lệ chó con sinh ra nhiễm Demodex sp...................................................... 24
Bảng 4.5. Kết quả chó mắc bệnh Demodicosis theo nguồn gốc chó (nội, ngoại) ......... 25
Bảng 4.6. Kết quả chó mắc Demodicosis theo kiểu lơng (ngắn, dài) ........................... 26
Bảng 4.7. Kết quả chó mắc bệnh Demodicosis theo các tháng trong năm ................... 27
Bảng 4.8. Sự phân bố vị trí nhiễm Demodex sp. Trên cơ thể chó ................................ 28
Bảng 4.9. Các đặc trưng của Demodex sp trên các mẫu thu được ................................ 29
Bảng 4.10. Biểu hiện lâm sàng các thể bệnh của chó mắc bệnh do Demodex sp. .......... 33
Bảng 4.11. Kết quả điều trị Demodicosis........................................................................ 37

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình thái và các giai đoạn phát triển của Demodex canis ............................... 4
Hình 2.2. Vịng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex canis .......................... 4
Hình 3.1. Hình thái của ba lồi Demodex ...................................................................... 20
Hình 4.1. Demodex canis trên vi trường ........................................................................ 30
Hình 4.2. Trứng điển hình của D. canis ......................................................................... 30
Hình 4.3. Kích thước đo được của 1 con Demodex canis .............................................. 30
Hình 4.4. Kết quả điện di trên gel Agarose 1,5%........................................................... 31

Hình 4.5. Demodex canis gây rụng lơng, da bị viêm, nhăn nheo và đóng vảy ở chó .... 32
Hình 4.6. Da chó bị lở loét, đóng vẩy và Demodex canis trên vi trường ....................... 33
Hình 4.7. Demodex sp. gây ra các thể, triệu chứng trên chó ......................................... 34
Hình 4.8. Thuốc Dectomax (doramectin)....................................................................... 37
Hình 4.9. Kết quả điều trị Demodicosis ......................................................................... 38

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Lệ Giang
Tên Luận văn: Khảo sát tình hình nhiễm bệnh mị bao lơng do Demodex spp trên chó
tại địa bàn Hà Nội và định loại bằng phương pháp sinh học phân tử
Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm dịch tễ tại địa điểm nghiên cứu của bệnh mị bao lơng
gây ra bởi Demodex nhằm xác định khả năng gây bệnh để đưa ra biện pháp phịng
chống hiệu quả căn bệnh.
Định danh lồi Demodex ký sinh ở chó tại Hà Nội dưới cấp độ sinh học phân tử.
Phương pháp nghiên cứu


Những chó mắc các bệnh về da đến khám và điều trị tại Phòng khám và chăm
sóc Thú cưng Gaia sẽ được cạo da để kiểm tra sự có mặt của Demodicosis.




Xác định tỷ lệ nhiễm Demodex ở chó và xét mối tương quan về tỷ lệ nhiễm với
độ tuổi, nguồn gốc, tính biệt, mùa vụ, tình trạng lơng, khả năng truyền lây từ mẹ
sang con.



Định loại Demodex dựa vào đặc điểm hình thái.



Định loại bằng phương pháp sinh học phân tử, sử dụng cặp mồi (Forward 5'GACCCGGATTATTATGAGT-3',Reverse 5'-TTAGCTTAATCTTACACTAA3') được thiết kế theo trình tự gen của gen D. canis ở GenBank (No.AB080667).

Kết quả chính và kết luận
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm Demodicosis trong tổng số các trường hợp bị
bệnh về da ở chó tại Hà Nội là 44,2%. Bằng phương pháp sinh học phân tử đã xác định
được chính xác lồi gây Demodicosis trên chó tại địa bàn Hà Nội là Demodex canis,
cùng với việc nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ và đặc tính gây bệnh đã cho ta cái nhìn
tổng quan về căn bệnh, từ đó có thể đưa ra biện pháp phịng trị thích hợp.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Le Giang
Thesis title: Prevalence of Demodicosis in dogs in Hanoi and Demodex spp.
identification by molecular technology.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The main purposes of this study are to determine some epidemiological characteristics
of Demodicosis in dogs and to give some methods of prevention and treatment this
disease. Identificaion of Demodex spp. in dogs in Hanoi by molecular technology.
Materials and Methods


Skin of dogs that show skin diseases lesion were checked under microscope for
Demodicosis at Gaia Pets Clinic & Resort.



Identify the prevalence of Demodicosis in dogs by age, gender, origin, season,
hair condition, ability to transmit from mother to puppy.



Morphological identificaion of Demodex spp.



Molecular
identification
by
GACCCGGATTATTATGAGT-3'
TTAGCTTAATCTTACACTAA-3’,
(No.AB080667)


using
and
were

Forward
primer
5'Reverse
primer
5'published on
GenBank

Main findings and conclusions
This study show that the prevalence of Demodicosis in dogs were infected with
skin disease are 44.2%. By molecular idnetification, has identified the exact cause of
Demodicosis in dogs in Hanoi was Demodex canis. Some
epidermiological
characteristics of Demodicosis in dogs in Hanoi were mentioned.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chó là lồi động vật được thuần hóa từ rất sớm và được nuôi phổ biến ở khắp
các nước trên thế giới. Chúng được biết là lồi động vật thơng minh, dũng cảm,
trung thành và gần gũi với con người. Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống
của con người ngày càng được nâng cao thì các chú chó được ni trong các gia
đình cũng được quan tâm chăm sóc nhiều hơn, bởi lúc này chúng không chỉ đơn
thuần là vật ni trong nhà, mà chiếm vị trí là một người bạn, một thành viên
trong gia đình hay cịn là người đồng nghiệp khi được huấn luyện để đảm

nhiệm những công việc như dẫn đường cho người mù, cứu hộ cứu nạn, tìm
kiếm điều tra tội phạm.
Nước ta cũng có truyền thống ni chó từ xa xưa. Ngồi các giống chó nội
được ni từ lâu đời thì gần đây có rất nhiều giống chó ngoại được nhập vào
nước ta làm phong phú thêm về chủng loại và số lượng các giống chó. Tuy nhiên,
chó là lồi động vật rất mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh, số lượng chó tăng thì
vấn đề về dịch bệnh cũng tăng cao gây thiệt hại khơng nhỏ cho người chăn ni.
Chó có thể mắc nhiều bệnh khác nhau như: bệnh nội khoa, ngoại khoa, sinh
sản, truyền nhiễm và kí sinh trùng. Trong các bệnh trên thì kí sinh trùng là bệnh
tương đối phổ biến trên chó. Ghẻ trứng cá hay mị bao lơng (Demodicosis) là một
trong số các bệnh kí sinh trùng trên chó do Demodex spp. gây nên. Demodex spp.
ký sinh trong bao nang lông và tuyến bã nhờn của da gây viêm ngứa và tổn
thương da, làm giảm sút sức đề kháng của vật nuôi dẫn đến những bệnh kế phát
nguy hiểm khác.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), mò bao lông Demodex canis
chui vào nang lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính, biều bì phồng lên nhanh,
lơng rụng, vi khuẩn khác xâm nhập vào, thường là Staphylococcus chiếm chỗ và
gây thành nốt mụn mủ hoặc áp xe . Ký chủ có thể bị nhiễm độc gầy mịn dần rồi
chết. Demodex canis gây ra viêm nang lông và nhọt ở chó (Sakulploy and
Sangvaranond, 2010), trường hợp bị Demodicosis nặng có thể có hạch to, hơn mê
và sốt do nhiễm khuẩn da kế phát nặng, con vật đau đớn (Mueller, 2011). Các tổn
thương thường xuất hiện ở da trên mặt, tai, cổ, chân, bụng và lưng, có mùi hơi

1


tanh. Chó đờ đẫn khơng cịn nhanh nhẹn, mệt mỏi, ủ rũ, gầy mặc dù ăn rất nhiều
(Sudan, 2013).
Theo Sakulploy and Sangvaranond (2010), có 3 lồi Demodex mà có thể
gây ra Demodicosis ở chó. D. canis gây viêm nang lơng và mụn nhọt ở chó, D.

injai gây ra da nhờn của chó, D. cornei có thể gây ra bệnh ngứa trên da chó.
Nghiên cứu hình thái và đặc điểm sinh học quan sát thấy có ba lồi Demodex
với một số đặc điểm khác biệt (Rojas. 2012). Demodicosis khó điều trị dứt
điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thẩm mĩ của chó. Vì vậy, để góp
phần vào việc phịng trị bệnh, làm giảm thiệt hại cho người nuôi, chúng tơi thực
hiện nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm bệnh mị bao lơng do
Demodex spp trên chó tại địa bàn Hà Nội, định loại bằng phương pháp sinh
học phân tử”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định một số đặc điểm dịch tễ của Demodicosis và loài Demodex phân bố
tại địa điểm nghiên cứu nhằm xác định khả năng gây bệnh để đưa ra biện pháp
phòng chống hiệu quả căn bệnh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên chó có triệu chứng bệnh ngồi da thuộc các giống
chó ni tại Hà Nội ở mọi lứa tuổi khác nhau được đưa đến khám, điều trị tại
Phịng khám và chăm sóc thú cưng GAIA và Demodex sp thu thập tại địa điểm
nghiên cứu.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của
Demodex sp. trên chó.
- Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để chẩn đốn và phịng trị bệnh do
Demodex sp., góp phần khống chế bệnh trong thực tiễn.
- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và bệnh học của bệnh do Demodex sp.
gây bệnh trên chó trong điều kiện ni dưỡng hiện nay ở Hà Nội.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái quát chung
Bệnh Demodicosis là một trong những căn bệnh ngồi da phổ biến ở
chó chủ yếu gây ra bởi ngoại ký sinh trùng có tên khoa học là Demodex canis.
Demodex canis ký sinh trong bao nang lơng và tuyến bã nhờn của da. Chó
nhiễm Demodex canis thường biểu hiện như: ngứa, tổn thương ngồi da, rụng
lơng, thường xuất hiện quanh mắt, hai chân trước hay toàn bộ cơ thể, viêm da
sâu có dịch rỉ, có mủ, mùi hơi tanh, đóng vảy. Ngồi Demodex canis, hiện
nay người ta cịn tìm thấy 2 lồi mới là Demodex injai và Demodex cornei
cũng gây ra bệnh.
2.1.2. Vị trí Demodex canis ký sinh trên chó trong hệ thống phân loại động
vật học
Theo Triệu Nguyên Trung (2013), vị trí Demodex canis ký sinh trên chó
trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Giới: Animalia.
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Arachnida.
Phụ lớp: Acari.
Bộ: Trombidiformes.
Họ: Demodicidae (Mò bao lơng).
Giống: Demodex.
Lồi: Demodex canis, Demodex injai, Dmodex cornei.
2.1.3. Vịng đời phát triển
Vòng đời của Demodex spp. xảy ra trên da chó, được chia làm 4 giai đoạn kéo
dài khoảng 20-35 ngày. Trứng – ấu trùng – tiền nhộng – nhộng – Trưởng thành.

3


Ấu trùng


Trứng

Hình 2.1. Hình thái và các giai đoạn phát triển của Demodex canis

Nguồn: Nguyễn Văn Lương (2015)
Hình 2.2. Vịng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex canis
.

4

Con trưởng
thành


Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), tồn bộ vịng đời ghẻ mị bao
lơng đều phát triển trên cơ thể chó. Thời gian phát triển từ trứng đến con ghẻ
trưởng thành khoảng hai tuần, tùy thuộc vào điều kiện sống của ghẻ và thời tiết,
mùa vụ trong năm.
Theo NaroAier (2013) cho biết: Tồn bộ vịng đời phát triển của Demodex
canis trên cơ thể con chó. Các con cái trưởng thành đẻ trứng trong da chó và phát
triển thành ấu trùng ba đôi chân. Những ấu trùng phát triển thành protonymph và
protonymph này dần dần phát triển thành nymph và phát triển thành con trưởng
thành. Vòng đời phát triển của Demodex canis mất 18-24 ngày trong nang lông
hoặc tuyến bã nhờn
Theo Phạm Văn Kh và Phan Lục (1996), mị bao lơng phát triển trên da vật
chủ. Ấu trùng có ba đơi chân, chắc chắn có ba giai đoạn thiếu trùng. Mị
Demodex chịu đựng khá tốt, có thể sống vài ngày ngồi cơ thể vật chủ ở nơi ẩm.
Trong điều kiện thực nghiệm sống được 21 ngày trên một miếng da để ở nơi ẩm
và lạnh.

2.1.4. Đặc điểm dịch tễ của Demodex canis gây bệnh trên chó
Nghiên cứu dịch tễ học cho ta cơ sở phịng trị bệnh do Demodex canis có
hiệu quả. Sự phát triển và gây bệnh của Demodex canis phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau.
2.1.4.1. Động vật cảm nhiễm
Demodex canis có khả năng gây bệnh trên tất cả các giống chó (Bùi
Khánh Linh và cs., 2014).
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), mò Demodex là ký sinh trùng
thường thấy trên tất cả các giống chó.
NaroAier (2013) cho biết: Ghẻ Demodex canis thường không lây nhiễm cho
con người nhưng có thể lây nhiễm cho con chó khác.
2.1.4.2. Tuổi cảm nhiễm
Chó ở các độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh do Demodex canis cũng
khác nhau. Bệnh do Demodex canis ở chó tăng dần theo lứa tuổi (Bùi Khánh
Linh và cs., 2014).
Mị bao lơng Demodex canis lây lan trực tiếp hoặc tiếp xúc. Chó cịn non,
lơng ngắn, gầy yếu dễ cảm nhiễm. Những chó có da non, thường tắm bằng xà

5


phịng có độ kiềm cao càng dễ cảm nhiễm bệnh. Mò cũng thấy trên da con vật
khỏe mạnh, đặc biệt là những chó già (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996).
Theo Nayak (1997) cho biết: Chó ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi có tỷ lệ mắc
cao hơn chó lớn hơn 2 tuổi.
Qua kết quả nghiên cứu thực tế của các tác giả, tỷ lệ nhiễm Demodex
canis qua các lứa tuổi ở chó khác nhau.
2.1.4.3. Mùa vụ
Bệnh do Demodex canis trên chó xảy ra tất cả các mùa trong năm (Bùi
Khánh Linh và cs., 2014).

Tsai (2011) cho biết: Tỷ lệ nhiễm Demodex canis cao nhất vào mùa đông.
Theo Chen (2012) cho biết: Tỷ lệ Demodex canis theo mùa cho thấy cao
nhất là tháng ba vàthấp nhất là tháng mười hai.
Theo Fondati (2010), Demodex canis đã tồn tại với số lượng nhỏ trên da của
hầu hết các con chó khỏe mạnh.
Barriga (1992) cho biết: Chó có hiện tượng suy giảm miễn dịch trước khi có
biểu hiện triệu chứng lâm sàng do Demodex canis gây nên.
Khi sức đề kháng của chó giảm rất dễ cảm nhiễm Demodex canis (Phạm
Văn Khuê và Phan Lục, 1996).
Ở nước ta, do điều kiện nóng, ẩm gần như quanh năm nhất là vào mùa hè
và mùa thu nên rất nhiều chó ngoại nhập vào Việt Nam thích nghi khí hậu rất
kém, do đó chúng rất dễ bị stress, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng đây là
nguyên nhân để Demodex canis phát triển và gây bệnh.
2.1.5. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do Demodex canis trên chó
2.1.5.1. Biểu hiện lâm sàng
Khi nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, các tác giả đều cho thấy: Bệnh thể
hiện ở nhiều mức độ từ thể nhẹ đến nặng.
+ Thể nhẹ: Xuất hiện các hạt viêm hình trịn đường kính 2-10 mm ở một
khu vực tách biệt như chó bị rụng lơng ở mặt, quanh mắt, hay chân trước, hoặc
cả 4 chân.
+ Thể nặng: Chó ngứa ngáy nhiều, da viêm đỏ, có mụn mủ, có máu và
dịch vàng rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh, lâu ngày chó có mùi rất hơi, cũng có

6


những con chó bị nhiễm trùng kế phát làm thành lớp nhầy màu hơi vàng ở ngồi
da, dần dần khơng đóng vẩy. Chó rụng lơng theo vết mị phát triển, giảm ăn,
khơng ngủ được, lâu ngày suy mịn rồi chết.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết: Hai dạng bệnh

thường gặp. Da dày lên và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy, lông rụng, da
ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu vàng đỏ. Dạng khác mụn đỏ nhiễm
vi khuẩn, thường dạng này xuất hiện trước dạng vẩy, phát triển những mụn nhỏ
đường kính vài minimet hoặc có thể là những nốt apce, đơi khi gặp cả những ổ
hoại tử. Dạng vẩy ít khốc liệt hơn.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), triệu chứng thường xuất hiện
hai dạng.
- Dạng ghẻ khô: Thời kỳ đầu căn bệnh, thấy chó rụng lơng trên trán, mí
mắt, bốn chân da dày cộm thành mầu đỏ sẫm. Chó bệnh bị ngứa thường đưa chân
lên gãi.
- Dạng ghẻ mủ: Trên da của chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên
trong chứa dịch màu vàng xám. Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu
ngày chết cùng với dịch viêm bết lại tạo thành các vẩy khô cứng và dày cộm lên.
Trường hợp bệnh nặng, tồn thân chó trụi lơng và đầy những mụn ghẻ có mủ đặc
quánh bên trong, ở những vùng da mỏng như bẹn, bụng, nách xuất hiện những ổ
áp xe, khi các ổ ap xe vỡ mủ tự chảy ra ngồi, có mùi hơi tanh khó chịu.
Mueller (2011) cho biết: Ở dạng nhẹ có biểu hiện ban đỏ, mụn trứng cá,
trường hợp nặng thì lan rộng khắp cơ thể gây tổn thương, rụng lông, da sần, dạng
vẩy, tiết dịch và loét. Tổn thương da thường bắt đầu trên mặt và chân trước sau
đó lan rộng ra các cơ quan khác. Đặc biệt nghiêm trọng là kế phát nhiễm khuẩn
gây ra những nốt mủ, sưng tấy, làm con chó đau đớn.
Theo Ali (2011), biểu hiện bệnh: rụng lơng, da thô, khô và nhăn nheo, ban
đỏ, những mảng vẩy và ngứa. Quan sát dưới kính hiển vi thấy sự phá hủy các lớp
hạ bì và biểu bì, tăng sinh tuyến bã nhờn và các tế bào lông, trong lớp nhú nang
lơng có sự xuất hiện của bạch cầu trung tính, oeosinophils, tế bào lympho và đại
thực bào.
Sudan (2013), biểu hiện lông rụng, da ban đỏ ngứa, da khô, dày và nhăn
nheo và sừng hóa.

7



NaroAier (2013) cho biết: Hai dạng của bệnh được phân loại trong những
con chó bị ghẻ do Demodex canis gây ra:
(A) Dạng vảy: Màu da của con chó trở thành màu đỏ màu đồng.Rụng lơng
và một số điểm khơng có lơng trên da của con chó.Làn da trở nên dày lên và
nhăn nheo.
(B) Dưới dạng mụn mủ: Đó là kết quả của nhiễm khuẩn thứ phát.Mụt nhọt
hoặc hình thành ổ áp-xe và đôi khi rỉ máu, từng mảng vảy bong tróc. Da của con
chó trở nên thường khơ, giịn và có đầy đủ các mảng vảy.
2.1.5.2. Tác hại gây bệnh của Demodex canis
Mị phát triển rất nhanh ở nang lơng và các tuyến bã nhờn của da, cuối
cùng làm các tổ chức này bị teo đi, đồng thời gây rối loạn các chức năng hoạt
động sinh lý của da. Bên cạnh đó nước bọt và chất thải của mị sinh ra làm cho cơ
thể vật ni nhiễm độc, ngồi ra mò còn mở đường cho các vi sinh vật sinh mủ
xâm nhập.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), mò bao lông Demodex
canis chui vào nang lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính, biều bì phồng lên
nhanh, lơng rụng, vi khuẩn khác xâm nhập vào, thường là staphylococcus
chiếm chỗ và gây thành nốt mụn mủ hoặc apce. Ký chủ có thể bị nhiễm độc
gầy mịn dần rồi chết.
Sakulploy and Sangvaranond (2010) cho biết: Gần đây Demodex canis
gây ra viêm nang lơng và nhọt ở chó.
Mueller (2011) cho biết: Trường hợp bị Demodicosis nặng có thể có hạch
to, hơn mê và sốt do nhiễm khuẩn da kế phát nặng, con vật đau đớn.
Sudan (2013) cho biết: Tổn thương da trên mặt, tai, cổ, chân, bụng và
lưng, có mùi hơi tanh. Chó đờ đẫn khơng cịn nhanh nhẹn, mệt mỏi, ủ rũ, gầy
mặc dù ăn rất nhiều.
2.1.5.3. Biện pháp phòng trị Demodex canis
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết: Do demodex canis nằm sâu

ở tuyến nhờn nang lông, nên khó chữa, cần phát hiện sớm, chữa ngay. Điều trị
theo các cách sau:

8


- Cạo lông xung quanh vùng bị bệnh, bôi lên da dung dịch trypaxin 1%
với liều 0,5ml/kg thể trọng, bôi hai làn cách nhau 3-5 ngày.
- Dùng ditrifon 1-2% để tắm, ngâm, sát vào nơi ghẻ.
- Tiêm ivermectin 0,2-0,4 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da.
- Tiêm 0,5-1ml/kg thể trọng thuốc trypaxin 1% vào dưới da, tiêm 2-3 lần,
mỗi lần cách 6 ngày, đồng thời tiêm penicillin (khi đã mưng mủ).
Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2014), phác đồ điều trị như sau:
- Cắt lông, vệ sinh vùng da bị ghẻ.
Tiêm
amoxicillin
1ml/10kgTT/ngày

dexamethazone
1ml/20kgTT/ngày, tiêm bắp hoặc dưới da, liệu trình 3-5 ngày.
- Ketoconazon 1 viên/10kgTT/ngày, uống 9 ngày đầu.
- Sử dụng các loại dầu tắm trị gầu, tắm 2-3 lần/ tuần.
- Tiêm dectomax: 0,05-0,06ml/kgTT, tiêm dưới da mỗi tuần 1 lần, trong
vòng 4 tuần.
Xét nghiệm và kiểm tra lại sau 4 tuần điều trị.
Singh (2011) cho biết: Ban đầu dùng thuốc ivermectin liều 50 mg/kg/ngày
và sau đó từng bước nâng cao liều bằng 50μg/kg trong những ngày điều trị đầu
tiên cho đến khi khỏi bênh. Một cách khác để tăng dần liều lượng của ivermectin
là để tính tốn liều lượng với khối lượng tương ứng, và sau dùng thêm 25% cho
(ngày 0-2), 50% (ngày 3-5), 75% (ngày 6-8) và 100% (ngày 9 +). Kết hợp dùng

kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn kế phát.
Theo Sudan (2013), liệu pháp kết hợp, sử dụng các thuốc kháng
histamin và thuốc chống nấm, giảm các biểu hiện gãi và dị ứng. Bôi kem
dưỡng da dầu ôliu trên vùng bị bệnh giúp tăng sinh tế bào và phục hổi tổn
thương nhanh hơn. Griseofulvin và ivermectin được coi là thuốc được lựa
chọn cho các ghẻ gây bệnh.
Gupta Mahesh (2013). Một con chó đã được trình bày với thơng tin bệnh:
Ngứa trầm trọng trong 2-3 tháng qua, rụng lông xung quanh mắt, tai và chân sau
và được kiểm tra nguyên do D. canis. Con chó đã được điều trị bằng ivermectin
0.2mg/kg/tuần, tiêm dưới da tiêm trong 4 tuần, amitraz bôi tại vùng bị bệnh hai
lần một tuần trong một tháng và chống histaminics cho một tuần. Thuốc mỡ bôi
tại vùng bị bệnh trong 15 ngày và axit béo omega cho một tháng. Sau khi bắt đầu
điều trị trong vòng một tuần tình trạng đã được cải thiện và hồi phục hồn toàn
sau 30 ngày điều trị.

9


Mueller (2004) cho biết: Amitraz (0,025-0,06%) tắm mỗi ngày 1 lần liệu
trình 7-14 ngày, và hàng ngày uống ivermectin 300 microg/kg thể trọng,
milbemycin 2 mg/kg thể trọng và moxidectin 400 microg/ kg thể trọng. Khuyến
cáo để điều trị Demodicosis toàn thân ở chó. Ivermectin và moxidectin dùng điều
trị ngày đầu ở liều thấp hơn và bệnh súc phải theo dõi tác dụng phụ có thể có
trong q trình điều trị.
Johnstone (2002) cho biết: Hai mươi ba con chó và ba con mèo bị nhiễm
Demodicosis toàn thân và đã được điều trị hàng tuần bằng doramectin với liều
600mcg/kg thể trọng, tiêm dưới da. Tất cả chó và mèo sau khi được điều trị có
biểu hiện thuyên giảm rõ. Thời gian trung bình cho đến khi có kết quả của việc
cạo mẫu da đều âm tính là 8 tuần (khoảng từ 5 đến 20 tuần). Mười con chó có
biểu hiện tốt sau khi điều trị đầu tiên, năm con không thành công và bảy con cần

được điều trị lần thứ hai của doramectin hoặc được duy trì để thuyên giảm bằng
cách tiêm hàng tháng. Thời gian tới khi kết quả xét nghiệm cạo mẫu da là âm
tính cho con mèo là 2-3 tuần. Tiêm dưới da doramectin hàng tuần là hữu ích
trong việc điều trị Demodicosis ở chó và mèo. Khơng có tác dụng phụ toàn thân
của thuốc đã được chứng minh.
Hiện nay thuốc điều trị Demodex đang thịnh hành ở nước ta là ivermectin
và dorametin, trong đó dramectin đã và đang được sử dụng để điều trị ký sinh
trùng hiệu quả cao.
Tinh chất: Doramectin là dạng lacton macrocyclid, một hợp chất hóa học
mới của avermectins, trong đó bao gồm abamectin và ivermectin, được sản xuất
bởi sự lên men hiếu khí của các xạ khuẩn Streptomyces avermitilis. Nó là một
avermectin bán tổng hợp có cấu trúc tương tự gần abamectin và ivermectin.
Cấu trúc hóa học: Doramecitn khơng giống như liên kết các thành phần
chính B1a và B1b của ivermectin, doramectin sở hữu một liên kết đơi giữa C-22 và
C-23 và một vịng xyclohexyl trên C-25.
Công thức phân tử: C50H74O14
Trọng lượng phân tử: 899,11
Cấu trúc phân tử:

10


Cấu trúc hóa học doramectin
Doramectin có cấu trúc hóa học đặc biệt, với một chiếc vịng ở vị trí C-25
lõi cấu trúc hoạt động của nó. Nó được phát triển mạnh do hiệu lực cao và phổ
rộng. Điều này có nghĩa doramectin có một khả năng tuyệt vời để tiêu diệt ký
sinh trùng, cũng như duy trì nồng độ lâu hơn, phòng lâu hơn.
Theo Mikota K et al. (2003), các cơ chế tác động chính của doramectin là
ảnh hưởng đến hoạt động của kênh ion clorua trong hệ thống thần kinh của ký
sinh trùng và động vật chân đốt. Doramectin liên kết với các thụ thể làm tăng

tính thấm của màng với ion clorua. Điều này ức chế các hoạt động điện của tế
bào thần kinh trong tuyến trùng và tế bào cơ bắp ở động vật chân đốt và gây tê
liệt và chết của các ký sinh trùng. Doramectin cũng tăng cường giải phóng
gamma amino butyric acid (GABA) ở tế bào thần kinh trước synap. GABA đóng
vai trị như một chất ức chế dẫn truyền thần kinh và ngăn chặn sự kích thích sau
synap của nơron thần kinh bên cạnh trong tuyến trùng hoặc các sợi cơ ở động vật
chân đốt . Doramectin nói chung là khơng độc đối với động vật có vú vì chúng
khơng có kênh chloride glutamategated và các hợp chất này không dễ dàng vượt
qua hàng rào máu-não, nơi mà các thụ thể GABA gây độc ở động vật có vú.
Khái quát gen MDR-1: Gen MDR-1 (Multidrug Resistance-1) là gen
kháng đa thuốc, chức năng chịu trách nhiệm sản xuất một protein vận chuyển (Pglycoprotein) đại diện cho một hàng rào não, ngăn cản các loại thuốc và các chất

11


độc khác đi vào não. Trong con chó khỏe mạnh bình thường đối với các mơ não
và hệ thống thần kinh trung ương được bảo vệ từ nồng độ cao của các chất độc
hại (chẳng hạn như thuốc) lưu thông trong máu. Các gen kháng thuốc đa dạng 1
(gen MDR1) đóng một vai trị quan trọng trong các rào cản giữa các mạch máu
và mơ não. Nó mã hóa các protein P-glycoprotein mà là một thành phần của
màng tế bào trong rào cản máu - não. P-glycoprotein làm cho tất cả các loại chất
độc hại (chẳng hạn như các loại thuốc như ivermectin) từ các tế bào não được
đưa trở lại vào máu .
Junquera (2014) cho biết: Doramectin là một lacton macrocyclic bán
tổng hợp thu được từ các sản phẩm lên men của vi sinh vật đất Streptomyces
avermitilis. Nó có tính năng khá tương tự như của ivermectin. Hoạt phổ gần
giống hệt nhau.
Grandin (1998) cho biết: Tiêm doramectin ít gây kích ứng hơn so với
ivermectin.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC

2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết: Mò bao lông
Demodex canis lây lan trực tiếp hoặc tiếp xúc. Gây nhiễm nhân tạo ít kết quả.
Chó cịn non, lơng ngắn, gầy yếu, dễ mẫn cảm nhất là khi chó bị sốt ho do virus.
Mị bao lơng cũng thấy trên da con vật khỏe, đặc biệt là những chó già, Vài tác
giả cho rằng mò Demodex canis là ký sinh trùng thường thấy và thật ra gặp trên
tất cả chó nhưng chỉ gây ra lở loét cho một số chó. Khi sức khỏe giảm, dễ cảm
nhiễm ho do virus, hoặc khi da xây sát. Cũng tìm thấy trên da người.
Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2014), mị bao lơng thường ký sinh ở nang
lông và gây viêm da, bệnh xảy ra quanh năm, ở mọi giống chó và tỷ lệ bệnh mắc
tăng dần theo lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó ngoại (82,3%) cao hơn chó nội
(17,6%). Trong tổng số 136 ca bệnh về Demodex canis thì có tới 50 ca bệnh nằm
trong giai đoạn trên 36 tháng tuổi, chiếm 36,76%. Tiếp theo chó trong độ tuổi
trên 12-36 tháng tuổi có 36 ca, chiếm 26,47%; chó ở độ tuổi trên 6-12 tháng tuổi
có tỷ lệ mắc 19,85%, tiếp theo chó ở độ tuổi 2-6 tháng tuổi với tỷ lệ mắc là
11,03%, và thấp nhất là chó trong độ tuổi dưới 2 tháng tuổi với tỷ lệ mắc là
5,88%. Như vậy, chó ở độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh Demodex canis cũng
khác nhau.

12


Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), căn bệnh do cái ghẻ có tên là
Demodex canis gây ra, ghẻ ký sinh ở bao lông (màng bọc xung quanh chân lông)
hoặc trong tuyến mỡ dưới da của chó.
Câu Lạc Bộ GSD Hà Nội (2011) cho biết: Demodex canis thường trú ngụ
ở vùng đầu và 4 chân, dấu hiệu thường thấy là chó bị rụng lơng ở quanh mắt
trơng như đang đeo kính. Nếu để lâu ngày khơng điều trị sẽ xuất hiện mủ, viêm
lan tồn thân và phát mùi hơi thối khó chịu. Thơng thường trên da chó khỏe
mạnh vẫn có Demodex canis tồn tại nhưng chưa phát triển thành bệnh, chỉ khi

nào da chó bị tổn thương hay sức đề kháng suy giảm, kết hợp ăn uống thiếu chất
thì lúc đó Demodex canis mới phát bệnh.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Izdebska (2010), ba lồi Demodex đã được tìm thấy: D. canis, D. cornei
và D. Injai trên mẫu phẩm da của 39 con chó khỏe mạnh. D. canis đã được tìm
thấy trong da của 17 chó (tỷ lệ gần 42%, với cường độ11, phạm vi cường độ 1312), chưa có biểu hiện triệu chứng, với cường độ lớn nhất trên mí mắt và trên
mơi. D. injai đã được tìm thấy trong hai con chó bị tổn thương da (tỷ lệ gần 5%,
với cường độ 188, phạm vi của cường độ 155-221), trong khi đó D. cornei đã có
mặt ở ba con chó (tỷ lệ trên 7%, với cường độ 12, phạm vi của cường độ 8-15).
Một trong những con chó này, sự lây nhiễm của cả hai lồi, D. cornei và D. canis
là cao nhất.
Theo CAPC (2015) cho biết hình thái của ba lồi Demodex sp. gây bệnh
trên chó: D. injai thân dài, mảnh, tổng chiều dài là 330-370 micron, D. canis thân
hơi dày, tổng chiều dài là 180-210 micron, D. cornei thân ngắn, tổng chiều dài là
90-140 micron.
Sakulploy and Sangvaranond (2010) cho biết: Có 3 lồi Demodex mà có
thể gây ra Demodicosis ở chó, D. canis gây viêm nang lơng và mụn nhọt ở chó,
D. injai gây ra da nhờn của chó, D. cornei có thể gây ra bệnh ngứa trên da chó.
Theo Rojas (2012), Demodicosis chó là một bệnh nặng ngồi da và rất phổ
biến ở chó. Chó có thể bị ảnh hưởng bởi ba lồi Demodex, chúng có thể gây ra
các triệu chứng lâm sàng. Ba loại hình thái của Demodex đã được phân lập từ
những con chó Tây Ban Nha. Nghiên cứu hình thái và đặc điểm sinh học quan
sát thấy có ba lồi Demodex với một số đặc điểm khác biệt và có thể được xác
định là Demodex canis, Demodex injai, và Demodex cornei.

13


Demodicosis chó là một bệnh da liễu ký sinh dưới da phổ biến gây ra bởi
Demodex sp. khác nhau. Chó có ba lồi Demodex được cơng bố, bao gồm D.

canis, D. injai và D. cornei. Đa số các trường hợp lâm sàng của chó Demodicosis
là do Demodex canis gây nên (Sakulploy R and Sangvaranond A, 2010; Singh
S.K et al., 2011).
Fondati (2010), Demodex canis đã tồn tại với số lượng ít trên da của hầu
hết các con chó khỏe mạnh và nhận xét: Dựa trên những kết quả nghiên cứu của
chúng tơi, các tỷ lệ ước tính của con chó khỏe mạnh có D. canis trong da lâm
sàng bình thường khơng vượt quá ngưỡng 5,4%, với mức độ tin cậy 95%. Xem
xét những phát hiện của chúng tơi và trước đó, chúng tơi đề xuất rằng, mặc dù số
lượng ít của D. canis có thể sống trong da của con chó bình thường, xác suất tìm
thấy những con D. canis ở chó bình thường là thấp. Do đó, trong nhiều trường
hợp, sự tồn tại của một D. canis trong da nên khơng được coi là biểu hiện của sự
bình thường.
Ravera (2013) cho biết: Sự có mặt của Demodex trong da trong tất cả các
con chó, khơng phân biệt với độ tuổi, giới tính, giống, hoặc lơng ngắn hay dài.
Tuy nhiên, số lượng Demodex trong một con chó khỏe mạnh là rất ít. DNA
Demodex được khuếch đại từ tất cả 20 điểm da nghiên cứu, khơng có khác biệt
đáng kể về mặt thống kê. Sử dụng real-time PCR tìm Demodex, mặc dù số lượng
rất thấp, nhưng đã được tìm thấy Demodex canis trong những vùng da bình
thường của con chó khỏe mạnh.
Tamura (2001) cho biết: Giữa năm 1997 và 1999, tỷ lệ Demodex canis đã
được xác định ở 150 con chó. Trong hai con chó, đã tìm thấy hai lồi Demodex
khác nhau, Demodex canis và lồi khác. Các lồi Demodex khơng xác định đã có
một số đặc điểm hình thái khác nhau.
Theo Ordeix (2009), Demodex canis đã được tìm thấy trong lớp dưới da
của con chó fox terrier wirehaired ở những vùng da bị rụng lông và da nhờn.
Kiểm tra mô học thực hiện ở chó cho thấy tuyến bã nhờn tăng sinh lymphoma
periadnexal-plasmacytic ở vùng da bị viêm. Demodex đã được theo dõi trên con
chó bị bệnh. Bảy con chó đã được chữa khỏi sau 2-7 tháng điều trị bằng
ivermectin. Sinh thiết da được lặp đi lặp lại sau khi điều trị ký sinh trùng trong
hai con chó đã điều trị và thấy sự xuất hiện của tuyến bã tăng sinh lymphoplasmacytic periadnexal nơi viêm da nhẹ và khơng có ký sinh trùng. Dựa trên


14


những phát hiện trong hàng loạt trường hợp này, các giống terrier có thể có nguy
cơ cao đối với sự phát triển của D. injai gây ra bệnh rụng lông và da nhờn, và
quan sát dưới kính hiển vi thấy bã nhờn tăng sinh.
Hillier and Desch (2002) cho biết: Demodex canis đã được phát hiện trong
4 con chó qua phương pháp cạo sâu dưới da và soi trên kính hiển vi.
Theo Badescu (2013), nghiên cứu 120 con chó bị bệnh có triệu chứng lâm
sàng, được chẩn đốn giữa tháng 1 năm 2012 và tháng 12 năm 2012, Demodex
canis được tìm thấy qua phương pháp cạo sâu dưới da và soi trên kính hiển vi.
Kết quả: Tổng tần suất nhiễm ký sinh trùng trong nhóm nghiên cứu là 40,83%.
Khơng tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê với giới tính hay tuổi tác
của chó.
Tsai (2011) cho biết: Demodex canis đã được tìm thấy ở chó từ các khu
vực phía bắc của Đài Loan. Một phân tích các mẫu liên quan cho biết 7,2%
(73/1013) tỷ lệ nhiễm D. canis. Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào mùa đông, với tỉ lệ
trung bình là 12,5% (32/255). Tỷ lệ nhiễm dao động khơng đáng kể theo tháng,
giới tính, tuổi tác, và giống (P<0,05).
Sivajothi (2013) cho biết: Trong thời gian hai năm nghiên cứu về da liễu
chó tại Bệnh viện Trường Đại học Khoa học thú y Tirupati, 32 con chó có vấn đề
về da liễu và đã phát hiện có Demodicosis. Tỷ lệ nhiễm D. canis là 56,25%.
Fiorucci Fogel and Paradis (2015) cho biết: 18 con trong tổng số 23 con
chó (78%) đã được tìm thấy Demodex canis trong da, trong khi đó 5 con chó
(22%) là Demodex Cornei. Như vậy số lượng Demodex canis ln cao hơn
Demodex Cornei.
Theo Sastre (2012), các trình tự của ba lồi Demodex giống hệt nhau,
trình tự bản sắc của D. canis là 99,6 và 97,3% sắc với hai chuỗi D. canis có
sẵn tại ngân hàng gen. Các trình tự phân lập của D. cornei đều giống hệt nhau

cho thấy bản sắc 97,8, 98,2 và 99,6% so với phân lập D. canis. Các trình tự
của hai chủng D. injai cũng giống hệt nhau và cho thấy bản sắc 76,6% với D.
canis trình tự. Kết luận D. canis và D. injai là hai loài khác nhau, với một
khoảng cách di truyền của 23,3%. Có khả năng Demodex thân ngắn D. cornei
là một hình thái biến thể của D. canis.
Theo Chen (2012) cho biết: Tổng cộng có 3977 con chó được công bố ở
một vài bệnh viện động vật trong thành phố Quảng Châu đã được nghiên cứu cho

15


×