Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Tiểu luận "THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.58 KB, 16 trang )


VIỆN KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGIỆP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP 2
  




LÍ THUYẾT TÀI CHÍNH


THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
NĂM 2008
VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT



Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Phượng
Nhóm 2:
1. Nguyễn Thị Ngọc Hậu
2. Trần Thị Hiền
3. Nguyễn Văn Màng
4. Lê Thị Minh
5. Bùi Văn Phú (Nhóm trưởng)
6. Nguyễn Thuỵ Bích Thảo
7. Nguyễn Diệu Thuỷ
8. Dương Thị Xoan


TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2008
2



Mục lục
1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT Trang 3
1.1. Các quan điểm về lạm phát Trang 3
1.2. Cách đo lường lạm phát Trang 4
1.3. Phân loại lạm phát Trang 6
1.4. Nguyên nhân lạm phát Trang 7
1.5. Các biện phát kiềm chế lạm phát Trang 8
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VN HIỆN NAY Trang 10
2.1. Tình hình kinh tế và xã hội Trang 10
2.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở VN Trang 13
3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VN Trang 14
Danh mục tài liệu tham khảo Trang 16









3

1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1.1. Các quan điểm về lạm phát
Theo K.Marx, “Lạm phát là hiện tượng tiền giấy trần ngập các kênh lưu thông tiền
tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu
nhập quốc dân”. Như vậy, theo ông Marx lạm phát chỉ xuất hiện khi lượng tiền giấy trong
lưu thông vượt quá nhu cầu tiền tệ của lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế.

Trường phái Keynes thì cho rằng “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức
giá cả tăng kéo dài với tỉ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát”. Theo quan điểm này, một
nhân tố nào khác ngoài tiền tệ không thể gây nên lạm phát cao được: “hiện tượng về phía
cung cũng không ph ải là một nguồn gốc của lạm phát cao” (Frederic S.Mishkin, Quan
điểm trường phái Keynes, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và
Kĩ thuật, trang 810).
Ngược lại, Paul A.Samuelson lại cho rằng: “lạm phát biểu thị một sự tăng lên
trong mức giá chung. Tỉ lệ lạm phát là tỉ lệ thay đổi mức giá chung...”. Trên cơ sở đó ông
đưa ra các phương pháp cụ thể để tính tỉ lệ lạm phát, như phương pháp tính theo chỉ số
giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index), chỉ số giá sản xuất (PPI – Product Price
Index) và chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator). Trái với quan điểm của trường phái
Keynes, Samuelson cho rằng lạm phát có thể do nguyên nhân cầu kéo hoặc nguyên nhân
chi phí đẩy, tức là lạm phát có thể xảy ra ngoài nguyên nhân tiền tệ.
Vào những năm 70 của thế kỉ 20, trước những tranh cãi kéo dài về nguyên nhân
của tình trạng giá cả tăng cao ở Mỹ và các nước phương Tây do cuộc khủng hoảng dầu
lửa. Milton Friedman đã n ổi tiếng với tuyên bố “lạm phát dù lúc nào và ở đâu cũng là
mộ
t hiện tượng tiền tệ”. Ông còn nhấn mạnh: “Lạm phát ở bất cứ nơi nào luôn là một
hiện tượng tiền tệ với nghĩa là, nó được và có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng
tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng”. Như vậy theo ông một sự tăng giá cả tạm thời có
thể do nhiều nguyên nhân nhưng không thể xảy ra lạm phát cao mà không có một tỉ lệ
tăng trường tiền tệ nhanh được.
Tuy vậy cũng có một khái niệm thận trọng được nhiều nhà kinh tế chấp nhận như
sau: Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng kéo dài
trong một khoảng thời gian nhất định. Mức chung của giá hàng hoá tức là mức trung bình
của giá cả các hàng hoá trong nền kinh tế, nó thể hiện được xu thế biến động chung của
mức giá cả - biểu thị sức mua của tiền tệ đối với các hàng hoá khác. Nhưng cần lưu ý
rằng mức giá chung phải tăng một cách vững chắc và kéo dài trong một thời gian nhất
định, thường là từ vài tháng trở lên mới có thể coi là đã xảy ra lạm phát.



4

1.2. Cách đo lường lạm phát
1.2.1. Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index
Chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội là một tỉ số phản ánh giá của rổ hàng hoá trong
nhiều năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hoá đó trong năm gốc. Ở Việt Nam chỉ
số này được tính trên 10 nhóm mặt hàng, được chia thành 86 phân nhóm, gồm 236 mặt
hàng tiêu dùng chính và 64 dịch vụ. (Số liệu năm 2006)
Cách tính chỉ số giá tiêu dùng:
CPI
t
=

P
i
t
Q

0

P
i
0
Q
i
0
× 100%
Trong đó:
• CPI

t
: chỉ số giá tiêu dùng năm t
• P
i
t
, P
i
0
: giá cả của sản phẩm i ở năm t và năm 0.
• Q
i
0
: số lượng của sản phẩm i dùng để tính ở năm 0.
• Năm 0 được chọn là năm gốc.
Cách tính tỉ lệ lạm phát:
L
CPI (t)
=
CPI

− CPI
t−1
CPI
t−1
× 100%
Trong đó:
• L
CPI (t)
: tỉ lệ lạm phát năm t (tính theo CPI).
• CPI

t
: chỉ số giá tiêu dùng năm t so với năm gốc.
• CPI
t-1
: chỉ số giá tiêu dùng năm t-1 so với năm gốc.
Những thông tin về thước đo lạm phát đến dân chúng hàng ngày chủ yếu được
tính từ phương pháp CPI. Nhưng CPI lại không thể đo lạm phát một cách chính xác bởi
nó bị tác động bởi hai yếu tố gây sai lệch. Những yếu tố gây sai lệch này chủ yếu đến từ
rổ hàng hóa được qui định trước.
Thứ nhất là sai lệch cơ cấu vì rổ hàng hóa chậm thay đổi, nó không bao gồm
những hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu dùng sử dụng. Ví
dụ ở TP.HCM khi mọi người đều có mobile phone, giá của mặt hàng này đang giảm theo
thời gian nhưng nó lại không nằm trong rổ hàng hóa.
Sai lệch thứ hai là sai lệch thay thế, khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trong rổ
gia tăng, dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn. Ví dụ
5

khi thịt gà trở nên mắc hơn do dịch cúm thì ngư ời tiêu dung sẽ chuyển sang ăn cá biển
với mục đích là cung cấp chất đạm cho cơ thể. Từ hai sai lệch trên chúng ta nhận thấy
rằng, nếu tính lạm phát từ CPI thì có thể dẫn đến một dự báo lạm phát quá mức vì những
mặt hàng trong rổ đang tăng giá còn những mặt hàng ngoài rổ lại đang giảm giá.
1.2.2. Chỉ số giá sản xuất PPI – Product Price Index
Tỉ lệ lạm phát tính theo PPI cũng có cách tính thương t ự như tính tỉ lệ lạm phát
theo CPI, nhưng PPI được tính trên một số lượng hàng hoá nhiều hơn CPI và tính theo
giá bán buôn (giá trong lần bán đầu tiên).
1.2.3. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội – GDP Deflator
Chỉ số giảm phát GDP căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau, thông thường
theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định (constant price) và giá hiện hành (current price).
Cách tính chỉ số giảm phát GDP



=




× 100%
Trong đó:
• P
GDP
: chỉ số giảm phát GDP.
• GDP
d
: GDP danh nghĩa (đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm hiện tại).
• GDP
t
: GDP thực tế (đo lường sản lượng hiện tại theo giá năm gốc)
Cách tính tỉ lệ lạm phát:

 ()
=

 ()
− 
 (−1)

 (−1)
× 100%
Trong đó:

• L
GDP (t)
: tỉ lệ lạm phát năm t (tính theo GDP).
• P
GDP (t)
: chỉ số giảm phát GDP năm t.
• P
GDP (t-1)
: chỉ số giảm phát GDP năm t-1.
6

Hạn chế của cách tính này là chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo
cáo về GDP của năm đó.
1.3. Phân loại lạm phát
Có nhiều cách phân loại lạm phát và hiện nay đang dùng một cách phân loại khá
phổ biến đó là căn cứ vào tốc độ và tác động của nó. Theo cách phân loại này, người ta
chia thành 3 loại lạm phát
1.3.1. Lạm phát thấp(hay lạm phát vừa phải)
Lạm phát vừa phải là loại lạm phát xảy ra với giá cả hàng hoá tăng chậm và có thể
dự đoán trước được, thường được giới hạn ở mức một con số một năm.
Khi giá cả hàng hoá tương đối ổn định, người dân vẫn tin tưởng vào tiền tệ và vì
vậy các chức năng của nó vẫn được thực hiện một cách bình thường. Thông thường ở các
nước do loại lạm phát thấp có thể dự đoán trước và người ta có thể chỉ số hoá vào các
chính sách của Nhà nước hoặc các hoạt động kinh tế nên đã hạn chế được các tác động
tiêu cực của nó. Thậm chí, loại lạm phát này còn có thể có tác dụng mở rộng tín dụng
một mặt kích cầu, một mặt gia tăng đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Chính vì thế, trong chính sách vĩ
mô của hầu hết các quốc gia hiện nay, người ta thường chấp nhận một tỉ lệ lạm phát vừa
phải để kích thích tăng trưởng kinh tế.
1.3.2. Lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy rả khi giá cả hàng hoá tăng nhanh ở mức từ
2 đến 3 con số một năm. Như ở Việt nam trong giai đoạn vừa qua có thể được xem là lạm
phát phi mã.
Khi lạm phát này xảy ra, do tiền bị mất giá rất nhanh nên người dân không còn
muốn nắm giữ tiền mà chuyển sang săn lùng mua hàng hoá, vàng, ngoại tệ cất giữ. Tình
trạng này càng làm cho giá cả tăng nhanh và biến động bất thường. Thị trường tài chính
sẽ tàn lụi vì dòng vốn chạy ra nước ngoài. Lãi suất thực có thể giảm bằng không hoặc âm,
hiệu quả kinh tế suy giảm, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, thu nhập thực tế của người
lao động bị xói mòn nghiêm trọng, thất nghiệp tăng cao.

×