Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu Tiểu luận: “Thực trạng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tại Mỹ” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.71 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------

TIỂU LUẬN
Thực trạng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng
thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tại Mỹ

1


Mục lục

Lời mở đầu
.............................................................................................
1
I.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam Mỹ
.............................................................................................
2
II.Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu thuỷ sản của
Việt
nam
sang
thị
trường
Mỹ.
.............................................................................................
6
III.Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt nam
sang thị trường Mỹ
2




1.
Giải
pháp
mang
tầm


.
.............................................................................................
9
2.
Giải
pháp
cấp
doanh
nghiệp
.
.............................................................................................
10
Kết luận
.......................................................................................
13

Lời mở đầu
Trong nền kinh tế của Việt Nam, thuỷ sản là thế mạnh và là ngành kinh tế mũi
nhọn. Với lợi thế Việt Nam có hơn 3260 Km bờ biển, 112 cửa sông, lạch, hơn 2
3



triệu km2 thềm lục địa, hơn một triệu km2 mặt nước, sự phong phú về các loại thuỷ
hải sản nên ngành thuỷ sản của nước ta có điều kiện rất thuận lợi để phát triển và
thực tế nó đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm
1990 đến nay ngành ngư nghiệp đã phát triển mạnh. Hàng năm Việt Nam đã đánh
bắt từ 1,2 triệu đến 1,7 tấn hải sản. Hàng thuỷ sản Việt Nam hiện đã có mặt trên 60
quốc gia và Mỹ là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực
này. Mỹ là một quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với giá trị nhập 10 tỷ
USD bình qn mỗi năm. Do đó, Mỹ là một thị trường luôn sôi động và hấp dẫn cả
về nhu cầu, số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả thu hút trên 130 nước xuất
khẩu. Trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong những năm
qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên thực trạng của
ngành thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang gặp những khó khăn, thách thức..
Do đó em chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và các giải pháp kinh tế chủ yếu
nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tại Mỹ”.

I.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ
Bắt đầu từ năm 1994, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam, những lơ
hàng thuỷ sản Việt nam đầu tiên đã có mặt trên thị trường Mỹ. Từ đó trở đi cho đến
4


tháng 7-2000, mặc dù chưa ký được Hiệp định thương mại Việt-Mỹ nhưng giá trị
xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt nam vẫn tăng đều đặn.
Từ sau năm 2004, do ảnh hưởng của các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đối với
cá tra, basa và tôm của Việt Nam, mức thuế nhập khẩu của các mặt hàng này bị áp
đặt với mức rất cao, khiến nhiều nhà NK của Mỹ không thể chịu nổi và các nhà xuất
khẩu của Việt Nam cũng khơng thể đáp ứng u cầu đóng kỹ quỹ thuế CBPG với
một khoản tiền quá lớn và phức tạp về mặt thanh khoản.
Nguyên nhân cơ bản này đã khiến nhập khẩu thủy sản VN của Mỹ đang từ mức

tăng trưởng rất mạnh, gần 20% về giá trị sụt giảm xuống mức tăng trưởng âm (24%). Mỹ đã dần trở thành nhà nhập khẩu thứ hai rồi xuống thứ 3 trong số các nhà
nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Sang năm 2005 và 2006, các vấn đề về đánh giá hành chính đối với cá tra, basa đã
có thuận lợi hơn, nhiều cơng ty đã được giảm tương đối về mức thuế CBPG. Những
phức tạp về thuế CBPG và đóng ký quỹ cho Hải quan Mỹ cũng một phần được ổn
định. Mức thuế CBPG tôm của Mỹ áp đặt với VN thấp hơn so với một số nước
cùng xuất mặt hàng này cho Mỹ, vì vậy xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã dần được
cải thiện.
Năm 2007 đánh dấu một sự phục hồi đáng kể trên thị trường Mỹ. Sức tăng trưởng
nhập khẩu tăng dần từ quý II sang quý III và quý IV đã tăng trưởng khá mạnh với
18,4% về giá trị, đưa tăng trưởng cả năm lên 8,5% về giá trị. Đây là mức tăng lớn
nhất kể từ sau thời kỳ suy thoái 2004, 2005 và giai đoạn phục hồi 2006, 2007.
Xuất khẩu thủy sản VN sang Mỹ 1997- 2007
Năm Khối lượng (tấn) Tăng trưởng (%) Giá trị (USD) Tăng trưởng (%)
1997
6.084
39.064.554
1998
10.909
79
80.152.259
105
1999
18.595
70
129.468.234
62
2000
39.668
113

298.220.266
130
2001
70.931
79
489.034.963
64
2002
98.665
39
655.654.511
34
2003
123.472
25
782.238.334
19

5


2004
89.768
-27
592.824.065
-24
2005
91.674
2
633.984.549

7
2006
98.883
8
664.339.579
5
2007
99.769
1
720.524.455
8
Năm 2007, Mỹ tiếp tục là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều nhà xuất khẩu thủy
sản thế giới bởi sức tiêu thụ khá mạnh, khối lượng và giá trị mua hàng rất lớn, đơn
giá hầu như đạt mức cao nhất so với các thị trường lớn khác như Nhật Bản và EU...
Đối với xuất khẩu thủy sản của VN, Mỹ vẫn là một thị trường tiêu thụ rất quan
trọng, là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 về giá trị, năm 2007 Mỹ đã nhập khẩu gần 100
nghìn tấn thủy sản VN, trị giá trên 720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng so
với năm 2006, nhưng giá trị tăng 8,5%.
Hiện nay, thị trường Mỹ chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của
VN, sau EU (25,7%) và Nhật Bản (21,1%). Đây là sự phân bố tỷ trọng khá cân bằng
và hợp lý cho đầu ra của thủy sản VN. Vì vậy việc đẩy mạnh và duy trì tỷ trọng giá
trị của thị trường Mỹ là rất quan trọng.
Tuy nhiên, năm 2007 vừa qua cũng đánh dấu những chuyển đổi khá quan trọng về
thị hiếu tiêu dùng trên thị trường Mỹ, cá rôphi đã ngày càng phổ biến hơn và vượt
qua cá da trơn (catfish) lên đứng thứ 5 trong tốp 10 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ
nhiều nhất ở Mỹ. Khối lượng nhập khẩu cá rôphi vào Mỹ tăng lên rất mạnh. Thế
mạnh của philê cá rơphi là có vị ngọt, cơ thịt chắc, ngấm gia vị, giá cả rất cạnh tranh
và nguồn cung cấp lại là các nước nằm trong khu vực Nam Mỹ.
Xu hướng thứ 2 là Mỹ tăng cường nhập khẩu các loại tôm chân trắng. Các nước
như Thái Lan, Êcuađo, Mêhicô, Inđônêxia và Trung Quốc đã đạt được rất nhiều tiến

bộ về chất lượng và phẩm cấp. Kích cỡ tơm đã được cải thiện rất nhiều. Tỷ trọng
tơm đạt kích cỡ lớn tăng lên đáng kể, do vậy tôm chân trắng đã đạt được những lợi
thế mà trước đây chỉ tôm sú mới có, bên cạnh đó tơm chân trắng lại có lợi thế cơ
bản khác là giá cả thấp hơn đáng kể so với tôm sú.
Nguồn cung cấp tôm chân trắng dồi dào và đảm bảo ổn định hơn do nhiều nước đã
tập trung sản xuất tôm chân trắng và giảm đầu tư cho tôm sú. Mêhicô và Êcuađo là

6


những nguồn cung cấp tôm chân trắng cỡ lớn được ưa chuộng nhất của thị trường
Mỹ hiện nay. Các nước sản xuất tôm hiện nay cũng đang tập trung mạnh hơn vào
thị trường Mỹ với các loại sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng, cả từ tôm sú và
tôm chân trắng.
7 tháng đầu 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 2.17 tỷ USD, giảm
8.9% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của
Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản. Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm của Việt
Nam vào Mỹ đạt 380.83 triệu USD, tăng 11.36% và là một trong ít thị trường có
kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng.
Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2009 và so với cùng kỳ năm 2008

Nguồn: TCTK và Vietstock tổng hợp
Quan sát biểu đồ trên cho thấy, 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong
7 tháng đầu năm 2009 (chiếm 65.73% kim ngạch xuất khẩu thủy sản) có 5 thị
trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008. Trung Quốc tăng lớn nhất với gần
46%, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vào thị trường này tương đối nhỏ (chỉ 52 triệu USD
trong 7t/2009). Các thị trường khác như Hàn Quốc, Đức và Tây Ban Nha cũng đạt
được tốc độ tăng trưởng khá. Từ biểu đồ trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của
Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
Tôm là sản phẩm xuất khẩu lớn của Việt Nam vào Mỹ.Phân theo mặt hàng, tơm vẫn

là mặt hàng có giá trị lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ,
kim ngạch 7 tháng năm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản
7


(242 triệu USD). Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm
của Việt Nam. Điều này cho thấy Mỹ vẫn là một thị trường quan trọng đối với tôm
xuất khẩu của Việt Nam.
Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy sản lớn nhất xuất
khẩu vào Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 đạt 88 triệu USD, chiếm
9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Kể từ sau vụ kiện chống bán phá giá “Cat
fish” ở Mỹ năm 2002 đến này, kim ngạch xuất khẩu loại cá này không ngừng tăng
và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều nước.
Ngồi tơm, cá tra và basa, các sản phẩm khác như cá ngừ, trứng cá và cua đều đạt
kim ngạch trên 10 triệu USD, các sản phẩm còn lại trị giá 53 triệu USD. Cá tra và
cá basa của Việt nam đã dành được thị phần không nhỏ trong tổng khối lượng nhập
khẩu loại cá này vào Mỹ. Giới tiêu dùng Mỹ đã quen dùng cá basa của Việt nam
đây là một lợi thế lớn để Việt nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ. Các
sản phẩm khác như cá ngừ , cá philê đông, cua tươi, cá biển đông, cá nước ngọt
đông, cua đông…cũng chiếm được thị phần không nhỏ trên thị trường Mỹ.

Nguồn: Bộ công thương và Vietstock tổng hợp
Theo đánh giá của người tiêu dùng Mỹ thì các sản phẩm thuỷ sản của ta có chất
lượng tốt, mùi vị thơm ngon vì nuôi chủ yếu theo kiểu quảng canh và quảng canh

8


cải tiến nên vị tôm ngọt tự nhiên, ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của Thái Lan và
Indonesia nên thường bán được với giá cao hơn.

II.Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam sang thị
trường Mỹ.
Thứ nhất, các mặt hàng thuỷ sản của ta xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu vẫn ở dạng sơ
chế, giá trị chưa cao trong khi với hơn 100 mặt hàng thuỷ sản thực phẩm nhập khẩu
Mỹ có nhu cầu cao về các mặt hàng đã qua tinh chế (tôm luộc, tôm bao bột, tôm
hùm, cá philê, hộp thuỷ sản ). Cụ thể, với mặt hàng cá ngừ hiện nay Việt nam mới
chỉ xuất khẩu phần lớn cá ngừ tươi hoặc đông vào Mỹ (chiếm 90% giá trị xuất khẩu
cá ngừ), trong khi cá ngừ đóng hộp là mặt hàng được tiêu thụ nhiều ở Mỹ thì giá trị
xuất khẩu của Việt nam không đáng kể ( 5%). Mỹ coi trọng cả nhập khẩu thuỷ sản
phi thực phẩm bao gồm các sản phẩm hoá học gốc thuỷ sản (thức ăn gia súc, dầu cá,
bột cá ), ngọc trai, cá cảnh… nhưng ta chỉ mới chú trọng đến xuất khẩu thuỷ sản
thực phẩm. Vì vậy có thể nói là chưa có sự phù hợp cao trong việc xuất khẩu hàng
thuỷ sản Việt nam với yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ.
Thứ hai, tuy hàng hoá Việt nam vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng quy chế quan
hệ thương mại bình thường, nhưng hàng thuỷ sản Việt nam vẫn gặp phải sự cạnh
tranh quyết liệt chẳng những về giá cả, chất lượng mà cả phương thức đối với nhiềi
địch thủ trên thị trường Mỹ. Hiện nay có hơn 100 nước xuất khẩu đủ các mặt hàng
thuỷ sản vào Mỹ, trong đó có nhiều nước có truyền thống lâu đời trong bn bán
thuỷ sản với Mỹ như: Thái Lan (tôm sú đông, đồ hộp thuỷ sản…) Trung Quốc ( tôm
đông, cá rô phi…), Canada ( tôm hùm, cua…), Indonesia (cua,cá ngừ, cá rô phi…),
Philippin (hộp cá ngừ, cá ngừ tươi đông, tôm đông và rong biển…) nên sự cạnh
tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
thuỷ sản Việt nam cịn rất yếu, theo phịng thơng tin và công nghiệp Việt nam thi
trong hai ngành mà Việt nam có khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ là dệt may
và thuỷ sản thì tỷ lệ doanh nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ là
thấp: chỉ có khoảng 50 trong tổng 3000 thành viên của hiệp hội dệt may và 60 –70
trong tổng số hàng trăm thành viên của ngành thuỷ sản là có được năng lực cạnh
9



tranh này. Không những thế các sản phẩm về cá của thuỷ Việt nam lại gặp phải sự
cạnh tranh của chính các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt đó là các loại cá nheo hiện
chiếm đến 95% sản lượng cá nước ngọt xuất khẩu của ta. Hơn nữa thị trường Mỹ
qúa xa Việt nam nên chi phí vận chuyển và bảo hiểm chuyên trở hàng hoá rất lớn,
điều này làm cho chi phí kinh doanh từ Mỹ sang Việt nam tăng lên, không những
thế thời gian vận chuyển đã làm cho hàng tươi sống giảm về chất lượng, tỷ lệ hao
hụt tăng lên, đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng
Việt nam xuất khẩu sang Mỹ so với các nước Châu Mỹ la tinh. Điều đó đã làm cho
lợi thế so sánh trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam bị giảm sút nhiều và khơng
đạt được hiệu quả như mong muốn vì giá thấp.
Thứ ba, thị trường Mỹ đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải có chất lượng tốt, đảm
bảo vệ sinh an tồn thực phẩm nên họ đã đặt ra những luật lệ rất nghiêm ngặt về vấn
đề này: hàng rào phi thuế quan của Mỹ khắt khe hơn so với nhiều thị trường khác,
từ sau 18-12-1997 Mỹ áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho việc nhập khẩu hàng thuỷ
sản. Theo quy định này hàng nhập vào Mỹ phải có chứng chỉ của cơ quan có thẩm
quyền của nước xuất khẩu chứng nhận lơ hàng được sản xuất tại cơ sở đã ứng dụng
HACCP. Nội dung HACCP của Mỹ tập chung vào việc đảm bảo an toàn thực
phẩm, các yếu tố chất lượng được gắn với hệ thống quy phạm sản xuất ( GMP ) và
các yếu tố vệ sinh (SSOP). Luật quy định về nhãn hiệu lực từ 8-05-1994 áp dụng
các quy định về dán nhãn đồ hộp cá, các sản phẩm tôm và các yếu tố thông báo về
chất lượng và các tiêu chuẩn khác. Bên cạnh đó, lấy lý do là bảo về nguồn lợi thiên
nhiên và môi trường thế giới nói chung nên Mỹ cịn đưa ta các rào cản kỹ thuật
nhằm gây ra khoa khăn cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Thí dụ,
với một số nước như Thái Lan, ấn Độ…muốn xuất khẩu được thuỷ sản vào Mỹ
doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận cơng nghệ đánh bắt khơng mang tính huỷ
diệt các hải sản q hiếm hoặc quy trình ni khơng gây ơ nhiễm mơi trường xung
quanh…Đây chính là những vấn đề mà Việt nam cần phải nghiên cứu vì trước sau
Mỹ cũng sẽ áp dụng những quy định này đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu thuỷ sản của Việt nam .
10



Thứ tư, sự hiểu biết của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt nam về thị trường Mỹ,
về luật lệ làm ăn của Mỹ cịn q ít. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và
mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam. Với 50 tiểu bang
riêng biệt với hai hệ thống pháp luật cùng song song tồn tại: luật liên bang và luật
của từng bang sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt nam. Chính vì vậy,
nếu khơng nghiên cứu tìm hiểu rõ thì doanh nghiệp Việt nam sẽ phải gánh chịu
những thua thiệt nặng nề trong kinh doanh. Có thể đơn cử một số luật sau: luật
chống độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh sẽ phạt tiền
đền 1 triệu USD hoặc tù 3 năm đối với tư nhân. Luật về trách nhiệm đối với sản
phẩm, theo đó người tiêu dùng bị thiệt hại có thể kiện nhà sản xuất về mức bồi
thường thiệt hại quy định gấp nhiều lần thiệt hại thực tế. Các doanh nghiệp Việt
nam cịn bị động trong việc tìm kiếm khách hàng , xây dựng hợp đồng, xác định giá
cả mua bán thuỷ sản …, yếu về công tác Marketing, xúc tiến thương mại. Cho đến
nay chỉ có một số doanh nghiệp là tham gia hội chợ thuỷ sản Boston tại Mỹ tổ chức
vào tháng 3 hàng năm, mới chỉ có hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam
có văn phịng đại diện tại Mỹ . Trong khi đó các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn vào
Mỹ đều đã thiết lập các văn phòng ở khắp các thành phố khác nhau trên nước Mỹ
để kịp thời nắm bắt thông tin và những biến động của thị trường Mỹ nhằm cung cấp
cho các doanh nghiệp trong nước.
Thứ năm, hàng hố của nước ngồi xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải trải qua một thủ tục
hải quan khá chặt chẽ. Hệ thông thuế của Mỹ (gọi tắt là HTS) hiện không được thi
hành ở Mỹ mà hầu hết các quốc gia thương mại lớn của thế giới đang áp dụng.
Nhiều loại thuế của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá, tức là mức thuế được
xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm giá trị hàng nhập khẩu, mức thuế xuất biến động
từ 1%-40% trong đó mức thơng thường từ 2%-7% giá trị hàng nhập khẩu. Một số
hàng hoá phải chịu thuế gộp tức là loại thuế kết hợp cả mức thuế tỷ lệ trên giá trị và
mức thuế theo số lượng…
Thứ sáu, mặc dù đã có những cố gắng và đạt kết quả tương đối tốt hiện nay

ngành thuỷ sản Việt nam vẫn còn vấn đề cần giải quyết như: khai thác cạn kiệt
11


nguồn tài nguyên ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ồ ạt, thiếu quy hoạch,
thiếu giống, thiếu trình độ chun mơn. Trong chế biến vẫn cịn 2/3 số doanh
nghiệp co quy mô vưa và nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu đối với sản xuất và quản
lý theo tiêu chuẩn ngành về an tồn vệ sinh thực phẩm. Cơng nghệ chế biến thuỷ
sản nhập từ nước ngoài vừa cũ vừa lạc hậu do đó khơng đảm bảo được chất lượng
phục vụ cho xuất khẩu . Như vậy chúng ta phải có cơng nghệ tiên tiến có lượng vốn
lớn. Giải quyết vấn đề vốn là bài tốn khó đối với mọi quốc gia đặc biệt là những
nước nghèo và những nước đang phát triển như Việt nam hiện nay.
III.Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường
Mỹ
1. Giải pháp mang tầm vĩ mô .
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nề kinh tế tới nay chúng ta đã thu được nhiều
thành tựu to lớn về kinh tế xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được
đề ra trong các văn kiện của đảng, mục tiêu của Đảng. Mục tiêu của đảng , chính
phủ là mở rộng giao lưu kinh tế với quốc tế trong đó đẩy mạnh xuất khẩu là mục
tiêu hàng đầu và ngành thuỷ sản được quan tâm với thị trường tiềm năng là Mỹ. Để
đạt được mục tiêu mở rộng thị phần, đem lại nguồn thu lớn hơn nữa trong việc xuất
khẩu thuỷ sản, chính sách vĩ mô ở đây là:
-

Bảo vệ và mở rộng nguồn nguyên liệu thuỷ sản: Nhà nước và Bộ thuỷ sản
cần có chính sách giải pháp kịp thời, hiệu quả để tăng nguồn lợi thuỷ sản.
Trước hết phải ban hành luật bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hỗ trợ vốn và kỹ
thuật nuôi trồng cho nhân dân, phát triển lực lượng khai thác xa bờ. Tập
chung vốn vào các khoản viện trợ ODA để nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt ở
những vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu.


-

Quy hoạch, quản lý thông nhất hệ thống chế biến thuỷ sản : giao việc cấp
giấy phép đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhà máy chế biến thuỷ sản cho
một đầu mối duy nhất là Bộ thuỷ sản, chuyển việc đầu tư cho lĩnh vực kỹ
thuật là chính sang đầu tư theo 4 chương trình mục tiêu đã xây dựng trong
chiến lược xuất khẩu thuỷ sản .
12


-

Thực hiện chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp thuỷ sản mở
rộng quy mô sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh. Thực hiện chế độ ưu
đãi cho vay vốn hoặc cho giữ lại vốn khấu hao để khuyến khích tái đầu tư,
cho trích một phần thuế xuất khẩu để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ
sản xuất sản phẩm với giá trị ngày càng tăng. Thành lập cơ quan thông tin
tiếp thị thuỷ sản, cho phép ngành thuỷ sản trích một phần nào đó trong thuế
xuất khẩu để thành lập quỹ xuất khẩu thuỷ sản .

-

Để ổn định và tăng nguồn hàng xuất khẩu vào thị trường thế giới trong đó
đặc biệt là thị trường Mỹ, giải pháp chung cho toàn ngành thuỷ sản Việt nam
vẫn là tiếp tục thực hiện ba chương trình lớn đã được Chính phủ phê duyệt,
đó là chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển ni trồng thuỷ
sản và chương trình xuất khẩu thuỷ sản, đưa ngành thuỷ sản nước ta từng
bước chuyển sang một ngành có hiệu quả và phát triển bền vững, xứng đáng
là một ngành kinh tế mũi nhọn .


2. Giải pháp cấp doanh nghiệp .
Khi chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước thực hiện tốt thu hút vốn đầu tư nước
ngoài hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hướng xuất khẩu.
Nhưng đây mới chỉ là điều kiện cần, còn chủ yếu là sự vận động linh hoạt của các
tổ chức, các doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Thực tế cho thấy tuy Việt nam có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng nhưng
trình độ tay nghề kỹ năng kỹ sảo chưa cao. Để các doanh nghiệp có thể đứng vững
trên thị trường đầy tính cạnh tranh này thì cần thiết phải thực hiện thật tốt chính
sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn
ngày, mở các cuộc thảo luận, hội thảo về các chủ đề đang được nhiều người quan
tâm. Trong khâu tuyển dụng, tuyển chọn phải đảm bảo tuyển đượch những nhân
viên tốt nhất là về kỹ thuật, có tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm cao. Trong
chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực phải được đặt lên hàng đầu nó phải được coi là yếu tố đầu tiên quyết định
thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp .
13


Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu và gia tăng tỷ
trọng các mặt hàng thuỷ sản phi thực phẩm. Muốn vậy một mặt các doanh nghiệp
Việt nam phải tìm hiểu kỹ thị trường Mỹ để nắm bắt được các nhu cầu từng loại sản
phẩm, đồng thời cần mở rộng các hình thức liên doanh hợp tác với các nhà đầu tư
Mỹ và các nhà đầu tư nước ngoài khác để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của thị trường Mỹ như thành công mà chúng ta đã làm với các nhà đầu tư
Nhật Bản trong những năm qua.
Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt nam trên thị trường Mỹ.
Trước hết, phải giảm giá thành bằng cách giảm lượng ni trồng chết, giảp thất
thốt sau thu hoạch, tận dụng nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ để sản xuất
các sản phẩm thuỷ sản phi thực phẩm, từng bước xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Bên

cạnh đó, phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí đầu vào như : điện, nước, thông tin
vận tải đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư
ngay ở khâu đánh bắt, đảm bảo giống tốt và công nghệ nuôi trồng tiên tiến để đạt
tiêu chuẩn vệ sinh, đổi mới công nghệ chế biến, thực hiện nghiêm ngặt các tiêu
chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
phải đạt được tiêu chuẩn HACCP, khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn ISO9000 đây
chính là những giấy thơng hành để đưa hàng vào Mỹ. Cần chú ý rằng quan trọng
nhất vẫn là an toàn vệ sinh thực phẩm bởi vì nếu chỉ chú tâm đến việc tìm mọi cách
để giảm chi phí đầu vào tạo giá cạnh tranh trên thị trường Mỹ có thể lại dẫn đến tác
dụng ngược tức bị mang tiếng là bán phá giá như các vụ kiện cá Basa gần đây.
Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản. Vai trò của tiếp thị
là rất quan trọng nhất là với mội thị trường rộng lớn, đa dạng và luật lệ làm ăn
nghiêm ngặt như Mỹ. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước ở tầm vĩ mô, các doanh
nghiệp cần làm tốt công tác tiếp thị ở tầm vi mô như lập bộ phận nghiêm cứu thị
trường, tiếp thị qua hội chợ triển lãm, tiếp thị qua mạng Internet, gửi thư giới thiệu
những mặt hàng mới, xây dựng bộ phận đại diện thương mại của công ty ở thị
trường Mỹ, tiếp cận các siêu thị và hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu sản phẩm

14


thuỷ sản của Việt nam, từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của
công ty trên thị trường thế giới .
Làm quen với các vụ kiện tụng, giải quyết tốt các tranh chấp. Thông qua các vụ
kiện trong thời gian vừa qua như: hiệp hội cá nheo Mỹ kiện không cho doanh
nghiệp Việt nam sử dụng tên gọi Catfish đối với cá tra và cá Basa xuất khẩu vào
Mỹ, vụ kiện Việt nam bán phá giá mặt hàng này và gần đây nhất là vụ kiện Việt
nam bán phá giá cả tôm vào thị trường Mỹ cho thấy một mặt các doanh nghiệp phải
thật am hiểu về luật pháp của thị trường Mỹ cũng như luật thương mại quốc tế, mặt
khác phải có một đội ngũ chuyên viên thành thạo, đủ sức đối phó với các vụ kiện,

sớm nắm bắt được các thông tin để tư vấn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh
nghiệp có thể điều chỉnh kịp thời trước những biến động của thị trường. Bên cạnh
đó, một sự hợp tác, liên kết và học tập kinh nghiệm xử lý của các nước cũng bị kiện
như mình là rất quan trọng.

Kết luận
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam, đã có những
bước tiến vượt bậc trong xuất khẩu thời gian qua.Thị trường Mỹ đang mở ra nhiều
triển vọng đối với sản phẩm thuỷ sản của Việt nam đặc biệt là sau khi hiệp định
thương mại được ký kết. Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của
thuỷ sản Việt nam trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam cần nỗ lực nghiên cứu thị trường Mỹ, tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, kịp
thời và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới
thiết bị, nâng cao trình độ chế biến và áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ
hàng thuỷ sản xuất khẩu.Chỉ có như vậy, những cơ hội kinh doanh mở ra cho xuất
khẩu Việt nam mới được nắm bắt kịp thời.
15


Với bề dày phát triển của ngành thuỷ sản Việt nam trong thời gian qua, cùng với
sự quan tâm của Chính phủ Việt nam đã ln hồn thiện những chính sách kinh tế
nói chung và chính sách thương mại xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng mở cửa
thị trường, cộng với nỗ lực của Bộ, ngành và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
mấy năm gần đây, trong tương lai chúng ta có quyền tin tưởng rằng ngành thuỷ sản
Việt nam sẽ là mũi nhọn, thực sự vững vàng trong mọi sự cạnh tranh, đồng thời là
ngành tiên phong của đất nước trong quá trình hội nhập, giao lưu theo xu hướng “
tồn cầu hố” nền kinh tế thế giới.

16




×