Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Một số câu hỏi triết học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.77 KB, 4 trang )

Câu: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại
* Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự
vận động, phát triển.
* Nội dung quy luật:
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng và chúng có
quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm:
chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và
lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát
triển.
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
+ Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và
lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong
mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến
đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất
ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn
tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới
dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy,
khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất
cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục
biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát
triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi
về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với
tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.
+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một
cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ
tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự
quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng,


đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi
đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút
nhưng không thực hiện bước nhảy.
- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước
nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một
cách kịp thời.
- Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện
chin muồi.
--------------------------------------------
Câu: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
• Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan
trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn
gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
• Nội dung quy luật
- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt
đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện
chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự
thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc,
động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của
các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống
nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự
ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và
phát triển.
+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải

quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt
đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu
thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất
mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.
• Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách
quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân
tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác
động lẫn nhau giữa chúng.
- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách
giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình
độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức,
phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.
----------------------------------------------
Câu: Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có
ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay
quá trình riêng lẻ khác.
Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở
một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất
khác.
* Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách
quan và có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của
mình.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung

- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung (vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào
cái chúng, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có – tức cái riêng
còn có cái đơn nhất). Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng (vì nó phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái
riêng cùng loại. Do vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng
tồn tại và phát triển của cái riêng)
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự
vật. Sự chuyển hóa cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của tiến trình phát triển tiến
lên. Ngược lại, sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái
cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì cái chung là cái sâu sắc, bản chất hơn cái riêng, do đó trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải biết phát hiện ra cái chung, vận dụng cái chung để cải tạo cái riêng. Nếu
không hiểu biết cái chung sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, mù quáng.
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, nên bất kỳ cái chung nào khi áp dụng vào trường
hợp riêng cũng cần được chú ý đến các đặc điểm cụ thể, nếu không sẽ rơi vào bệnh rập
khuôn, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào
bệnh cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
- Cần phải tạo điều kiện cho cái đơn nhất và cái chung chuyển hóa lẫn nhau theo chiều
hướng tiến bộ, có lợi.
------------------------------------------------
Câu: Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người
- Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng
định con người hiện thực là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội
- Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bản chất của con người:
+ Bản chất của con người là: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
các quan hệ xã hội.
+ Khi khẳng định bản chất con người là: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa các quan hệ xã hội, triết học Mác không tuyệt đối hóa mặt xã hội trong con người,
mà cho rằng con người là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. Cái sinh vật là

toàn bộ các quá trình sinh vật diễn ra trong con người và cả cấu tạo giải phẫu của nó. Cái
xã hội là các phẩm chất xã hội của con người do các quan hệ xã hội tạo ra như biết lao
động, có ngôn ngữ, có ý thức, tư duy. Đối với con người, cái sinh vật là tiền đề, điều kiện
của cái xã hội. Thiếu cái sinh vật, cái xã hội không thể tồn tại và biểu hiện ra được. Song,
cái sinh vật trong con người bị biến đổi bởi cái xã hội và mang tính xã hội. Ngược lại, khi
ra đời, cái xã hội có vai trò quyết định, chế ước cái sinh vật và quy định bản chất xã hội
của con người.
Với quan điểm nhất nguyên luận coi con người là một thực thể sinh vật – xã hội, triết học
Mác đã khắc phục cả hai quan niệm sai lầm trong vấn đề con người: tuyệt đối hóa mặt sinh
vật, không thấy vai trò quyết định của mặt xã hội; tuyệt đối hóa mặt xã hội, không thấy
được cơ sở tự nhiên, sinh vật trong con người.
+ Bản chất con người không nhất thành bất biến, mà sự hình thành bản chất con người là
một qúa trình con người không ngừng hoàn thiện khả năng tồn tại của mình trước các lực
lượng tự phát của tự nhiên và xã hội. Bản chất ấy hình thành trong quá trình hoạt động của
con người.

×