Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Dia ly kinh te xa hoi VN Phan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 131 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 2 (Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế) CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG - LÂM - NGƯ 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 3.1.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp (SXNN) - Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn . Đối với SXNN thì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất, ở đâu có đất đai thích hợp ở đó có thể phát triển nông nghiệp. Vì vậy, trong việc phát triển và phân bố cần chú ý những vùng đất có qui mô lớn (đồng bằng châu thổ) nên tổ chức thành những vùng CMH’ SXNN để tạo ra khối lượng hàng hoá lớn; Những vùng đất hẹp cần phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở mức độ nhất định. Phân bố nông nghiệp cần chú ý đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất. - Sản xuất nông nghiệp gắn chặt với môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên (đặc biệt là đất đai, khí hậu, nguồn nước) tác động mạnh và thường xuyên đến phát triển và phân bố nông nghiệp. Vì vậy muốn phân bố hợp lý nền kinh tế nông nghiệp của một nước (một vùng), cần phải ng/cứu kỹ và hiểu rõ những điều kiện tự nhiên để phân bố các loại cây trồng-vật nuôi thích hợp; đồng thời phải có kế hoạch phòng chống, hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường tài nguyên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất. Thời vụ là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, mỗi loại cây trồng đều phát triển theo mùa và thời gian sinh trưởng nhất định. Trong thời gian đó, cây trồng có thể tự phát triển mà không cần tới sự tác động của con người. Vì vậy lao động trong nông nghiệp có lúc dồn dập, có lúc nhàn rỗi, thời gian lao động bao giờ cũng ngắn hơn thời gian sản xuất. Để giảm tính thời vụ, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn cần xác định một cơ cấu cây trồng - vật nuôi hợp lý, kết hợp lao động với thời vụ. Để đạt hiệu quả cao trong SXNN cần thực hiện CMH’ với phát triển tổng hợp, đa dạng hoá SXNN, kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, thực hiện các biện pháp luân-xen-tăng-gối vụ, kết hợp tốt giữa N-L-N nhằm đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. - Sản xuất nông nghiệp cần phải gắn CNCB’ và thị trường tiêu thụ (CNCB’). Gắn với CNCB’ sẽ tạo chu trình sản xuất nông- CN hợp lý. Hình thức tổ chức này sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao trình độ CMH’ sản xuất. Nước ta có nhiều vùng có thể hình thành chu trình nông – CN về sản xuất – chế biến như cao su, chè, cà phê, mía đường.v.v. 3.1.2. Đặc điểm tổ chức lãnh thổ các ngành sản xuất nông - lâm – ngư (N-L-N) a. Ngành trồng cây lương thực (LT). Cây LT có địa bàn phân bố rộng thường trùng với địa bàn phân bố dân cư. Do đó cần phát triển cây LT (cả lúa và màu) nhằm giải quyết nhu cầu LT ở trong nước; Mặt khác còn tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giải quyết nhu cầu tiêu. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> dùng tại chỗ, hạn chế vận chuyển xa.Cây lương thực (trừ sắn) đều có thời vụ ngắn. Vì vậy, phân bố nên chú ý tới việc xen canh - gối vụ - thâm canh - tăng vụ, rút ngắn thời vụ; đồng thời tuỳ theo điều kiện sinh thái ở mỗi vùng mà bố trí cây trồng thích hợp. Sản phẩm cây lương thực khó bảo quản và chuyên chở, có nhiều phụ phẩm cho phát triển chăn nuôi. Vì vậy, phân bố cây lương thực phải kết hợp với các cơ sở công nghiệp chế biến; phải kết hợp với phân bố các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo ra sự cân đối giữa trồng trọt - chăn nuôi trong từng vùng. b. Ngành trồng cây công nghiệp và cây ăn quả (cây CN) - Đối với cây công nghiệp ngắn ngày, nên bố trí ở những vùng có độ dốc thấp, ở đồng bằng, nên xen – luân - gối vụ với cây lương thực. - Đối với cây công nghiệp dài ngày (cả cây ăn quả), nên bố trí thành các vùng chuyên canh rộng lớn trên các loại thổ nhưỡng thích hợp với từng loại cây nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa và giá trị sản phẩm cao nhất. Độ dốc có thể cao hơn cây hàng năm. - Phân bố cây công nghiệp (đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm) cần chú ý tới số lượng và chất lượng của nguồn lao động, truyền thống nghề nghiệp của dân cư . Bởi vì, sản xuất cây công nghiệp lâu cần nhân công có kĩ thuật, có tập quán kinh nghiệm và hao phí nhiều lao động hơn so với trồng cây lương thực, số ngày lao động thường gấp 2-3 lần so với trồng cây lương thực, điều kiện cơ giới hoá cũng khó khăn hơn; Khi mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp phải tính đến việc bố trí lại nguồn lao động và sử dụng hợp lý các nguồn lao động theo thời vụ. Cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn; khi phân bố cần điều tra, tính toán tỉ mỉ hiệu quả sử dụng đất-vốn-lao động phù hợp với các điều kiện tự nhiên - kinh tế trong sử dụng lâu dài, ổn định. Phân bố cây công nghiệp phải đảm bảo đạt sản lượng hàng hoá cao (vì phần lớn các sản phẩm đều đưa ra khỏi vùng, chủ yếu để xuất khẩu), vì vậy phải lựa chọn những loại cây thích hợp với điều kiện tự nhiên cụ thể, chọn những giống tốt nhất, và đáp ứng được với nhu cầu thị trường. Sản phẩm cây công nghiệp rất đa dạng, phức tạp, khó chuyên chở và bảo quản, dễ hư hao và giảm chất lượng. Vì vậy, khi phân bố cây công nghiệp phải chú ý xây dựng đồng bộ các cơ sở CNCB’, tạo thành các hình thức liên kết nông – công nghiệp đa dạng. c. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Hoạt động chăn nuôi diễn ra liên tục không mang tính thời vụ như trồng trọt, nhưng ít nhiều cũng phụ thuộc vào tính thời vụ của trồng trọt. Tính chất 2 mặt của ngành chăn nuôi đòi hỏi phải bố trí LLLĐ thích hợp, ổn định từ khâu gieo trồng cây thức ăn, chế biến thức ăn đến chăn nuôi; phòng trừ dịch bệnh; tiêu thụ sản phẩm. Ngành chăn nuôi có quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt (chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt; ngược lại, trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi). Như vậy, cần cân đối về sức kéo - phân bón - thức ăn giữa chăn nuôi - trồng trọt. Ngành chăn nuôi có thể tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau như sức kéo, phân bón, thịt, sữa, trứng, bơ, da, lông, .v.v. Tuỳ theo nhu cầu của thị trường và tiêu dùng của xã hội mà xác định cơ cấu, qui mô vật nuôi phù hợp với ĐKTN, kinh tế của từng vùng. Ví dụ: Những vùng thiếu sức kéo, thiếu phân bón, lại có đồng cỏ nên phân bố loại gia súc lớn. Những vùng có đồng cỏ nhân tạo nên phát triển đàn bò sữa. Những vùng công nghiệp tập trung và các thành phố lớn nên phân bố cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm, thịt bò, bò sữa .v.v. Các sản phẩm của ngành chăn nuôi (thịt, trứng, sữa ...) cần được chế biến và vận chuyển kịp thời. Vì vậy, cần bố trí gần các cơ sở chế biến, gần vùng tiêu thụ. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3.2. CÁC NGÀNH SẢN XUẤT A. NÔNG NGHIỆP 1. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (KTQD) Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người. Trên thế giới, cách đây khoảng 1 vạn năm con người đã biết thuần dưỡng động vật, trồng các loại cây dại và dần dần biến chúng thành vật nuôi - cây trồng. Ở Việt Nam, nông nghiệp ra đời trong văn hóa khảo cổ học Hòa Bình cách đây > 1 vạn năm. Bên cạnh việc trồng các cây có củ, con người đã biết đến lúa (là lúa hoang, lúa trời). Sau này, trong quá trình phát triển tiếp theo, VH Phùng Nguyên có vị trí quan trọng đối với việc hình thành nền "Văn minh lúa nước sông Hồng". Cách đây trên 4.000 năm, ở lưu vực S.Hồng và các phụ lưu, các bộ tộc Phùng Nguyên với kĩ thuật luyện kim và trồng lúa nước đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua Hùng. Tổ tiên ta từ Văn hóa Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm nguồn SX chính, đặt nền móng cho nông nghiệp của nước ta phát triển như ngày nay (Lê Quốc Sử, 1998). Với sự phát triển của KH-KT, nông nghiệp ngày càng được mở rộng; các giống cây trồng-vật nuôi ngày càng đa dạng và phong phú. LT-cái ăn của con người thường được đặt lên hàng đầu. • Vai trò của sản xuất nông nghiệp - Nông nghiệp sản xuất ra LT - TP đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người. Đối với cả nước (nói chung) và từng thành viên cụ thể (nói riêng), LT có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có chính sách phù hợp và sự tiến bộ trong sản xuất mà nền nông nghiệp nước ta phát triển không ngừng, từ chỗ thiếu đói triển miên, đến nay không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn tham gia vào xuất khẩu với số lượng lớn. nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày thông qua việc trồng các cây TP giàu đường, đạm, lipit cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. - Nông nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp CB’LT–TP: Các ngành công nghiệp CB’TP, đồ uống, dệt, giấy, đồ dùng bằng da,... đều sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp. Vì thế trong chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành CNCB’. Để đáp ứng cho nhu cầu của việc chế biến, các vùng chuyên canh đã được hình thành ở đồng bằng, TD-MN' (2 vùng trọng điểm lúa; 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp; các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản). - Nông nghiệp góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng các ngành kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp vẫn chiếm trên 60,0% LĐXH. Khả năng thúc đẩy tái sản xuất mở rộng của ngành này thể hiện ở chỗ: nông nghiệp cung cấp lao động dư thừa cho các ngành nhờ vào việc áp dụng những tiến bộ của KH-KT (tất nhiên, đó là lao động thủ công, muốn sử dụng có hiệu quả, cần phải có chiến lược đào tạo). Mặt khác, việc đẩy mạnh nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành cùng phát triển. Trong mối quan hệ đó, bản thân nông nghiệp lại là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của hàng loạt các ngành kinh tế khác. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nông nghiệp sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu nhằm tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước. Năm 2002, trị giá hàng XK trong N - L - N đạt 5.011,7 triệu USD (chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), riêng hàng nông sản là 2.422,0 triệu USD. Gần đây, tỉ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm, nhưng giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng liên tục (đây là một xu thế tất yếu, phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội). - Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền KTQD do vai trò của nó đối với xã hội nuôi sống con người là không thể thay thế được. Trong công cuộc CNH’ và HĐH’ đất nước, thì nông nghiệp được coi là đối tượng chủ yếu. Vì vậy, nông nghiệp sẽ được trang bị lại từ công cụ cho đến các phương tiện SX; Bằng việc mở mang các ngành nghề mới, hướng vào SX các nông phẩm hàng hóa. Bản thân nông nghiệp đang tự mình cải tạo và chuyển hướng SX, sử dụng lao động cho phù hợp với cơ chế thị trường, tạo ra bộ mặt mới cho từng vùng nông thôn của cả nước. 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (ĐKTN - TNTN) a. Đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp; cây trồng - vật nuôi là đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp là đất đai rồi mới đến khí hậu và nguồn nước. Đất đai ảnh hưởng quyết định đến qui mô, cơ cấu và phân bố nông nghiệp (đặc biệt là với ngành trồng trọt). Nước ta có 2 nhóm đất chính (feralit và đất phù sa). Tuỳ theo các nhân tố, điều kiện hình thành và sự tác động của con người mà các loại đất trên có sự phân hoá khác nhau. ▪ Đất miền núi, chủ yếu là đất feralit. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa, phần lớn vùng đồi núi của nước ta là đất feralit, lượng khoáng nguyên thấp, hàm lượng mùn không cao, đất chua và có màu đỏ, hoặc đỏ-vàng của ôxyt sắt thích hợp với cây công nghiệp. Ngoài ra, còn có một số loại đất khác: Đất xám phù sa cổ (rìa ĐB sông Hồng và nhiều nhất ở Đông Nam Bộ). Đất này thích hợp với cây CN và cây ăn quả. Đất đen (macgalit) phát triển trên đá ba zơ (đá ba dan, đá vôi), thường gặp ở thung lũng đá vôi (nhiều nhất ở miền Bắc), diện tích tuy không lớn nhưng rất thích hợp với các cây CN có giá trị (quế, chè, thuốc lá,...). Tốt nhất trong các loại đất đồi núi nước ta là đất ba dan (  2,0 triệu ha), tập trung ở Tây Nguyên, một phần Đông Nam Bộ và có một vệt từ Phủ Quì (Nghệ An) kéo dài đến Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (Quảng Trị), loại đất này rất thuận lợi cho cây CN (cao su, cà phê...) qui mô lớn. ▪ Đất ở đồng bằng, quan trọng nhất là đất phù sa 3,40 triệu ha (9,5% diện tích cả nước), đây là loại đất tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, có độ pH trung tính, rất thích hợp cho trồng lúa. Ngoài ra, ở các vùng đồng bằng còn có các loại đất khác như đất chua mặn, đất mặn, ven biển, đất cát, đất glây hoá trong các vùng trũng, đất lầy thụt than bùn, loại đất này ít có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp và việc cải tạo cần nhiều vốn đầu tư. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ▪ Thực trạng của việc sử dụng đất hiện nay: Qúa trình khai thác lãnh thổ cho đến nay (2008) chúng ta mới đưa vào sử dụng 80,0% diện tích đất tự nhiên (trong đó 28,45% là đất nông nghiệp). Vốn đất thuận lợi cho trồng lúa hầu như đã khai thác hết, để tận dụng tiếm năng của tự nhiên ở ĐB sông Hồng nhân dân đã tìm mọi biện pháp để tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất bằng cách thâm canh và đầu tư lao động sống để nâng cao năng suất. Phần lớn đất nông nghiệp được trồng cây hàng năm, có thể luân canh - tăng vụ với lúa (như lúa - đay, lúa - thuốc lá); phần còn lại chủ yếu trồng cây lâu năm, nhiều nhất là Tây Nguyên, Đ.Nam Bộ trên vùng đất bazan. Vốn đất và khả năng mở rộng lại có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ. Năm 2008, cả nước có trên 33,0 triệu ha đất tự nhiên; sử dụng vào SXNN 9,42 triệu ha (28,45%), đất lâm nghiệp 14,8 triệu ha (44,74 %), đất chuyên dùng và thổ cư 407,0 nghìn ha (6,56%), đất chưa sử dụng 6,7 triệu ha (20,24%). Như vậy đất chưa sử dụng còn lớn, nhưng việc mở rộng diện tích lại rất khó khăn, chủ yếu là đất dốc, thiếu nước, xói mòn và thoái hoá; Đất đồng bằng chưa sử dụng còn rất ít, chủ yếu là đất phèn, đất mặn, đất ngập úng đòi hỏi phải đầu tư lớn. Hiện nay, đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) sử dụng vào mục đích khác như công nghiệp, GT, đô thị... ngày càng nhiều. Theo dự báo trong vòng 10 năm tới, đất nông nghiệp có thể mất đi mỗi năm ~ 2,8 vạn ha (trong đó đất trồng lúa ~ 1,0 vạn ha). Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp. b. Khí hậu - Nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt đới. Nhưng do hình thể trải dài theo nhiều vĩ tuyến ở rìa Đông Nam lục địa châu Á, cho nên chế độ nhiệt có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng. Từ đèo Hải Vân trở ra chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới (NPc) tràn xuống, hàng năm có một mùa đông lạnh và một mùa hè nóng. Từ đèo Hải Vân trở vào nóng quanh năm với một mùa khô và một mùa mưa. Tính chất nhiệt đới làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời lớn. Chế độ mưa phong phú (1.500 - 2.000mm/năm). - Khí hậu nước ta lại có sự phân hoá đa dạng theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao. Ở miền Bắc có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa với một mùa Đông lạnh. Ở vùng núi cao có sương giá và rét đậm. Ở miền Nam khí hậu nhiệt đới điển hình với một mùa khô và mùa mưa. Ở miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa 2 miền Nam-Bắc. ▪ Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp - Trước hết là việc cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao. Độ ẩm không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái. Cũng trong điều kiện nóng - ẩm còn giúp cho cây ngắn ngày tăng thêm từ 1 đến 2 vụ/năm; đối với cây dài ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa/năm. Do các đặc trưng của khí hậu nước ta, đã tạo điều kiện để bố trí một tập đoàn cây trồng - vật nuôi đa dạng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới với hệ sinh thái phát triển bền vững (ở vùng núi cao  1.500m, khí hậu mát mẻ cho phép phát triển tập đoàn cây trồng-vật nuôi cận nhiệt và ôn đới; ở miền Bắc có mùa Đông lạnh là tiền đề để phát triển cây vụ đông). - Ở mỗi vùng khí hậu lại có sự tác động khác nhau đến sản xuất nông nghiệp: Lãnh thổ trải dài 15 vĩ độ trong vùng nội chí tuyến BBC, hẹp ngang, lượng phân bố bức xạ và nhiệt - ẩm sẽ 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> khác nhau (cả về thời gian và không gian giữa các vùng lãnh thổ), mối quan hệ giữa các khối khí cũng vậy. Vì vậy: Ở phía bắc đèo Hải Vân, tính chất chí tuyến được tăng cường thêm bởi các khối khí lạnh-khô vào mùa Đông (mỗi năm ~20 đợt). Biên độ nhiệt TB chênh lệch tới 110C, còn giữa cực trị nhiệt (tối thiểu và tối cao) lên tới 400C. Sự nhiễu loạn về thời tiết đã tạo cho nửa phần phía Bắc nước ta một hệ sinh thái cực đoan giữa 2 mùa nóng-lạnh. Ở đây thích hợp hơn cả là các cây ngắn ngày và cây ngày ngắn; đối với cây dài ngày và cây lâu năm, nên chọn cây có biên độ sinh thái rộng của vùng cận nhiệt (chè, hồi...) thì mới cho năng suất cao. Ở phía nam đèo Hải Vân: nền sinh thái ổn định hơn về thời tiết, về nhịp điệu mùa cũng như nền nhiệt-ẩm, điều này cho phép nền nông nghiệp có tính chất ổn định hơn. Sự phân hoá cây trồng ở đây chỉ đơn thuần là phân theo loại đất từ cây hàng năm đến cây lâu năm. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt về thời tiết ở sườn Tây (giữa Tây Bắc – phía Bắc, giữa Tây Nguyên – phía Nam) trên diện tích 26% lãnh thổ lại có ý nghĩa đáng kể trong việc điều khiển thời vụ đối với cây ngắn ngày và lựa chọn cây dài ngày. Ví dụ, ở Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc tương phản với một mùa mưa cường độ cao là điều cần quan tâm đối với cây trồng lấy mủ. ▪ Trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa: Tính chất biến động và sự phân hoá về khí hậu đã dẫn đến các tai biến thiên nhiên như bão, lũ, khô hạn ... trong những năm gần đây lại có chiều hướng gia tăng. Độ ẩm không khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển. c. Nguồn nước + Nước trên mặt: Nằm trong vùng nhiệt đới, vì vậy nước ta có nguồn nước khá dồi dào. Nhưng các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài: S.Hồng từ Trung Quốc; S.Mã, S.Cả từ Lào; S.Cửu Long từ Mianma, nếu như ở thượng nguồn việc sử dụng không hợp lý sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của nước ta. Lượng mưa TB năm khá lớn càng làm cho nguồn nước trên các sông của Việt Nam thêm phong phú. Đối với sản xuất nông nghiệp, nước rất cần thiết, ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”. Với mức tiêu thụ nước trong nông nghiệp khoảng 60 tỉ m3 thì về nguyên tắc chỉ cần khai thác 10-15% trữ lượng nước là đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp và khá dày đặc, các hệ thống sông lớn lại bao phủ toàn bộ các vùng nông nghiệp trù phú. Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sông ngòi còn cung cấp lượng phù sa lớn. Trong phạm vi cả nước, dòng chảy cát bùn là 300 - 400 triệu tấn/năm (hệ thống S.Hồng 130 triệu tấn; S.Cửu Long 100 triệu tấn). Về mùa lũ, lượng phù sa trên S.Hồng (tại Sơn Tây) đã lên tới 3.500 gr/cm3, mùa cạn 500 gr/cm3. Lượng cát bùn lớn đã khiến cho các đồng bằng châu thổ lấn ra biển hàng năm từ vài chục tới hàng trăm mét. + Nước ngầm: cũng rất phong phú, mặc dù chưa thăm dò đánh giá đầy đủ. Trữ lượng đã thăm dò khoảng 3,3 tỉ m3. Nước ngầm tập trung ở các phức hệ rời bở (ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long); Trong phức hệ trầm tích cácbônat (ở Đông Bắc, Tây Nguyên và BTBộ). Trong phức hệ phun trào ba dan (ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ), đã được khai thác phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt. + Hạn chế: Tài nguyên nước phong phú, nhưng phân bố không đều cả về thời gian và không gian. Vào mùa lũ, lượng nước chiếm tới 70 - 80%, mùa kiệt chỉ 20 - 30% tổng lượng nước. Đây là một khó khăn rất lớn đối với nền nông nghiệp, để hạn chế việc thiếu và dư thừa 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nước phải xây dựng các công trình thuỷ lợi để chủ động tưới - tiêu nước. Ngoài ra, chất lượng nước ở một số sông, hồ nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng. Ở các khu vực ven biển, nước mặn có chiều hướng lấn sâu vào đất liền (ở S.Hồng lấn sâu tới 20 km; S.Thái Bình 40 km; S.Tiền 50 km; S.Hậu 40 km). Điều này lại càng khó khăn hơn đối với ĐB sông Cửu Long vào mùa khô. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (KT - XH) a. Nguồn lao động Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, LLLĐ nước ta vẫn tập trung nhiều trong khu vực nông nghiệp và mức độ tập trung sẽ còn cao hơn nữa khi các ngành kinh tế khác chỉ thu hút lao động trong các đô thị và lao động có trình độ chuyên môn – kĩ thuật. Trong nông nghiệp, tình trạng phân công lao động diễn ra chậm chạp, mặc dù trong những năm gần đây lao động trong nông nghiệp có chiều hướng giảm về tỉ trọng, nhưng vẫn còn cao. Số dân nước ta đông, gia tăng còn lớn. Vì vậy, nguồn lao động rất dồi dào và thường xuyên được bổ sung (3%/năm), chất lượng cũng đã được nâng hơn. Tuy chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, song nó vẫn được coi là nhân tố quan trọng để phát triển nông nghiệp cả theo chiều rộng (khai hoang mở rộng diện tích) và theo chiều sâu (thâm canh). Nguồn lao động đông cũng là một khó khăn cho nông nghiệp, số lao động hàng năm tăng với nhịp độ nhanh, phần lớn lại là lao động phổ thông, kĩ thuật thấp đã làm nóng thêm tình hình việc làm ở khu vực này. Mặt khác, nguồn lao động sử dụng chưa hợp lý; phân bố cũng không đều giữa các ngành và các vùng (tập trung quá đông ở 2 đồng bằng) và chủ yếu lại ở trong ngành trồng trọt. Từ sau đổi mới (đặc biệt từ đầu thập kỷ 90), trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi, bắt nguồn từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cụ thể là sự ra đời của các hoạt động kinh doanh mới như nuôi gia cầm gia súc theo hướng chuyên môn hóa; nuôi trồng đặc sản gắn với nhu cầu thị trường; trồng cây ăn quả, cây thực phẩm, cây cảnh; Sự hình thành các dịch vụ nông nghiệp và nông thôn như cung ứng phân bón, giống cây - con, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, vận tải nông sản và nhiều dịch vụ khác. Sự khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống sau một thời bị mai một.v.v. Các hoạt động trên đã góp phần làm thay đổi cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp, đã xuất hiện nhiều lao động phi nông nghiệp, tỉ trọng lao động phi nông nghiệp tăng dần từ vùng ven đô thị đến vùng thuần nông. Về trình độ tiếp thu kĩ thuật, thì LLLĐ (nhất là lao động trẻ) trong nông nghiệp có đủ sức đón nhận các chương trình khuyến nông, có kinh nghiệm thâm canh trong SXNN. Như vậy, nguồn lao động với tính chất 2 mặt của nó đã tạo ra cả những thuận lợi và KK đối với SXNN. b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật (CSHT, CSVC - KT) Về CSVC-KT bước đầu đã được hình thành và hoàn thiện. Một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là thuỷ lợi hoá. Vấn đề tưới - tiêu về cơ bản đã được giải quyết ở các vùng đồng bằng. Hệ thống đồng ruộng đã được cải tạo đảm bảo cho việc thâm canh, cơ giới hoá. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng - vật nuôi được triển khai có thể nhanh chóng dập tắt các nguồn gây bệnh. Các loại giống mới cho năng suất cao đã dần dần thay thế các giống cũ... Bước vào thời kỳ CNH’- HĐH’, nền nông nghiệp được tăng cường đáng kể (nhất là về thuỷ lợi, điện, 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> phân bón, vật tư nông nghiệp, cơ giới hoá). Vào giữa thập kỷ 1990, trên 90% diện tích lúa được tưới bằng các công trình thuỷ nông lớn, phần lớn các vùng nông thôn đã có điện. Một bộ phận diện tích được cơ giới hoá. Nhiều tiến bộ của khoa học – kĩ thuật được đưa vào sản xuất tạo ra bước chuyển biến mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp . Về CSHT và dịch vụ nông thôn cũng có nhiều tiến bộ. Nếu xét theo từng vùng, thì ở vùng núi của Trung du – miền núi phía Bắc và Tây Nguyên một số chỉ tiêu thấp hơn các vùng khác, đặc biệt là chỉ tiêu về điện và giáo dục Trung học cơ sở. Ở ĐB sông Hồng các chỉ tiêu đều đạt ở mức cao và đồng đều, vì đây là khu vực được khai thác sớm nhất, có trình độ phát triển tốt. Ở ĐB sông Cửu Long vào loại thấp (do sự thuận lợi và cả khó khăn về giao thông đường sông, kênh rạch tại địa bàn này). Ở miền Trung, CSHT nông thôn còn yếu, trong khi những tuyến liên hệ cơ bản (quốc lộ, phủ sóng truyền thông...) đều do TW trợ giúp. Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về CSHT nông thôn phân theo vùng năm 2002 (đơn vị: %) Xã có Xã có Xã có trạm Xã có trường Xã có trường Các vùng điện đường ô tô y tế tiểu học THCS Cả nước 62,2 86,4 916 97,7 76,2 TDMN phía Bắc 37,0 82,6 82,9 94,9 64,7 ĐB sông Hồng 98,1 99,4 99,6 98,5 97,5 Bắc Trung Bộ 61,8 90,0 79,3 99,8 86,8 Nam Trung Bộ 54,7 82,5 85,9 97,3 66,1 Tây Nguyên 31,7 96,2 84,3 99,9 50,3 Đông Nam Bộ 71,8 97,9 98,2 100,0 75,4 ĐBS Cửu Long 67,0 65,7 96,7 98,4 74,9 c. Đường lối chính sách Là một nước nông nghiệp, vì thế từ lâu nông nghiệp được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ ĐH VI (12/1986) với đường lối đổi mới toàn diện đã khắc phục những sai lầm của công cuộc cải tạo XHCN trong nông nghiệp trước đó và đưa ngành này lên một bước phát triển mới (khoán 10). Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ; được giao quyền sử dụng đất lâu dài; được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư, sản phẩm theo cơ chế thị trường. Kết quả là sức sản xuất được giải phóng, đã khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, ở nông thôn lại có thêm kinh tế hộ nông dân; nhiều hình thức hợp tác mới tự nguyện, sinh động đã tạo nên nền kinh tế đa dạng về sở hữu, đan xen liên kết với nhau, đồng thời cạnh tranh lẫn nhau để cùng phát triển theo qui luật khách quan của kinh tế thị trường. Vấn đề việc làm cũng đã được cải thiện, đó là do thắng lợi của công cuộc đổi mới, SXNN tăng lên rõ rệt; tình trạng thiếu đói cơ bản đã được xoá bỏ, đã tạo thêm việc làm cho người lao động (thời kỳ 1991-1995 đã tạo việc làm cho 4,6 triệu người). Chương trình 327 và 773 của Nhà nước sử dụng 1.700 tỉ đồng và thu hút 48 vạn LĐ nông nghiệp, khoảng 80% việc làm mới được tạo ra từ N-L-N, điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc cải thiện đời sống cư dân nông thôn. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước được mở rộng. Những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp được áp dụng rộng rãi...tạo thành một hệ thống thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế vào loại quan trọng hàng đầu này. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2.3. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA a. Nền nông nghiệp nước ta phát triển tương đối ổn định và vững chắc - Nhờ thực hiện công cuộc đổi mới mà nông nghiệp nước ta đã phát triển khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm dao động từ 3 - 5%; năm 1994 tăng (3,9%), 1995 (5,1%), 1996 (4,4%), 1997 (4,3%), 1998 (2,7%), 1999 (5,2%), 2002 (4,06%), năm 2008 (3,83%). So với các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ con số này thấp, nhưng phải đặt nó vào trong hoàn cảnh cụ thể, sự tăng trưởng của ngành là rất khó vì ngành này phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Nông nghiệp được chú trọng đầu tư cả về kĩ thuật lẫn kết cấu hạ tầng và phát huy hiệu quả của việc thâm canh trong sản xuất. Thị trường nông phẩm được mở rộng (cả trong nước và ngoài nước) là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Tác động của các chủ trương chính sách đã được ban hành (luật đất đai, khoán 10, xoá đói, giảm nghèo, mở rộng tự do kinh doanh, xây dựng các mô hình sản xuất). Bảng 3.2. GDP và tỉ trọng của nông nghiệp so với cả nước từ 1985 - 2008. GDP NN giá hiện hành % trong GDP của Năm (tỉ đồng) cả nước 1985 47,0 40,17 1990 16.252,0 38,74 1995 63.219,0 28,37 2000 108.356,0 24,53 2005 175.048,0 20,89 2008 326.505,0 22,10 - Nguyên nhân dẫn tới SXNN của nước ta phát triển nhanh chủ yếu là do: nông nghiệp được chú trọng đầu tư cả về kỹ thuật lẫn kết cấu hạ tầng và phát huy hiệu quả của việc thâm canh trong sản xuất. Thị trường nông phẩm được mở rộng (cả trong nước và ngoài nước) là động lực thúc đẩy SX phát triển. Tác động của các chủ trương chính sách đã được ban hành (luật đất đai, khoán 10, xoá đói, giảm nghèo, mở rộng tự do kinh doanh, xây dựng các mô hình sản xuất...). - Tuy nhiên, tốc độ phát triển của nông nghiệp chưa cao. Bởi vì, những năm đầu chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, nông nghiệp chưa khẳng định rõ được hướng phát triển, thị trường chưa được khai thác, còn mới mẻ đối với nông dân. Tính chất CMH’ trong SX hàng hoá còn yếu. Trồng trọt và chăn nuôi phát triển chưa đều ở nhiều vùng, chăn nuôi chưa trở thành ngành SX chính, kinh doanh độc lập, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Để phát triển bền vững, trong những năm tới cần tiếp tục đổi mới trong nông nghiệp; giải phóng mọi lực lượng sản xuất; phát triển kinh tế nhiều thành phần; hình thành một số vùng động lực và ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát triển hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp hàng năm phải đạt 4,0- 4,5% gắn với công nghiệp chế biến (tăng 10 - 12%). Đảm bảo an toàn về lương thực và đến 2010 phải đạt 38,0 - 40,0 triệu tấn (lúa 32,0- 33,0 triệu tấn trên diện tích 4,2 - 4,3 triệu ha).. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> b. Nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo hướng nền kinh tế hàng hóa - Đối với một nước mà nông nghiệp vẫn giữ địa vị trọng yếu như nước ta, thì việc chuyển đổi cơ cấu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Vì thế, việc tổ chức lại nền nông nghiệp tạo ra cơ cấu hợp lý trở thành vấn đề cấp thiết. + Trong phạm vi toàn ngành: cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu nông thôn đã chuyển dịch đúng hướng và có hiệu quả rõ rệt. Hướng sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề, dịch vụ... đang được coi trọng. Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt quan tâm tới việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng - vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến; phát triển mạnh các ngành nghề, nhất là các nghề truyền thống; mở rộng các loại hình dịch vu nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển toàn diện, tạo tiền đề cho quá trình CNH’ và HĐH’ nông thôn. + Về cơ cấu ngành: đang có xu thế chuyển dịch giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi (hiện nay, trồng trọt vẫn chiếm 3/4 giá trị sản xuất). Như vậy, cần đẩy mạnh chăn nuôi để có thể đạt tỉ trọng trên 30% vào sau những năm 2000. + Trong nội bộ từng phân ngành: Ngành trồng trọt: giảm dần tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực, tăng dần tỉ trọng của ngành trồng cây CN. Cụ thể năm 1990, trong tổng GTSX của ngành trồng trọt, thì cây lương thực (67,11%), cây công nghiệp (13,49%), cây ăn quả (10,14%), rau đậu (9,26%); đến năm 2008 tỉ trọng tương ứng là (57,25%, 25,34%, 7,42% và 8,63%) phần còn lại thuộc nhóm cây trồng khác. Trong chăn nuôi: chăn nuôi gia cầm giảm chút ít, gia súc và sản phẩm không qua giết mổ tăng. Cụ thể, năm 1990, giá trị SX của chăn nuôi đạt 10.283,2 tỉ đồng (trong đó, gia súc lớn (63,87%), gia cầm (19,26%) và sản phẩm không qua giết thịt (12,92%), đến năm 2008, con số này là 30.938,6 tỉ đồng (70,39% - 14,21% - 13,54%) - Nền nông nghiệp nước ta đang hướng tới nền sản xuất hàng hoá, nhiều thị trường mới đang được khai thác đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Trước đổi mới (1985), giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu đạt 274,2 triệu USD (gạo 59.400 tấn; chè 10.400 tấn; cà phê 9.200 tấn). Sau đổi mới (1995), giá trị nông sản xuất khẩu đã đạt 1.745,8 triệu USD (chiếm 32,0% xuất khẩu của cả nước); đến năm 2008, giá trị xuất khẩu đạt 100.400,0 triệu USD (16,6%); trong đó: gạo 4741,9 ngàn tấn; cao su 658,3 ngàn tấn tấn; cà phê 1059,5 ngàn tấn, hàng thủy sản đạt 4510,1 triệu USD. Như vậy, từ 1985 – 2008 giá trị xuất khẩu hàng nông sản tăng 366,0 lần, nhiều mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới có mặt trên thị trường quốc tế (gạo, lạc, chè, cà phê, hạt điều , tiêu…) Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp theo giá hiện hành từ 1990 - 2008 Chia ra Tổng số Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ (Tỉ đồng) Tổng số Tổng số Tổng số % % % 1990 20666,5 16393,5 3701,0 572,0 79,3 17,9 2,8 1995 82307,1 66183,4 13629,2 2494,5 80,41 16,56 3,03 2000 129140,5 101043,7 24960,2 3136,6 78,2 19,3 2,5 2005 183342,4 134754,5 45225,6 3362,3 73,5 24,7 1,8 2008 362.824,3 259.468,6 97.859,2 5.496,5 71,5 27,0 1,5 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> c. Nông nghiệp nước ta đang có sự phân hóa về lãnh thổ và tạo ra nhiều vùng sản xuất chuyên môn hóa Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá là một quá trình đầy gian khổ. Kết quả là cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt; Thay cho việc sản xuất manh mún, phân tán trước đây là những vùng sản xuất CMH’ tập trung, qui mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá tiêu dùng trong nước, phục vụ cho công nghiệp chế biến & xuất khẩu. Căn cứ vào tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường (trong - ngoài nước), các vùng CMH’ chính của nước ta đã được hình thành: - Về LT-TP: đã hình thành 2 vùng trọng điểm LT-TP: ĐB sông Cửu Long là vùng trọng điểm số 1 (chiếm trên 50,0% diện tích và sản lượng lúa cả nước), dẫn đầu cả nước về sản xuất cây đậu tương, mía, cây ăn quả, về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ - hải sản. ĐB sông Hồng là vùng trọng điểm số 2 về LT-TP (14,2% diện tích và 18.4% sản lượng lúa), thế mạnh của vùng, ngoài lúa là rau quả, lợn, gia cầm. - Về cây công nghiệp: đã hình thành 3 vùng CC cây CN lớn: Đông Nam Bộ là vùng số 1 (cả cây lâu năm và hàng năm); vùng có thế mạnh về tự nhiên, kinh tế, đất đai phần lớn là đất xám bằng phẳng; nguồn lao động dồi dào; có trình độ phát triển mạnh cùng với nhiều cơ sở chế biến tại chỗ. Tây Nguyên là vùng số 2 về qui mô; các sản phẩm chính là cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm, tiềm năng của vùng còn rất lớn, nhưng khó khăn lớn nhất là thiếu nước tưới trong mùa khô. MN-TDPB’ là vùng số 3, đây là vùng chè nổi tiếng được trồng ở hầu hết các khu vực đồi trung du và một số cao nguyên (Hà Giang; Nghĩa Lộ; Sơn La...); vùng còn thế mạnh để phát triển các cây trồng khác như lạc, thuốc lá (Lạng Sơn, Bắc Giang); Hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng). - Ngoài ra, còn có các vùng chăn nuôi đại gia súc (TD-MN’PB’), gia cầm ở các đồng bằng, vùng nông nghiệp - thực phẩm (vành đai xanh) ven TP lớn; các vùng nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh ở 2 đồng bằng châu thổ lớn và các tỉnh duyên hải miền Trung... CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Theo anh (chị) nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc đảm bảo an ninh về lương thực. Tại sao? 3. Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp của cả nước cũng như từng vùng lãnh thổ nước ta. Để khai thác tốt nguồn tài nguyên này, việc bố trí cây trồng nhu thế nào được coi là hợp lí ? 4. Bằng kiến thức đã có, hãy trình bày những vấn đề đã và đang đặt ra đối với việc sử dụng nguồn lao động trong nông nghiệp nước ta. 5. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong nông nghiệp. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ. 6. Phân tích đặc điểm phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta. 7. Dựa vào bảng 3.3. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì trên. Cho nhận xét và giải thích tại sao có sự chuyển dịch đó. 8. Trình bày đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp, hiện đại. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. CÁC NGÀNH SẢN XUẤT CHỦ YẾU 3.1. NGÀNH TRỒNG TRỌT 3.1.1. Ngành trồng cây lương thực và thực phẩm (LT - TP) Ở nước ta, cây lương thực bao gồm một số cây như lúa, ngô, khoai, sắn. Ngoài cây lúa, các cây được gọi chung là hoa màu (hay mầu). Nhóm cây lương thực chiếm ưu thế về diện tích và giá trị sản lượng của ngành trồng trọt. Năm 1990, giá trị sản xuất ngành trồng trọt 49.604,0 tỉ đồng (cây lương thực 67,11%, cây công nghiệp 13,49%); năm 1999 là (86.380,6 tỉ đồng - 61,03% và 23,04%), đến năm 2008 (122.375,7 tỉ đồng – 57,25% và 25,34%) a. Cây lúa - Về mặt tự nhiên: Cây lúa được trồng trên nhiều địa bàn khác nhau, thích hợp nhất là ở 2 đồng bằng châu thổ lớn, các đồng bằng nhỏ hẹp ở DHMT và ở các thung lũng miền núi. - Về mặt kinh tế - xã hội: người dân có kinh nghiệm và truyền thống lâu đời cùng đức tính cần cù, chịu khó; nhân tố kinh tế, kỹ thuật, các chính sách khuyến nông cùng sự đầu tư đúng mức đã thúc đẩy ngành trồng lúa tăng đều qua các năm. Nếu lấy mốc năm 1985 để so sánh, thì năm 2005 diện tích lúa tăng 128%, sản lượng lúa tăng 225%, năng suất tăng 176%. - Về cơ cấu mùa vụ, nước ta có 3 vụ kế tiếp nhau là vụ mùa, đông-xuân và hè-thu (quan trọng nhất là vụ mùa và vụ đông xuân). Do sự phân hóa của khí hậu nên trong phạm vi cả nước, lúc nào cũng có các hoạt động (trồng lúa) như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch. - Các tỉnh có sản lượng lúa đạt trên 1,0 triệu tấn/năm: ĐB sông Cửu Long (2008) có 9 tỉnh là An Giang (3,51 triệu tấn), Kiên Giang (3,38), Đồng Tháp (2,72), Long An (2,17), Sóc Trăng (1,74), Tiền Giang (1,32), Cần Thơ (1,19), Hậu Giang (1,02), Trà Vinh (1,08). Bắc Trung Bộ có Thanh Hóa (1,40 triệu tấn), ĐB sông Hồng có Hà Nội (1,17) và Thái Bình (1,01 triệu tấn) - Về phân bố + ĐB sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất. Năm 2008, diện tích trồng lúa 3.85 triệu ha; sản lượng 20,68 triệu tấn (52,0% diện tích và 53,41% sản lượng cả nước), năng suất 53,6 tạ/ha, mỗi năm xuất khẩu trên 3,0 triệu tấn/năm. Địa hình đồng bằng thấp, ngập nước, độ cao TB chỉ 2 - 4 m/biển, phù sa mới có nguồn gốc hỗn hợp sông-biển. Chiều dày của lớp phù sa mới càng ra biển càng lớn, ở phía Nam châu thổ, phù sa dày hơn phía bắc (Long An 20m, Mĩ Tho 70m, Bạc Liêu 110m, Cà Mau 200m, Năm Căn 260m). Đồng bằng được khai thác cách đây 400 năm. + ĐB sông Hồng là sản phẩm bồi tụ của hệ thống S.Hồng và Thái Bình, đất đai màu mỡ. Diện tích đất tự nhiên 1,5 triệu ha. Vùng có lịch sử khai thác lâu đời cách đây hàng vạn năm. Với những thế mạnh về tự nhiên (tuy thua kém hơn so với ĐB sông Cửu Long), nhưng bù lại, đây là vùng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước, ngành trồng lúa rất phát triển. Năm 2008, diện tích 1,15 triệu ha, sản lượng 6,77 triệu tấn (15,56% và 17,50% cả nước), năng suất 58,8 tạ/ha. + Các ĐB nhỏ hẹp ở DHMT kéo dài ~100 vĩ tuyến (1000 km) dọc ven biển, qui mô nhỏ với các ĐB Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, Nam - Ngãi - Định, Phú Yên - Khánh Hòa, 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ninh - Bình Thuận. Diện tích 14.560 km2 (  diện tích ĐB S.Hồng), các đồng bằng này đều là địa bàn trồng lúa và các loại cây trồng khác với qui mô và ý nghĩa khác nhau: ĐB Thanh Hoá (diện tích lớn nhất 2.900 km2), là ĐB chuyển tiếp từ châu thổ S.Hồng sang ĐB Nghệ Tĩnh, được phù sa S.Mã và S.Chu bồi đắp, đất đai khá màu mỡ, có khả năng phát triển nông nghiệp; có thể coi là vựa lúa lớn của vùng B.Trung Bộ. Ở DH Nam Trung Bộ, đồng bằng khá màu mỡ là Phú Yên, Bình Định và Quảng Nam, riêng ĐB Ninh - Bình Thuận, kém màu mỡ, khô hạn, ít có điều kiện để trồng lúa. Năm 2008, diện tích đất lúa của DH miền Trung 1,21 triệu ha (16,4% cả nước), sản lượng lúa 6,12 triệu tấn (15,82%), năng suất 50,5 tạ/ha + Ở MN’&TD phía Bắc có một số cánh đồng: Đông Bắc (có Trùng Khánh, Quảng Uyên, Đông Khê, Thất Khê); Tây Bắc (có Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên). Năm 2008, diện tích trồng lúa của vùng 715,0 nghìn ha, sản lượng 3,09 triệu tấn, năng suất 43,3 tạ/ha, đây là cơ sở LT quan trọng cho một số tỉnh miền núi. Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng và năng suất cây lương thực và cây lúa thời kỳ 1985 - 2008. Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năng suất (tạ/ha) Năm Cây L.Thực Cây lúa Cây L.Thực Cây lúa Cây LT Cây lúa 1985 6833,6 5703,9 18200,0 15875,0 26,6 27,8 1990 6476,9 6042,8 19897,7 19225,1 30,7 31,8 1995 8383,4 7003,8 26142,5 26396,7 31,2 36,9 2000 8399,1 7666,3 34538,9 32529,5 41,1 42,4 2005 8383,4 7329,2 39621,6 35832,9 47,3 48,9 2008 8542,0 7414,3 43258,3 38725,1 50,6 52,2 b. Cây màu lương thực. Là loại cây cung cấp một phần cái ăn cho con người và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Ở một mức độ nhất định, nó còn là cơ sở cung cấp nguyên liệu cho các ngành CNCB'. Trong gần 2 thập kỷ qua (1985 - 2005), cả diện tích và sản lượng tuy có tăng nhưng không lớn. Trong cơ cấu diện tích có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tăng diện tích cây ngô và giảm diện tích trồng sắn và khoai - Quan trọng nhất là cây ngô: từ 1985 - 2005, diện tích tăng 2,62 lần, sản lượng tăng 6,4 lần, điều này liên quan đến việc đưa tiến bộ của KH - KT vào sản xuất mà đặc biệt là khâu giống. Năm 2008, diện tích, sản lượng và năng suất ngô cả nước là (1,12 triệu ha, 4,53 triệu tấn và 40,2 tạ/ha); diện tích nhiều nhất là Đông Bắc (chiếm 22,3% cả nước), Tây Nguyên (21,0%), Bắc Trung Bộ (12,6%); sản lượng cao nhất là Tây Nguyên (24,1% cả nước), Đông Bắc (18,1%), Tây Bắc (15,1%); năng suất cao nhất là ĐB sông Cửu Long (56,1 tạ/ha), Đông Nam Bộ (50,3 tạ/ha), Tây Nguyên (46,2 tạ/ha). Tỉnh có sản lượng ngô cao nhất là Đắc Lắc 577,1 nghìn tấn, Sơn La 441,3 nghìn tấn, Đồng Nai 313,3 nghìn tấn - Khoai lang, thường trồng luân canh với lúa vào vụ đông - xuân trên đất pha cát. Năng suất rất cao (  72 tạ/ha), chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi. Diện tích trồng khoai lang có xu hướng giảm, thay vào đó là những cây trồng khác có giá trị cao hơn. Sản lượng cả nước (2008) là 1,32 triệu tấn, cao nhất là Bắc Trung Bộ (23,7%), ĐB sông Hồng (20,1%), Đông Bắc (19,4%) 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Cây sắn, diện tích cũng giảm. Hạn chế chính của cây sắn là chiếm diện tích đất quanh năm, thường trồng trên các vùng đồi thoải đã bạc màu. Cây sinh trưởng tốt, nhưng không có khả năng bảo vệ đất khi mưa nhiều với cường độ cao, đất dễ bị xói mòn rửa trôi. Bảng 3.5: Diện tích và sản lượng cây màu lương thực thời kỳ 1985 – 2008 Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năm Ngô Khoai Sắn Ngô Khoai Sắn 1985 397,3 320,0 335,0 587,1 1777,7 2939,8 1990 431,8 321,1 256,8 671,0 1929,0 2275,8 1995 556,8 304,6 277,4 1177,2 1685,8 2211,5 2000 730,2 254,3 237,6 2005,9 1611,3 1986,3 2005 1052,6 185,3 425,5 3787,1 1443,1 6716,2 2008 1125,9 162,2 557,7 4531,2 1323,9 9395,8 c. Tập đoàn cây thực phẩm. Hiện nay, chúng ta đã nhập nội, lai tạo từ nhiều giống cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới, nên tập đoàn cây này tăng cả về số và chất lượng. Giá trị sản xuất cây thực phẩm tăng khá nhanh, năm 1990 là 3.477,0 tỉ đồng, năm 1999 là 6.179,6 tỉ đồng và năm 2008 là 10.560,4 tỉ đồng. Vùng rau lớn nhất là ĐB sông Hồng với đủ loại từ nhiệt đới - cận nhiệt - ôn đới. Ở Sa Pa, Đà Lạt là các loại rau cận nhiệt và ôn đới. 3.1.2. Ngành trồng cây công nghiệp (cây CN) a. Khái quát chung Cây công nghiệp còn gọi là cây kĩ thuật để chỉ mục đích và tính chất của việc gieo trồng nhằm cung cấp nguyên liệu cho CNCB’ nông sản. Là loại cây có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT-XH. Các SP của nó là nguồn nguyên liệu cung cấp cho CNCB’, là nguồn xuất khẩu khẩu quan trọng. Cây công nghiệp ở nước ta tăng (cả về diện tích và sản lượng), năm 1980, diện tích là 627,7 nghìn ha, năm 2005 tăng lên 2,49 triệu ha và năm 2008 tăng lên 4,39 triệu ha. Trong đó cây công nghiệp lâu năm chiếm 82,8% tổng diện tích cây công nghiệp nhờ vào ĐKTN thuận lợi, việc hình thành các vùng chuyên canh lớn và nhu cầu cho xuất khẩu tăng, còn cây công nghiệp hàng năm lên xuống thất thường, thiếu vững chắc. Bảng 3.6. Diện tích cây công nghiệp thời kỳ 1985 – 2008 (nghìn ha) Tổng số Cây công nghiệp lâu năm Cây công nghiệp hàng năm 1985 956.5 404.9 551.6 1990 1199.3 657.3 542.0 1995 1619.0 902.3 716.7 2000 2229.4 1451.3 778.1 2005 2495.1 1633.6 861.5 2008 2688.5 1882.7 805.8. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Cây công nghiệp được chia thành 2 nhóm: Nhóm cây công nghiệp hàng năm (hay còn gọi là cây công nghiệp ngắn ngày), chu kỳ gieo trồng - thu hoạch là 1 năm (đay, cói, bông, lạc, đậu tương, mía...). Nhóm cây công nghiệp lâu năm (dài ngày) trồng một lần, thu hoạch nhiều chu kỳ. Trong nhóm này lại chia ra làm 2 phân kỳ: phân kỳ kiến thiết cơ bản (từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch) và phân kỳ kinh doanh (từ lúc cho thu hoạch trở đi), cây ăn quả xếp trong nhóm này. Ngoài ra, còn có cách phân loại khác: Nhóm cây lấy sợi (bông, đay, cói); Nhóm cây kích thích (cà phê, thuốc lá, chè); Nhóm cây lấy dầu (lạc, vừng, đậu tương, dừa); Nhóm cây lấy nhựa (cao su, thông, bồ đề, cánh kiến); Nhóm cây lấy đường (mía, thốt nốt). b. Nhóm cây công nghiệp hàng năm - Cây mía: là cây lấy đường có thể trồng được ở tất cả mọi nơi. Năm 2008, diện tích là 266,3 ngàn ha, sản lượng 16128,0 ngàn tấn. Vùng trồng nhiều mía nhất là ĐB sông Cửu Long (24,1% diện tích, 31,50% sản lượng cả nước), Bắc Trung Bộ (23,20%, 21,80%), DH Nam Trung Bộ (18,70%, 15,10%), Tây Nguyên (12,60%, 11,00%), Đông Nam Bộ (11,60%, 11,50%). Các tỉnh trồng nhiều nhất là Thanh Hoá (32,3 ngàn), Nghệ An (29,9 ngàn), Gia lai (19,3 ngàn ha), Tây Ninh (18,9 ngàn ha), Phú Yên (18,1 ngàn), Khánh Hoà (16,9 ngàn), Cần Thơ (15,9 ngàn), Long An (15,4 ngàn),… - Cây lạc có 2 loại (3 tháng, 6 tháng). Cây lạc có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ở Bắc Áchentina và Nam Bôlivia, đòi hỏi nhiệt độ TB ~ cao, ổn định và đủ ẩm. Năm 2008, diện tích lạc cả nước là 256,0 ngàn ha, sản lượng 529,2 ngàn tấn. Các vùng trồng nhiều nhất B.Trung Bộ (28,8% diện tích & 27,70% sản lượng cả nước), Đông Bắc (17,4% % & 14,7% ), DH Nam Trung Bộ (13,1% & 10,9%), ĐB sông Hồng (12,3% & 14,70%), Đông Nam Bộ (11,6% & 16,0%). Các tỉnh có diện tích và sản lượng cao nhất là: Tây Ninh (73,9 ngàn tấn), Nghệ An (52,1), Hà Tĩnh (44,6), Thanh Hoá (28,8), Bắc Giang (25,8), Nam Định (25,7)... - Cây đậu tương: là cây cho hạt làm thực phẩm, ép lấy dầu, còn khô dầu dùng cho chăn nuôi, hạt có chất đạm cao nhất trong các loại đậu. Đây là cây điển hình của vùng châu Á gió mùa. Đậu tương cũng có nhiều loại thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau từ ôn đới đến nhiệt đới, cây ưa ẩm nhưng không đòi hỏi nhiều nhiệt. Ở nước ta, đậu tương được trên phạm vi rộng suốt từ Bắc vào Nam. Năm 2008, diện tích của cả nước là 191,5 ngàn ha, sản lượng 268,6 ngàn tấn. Tỉnh có diện tích và sản lượng cao nhất là Hà Nội (34,8 ngàn ha và 43,9 ngàn tấn)), Hà Giang (19,9 ngàn ha và 20,9 ngàn tấn), Đắc Nông ( 15,7 ngàn ha và 32,6 ngàn tấn). - Cây thuốc lá: là cây thích hợp với loại đất giàu N, P, K, Ca, nhiều mùn với nhiệt độ 180 - 270C. Ở nước ta, các khu vực MN’ và TD thuộc một số vùng có nhiều thuận lợi để trồng thuốc lá. Diện tích trồng thuốc lá không ổn định. Năm 1985 diện tích 42,6 ngàn ha và sản lượng 38,4 ngàn tấn, thì đến năm 2008 giảm xuống còn 16,4 ngàn ha và 28,7 ngàn tấn. Vùng trồng nhiều nhất Đông Nam Bộ (57,4% diện tích và 52,7% sản lượng cả nước), Đông Bắc (21,2% , 22,7%), DH Nam Trung Bộ (8,0%, 8,5%). Tỉnh trồng nhiều nhất Tây Ninh, Đồng Nai, Lạng Sơn. - Cây bông: là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp kéo sợi, dệt vải. Cây bông ưa khí hậu nóng, nhiệt độ thích hợp nhất là 250-300C; ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 170C, có thể chết nếu nhiệt độ dưới 50C kéo dài, cây cần nhiều ẩm lượng mưa từ 800 - 1.000mm là đủ, mùa ra 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> quả cần nhiều mưa, nhưng lúc quả chín cần thời tiết tuyệt đối khô hanh. Vì vậy ở nước ta, chỉ một số vùng là thích hợp với cây bông. Diện tích bông năm 2005 là 25,8 ngàn ha, sản lượng 33,5 ngàn tấn. Tỉnh trồng nhiều bông nhất là Đắc Lắc, Bình Thuận. Bảng 3.7. Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm 1985 – 2008 Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1985 2000 2005 2008 1985 2000 2005 2008 Bông 13,8 18,6 25,8 5,2 4,5 18,8 33,5 6,9 Đay 22,0 5,5 5,6 3,4 47,1 11,3 12,6 8,8 Cói 15,3 9,3 12,5 11,7 92,8 61,4 80,5 84,7 Mía 143,2 302,3 266,3 271,1 5559,7 15044,3 14948,7 16128,0 Lạc 212,7 244,9 269,6 256,0 202,4 355,3 489,3 533,8 Đậu tương 102,0 124,1 204,1 191,5 79,1 149,3 292,7 268,6 Thuốc lá 42,6 24,4 16,8 16,4 38,4 27,1 26,0 28,7 Ngoài ra, một số cây CN hàng năm cũng đang được phát triển ở các vùng khác nhau nhu cây dâu tằm (Tây Nguyên), đay (ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long), cói (ĐB sông Hồng). c. Ngành trồng cây công nghiệp lâu năm Về mặt kinh tế, đây là cây trồng lấy nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chu kỳ kinh doanh nhiều năm. Sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sinh thái nhất định, vì vậy phải lựa chọn địa bàn phân bố phù hợp thì mới cho năng suất và chất lượng cao. Do mục tiêu là làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhưng sản phẩm cũng dễ bị hư hỏng; vì vậy việc bố trí hợp lý từ khâu gieo trồng - thu hoạch - bảo quản - vận chuyển nối liền với công nghiệp chế biến để đảm bảo chất lượng của nguyên liệu. Với điều kiện sinh thái khác nhau cho từng loại cây cùng với sự phân hóa khí hậu đã tạo nên những tiền đề để có thể trồng được từ giống cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Mỗi cây trồng đòi hỏi điều kiện sinh thái nhất định (nếu một số loại cây có sự tương đối đồng nhất về điều kiện sinh thái; thì đất với tính chất lý - hóa khác nhau lại có ý nghĩa to lớn trong việc phân hóa cây trồng). Ví dụ, cây chè và cao su đòi hỏi độ pH là 4,0-4,5; cây cao su lại sống được trên đất kiềm, còn cây chè lại kỵ canxi. Loại cây Chè Hồi Cà phê Cao su. Điều kiện sinh thái của một số loại cây công nghiệp lâu năm. Các điều kiện sinh thái Khí hậu Đất đai 0C Nhiệt độ 15-30 , độ ẩm Chua, pH: 4,0 - 4,5, tơi, xốp, ~80%, mưa đều quanh năm đất cao, nước ngầm 1,2m Nhiệt độ (giống như chè), 2 Hơi chua đến kiềm, pH 5,0 mùa khô, mưa rõ rệt 6,5, nước ngầm sâu, tơi xốp 0 Nhiệt độ 20-30 C, độ ẩm Kiềm, sinh trưởng tốt trên  80%, 2 mùa khô, mưa rõ rệt. đất ba dan Nhiệt độ 20- 400C, độ ẩm  Chua đến hơi kiềm, pH 5,0 80%, không chịu được gió 6,5, nước ngầm sâu, thoát mạnh, mưa đều càng tốt. nước, đất thoáng 16. Đánh giá chung Cần nhiệt của cận nhiệt. Cần ẩm của nhiệt đới. Nếu mưa ít thì hoa ít tinh dầu. Không chịu lạnh, bị bệnh, cần có cây che bóng Nên phân bố từ 180B vào phía Nam.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ● Một số loại cây chính - Cao su: Là loại cây lấy mủ ở miền rừng cận nhiệt đới (Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi nhiệt đới và vùng rừng Đông Nam Á). Cây này được biết đến vào cuối thế kỷ XIX, khi CN ô tô ra đời và đòi hỏi nhiều săm lốp, thì cao su mới được phát triển. Ở nước ta, cao su được trồng từ cuối TK 19 ở Thủ Dầu Một và Khánh Hoà; các đồn điền được hình thành ở Đ.Nam Bộ và Tây Nguyên. Năm 1920: diện tích 7,2 ngàn ha; năm 1963 tăng lên 14,0 ngàn ha. Trong chiến tranh, một số rừng cao su già cỗi, một số khác bị tàn phá (năm 1975 chỉ còn 8.000 ha). Từ năm 1980 trở lại đây diện tích & sản lượng tăng nhanh, năm 1990 (211,7 ngàn ha & sản lượng 57,9 ngàn tấn), đến 2005 (482,7 ngàn ha - 481,6 ngàn tấn) và năm 2008 (631,5 ngàn ha - 659,6 ngàn tấn). Vùng trồng nhiều nhất Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), chiếm khoảng 80% diện tích cho sản phẩm (mủ) cả nước. Ngoài ra, cao su đang phát triển mạnh ở Tây Nguyên (Gia Lai). Ở Bắc Trung Bộ (Quảng Trị và Phủ Quì, Nghệ An)... Đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp (gỗ, nhựa...), nước ta diện tích trồng cao su còn nhiều. Vì vậy, cần tìm kiếm và mở rộng thị trường… - Cà phê: Là loại cây ưa nhiệt (trên 150C), cần ẩm (lượng mưa > 1.250 mm/năm), là cây lấy hạt, có thể trồng từ vĩ tuyến 200B trở vào. Cà phê nhập vào nước ta có 3 loại là: Cà phê chè (Coffea Arabica) nguồn gốc từ Êtiôpi; Cà phê vối (coffea Robusta) nguồn gốc từ Công Gô; Cà phê mít (coffea excelea) nguồn gốc Libêria. Trong 3 giống này, cà phê chè ưa khí hậu chí tuyến (cây này xuất xứ ở các vùng núi cao, nếu đưa xuống trồng ở các thung lũng có biên độ nhiệt hàng ngày lớn, cây hay có bệnh rỉ sắt). Diện tích cà phê tăng khá nhanh: năm 1976 là 18,8 ngàn ha, 1985 tăng lên 44,7 ngàn ha, năm 2005 tăng lên 497,4 ngàn ha và đến năm 2008 là 530,9 ngàn ha. Sản lượng năm 1990 là 92,0 ngàn tấn thì đến năm 2005 tăng lên 752,1 ngàn tấn và năm 2008 là 1.055,8 ngàn tấn. Vùng trồng nhiều nhất là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các tỉnh có diện tích nhiều nhất là Đắc Lắc (3/4 diện tích cả nước), Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… Cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu thị trường TG lớn (mặc dù giá cả có nhiều biến động; nhưng thị trường xuất khẩu vẫn được mở rộng). Năm 1985, xuất khẩu mới đạt 9,2 ngàn tấn thì đến 1990 tăng lên 89,6 ngàn tấn, năm 2002 là 719,0 ngàn tấn và năm 2005 là 912,7 ngàn tấn và năm 2008 là 1.059,5 ngàn tấn (*). Diện tích trồng cà phê trong những năm qua tăng quá nhanh đã làm cung vượt quá cầu. Khi giá cà phê trên TG giảm mạnh đã làm cho người sản xuất gặp nhiều khó khăn. Hướng phát triển trong những năm tới là ổn định diện tích và tập trung vào loại cà phê có chất lượng (cà phê chè). - Cây chè: Là loại cây bụi của miền nhiệt đới và cận nhiệt gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, có thể chịu được lạnh tới -100C (đặc biệt là giống chè Shan Ấn Độ chịu lạnh rất giỏi). Chè Trung Quốc lá to (còn gọi là chè trung du ở trung du phía Bắc) và chè Shan (ở MNPB’ và Lâm Đồng). Chè là cây có biên độ sinh thái rộng, mưa rải đều thì kéo dài thời gian cho búp. Biên độ dao động nhiệt ngày - đêm cao thì chè tích luỹ được nhiều dầu thơm. Vì vậy, cây chè phát triển tốt nhất là từ vĩ độ 180B trở ra. Trước kia, cây chè chỉ được trồng ở Phú Thọ và Buôn Hồ (Đắc Lắc) kinh doanh theo hình thức đồn điền. Năm 1930 chỉ có 8.000 ha và sản lượng 6.000 tấn. Hiện nay cây chè được trồng rộng rãi khắp cả nước; năm 1976 cả nước có 38,7 ngàn ha, sản lượng 18,0 ngàn tấn chè khô, năm 1985 tăng lên 50,8 ngàn ha và 28,2 ngàn tấn, năm 2005 tăng lên 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 122,5 ngàn ha và 570,0 ngàn tấn và năm 2008 (129,3 ngàn ha – 760,5 ngàn tấn), xuất khẩu đạt 104,5 ngàn tấn. Vùng chè lớn nhất là MNTDPB’, Tây Nguyên và một số nơi (Nghệ An, Thanh Hoá, ...). Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm từ 1985 - 2008 Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1985 2000 2005 2008 1985 2000 2005 2008 Chè búp 50,8 87,7 122,5 129,3 28,2 314,7 570,0 760,5 Cà phê 44,7 561,9 497,4 530,9 12,3 802,5 752,1 1055,8 Cao su 180,2 412,0 482,7 631,5 47,9 290,8 481,6 659,6 Hồ tiêu 2,2 27,9 49,1 50,0 1,3 39,2 80,3 98,3 Điều 195,6 348,1 402,7 67,6 240,2 308,5 Dừa 127,0 161,3 132,0 138,3 611,8 884,8 977,2 1086,0 3.1.3. Ngành trồng cây ăn quả Ngành này được phát triển khá sớm với nhiều sản phẩm nổi tiếng như cam Xã Đoài, bưởi Đoan Hùng, Phúc Trạch, Biên Hoà, nhãn Hưng Yên, xoài Lái Thiêu (Bình Dương), đào Sa Pa, mận Lạng Sơn... Tuy nhiên, ngành này phát triển chậm và thiếu ổn định. Năm 1990, cả nước mới có 281,2 ngàn ha cây ăn quả các loại, năm 2005 là 767,4 ngàn ha và 2008 là 775,3 ngàn ha. Các vùng trồng cây ăn quả hàng hoá: xoài ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Cửu Long; cam Phủ Quì (Nghệ An); mận Bắc Hà (Lào Cai); vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)... 3.2. NGÀNH CHĂN NUÔI 3.2.1. Đặc điểm chung Trước đây, ngành này chưa được coi là ngành sản xuất độc lập, chủ yếu là ngành hỗ trợ cho trồng trọt. Khi chăn nuôi người ta chỉ nghĩ đến sức kéo, vận tải cùng các chợ bán trâu, bò, ngựa... còn nuôi gia cầm là chỉ dùng khi cơ nhỡ, hay dùng trong việc cưới xin, ma chay, giỗ tết... nhu cầu này không đủ để kích thích sản xuất hàng hoá. Khi cơ chế thị trường mở ra, người dân đã quen với sản xuất nông phẩm hàng hoá, thì hình thức chăn nuôi đã thay đổi (chăn nuôi công nghiệp đã phổ biến đến các hộ gia đình), sản phẩm cung cấp cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu ngày càng tăng. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thì giá trị sản xuất của chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng lớn nhất (  70,0%), gia cầm có xu hướng giảm, các sản phẩm không qua giết thịt có xu hướng tăng, nhưng chưa ổn định. Tỉ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp cũng chỉ dao động ở gần 20,0% (năm 1990 là 16,63%, 2000 là 16,51%, 2008 là 19,75%). Bảng 3.9. Cơ cấu giá trị SX ngành chăn nuôi theo vật nuôi và theo sản phẩm 1990 - 2008 (%). Các ngành chăn nuôi 1990 1995 2000 2005 2008 Tổng giá trị 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Gia súc 63,87 69,92 61,41 71,17 70,39 Gia cầm 19,26 17,50 17,81 13,47 14.21 Sản phẩm không qua giết thịt 12,92 14,19 15,14 13,29 13,54 Sản phẩm khác 3,95 3,39 2,64 2,06 1,86 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bảng 3.10. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu từ 2000 – 2008 Đơn vị tính 2000 2003 Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng Tấn 48415 5306 Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng " 93819 107540 Sản lượng sữa tươi " 51458 126697 Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Nghìn tấn 1418.1 1795.0 Sản lượng thịt gia cầm hơi giết, bán " 292.9 372.7 Trứng gia cầm Triệu quả 3771.0 4852.0 Sản lượng mật ong Tấn 5958 12758 Sản lượng kén tằm " 7153 11582. 2005 59800 142163 197679 2288.3 321.9 3948.5 13591 11475. 2008 71543 227196 262160 2771 417.0 4937.6 9960 7746. 3.2.2. Chăn nuôi gia súc lớn - Chăn nuôi trâu: Trâu là vật nuôi rất gần gũi với người nông dân, chủ yếu dùng làm sức kéo trong nông nghiệp, lấy thịt, sữa. Nước ta có nhiều giống trâu tốt như trâu Nghệ An, Tuyên Quang, gần đây chúng ta nhập giống trâu Mura có kết quả tốt. Về số lượng (2008) là 2,89 triệu con, nhiều nhất Đông Bắc (1,2 triệu con – 42,1%), Bắc Trung Bộ (25,3%), Tây Bắc (16,2%); tỉnh nuôi nhiều nhất là Nghệ An 296,5 ngàn con (10,2% cả nước), Thanh Hoá (227,3 ngàn con), Lạng Sơn (160,9 ngàn), Sơn La (158,6 ngàn), Hà Giang (146,4 ngàn), Tuyên Quang (145,1 ngàn). - Ngành chăn nuôi bò: Bò là vật nuôi đã được thuần dưỡng cách đây 25.000 năm, dùng làm sức kéo, lấy thịt, sữa. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, mỗi địa phương lại có hướng CMH’ khác nhau: Ba Vì (Hà Tây) chăn nuôi bò giống kết hợp lấy thịt, sữa; Mộc Châu (Sơn La) bò sữa và sinh sản; Đức Trọng (Lâm Đồng) nuôi lấy sữa và sinh sản; ngoại ô các TP lớn Hà Nội, TP HCM (chủ yếu là lấy sữa); đồng bằng Bắc Bộ dùng sức kéo; DH miền Trung (cày kéo, sinh sản, lấy thịt). Tổng đàn bò cả nước năm 2008 là 6,33 triệu con; DH Nam Trung Bộ (1,43 triệu con– 22,7%), Bắc Trung Bộ (1,18 triệu con–18,6%), Tây Nguyên (721,3 ngàn con–11,4%), ĐB sông Cửu Long (713,5 ngàn con–11,3%). Các tỉnh nuôi nhiều nhất là Nghệ An (408,9 ngàn con), Thanh Hóa (351,3 ngàn), Gia Lai (327,6 ngàn), Bình Định (307,5 ngàn) - Ngựa: nuôi phổ biến ở miền núi dùng vận chuyển hàng hoá. Đàn ngựa có xu hướng giảm. Năm 1985 cả nước có ~ 132,7 ngàn con, đến năm 2008 giảm xuống còn 121,0 ngàn con. Các giống ngựa tốt có ở Hát Lót (Sơn La), Nước Hai (Cao Bằng). Địa bàn chăn nuôi gia súc không có nhiều thay đổi đã tạo nên một số mâu thuẫn: Hai đồng bằng lớn có nhu cầu về sức kéo, thì 60% đàn trâu lại tập trung ở TDMNPB’, nhu cầu tiêu thụ SP thịt tập trung ở vùng đông dân cũng là một vấn đề cần đặt ra trong thời gian tới. Bảng 3.11. Số lượng đàn gia súc, gia cầm thời kỳ 1990 - 2008. (Nghìn con) Trâu Bò Lợn Ngựa Dê, cừu 1990 2854,1 3116,9 12260,5 141,3 372,3 1995 2962,8 3638,9 16306,4 126,8 550,5 2000 2897,2 4127,9 20193,8 126.5 543,9 2005 2922,2 5540,7 27435.0 110.5 1314.1 2008 2897,7 6337,7 26701,6 121,0 1483,5. 19. Gia cầm 107400,0 163000,0 196100,0 219900,0 247300,0.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3.2.3. Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm - Đàn lợn: chăn nuôi lợn gắn liền với các vùng sản xuất lương thực. Đàn lợn tăng khá nhanh và vững chắc. Năm 2008, cả nước có trên 26,7 triệu con (tăng 2,3 lần so với 1985). Các vùng nuôi nhiều nhất là ĐB sông Hồng (6,79 triệu con – 25,4% cả nước), Đông Bắc (18,7%), Bắc Trung Bộ (13,3%), ĐB sông Cửu Long (13,6%). Các tỉnh – thành phố có số đầu lợn nhiều nhất Hà Nội (1,66 triệu con), Nghệ An (1,17 triệu), Thanh Hoá (1,14 triệu), Đồng Nai (1,08 triệu), Nam Định (1,02 triệu), Bắc Giang (1,05 triệu). - Dê, cừu: là loại mắn đẻ, cho năng suất cao. Riêng về cừu, chủ yếu để lấy lông, ở nước ta còn đang thử nghiệm, nhưng ít hiệu quả. Đàn dê chăn thả chủ yếu ở các vùng núi đá. Đàn cừu chủ yếu nuôi ở vùng cao nguyên. Năm 1990 tổng đàn dê cừu là 372,3 ngàn con, đến năm 2008 tăng lên 1,48 triệu con (tăng 4,0 lần). - Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm thường gắn liền với việc tận dụng nguồn lao động phụ, phế liệu của ngành trồng trọt, là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao (do chu kỳ sinh trưởng ngắn). Nhờ phát triển CNCB’ thức ăn kết hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đàn gia cầm liên tục tăng. Năm 2008 là 247,3 triệu con. Đàn gà, được nuôi ở đồng bằng, TDMN’; ven các TP lớn có hình thức nuôi công nghiệp. Đàn vịt, nhiều nhất ở ĐB sông Cửu Long. Ngan, ngỗng được nuôi ở nhiều vùng, nhưng nhiều nhất thuộc về ĐB sông Hồng và DHMT. Vào cuối năm 2002 đầu năm 2003 dịch cúm gia cầm bùng phát (tiêu hủy tới 35,0 triệu con). Vì vậy việc phát triển đàn gia cầm nên dự kiến là 340-350 triệu con vào năm 2010, trong đó đẩy mạnh liên doanh chăn nuôi gà ở các TP HCM, Đồng Nai, Ninh Bình, Hải Dương CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao việc sử dụng hợp lý đất đai là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như đối với từng vùng lãnh thổ ? 2. Tại sao nói việc đảm bảo an toàn về lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp. 3. Tình hình sản xuất lương thực của nước ta. Các vùng chuyên canh cây lương thực. Tại sao cơ cấu cây lương thực (lúa) lại rất khác nhau giữa các vùng lãnh thổ ? 4. Chứng minh rằng nước ta đang phát huy tốt thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới. 5. Y nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất LT-TP. Hiện trạng và khả năng giải quyết đề LTTP. Nguyên nhân dẫn tới sản lượng lương thực ở nước ta tăng lên không ngừng 6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành chăn nuôi. Tình hình phát triển và phân bố một số gia súc - gia cầm chủ yếu ở nước ta. 7. Giải thích tại sao ngành chăn nuôi nước ta vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp. Định hướng phát triển chăn nuôi trong những năm tiếp theo. 8. Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Tình hình phát triển và phân bố các cây công nghiệp chủ yếu. 9. Tại sao phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta. Những điều kiện phát triển cây công nghiệp và những khó khăn cần khắc phục. 10. Thế nào là vùng chuyên canh cây công nghiệp, những điều kiện đề hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> B. NGÀNH LÂM NGHIỆP. 1. Vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân (KTQD) - Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển KT-XH và đặc biệt là môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu chứ không phải đối với mỗi quốc gia, một trong những nguyên nhân cơ bản làm suy thoái môi trường sinh thái là lớp phủ rừng bị tàn phá mạnh gây hậu quả rất lớn; mất rừng dẫn tới phá vỡ cân bằng sinh thái, không còn khả năng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất và các nguồn gien sinh vật; mất rừng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phòng hộ (chắn sóng, chặn cát bay, chống lũ...); mất rừng, đồng nghĩa với giảm tuổi thọ của các hồ thủy điện và thủy lợi và gây ra nhiều hậu quả khác kèm theo nó. - Rừng là nguồn cung cấp gỗ, lâm sản cho nhu cầu đời sống và sản xuất; cung cấp các mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gỗ, lâm sản); Đối với các vùng cao, rừng còn là nguồn sống chủ yếu của đồng bào dân tộc. Trong quá trình CNH’ và ĐTH', nhu cầu gỗ phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản cần phải được ưu tiên phát triển. Nếu mỗi năm nhu cầu gỗ cho xây dựng cơ bản ~ 30 triệu m3, thì cần phải ổn định qui mô rừng sản xuất ~ 5,0 triệu ha; trên thực tế nếu tính cả gỗ, củi khai thác (cả khai thác không có tổ chức) thì chúng ta chỉ đạt ~ 25 triệu m3/năm. Vì vậy, việc qui hoạch, chăm sóc, tu bổ, trồng mới, khai thác, CB' với nước ta hiện nay là rất quan trọng. 2. Tình hình khai thác – chế biến gỗ, lâm sản 2.1. Thực trạng nguồn tài nguyên rừng Năm 2008, diện tích rừng của cả nước 13,11 triệu ha (rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha), độ che phủ gần 39,0%. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp gắn liền với tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên rừng lại biến động rất mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Chỉ tính từ sau 1975, thì thời kỳ từ 1976 - 1990 mỗi năm rừng nước ta mất ~ 1,2% diện tích; từ năm 1991 - 1995 tỉ lệ rừng bị mất trung bình 0,88%/năm. Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ, rừng mất nhanh nhất; Trong khi đó, các tỉnh miền Bắc rừng có xu thế ổn định và tăng lên. ▪ Rừng tự nhiên: Liên tục giảm suốt thời kỳ từ 1976 cho đến 1995. Theo kết quả điều tra, đánh giá của Viện điều tra, qui hoạch rừng 1995, thì chỉ sau 14 năm (1976-1990), rừng tự nhiên giảm ~ 2,0 triệu ha (190.000ha/năm); từ sau 1990, diện tích rừng giảm chậm hơn và bằng ~ 1/4 thời kỳ trước đó. Trong các kiểu rừng trên (trừ rừng lá rộng rụng lá và rừng hỗn giao gỗ và tre, nứa) thì tất cả các kiểu rừng còn lại đều giảm về diện tích. Cụ thể: - Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá giảm nhanh nhất, đặc biệt là ở Đắc Lắc và Gia Lai (từ 1976-1995) giảm 32,2% diện tích. Thời kỳ 1976-1995, Tây Nguyên giảm 60,9 vạn ha (1976-1990 giảm 54,6 vạn ha; 1991-1995 giảm 6,3 vạn ha. Trước năm 1990, loại rừng này giảm sút ở tất cả các vùng. Thời kỳ 1991-1995, Tây Nguyên, ĐNBộ và NTBộ vẫn tiếp tục giảm, thì ở BTBộ có xu hướng ổn định và Tây Bắc có xu hướng tăng lên. - Rừng tre, nứa cũng giảm khá nhanh (Tây Nguyên, đến B.Trung Bộ, Đông Bắc). Bên cạnh việc đốt rẫy làm nương, một phần diện tích rừng bị phá để trồng cây công nghiệp (chè, cà phê,...) vì thế rừng tre nứa lại giảm nhanh hơn vào thời kỳ 1991 - 1995 so với 1976 - 1990. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Rừng ngập mặn, chua phèn cũng giảm mạnh vào thời kỳ 1991-1995. So với năm 1990, diện tích rừng ngập mặn chỉ còn ~50%, rừng chua phèn chỉ còn ~ 30%. Tốc độ giảm nhanh nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang (do cháy rừng và nuôi trồng thuỷ sản). Bảng 3.12. Biến động một số kiểu rừng tự nhiên thời kỳ 1976-1995 (1.000 ha). Kiểu rừng 1976 1990 1995 1 Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá 8330,7 5759,5 5648,6 2 Rừng rụng lá 796,0 846,6 935,0 3 Rừng lá kim 180,8 135,1 155,1 4 Rừng ngập mặn 91,5 73,5 34,7 5 Rừng chua phèn 47,9 34,1 13,6 6 Rừng tre nứa 1174,2 1048,2 846,0 7 Rừng hỗn giao giữa gỗ và tre nứa 428,6 498,6 618,8 8 Rừng đặc sản 27,0 35,1 0,7 ▪ Rừng trồng: Trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh (đó là do chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Nhà nước và các tổ chức quốc tế). Mặt khác, còn do việc ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc miền núi. Đến năm 2006, cả nước có 12.663.900 ha rừng (rừng tự nhiên là 10.177.700 ha, rừng trồng là 2.486.200 ha). Bảng 3.13. Diện tích rừng trồng, bị cháy và chặt phá phân theo vùng năm 1995, 1999,2008 Rừng trồng (nghìn ha) Rừng bị cháy (ha) Rừng bị chặt phá (ha) 1995 1999 2008 1995 1999 2008 1995 1999 2008 Cả nước 209,6 230,1 200,1 7457 4813 1677,3 18914 5196 2242,4 ĐBSH 10,5 5,4 19,3 167 166,3 115 9 5,2 TD&MNPB 52,90 82,2 78,4 679 3546 425,3 2199 265 297,0 DHMTrung 80,8 66,9 72,7 1842 411 593,7 2487 1040 238,0 T.Nguyên 11,1 9,5 15,6 2344 211 24,0 10134 3154 662,5 ĐNBộ 14,8 7,1 3,7 520 458 86,9 1387 714 1026,0 ĐB SCL 39,5 17,2 6,9 2072 012 306,9 2592 15 13,7 Bộ QP-CA 41,8 3,5 ▪ Vấn đề tu bổ, bảo vệ rừng. Bắt đầu từ năm 1992, Nhà nước đã tiến hành XD các khu bảo tồn tự nhiên. Năm 2007 cả nước có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài – sinh cảnh, 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới với tổng diện tích trên 2,09 triệu ha (năm 05/2009 UNESCO công nhận thêm Cù Lao Chàm và Cà Mau) . 2.2. Tình hình khai thác – chế biến gỗ, lâm sản - Về cơ cấu: rừng chia làm 3 loại ( phòng hộ, đặc dụng và kinh doanh sản xuất) - Rừng kinh doanh bao gồm: Rừng gỗ phục vụ cho xây dựng cơ bản; Rừng nguyên liệu giấy; Rừng gỗ trụ mỏ; Rừng tre, nứa cho nhu cầu xây dựng và nguyên liệu giấy; Rừng đặc sản (thông, quế, hồi, cánh kiến...); Rừng gỗ gia dụng và lấy củi. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Về sản lượng gỗ khai thác (do có chủ trương đóng cửa rừng, cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ), vì vậy sản lượng gỗ khai thác giảm. Thời kỳ 1991-1995 khai thác ~ 14,4 triệu m3, (BQ/năm 2,8 triệu m3, năm 1998 còn 2,2 triệu m3, năm 2002 là 2,5 triệu m3/năm, năm 2005 là 2,99 triệu m3), năm 2008 là 3,56 triệu m3. Vùng khai thác nhiều gỗ là: Đông Bắc (29,5 sản lượng cả nước), DH Nam Trung Bộ (18,8%), ĐB sông Cửu Long (17,7%). Về củi ~ 26 triệu ste. Tre, nứa, luồng ~ 300 triệu cây. Các sản phẩm gỗ chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng, gỗ dán. Cả nước có vài trăm xí nghiệp cưa xẻ, vài ngàn xưởng thủ công. Bảng 3.14. Sản lượng gỗ khai thác phân theo địa phương từ 1995 - 2008 (Nghìn m3) 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2008 Cả nước 2793,1 2480,0 2122,5 2397,2 2435,8 2996,4 3562,3 ĐB sông Hồng 255,8 175,7 129,5 117,5 98,4 157,0 186,1 Miền núi, trung du phía Bắc 826,0 691,3 705,4 767,1 710,2 1050,9 1278,3 Đông Bắc 572,0 464,6 475,0 519,7 525,2 771,2 1051,7 Tây Bắc 254,0 226,7 230,4 247,4 185,0 279,7 226,6 Duyên hải miền Trung 653,5 646,8 497,0 553,2 656,3 833,2 1057,2 Bắc Trung Bộ 323,4 290,7 219,4 235,2 293,6 310,8 388,2 DH Nam Trung Bộ 330,1 356,1 277,6 318,0 362,7 522,4 669,0 Tây Nguyên 415,3 335,1 243,5 395,2 313,0 309,3 373,6 Đông Nam Bộ 121,8 103,2 84,9 105,4 76,1 90,4 128,4 ĐB sông Cửu Long 520,7 527,9 462,2 458,8 581,8 609,8 632,1 - Các lâm trường lớn hoạt động dưới dạng Liên hiệp L-N-CN đó là Liên hiệp nguyên liệu giấy Bãi Bằng, Liên hiệp các xí nghiệp gỗ trụ mỏ, Liên hiệp nông-công nghiệp Sông Hiếu, Liên hiệp Kôn Hà Nừng, Liên hiệp Easúp, Liên hiệp Gia Nghĩa, Liên hiệp La Ngà. - Những xưởng cưa xẻ lớn thường tập trung ở những nơi có điều kiện thuận tiện tập trung gỗ (ở hợp lưu các sông, hoặc nơi có điều kiện xuất khẩu): Hà Nội, Hải Phòng, Hàm Rồng, Vinh, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Biên Hòa, TP HCM là những nơi tập trung nhiều xưởng cưa xẻ lớn. Ngoài ra, ở các địa phương cũng có những xưởng cưa xẻ nhỏ phục vụ chủ yếu nhu cầu dân dụng. - Về gỗ dán, có một số cơ sở sản xuất như xí nghiệp gỗ dán Cầu Đuống (Hà Nội), Bến Thủy (Vinh), Biên Hòa, TP HCM. Các xưởng đồ gỗ phát triển mạnh ở các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tiêu thụ cao như Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hòa và TP HCM. - Ngành sản xuất mây, tre, trúc phổ biến ở Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Biên Hòa, TP HCM. Các mặt hàng thường làm bằng phương pháp thủ công để xuất khẩu. - Ngành sản xuất diêm, các xí nghiệp phân bố ở Hà Nội, Biên Hòa và TP HCM, hàng năm sản xuất > 350 triệu bao. - Ngành sản xuất giấy: Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Tân Mai (Đồng Nai). Ở miền Bắc có những nhà máy giấy như Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên); Việt Trì (Phú 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Thọ); Lam Sơn (Thanh Hóa), riêng nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) thuộc loại hiện đại nhất, công suất 60.000 tấn/năm; nhà máy nằm trên hợp lưu của 3 con sông Chảy, Lô, Gâm, hợp điểm của nhiều nguồn gỗ, tre, nứa cung cấp cho nhà máy. Ở miền Nam có tới ~ 10 nhà máy làm giấy có máy móc tối tân (COGIVINA; NAGICO; COGIMEKO; Nam Việt; Long Thành .v.v.) phần lớn ở TP HCM, Biên Hòa và Tân Mai (Đồng Nai). Trước đây, các nhà máy này dùng bột giấy nhập và chỉ SX đạt ~ 60% so với công suất thiết kế; ngày nay đã dùng nguồn nguyên liệu tại chỗ lấy từ nguồn thông Lâm Đồng, tre, nứa từ lưu vực sông Đồng Nai và cả nguồn phế liệu dồi dào ở nông thôn như rơm, rạ, bã mía. 3. Định hướng phát triển - Chuyển từ khai thác sang phục hồi, bảo vệ tài nguyên sinh thái, tính đa dạng sinh học cũng như các hệ động - thực vật quí hiếm. - Sẽ phủ xanh phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc, đưa diện tích rừng lên ~ 15 triệu ha, độ che phủ là 45% (năm 2005, độ che phủ rừng 38%) - Trồng 50 vạn ha rừng nguyên liệu giấy ở Đông Bắc và Đông Nam Bộ để cung cấp cho các nhà máy giấy trong vùng (Bãi Bằng, Tân Mai). - Trồng 30 vạn ha rừng phục vụ xây dựng cơ bản ở DH miền Trung và Tây Nguyên. - Trồng 30 vạn ha rừng đặc sản (quế, hồi, trẩu, cánh kiến đỏ...) cung cấp cho các xí nghiệp CB' vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình... - Trồng 10 vạn ha rừng nguyên liệu và dược liệu và làm giàu 70 vạn ha rừng tự nhiên để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vai trò của ngành lâm nghiệp đối với kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. 2. Trình bày thực trạng về tài nguyên rừng ở nước ta. Vấn đề đặt ra trong việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này. Nêu định hướng phát triển. 3. Trình bày những hoạt động chính của ngành lâm nghiệp nước ta. 4. Dựa vào bảng số liệu: 3.14. Hãy phân tích tình hình khai thác gỗ ở nước ta thời kì trên. 5. Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày những nét cơ bản về Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Kể tên các Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở nước ta (tính đến năm 12/2009).. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> C. NGÀNH NGƯ NGHIỆP 1. Vai trò của ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Vai trò của ngành này thể hiện rất rõ trong cơ cấu bữa ăn của nhân dân (thực phẩm có dinh dưỡng cao). Tiêu thụ BQ cả nước 14kg cá /người (thành thị 17kg, nông thôn 13 kg). Góp phần tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng (năm 1995 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 621,4 triệu USD, chiếm 11,4% tổng giá trị hàng xuất khẩu cả nước, đến năm 2000 tăng lên 1.478,5 triệu USD (10,1%), năm 2005 là 2.723,5 triệu USD (8,4%) và năm 2008 là 4.510,1 triệu USD (7,2%). Tốc độ tăng từ 1995 – 2008 là 7,3 lần (đứng hàng thứ 5 sau hàng dệt, may, dầu thô, giày dép, gạo). Thị trường được mở rộng tới 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, ngành này đã thu hút 3,1% số lao động có việc làm của cả nước (1,1 triệu lao động), bao gồm 45,0 vạn lao động làm nghề đánh bắt, 56,0 vạn lao động làm nghề nuôi trồng và 6 vạn lao động trong lĩnh vực chế biến. 2. Tình hình phát triển 2.1. Sản lượng thủy sản Sản lượng thủy sản ở nước ta tăng khá nhanh. năm 1990 sản lượng đạt 890,6 ngàn tấn (khai thác 728,5 ngàn tấn, nuôi trồng 162,1 ngàn tấn), đến 1995 sản lượng là 1584,4 ngàn tấn (1195,3 ngàn tấn và 389,1 ngàn tấn). Năm 2008, sản lượng thủy sản tăng lên 4,60 triệu tấn (khai thác 2136,4 ngàn tấn, nuôi trồng 2465,6 ngàn tấn). Trong cơ cấu, thủy sản nuôi trồng tăng nhanh về tỉ trọng từ 18,2% (năm 1990) tăng lên 53,58% (năm 2008) Sản lượng cao nhất là ĐB sông Cửu Long 2,70 triệu tấn (58,70% cả nước), DH Nam Trung Bộ (14,70% cả nước), ĐB sông Hồng (9,20%). Bảng 3.15. Sản lượng thủy sản phân theo địa phương từ 1995 – 2008 (nghìn tấn) 1995 2000 2005 2008 Cả nước 1584,40 2250,5 3465,92 4602,03 Đồng bằng sông Hồng 110,30 194,00 324,38 424,79 Trung du và miền núi phía Bắc 40,20 55,10 98,81 133,31 Đông Bắc 37,04 51,10 91,13 122,70 Tây Bắc 3,18 4,0 7,67 10,61 Duyên hải miền Trung 448,08 627,81 871,57 985,56 Bắc Trung Bộ 108,71 164,87 247,71 309,31 Duyên hải Nam Trung Bộ 339,37 462,93 623,85 676,25 Tây Nguyên 8,90 10,28 14,58 18,43 Đông Nam Bộ 157,60 194,26 310,77 338,0 Đồng bằng sông Cửu Long 819,20 1169,0 1845,82 2701,9 2.2. Đánh bắt hải sản (chủ yếu là cá biển) Tất cả các tỉnh ven biển đều có ngành khai thác phát triển đặc biệt phát triển mạnh ở DH Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Năm 2008, sản lượng cá biển của cả nước đạt 1,47 triệu tấn. ĐB sông Cửu Long (38,15% cả nước), DH Nam Trung Bộ (30,42% cả nước), Đông Nam Bộ 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> (14,30% cả nước). Các tỉnh dẫn đầu về khai thác cá biển vẫn là Kiên Giang (253,0 ngàn tấn), Bà Rịa - Vũng Tàu (199,1 ngàn), Cà Mau (101,3 ngàn tấn). Bảng 3.16. Sản lượng cá biển phân theo vùng 1995, 2000, 2005 và 2008 (nghìn tấn) Các vùng 1995 2000 2005 2008 Cả nước 722,1 1075,3 1.367,5 1.475,8 Đông Bắc (Quảng Ninh) 11,2 18,4 24,4 26,3 Đồng bằng sông Hồng 24,4 44,6 63,1 69,2 Bắc Trung Bộ 64,7 96,4 131,3 157,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 231,2 329,7 420,4 448,9 Đông Nam Bộ 78,0 120,5 199,3 211,1 Đồng bằng sông Cửu Long 312,5 465,7 529,1 563,0 - Trong cơ cấu, cá biển chiếm tỉ trọng tuyệt đối (74,0%). Trong đó, cá nổi (53,2%), cá đáy (36,3%); phần còn lại là tôm và mực (26,0%). - Về phạm vi khai thác, thì 75 - 80% sản lượng khai thác ở ven bờ (tính đến độ sâu 30m), số còn lại 20 - 25% là ở độ sâu 30 - 50m và các vùng biển tương đối xa. Trong năm có 2 vụ đánh bắt chính: vụ Nam từ tháng 4 - 9 (55%) và vụ Bắc từ tháng 10 - 3 năm sau (45% sản lượng) - Về ngư cụ: Đánh bắt bằng lưới kéo (kéo cá, tôm, te, xiệp) chiếm 27,5% sản lượng khai thác; Bằng lưới vó (vó ánh sáng, vó mành đèn, mành chà) 27%; Bằng lưới rê (rê thu, lưới quàng, lưới gộc, lưới the) 24,5%; Bằng lưới vây (xăm, rùng) 10%; Bằng lưới cố định (lưới đáy, lưới đăng) 6,8%; Bằng câu trực tiếp (câu vàng, câu tay) 4,2%. Tình hình khai thác hải sản có nhiều biến động. Khó khăn nhất là thời kỳ 1976-1980, sản lượng sa sút do thiếu nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phương tiện đánh bắt và LLLĐ giảm. Sau đổi mới, nhờ thử nghiệm mô hình “ tự cân đối, tự trang trải” với động lực là xuất khẩu. Sản lượng bắt đầu tăng nhanh, nhưng cho đến 1995, ngư nghiệp vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển, hiệu quả kinh tế thấp, sự bành trướng của tàu thuyền cỡ nhỏ làm cho nguồn lợi hải sản (nhất là ven bờ) bị suy giảm nhanh, nhiều vùng có nguy cơ cạn kiệt. Trước tình hình đó, Nhà nước đã tập trung đầu tư cho việc đóng mới và nâng cấp hàng trăm tàu thuyền đánh cá xa bờ, trang bị các phương tiện hiện đại, từ đó ngư nghiệp đã bắt đầu phát triển, hiệu quả kinh tế cao hơn Bảng 3.17. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ và tổng công suất theo vùng từ 2000 - 2008 2000 2002 2005 2008 Số tàu (nghìn Số tàu (nghìn Số tàu (nghìn Số tàu (nghìn (chiếc) CV) (chiếc) CV) (chiếc) CV) (chiếc) CV) Cả nước 9766 1385,1 15988 1947,5 20537 2801,1 22529 3326,1 ĐB Sông Hồng 263 59,3 559 99,2 936 108.5 1020 111,8 DH miềnTrung 5965 36,3 8834 590,9 11052 853,5 12978 117,4 Đông Nam Bộ 112 905,9 2155 293.70 3033 437,1 2642 300,8 ĐB S.Cửu Long 3426 905871 4440 963.7 5516 1402,0 5889 1739,5. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ▪ Các ngư trường khai thác chính - Ngư trường vùng vịnh Bắc Bộ: Nguồn lợi khá phong phú, độ sâu trung bình 50m, có nhiều đảo lớn như Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Trữ lượng chiếm ~ 24,9% cả nước. Khả năng cho khai thác 32,5 vạn tấn/năm (49,2% cá nổi, 50,8% cá đáy). Tuy nhiên, mới khai thác 35,5% (11,4 vạn tấn). Phương tiện đánh bắt chủ yếu là các tàu thuyền công suất nhỏ. Việc đánh bắt bằng các phương tiện trên đã làm cho nguồn hải sản ven bờ suy giảm nhanh, nhiều dấu hiệu cho thấy đã khai thác quá mức. Vì vậy phải vươn ra ngoài khơi, nhưng lại gặp khó khăn trong việc trang bị các tàu có công suất lớn, vốn đầu tư vượt quá khả năng của ngư dân. - Ngư trường vùng biển Trung Bộ: do thềm lục địa hẹp, nên hầu hết việc khai thác lại tập trung ở ven bờ. Tiềm năng ở đây hạn chế hơn, khả năng khai thác hàng năm chỉ đạt 24,0 vạn tấn (cá nổi 83,3% và cá đáy 16,7%), chiếm 18,4% trữ lượng cả nước. Sản lượng đánh bắt mới đạt khoảng 83% của khả năng cho phép (gần 20,0 vạn tấn). - Ngư trường vùng biển Đông Nam Bộ: Giàu tiềm năng nhất với phần lớn diện tích ở độ sâu dưới 60m. Trữ lượng khai thác có thể đạt 49,0 vạn tấn/năm (42,9% cá nổi và 57,1% cá đáy), chiếm 37,5% trữ lượng cả nước. Sản lượng khai thác hiện nay đạt 40,1 vạn tấn (đạt 82,3% của khả năng cho phép). Tốc độ gia tăng hàng năm ~ 9,2%. - Ngư trường vùng biển Tây Nam Bộ: độ sâu TB là 50m, thềm lục địa rộng (chiếm 19,2% trữ lượng cả nước). Khả năng khai thác 25,0 vạn tấn (52% cá nổi và 48% cá đáy). Sản lượng đánh bắt là 21,3 vạn tấn, đạt 83,5% khả năng cho phép. Tốc độ 9,5%/năm cao nhất cả nước. 2.3. Nuôi trồng thủy sản ▪ Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nuôi trồng thủy sản liên quan chặt chẽ với diện tích mặt nước, diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản liên tục tăng. Năm 1987 cả nước mới có 249,0 ngàn ha, thì đến 1995 tăng lên 453,6 ngàn ha, năm 2005 là 952,6 ngàn ha và năm 2008 là 1.052,6 nghìn ha; ĐB sông Cửu Long (71,5% diện tích cả nước), Đồng bằng sông Hồng (9,7%). Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất: Cà Mau (293,2 ngàn ha – 27,9% cả nước), Bạc Liêu (125,6 ngàn ha – 12,0%), Kiên Giang (134,6 ngàn ha – 12,8%). Bảng 3.18. Diện tích mặt nước và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của các vùng từ 1995 - 2008 Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) 1995 1999 2005 2008 1995 1999 2005 2008 Cả nước 453,60 524,60 952,60 1052,6 389,07 480,77 1477,98 2465,6 ĐB sông Hồng 58,80 66,80 89,20 121,2 53,38 96,99 215,10 322,14 MN-TDPB’ 26,10 32,30 49,70 37,9 13,61 20,07 57,17 50,16 DH miền Trung 41,20 52,00 73,70 77,9 23,47 37,10 114,42 155,31 Tây Nguyên 4,20 4,70 8,30 10,7 4,41 6,32 11,34 15,02 Đông Nam Bộ 33,90 35,90 51,80 52,7 27,67 25,18 78,14 84,37 ĐB S.Cửu Long 289,40 332,90 680,20 572,2 266,98 295,10 1002,81 1838,6. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> ▪ Về sản lượng - Nuôi trồng (cá, tôm, nhuyễn thể, rong biển nước ngọt, lợ, mặn) năm 2008 cả nước là 2,46 triệu tấn; ĐB sông Cửu Long 74,6%, ĐB sông Hồng 13,1% cả nước. Cao nhất là An Giang (315,44 ngàn tấn – 12,80% cả nước), Đồng Tháp (281,33 ngàn tấn – 11,4%), Cần Thơ (181,74 ngàn tấn), Cà Mau (174,47 ngàn tấn), Bến Tre (157,0 ngàn tấn) . - Sản lượng cá nuôi cả nước 1,86 triệu tấn; ĐB sông Cửu Long chiếm 76,16% cả nước, ĐB sông Hồng 13,10%. Cao nhất là An Giang (313,7 ngàn tấn), Đồng Tháp (279,65 ngàn tấn), Cần Thơ (181,65 ngàn tấn), Bến Tre (117,45 ngàn tấn) - Sản lượng tôm nuôi của cả nước 388,35 ngàn tấn. ĐB sông Cửu Long (79,0% cả nước), DH Nam Trung Bộ (9,65%); các tỉnh có sản lượng cao nhất là Cà Mau (94,2 ngàn tấn - 24,28% của cả nước), Bạc Liêu (63,98 ngàn tân – 16,48%), Sóc Trăng (58,79 ngàn tấn – 15,14%). Gần đây, nghề nuôi tôm đang phát triển khá mạnh (chủ yếu là tôm nước lợ) do nhu cầu xuất khẩu lớn, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế. Nuôi tôm nước lợ thích hợp nhất là ở các tỉnh phía nam có thể khai thác 2 - 3 vụ/năm (phía bắc chỉ khai thác được 1 vụ/năm). Vì lợi ích kinh tế, cho nên diện tích rừng ngập mặn ở Nam Bộ đang bị tàn phá mạnh đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; ở miền Trung, một vài nơi các vuông tôm vượt qua cả QL 1A và đường sắt Thống nhất dẫn tới những tác hại nghiêm trọng về cảnh quan môi trường. Bảng 3.19. Sản lượng cá nuôi và tôm nuôi phân theo địa phương từ 1995 – 2008 (nghìn tấn) 1995 Cá Cả nước. 2000 Tôm. Cá. 2005 Tôm. Cá. 2008 Tôm. Cá. Tôm. 209,14. 55,32. 391,05. 93,50. ĐB sông Hồng. 48,24. 1,33. 84,39. 3,60. 167,52. 8,28. 234,41. 8,22. TDMN P Bắc. 12,01. 0,55. 21,67. 0,92. 41,73. 5,35. 58,00. 6,58. Đông Bắc. 10,09. 0,55. 18,78. 0,915. 35,71. 5,30. 49,37. 6,51. 1,92. 0,00. 2,89. 0,008. 6,02. 0,05. 8,63. 0,07. 14,48. 5,67. 24,15. 18,19. 52,33. 33,31. 77,66. 51,21. 11,72. 0,89. 20,52. 2,08. 44,88. 12,51. 62,43. 13,72. 2,76. 4,77. 3,63. 16,11. 7,45. 20,80. 15,22. 37,49. 4,41. 0,00. 7,18. 0,02. 11,09. 0,06. 14,70. 0,06. 10,53. 0,65. 18,90. 1,79. 46,25. 14,42. 59,31. 15,21. 119,47. 47,12. 234,76. 69,00. Tây Bắc DH miền Trung B.Trung Bộ DHN Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB S.Cửu Long. 971,18 327,19 1863,31 388,36. 652,26 265,76. 1419,0 307,07. - Ngoài ra, nghề nuôi cua cũng đang phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam (78%). Nghề nuôi nhuyễn thể (ngao, sò lông, trai ngọc...) đang phát triển mạnh ở Quảng Ninh, Khánh Hoà. Nuôi rong biển phát triển ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung.. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3. Định hướng phát triển - Đối với đánh bắt hải sản. Khuyến khích ngư dân trang bị ngư cụ, tàu thuyền để đánh bắt xa bờ. Qui hoạch, mở rộng, quản lý tốt việc khai thác từng ngư trường bảo đảm sự sinh sản và phát triển đàn cá. Đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ (ưu tiên XD kết cấu hạ tầng trên các đảo Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quí, Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo) phục vụ cho đánh bắt xa bờ và bảo vệ an ninh vùng biển. Nâng cấp các cảng cá ở các tỉnh dọc DH miền Trung. Đầu tư phát triển đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ hiện đại, trang bị các thiết bị đồng bộ về thăm dò, hàng hải. Tổ chức thu mua-CB’-xuất thẳng trên biển đối với sản phẩm cá tươi để thực hiện được việc đánh bắt dài ngày. - Đối với chương trình nuôi trồng thuỷ sản. Chú trọng phát triển các sản phẩm có giá trị xuất khẩu (tôm càng xanh, cá ba sa,..), có hình thức nuôi thích hợp đối với từng vùng như cá lồng, cá bè... Tổ chức tốt các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ven biển, tập trung vào tôm. Hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, tập trung vào các loại cá như cá cam, cá song, tôm hùm. Có thể nuôi bè nổi như ở Khánh Hoà, Đà Nẵng, Quảng Nam. Thử nghiệm nuôi trai ngọc và nhân đại trà ở các eo, vịnh kín, ít chịu ảnh hưởng của sóng gió.. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành thủy sản nước ta. 2. Dựa vào bảng 3.15. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự thay đổi về sản lượng thủy sản của cả nước. Giải thích tại sao có sự thay đổi đó. 3. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long chiếm ưu thế về sản lượng thủy sản (cả khai thác và nuôi trồng) so với các vùng khác? 4. Những vấn đề đã và đang đặt ra trong việc đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ta. 5. Dựa vào bảng 3.21. Hãy so sánh nghề nuôi cá và tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sồng Hồng.. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> D. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (TCLTNN) 1.1. Tổng quan - TCLTNN “Là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên qui trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác hoá sản xuất, cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo NSLĐ xã hội cao nhất” (K.I.Ivanov-1974) - Từ quan niệm trên, có thể rút ra một số điểm then chốt về TCLTNN: Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tài nguyên - kinh tế - lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo không gian (lãnh thổ). Các khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ quyện chặt với nhau trong quá trình TCLTNN. Các đặc điểm không gian của SX phần lớn bắt nguồn từ tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện SX hiện có. Hiệu quả (kinh tế, xã hội...) là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc TCLTNN. TCLTNN không phải là bất biến, ở hình thái KT-XH nào thì có kiểu TCLTNN tương ứng. TCLTNN gắn bó mật thiết với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. TCLTNN liên quan chặt chẽ với hệ thống SXNN; đây là các phân hệ sản xuất – chế biến nông sản có mối quan hệ khăng khít với nhau; hệ thống nông nghiệp bao gồm nhóm xí nghiệp liên quan trực tiếp với đất đai, nhóm xí nghiệp liên quan gián tiếp với đất đai và nhóm xí nghiệp có 2 đặc điểm này tuỳ thuộc vào từng thời kỳ. Các xí nghiệp như là thành phần của hệ thống liên hệ với nhau thông qua dòng vận chuyển nguyên liệu - bán thành phẩm - thành phẩm nhằm đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của cả hệ thống. Cơ sở của mối liên hệ này là quy trình kĩ thuật và CMH' của các xí nghiệp trong việc sản xuất sản phẩm do những khác biệt về lãnh thổ tạo nên. 1.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tiêu biểu - Xí nghiệp nông nghiệp: Xí nghiệp nông nghiệp có thể coi là hình thức cơ sở, trong đó có sự thống nhất giữa lực lượng lao động và đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội (đó là các nông trường, nông trại, đồn điền). Hình thức nông trại thường gặp ở Tây Âu, Bắc Mỹ, diện tích có thể từ vài ha đến hàng trăm ha; Các kiểu đồn điền thường gặp ở các thuộc địa cũ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. - Thể tổng hợp nông nghiệp: thực chất là sự kết hợp một số loại xí nghiệp có mối quan hệ và liên kết với nhau về mặt lãnh thổ. Có 2 nhóm thể tổng hợp nông nghiệp: Nhóm thể tổng hợp nông nghiệp mà sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trước hết do các điều kiện tự nhiên phân bố có tính chất đới quyết định. Nhóm thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành do nhu cầu các thành phố chi phối. - Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thời gian và không gian. Các băng chuyền địa lý trong nông nghiệp thường thấy ở các nước có lãnh thổ rộng lớn, hoặc kéo dài theo vĩ tuyến và được chia làm 2 loại: Băng chuyền địa lý sử dụng có hiệu quả 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> sự khác biệt theo vùng trong việc sản xuất nông phẩm (hay còn gọi là băng chuyền sản xuất lãnh thổ) và băng chuyền sử dụng có hiệu quả sự thay đổi mùa của tự nhiên (thực hiện công việc đồng áng, sản xuất và cung cấp rau quả tươi) - Vùng nông nghiệp: là một lãnh thổ có sự lặp lại của các kiểu sản xuất tương đối giống nhau, hoặc của các kiểu sản xuất khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau. 2. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Khái quát chung - Về phương diện lý luận, ở nước ta có rất ít tài liệu nghiên cứu sâu về TCLTNN. Liên quan đến vấn đề này chỉ có một vài nghiên cứu về phân vùng NN Việt Nam (Minh Chi -1960), Nhà giáo Nguyễn Văn Quang đã đưa vào giảng dạy giáo trình “Phân vùng nông nghiệp” ở ĐHSP Hà Nội. Vận dụng lý luận của nước ngoài vào thực tiễn sinh động trong TCLTNN của nước ta; có thể thấy nổi lên một số hình thức TCLTNN cụ thể như: Xí nghiệp nông nghiệp (nông trường, HTX, hay các trang trại đang xuất hiện gần đây); Thể tổng hợp nông nghiệp (mà manh nha là các vành đai xanh xung quanh các TP lớn, các vùng chuyên canh cây LT, cây công nghiệp...), và Vùng nông nghiệp sinh thái. Tất nhiên, lý luận về TCLTNN Việt Nam còn là mảng trống khá lớn, đòi hỏi công sức của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. - Sau 1975, Nhà nước đã công bố 7 vùng nông nghiệp - sinh thái căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật cũng như định hướng phát triển KT-XH (nói chung) và phát triển nông nghiệp (nói riêng). Hiện nay, TCLTNN của nước ta được xác định theo 7 vùng nông nghiệp - sinh thái. Các vùng này có điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho phát triển nông nghiệp cũng phân hoá; Trình độ thâm canh, CMH' sản xuất không giống nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên là nền tảng của sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp (bản thân nông nghiệp là ngành kinh tế hướng tài nguyên); Còn điều kiện KT - XH là các nhân tố động làm cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp trở thành sự tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và bảo đảm cho phát triển bền vững. 2.2. Những đặc trưng chính của từng vùng 2.2.1. Vùng Miền núi và trung du Bắc Bộ - Các thế mạnh và hạn chế chính: Tài nguyên đất NN của vùng chủ yếu dựa vào đất feralit hình thành trên các cao nguyên đá vôi như Mộc Châu, Nà Sản, Bắc Hà..., đất feralit hình thành trên đá sa thạch và những cánh đồng giữa núi, các dải phù sa cổ ở rìa giáp Đồng bằng sông Hồng. Địa hình bị chia cắt mạnh, có cả địa hình núi thấp, TB và cao. Khí hậu nhiệt đới núi cao, có mùa đông lạnh, ở vùng núi trong mùa đông có sương giá, sương muối, ngay trong mùa đông còn có mưa phùn cung cấp ẩm cho cây trồng (các cây ngắn ngày vụ đông). Trong vùng có một số đồng cỏ liền dải, đồi thấp thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. - Các sản phẩm nông nghiệp CMH’: Tập trung vào cây công nghiệp dài ngày ưa khí hậu ôn đới và cận nhiệt (chè, hồi, trẩu, sở ...) và một số cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, thuốc lá,...). Về chăn nuôi (trâu, bò lấy thịt, sữa) và lợn. Ngoài ra, vùng có thế mạnh về các cây 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> dược liệu quí (tam thất, sa nhân...). Các cây ăn quả cận nhiệt (đào, mận, lê, hồng...) đang phát triển mạnh ở các vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái... 2.2.2. Vùng đồng bằng sông Hồng - Thế mạnh & hạn chế. Là đồng bằng phù sa liền dải, diện tích 1,5 triệu ha (1/3 ĐB sông Cửu Long), ĐB có hướng nghiêng từ tây bắc - đông nam. Do được khai thác sớm cho nên đồng ruộng cơ bản đã thuỷ lợi hoá, đất đai được sử dụng ở mức độ cao. Có hệ thống đê điều để ngăn lũ, hạn chế việc bồi đắp phù sa vào đồng bằng (có nhiều ô trũng, sâu). Nét đặc sắc của đồng bằng là có mùa đông lạnh (luân phiên các ngày lạnh và các ngày nắng ấm). Vì vậy, vùng có điều kiện phát triển các loại cây trồng - vật nuôi đa dạng cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Mật độ dân cư tập trung đông nhất cả nước. Người dân cần cù, có kinh nghiệm thâm canh, có các làng nghề thủ công rất phát triển. Là nơi có mật độ các đô thị dày đặc nhất cả nước, có nhiều TP lớn. - Sản phẩm nông nghiệp CMH': Lúa gạo (là vùng trọng điểm LT - TP số 2 cả nước, sản lượng lương thực chiếm 18% cả nước, nhưng BQLT/ng lại thấp hơn mức TB của cả nước). Các loại thực phẩm (đàn lợn, gia cầm, các loại rau vụ đông là thế mạnh của vùng, bò sữa ven các TP lớn). Cây CN (đay, cói,...) 2.2.3. Vùng Bắc Trung Bộ - Thế mạnh và hạn chế chính: Địa hình phía tây là dãy Trường Sơn Bắc, tiếp đến là vùng đồi trung du, đến đồng bằng nhỏ hẹp chạy sát ven biển, phía Đông là Biển Đông. Các đồng bằng thu hẹp dần về phía Nam. Tài nguyên đất NN dựa trên các vùng đất phù sa có nguồn gốc sông biển, chủ yếu là đất cát pha. Đất feralit tập trung ở vùng trung du và có một ít đất đỏ ba dan ở Phủ Quì (Nghệ An) đến Quảng Trị. Như vậy, địa hình, đất đai của vùng có những nét khá đặc biệt, có thế mạnh để khai thác tổng hợp cả Lâm-Nông-Ngư. Khí hậu có tính chất chuyển tiếp của khí hậu Bắc Bộ với khí hậu Nam Bộ, vẫn có mùa đông lạnh (nhưng ngắn ~ 90 ngày), vì vậy cũng có thể phát triển các cây trồng - vật nuôi ưa nhiệt độ  200C. Vào tháng 5 - 7, gió mùa tây nam hoạt động, thời tiết rất khô, nóng, hạn hán xảy ra ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Có nhiều sông nhưng ngắn và dốc, thuỷ chế chênh lệch giữa mùa lũ và kiệt, công tác thuỷ lợi gặp nhiều KK, chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất. Ven biển (Quảng Bình) chịu ảnh hưởng của cát bay vào đất liền. Người dân có kinh nghiệm đấu tranh chống thiên tai và chinh phục thiên nhiên. Trong vùng đã có một số cơ sở CNCB' nông sản, một số đô thị vừa và nhỏ. - Sản phẩm nông nghiệp CMH': Các sản phẩm nông nghiệp của vùng chủ yếu cung cấp cho CNCB’ TP. Sản phẩm chính của ngành trồng trọt là lạc, mía, cam, có một ít hồ tiêu, cao su, cà phê. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, có một ít hươu, dê. Thủy - hải sản. 2.2.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Thế mạnh và hạn chế chính: Dãy Trường Sơn chạy sát gần biển, sườn dốc về phía đông (biển). Đồng bằng nhỏ, hẹp, ven biển có nhiều cồn cát (Ninh Thuận, Bình Thuận), nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản. Sông ngắn, dốc. Quĩ đất nông nghiệp hạn chế. Khí hậu nóng quanh năm, nhiệt độ TB 25-270C. Lượng mưa giảm dần từ Bắc vào Nam, khô hạn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là phía nam của vùng. Có nhiều đô thị dọc ven biển, GTVT khá thuận lợi. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Sản phẩm nông nghiệp CMH': Quan trọng nhất là thuỷ sản. Về chăn nuôi, đây là vùng CMH' về chăn nuôi bò thịt; sản phẩm yến sào trên các đảo đá của Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam. Về trồng trọt, sản phẩm hàng hoá đáng kể là dừa và mía. Ngoài ra, trong vùng có một ít dâu tằm ở Quảng Nam, Bình Định. 2.2.5. Vùng Tây Nguyên - Thế mạnh và hạn chế chính: Đây là vùng cao nguyên xếp tầng rộng lớn, độ cao trung bình 700 - 800m/biển. Địa hình thấp dần từ đông sang tây. Khí hậu nhiệt đới trên núi, nhiệt độ trung bình năm 19 - 200C, điều hoà quanh năm. Là đầu nguồn của nhiều sông suối. Khí hậu phân ra 2 mùa khô - mưa rõ rệt. Mùa khô rất thiếu nước, mực nước ngầm hạ thấp nên công tác thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn. Là vùng có nhiều dân tộc ít người, sau 1975, người Việt di cư lên xây dựng vùng kinh tế mới khá đông, chủ yếu là ở các tỉnh phía bắc và ven biển miền Trung. Về trình độ phát triển KT-XH nói chung còn thấp, CSHT yếu kém, GTVT mới đang được nâng cấp, các CS CNCB' chưa phát triển. Tây Nguyên vẫn còn tồn tại hình thức canh tác thô sơ (phát, đốt rừng, chọc, trồng tỉa). Hiện nay đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá với các vùng CMH' cây dài ngày và chăn nuôi bò. Sự suy thoái lớp phủ rừng đang là vấn đề đặt ra đối với vùng - Sản phẩm nông nghiệp CMH': Cà phê, cao su, cây chè, chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Ngoài ra, còn có các vùng CMH' rau, hoa ở Đà Lạt chuyên SX các loại rau, hoa cao cấp phục vụ cho các thành phố và xuất khẩu. 2.2.6. Vùng Đông Nam Bộ - Thế mạnh và hạn chế chính: Địa hình là vùng đồi lượn sóng thuộc sườn Tây Nam dãy Trường Sơn. Độ cao ~ 200 - 300m/biển. Đất trồng chủ yếu là đất ba dan và đất xám phù sa cổ. Có một số vùng trũng để nuôi trồng thuỷ sản. Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình 22-250C. Có hai mùa khô - mưa rõ rệt. Có nhiều sông ngắn cùng đổ ra cửa Soi Rạp (như sông Đồng Nai, Bé, La Ngà, Vàm Cỏ Đông) các sông này có ý nghĩa lớn về thuỷ điện và thuỷ lợi, tuy nhiên vào mùa khô có hiện tượng thiếu nước. Là vùng được khai thác sớm, có các TP, TTCN lớn là thị trường tiêu thụ nông sản, có nhiều các cơ sở CNCB’. - Sản phẩm nông nghiệp CMH': Đây là vùng cao su lớn nhất cả nước. Cây cà phê, phát triển mạnh từ sau 1980, hồ tiêu... Các cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá). Vùng cây ăn quả (xoài, bưởi, măng cụt .v.v.) 2.2.7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thế mạnh & những hạn chế. Là ĐB rộng lớn nhất của nước ta. Phù sa màu mỡ, lại được bồi đắp hàng năm. Tiềm năng nông nghiệp lớn nhất là dải phù sa ngọt tập trung giữa S.Tiền và S.Hậu. Những vùng đất bị nhiễm phèn và mặn đang được cải tạo để mở rộng diện tích. Khí hậu cận xích đạo, nguồn nhiệt phong phú (9.500-10.0000C/năm), nhiệt độ trung bình 25-270C, lượng mưa tập trung theo mùa (mùa mưa chiếm 85-90%), có 2 mùa (lũ và kiệt), ít chịu ảnh hưởng của bão. Vùng rừng ngập mặn dọc duyên hải (bán đảo Cà Mau) là những hệ sinh thái có năng suất rất cao, ý nghĩa kinh tế lớn, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản. Do đặc điểm về hình thái của các cửa sông và chế độ thuỷ triều, nên đồng bằng chịu ảnh hưởng mạnh của sự xâm nhập mặn (nhất là trong mùa kiệt). Vùng có khả năng phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng. Thuỷ sản đã trở thành thế mạnh đặc sắc của vùng. Mặt khác, thiên nhiên đã tạo 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> ra tập quán canh tác đặc trưng của vùng “con người sống chung với lũ, tránh lũ vụ chính”. Việc cải tạo đất phèn-mặn, chống xâm nhập mặn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển NN của vùng. Về điều kiện KT-XH, vùng được khai thác mạnh từ thế kỷ 17; người dân có kinh nghiệm canh tác cây lúa nước, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản; sớm tiếp cận với nền kinh tế thị trường, lại nằm kề với vùng tiêu thụ hàng nông sản (Đ.Nam Bộ). GTVT đường thuỷ rất thuận lợi. Đã hình thành mạng lưới các đô thị và các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ. - Sản phẩm nông nghiệp CMH': Lúa gạo (chiếm ưu thế cả về diện tích và sản lượng của cả nước, là vùng xuất khẩu gạo chủ yếu của nước ta). Về sản xuất thực phẩm (thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (đặc biệt là vịt). Là vùng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất cả nước; cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói). Các cơ sở công nghiệp chế biến được phát triển rộng khắp đã góp phần tạo thế ổn định cho các vùng nông nghiệp CMH'. 2.3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta a. Về tổ chức lãnh thổ, trong những năm gần đây thay đổi theo 2 xu hướng chính: - Tăng cường CMH’sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh qui mô lớn với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tập trung ở những vùng có tiềm năng đế sản xuất nông nghiệp hàng hoá (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long ) - Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn. Việc đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp cho phép khai thác hợp lí sự đa dạng, phong phú của các ĐKTN, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo việc làm và hàng hoá nông sản; Mặt khác, cũng giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi, quá trình này sẽ tăng cường thêm sự phân hoá LTNN b. Xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo vùng Bảng 3.20. Xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo vùng SP NN chính TDMN’PB ĐBSH BTBộ DHNTB T.Nguyên ĐNBộ ĐBSCL Lúa gạo + ++ + + +++  Trâu, bò +++ + ++ ++ + + Lợn ++ +++ ++ + + ++ Gia cầm +++ +++  TS nước ngọt + ++ + +++ Chè búp +++ + + ++ Cà phê + +++ ++ Cao su + ++ +++ Dừa ++ + +++ Đay +++ ++ Cói +++ ++ ++ Đậu tương +++ ++ ++ +++ + Mía + ++ + +++ Điều + +++ Chú thích: mức độ tập trung SX theo vùng lãnh thổ Rất cao +++ Cao ++ Trung bình + Không đáng kể Giảm Tăng mạnh Giảm mạnh Xu hướng biến động Tăng. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> c. Kinh tế trang trại – thúc đẩy sản xuất N – L - TS theo hướng sản xuất hàng hoá Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình. Trang trại phát triển sớm nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Thời kì đầu tập trung phát triển trang trại trồng cây lâu năm (Tây Nguyên & Đông Nam Bộ) sau đó (gần đây) là trang trại nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long) rồi đến trang trại chăn nuôi, trồng cây lâu năm và kinh doanh tổng hợp. Bảng 3.21. Số lượng trang trại phân theo ngành sản xuất năm 2000 – 2008 (trang trại) 2000 2002 2004 2006 2008 CẢ NƯỚC 57069 61787 110832 113699 120699 Đồng bằng sông Hồng 1646 1939 9350 15222 17318 Trung du và miền núi phía Bắc 3075 3373 5384 5228 5863 Đông Bắc 2793 3210 4984 4707 5294 Tây Bắc 282 163 400 521 569 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 8527 8120 15873 17378 18202 Bắc Trung Bộ 4084 3216 5882 6756 7649 DH Nam Trung Bộ 4443 4904 9991 10622 10553 Tây Nguyên 3589 6223 9450 8730 9481 Đông Nam Bộ 8265 10165 15866 14077 13792 Đồng bằng sông Cửu Long 31967 31967 56128 54442 57483 Bảng 3.22. Các loại trang trại phân theo ngành và phân theo địa phương năm 2008 Trong đó Trang trại Tổng số Cây Cây Chăn khác Thủy sản hàng năm lâu năm nuôi Cả nước 120699 34361 24215 17635 34989 9499 ĐB sông Hồng 17318 343 773 8103 4427 3672 MN & TD Bắc Bộ 4423 175 1155 1119 393 1581 DH miền Trung 18202 5291 3593 2629 4029 2660 Tây Nguyên 9481 1141 7522 581 46 191 Đông Nam Bộ 13792 1429 8452 2673 783 455 ĐB sông Cửu Long 57483 25982 2720 2530 25311 940 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú và biến đổi sự phân hóa đó. 2. Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa NN giữa vùng: TD & MN Bắc Bộ với Tây Nguyên; giữa ĐBS Hồng với ĐBS Cửu Long. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó. 3. Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ? 4. Dựa vào bảng 3.22. Trình bày xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta. Giải thích tại sao có sự thay đổi đó. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4.1.1. Đặc điểm sản xuất công nghiệp (SXCN) - Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao theo lãnh thổ. Tính tập trung cao của công nghiệp thể hiện ở qui mô và mật độ của xí nghiệp trên một đơn vị lãnh thổ. Nếu trên một đơn vị lãnh thổ phân bố nhiều xí nghiệp, mà đa phần là các xí nghiệp có qui mô lớn thì mức độ tập trung công nghiệp ở vùng đó rất cao (và ngược lại). Tuy nhiên, hiệu quả của sản xuất lại phụ thuộc rất lớn vào việc xác định giới hạn hợp lý của sự tập trung lãnh thổ đó. Tập trung hoá công nghiệp theo lãnh thổ sẽ tạo khả năng hiện đại hoá thiết bị, tăng NSLĐ, tạo thuận lợi để thực liên hiệp hoá, CMH’ và hiệp tác hoá, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng, .v.v. Nếu tập trung quá mức, vượt sức chứa của một lãnh thổ sẽ gây khó khăn lớn như làm tiêu hao nhanh chóng các nguồn nguyên liệu trong vùng, khó lựa chọn địa điểm, đòi hỏi tập trung công nhân lành nghề, hình thành các trung tâm dân cư lớn, những TP quá đông dân, gây khó khăn, tốn kém cho việc tổ chức, sinh hoạt và môi trường. Vì vậy, việc đánh giá trình độ tập trung CN theo lãnh thổ của mỗi nước, mỗi vùng còn tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, chính trị của nước đó, vùng đó. - Sản xuất công nghiệp có khả năng liên hợp lớn. Quá trình liên hợp hoá được thể hiện rõ nhất trong nền công nghiệp hiện đại. Đó là, nhiều cơ sở sản xuất có mối quan hệ với nhau về mặt kĩ thuật – công nghệ, cùng sử dụng chung một nguồn nguyên liệu ban đầu để sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Liên hợp hoá là một đặc trưng của SXCN, đặc điểm này đòi hỏi trong phân bố công nghiệp, thì các xí nghiệp (nhất là các xí nghiệp có gắn bó với nhau về qui trình công nghệ) cần được phân bố trên cùng một lãnh thổ để vừa đảm bảo quá trình công nghiệp - công nghệ, vừa thuận tiện trong việc quản lý. Liên hợp hoá SXCN sẽ thúc đẩy sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ, đây chính là yếu tố để nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp, làm giảm chi phí đầu tư xây dựng, sử dụng toàn diện và tổng hợp các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, rút ngắn quá trình sản xuất, giảm bớt chi phí lao động, tăng NS LĐXH, giảm giá thành sản phẩm. - Sản xuất công nghiệp mang tính chất chuyên môn hoá sâu và hiệp tác rộng (CMH’). Trong sản xuất công nghiệp, tính chất CMH' được thể hiện rất rõ không chỉ theo từng sản phẩm, từng chi tiết, từng bộ phận, từng công đoạn của sản phẩm; mà còn diễn ra liên tục quanh năm. Đồng thời với CMH’ sâu, sản xuất công nghiệp đòi hỏi thực hiện sự hiệp tác rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy, CMH’ và hiệp tác hoá là 2 bộ phận không tách rời nhau: CMH’ càng sâu thì hiệp tác hoá càng rộng. Trình độ hiệp tác hoá được xác định bởi số lượng các xí nghiệp tham gia vào việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Cũng do yêu cầu của CMH’-hiệp tác hoá, nên công nghiệp được phân bố tập trung, hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ đa dạng như cụm, khu, vùng công nghiệp .v.v. Để nâng cao hiệu quả của phân bố công nghiệp, cần XD những phương án qui hoạch tổng thể các xí nghiệp có liên quan 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> với nhau nhằm đảm bảo yêu cầu hiệp tác hoá sản xuất, trong đó hạt nhân là xí nghiệp đầu não (hoặc ngành CMH’). Ngày nay hiệp tác hoá SXCN đang diễn ra trên qui mô khu vực và toàn cầu. 4.1.2. Đặc điểm tổ chức lãnh thổ từng ngành công nghiệp (CN) Phát triển công nghiệp hay CNH’đất nước là con đường tất yếu và duy nhất để nâng cao không ngừng tiềm lực kinh tế và đẩy nhanh tiến bộ xã hội, có tác dụng lớn trong việc cải tạo và hiện đại hoá nền kinh tế, làm cho các ngành kinh tế được SX, tổ chức và quản lý theo phương pháp CN; thúc đẩy nhanh quá trình PCLĐ ngành và theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ tiến bộ, có hiệu quả; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia ngày càng tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-XH; tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy mạnh cách mạng KH-KT–CN và ứng dụng những thành tựu của nó vào nền KTQD. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng thủ của đất nước. Tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và mở rộng các quan hệ kinh tế - thương mại với nước ngoài. Như vậy, để đạt hiệu quả cao về KT-XH và MT, việc TCLT CN, cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau: - Đối với ngành CN điện lực. Về phân bố, phải kết hợp tác cơ sở SX điện lực thành một hệ thống điện thống nhất trên những vùng rộng lớn (gọi là lưới điện quốc gia). Như vậy sẽ tận dụng công suất, điều hòa nhu cầu, an toàn khi sử dụng, mở rộng diện phân bố các xí nghiệp tiêu thụ, đưa điện lực đến các vùng nông thôn rộng lớn và có lợi về mặt quốc phòng. Nên xây dựng những cơ sở SX điện lớn cung cấp cho cả một vùng rộng lớn; kĩ thuật tải điện cho phép vận tải điện năng đi xa (hàng ngàn km) mà tỉ lệ hao hụt không lớn. Tuy nhiên, khi xây dựng các đường dây tải điện đi xa (qua những vùng có địa hình phức tạp, đòi hỏi chi phí lớn) cần phải chọn qui mô thích hợp với nhu cầu và khả năng tải điện cho từng vùng. Các nhà máy điện lớn nên đặt tại nơi có sẵn nguồn nhiên liệu (hoặc khu vực giàu thủy năng). Các nhà máy nằm xa nguồn nhiên liệu thì công suất không nên quá lớn. Cần kết hợp giữa nhiệt điện với thủy điện, bởi vì nhà máy nhiệt điện XD ngắn ngày, ít vốn nhưng giá thành một đơn vị điện lực lại cao, còn các nhà máy thủy điện thời gian XD dài ngày, cần nhiều vốn nhưng giá thành một đơn vị điện lực lại thấp và sử dụng tổng hợp được sức nước. - Đối với ngành CN luyện kim. Các xí nghiệp luyện kim thường đặt ở vùng mỏ kim loại, cũng có khi đặt ở trung tâm cơ khí, nơi tiêu thụ hoặc gần các trung tâm điện lực lớn, rẻ tiền, gần mỏ than lớn. Đây là ngành gồm nhiều giai đoạn SX phức tạp, vì vậy phải phân bố thành loại hình xí nghiệp liên hợp, có qui mô lớn mới áp dụng được kĩ thuật cao và hạ giá thành sản phẩm. Riêng ngành luyện kim màu, khi phân bố thường chia làm 2 khâu (làm giàu quặng (sơ chế) và tinh luyện kim loại); các xí nghiệp làm giàu quặng được phân bố tại nơi khai thác; còn xí nghiệp tinh luyện kim loại thì tùy theo phương pháp tinh luyện có thể đặt ở gần nơi làm giàu quặng hoặc gần trung tâm thủy điện rẻ tiền, hoặc gần các trung tâm KH-KT. Kim loại màu thường ở dạng đa kim, có nhiều khả năng hỗn hợp để tạo thành các hợp kim mới; Vì vậy, nên XD những xí nghiệp liên hợp luyện kim màu để sử dụng nhiều nguồn quặng và tạo ra nhiều kim loại và hợp kim có giá trị - Đối với ngành CN cơ khí. Ngành này thường phân bố gần nơi tiêu thụ sản phẩm (các khu vực tập trung đông dân cư, văn hóa, khoa học). Là ngành có nhiều khả năng nhất để CMH' sâu và hiệp tác rộng, có thể vừa phân bố tập trung, vừa phân tán (tập trung để tiện việc tổ chức 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> CMH' và hiệp tác hóa, còn phân tán để phục vụ kịp thời nhu cầu thị trường). Công nghiệp cơ khí có thể phân thành 4 nhóm: Nhóm cơ khí nặng nên phân bố gần nơi có cơ sở luyện kim; Nhóm cơ khí trung bình nên bố trí gần nơi tiêu thụ; Nhóm cơ khí tinh vi chính xác nên phân bố ở trung tâm dân cư, văn hóa – khoa học; Nhóm cơ khí sửa chữa lắp ráp nên phân bố rộng khắp. - Đối với ngành CN hóa chất. Ngành này cần phân bố gần các nguồn nhiên liệu động lực rẻ tiền và gần nguồn nước dồi dào. Những xí nghiệp hóa chất có sản phẩm khó chuyên chở thì nên phân bố gần nơi tiêu thụ. Với ngành này, khi phân bố phải chú ý tới việc bảo vệ môi trường và chống gây ô nhiễm, không để gần khu vực đông dân. - Đối với ngành công nghiệp VLXD. Các cơ sở sản xuất VLXD chủ yếu được phân bố gần nguồn nguyên liệu và các khu vực tiêu thụ. Đối với các xí nghiệp (xi măng, sành sứ lớn) tiêu thụ nhiều nguyên liệu rẻ tiền, khó chuyên chở so với thành phẩm nên phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu. Đối với các xí nghiệp sản xuất các VLXD có khối lượng thành phẩm cồng kềnh, dễ vỡ, khó chuyên chở phải phân bố gần các trung tâm tiêu thụ lớn, gần những điểm xây dựng công nghiệp mới, các khu tập trung đông dân cư và công nghiệp; Các xí nghiệp thuộc nhóm này rất phong phú (bê tông đúc sẵn, tấm lợp, trụ điện, thủy tinh, ván tường, gạch ngói, gạch chịu lửa,...); một số xí nghiệp trong nhóm này có thể sử dụng vật liệu phế thải của công nghiệp và sinh hoạt dân cư (thủy tinh, gạch xỉ, ván tường ép,...). Còn các xí nghiệp sản xuất VLXD thông thường và qui mô nhỏ, thì nên phân bố rộng rãi theo các điểm nguyên liệu và dân cư. - Đối với ngành các ngành công nghiệp nhẹ. Các ngành công nghiệp nhẹ nói chung có thể phân bố rộng khắp. Tuy nhiên, nên chia làm 3 nhóm: Nhóm sử dụng những nguyên liệu dễ hư hỏng, khó vận chuyển, phân bố ở vùng giàu nguyên liệu (mía, cá hộp...); nhóm có khối lượng thành phẩm lớn khó chuyên chở và bảo quản, dễ hư hỏng hoặc phải sử dụng nhiều nhân công thành thạo hoặc thành phẩm đòi hỏi phải có giá trị thẩm mĩ cao, nên phân bố ở các trung tâm dân cư, trung tâm VH; nhóm có nguồn nguyên liệu ở nhiều nơi, sử dụng ít nhân công thành thạo nên phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, có thể kết hợp với các cơ sở SXNN địa phương hình thành các tổ hợp nông – công nghiệp. Những ngành CN nhẹ sử dụng nguồn nguyên liệu có tính chất thời vụ, hoặc tiêu thụ sản phẩm theo mùa thì nên phân bố gần nhau để tiện sử dụng chung nguồn nhân lực. Một số ngành có khả năng sử dụng tổng hợp nguyên liệu và liên hợp sản xuất, thì nên phân bố thành các xí nghiệp liên hợp, các cụm xí nghiệp và các TTCN nhẹ có phối hợp SX với nhau Như vậy, việc phân bố các ngành CN gây tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới sự phân bố của các ngành SX khác, tới toàn bộ tổ chức lãnh thổ một xã hội, tới môi trường sinh thái. Các TTCN được phân bố ở đâu thường làm biến đổi theo nó sự phân bố CN, GTVT, các ngành dịch vụ, hình thành ở đó các điểm dân cư lớn, tập trung, đẩy mạnh quá trình ĐTH', làm thay đổi rõ rệt bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên. Phân bố CN là một bộ phận quan trọng trong tổ chức xã hội theo lãnh thổ. Nếu phân bố hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn xã hội, ảnh hưởng tới sự hình thành các tổng thể lãnh thổ vùng. Ngược lại, sai lầm trong phân bố CN sẽ gây tác hại lâu dài không chỉ cho bản thân xí nghiệp mà còn có tác hại tới các ngành SX khác và tới đời sống nhân dân, gây ô nhiễm và hủy hoại môi sinh 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 4.1.3. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp được định nghĩa là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ cao để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, chế biến và dịch vụ sản xuất theo sau nó. Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vai trò của công nghiệp thể hiện: - Công nghiệp giữ vai trò động lực trong guồng máy của nền kinh tế quốc dân, kích thích nhu cầu sử dụng nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị; nuôi dưỡng hoạt động thương mại, vận tải, khai thác triệt để các nguồn đầu tư tài chính và kĩ thuật - Công nghiệp la tác nhân quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội; thúc đẩy mở rộng thị trường để áp dụng rộng rãi nền sản xuất lớn với dây chuyền sản xuất hàng loạt nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. - Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, công nghiệp đóng vai trò đầu mối trong việc tổ chức cơ cấu, tạo dựng các mối liên hệ theo chiều dọc (từ nơi khai thác đến nơi chế biến và phân phối sản phẩm cuối cùng), theo chiều ngang (từ phạm vi một xí nghiệp chuyên môn hóa sâu mở sang nhiều xí nghiệp có mối liên hệ về sản phẩm và thị trường). Từ đó, công nghiệp thúc đẩy sự phân công lao động xã hội (cả chiều sâu và chiều rộng) vươn tới thị trường khu vực và quốc tế. - Công nghiệp biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, tạo dựng các trung tâm kinh tế mới, chuyển hóa chức năng của nhiều đô thị (từ hành chính sang kinh tế - dịch vụ hiện đại). Về lĩnh vực này, công nghiệp đóng vai trò hạt nhân trong sự phát triển vùng, khai thác có hiệu quả nội lực (nhất là nguồn lao động và chất xám) của từng vùng và phạm vi cả nước. - Công nghiệp là động lực để cải tạo xã hội, tức là làm thay đổi nề nếp sản xuất đến lề lối làm việc, từ cách xuy nghĩ đến tác phong người lao động theo hướng hài hòa và hiện đại hóa đồng thời bảo tồn những đặc trưng quí báu truyền thống của dân tộc. 4.1.4. Các nhân tố ảnh huởng đến sự phát triển công nghiệp a. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) TNTN được coi là cơ sở hàng đầu để phát triển công nghiệp. Bởi vì, trên thực tế một số ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào TNTN như công nghiệp khai khoáng, luyện kim, sản xuất VLXD, công nghiệp CB’N-L-TS. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ trong chừng mực nhất định đều ảnh hưởng rõ rệt đến cơ cấu và tình hình phát triển của nhiều ngành công nghiệp. Như vậy, nguồn tài nguyên có ý nghĩa hàng đầu đối với sản xuất công nghiệp là khoáng sản; Với nước ta, nhìn chung tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, nhưng không đều về trữ lượng, khó khăn trong chế biến và sử dụng; Số lượng các mỏ nhiều, trữ lượng nhỏ, phân tán, khó khăn trong khai thác, chế biến và sử dụng. Tuy vậy, chúng ta cũng có một số loại tài nguyên khoáng sản có giá trị đối với công nghiệp như than, dầu mỏ, một số khoáng sản kim loại và phi kim loại. Các loại tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> ▪ Nhiên liệu - năng lượng: Về than nước ta có 4 loại: Than antraxit (còn gọi là than gầy), chất lượng tốt, nhiệt lượng cao (7000-7500kcal/kg), tỉ lệ tro thấp, đốt ít có khói, ít khí xunphua, tập trung ở Quảng Ninh (trên 3,5 tỉ tấn, tính đến - 300 m). Than mỡ (Thái Nguyên, Lạng Sơn), trữ lượng không lớn, nhưng đây là loại than cần thiết để luyện thành than cốc cho công nghiệp luyện kim. Than nâu tập trung nhiều nhất ở ĐB sông Hồng, trữ lượng lên tới hàng chục tỉ tấn (chưa có điều kiện khai thác). Than bùn phân bố chủ yếu ở ĐB sông Cửu Long, trữ lượng vài trăm triệu tấn (nhiều nhất ở U Minh). Dầu mỏ và khí đốt: tập trung ở vùng thềm lục địa, đã thăm dò từ cuối thập kỷ 60 đến nay. Trữ lượng dầu mỏ 4 - 5 tỉ tấn dầu (qui đổi) khí đốt khoảng 250300 tỉ m3, tập trung nhiều nhất ở bể trầm tích Nam Côn Sơn. ▪ Về khoáng sản kim loại. Có giá trị CN là quặng sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), trữ lượng 554 triệu tấn (đến độ sâu 750 m), hàm lượng sắt 60%. Ngoài ra, còn có ở một số nơi khác như Yên Bái, Thái Nguyên (trữ lượng không lớn). Thiếc có ở Quì Hợp (Nghệ An). Bô xít ở Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có một số mỏ quặng kim loại khác, nhưng trữ lượng nhỏ, có ý nghĩa địa phương. ▪ Khoáng sản phi kim loại. Có ý nghĩa CN bao gồm apatit (Cam Đường, Lào Cai), trữ lượng lớn, chất lượng cao, dễ khai thác. Đá vôi chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Đất hiếm ở Lai Châu. Cát thuỷ tinh dọc ven biển (quan trọng là cát Vân Đồn, Quảng Ninh và cát Thuỷ Triều, Cam Ranh)...Xen lẫn cát là các sa khoáng titan, zircon phân bố ở Bình Định, Hà Tĩnh. Bảng 3.1: Sự phân bố một số khoáng sản theo vùng lãnh thổ (%) Khoáng sản TDMN’PB’ ĐBSH BTBộ NTBộ TNguyên Sắt 38,7 61,3 Đồng - Kền 100,0 Thiếc 45,0 50,0 5,0 Bô xít 30,0 70,0 Apatit 100,0 Đá vôi 50,0 8,0 40,0 Đất hiếm 100,0 Cát thuỷ tinh 40,0 60,0 -. ĐNBộ -. ĐBSCL 2,0 -. ▪ Tài nguyên nước: Ở nước ta nguồn tài nguyên này tương đối phong phú. Sông ngòi khá dày đặc, mật độ 0,5-1,0 km/km2, chảy trên những vùng có địa hình khác nhau tạo nên nhiều thác gềnh. Tiềm năng thuỷ điện khá lớn, trữ lượng lý thuyết có thể đạt tới 30 triệu kw, hệ thống sông Hồng (37%), sông Đồng Nai (19%). Tổng lượng nước trên mặt 900 tỉ m3, đủ để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cho sinh hoạt ở các đô thị và các vùng nông thôn. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đều theo vùng, theo mùa đã gây nên tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung cấp nước và sự phát triển công nghiệp giữa các vùng. Nước ta có 2 vùng trong tình trạng thiếu nước phục vụ cho công nghiệp (vùng công nghiệp Phả Lại-Quảng Ninh và vùng công nghiệp Biên Hoà-TP Hồ Chí Minh). ▪ Tài nguyên sinh vật. Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp VLXD (gỗ, tre, nứa), cung cấp nguyên liệu cho các ngành tiểu thủ công nghiệp (song, mây, giang, vầu, trúc) và các loại dược liệu, thực phẩm đặc biệt (măng, nấm, mộc nhĩ...). Tuy nhiên, tài nguyên rừng nước 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> ta đang bị giảm sút nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp, nhất là khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.Tài nguyên thuỷ - hải sản: Nước ta có nhiều loài động vật dưới nước (mặn, lợ, ngọt) có giá trị kinh tế cao là cơ sở để phát triển các ngành khai thác và chế biến các loại sản phẩm. Gần đây, chúng ta đã hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển, sông, hồ và nuôi đặc sản xuất khẩu. Lúa gạo là nguồn nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành công nghiệp CB’LT tập trung ở 2 đồng bằng châu thổ lớn. Ngoài ra, chúng ta đã hình thành các vùng CMH’ sản xuất về trồng trọt, chăn nuôi (vùng chuyên canh cao su, cà phê, chè, dâu tằm, vùng trồng cây thực phẩm, cây ăn quả, các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm,...) đã tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, các sản phẩm hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. ▪ Những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên. Đó là sự mất cân đối giữa phân bố tài nguyên thiên nhiên và khả năng kết hợp của chúng trên một đơn vị lãnh thổ, mà trước hết là sự mất cân đối giữa tài nguyên thiên nhiên và thực trạng phát triển kinh tế của các vùng lãnh thổ. Cụ thể: - Ở MN’TDPB’ tập trung tới 51,4% tiềm năng thuỷ điện cả nước; 100% trữ lượng đồngni ken, apatit, đất hiếm; 50% trữ lượng đá vôi; 90% than đá. Đây là vùng khai thác lớn của cả nước, nhưng lại rất ít nguyên liệu được chế biến hoàn chỉnh. - B.Trung Bộ tập trung 61,3% trữ lượng quặng sắt cả nước; 50% thiếc; 90% crôm; 70% đá xây dựng, nhưng tiềm năng về năng lượng (thuỷ điện) chỉ ~ 5,4%; CNCB' vẫn còn nhỏ bé. - Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng lại thiếu vắng những loại khoáng sản cần thiết cho CN kỹ thuật cao như than mỡ cho luyện cốc và hoá chất. Tài nguyên từ nông-ngư tuy đã định hình, nhưng chưa tạo được nguồn nguyên liệu vững chắc cho các ngành CNCB'. - Tài nguyên thiên nhiên ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa được khai thác hợp lý, nhiều loại tài nguyên phục vụ cho công nghiệp đã bị khai thác quá mức, môi trường đã và đang bị xuống cấp. b. Nhân tố kinh tế - xã hội (KT - XH) - Về cơ sở vật chất - kĩ thuật: Mặc dù nước ta, xây dựng và phát triển kinh tế từ điểm xuất phát thấp lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài. Từ sau 1975 (nhất là sau đổi mới) hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho công nghiệp đã được kiện toàn và phát triển; Nền công nghiệp nước ta đã có được cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định (kể cả kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành như công nghiệp khai thác than, dầu, thuỷ điện, mạng lưới GTVT); Đã hình thành hàng loạt các ngành công nghiệp cơ bản như vật liệu, cơ khí... Cụ thể, năm 1997 cả nước có 617.805 cơ sở sản xuất công nghiệp (trong đó có 669 cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì đến 12/2001 cả nước có 685.320 cơ sở sản xuất công nghiệp (trong đó có 1.449 cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). - Về lực lượng lao động: SXCN đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ CMKT và tay nghề cao thì ở nước ta còn rất hạn chế. Tuy vậy, nếu so với các ngành kinh tế khác, đội ngũ lao động CN tuy ít về số lượng nhưng lại tương đối tốt về chất lượng. Ví dụ, trong 2 ngành SXVC cơ bản (nông nghiệp & công nghiệp), năm 2002: tổng số lao động trong CN khai khoáng 23,6 vạn người, trong các ngành CN chế biến là 3,5 triệu người; lao động trong N-L-N là 25,6 triệu người. Về hàm lượng chất xám thì lao động có kĩ thuật trong CN-XD chiếm 34% tổng số 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> lao động có kĩ thuật của cả nước; trong khi đó lao động có kĩ thuật trong nông nghiệp chỉ 14%. Phân bố nguồn lao động (cả lao động có kỹ thuật) chưa hợp lý, tập trung chủ yếu ở các TP lớn và các trung tâm công nghiệp lớn. - Về thị trường: trong nền kinh tế thị trường, thị trường là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu các ngành công nghiệp. Trên thực tế, công nghiệp có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, bởi vì công nghiệp cung cấp TLSX, trang thiết bị cho tất cả các ngành kinh tế; công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng công nghiệp của nước ta hiện đang đối mặt với thị trường ở ngay trong quá trình CNH’ và HĐH’ nền kinh tế. Trong đó, nông nghiệp - nông thôn là nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất. Muốn vậy, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông làm cho mọi thông tin cập nhật tới quảng đại quần chúng nhân dân; từ đó sẽ kích thích tiêu dùng của xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn đối với công nghiệp. Đối với thị trường nước ngoài, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, khu vực và với các nước láng giềng vừa tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đặt ngành công nghiệp nước ta vào thế cạnh tranh, đòi hỏi các sản phẩm công nghiệp phải có chất lượng tốt, giá thành hạ và mẫu mã đẹp. Đây là một khó khăn lớn đối với ngành công nghiệp nước ta. ▪ Để phát triển CN chúng ta có nhiều thuận lợi: Việt Nam đã hội nhập với thị trường đông dân, sức mua ngày càng tăng. Hoa Kỳ bỏ cấm vận đã mở rộng thêm phạm vi hoạt động kinh tế. Thị trường truyền thống (Nga, Đông Âu) đang có xu hướng ổn định và quay trở lại hợp tác bình đẳng sau một thời gian gián đoạn. Các thị trường khác được mở rộng một cách vững chắc. Đường lối đổi mới cùng chủ trương, chính sách của Nhà nước được ban hành đã khuyến khích phát triển CN. Chính sách mở cửa cùng với luật đầu tư ra đời đang tiếp tục được hoàn thiện đã có tác dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế trong đó có CN. Thị trường Việt Nam lại khá hấp dẫn và trở thành nơi thu hút mạnh vốn ĐTNN. Ví dụ (năm 1988), khi chúng ta có ĐTNN, thì 10 năm sau (1988-1998) công nghiệp đã thu hút 1.208 dự án (chiếm 48,5% số dự án ĐTNN). Đến năm 2002, công nghiệp đã thu hút 2.689 dự án (chiếm 60,7% tổng số dự án đầu tư). Công nghiệp dầu khí là ngành thu hút ĐTNN nhiều nhất. Ngoài ra, nguồn vốn ĐTNN cùng với một số công nghệ mới cũng đã được tăng cường trong các ngành như bưu chính - viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, lắp ráp ô tô-xe máy, hoá chất, CB' thực phẩm, SX HTD... Nhiều dự án đã có vai trò nhất định trong sự nghiệp CNH’ đất nước (xi măng Ching Fong, Nghi Sơn, Hoàng Mai, ô tô Mê Công...). 4.1.5. Đặc điểm phát triển công nghiệp ở nước ta a. Nền công nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH’ & HĐH’). CNH’ là xu thế tất yếu của các nước trong quá trình phát triển. Nước ta, chủ trương CNH’ được đề ra từ 1960 và liên tục được hoàn thiện cho đến nay. ▪ Giai đoạn từ 1955 - 1975: Ở miền Bắc, công nghiệp được khôi phục và phát triển tương đối nhanh. GTSL công nghiệp năm 1975 so với 1955 tăng 16 lần, tốc độ tăng trưởng TB/năm 14,7% (mặc dù phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt); tuy nhiên các ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé, thiếu đồng bộ. Ở miền Nam hình thành một số ngành công nghiệp, tốc độ phát triển không ổn định, cơ cấu ngành chưa hợp lý, chủ yếu là CNCB'TP và gia công nguyên liệu nhập. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ▪ Từ 1975 đến giữa thập kỷ 80: công nghiệp hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp với những khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại. Vì thế, sản xuất công nghiệp tuy vẫn phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng lại rất thất thường, 1976-1980 (0,6%), 1981-1985 (9,5%), sản xuất kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm thấp, không có khả năng cạnh tranh. ▪ Từ nửa sau thập kỷ 80 nhất là từ đầu thập niên 90 đến nay. Công nghiệp đang chuyển biến theo hướng CNH’ và HĐH’. Vào những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường, công nghiệp có sự khủng hoảng (đặc biệt là CNQD). Sau một thời gian thích nghi với cơ chế thị trường CN đã dần dần chuyển biến. Kế hoạch 5 năm (1986-1990) được coi là một bước chuyển (đặc biệt là công nghiệp). Ví dụ 1990 so với 1986, tổng SPXH tăng 91,4%; tổng TNQD tăng 64,9%; (riêng CN tăng 102% về GTSL). Từ sau 1990, công nghiệp bắt đầu tăng với tốc độ cao, ổn định so với các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, dịch vụ). Tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), năm 1994 là 8,8%, 1995 (9,5%), 1996 (9,3%), 1997 (8,2%), 1998 (5,8%), 1999 (4,8%), 2002 (7,04%) và 2005 là (8,4%). Trên cơ sở đó, tỉ trọng của khu vực CN-XD ngày càng lớn đã đạt 38,5% GDP (2002), đã đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Những chuyển biến của công nghiệp theo hướng CNH’ và HĐH’ gắn liền với đường lối đổi mới đã thu hút có hiệu quả các nguồn ĐTNN, nhất là nguồn đầu tư trực tiếp FDI. Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng của các ngành (khu vực) kinh tế từ 1994-2002 (%) Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Công nghiệp–xây dựng 14,0 13,9 14,4 12,6 10,5 7,7 Nông –Lâm -Ngư 3,9 5,1 4,4 4,3 2,7 5,2 Dịch vụ 10,2 10,6 8,8 7,1 4,2 2,3. 2002 10,04 3,4 4,6. b. Nền CN nước ta đang có sự chuyển dịch về cơ cấu (ngành và thành phần kinh tế) ▪ Về cơ cấu ngành: Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Theo cách phân loại của TCTK năm 1994, nước ta có 19 ngành được tập hợp thành 4 nhóm. Sơ đồ cơ cấu các ngành công nghiệp của nước ta CÔNG NGHIỆP. CB’ LTTP. CNCB’ và SX HTD SX HTD. Cơ khí. Điện tử. Công nghiệp SX CCLĐ L.Kim. H.Chất. VLXD. Công nghiệp sản xuất vật liệu. Điện. Than. Dầu khí. Công nghiệp Năng lượng. Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành: CN khai thác (4 ngành); CN chế biến (23 ngành); CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành) Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành được thể hiện: Một số ngành có xu hướng tăng về tỉ trọng trong cơ cấu như nhiên liệu; hoá chất; VLXD..., đây cũng là những ngành có tốc độ tăng 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> trưởng khá. Riêng công nghiệp thực phẩm tăng chậm, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn (22,4% GTSLCN năm 2002). Điều này nói lên tầm vóc to lớn của ngành trong toàn bộ nền công nghiệp nước ta, nếu như chúng ta khai thác có hiệu quả hơn thế mạnh của nguồn nguyên liệu nhiệt đới để thoả mãn nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, thì ngành này có thể tăng cao hơn nữa. Trong công nghiệp nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm do có thế mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ. Đó là các ngành CNCB' N-L-TS; SX HTD; Khác thác dầu khí; công nghiệp điện; SX VLXD... Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành công nghiệp cũng còn bộc lộ một số hạn chế: Tỉ trọng của ngành CN khai thác còn quá lớn và có chiều hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng của ngành CNCB’còn thấp. Sản lượng một số sản phẩm CN giảm sút (nhất là công nghiệp cơ khí như máy công cụ, máy tuốt lúa, nông cụ cầm tay, máy kéo...). Ngoài ra, công nghệ sản xuất và thiết bị công nghiệp còn lạc hậu, điều này đã làm hạn chế đến NSLĐ, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường do chất lượng thấp, từ đó tạo điều kiện để hàng hoá từ nước ngoài dễ tràn vào. ▪ Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây khu vực KTQD chiếm ưu thế tuyệt đối, thì đến nay bên cạnh khu vực kinh tế trong nước còn có khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng tăng về tỉ trọng (năm 1995, tỉ trọng này là 25%, thì đến 1998 đã tăng lên 32%, và năm 2008 tăng lên 40,06%), đó là nhờ kết quả của chính sách mở cửa, thu hút ĐTNN. Khu vực kinh tế ngoài QD (tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp) trong những năm gần đây cũng có vị trí nhất định và chiếm gần 1/4 GTSLCN cả nước (2008 gần 34,34%) Bảng 3.3. Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế các năm từ 1995 – 2008 (%) Thành phần kinh tế 1995 1998 2002 2008 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 - Khu vực kinh tế Nhà nước 50,29 45,93 40,26 25,20 + Kinh tế ngoài quốc doanh 24,62 22,09 24,31 34,34 - Khu vực kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài 25,09 31,98 35,3 40,06 c. Nền công nghiệp nước ta đang có sự điều chỉnh về phân bố nhằm đạt hiệu quả cao về KT-XH- MT. ▪ Từ 1955 – 1975: Ở miền Bắc: Trong những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc: Việc cải tạo các TP lớn và xây dựng các TTCN mới đã dẫn tới hình thành một số TTCN ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ như: Việt Trì (hoá chất cơ bản, đây là trung tâm hoá chất lớn của miền Bắc trước 1975). Hồng Gai-Cẩm Phả (khai thác than và năng lượng). Hải Phòng (cảng biển, cơ khí và sửa chữa tàu, cùng với các ngành sản xuất dựa vào vận tải và khai thác biển như CB’ hải sản, thực phẩm, công nghiệp xi măng). Nam Định (dệt kèm theo nó là cơ khí dệt, cơ khí nông nghiệp). Hải Dương là một trung tâm mới (CMH’ gốm - sứ; đá mài, máy bơm phục vụ thuỷ lợi). Thái Nguyên, một TP sản phẩm của sự nghiệp CNH', là Thành phố lớn về công nghiệp gang thép, cơ khí nông nghiệp trên quốc lộ 3 với hàng chục xí nghiệp như gang thép Lưu Xá, cán thép Gia Sàng, Cơ khí Sông Công, Điện Cao Ngạn... Cùng với nó, Hà Nội được cải tạo và xây dựng trở Thành phố công nghiệp đa ngành với các ngành chính như cơ khí chế tạo, hoá chất, VLXD,TP, dệt, in và các ngành sản xuất HTD khác... Chính sách phát triển TTCN và công nghiệp địa 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> phương cũng tạo điều kiện cho việc hình thành các điểm công nghiệp, nổi bật là Thanh Hoá, Ninh Bình, Vinh, Thái Bình... Ở miền Nam: Trong thời gian này đã xây dựng ở Sài Gòn, Biên Hoà, Đà Nẵng các trung tâm SX HTD (dệt và chế biến TP). Các KCN Thủ Đức-Tam Hiệp và Biên Hoà cũng lần lượt hình thành. Sự phát triển và phân bố CN sợi-dệt đã dẫn tới hình thành các điểm công nghiệp như Tân An (Long An), Mỹ Tho (Tiền Giang), Cần Thơ, Quy Nhơn... ▪ Sau khi đất nước tái thống nhất (1975) đến nay. Nhiều cơ sở công nghiệp mới có ý nghĩa chiến lược đã được xây dựng, sự phân bố có nhiều chuyển biến và ngày càng hợp lý hơn. Các TTCN tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Một số TTCN mới ra đời như TTCN - dịch vụ Hoà Bình, Vũng Tàu. Công nghiệp từng bước đi vào vùng sâu, vùng xa; nhiều điểm công nghiệp đã xuất hiện ở các vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên. Cơ chế thị trường và luật ĐTNN đang phát huy tác dụng và là một trong những cơ sở để mở rộng địa bàn công nghiệp. Một số hình thức mới về TCLTCN đã ra đời, ví dụ KCNTT mà một dạng đặc biệt của nó là KCX, sự xuất hiện của hình thức này đã góp phần làm cho CN phân bố hợp lý hơn. Mặt khác, còn tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư (đặc biệt là ĐTNN), giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu. ▪ Như vậy, phân bố công nghiệp của nước ta đang dần dần được hoàn thiện. Sự phân bố đều mang tính qui luật chung và bị chi phối bởi các điều kiện cụ thể của Việt Nam. Các ngành CN dựa trên cơ sở các nguồn nguyên liệu trong nước như SX VLXD, CB'TP, khai khoáng có xu hướng phân bố gần vùng nguyên liệu. Các ngành CNCB' dựa vào nguồn nguyên liệu (hoặc bán thành phẩm) nhập từ nước ngoài, cũng như các ngành đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao, hoặc có nhu cầu lớn thường phân bố ở vùng tiêu thụ, hay ở nơi thuận lợi cho xuất khẩu. Đã hình thành được các vùng kinh tế trọng điểm. Qui hoạch các tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; TP HCM-Biên Hoà-Vũng Tàu) tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với CN; Đồng thời đây cũng là hai vùng có kết cấu hạ tầng cơ sở và LLLĐ có kĩ thuật, chất lượng tốt nhất cả nước; Chính vì vậy CN đã và đang tập trung với mức độ cao ở hai vùng này và tạo nên các vùng trọng điểm công nghiệp. Khi cơ chế thị trường vận hành, sự phân bố công nghiệp lấy hiệu quả làm gốc và không còn theo nguyên tắc cũ trước đây, thì sự tập trung công nghiệp hợp lý sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc theo ngành và theo lãnh thổ.. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hiểu như thế nào về cơ cấu công nghiệp ? Tính đa dạng của ngành công nghiệp nước ta. 2. Phân tích đặc điểm phát triển công nghiệp nước ta. 3. Tại sao nền công nghiệp nước ta lại có sự phân hóa về mặt lãnh thổ? Trình bày các khu vực tập trung công nghiệp. 4. Phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp hóa với phát triển kinh tế. 5. Hãy nêu phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta. Phương hướng nào là quan trọng nhất . Tại sao ? 6. Hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta ? 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 4.2. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU 4.2.1. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG (CNNL) a. Vai trò CNNL bao gồm hàng loạt các ngành khác nhau từ việc khai thác các dạng năng lượng (than, dầu khí...) cho đến việc sản xuất điện năng nhằm tạo ra cơ sở động lực phục vụ cho quá trình CNH’ & HĐH’ đất nước. Có thể chia ra 2 nhóm ngành chính (nhóm ngành khai thác các mỏ nhiên liệu và nhóm ngành sản xuất điện). CNNL được coi như mảng CSHT quan trọng nhất trong toàn bộ kết cấu hạ tầng sản xuất. Phát triển ngành này sẽ kéo theo hàng loạt các ngành khác như CN cơ khí; SXVLXD; xây dựng cơ bản khác. Đồng thời nó cũng thu hút những ngành sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu; CB' kim loại; CB'TP; Hoá chất; Dệt... Vì thế, CNNL thường là một tổng thể sản xuất có qui mô lớn, được xây dựng ở nơi có vị trí địa lý thuận lợi, đầu mối giao thông quan trọng có khả năng tạo vùng rất lớn (tiêu biểu là TTCN Hạ Long, Cẩm Phả). Ngành này từ lâu đã được Đảng và Nhà nước đã coi trọng và được đi trước một bước, vốn đầu tư cho ngành thường chiếm trên 1/2 vốn đầu tư cho CN. Về GTSL, chỉ đứng sau CNCB LT-TP. b. Quá trình phát triển ▪ Thời kỳ Pháp thuộc & kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc + Công nghiệp khai thác than. Thực dân Pháp rất chú ý đến việc phát triển ngành này, ngay từ khi chưa hoàn thành việc xâm lược Bắc Kỳ Pháp đã chú ý đến dải than Đông Triều-Cái Bàn (1882), đến 1884 chúng thành lập Công ty than Bắc Kỳ. Việc khai thác than có sức cạnh tranh lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao; Vì vậy chỉ sau 10 năm xây dựng cơ bản, năm 1895 Công ty than Bắc Kỳ đã đi vào hoạt động với qui mô lớn. Trong vòng 30 năm sau (1895-1925) sản lượng than đã đứng thứ 5 châu Á, chỉ sau sau Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ (thuộc Anh), Inđônêxia (thuộc Hà Lan). Cho đến khi rút khỏi vùng mỏ, trong vòng 60 năm, thực dân Pháp đã khai thác khoảng 50-60 triệu tấn, phần lớn là than lộ thiên, chất lượng tốt đưa về chính quốc. Nguyên nhân dẫn tới việc khai thác than sớm của thực dân Pháp: Trước hết, than ở nước ta là than antraxit nhiệt lượng cao, phân bố tập trung ở Quảng Ninh, nằm sát biển, dễ vận chuyển, than lộ thiên, ít tốn kém trong khi xây dựng CSHT, tiết kiêm được vốn đầu tư, thuận lợi trong việc sử dụng lao động thủ công. Vùng mỏ Quảng Ninh nằm gần kề ĐB sông Hồng, đông dân, việc tuyển mộ công nhân dễ dàng và giá rẻ. Mặt khác, thời kỳ này thị trường ĐNÁ thiếu than, Pháp đẩy mạnh việc khai thác than để chiếm lấy thị trường này và ngăn chặn sự xâm nhập của Anh. Những hậu quả xấu khi Pháp khai thác than ở nước ta. Với nhiều lý do khác nhau, chúng thường hướng vào các mỏ dễ khai thác. Do thiếu qui hoạch cụ thể nên tài nguyên này bị khai thác bừa bãi, lãng phí. Các bãi thải đất đá đổ lên các khoáng sản chưa khai thác. Môi trường bị huỷ hoại. Nhân công bị bóc lột nặng nề... + Công nghiệp điện lực.Ở miền Bắc,bên cạnh việc khai thác than, công nghiệp điện lực cũng ra đời khá sớm (chỉ sau 2 thập kỷ so với sự ra đời của các nhà máy điện ở Bắc Mỹ và Tây Âu). Nhà máy điện được xây dựng đầu tiên là Sông Cấm (Hải Phòng-1882). Từ 1884-1902 xây dựng các nhà máy điện một chiều ở Hà Nội và Sài Gòn (công suất mỗi nhà máy 500kw). Năm. 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 1924, Công ty nước và điện khí Đông Dương xây dựng tiếp các nhà máy điện xoay chiều ở Khánh Hội (Sài Gòn), Yên Phụ (Hà Nội), Cọc 5 (Hòn Gai), Nam Định (công suất TB 22.500kw/1 nhà máy). Đường dây tải điện 3,5 kv được hình thành nối Hà Nội-Hải Phòng; Hà Nội-Hưng Yên-Thái Bình-Nam Định đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, thắp sáng công cộng ở các công sở và các TTCN mới. Để phục vụ cho việc khai khoáng, một số trạm thuỷ điện nhỏ cũng được xây dựng ở Tà Sa (825kw), Nà Ngần (750kw) thuộc Cao Bằng và Thạch Bàn (Thanh Hoá). Ở Miền Nam. Các Công ty chè và cà phê của Pháp đã xây dựng trạm thuỷ điện Ankroet (Suối Vàng) công suất 500 kw, phục vụ cho khu du lịch Đà Lạt và nhà máy chè Cầu Đất. Xây dựng trạm thuỷ điện Đrây-H’Linh (500kw) cho vùng cà phê bao quanh Buôn Ma Thuột. Gần 1/2 thế kỷ phát triển, sản lượng điện năm cao nhất (1942) đạt 102 triệu kw/h, đến 1945 chỉ còn bằng 75% sản lượng điện năm 1942. Nguyên nhân sự phát triển chậm chạp của ngành điện lực thời kỳ này: Trước hết, mục tiêu chủ yếu là phục vụ cho các trung tâm hành chính, sinh hoạt của các quan chức thực dân và tay sai, ít chú ý đến sản xuất (đặc biệt là những ngành CB' cần nhiều điện, có sức cạnh tranh với chính quốc), chỉ có duy nhất trạm máy bơm nước Sơn Tây (10 KVA) là phục vụ cho nông nghiệp. Thứ hai, toàn bộ cơ chế KT-XH phong kiến vẫn được duy trì; bản thân nền kinh tế tự túc-tự cấp dựa trên cơ sở kỹ thuật cổ truyền, công cụ thô sơ và sức lao động thủ công nên hầu như không có nhu cầu về động lực. Cuối cùng, những năm chiếm đóng lại nước ta (1846-1954) Pháp chỉ kiểm soát được các đô thị xung yếu. Việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện gặp nhiều khó khăn (chủ yếu dùng điện điêzen). Một số trạm thuỷ điện (Ankroet, Đ’rây-H’Linh) đã nâng công suất từ 500kw lên 1.500kw, sản lượng điện tăng 4 lần so với 1930 (255,8 triệu kw/h), nhưng cũng không cải thiện được bao nhiêu so với tình hình phát triển của công nghiệp điện lực. ▪ Từ 1955 - 1975 - Ở miền Bắc, Nhà nước có chủ trương phát triển CN điện lực, coi nó là động lực để khôi phục và phát triển nền kinh tế. + CN khai thác than: Qua 20 năm cải tạo và xây dựng, công nghiệp khai thác than đã có những chuyển biến vượt bậc; Việc tìm kiếm, thăm dò được đẩy mạnh, một số mỏ mới được đưa vào khai thác Hồng Gai-Cẩm Phả (Quảng Ninh); Na Dương (Lạng Sơn) Phấn Mễ, Núi Hồng (Thái Nguyên) và một số mỏ nhỏ ở địa phương như Đầm Đùn, Suối Hoa, Khe Bố, Mộc Châu... Kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành khai thác than được tăng cường như hình thành các đường cung cấp điện, nước, thông tin-bưu chính, các phương tiện vận tải (xe tải có trọng tải lớn, băng chuyền...), các xí nghiệp sửa chữa, xưởng chế tạo ắc qui, mìn nổ, băng chuyền, tuyển lựa than, phương tiện bốc xếp, bến cảng. Kết thúc KH 5 năm lần I (1965) sản lượng than đã đạt 4,23 triệu tấn (gấp 2,2 lần so với 1930). Đã hình thành được một trục đô thị dọc QL18 từ Đông Triều-Cửa Ông. Trong chiến tranh phá hoại, vùng mỏ cũng bị đánh phá ác liệt, song sản lượng than vẫn đạt 2,6-3,4 triệu tấn/năm. Năm 1975 sản lượng đạt 5,2 triệu tấn (gấp 1,23 lần so với 1965). + CN điện lực: Dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có, ở giai đoạn đầu từ (1955-1960) hàng loạt các nhà máy nhiệt điện có qui mô vừa và lớn được xây dựng như Cao Ngạn (Thái Nguyên), Việt Trì (Phú Thọ), Lào Cai, Vinh, Hàm Rồng (Thanh Hoá); Cùng với nó là việc mở rộng và 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> nâng cấp các nhà máy điện cũ (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định). Sau 5 năm khôi phục và phát triển, sản lượng điện của miền Bắc năm 1960 đã đạt 255,8 triệu kwh. Giai đoạn 1961-1965 và 1966 -1975, các nhà máy điện cỡ lớn được xây dựng như Uông Bí (153MW), Ninh Bình (120MW), Thác Bà (108MW) đã nâng sản lượng điện năm 1965 lên 633,6 triệu kwh (bằng 52% sản lượng điện của cả nước). Các nhà máy điện được liên kết với nhau bằng đường dây cao thế 35KV và 110KV phủ khắp đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Để phục vụ cho xây dựng hậu phương lớn lúc đó, trong cơ cấu sử dụng điện ở M.Bắc, ngoài việc tập trung cho công nghiệp còn dành một phần cho nông nghiệp (đặc biệt là thủy lợi). Chúng ta đã XD gần 5.000km đường tải điện và gần 2.000 trạm biến thế với tổng công suất 219.000KV, cũng trong thời kỳ này, Nhà nước đã thăm dò và chuẩn bị khai thác tổng thể tiềm năng thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng, hàng loạt các trạm thủy điện nhỏ được XD ở miền núi (riêng ở Hòa Bình đã có 200 trạm). Đầu thập kỷ 60 và tiếp theo đến nửa đầu thập kỷ 70, thủy điện Thác Bà (108MW) mới xây dựng đã thoát khỏi cuộc chiến tranh phá hoại và đưa nguồn điện vào mạng lưới điện quốc gia. Đây là giai đoạn chuẩn bị cần thiết cho các ch/trình khai thác hệ thống S.Hồng sau này. Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng điện ở miền Bắc thời kỳ 1966 - 1975 Cơ cấu phân phối và sử dụng điện năng (%) Năm Công nghiệp Nông nghiệp Các ngành khác Sinh hoạt 1965 60,5 6,1 20,6 12,8 1975 63,2 12,8 8,0 16,0 - Ở miền Nam: Trong vòng 2 thập kỷ (1955-1975), công nghiệp điện lực chỉ phát triển mạnh khoảng 10 năm khi Mỹ đổ bộ quân vào. Do thiếu cơ sở nhiên liệu độc lập, nên ngành điện phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu lỏng (nhập khẩu ~70 vạn tấn/năm). Ngoài một số nhà máy cũ (Khánh Hội, Chợ Quán, Đà Nẵng), các trạm điêzen đã phát triển ở khắp các đô thị. Từ 19611965, xây dựng nhà máy thuỷ điện Đa Nhim do Nhật Bản đầu tư thiết bị, kỹ thuật. Nhưng do chưa hoàn chỉnh đường dây tải điện 66KV, nên nhà máy chỉ cung cấp điện cho Nha Trang, Phan Rang và căn cứ quân sự Cam Ranh. Đến 1975, sản lượng điện ở miền Nam đạt trên 1.088 triệu kwh (bằng 44,8% cả nước). Như vậy, từ năm 1955-1965 về công suất tăng 2,7 lần, sản lượng tăng trên 2,5 lần và từ 1965-1975 (3,8 lần & ~ 3,6 lần). Tuy nhiên, mục tiêu phát triển ngành này khác hẳn so với miền Bắc chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt ở đô thị và quân sự, khu vực nông thôn và nông nghiệp không là đối tượng cung cấp điện. ▪ Từ 1975 đến nay. Các chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước và điều tra cơ bản được triển khai, đã đi đến khẳng định tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công nghiệp năng lượng ở nước ta tương đối phong phú và đa dạng. - Về than, nước ta có 4 loại than: Than antraxit (than gầy) là loại than có chất lượng tốt nhất, nhiệt lượng cao (7.000-7.500 kcal/kg), phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, trữ lượng ~ 3,5 tỉ tấn (tính đến độ sâu 300m), ở < 300m chưa được nghiên cứu kỹ (trữ lượng ~ 6-7 tỉ tấn); Các mỏ quan trọng là Uông Bí, Mạo Khê, Đông Triều, Hồng Gai (Hà Tu, Hà Lầm), Cẩm Phả (Cọc Sáu, Đèo Nai), Mông Dương, Cao Sơn, Khe Sim... Than mỡ có một vài mỏ nhỏ ở Thái Nguyên (Làng Cẩm, Phấn Mễ ~ 4,2 triệu tấn, Núi Hồng ~ 5 triệu tấn); đây là loại than cần thiết để luyện cốc 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> dùng trong CN luyện kim, nhưng trữ lượng nhỏ. Than nâu tập trung ở ĐB sông Hồng, trữ lượng dự báo ở độ sâu ~ 3.500m là 210 tỉ tấn, chưa có điều kiện khai thác. Than bùn tập trung nhiều nhất ở ĐB sông Cửu Long (U Minh) vài trăm triệu tấn. - Về dầu mỏ - khí đốt: đã được thăm dò từ cuối thập kỷ 60 đến nay, dầu - khí tập trung trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa (trong đó bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng lớn nhất). Trữ lượng dầu mỏ khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu qui đổi, khí đốt ~ 250-300 tỉ m3. - Về thuỷ điện: Theo đánh giá của ngành điện lực, trữ lượng kinh tế về thuỷ điện của 10 lưu vực sông chính và các lưu vực nhỏ khoảng 15,0 triệu kw và cho sản lượng điện ~ 82 tỉ kwh (riêng 10 lưu vực chiếm 86,55%). Tiềm năng lớn nhất là hệ thống sông Hồng – sông Đà (37%), sông Đồng Nai (19%), 5 lưu vực sông ở ven biển Trung Bộ (sườn Đông Trường Sơn) chỉ chiếm ~ 17,7%. (Riêng hệ thống sông Hồng và sông Đà chiếm 85,4% trữ lượng được đánh giá). ▪ Các nguồn dự trữ năng lượng chưa được đánh giá chính thức bao gồm - Nguồn khoáng uranium với uran thiên nhiên, trữ lượng 18 vạn tấn, ở Lai Châu. - Nguồn nhiệt suối khoáng (hay nguồn địa nhiệt) cũng có nhiều triển vọng, với 46 lỗ khoan của trên 400 nguồn suối khoáng thiên nhiên ở Tú Lệ, Bản Heo (Văn Chấn - Yên Bái), Kim Bôi (Hoà Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Lò Vôi (Lệ Thuỷ - Quảng Bình)... thì nhiệt độ nước trên mặt đạt 75 - 1000C. Ngay ở đồng bằng Bắc Bộ, nguồn nước khoáng có trong trầm tích Nêôgen dưới độ sâu 3.000 - 3.500m cũng có nhiệt độ 1950C - 2000C. - Nguồn năng lượng của sóng biển và thuỷ triều khá phong phú, ven biển cứ 10 km/1 cửa sông, đường bờ biển dài 3260 km. Sóng biển và thủy triều là nguồn năng lượng đáng kể. Theo ước tính năng lượng sóng triều ở Biển Đông là 250kw (bán nhật triều) và 122kw (nhật triều). - Năng lượng mặt trời và năng lượng của gió, nếu được sử dụng sẽ rất có lợi cho các vùng đảo xa và các tỉnh cực Nam Trung Bộ, những vùng có chế độ gió và cường độ chiếu sáng mạnh của mặt trời ổn định quanh năm. ▪ Tuy nhiên, nguồn năng lượng của nước ta phân bố không đều:Tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, đến Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các vùng ven biển Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều hạn chế. Một sự phân hóa khác là các vùng nằm ở sườn Tây (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Nam) có trữ lượng thuỷ năng lớn. Ngược lại ở phía Đông (kể cả đồng bằng, ven biển và thềm lục địa) lại có cơ sở nhiên liệu phong phú (dầu - khí). ▪ Chính sách của Nhà nước đối với ngành CNNL. Do sớm nhận thức được vai trò động lực của ngành CNNL. Ngay từ khi miền Bắc được giải phóng, các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, cũng như các kế hoặc 5 năm đều ưu tiên đầu tư cho ngành công nghiệp này. Vì thế, trong bất kỳ tình thế nào cơ sở năng lượng vẫn đảm bảo, khi chuyển sang cơ chế thị trường, một số ngành công nghiệp mới cần sử dụng nhiều điện năng, đòi hỏi kỹ thuật cao đã có điều kiện thuận lợi phát triển. Sự phát triển ngành CNNL theo một chính sách năng lượng độc lập, chủ yếu dựa vào nội lực. Điều này được thể hiện ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, thông qua việc hướng vào nguồn than và thủy năng. Khi đất nước thống nhất (1975), Nhà nước đã mở rộng 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> không gian tìm kiếm, thăm dò tài nguyên và phát triển CNNL trên phạm vi cả nước. Ba nguồn lực lớn nhất (than, dầu khí, thủy năng) đã và đang được tiếp tục khai thác; đồng thời vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị khai thác các nguồn khác (năng lượng hạt nhân, gió, mặt trời...). Tuy nhiên, hoạt động của CN NL còn nặng về khai thác, chỉ có điện lực là CNCB’. Nguồn lực đưa vào CB’ thành điện năng chủ yếu hướng vào thủy năng (chiếm 3/4 sản lượng), sau đó mới tới điện SX từ dầu các loại nhập khẩu, than và khí tự nhiên. c. Tình hình khai thác và sự phân bố ngành CNNL từ sau 1975 ▪ Ngành khai thác than Ngành công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, rồi đến Na Dương (Lạng Sơn), Đại Từ (Thái Nguyên) và Nông Sơn (Quảng Nam) qui mô nhỏ. Ngoài ra, còn khai thác một số mỏ nhỏ ở các địa phương. Qui mô khai thác lớn nhất là Quảng Ninh. Tại đây có 3 trung tâm khai thác lớn nhất được xem là 3 tổng thể hoàn chỉnh nhất là Cẩm Phả, Hòn Gai và Uông Bí. Gắn với 3 trung tâm là hàng loạt các công ty và các xí nghiệp bổ trợ. Trong vùng có 7 nhà máy sàng tuyển, 6 nhà máy cơ khí cùng các xí nghiệp bổ trợ khác như (thăm dò, khảo sát, thiết kế, xây lắp, vật liệu mỏ, hoá chất, vận tải) và có 3 cảng chuyên dụng (Cửa Ông, Hòn Gai, Điền Công). Về LLLĐ là 75,0 vạn. Trong đó, 3.500 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; có 1 Viện nghiên cứu và đào tạo, 2 trường trung cấp mỏ và 8 trường đào tạo CNKT. Về sản lượng: Từ 1955 - 2002 khai thác được 250 triệu tấn than sạch (chủ yếu từ sau 1975). Phần lớn được tiêu thụ trong nước và 30% cho xuất khẩu. Năm 1995 xuất khẩu 2,82 triệu tấn (chiếm 33,6% sản lượng), đến 1996 là (XK 3,65 triệu tấn và 37,2%), 2002 là (xuất khẩu 6,0 triệu tấn và 37,7%), 2005 (xuất khẩu 17,98 triệu tấn và 52,76%) Tình hình khai thác than từ sau 1975 ít nhiều có biến động. Thời kỳ 1975-1988 sản lượng tương đối ổn định ở mức 6 triệu tấn; Thời kỳ từ 1989-1990 sản lượng giảm mạnh do chưa thích nghi với cơ chế thị trường, từ 1995 trở đi, sản lượng than bắt đầu tăng mạnh. Đến năm 2008, sản lượng đã đạt 39,7 triệu tấn. Hình thức khai thác lộ thiên chiếm 65% sản lượng, 35% là khai thác hầm lò. Các mỏ khai thác lộ thiên là Hà Tu, Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu, Núi Hồng, Na Dương, ưu điểm là năng suất cao, hạn chế là môi trường bị đảo lộn do phải bóc lớp đất đá thải ra gây ô nhiễm nguồn nước - không khí do bụi than. Các mỏ khai thác hầm lò là Mông Dương, Hà Lầm, Mạo Khê, Vàng Danh, Tân Lập (trong đó, các giếng lò đứng là Mông Dương, các giếng lò nghiêng là Hà Lầm, Mạo Khê, còn lại là lò bằng, hạn chế lớn nhất là năng suất thấp do chúng ta chưa có thiết bị hiện đại, vẫn là lao động thủ công, sử dụng nhiều gỗ chống lò (cứ khai thác được 1.000 tấn than cần 50 - 60m2 gỗ chống lò), tỉ lệ hao hụt còn rất lớn 40 - 50%. Nhu cầu than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện tăng nhanh (ví dụ, nhà máy nhiệt điện Phả Lại I, Uông Bí, Ninh Bình tiêu thụ 2,5 triệu tấn/năm), chưa tính hàng loạt các nhà máy nhiệt điện đang hoạt động và xây dựng cùng với việc tăng nhanh của sản xuất xi măng, VLXD... cũng đòi hỏi nhiều về than. Với khả năng khai thác như hiện nay thì ngành than cần phải tìm kiếm thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để đảm bảo cân đối giữa cung & cầu. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Bảng 3.5. Sản lượng than từ 1975 - 2008 (triệu tấn) Năm 1975 1980 1985 1990 Sản lượng 5,20 5,20 5,70 4,60. 1995 8,35. 2000 11,6. 2005 34,1. 2008 39,7. ▪ Ngành khai thác dầu mỏ - khí đốt. + CN khai thác dầu mỏ: Đây là ngành còn non trẻ. Năm 1986 khai thác tấn dầu đầu tiên, nhưng từ đó đến nay ngành này đã trở thành ngành CNTĐ của đất nước. Quá trình tìm kiếm dầukhí được tiến hành từ những năm 50 ở cả 2 miền. Theo dự báo thăm dò hiện nay, khu vực có trữ lượng lớn nhất là từ miền Trung vào đến Nam Bộ trên vùng thềm lục địa. Trên diện tích ~ 318.000km2 được điều tra bằng phương pháp địa vật lý đã xác định được 9.000km2 có triển vọng lớn, và khoảng 20 vạn km2 có triển vọng vừa và nhỏ. Bước đầu dự báo trữ lượng dầu mỏ có thể lên vài tỉ tấn và hàng trăm tỉ m3 khí đốt (Lê Quốc Sử, 1998). Ở miền Bắc, từ 1954 Nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm dầu mỏ. Từ 19601975 đã phát hiện mỏ khí đốt ở Tiền Hải (Thái Bình) tuy không lớn nhưng được coi là giai đoạn mở đầu cho ngành dầu - khí nước ta. Ở miền Nam, trong giai đoạn này cũng có tiến hành thăm dò ở vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhưng chưa có kết quả cụ thể Sau 1975, ngày 03/09/1975 Tổng cục dầu-khí được thành lập, sau đó Vietsopetro ra đời trên cơ sở Hiệp định liên Chính phủ ký kết năm 1981 và đã phát hiện nhiều địa điểm có dầu khí như có mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng và Rồng, tấn dầu đầu tiên (1986) được khai thác tại Bạch Hổ. Sau đổi mới (1986), chúng ta tiếp tục ký kết với nhiều Công ty nước ngoài trong việc thăm dò, khai thác dầu-khí. Từ năm 1998 đến 1995, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã ký kết 29 hợp đồng với nhiều công ty lớn trên thế giới với tổng số vốn đầu tư là 1,5 tỉ USD. Nhiều mỏ mới đã phát hiện nhiều nhất là vào 1994-1995 (năm 1994 phát hiện các mỏ Hồng Ngọc, Phi Mã, Lan Đỏ, Lan Tây, Hướng Dương Bắc, Hướng Dương Nam, Rạng Đông; năm 1995 phát hiện mỏ Thanh Long và nhiều mỏ khác sau này). Mỏ Đại Hùng khai thác 1994 sản lượng 16 vạn tấn/năm. Đang khai thác các mỏ dầu-khí: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây, Nam Hồng Ngọc, Kewa và một số mỏ khí đốt ở bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai. Ngoài Vietsopetro thì các Công ty dầu khí của Ôtxtrâylia, Malaixia, Pháp, Nhật cũng đã ký kết hợp tác và đang bước vào khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa nước ta. Riêng tại Đồng bằng sông Hồng, Công ty dầu khí của Ôtxtrâylia đã khoan 2 giếng và tìm thấy dầu thô trong đá cácbônat trước tuổi đệ tam ở vùng trũng Hà Nội. (Tháng 10/2004 chúng ta đã tìm thấy dầu mỏ ở vùng biển Bắc Bộ, trữ lượng xác định ~ 800 triệu tấn, chuẩn bị khai thác). Trữ lượng dầu-khí theo dự báo khoảng 10 tỉ tấn, cho khai thác 4-5 tỉ tấn dầu (qui đổi) và 250-300 tỉ m3 khí. Sản lượng khai thác dầu của nước ta tăng nhanh, năm 1986 là 4,0 vạn tấn, đến 2008 tăng lên > 14,9 triệu tấn (xuất khẩu 13,75 triệu tấn), Việt Nam là 1/44 nước trên thế giới có khai thác dầu và đứng hàng thứ 4 ở ĐNÁ về sản lượng. + Về khí đốt: Năm 1992, Vietsopetro xây dựng đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vào Bà Rịa và tới tận Thủ Đức, dài 122,5km (1995 hoàn thành) cung cấp cho nhà máy điện Phú Mĩ 1 là 80 vạn m3 khí/năm (~ 800 tấn dầu), đến năm 1996 lượng khí đã tăng gấp đôi (~ 160 vạn m3). 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Tháng 11/2002, đã đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí từ 2 mỏ Lan Đỏ và Lan Tây (bể trầm tích Nam Côn Sơn), đường ống có chiều dài 399 km, công suất thiết kế là 7 tỉ m3/năm. Trước mắt đưa vào đất liền 2,7 tỉ m3/năm, cung cấp khí đốt cho nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2, 3, 4. Bảng 3.6. Sản lượng dầu thô của nước ta qua các năm 1986 - 2008 (đơn vị: 1.000 tấn) Năm 1986 1990 1995 2000 2005 2008 Sản lượng 40,0 2700,0 7620,0 16291,0 18519,0 14904,0 + Những hạn chế của ngành công nghiệp dầu - khí: Đây là ngành non trẻ cho nên mới dừng lại ở việc xuất khẩu dầu thô, chưa có một cơ sở lọc dầu lớn (trừ một số cơ sở nhỏ như Cát Lái ở ngoại ô TP HCM công suất ~ 40.000tấn/năm). Một điều bất cập lớn là trong khi chúng ta nhập hầu như tất cả các sản phẩm về xăng-dầu, nhưng lại xuất khẩu toàn bộ dầu thô sản xuất ra, vì vậy cần xúc tiến xây dựng ngay các nhà máy lọc dầu, để hạn chế việc nhập khẩu và tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp hoá dầu. Tháng 01/1998, chúng ta khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất, công suất 6,5 triệu tấn dầu thô (hoạt động 02/2009, chậm 7 năm theo kế hoạch), dự kiến sẽ xây dựng ở Nghi Sơn và một vài nơi khác... ▪ Công nghiệp điện lực. Hệ thống các nhà máy điện bao gồm thủy điện và nhiệt điện với qui mô khác nhau được phân bố tương đối rộng rãi ở những khu vực có nhiều tiềm năng. Sau 1975, ngành này phát triển mạnh trên cơ sở mở rộng, nâng cấp các nhà máy hiện có và xây dựng mới hành loạt các nhà máy điện với công suất lớn. Về sản lượng điện, năm 1975 chỉ mới đạt 2,4 tỉ kw/h, năm 2000 là 26,6 tỉ kw và đến năm 2008 đã lên trên 72,0 tỉ kw/h. Về cơ cấu: thuỷ điện (3/4), nhiệt điện (16,8%), tuốc bin khí (7,8%), điêzen (2,7%), các nguồn khác (0.2%). Trong cơ cấu, thuỷ điện sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Bảng 3.7. Sản lượng điện phát ra của cả nước thời kỳ 1975 - 2005 (triệu KW/h) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 2428,0 3680,0 5230,0 8790,0 14655,0 26683,0 52078,0. 2008 72100,0. ▪ Các nhà máy thuỷ điện - Ở phía Bắc: Lớn nhất là nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công suất 1.920MW (1979 1994), đây là “Công trình thế kỷ”của nước ta, công trình này tạo một hồ chứa dài 200km. Nhà máy nằm ở TX Hòa Bình trên sông Đà, cách Hà Nội 70km. Thuỷ điện Thác Bà (110MW), trên sông Chảy thuộc H.Yên Bình (Yên Bái), XD 1962-1970, nhà máy có 3 tuốc bin (công suất mỗi tuốc bin 38.000KW), đã tạo ra một hồ chứa nước có diện tích 23.400 ha (trong đó diện tích mặt nước 19.050 ha), phần còn lại là diện tích của 1.331 đảo lớn nhỏ với chiều dài 80km, rộng 812km, có nơi sâu tới 42 m, là hồ lớn thứ 3 (sau hồ Hoà Bình và Dầu Tiếng). Đang XD thuỷ điện Na Hang (Tuyên Quang) 342 MW; Tạ Bú, Sơn La 2.400 MW, Bản Mai (Nghệ An) 320MW - Ở phía Nam: có thuỷ điện Trị An (400MW) trên sông Đồng Nai nơi hội lưu với sông Bé ngay trong địa bàn chiến khu D trước đây. Đa Nhim (160MW) lấy nước ở hồ Đơn Dương gần thành phố Đà Lạt, công trình này lợi dụng độ chênh của địa hình ở rìa cao nguyên. Hàm Thuận Đa Mi (475MW) trên S.La Ngà (Bình Thuận). Thác Mơ (150MW) trên S.Bé (Tây Ninh). Vĩnh Sơn trên S.Côn (66MW). Sông Hinh trên sông Ba (70MW)... 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Ở Tây Nguyên, tiềm năng về thủy điện tập trung ở phía Tây 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Thượng lưu sông Xê Xan có đến 6 khu vực có khả năng thủy điện, trong đó lớn nhất là thuỷ điện Yaly (720MW), khởi công xây dựng cuối 1995 trên sông Xê Xan, tổ máy số 1 phát điện cuối năm 1999. Ngoài ra, ở Tây Nguyên còn có hàng loạt các nhà máy thuỷ điện khác như: Trên dòng Xê Xan: ngoài thuỷ điện Yali (720MW), ở phía hạ lưu dòng Xê Xan có Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, ở thượng lưu có Plây Krông, tổng công suất lên tới 1500MW. Trên dòng Srê Pôk có thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW) khởi công 12/2003; Buôn Tua Srah (85MW) khởi công cuối 2004; Xrê Pôk 3 (137MW), Srê Pôk 4 (33MW), Đức Xuyên (58MW), Đ’rây H’linh mở rộng lên 28MW. Trên lưu vực sông Đồng Nai (ở Tây Nguyên) đang xây dựng thuỷ điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đông Nai 4 (340MW), sẽ đi vào hoạt động từ 2008 đến 2010 Bảng 3.8. Một số nhà máy thuỷ điện hiện có (hoặc đang xây dựng) tính đến 2006. Vùng Tên nhà máy Công suất(MW) Địa điểm Ghi chú Thác Bà 120 Sông Chảy Hoạt động 1970 MN’TD Hoà Bình 1920 Sông Đà Hoạt động 1994 PB’ Na Hang 342 Sông Gâm Đang xây dựng Tạ Bú 2400 Sông Đà Bản Vẽ 320 Sông Cả Đang xây dựng Trung Vĩnh Sơn 66 Sông Côn Hoạt động 1994 Bộ Sông Hinh 70 Sông Hinh Hoạt động 1999 Hàm Thuận - Đa Mi 475 Sông La Ngà Hoạt động 2000 Nam Thác Mơ 150 Sông Bé Hoạt động 1994 Bộ Trị An 400 S.Đồng Nai Hoạt động 1988 Lưu vực Hoạt động 1974 Đa Nhim 160 S.ĐồngNai Đại Ninh 300 3 nhà máy này Lưu vực đang XD, dự Đồng Nai 3 180 sông Đồng Nai kiến hoạt động Đồng Nai 4 340 vào 2008-2010 Yali 720 Sông Xê Xan Hoạt động 2002 Xê Xan 3 Hoạt động 2006 780 Tây Xê Xan 3A Lưu vưc (tính cả Yali là Nguyên Sông XêXan Đang xây dựng Xê Xan 4 1500) Plây Krông Buôn Kuôp 280 Buôn Tua Srah 85 Xrê Pôk 3 137 Lưu vực Đang xây dựng Sông XrêPôk Xrê Pôk 4 33 Đức Xuyên 58 Đrây Hling 28. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> ▪ Các nhà máy nhiệt điện Ở phía Bắc: Nhiệt điện Phả Lại 1 công suất 440MW (hoàn thành 1986) và Phả Lại 2 công suất 600MW (2003), nằm gần khu mỏ Quảng Ninh nơi cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng, với TTCN Hà Nội thuộc loại lớn nhất của cả nước có nhu cầu về điện năng cho sản xuất & sinh hoạt rất lớn. Nhà máy điện Uông Bí - Quảng Ninh (150MW), đã nâng cấp lên 300MW, nhà máy nằm trên thị xã cùng tên ở rìa đông bằng châu thổ S.Hồng, phục vụ chủ yếu cho KCN khai thác than và cảng Hải Phòng. Nhiệt điện Ninh Bình (100MW) nằm ở khu vực núi Cánh Diều, phía Đông Nam châu thổ S.Hồng, phục vụ cho KCN của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và nhu cầu tưới tiêu ở vùng trũng của đồng bằng. Nhiệt điện Cao Ngạn- Thái Nguyên (116MW). Na Dương - Lạng Sơn (110MW). Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) 600MW; nhiệt điện Hà Tĩnh… Ngoài ra, còn có hàng chục nhà máy nhiệt điện công suất từ 100–200MW đang hoạt động ở nhiều tỉnh thuộc miền Bắc Ở phía Nam. Các nhà máy điện phần lớn chạy bằng dầu FO tập trung xung quanh các TP lớn như nhiệt điện. Thủ Đức (165MW), Hiệp Phước (375MW), Chợ Quán (53MW), Chợ Lớn (20MW)... đều ở quanh TP HCM, Trà Nóc - Cần Thơ (35MW). Các nhà máy lớn chạy bằng khí như Bà Rịa (328MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4164MW), Cà Mau (750MW) . Ở Miền Trung: đang khởi công xây dựng nhiệt điện Hà Tĩnh (thuộc loại lớn hiện nay) Bảng 3.9. Một số nhà máy nhiệt điện đã hoạt động và đang xây dựng Tên nhà Công suất C.Suất Địa điểm Tên nhà máy máy (MW) (MW) Phả lại 1 440 Hải Dương Phú Mĩ 1,2, ,4 4164 Phả Lại 2 600 Hải Dương Bà Rịa 328 Uông Bí Na Dương Cao Ngạn Ninh Bình Cẩm Phả. 300 110 116 110 600. Q.Ninh. Cà Mau. Lạng Sơn Th.Nguyên Ninh bình (Dự kiến). Thủ Đức Hiệp Phước Chợ Quán Trà nóc. 750 165 375 20 35. Địa điểm BRịa-VT BRịa-VT Cà Mau đang xây dựng Tp HCM. Tp Cần Thơ. Đã hình thành ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện và tự giải quyết trang thiết bị, tuốc bin cho các nhà máy thủy điện từ 0,4 - 250MW với áp lực cột nước từ 10 - 130m. Nhà máy công cụ số 1 Hà Nội đã chế tạo thành công tuốc bin nước 1.000KW cho các trạm thủy điện vừa như Bản Hoàng, Thông Gót (Cao Bằng); S.Cùng, Đại Quang, Duy Sơn 2, Phú Ninh (Quảng Nam); Hảo Sơn (Phú Yên); Ea Tiêu (Đắc Lắc)... Đã chế tạo các loại biến áp từ 3.500 - 10.000KVA. Đã thiết kế và xây dựng qui hoạch điều phối điện trên phạm vi cả nước, hình thành mạng lưới điện quốc gia thống nhất, khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng giữa các vùng. Về mạng lưới điện: chúng ta đã XD đường dây tải điện 500kv1 và 2. Đường dây tải điện 500kv I Bắc - Nam dài 1.488km từ Hoà Bình – Plâycu - Đà Nẵng - Phú Lâm. Khởi công 5/4/1992 - 11/1994. Hàng năm đã chuyển tải khoảng 3,0 - 4,0 tỉ kwh điện cho miền Trung - Tây 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Nguyên và Nam Bộ. Đây là công trình đồ sộ, với tổng số vốn 5.714 tỉ đồng, sử dụng 2,5 vạn lao động là kỹ sư, công nhân kĩ thuật (trong đó, có trên 100 kỹ sư giỏi được đào tạo ở nước ngoài). Công trình này bao gồm 3 bộ phận: Bộ phận đường dây đã sử dụng 2,6 vạn tấn dây điện; xây dựng 3.434 móng (~25 vạn m3 bê tông); dựng 3.434 cột (cột thấp nhất 18m, trung bình 42m, cột vượt cao 82m); sử dụng 6 vạn tấn thép. Bộ phận xây lắp đã xây 4 trạm biến thế lớn, trạm nâng thế đầu tiên ở Hoà Bình (220/500kv - 900MVA); Đà Nẵng (220/500kv - 450MVA); Plâycu (220/500kv - 450MVA) và cuối cùng là trạm hạ thế Phú Lâm (500KV/220KV - 900MVA). Bộ phận kéo dây với chiều dài 1.488 km. Trong đó 300 km đi qua địa hình núi cao, 64 lần vượt sông. Đường dây tải điện 500kv II (Plâycu - Phú Lâm) cũng đã đi vào hoạt động sau khi thuỷ điện Yaly đi vào hoạt động ổn định tạo nên mạng lưới điện thống nhất trong cả nước, hỗ trợ đắc lực sản xuất và sinh hoạt của xã hội. d. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp năng lượng ▪ Vùng CNNL Bắc Bộ - Phạm vi: bao gồm các tỉnh phía Bắc đến phía Nam tỉnh Thanh Hoá. Cơ sở năng lượng của vùng (trước mắt) có từ 2 nguồn (than đá và thuỷ năng). Là vùng tiêu thụ năng lượng lớn nhất của cả nước. Vùng có 2 thế mạnh (tài nguyên và thị trường): Tài nguyên phục vụ cho ngành CNNL phong phú, dồi dào với mức độ tập trung cao nhất trong cả nước (than Quảng Ninh, thủy năng trên hệ thống sông Hồng), ngoài ra vùng có tiềm năng về dầu-khí (Tiền Hải). Thị trường tiêu thụ năng lượng trong vùng rất lớn, nhất là trong cơ chế thị trường. Các cơ sở sử dụng điện năng lớn như (công nghiệp khai thác than, apatit, luyện kim màu, VLXD); Các TTCN lớn; Các thành phố lớn, các ngành du lịch, dịch vụ kèm theo nó là hàng loạt các KCNTT, KCX, KCN kỹ thuật cao; Cùng với nó là các vùng sản xuất nông nghiệp trong quá trình CNH’ nhu cầu điện cũng ngày càng nhiều. Ngoài ra, trong quá trình CNH’, nhiều đô thị cũ được mở rộng và nâng cấp, một số đô thị mới ra đời,… nhu cầu về điện năng ngày càng tăng lên. - Các trung tâm khai thác năng lượng lớn Về khai thác than: Quảng Ninh-Phả Lại, tập trung trên 90% sản lượng than cả nước (trong số đó 30% dùng cho SX điện lực và xi măng như nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại I, II, Ninh Bình, Việt Trì, Cao Ngạn...). Đang XD 3 nhà máy nhiệt điện mới là Hoành Bồ, Hồng Gai, Phả Lại. Về thuỷ điện: Có thuỷ điện Hoà Bình (1920MW) với 8 tổ máy hoạt động, hàng năm sản xuất hơn chục tỉ kw/h điện. Ngoài ra, còn có thuỷ điện Thác Bà (120MW) và nhiều trạm thuỷ điện nhỏ như Tà Sa, Nà Ngần, Thông Gót, Bản Hoàng, Suối Củn, Tràng Định (Cao Bằng); Vĩnh Tuy, Bắc Quang (Hà Giang) Khuổi Sao (Lạng Sơn); Đầm Hà (Quảng Ninh); Sa Pa (Lao Cai); Phong Thổ, Thác Bay, Nậm Cẳn (Lai Châu)... tương lai có thêm thủy điện Sơn La và Na Hang sẽ tạo thêm nguồn điện phục vụ sự nghiệp CNH’ và HĐH’ đất nước. ▪ Vùng CNNL Trung - Trung Bộ Một dải từ Nghệ An đến Khánh Hoà và 5 tỉnh Tây Nguyên đều có tiềm năng lớn về thuỷ điện, nhưng mức độ khai thác lại khác nhau. Ở Tây Nguyên, tiềm năng khá lớn có thể cho công. 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> suất lắp đặt 2000MW. Có đường dây 500kv chạy qua 3 sông là S.Xêsan, Xrêpốc, Aydun. Hiện tại cũng chỉ có Đ’rây-H’Linh (12MW) đã mở rộng lên 28MW trên S.Ea Krông; Yaly (720MW) trên S.Xêsan... Các tỉnh miền Trung ở sườn Đông Trường Sơn, sông ngắn, dốc nên chỉ khai thác được thuỷ điện vừa và nhỏ (10-500kw). Chỉ có vài nơi có thể đặt máy từ 1.000-2.500 KW. Sự cực đoan của khí hậu (mùa khô-mưa) đã hạn chế mực nước ở các hồ chứa. Ngoài nguồn thủy năng trên, cơ sở nhiên liệu độc nhất hiện có là mỏ than Nông Sơn, nhưng khả năng phục vụ liên vùng hạn chế. Việc thăm dò, tìm kiếm dầu-khí mới đang bắt đầu, chưa có kết quả cụ thể. Hiện nay, trong vùng chỉ mới có một vài nhà máy nhiệt điện (25 - 30 MW) ở Đà Nẵng, Đông Hà, Nha Trang, và chừng 200 tổ máy nhỏ chỉ đáp ứng 60 - 70% nhu cầu cho sản xuất. Để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, vùng cần sự hỗ trợ lớn của mạng lưới điện quốc gia qua đường dây 500kv tải điện từ Hòa Bình, Yaly và một số nhà máy mới như Xêsan 3 và Xêsan 4 ▪ Vùng CNNL Nam Bộ Thế mạnh của vùng là thuỷ điện trên hệ thống S.Đồng Nai và dầu khí ở vùng thềm lục địa. Đây là vùng có thị trường tiêu thụ cực lớn, nhưng vùng đang gặp hạn chế lớn giữa cung cầu. Đó là, trong vùng có hàng loạt các ngành CNCB’sử dụng nhiều điện (CN hoá chất, CBTP, cơ khí, SX HTD, khai thác và dịch vụ dầu khí); Nhu cầu điện sinh hoạt (trong đó có TP HCM), dịch vụ, bưu chính viễn thông,.v.v. Gần kề đó, ĐBSCL là vùng cung cấp trên 1/2 SLLT và trên 80% sản phẩm gạo xuất khẩu nhu cầu về điện cũng rất lớn. Như vậy, nhu cầu về điện còn quá thiếu để thực hiện CNH’. Trong khi đó, từ năm 1986 bắt đầu khai thác dầu thô, tuy tốc độ ngày càng tăng, nhưng chưa có cơ sở lọc dầu lớn để bổ sung cho nhu cầu. Việc khai thác thuỷ năng trên sông Đồng Nai chủ yếu của các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận - Đa Mi (riêng thuỷ điện Trị An đôi khi không đủ nước do rừng đầu nguồn bị tàn phá mạnh). Việc khai thác khí đồng hành từ các mỏ ngoài thềm lục địa vào Bà Rịa và Thủ Đức cung cấp cho các nhà máy điện tuốc bin khí (Phú Mĩ, Bà Rịa, Thủ Đức) cũng chỉ khai thác vài tỉ kwh. Trước tình hình trên, vùng vẫn phải sử dụng nguồn năng lượng từ Hoà Bình tải vào và tiếp tục xây dựng thêm nhiều nhà máy mới và hoàn thiện các đường dây tải điện đến các vùng. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Những ngành được coi là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. 2. Tại sao ngành công nghiệp năng lượng được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm ? Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. 3. Tình hình phát triển ngành công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của ngành này. 4. Tại sao ngành công nghiệp điện lực được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm? Tình hình phát triển và phân bố các nhà máy nhiệt điện ở nước ta. 5. Sưu tầm tài liệu, viết báo cáo ngắn gọn về một trong số các nhà máy thủy điện hoặc nhiệt điện lớn ở nước ta. 6. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp năng lượng ở nước ta. 7. Bằng sự hiểu biết, hãy viết báo cáo nhỏ về vấn đề môi trường sinh thái khi đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện tại địa phương ? 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 4.2.2. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM VÀ CHẾ BIẾN KIM LOẠI (CNLK) a. Vai trò: Đây là ngành được coi là “bánh mì của công nghiệp”, ngành này phát triển khá sớm (từ sau CM công nghiệp ở châu Âu). Hiện nay, do trình độ phát triển của KH-KT-CN, một số vật liệu mới xuất hiện có nhiều ưu thế hơn kim loại, giá thành hạ. Song, sắt, thép và các kim loại khác không dễ gì thay thế được, kim loại vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong các ngành chế tạo công cụ, máy móc, tàu thuỷ, máy bay, xe hơi, vật liệu xây dựng... Ở nước ta, nhu cầu về kim loại trong xây dựng cơ bản rất lớn, đây chính là thị trường tiêu thụ để cho ngành phát triển. b. Sự phát triển và phân bố công nghiệp luyện kim - chế biến kim loại ▪ Về cơ sở nguyên liệu. Ngành này bao gồm 2 bộ phận: Khai thác mỏ kim loại, luyện kim sản xuất gang-thép (luyện kim đen) và các kim loại không có sắt như thiếc, đồng, chì, kẽm, nhôm, vàng (luyện kim màu). Các mỏ của nước ta khá phong phú, song trữ lượng không đều. + Về kim loại đen: Lớn nhất là mỏ sắt Thạch Khê (554 triệu tấn, tính đến độ sâu 750 m), hàm lượng sắt TB 60%, nhưng vỉa quặng lại nằm khá sâu (-160m), nằm sát biển khai thác KK. Các mỏ sắt ở Bắc Hà, Nga Mi (ở Tây Bắc) và Tòng Bá (Hà Giang), trữ lượng 120-140 triệu tấn, phần lớn các mỏ nằm ở lưng chừng núi cao, rất KK cho việc thiết kế khai thác. Các mỏ ở Thái Nguyên (Trại Cau, Linh Nham, Cù Vân), trữ lượng hạn chế (20-50 triệu tấn) đã khai thác từ 1962. Các mỏ mangan ở Cao Bằng (1,5 triệu tấn) và Chiêm Hoá (Tuyên Quang) cùng với mỏ Núi Thành (Nghệ An) trữ lượng rất nhỏ. Crôm ở Cổ Định-Thanh Hoá là mỏ duy nhất có ở nước ta, trữ lượng 20,8 triệu tấn, quặng ở dạng sa khoáng trong lớp bồi tích ở chân núi Nưa, dễ khai thác. + Về kim loại màu.Bôxít, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và nhiều nhất ở Tây Nguyên. Bắc Bộ có ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn trên vùng núi đá vôi dưới dạng trầm tích, khai thác khó khăn, trữ lượng 50,0 triệu tấn. Ở Tây Nguyên, trữ lượng khá lớn khoảng vài tỉ tấn (Lâm Đồng, Đắc Nông), hàm lượng nhôm từ 38 - 45%.Thiếc-Vonfram ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An) và Nam Trung Bộ, trữ lượng khoảng 16,0 vạn tấn. Đồng-Ni ken ở Bản Sang, Bản Phúc (Sơn La), lớn nhất là mỏ Sinh Quyền (Lào Cai) 60,0-70,0 vạn tấn. Kẽm-Chì ở Chợ Điền, Chợ Đồn (Bắc Cạn). Vàng Bồng Miêu (Quảng Nam). ▪ Tình hình phát triển và phân bố - Ở nước ta, ngành khai thác và luyện kim đã xuất hiện từ rất sớm. Nghề luyện đồng có từ trước công nguyên. Nghề luyện sắt có cách đây 2.000 năm, cư dân thời Hùng Vương là người đầu tiên khai thác các mỏ này (các di tích khảo cổ còn để lại qua 4 giai đoạn đó là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn). Thời Hùng Vương có những bước tiến mới về kỹ thuật đúc đồng, sắt (di sản để lại là các loại trống đồng Ngọc Lũ). Thời An Dương Vương (từ nửa sau TK III trước Công nguyên) là thời đại đồ sắt bên cạnh những công cụ, vũ khí bằng đồng, vũ khí nỏ thần đã đi vào truyền thuyết và trên thực tế cũng đã tìm thấy một số kho vũ khí mũi tên làm bằng đồng hàng vạn chiếc ở cầu Vực, P.Nam thành Cổ Loa vào năm 1959 (Lê Quốc Sử, 1998). Thời kỳ phong kiến, nghề này tiếp tục phát triển phục vụ cho xây dựng & bảo vệ tổ quốc.. 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Thời Pháp thuộc, các mỏ quặng được khai thác mạnh hơn, quặng sau khi khai thác chỉ qua 2 khâu làm giàu và sơ chế rồi đem xuất. Năm 1903, Pháp tiến hành khai thác hàng loạt các mỏ (thiếc Tĩnh Túc, bạc ở Ngân Sơn, đồng ở Vạn Sài, sắt ở Linh Nham, Cù Vân, vàng ở Bảo Lạc, Bồng Miêu,...). Riêng mỏ vàng ở Bồng Miêu từ 1895-1914, mỗi năm Pháp đã lấy khoảng 100 kg. Một khối lượng tài nguyên lớn của nước ta đã bị thực dân Pháp vơ vét (chỉ riêng năm 1911, Pháp đã lấy từ trong lòng đất khoảng 28.314 tấn quặng kẽm, 199 tấn quặng thiếc, 100 tấn đồng, 112,5 tấn vàng và 42,2 tấn bạc ...) - Sau 1954, công nghiệp khai thác và luyện kim có điều kiện để phát triển. Một số mỏ kim loại đen được khôi phục và mở rộng việc khai thác. Để đáp ứng cho nhu cầu về gang và thép, chúng ta xây dựng một số lò luyện gang và thép nhỏ ở Hà Nội, Hải Phòng, Hàm Rồng. Bên cạnh đó, về khai thác thiếc cũng được mở rộng và hiện đại hoá, với sản lượng ~ 400 tấn thiếc/năm... CNLK chỉ thực sự ra đời khi chúng ta xây dựng khu LH gang thép Thái Nguyên vào năm 1962. Công suất thiết kế ban đầu là 20 vạn tấn gang, 10 vạn tấn thép. Hỗ trợ cho việc luyện gang-thép là các xí nghiệp khai thác than Phấn Mễ, Làng Cẩm, Quán Triều, Trại Cau; Điện Cao Ngạn, cơ khí Bắc Thái, VLXD, hóa chất... Sau 1970, khu cán thép Gia Sàng và cơ khí nông nghiệp Sông Công đã hoà nhập vào lãnh thổ này. - Ở miền Nam, do thiếu cơ sở nguyên liệu, vì vậy ngành này chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu nhập, hoặc sắt phế thải trong chiến tranh, hàng năm đã sản xuất ~ 5 vạn tấn thép thép các loại. Trong đó đáng kể nhất là 3 hãng: Vietnam Steel (1,0vạn tấn/năm), Công ty Visaca (2,5 vạn tấn/năm) và hãng Đông Nam Á (1,2 vạn tấn/năm). Xuất hiện một số xưởng cán đồng từ nguyên liệu nhập, sản xuất tôn tráng kẽm qui mô nhỏ... - Sau 1975, đặc biệt là từ sau công cuộc đổi mới, ngành này được quan tâm và chú trọng phát triển. Việc phát triển tập trung vào một vài hướng chính: Thăm dò, đánh giá trữ lượng, đưa vào khai thác các mỏ mới; mở rộng, hiện đại các mỏ cũ (như thiếc, crôm, bôxít, titan sa khoáng...). Trang bị công nghệ, kĩ thuật tiên tiến thông qua việc chuyển giao kĩ thuật, hợp tác đầu tư với nước ngoài trong các lĩnh vực có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, hạn chế nhập khẩu. Sắp xếp lại tổ chức, quản lý nhằm thích ứng với các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kết quả là nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản được khảo sát chi tiết hơn, sản lượng và sản phẩm tăng lên. Đã thăm dò và chuẩn bị đưa vào khai thác bôxít (ở Lâm Đồng), sa khoáng ti tan (Bình Định và Hà Tĩnh), khai thác sắt Thạch Khê; mở rộng địa bàn khai thác thiếc... Nhiều cơ sở luyện thép, cán thép được nâng cấp hoặc XD mới. Bảng 3.10. Tình hình sản xuất một số sản phẩm khai khoáng và luyện kim 1976 - 2008. Sản phẩm. 1976. 1985. 1990. 1995. 2000. 2005. 2008. Thép cán (1000 tấn). 63,8. 61,6. 101,4. 470,0. 1583,0. 3403,3. 5037,0. Quặng Crôm khô (1000 tấn). 11,4. 4,1. 4,6. 25,0. 76,3. 5,7. 2,8. 288,0. 501,0. 1774,0. 1862,0. 1803,0. 1766,0. 3566,0. Thiếc thỏi (tấn). 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> c. Định hướng phát triển: Theo Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH VN đến năm 2010, định hướng phát triển ngành công nghiệp này như sau: ▪ Đối với công nghiệp luyện kim đen (chủ yếu là thép): Cải tạo và xây dựng một số cơ sở luyện-cán thép với qui mô vừa và nhỏ. Tiến hành khai thác mỏ sắt Thạch Khê (công suất dự kiến 10 triệu tấn quặng/năm). Xây dựng tổ hợp luyện - cán thép ở miền Trung công suất 2 triệu tấn/năm (gắn với cảng nước sâu thuận lợi cho vận tải qui mô lớn). Phấn đấu đến 2010, sản lượng thép đạt 7 - 8 triệu tấn. Liên doanh với nước ngoài trong việc xây dựng các cơ sở luyện thép vụn và cán thép tại các vùng có điều kiện thuận lợi về cảng, GT như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Biên Hòa,.v.v. Ngoài thép xây dựng, cần chú trọng sản xuất các loại thép chế tạo, nhất là thép hợp kim phục vụ công nghiệp dân sinh và quốc phòng. ▪ Đối với công nghiệp luyện kim màu: khai thác bôxít ở Lâm Đồng, XD nhà máy luyện nhôm công suất 15-20 vạn tấn/năm và một số nhà máy luyện nhôm (5,0-7,0 vạn tấn/năm) ở một số nơi thích hợp (gần nguồn nguyên liệu, nguồn điện và nguồn nước). Có thể XD một tổ hợp, bao gồm thuỷ điện - khai thác bôxit - luyện nhôm, để hỗ trợ nhau và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. ▪ Về phân bố, CN LK và CB' kim loại phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố (nguyên liệu, nhiên liệu, động lực) và thị trường tiêu thụ. Ở nước ta, các XN thường phân bố theo 2 hướng: - Phân bố ngay trong vùng có tài nguyên. Đó là trường hợp khai thác và CB’ kim loại màu như thiếc (Tĩnh Túc), Sơn Dương (Cao Bằng), Quỳ Hợp (Nghệ An). - Phân bố gần thị trường có nhu cầu sử dụng kim loại. Đó là, việc xây dựng các nhà máy cán thép ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa, Biên Hoà, Cần Thơ, TP HCM. Công suất mỗi nhà máy từ 12,0-20,0 vạn tấn/năm). Ngoài ra, KCN gang thép Thái Nguyên, Gia Sàng cũng được nâng công suất từ 10,0 vạn tấn lên 20,0 vạn tấn thép/năm. Sự phân bố tổng hợp theo hướng thứ 2 đã tạo ra mạng lưới CB' thép rộng khắp cả nước.. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp luyện kim đen ở nước ta. Tình hình phân bố nguồn tài nguyên này. Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác, quản lí. Biện pháp khắc phục. 2. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp luyện kim và chế biến kim loại ở nước ta. Định hướng phát triển. 3. Theo anh (chị), hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường khi đầu tư khai thác và chế biến quặng bô xít ở Tây Nguyên ? Những vấn đề nào cần được quan tâm đầu tiên. Giải pháp? 4. Cho nhận xét về sự phân bố nguồn khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim đen và màu ở nước ta.. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 4.2.3. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ a. Vai trò. Công nghiệp cơ khí có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ trang - thiết bị phục vụ cho nền KTQD, AN-QP và đời sống nhân dân. Nó đảm bảo việc SX công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành sản xuất, kể cả sản xuất HTD cho nhu cầu của xã hội. Vì vậy, cùng với ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí được coi là ngành trung tâm-chủ đạo-then chốt trong ngành công nghiệp, là “Máy cái của nền sản xuất xã hội”. Với nước ta, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH và HĐH, công nghiệp cơ khí phải đủ mạnh để thực hiện các nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp, phải từng bước trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tăng nhanh NSLĐ, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. b. Tình hình phát triển và phân bố ▪ Sự phát triển. - Tiền thân của ngành công nghiệp cơ khí là các nghề thủ công tạo ra công cụ sản xuất, các binh khí... phục vụ công cuộc dựng nước và giữ nước. Nếu hiểu theo cách này, thì nghề rèn, đúc đã xuất hiện từ rất lâu đời, dưới thời Hùng Vương. Đây là thời “Văn minh sông Hồng” của nước Văn Lang. Mở đầu là thời kỳ này là giai đoạn Phùng Nguyên (cách đây 4.000 năm). Tiếp theo là giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn (cách đây gần 3.000 năm). Đặc trưng của nó là chuyển từ thời kỳ đồ đá sang sơ kỳ đồng thau, rồi trung kỳ và hậu kỳ đồng thau phát triển rực rỡ với đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn (tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ). Các công cụ bằng đá nhường chỗ cho đồng thau, dẫn đến những biến đổi sâu sắc về sản xuất, xã hội, chấm dứt thời kỳ nguyên thủy và bước sang thời kỳ có giai cấp và nhà nước. - Dưới thời Pháp thuộc. Mặc dù trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, tuy các nghề này được phát triển, nhưng chưa thể tạo ra được ngành cơ khí (theo đúng nghĩa của nó). Cũng trong thời Pháp thuộc, khi mà ngành công nghiệp cơ khí trên TG đã phát triển ở trình độ cao, thì ở nước ta do chính sách đô hộ của thực dân, ngành cơ khí rất nhỏ bé, chưa có chức năng chế tạo máy móc, thiết bị; chỉ đóng khung ở mức độ sửa chữa, lắp ráp một số phương tiện nhỏ như nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), Tràng Thi (Nghệ An), Dĩ An (phụ cận Sài Gòn), sửa chữa tàu biển ở Ba Son (Sài Gòn). Lớn nhất là xưởng Ba Son với trang thiết bị tương đối khá và đội ngũ công nhân tương đối lành nghề. - Sau 1954, ở miền Bắc: Dựa vào cơ sở cơ khí từ căn cứ kháng chiến chuyển về, được sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), năm 1958 chúng ta xây dựng ở Hà Nội nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (chuyên sản xuất động cơ các loại), sau đó là nhà máy cơ khí công cụ số 1 (chuyên sản xuất các máy công cụ hạng nhẹ và hạng nặng), nhà máy này được coi là đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp cơ khí ở miền Bắc lúc bấy giờ. Tiếp theo, một số nhà máy cơ khí chuyên ngành cũng ra đời (cơ khí thiết bị mỏ, cơ khí lâm nghiệp, cơ khí nông nghiệp, cơ khí dệt...). Như vậy, từ chỗ hầu như với 2 bàn tay trắng (ngoại trừ xưởng sửa chữa xe lửa Gia Lâm, Tràng Thi và xưởng sửa chữa tàu thủy ở Hải Phòng), sau một thời gian ngắn đã phát triển thành một ngành với cơ cấu đa dạng từ chế tạo-sửa chữa; từ lắp ráp-sản xuất hoàn chỉnh các máy công cụ, phương tiện vận tải; từ sản xuất đơn lẻ đến thiết bị toàn bộ. Một số xí nghiệp quan trọng hàng đầu đã và đang phát huy tác 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> dụng trong sản xuất và QP gồm: (1) Nhà máy công cụ số 1 Hà Nội, chuyên SX máy công cụ. (2) Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả-Quảng Ninh, chuyên sản xuất phương tiện và thiết bị khai thác mỏ. (3) Nhà máy đóng tàu Hạ Long (Quảng Ninh) chuyên đóng tàu trọng tải 3.000tấn. (4) Nhà máy sửa chữa tàu viễn dương Phà Rừng - Quảng Ninh. (5) Nhà máy cơ khí Sông Công (Thái Nguyên) sản xuât động cơ điêzen và hàng loạt các nhà máy khác như nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội), nhà máy biến thế, thiết bị lạnh (Hà Nội), nhà máy sản xuất máy bơm nước Hải Dương.v.v. Ở miền Nam, ngành này chủ yếu là gia công, sửa chữa, lắp ráp các thiết bị lẻ phục vụ đời sống như xe máy, máy khâu, tủ lạnh, máy thu thanh... Cơ khí chế tạo hầu như vắng mặt. - Từ sau 1975 đến nay. Tuy có những bước thăng trầm, nhưng ngành này đã phát triển tương đối toàn diện, có sự CMH’ theo một số ngành cần thiết. Từ chỗ nặng về sửa chữa, đến nay chúng ta đã có ngành cơ khí chế tạo với trình độ phức tạp như SX máy công cụ chính xác, cơ khí điện tử... Chúng ta đã có thể tự chế tạo được nhiều loại máy công cụ loại vừa và nhỏ cùng các thiết bị chuyên ngành (thiết bị điện, máy bơm các loại, máy kéo ...). Bên cạnh đó, đội ngũ thợ lắp ráp lành nghề đạt trình độ cao, đủ sức lắp ráp các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại như (thiết bị thuỷ điện-nhiệt điện, thiết bị cho các nhà máy xi măng, dàn khoan dầu khí, lắp ráp xe hơi, các thiết bị điện tử vi mạch phức tạp). Cùng với việc xây mới, chúng ta tiếp tục cải tạo, củng cố và bổ sung thiết bị nhằm nâng cao năng lực của ngành. Ở miền Nam, có 4 trung tâm cơ khí lần lượt được nâng cấp với trang thiết bị kĩ thuật tiên tiên là TP HCM, Biên Hòa, Đà Nẵng và Cần Thơ. Bảng 3.11. Tình hình sản xuất một số sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí từ 1995 - 2008. Sản phẩm ĐV tính 1995 2000 2005 2008 Máy kéo và xe v/chuyển Cái 2709 1932 10223 3325 Máy tuốt lúa có động cơ Cái 1482 11877 19529 18230 Máy tuốt lúa không có đ/cơ Cái 34916 7061 6993 3161 Máy bơm nông nghiệp Cái 547 3496 8298 2196 Nông cụ cầm tay Cái 1358 4121 3839 21197 Động cơ điêzen Cái 4217 30329 201593 275236 Máy nông cụ Cái 1358 4121 3839 3045 Máy xay xát Cái 2043 12484 2734 5685 Máy biến thế Cái 6186 13535 45540 46915 Quạt điện Nghìn cái 369,2 328,4 1751,7 3609,0 Ô tô lắp ráp Cái 3524 13547 59152 100076 Xe máy lắp ráp Nghìn cái 62,0 463,4 1982,1 2880,2 Ti vi lắp ráp Nghìn cái 770,0 1013,1 2515,3 366,7 Radio lắp ráp Nghìn cái 111,0 144,7 24,9 40 Tuy nhiên, trong những năm đầu đổi mới, ngành gặp nhiều KK do chưa thích nghi được với cơ chế thị trường, SX có chiều hướng giảm sút, một số SP không tiêu thụ được (do chất lượng kém và không đủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài), SP làm ra chỉ phục vụ thị trường trong nước. Nguyên nhân chính là do chúng ta còn chậm đổi mới trong công nghệ, máy móc thiết bị cũ, sản phẩm làm ra từ cơ chế bao cấp, không kích thích sự sáng tạo, chưa quan tâm đến nhu cầu tiêu thụ từ thị trường trong và ngoài nước, chương trình đào tạo và đào tạo lại đã xơ cứng,. 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> không thích hợp với nhu cầu và sự phát triển của kỹ thuật, chính sách phát triển chưa phù hợp, thiếu cụ thể. Nhưng với sự mở cửa của cơ chế thị trường, ngành cơ khí đã dần dần thích nghi và tận dụng được những thế mạnh vốn có của mình. Một trong những lợi thế đó là LLLĐ có tay nghề và giá lao động tương đối rẻ. Đội ngũ cán bộ kĩ sư và công nhân kỹ thuật trong ngành đã được nâng cao về trình độ đã qua thử thách trong chiến tranh và trong thực tiễn XD đất nước. Mặt khác, ngành cũng đã liên doanh với nước ngoài trong các lĩnh vực lắp ráp máy điện tử phục vụ nhu cầu truyền thông cho nhân dân, SX máy động lực, máy nông nghiệp, lắp ráp xe hơi, xe máy, các loại máy dân dụng,... Tuy vậy, cho đến nay việc phát triển của ngành này vẫn chưa tương xứng với vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, mặc dù có sự gia tăng về GTSL, nhưng vị trí của ngành trong cơ cấu CN có chiều giảm sút. ▪ Sự phân bố. Nhìn chung, sự phân bố của ngành công nghiệp cơ khí đã có nhiều chuyển biến và có xu hướng hợp lý hơn. Quá trình phát triển của ngành đã để lại một mạng lưới xí nghiệp được phân bố theo 2 xu hướng: - Xu hướng (1) XD những trung tâm cơ khí mạnh, đóng vai trò hạt nhân trang bị KT cho một lãnh thổ nhất định, giữa các trung tâm này đã hình thành các mối liên hệ về sản xuất. Cụ thể: + Hà Nội và TP HCM là 2 trung tâm chế tạo máy móc, công cụ sản xuất lớn nhất cả nước. Đây cũng là 2 trung tâm nghiên cứu KH - KT, có 2 trường Đại học bách khoa và các Viện nghiên cứu chuyên ngành, sản phẩm làm ra có ý nghĩa toàn quốc. + Các Tp công nghiệp (Thái Nguyên, Hạ Long-Cẩm Phả, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ, Thanh Hoá, Nam Định, Vinh...) là các trung tâm thường chỉ có 1-2 chức năng về cơ khí hoặc CMH’ sâu trong sản xuất dựa vào thế mạnh của vùng (ví dụ: Hải Phòng với cảng biển, cơ khí đóng và sửa chữa tàu. Hạ Long-Cẩm Phả là than, cơ khí và vận tải mỏ...) - Xu hướng (2) là xu hướng phát triển trải rộng đều khắp các tỉnh để phục vụ nhu cầu tại chỗ với các ngành cơ khí nông nghiệp (sản xuất thiết bị, sửa chữa); cơ khí sửa chữa phương tiện vận tải (ô tô, tàu sông) và tham gia vào sản xuất HTD. c. Định hướng phát triển. Trong tương lai cần chú trọng đến công nghiệp cơ khí chế tạo: - Chế tạo các dây truyền thiết bị đồng bộ như máy xát gạo; sản xuất bột mì và mì ăn liền; chế biến đường, chè, cà phê, rau quả, nước giải khát, sản xuất xi măng, gạch ngói. Phát triển cơ khí tiêu dùng; cơ khí nặng và cơ khí chính xác. Đẩy mạnh sản xuất các loại động cơ và thiết bị điện, tiến tới xuất khẩu một số thiết bị và sản xuất phẩm của cơ khí chế tạo. - Phát triển mạnh cơ khí đóng tàu và sửa chữa tàu lớn (cả tàu biển và quốc phòng); Cải tạo, mở rộng các cơ sở đóng và sửa chữa tàu ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM, Vũng Tàu; XD mới cảng Dung Quất, Cam Ranh. Chọn 1-2 địa điểm liên doanh với nước ngoài để XD cơ sở đóng tàu biển có trọng tải lớn. - Bố trí lại các cơ sở CN cơ khí quan trọng ở đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Biên Hoà). Các trung tâm khác ở Buôn Ma Thuột; Sơn La, Lai Châu; Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang; Vinh, Huế ; Cần Thơ... Có thể bố trí cơ khí vừa và nhỏ để phục vụ nhu cầu của các ngành chủ yếu là N – L - N và đời sống của nhân dân. 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 4.2.4. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT a. Vai trò. Đây là ngành sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên, vật liệu tự nhiên; các phế liệu; chất thải của các ngành SX và đời sống để tạo ra nhiều sản phẩm mới mà các đặc tính của chúng nhiều khi không có trong tự nhiên. Vai trò của nó được thể hiện: Cung cấp nguyên liệu ban đầu hoặc bán thành phẩm cho các ngành công nghiệp (đặc biệt là CN nhẹ). Với nông nghiệp, công nghiệp hoá chất là đòn bẩy để thực hiện quá trình hoá học hoá góp phần đưa nông nghiệp phát triển với NS cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn; về mặt này, nó cung cấp những vật tư chiến lược như (thuốc trừ sâu, phân hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng-vật nuôi). b. Tình hình phát triển và phân bố ▪ Về nguồn nguyên liệu, bao gồm cả nguồn nguyên liệu cơ vô cơ & hữu cơ. Nguồn nguyên liệu từ nguồn gốc vô cơ, đó là các loại khoáng sản và nguyên liệu có trên đất liền, thềm lục địa như Apatit, có ở Cam Đường (Lào Cai), là mỏ có trữ lượng lớn, kéo dài trên 100km, hàm lượng P2O5 cao, dễ khai thác. Các mỏ phốt phát có ở Vĩnh Thịnh (Lạng Sơn), Núi Vân (Thái Nguyên), Ngân Sơn (Nghệ An), tuy trữ lượng nhỏ, nhưng cũng là nguyên liệu tốt để sản xuất phân bón. Pyrit, là nguyên liệu để sản xuất H2SO4, rất cần thiết cho công nghiệp hoá chất, ở miền núi phía Bắc có khá nhiều mỏ nhưng hạn chế về trữ lượng như Quản Bạ (Hà Giang), Bình Nhai, Lũng Hoài (Thái Nguyên), Bó Sinh (Sơn La), Nà Phèo (Lai Châu), Kim Bôi (Hoà Bình), Giáp Lai (Phú Thọ). Muối biển ở miền Trung có tiềm năng rất lớn, hạt to, độ tinh khiết cao là nguyên liệu cơ bản để sản xuất clo... Nguồn nguyên liệu từ nguồn gốc hữu cơ: Dầu khí là cơ sở cho công nghiệp năng lượng, đồng thời nó là tiền đề để phát triển ngành hoá dầu. Thảm thực vật phong phú là điều kiện để hình thành ngành hoá chất hữu cơ và dược liệu nhiệt đới. ▪ Tình hình phát triển. - Thời Pháp thuộc: ngành này chậm phát triển, chỉ có một vài xưởng ôxy và hàn hơi (Hải Phòng). Sau đó là xưởng sản xuất đất đèn ở Lạng Sơn (1940), xưởng SX thuốc nổ (1941). Năm 1945 xây dựng xưởng SX clorat pôtát và điều chế axit axêtic (từ gỗ), xilicat alumin (từ cao lanh) phục vụ cho công nghiệp dược phẩm, đồng thời bắt đầu SX hoá chất cơ bản như NAOH (xút) và clo ở Hải Phòng. Ngoài ra có 2 nhà máy nghiền phốt phát tự nhiên ở Hải Phòng và Mỹ Tho. - Sau 1954: Ở miền Bắc: ngành này phát triển khá nhanh dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ và nhu cầu to lớn trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Hàng loạt các nhà máy được xây dựng như về hóa chất cơ bản có nhà máy hoá chất Việt Trì, sản xuất NaOH, CL, HCL, thuốc trừ sâu, bột PVC; Thành phố ngã ba sông trở thành TTCN hóa chất quan trọng nhất ở miền Bắc. Một số XN dược phẩm hiện đại đã ra đời ở Hà Nội cùng với các XN dược phẩm của quân đội và các địa phương. Để đẩy mạnh SXNN, nhiều nhà máy SX phân hoá học được XD như: phốt phát ở Vĩnh Thịnh (Lạng Sơn), Hàm Rồng (Thanh Hoá), phân lân nung chảy Văn Điển (Hà Nội), phân đạm (Bắc Giang), supe phốt phát Lâm Thao (Phú Thọ)... Ngoài ra còn có một số cơ sở SX qui mô nhỏ ở các tỉnh và các xưởng SX axit, bột, sơn, tinh dầu nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và nguồn nhân lực sẵn của địa phương. Ở miền Nam, ngành này tương đối phát triển, có nhiều cơ sở SX hoá chất cơ bản, chất dẻo, xà phòng, dược phẩm, phân bón qui mô vừa và nhỏ 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> phân bố tập trung ở Sài Gòn, Biên Hoà - phụ cận. Đáng chú ý là việc SX chất dẻo với nguyên liệu nhập (có tới 30 xí nghiệp), SX xà phòng và bào chế dược liệu (có 15 xí nghiệp lớn). - Sau 1975 đến nay: ngành đã được tổ chức lại và đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất mới. Nguồn nguyên liệu trong nước được sử dụng nhiều hơn. Hướng sản xuất của ngành vẫn tập trung vào hoá chất cơ bản, phân hoá học, hoá chất tiêu dùng. Nhìn chung, sản phẩm tăng khá nhanh đặc biệt từ sau 1990. ▪ Về phân bố: Ở phía Bắc, các cơ sở công nghiệp hoá chất tập trung ở ĐB sông Hồng với 2 trung tâm lớn: Hà Nội và Việt Trì. Ở phía Nam có 2 trung tâm lớn là TP HCM và Biên Hoà. Ở miền Trung, tuy nguồn nguyên liệu phong phú, song công nghiệp hoá chất chưa phát triển. Bảng 3.12. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp hoá chất từ 1995 - 2008. ĐV tính 1995 2000 2005 2008 A xít H2SO4 Tấn 9768,0 36562 56067,0 64.966 Xút NaOH Tấn 7307,0 59097 107471,0 76.895 Thuốc trừ sâu Tấn 15566,0 20948 45877,0 65.433 Phân hóa học Nghìn tấn 931,0 12095 2189,5 2524,0 Sơn hóa học Tấn 21081,0 54393 206177,0 200.491 c. Định hướng phát triển ▪ Về phân bón: Tăng cường SX phân đạm từ khí thiên nhiên (đến 2010 phải đạt 1,5 triệu tấn urê). Mở rộng nhà máy phân đạm Bắc Giang lên 35 vạn tấn/năm. XD nhà máy SX phân đạm từ khí thiên nhiên ở Bà Rịa-Vũng Tàu công suất 60 vạn tấn/năm. Xây mới 1-2 nhà máy phân lân. ▪ Về hoá chất: Dự kiến xây dựng nhà máy SX sôđa công suất 8,0 vạn tấn/năm liên doanh với Ôxtrâylia ở KCN Tuy Hạ. Sau năm 2000 sẽ xây dựng nhà máy SX xút (NaOH) công suất 4 vạn tấn/năm, XD nhà máy lọc dầu gắn với hoá dầu. Các hoá chất cơ bản (xút, sôđa, các loại axit...) sẽ tập trung ở các KCN đã có như (Việt Trì, Lâm Thao, Bãi Bằng), hoặc gần nguồn nguyên liệu đá vôi (Tràng Kênh), không đưa các nhà máy vào các TP và có biện pháp chống gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh sản xuất hoá chất tiêu dùng (xà phòng, bột giặt, chế biến cao su, săm lốp xe đạp, xe máy, sơn...) ở từng vùng tiêu thụ. Tiến tới sản xuất các loại hoá chất phục vụ công nghiệp quốc phòng (thuốc nổ, thuốc phóng, cao su kỹ thuật và các loại nhựa chuyên dụng).. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí trong nền kinh tế quốc dân. Hạn chế lớn nhất của ngành công nghiệp cơ khí nước ta hiện nay và biện pháp khắc phục. 2. Giải thích tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm cơ khí mạnh nhất của cả nước? 3. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển ngành công nghiệp hóa chất ở nước ta. 4. Đối với ngành công nghiệp hóa chất, việc phân bố các xí nghiệp như thế nào là hợp lí nhất. Lấy ví dụ để chứng minh? 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 4.2.5. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG (CN VLXD) a. Vai trò. Trong toàn bộ lĩnh vực XD kết cấu hạ tầng, thì VLXD có vai trò quan trọng hàng đầu. Đây cũng là lĩnh vực mà từ bao đời nay, con người luôn nghiên cứu, tìm tòi, sản xuất để tạo ra các vật liệu bền, chắc đẹp trong xây dựng. Nước ta đang trong quá trình CNH’- HĐH, việc mở rộng các TTCN, các KCX, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng (đường sá, cầu cống, đê điều, đập nước, kho tàng, nhu cầu dân dụng thành thị-nông thôn)... Vì vậy nhu cầu về VLXD là rất lớn. b. Tình hình phát triển và phân bố ▪ Nguồn nguyên liệu CNSX VLXD bao gồm ngành SX xi măng, gạch ngói, vôi, thuỷ tinh, gốm, sứ, khai thác đá các loại, cát, sỏi,... Nhìn chung đều có ở các địa phương. Đá vôi để sản xuất xi măng có nhiều ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, diện tích ~ 6 vạn km2, ở miền Nam có ở một số nơi trữ lượng hạn chế. Các khu vực tập trung đá vôi với đất sét nguyên liệu là cơ sở cho việc hình thành các nhà máy xi măng lớn như Hải Phòng-Quảng Ninh (đá vôi Tràng Kênh), khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, khu vực Đông Bắc, Tây Bắc với những khối đá vôi cánh cung đồ sộ, khu vực đá vôi Hà Tiên. Sét để sản xuất gạch ngói có ở hầu khắp từ Bắc vào Nam. Loại có chất lượng cao thuộc trầm tích Nêôgen (Giếng Đáy, Xích Thổ - Quảng Ninh), hay thuộc kỷ Đệ Tứ phổ biến ở đồng bằng, đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, kết hợp với nhu cầu của từng địa phương. Cao lanh là nguyên liệu gốm sứ cao cấp, phân bố nhiều ở tả ngạn sông Hồng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ - Tĩnh, Quảng Bình, Biên Hoà... Cát, sỏi có ở hầu khắp các vùng trung du, ven sông, ven biển. Riêng cát thuỷ tinh có hàm lượng SiO2 trên 75%, tập trung ở Vân Hải (Quảng Ninh), Ba Đồn (Quảng Bình), Nam Ô (Đà Nẵng), Thuỷ Triều (Khánh Hoà). Nguồn nguyên liệu cho xây dựng từ lâm sản (gỗ, tre, nứa...) rất phong phú, đảm bảo cả chất lượng, độ bền và có giá trị về mỹ thuật. ▪ Tình hình phát triển Ngành này xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, các di tích còn để lại cách đây hàng ngàn năm; đó là các lăng tẩm, thành quách, lâu đài còn được bảo tồn như kinh đô Phong Châu, Cố Loa, Hoa Lư, cho đến Thăng Long, Huế... Dưới triều đại phong kiến: gạch nung đã ra đời thời nhà Lý (thế kỷ X-XII) di tích để lại ở Trường Yên, Ninh Bình với hàng chữ khắc trên gạch nung “ Đại Việt quốc quân thành” và ở nhiều nơi khác như chùa Phật Tích (1057)... Thời Pháp thuộc, một số các cơ sở SX VLXD đã ra đời, đáng kể nhất là nhà máy xi măng Hải Phòng (1899) công suất 30 vạn tấn/năm. Ngoài ra, còn một vài nhà máy gạch, ngói ở ở Hà Nội, Đáp Cầu, Sài Gòn, vôi Long Thọ (Huế). Thời kỳ 1954-1975 và hiện nay, tuy mức độ phát triển có khác nhau giữa 2 miền NamBắc, song một số nhà máy cũng đã được XD ở nhiều nơi. Công nghiệp SX VLXD đặc biệt khởi sắc từ sau đổi mới, nó được phát triển với nhịp độ nhanh vào nửa đầu thập kỷ 90, khi nhu cầu về XD cơ bản tăng nhanh. Tốc độ tăng TB/năm 15% (gạch men sứ tăng 40%, xi măng tăng 24%). ▪ Các ngành sản xuất - Ngành SX xi măng: năm 1985 sản lượng 1,5 triệu tấn, thì đến 1995 tăng lên 5,8 triệu tấn, năm 2008 là trên 40,0 triệu tấn. Nếu kể cả các nhà máy lò đứng ở các địa phương thì sản lượng 65.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> còn cao hơn. Các nhà máy lớn là: Xi măng Hải Phòng (XD từ cuối TK XIX), có thể coi đây là nhà máy xi măng đầu tiên của nước ta, có nhiều đóng góp cho xây dựng đất nước; Xi măng Hà Tiên (1963), bao gồm 2 cơ sở phù hợp với 2 công đoạn: SX clanhke ở Kiên Lương (Kiên Giang) và nghiền clanhke chế thành xi măng thành phẩm ở Thủ Đức (TP HCM), hiện nay nhà máy được nâng cấp và mở rộng. Ngoài 2 nhà máy ra đời sớm nhất (trên), hàng loạt các nhà máy mới được xây dựng sau này như Bỉm Sơn (Thanh Hóa) do Liên Xô giúp đỡ nằm giữa vùng nguyên liệu trù phú của dãy núi Tam Điệp và trên tuyến giao thông xuyên Việt, Hoàng Thạch do Đan Mạch giúp đỡ nằm ở khu vực đá vôi Đông Triều, rất gần cảng Hải Phòng, tiếp theo lần lượt các nhà máy xi măng cỡ lớn ra đời như Chinh Fong (Hải Phòng), Bút Sơn (Hà Nam), Sao Mai (Kiên Giang).v.v. - Ngành sản xuất kính cũng phát triển mạnh dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào. Các xí nghiệp kính phân bố ở Hải Phòng, Hải Dương, Đáp Cầu (lớn nhất là nhà máy kính Đáp Cầu). Ở miền Nam có ở Biên Hoà và TP HCM. - Ngành gốm-sành-sứ, là ngành truyền thống được phát triển khá sớm. Trong cơ chế thị trường ngành gốm-sành-sứ xây dựng và trang trí phát triển khá nhanh. Các cơ sở phân bố chủ yếu ở Bát Tràng (Hà Nội), Hải Dương, Móng Cái, Đồng Nai, Sông Bé (cũ). - Gạch chịu lửa (là loại vật liệu mới) có ở Cầu Đuống, Tuyên Quang, Quảng Ninh). Bê tông đúc sẵn ở Xuân Mai, Việt Trì và nhiều loại gạch men, đá ốp lát, tấm lợp ở nhiều nơi. Bảng 3.13. Tình hình sản xuất một số sản phẩm của ngành công nghiệp VLXD từ 1995 - 2008. ĐV tính 1995 2000 2005 2008 Thủy tinh Nghìn tấn 77,0 113,1 163,1 257,5 Sứ dân dụng Triệu cái 187,0 247,1 513,6 418,1 Sứ công nghiệp Nghìn cái 6000,0 6000,0 3581,0 4946,0 Gạch nung Triệu viên 6892,0 6892,0 16530,0 18278,0 Ngói nung Triệu viên 561,0 561,0 526,6 480,9 Xi măng Nghìn tấn 5828,0 5828,0 30808,0 40047,0 2 Tấm lợp Nghìn m 14791,0 14791,0 203411,0 92830,0 2 Kính xây dựng Nghìn m 4751,0 4751,0 74767,0 74977,0 Đá khai thác Nghìn m3 10657,0 10657,0 70836,0 101606,0 Vôi Nghìn tấn 1041,0 1041,0 1737,3 1679,4 3 Cát, sỏi Nghìn m 14363,0 14363,0 66444,0 66822,0 ▪ Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển nhanh của ngành SXVLXD: Đó là do sự chú ý đầu tư về vốn-kỹ thuật từ trong nước và sự hợp tác liên doanh với nước ngoài có hiệu quả, đã khắc phục được tình trạng lạc hậu về kỹ thuật. Hệ thống chính sách đối với việc sản xuất VLXD hợp lý, kịp thời, tạo điều kiện mở ra nhiều loại hình sản xuất với qui mô khác nhau có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Chính yếu tố thị trường đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến qui mô và tốc độ của ngành công nghiệp sản xuất VLXD. c. Các vùng sản xuất vật liệu xây dựng ▪ Vùng SXVLXD Bắc Bộ (từ Thanh Hoá trở ra): vùng này tập trung hàng loạt các nhà máy xi măng, gạch công nghiệp, gốm ceramic và sứ vệ sinh dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng, đồng thời là vùng sản xuất VLXD lớn nhất cả nước. Vùng 66.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> vùng tập trung 11 nhà máy, gồm Hải Phòng 0,4 triệu tấn/năm; Tràng Kênh - Chinh Fong (Hải Phòng) 1,4 triệu tấn/năm; Hoàng Thạch (I, II) 2,3 triệu tấn; Phúc Sơn 1,8 triệu tấn; 3 nhà máy của Quảng Ninh (Lang Bang A, B và Hạ Long) 4,5 triệu tấn; Bút Sơn I, II (Hà Nam) 2,8 triệu tấn; Tam Điệp (Ninh Bình) 1,2 triệu tấn; Bỉm Sơn I, II, III (Thanh Hoá) 2,3 triệu tấn; Nghi Sơn (Thanh Hoá) 2,3 triệu tấn. Các loại vật liệu khác như gạch, gốm ceramic, sứ vệ sinh, kính XD ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình; Trong số này có 3 xí nghiệp sứ vệ sinh (30 - 50 vạn sản phẩm/năm), 5 xí nghiệp gạch gốm (TB/nhà máy > 1,0 triệu m2). Riêng nhà máy gạch Giếng Đáy (Quảng Ninh) 3,0 - 4,5 tỉ viên/năm và xí nghiệp kính Đáp Cầu 28 triệu m2/năm. ▪ Vùng SXVLXD Trung Bộ (Nghệ An – Bình Thuận): Về nguồn nguyên liệu vùng có thế mạnh lớn về cát thuỷ tinh. Về sản xuất xi măng, hiện nay mới chỉ có xi măng Hoàng Mai (Nghệ An), là lớn nhất, tiếp đến là Thành Mỹ (Đà Nẵng) 1,5 triệu tấn/năm và Vân Xa (T-T- Huế) 0,5 triệu tấn/năm. Số còn lại là 5 trạm nghiền clanhke, qui mô nhỏ, có ý nghĩa địa phương. Gạch men ceramic và sứ vệ sinh có ở Đà Nẵng, Huế. Trong đó, gạch gốm-sứ (công suất ~3 triệu m2/năm). Sứ vệ sinh (~30 vạn sản phẩm). ▪ Vùng SXVLXD Nam Bộ. Về xi măng: Từ 2 cơ sở cũ SX clanhke và nghiền xi măng ở cách xa nhau, từ Hà Tiên (Kiên Giang) về Thủ Đức (TP HCM), vùng đang nâng cấp các nhà máy cũ và XD thêm một số nhà máy mới: Kiên Lương 1 (từ 1,0 triệu tấn lên 1,3 triệu tấn/năm) và XD mới nhà máy xi măng Sao Mai (Kiên Giang) công suất 1,76 triệu tấn/năm (liên doanh với Thuỵ Sĩ), một phần clanhke được đưa về nghiền ở Vĩnh Long (0,1 triệu tấn), Cần Thơ (0,2 triệu tấn), Phước Thắng (Vũng Tàu) 0,5 triệu tấn, Thủ Đức 1,2 triệu tấn, Bình Diễn (TP HCM) 0,2 triệu tấn. Hạn chế lớn nhất của vùng là nguồn nguyên liệu (đá vôi) rất ít, chỉ có ở Hà Tiên. Sản xuất gạch, gốm, sứ vệ sinh, dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ, kết hợp với việc du nhập kĩ thuật, trong vùng có một số cơ sở SX gạch gốm, sứ vệ sinh và phân bố chủ yếu ở TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ (mỗi tỉnh có 1 xí nghiệp). d. Định hướng phát triển. Theo Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến 2010, ngành sản xuất VLXD cần tập trung vào một số điểm sau - Phát triển rộng rãi các VLXD thông thường ở các địa phương và tiến tới SX các VLXD cao cấp. Xây dựng mới một số nhà máy xi măng ở những nơi có điều kiện thuận lợi, nâng sản lượng (2010) lên 30 triệu tấn/năm (chú ý đến nhu cầu của thị trường và chất lượng sản phẩm). - Về phân bố: công nghiệp SX xi măng đòi hỏi khối lượng nguyên liệu lớn (gấp 1,8-2,0 lần sản phẩm). Vì thế, các nhà máy có công suất từ  1,0 tr.tấn phải bố trí gần vùng nguyên liệu (từ Quảng Bình trở ra Bắc: Hoàng Mai, Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Bút Sơn, Tràng Kênh, Hoành Bồ, Hoàng Thạch...). Ở miền Nam tập trung ở khu vực Kiên Lương-Ba Hòn (K.Giang). CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. Tình hình phát triển của ngành 2. Việc hình thành và phát triển các nhà máy xi măng, nhất là các nhà máy có công suất trên 1,0 triệu tấn/năm có phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước không. Tại sao? 3. Trình bày tóm tắt thế mạnh và hạn chế của 3 vùng sản xuất vật liệu xây dựng. 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 4.2.6. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM (CNCB’ LT-TP) a. Vai trò. CNCB’LT-TP dựa chủ yếu vào nguồn nguyên liệu từ ngành trồng trọt-chăn nuôi-thuỷ hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống của xã hội. Trong xã hội, cái ăn của con người có tầm quan trọng đặc biệt, con người cần dinh dưỡng cho sức khoẻ. Ngoài ra, nó còn giải phóng cho con những người nội trợ thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào bếp núc cổ truyền; Thông qua qui trình công nghệ, ngành CNCB’ sẽ đảm nhận nhiệm vụ CB’ LT-TP nhờ đó mà sản phẩm thêm hấp dẫn, chất lượng tốt hơn và rất thuận tiện cho bảo quản vận chuyển trên thị trường cả trong và ngoài nước. Xét về mặt kinh tế, ngành này cần ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh, tăng tốc độ tích luỹ cho nền kinh tế. Mặt khác, nếu chế biến tốt, sản phẩm đa dạng sẽ là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Đây cũng là một trong những ngành CNTĐ của nhà nước. Tuy nhiên, do sự khó khăn trong chế biến, ngành mới chiếm 30% - 36% GTSLCN và 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu. b. Tình hình phát triển và phân bố ngành CNCB LT - TP ▪ Tình hình phát triển. Sự hình thành và phát triển ngành này dựa vào 2 yếu tố: nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Về nguồn nguyên liệu, nước ta rất phong phú từ nông - lâm (các vùng chuyên canh lúa, gạo, cây CN, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc trên qui mô lớn). Về thị trường, dân số nước ta đông, nhu cầu về sản phẩm đa dạng; nhu cầu trên thế giới cũng rất lớn. - Thời Pháp thuộc, đã xuất hiện một số cơ sở CB’ thủ công, qui mô nhỏ như các XN xay xát ở Chợ Lớn - Sài Gòn nguyên liệu từ Đồng bằng sông Cửu Long. Công nghiệp rượu bia cũng phát triển ở một số thành phố lớn nằm giữa vùng lúa như Hà Nội và Sài Gòn - Từ 1954 - 1975, cả 2 miền đều tập trung vào xây dựng và phát triển ngành này dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có. Ở miền Nam đã xây dựng hàng loạt các XNCB' biến đường, hoa quả, đồ hộp, thuốc lá, sữa hộp phục vụ cho quân Mỹ và chư hầu thời đó. Tuy nhiên, chiến tranh càng ác liệt, bom đạn, chất độc hoá học đã làm cho các vùng nguyên liệu bị thu hẹp, vì vậy các cơ sở CNCB’ lại dựa chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập (đường thô, sữa thô). Ở miền Bắc, để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho CNCB’. Chúng ta đã hình thành một số vùng nguyên liệu như gắn với CNCB’ như: Các vùng mía Phú Xuyên (Hà Tây); Vĩnh LạcLâm Thao (Vĩnh Phú); Thanh Chương, Đô Lương (Nghệ An); Thọ Xuân (Thanh Hoá). Các vùng chè ở Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Mộc Châu (Sơn La), Hà Giang, Tuyên Quang, và tây Thanh Hoá-tây Nghệ An. Các vùng lạc ở Nghệ An, Hà Bắc. Các vùng thuốc lá ở Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc. Các xí nghiệp chăn nuôi kiểu công nghiệp cũng ra đời chủ yếu ở xung quanh các thành phố lớn như Đông Anh, Cầu Diễn, Từ Liêm cùng với các khu vực trồng rau-hoacây ăn quả tại vùng này, ít nhiều đã tạo ra các vành đai thực phẩm ngoại thành. - Từ 1975 - nay, đặc biệt là từ sau đổi mới, các vùng chuyên canh, các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản phát triển mạnh, đạt hiệu quả kinh tế cao, phân bố rộng khắp các vùng lãnh thổ. Chất lượng các mặt hàng đã được nâng cao, cùng với mạng lưới các xí nghiệp CB’ 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> LT-TP từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản được hình thành. Sự phân bố đã trải rộng ra nhiều khu vực khác gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Nhìn chung, sản phẩm của ngành tuy có tăng nhưng mức độ tăng có khác nhau. Ngành CNCB’ phát triển vẫn chưa tương xứng với việc mở rộng các vùng nguyên liệu. Cơ cấu ngành vẫn tập trung chủ yếu trong các ngành truyền thống, kỹ thuật chưa thật sự đổi mới. ▪ Về phân bố: Ngành này được phân bố mang tính qui luật nhưng việc phân bố cũng tương đối linh hoạt tùy thuộc vào tính chất của nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu tươi sống, dễ hư hỏng). Vì thế, số đông các xí nghiệp sơ chế đều bám vào vùng nguyên liệu; Trong khi đó, các xí nghiệp chế biến thành phẩm lại có xu hướng phân bố ngay trong vùng tiêu thụ (kể cả những ngành dựa vào nguồn nguyên liệu nhập). Về phương diện tổ chức lãnh thổ, thì chất lượng của sản phẩm CB' là tiêu chuẩn để đặt hàng với bên SX nguyên liệu.; hiện nay các hình thức liên kết nông-công nghiệp (giữa một bên sản xuất nguyên liệu với một bên là các XNCB') ngày càng phát triển đã đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa vùng nguyên liệu và nơi chế biến là tương đối linh hoạt, có thể ở ngay vùng nguyên liệu, hoặc chỉ sơ chế ở vùng nguyên liệu, còn chế biến thành phẩm cuối cùng ở ngoài vùng nguyên liệu. c. Các ngành CNCB’LT -TP - CNCB’ sản phẩm trồng trọt: Bao gồm các ngành xay xát gạo và chế biến các loại nguyên liệu khác thành đường, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, chè, thuốc lá, trong đó ngành xay xát gạo có qui mô lớn và phân bố rộng khắp. + Ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh mẽ và có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Năm 1985, sản lượng gạo, ngô xay xát chỉ đạt 6,3 triệu tấn, thì đến 1990 đã tăng lên 8,0 triệu tấn, năm 1995 là 15,6 triệu tấn và năm 2005 tăng lên 29,62 triệu tấn. Hiện nay cả nước có trên 30 xí nghiệp xay xát quốc doanh qui mô lớn (không kể các trạm xay xát nhỏ). Ở miền Nam, các cơ sở này phân bố rộng khắp, song những xí nghiệp hiện đại tập trung ở TP HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp... Ở miền Bắc, lớn hơn cả là các nhà máy xay xát ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hàm Rồng (Thanh Hoá). + Công nghiệp đường mía cũng đã hình thành từ lâu với nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ. Năm 1995 cả nước có 22,48 vạn ha trồng mía, sản lượng mía cây 10,7 triệu tấn. Đến năm 2005, diện tích 28,8 vạn ha, sản lượng 16,7 triệu tấn mía cây. Các vùng nguyên liệu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và DH Nam Trung Bộ. Sản lượng đường (đường kính) năm 1985 là 46,6 ngàn tấn, đến 1995 tăng lên 93,0 ngàn tấn, năm 1999 là 208,4 ngàn tấn và năm 2005 là 1032,0 ngàn tấn. Vào đầu thế kỷ XXI này cả nước có 41 nhà máy đường, mạng lưới các nhà máy đường được phân bố rộng khắp từ Bắc-Nam (Việt Trì, Vạn Điểm, Sao Vàng, Sông Lam và nhiều nhà máy đường ở các tỉnh P.Nam). Vấn đề đặt ra đối với ngành mía đường hiện nay là đảm bảo cân đối giữa vùng nguyên liệu với CSCB’ để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. + Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt phát triển với tốc độ nhanh do nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Về sản xuất bia, năm 1985 mới có ~ 86,6 ngàn lít, thì 10 năm sau (1995) sản lượng đã tăng lên 465,0 ngàn lít và năm 2005 là 1,46 triệu lít. Về sản xuất rượu: sản lượng rượu 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> (rượu trắng, rượu mùi) năm 1985 là 35,3 triệu lít, năm 1995 là 51,37 triệu lít và năm 2005 là 221,09 triệu lít. Từ 2 trung tâm là Hà Nội và Sài Gòn trước đây, ngành rượu-bia-nước giải khát đã mở rộng sang các trung tâm khác như Thái Nguyên, Hạ Long, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng...hầu như tỉnh nào cũng có. + CNCB’ chè. Ngành chế biến chè tập trung chủ yếu ở TDMN’PB’. Ở miền Nam chỉ tập trung ở 2 tỉnh là Gia Lai (với các XNCB' Bàu Cạn, Đắc Doa, Biển Hồ) và ở Lâm Đồng (Cầu Đất, Bảo Lộc). Sản lượng chè tăng khá nhanh, nhất là những năm gần đây. Năm 1985 (20.500 tấn), 1995 (24.239 tấn), năm 1999 (63.697 tấn), năm 2005 là (127.236 tấn), năm 2008 (200.147 tấn) + SX thuốc lá tập trung chủ yếu ở các TP lớn: Hà Nội, TP HCM và các Tp khác (Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt). Sản lượng có sự dao động, nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng, năm 1995 (2.147 tr.bao), 2005 (4.484,7 tr.bao), 2008 (4412,6 triệu bao) + Ngành CB' dầu thực vật gắn với cơ sở nguyên liệu từ sản phẩm của các cây có dầu như lạc, vừng, hồi, bạc hà, tập trung ở TP HCM, Bến Tre, Vinh, Lạng Sơn,.v.v. Sản phẩm của ngành ngày nay đa dạng hơn, đã đứng vững trên thị trường nội địa. Sản lượng dầu thực phẩm tăng nhanh, năm 1985 (19.125 tấn, năm 2005 (371.500 tấn), 2008 (642.500 tấn) + CB’ sản phẩm đồ hộp, rau quả phát triển mạnh ở các TP gần vùng nguyên liệu, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản lượng không thật ổn định (tuy có tăng), năm 1985 (12.800 tấn), 1995 (12.784 tấn), 1999 (13.868 tấn), năm 2005 (72.789 tấn), năm 2008 (89.298 tấn) - CNCB’ sản phẩm chăn nuôi. Đây là ngành chưa được phát triển, nó vẫn là ngành thứ yếu so với ngành trồng trọt trong cả nước hiện nay. CNCB’ sản phẩm của ngành chăn nuôi kém hơn về sự đa dạng của các loại sản phẩm cuối cùng và mức độ phát triển. Hiện nay đã có các xí nghiệp CB' thịt hộp ở Hà Nội và TP HCM. Các xí nghiệp CB' sữa tập trung ở một số khu vực như Mộc Châu, Ba Vì... (nơi có cơ sở chăn nuôi bò sữa). Sản lượng sữa hộp năm 1985 (24 triệu hộp), 1990 (58,2 triệu), năm 1995 (173 triệu), 1999 (207 triệu), 2005 (364,1 triệu), năm 2008 (388,4 triệu hộp). Ngoài ra, còn có các cơ sở nhỏ CB' các SP từ thịt (lạp sườn, dăm bông, bít tết...). - CNCB’ thủy, hải sản. Đây là ngành truyền thống đã có từ lâu đời nhằm cung cấp nguồn đạm động vật từ sông biển. Cơ sở nguyên liệu của ngành dựa vào nghề đánh bắt - nuôi trồng thủy hải sản. Sản lượng thủy sản các loại tăng rất nhanh: năm 1995, sản lượng thuỷ sản là 1584,3 ngàn tấn (cá biển đạt 722,1 ngàn tấn, tôm nuôi 55,3 ngàn tấn, cá nuôi 209,1 ngàn tấn), năm 2005 sản lượng tương ứng là: 3.465,9 ngàn tấn (1.367,5 ngàn tấn - 327,2 ngàn tấn - 971,1 ngàn tấn), năm 2008: 4,6 triệu tấn (1,47 triệu tấn - 388,4 ngàn tấn - 1,86 triệu tấn), đây chính là nguồn nguyên liệu đủ để cung cấp cho ngành CNCB’ phát triển. Trước đây ngành này chỉ xoay quanh việc SX nước mắm, cá khô, tôm, cá mắm; nay đã phát triển thêm nhiều loại hình sơ chế và CB’ thủy sản theo phương pháp công nghiệp như cá hộp, sản phẩm đông lạnh, bột cá. Nghề làm nước mắm và mắm các loại, sản phẩm đặc trưng của Việt Nam, phổ biến từ Bắc-Nam. Hầu hết những vùng đánh cá, có nghề muối đều sản xuất nước mắm. Những vùng sản xuất mắm ngon nổi tiếng trên thị trường nội địa và quốc tế như Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận) và Phú Quốc (Kiên Giang). Sản lượng (2008) 212,5 triệu lít, một phần đã được xuất khẩu (nhất là thị trường Tây Âu với nước mắm cá cơm). Ngành CB’ tôm đông lạnh và các 70.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> đặc sản biển khác (bào ngư, hải sâm, sò huyết...) mới phát triển, nhưng có tốc độ nhanh nhờ khai thác được thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay cả nước có vài chục xí nghiệp đông lạnh trải dọc vùng duyên hải suốt từ Bắc vào Nam. Nghề làm muối, có ở hầu hết các tỉnh ven biển. Các cơ sở lớn Cà Ná (Ninh Thuận), Văn Lý (Nam Hà) Sa Huỳnh (Quảng Ngãi); sản lượng lên - xuống thất thường, cao nhất năm 1988 (85,0 vạn tấn), thấp nhất năm 2000 (59,0 vạn tấn), gần đây dao động ở mức gần 90,0 vạn tấn/năm Bảng 3.14. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm Đơn vị tính 1995 2000 2005 2008 Bia Triệu lít 465,0 779,1 1460,6 1849,9 Bột ngọt (ĐTNN) Nghìn tấn 65,0 454,4 244,7 285,8 Chè chế biến Tấn 24239,0 70129,0 127236,0 200147 Đậu phụ (Ngoài NN) Nghìn tấn 24,0 80,3 126,2 185,6 Dầu thực phẩm Nghìn tấn 38,6 280,1 397,2 642,5 Dầu thực vật tinh luyện Nghìn tấn 38,6 280,1 397,2 642,5 Đường kính Nghìn tấn 93,0 790,3 1102,3 1416,7 Đường, mật Nghìn tấn 517,0 1208,7 1174,6 1636,1 Gạo, ngô xay xát Nghìn tấn 15582,0 22225,0 39429,0 31530 Muối Nghìn tấn 689,0 590,0 898,0 847,0 Nước mắm Triệu lít 149,0 167,1 191,5 212,5 Rau quả hộp Tấn -Ton 12784 11438 72789 89298 Rượu (mùi,trắng) Nghìn lít 51379,0 124166 221096,0 400583 Sữa hộp đặc Triệu hộp 173,0 227,2 364,1 388,4 Sữa hộp đặc có đường Triệu hộp 173,0 227,2 364,1 388,4 Thuốc lá Triệu bao 2147,0 2835,8 4484,7 4412,6 Thủy sản đóng hộp Tấn 7381 37469 81840 Thủy sản ướp đông Nghìn tấn 177,7 681,7 848,5 d. Định hướng phát triển ngành CNCB’ LT - TP - Đây là một trong những ngành CNTĐ của nước ta. Theo Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010 và 2020, định hướng phát triển của ngành như sau: Đẩy mạnh việc CB’, bảo quản và nâng cao chất lượng gạo XK để đạt tiêu chuẩn quốc tế. Liên doanh XD các nhà máy đường có công suất lớn với các nhà máy có qui mô nhỏ ở các vùng nguyên liệu phân tán. Đổi mới công nghệ chế biến chè xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đa dạng hóa các sản phẩm để nâng cao giá trị của cà phê xuất khẩu và tiêu dùng. Tăng cường phát triển các cơ sở đông lạnh và CB' thủy hải sản chất lượng cao. Đẩy mạnh CNCB’ thịt sữa, rau quả với nhiều qui mô, cải tạo cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới hiện đại, nhất là phục vụ cho xuất khẩu. - Do nguồn nguyên liệu có mặt ở hầu khắp, nên có thể phân bố các xí nghiệp ở hầu khắp các vùng, gắn chúng với vùng nguyên liệu tập trung; Ưu tiên phát triển CNCB’ ở các tỉnh còn ít công nghiệp. Hình thành các điểm công nghiệp sơ chế ở nông thôn để cung cấp bán thành phẩm cho công nghiệp tinh chế ở các đô thị vừa và lớn. Chọn 1 - 2 địa điểm có thể phát triển CNCB’ hải sản qui mô lớn để liên doanh với nước ngoài. 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 4.2.7. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG (CN SXHTD) a. Ưu thế của ngành. Công nghiệp sản xuất HTD được coi là ngành CNTĐ của nước ta với 2 thế mạnh chủ yếu là lao động và thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Ngành này được phát triển trên cơ sở phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế, với nhiều hình thức, qui mô và công nghệ thích hợp, gắn một phần với nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhằm thỏa mãn nhu cầu về các loại hàng hóa thông thường, thay thế các mặt hàng nhập nội, góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Tên gọi của ngành đã chỉ rõ, CNSX HTD làm ra nhiều loại hàng hóa thông dụng trước hết phục vụ cho cuộc sống thường nhật của mọi tầng lớp nhân dân. Đây là ngành quan trọng, không thể thiếu được trong hệ thống các ngành công nghiệp ở nước ta. Khi chúng ta xóa bỏ cơ chế cũ, thì nhu cầu của nhân dân tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng (mẫu mã, chủng loại). Điều này càng làm tăng thêm vai trò của ngành đối với thị trường tiêu thụ trong nước. Trong một chừng mực nhất định, công nghiệp sản xuất HTD còn có giá trị xuất khẩu (nếu như sản phẩm của nó thỏa mãn nhu cầu của thị trường nước ngoài). Trong số các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất HTD, thì dệt, may đã có mặt trên thị trường nhiều nước và đóng góp cho xuất khẩu lớn (chiếm 16,4% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước). b. Tình hình phát triển và phân bố ▪ Tình hình phát triển Ngành này ra đời từ rất sớm nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ngay từ thời xa xưa cư dân Văn Lang đã làm ra nhiều loại vải được dệt từ sợi gai, đay, bông, tơ tằm (di tích còn để lại là những hình người với trang phục độc đáo (áo, váy, khố) trên trống đồng Đông Sơn), rồi đến thời Bắc thuộc, vải “cát bá” rất được ưa chuộng đã có từ lâu trên đất Giao Chỉ. Dưới thời phong kiến, nghề dệt khá phát đạt với nhiều loại lụa-gấm-đoạn nhiều màu sắc. Năm 1040 Lý Thái Tông đã quyết định không mua gấm vóc của nước ngoài mà sử dụng hàng trong nước để may lễ phục cho quan lại. Một nghề khác như thuộc da, đóng giày, làm giấy,... cũng được phát triển ở nhiều nơi. Dưới thời Pháp thuộc, các xí nghiệp sản xuất HTD ra đời với qui mô nhỏ. Cùng với nó là xuất hiện một số làng nghề thủ công truyền thống phục vụ cho cuộc sống của nhân dân. Giai đoạn sau 1954 đến nay, ngành này đã có nhiều chuyển biến, đặc biệt là từ sau đổi mới. Nhưng nó cũng trải qua nhiều bước thăng trầm, sản lượng lên xuống thất thường. ▪ Phân bố. công nghiệp sản xuất HTD có những đặc điểm (rất riêng) ảnh hưởng đến phân bố các nhà máy, xí nghiệp. Đó là, ngành sử dụng nhiều lao động nữ, yêu cầu cần cù, chăm chỉ, khéo tay, ít gây ô nhiễm môi trường (trừ sản xuất giấy, thuộc da), sử dụng điện năng ở mức độ vừa phải. Chính vì vậy, thường phân bố xung quanh các TP lớn, có nhiều lao động và thị trường. c. Các ngành chủ yếu - Công nghiệp dệt: Là ngành phát triển lâu đời nhất trên cơ sở từ ngành dệt vải lụa cổ truyền. Trước đây Việt Nam đã có những sản phẩm dệt nổi tiếng đẹp, tinh xảo như lụa, đũi, the, gấm... Nghề dệt vải kéo theo nghề trồng bông kéo sợi; Nghề dệt lụa kéo theo nghề trồng dâu nuôi 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> tằm kéo kén. Tuy nhiên, nếu xét về qui mô thì việc hình thành công nghiệp dệt may được tính từ khi nhà máy dệt Nam Định ra đời. Thời Pháp thuộc, dựa vào nguồn nhân công rẻ mạt, nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu với thị trường rộng lớn của cả vùng Đông Nam Á, thực dân Pháp và các công ty tư bản đã xây dựng một số nhà máy ươm tơ, kéo sợi, dệt lụa vải ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Định (Phú Phong)... Tuy thu lợi nhuận khá cao, song do vốn - thiết bị - nguyên liệu đều dựa vào thị trường tư bản Pháp nên ngành này phát triển rất chậm. Từ sau 1954 - 1975: Ở miền Bắc, chúng ta đã khôi phục và mở rộng các xí nghiệp cũ như Nam Định trở thành xí nghiệp liên hợp dệt lớn ở miền Bắc (từ kéo sợi, ươm tơ, dệt vải, lụa, in hoa, làm nhẵn bóng, dệt chăn...). Khôi phục xí nghiệp dệt sợi, thảm len ở (Hải Phòng), dệt Minh Phương (Vĩnh Phú), dệt 8/3, 10/10, dệt kim Đông Xuân, Cự Doanh (Hà Nội). Tính đến 1975, ngành dệt – da – may - nhuộm đã sử dụng 4,7 vạn lao động, SX ra 105,2 triệu mét vải; 4,2 triệu mét lụa các loại; trên 19,0 triệu sản phẩm dệt kim; 13,2 vạn tấn sợi len; 9,8 vạn m2 thảm len và 4,0 triệu đôi chiếu cói. Ở miền Nam, ngành dệt thật sự ra đời từ sau 1954 khi Pháp dỡ nhà máy dệt Hải Phòng đưa vào thành lập Công ty SICOVINA và VINATEXCO (là 2 công ty vải bông lớn nhất thời đó). Các chi nhánh khác cũng được XD ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Tân An, Mỹ Tho. Sau đó thành lập các xí nghiệp dệt len, sợi hoá học, sợi tổng hợp như VIMYTEX, DACOTEX, Nam Á Công ty. Do không có nguồn nguyên liệu trong nước, việc xe sợi phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập, sản lượng bấp bênh. Năm 1975 chỉ SX được 40,0 triệu mét vải. Tuy nhiên, so với miền Bắc thì máy móc, kỹ thuật tương đối hiện đại và năng suất lao động cao hơn. Từ 1975 đến nay, ngành dệt vẫn đứng trước khó khăn lớn là thiếu nguyên liệu (nhất là ngành dệt sợi - hóa học) và thị trường tiêu thụ hạn chế. Vấn đề nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc và không đáp ứng đủ nhu cầu. Diện tích trồng bông của cả nước đến cuối thập kỷ 80 chỉ dao động  1,0 vạn ha, sản lượng chỉ đạt 3.000 - 4.000 tấn. Số lượng vải sản xuất ra không đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước, phải nhập khẩu nhiều. Theo ước tính, vào thời kỳ 1986-1990, thị trường trong nước tiêu thụ 270-320 triệu mét vải (sản xuất trong nước mới đáp ứng 80% nhu cầu, phải nhập 50 triệu mét vải). Thời kỳ 1991-1995, nhu cầu trong nước tăng 30% (~ 400 triệu mét vải). Do vậy, hàng năm vẫn phải nhập thêm hàng chục triệu mét vải (không tính vải nhập lậu). Ngành dệt có công suất khá lớn, nhưng trên thực tế sản lượng chỉ mới đạt 50 - 60% so với công suất thiết kế do khó khăn về nguyên liệu và thị trường. Ngoài ra, nước ta còn có một số ngành dệt khác như dệt kim, dệt thảm, dệt chiếu, dệt len,.v.v. các ngành này rất phổ biến ở các địa phương trong cả nước trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có ở mỗi vùng, nhưng phát triển chậm. - Công nghiệp may mặc. Là ngành có vị thế khác so với ngành công nghiệp dệt nhờ vào việc trang bị kĩ thuật tiên tiến và khai thác được thị trường mới (Tây Âu), số lượng sản phẩm ngày càng lớn (phần nhiều là gia công), mẫu mã, kiểu dáng ngày càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt - may tăng từ 850 triệu USD (1995) lên trên 2,0 tỉ USD (2002) và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của. 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> nước ta trên thị trường của 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về phân bố, cả nước có 2 trung tâm lớn nhất là Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng cũng là những thành phố có ngành dệt khá phát triển. Ngoài dệt-may ra, còn một số ngành dệt khác như dệt thảm, dệt len, dệt chiếu..., nhưng phát triển chậm. - Công nghiệp thuộc da, đóng giầy. Công nghiệp da thủ công và da mỹ nghệ đã có từ thời Pháp thuộc ở Hà nội (1935) dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ. Sản lượng giày da tăng đáng kể (năm 1995 so với 1985 tăng 14,5 lần; năm 1998 so với 1995 tăng 1,9 lần; năm 2002 so với 1998 tăng 2,2 lần. Điều này lý giải bởi nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân trong điều kiện mức sống được cải thiện. Bên cạnh việc đóng giày da còn có nhiều xí nghiệp sản xuất giày vải và dép các loại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một phần của sản phẩm này được xuất khẩu với xu hướng ngày càng tăng về giá trị, năm 1995 (296,4 triệu USD), 1996 (530,0 triệu USD), 1997 (978,4 triệu USD). Giày, dép của Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các xí nghiệp quan trọng đều tập trung tại các TP và các TTCN lớn của cả nước. - Công nghiệp in và văn phòng phẩm. Nhóm ngành công nghiệp này phát triển trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa của nhân dân. Tuy nhiên, do hạn chế về nguyên liệu nên công nghiệp giấy gặp nhiều khó khăn. Cả nước có 2 nhà máy giấy cỡ lớn ở Bãi Bằng và Tân Mai với sản lượng ~ 150 triệu tấn/năm. Sản phẩm làm ra chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu. Sự mở rộng thị trường in và việc nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật mới kịp thời làm cho ngành in phát triển khá nhanh. Năm 2002, ngành in cho ra 210 tỉ trang (gấp 4,6 lần năm 1990). Các xí nghiệp phân bố khắp nơi, song vẫn tập trung ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP HCM. Việc SX văn phòng phẩm còn chậm so với 2 ngành giấy và in; các mặt hàng còn nghèo nàn (chủ yếu là SX bút máy và bút bi, phấn viên, kẹp giấy, tập giấy kỹ thuật, thước kẻ, êke...). Chỉ có mặt hàng bút máy là phát triển mạnh hơn một chút, còn lại gần như nhường chỗ cho hàng nước ngoài chiếm lĩnh thị trường. Bảng 3.15. Một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp sản xuất HTD thời kỳ 1995 – 2005 ĐV tính 1995 2000 2005 2008 Sợi Tấn 59222,0 129890 259245,0 481155 Vải lụa triệu mét 263,0 356,4 560,8 770,5 Vải bạt Nghìn m 2058,0 23516,0 38803,0 102284,0 2 Thảm len Nghìn m 307,0 64,4 33,1 94,0 2 Thảm đay Nghìn m 239,0 1406,0 64,5 30,0 Quần áo dệt kim nghìn cái 30182,0 87007 145563,0 121461 Quần áo may sẵn Triệu cái 171,9 337 1011,0 2323,2 Da cứng Tấn 18,0 97,0 3905,0 16604,0 Da mềm nghìn bia 1383,0 4806,0 21433,0 28582,0 Giầy,dép da Nghìn đôi 46440,0 107994,0 218039,0 234560,0 3 Gỗ xẻ Nghìn m 1606,0 1744,0 3232,0 5329,0 Giấy, bìa Nghìn tấn 216,0 408,5 901,2 1899,7 Trang in Triệu trang 96738,0 184662 450309,0 686241 74.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> d. Định hướng phát triển Theo qui hoạch, cần tập trung phát triển mạnh ngành dệt may, da giầy,.. có chất lượng cao, hạ giá thành để có thể cạnh tranh được với hàng nước ngoài và cả thị trường trong nước. Đổi mới công nghệ để chuyển nhanh từ gia công sang tự sản xuất để xuất khẩu, phấn đấu đua kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc, dệt có vị trí hàng đầu trong cơ cấu xuất khẩu. Hạn chế tối đa việc nhập khẩu các mặt HTD mà trong nước có thể tự sản xuất được. Nâng cao chất lượng các mặt hàng cả về mẫu mã, giá thành SP.... CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm. 2. Dựa vào bảng 3.14. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm ở nước ta. Hãy rút ra nhận xét và giải thích tại sao sản phẩm của một số ngành trên lại có sự thay đổi qua các thời kì ? 3. Để củng cố và giữ vững được thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực về nông sản nhiệt đới, trong những năm tiếp theo Việt Nam cần khắc phục những hạn chế gì. Có thể nêu một số giải pháp (theo nhận định của mình) 4. Trình bày tình hình khai thác gỗ của các vùng ở nước ta. Giải thích tại sao sản lượng gỗ khai thác lại có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ? 5. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến gỗ - lâm sản. 6. Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm. Trình bày hiện trạng phát triển & phân bố của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta ? 7. Tại sao trong những năm gần đây, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại được phát triển mạnh mẽ ? 8. Hãy so sánh các nguồn lực để phát triển công nghiệp dệt, may, da – giày và giấy – in – văn phòng phẩm ở nước ta. Hạn chế lớn nhất của ngành này là gì. Biện pháp khắc phục ?. 75.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 4.3. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP. 4.3.1. Tổng quan về tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) TCLTCN là một trong những hình thức tổ chức của nền SXXH, vấn đề này đã được nghiên cứu ở nhiều nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Thuật ngữ TCLTCN đang được SD rộng rãi trong khoa học và thực tiễn. TCLTCN được hiểu là một hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp SX lãnh thổ trên cơ sở SD hợp lý TNTN-vật chất - LĐ, nhằm giảm bớt những chi phí để khắc phục sự không phù hợp trước đây về phân bố các nguồn nguyên- nhiên liệu, năng lượng từ nơi SX và nơi tiêu thụ, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao (A.T.Khơrusov, 1979). TCLTCN được thể hiện dưới nhiều hình thức, rất phong phú và đa dạng với những quan niệm khác xa nhau giữa các nhà khoa học. Theo trường phái địa lý Xô Viết (A.T.Khơrusov) đưa ra 5 hình thức thể hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước, ông cho rằng TCLTCN bao gồm: Điểm-Trung tâm-Cụm-Thể tổng hợp CN-vùng CN. Với lý thuyết về “Khu vị luận CN”, Weber (1909) cho rằng, việc phân bố và hình thành KCN phải dựa trên nguyên tắc cực đại hoá lợi nhuận và cực tiểu hoá chi phí; sự tập trung các xí nghiệp vào một khu vực phụ thuộc vào 3 yếu tố là: chi phí vận tải thấp nhất, chi phí lao động rẻ nhất và có xí nghiệp tập trung SD phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền. KCN (Industrianl Zone, Industrianl Park) hoặc KCNTT (Industrianl Estates) đã ra đời và phát triển ở các nước tư bản từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Theo quan niệm của các nhà khoa học phương Tây, thì KCNTT là một khu vực đất đai phải có gianh giới nhất định và quyền sỡ hữu rõ ràng nhằm trước hết XD kết cấu hạ tầng (đường sá, điện, nước, khí, TTLL), rồi sau đó XD các xí nghiệp để bán. Ngoài ra còn có khái niệm về quận CN (Industrial Districs), nghĩa là một khu vực với ranh giới khép kín trong một đơn vị hành chính cấp thấp. Điểm CN. Sơ đồ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Khu CN T.Tâm CN. Vùng CN. Hình thức thấp nhất. Quá độ từ NN sang CN (CNH’). Hình thức ở trình độ cao. Hình thức cao nhất. - Đồng nhất với một điểm dân cư. Gồm 1 - 2 XN nằm gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản. - Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.. - Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng, quốc lộ lớn, sân bay). - Tập trung tương đối nhiều XN với khả năng hợp tác SX cao. - SX các SP vừa để tiêu dùng trong nước, vừa để XK. - Có các XN dịch vụ hỗ trợ SXCN. - Gần đô thị vừa và lớn, có VTĐL thuận lợi. - Bao gồm KCN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. - Có các XN nòng cốt (hạt nhân). - Có các XN bổ trợ và phục vụ. - Vùng lãnh thổ rộng lớn. - Bao gồm nhiều điểm, KCN, TTCN có mối liên hệ về XS và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành CN. - Có một vài ngành CN chủ yếu tạo nên hướng CMH’. - Có các ngành ph.vụ và bổ trợ.. 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Những nước đang phát triển, với chiến lược hướng về xuất khẩu trên cơ sở thu hút đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài. Các KCN cũng có tên gọi khác nhau như KCNTT hay KCX đã xuất hiện vào khoảng những năm 50 của thế kỷ XX. Ở Châu Á, hình thành đầu tiên là Xingapo (1951), Malaixia (1954), Ấn Độ (1966)... Một số hình thức TCLTCN: - Ở Đài Loan: hình thức trên gọi là Khu chế xuất (Export Processing Zone), ví dụ KCX đầu tiên là Cao Hùng (1966), tiếp theo là hai KCX Nam Tử và Đài Trung (1969). Sau gần 30 năm hoạt động, ba KCX này với tổng diện tích 192 ha đã thu hút hút 20 tỉ USD lợi nhuận và giải quyết việc làm cho 9,6 vạn người. Từ chỗ thu hút đầu tư của nước ngoài vào các KCX, đến nay Chính phủ và tư nhân Đài Loan đã bỏ vốn đầu tư 12 KCX ở nước ngoài. - Ở Hàn Quốc: KCX đầu tiên là Masan được xây dựng năm 1970 và được coi là một trong 20 biện pháp của Nhà nước trong chính sách khuyến khích xuất khẩu. KCX đã trở thành cầu nối giữa nền kinh tế trong và ngoài nước thông qua khâu cung cấp nguyên liệu và hợp đồng gia công giữa KCX với các xí nghiệp trong nước. - Ở Trung Quốc: gọi là “Đặc khu kinh tế” với chính sách mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình đã cho xây dựng 5 đặc khu kinh tế với qui mô lớn (Thâm Quyến, Hạ Môn, Sán Đầu, Phú Đông, Hải Nam), thành công nhất là đặc khu Thâm Quyến diện tích 327km2, thành lập 8/1980. - Ở Malaixia: hình thức này lại được gọi là ” Khu thương mại tự do”, với sự hình thành khu Bayan Lapas (1972), diện tích 135 ha. Sau hơn 20 năm đã có 10 khu với tổng diện tích 1.720 ha với hình thức lại rất linh hoạt, (có khu rộng tới vài trăm ha, nhưng có khu chỉ vài ha, hoặc chỉ có 1 nhà máy). Từ sau 1990, “khu thương mại tự do” được đổi thành ‘Khu tự do”. Khu tự do bao gồm KCN tự do và Khu mậu dịch tự do nhưng thực chất vẫn là KCN sản xuất hàng xuất khẩu. - Ở Thái Lan: từ 1970 bắt đầu xây dựng các KCNTT gồm cả KCX từ đầu thập kỷ 70. Khu đầu tiên là Bang Chan (108ha) xây dựng 1972. Hiện nay đã có 37 khu với diện tích 9.900ha (lớn nhất 960 ha, nhỏ nhất 108 ha). Cho đến nay, KCN của Thái Lan gồm có 2 loại: KCNTT (gồm các xí nghiệp SX sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) và KCX (là các xí nghiệp chỉ sản xuất ra các sản phẩm để XK). Các KCX thường nằm trong lãnh thổ của các KCNTT. Như vậy, việc hình thành các KCNTT dưới các tên gọi khác nhau với tư cách như là một hình thức TCLTCN là một xu thế tất yếu của các nước mà nền kinh tế hướng theo mở cửa. Mục tiêu cuối cùng là: Thu hút được vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến để góp phần thực hiện CNH’ và HĐH’ đất nước. Giảm tối đa tình trạng quá tải về mức độ tập trung công nghiệp cả về dân cư ở thủ đô cũng như các thành phố khác., hạn chế sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các đơn vị hành chính; giữa thành thị với nông thôn. Đảm bảo hiệu quả cao về KT-XH và môi trường... 4.3.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta a. Các hình thức TCLTCN. Công nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng. Trong quá trình phát triển, các cơ sở (xí nghiệp) CN xuất hiện ở các địa điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào các ĐKTN, KT-XH, lịch sử cụ thể. Việc hình thành và sắp xếp toàn bộ các cơ sở công nghiệp đó một cách tự phát hay tự giác trên phạm vi lãnh thổ đã tạo nên sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp. Trước 1990, chúng ta hầu như chưa có những nghiên cứu về TCLTCN cụ thể. Dựa vào lý luận và kinh nghiệm của nước ngoài. Năm 1994, Viện Chiến lược phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu 77.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> tư) đưa ra 6 hình thức TCLTCN. Đó là: Điểm công nghiệp, Cụm công nghiệp, Khu công nghiệp, Trung tâm công nghiệp, Dải công nghiệp và Địa bàn trọng điểm công nghiệp. - Điểm công nghiệp: thường là (1 hay 2 ) xí nghiệp phân bố riêng biệt; Có kết cấu hạ tầng riêng; Gần nguồn nguyên liệu hoặc tiêu thụ. Có thể là hạt nhân để phát triển thành cụm hay KCN. - Cụm công nghiệp: bao gồm một vài xí nghiệp trở lên, được bố trí trên phạm vi nhỏ, không có gianh giới rõ ràng, không có ban quản lý chung. Ở nước ta, cụm công nghiệp thường hình thành ở các thị trấn, thị xã, hay dọc trục giao thông. - Khu công nghiệp (KCN): là một khu vực có gianh giới xác định; Có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, KT-XH, kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư. Hoạt động theo một cơ cấu gồm các xí nghiệp CN và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế cho từng xí nghiệp (nói riêng) và cho cả KCN. KCN có một số đặc điểm sau: + Tập trung tương đối nhiều XN, SD chung kết cấu hạ tầng SXXH, có ranh giới cụ thể. + Các xí nghiệp trong KCN được hưởng qui chế riêng, có sự ưu đãi với BQL thống nhất. + Vai trò quản lý của Nhà nước thể hiện ở chỗ chỉ qui định những ngành (xí nghiệp) nào được khuyến khích phát triển và những ngành (xí nghiệp) nào không được phép đặt trong KCN do yêu cầu bảo vệ MTST hay AN-QP. + Ở nước ta, ngoài KCNTT còn có khác KCX và khu công nghệ cao. Tính đến 08/2007 cả nước đã hình thành 150 KCNTT, KCX, khu công nghệ cao (với tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 32,3 nghìn ha). Trong số này có 90 khu đã đi vào hoạt động (gần 19,8 ngàn ha) và 60 khu đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, XD cơ bản. Về phân bố, tập trung nhất là ở Đ.Nam Bộ (TP HCM, Đông Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu), sau đó đến ĐBSHồng (Hà Nội và Hải Phòng) và DH M.Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các KCNTT còn hạn chế. - Trung tâm công nghiệp (TTCN): là khu vực tập trung công nghiệp, có thể bao gồm một số khu-cụm công nghiệp và các xí nghiệp hạt nhân tác động đến lãnh thổ xung quanh. Dựa vào vai trò của các TTCN trong sự PCLĐ theo lãnh thổ, có thể phân thành các nhóm sau: Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (Hà Nội, TP HCM). Các trung tâm có ý nghĩa vùng (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...); Các trung tâm có ý nghĩa địa phương (Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang…). Nếu căn cứ vào GT SXCN, có thể chia các TTCN thành trung tâm rất lớn (TP HCM); Trung tâm lớn (Hà Nội, Biên Hoà, Vũng Tàu, Hải Phòng); Trung tâm trung bình (Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ…) - Dải công nghiệp: là sự đan xen và kéo dài các điểm, cụm hay KCN theo trục giao thông lớn. Nó thường xuất phát từ các thành phố lớn toả ra theo các hướng có điều kiện thuận lợi về GTVT (ở nước ta, dạng này thể hiện rõ ở Tp HCM-Biên Hòa-Vũng Tàu). - Địa bàn CNTĐ là bộ phận lãnh thổ nằm trên địa bàn (vùng) trọng điểm phát triển KTXH, bao gồm nhiều tỉnh có điều kiện thuận lợi về VTĐL, tài nguyên, kinh tế, kết cấu hạ tầng, có khả năng bố trí tập trung CN nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hay toàn quốc. - Vùng công nghiệp: Năm 2006 cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp: + Vùng 1: gồm 14 tỉnh TD&MN’ Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh). (Đ.Bắc 10, T.Bắc 4) + Vùng 2: gồm 14 tỉnh (10 tỉnh thuộc ĐBSH và Quảng Ninh, Th.Hoá, Ng.An, Hà Tĩnh.) 78.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> + Vùng 3: gồm 10 tỉnh từ Quảng Bình vào đến Ninh Thuận. + Vùng 4: gồm 4 tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). + Vùng 5: gồm 8 tỉnh (6 tỉnh Đ.Nam Bộ và 2 tỉnh Bình Thuận Lâm Đồng.) + Vùng 6: gồm 13 tỉnh ĐB sông Cửu Long b. Khu công nghiệp tập trung - một hình thức đặc biệt của TCLTCN ● Thực trạng các KCN ở nước ta. Nước ta đã và đang hình thành nhiều KCN (hay khu vực tập trung CN). Do lịch sử để lại, cho nên hiện nay còn tồn tại nhiều loại KCN, có khu mang dáng dấp của khu CNTT, nhưng có khu lại có những đặc điểm khác hẳn. Nhìn chung, các KCN thường tập trung ở các đô thị, gần trục giao thông, gần cơ sở nguyên, nhiên liệu. Mạng lưới KCN phát triển tương đối rộng khắp dọc chiều dài đất nước. Nhiều KCN đã trở thành hạt nhân để hình thành các đô thị (hay TTCN) như Bãi Cháy-Hồng Gai, Việt Trì, Gò Đầm, Biên Hoà, Cần Thơ... Hoặc XD được mối liên hệ sản xuất, kĩ thuật, sử dụng phế thải nhằm đạt hiệu quả kinh tế. Các KCN này đã hoàn thành sứ mạng lịch sử trong công cuộc XD và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, các KCN ở nước ta còn bộc lộ những tồn tại rất căn bản. Đó là, chúng ta xây dựng không theo một chiến lược tổng thể trên phạm vi cả nước, cũng như trong từng vùng. Hơn nữa, nhiều KCN ra đời phải trải qua chiến tranh và cơ chế bao cấp kéo dài. Phần lớn các KCN tuy được xây dựng từ lâu (nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau) nên chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Ngoài ra còn phải kể đến những bất cập trong quản lý giữa TW và địa phương, giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ. Kết quả là tác dụng của các KCN bị hạn chế rõ rệt. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1995), KCN ta có thể chia thành 5 nhóm sau: * Nhóm 1: Các khu vực tập trung CN hình thành trên cơ sở một xí nghiệp liên hợp: - Bao gồm: LH gang thép Thái Nguyên; dệt Nam Định; dệt 8/3 Hà Nội; giấy Bãi Bằng. - Đặc điểm: Các XN thành viên (hoặc phân xưởng) trong liên hợp tập trung trên một lãnh thổ 50-60 ha. Các XN thành viên (hay phân xưởng) có mối liên hệ chặt chẽ về công nghệ trong quá trình SX ra sản phẩm. Sử dụng chung kết cấu hạ tầng SX & XH. Có BQL chung thống nhất. - Ưu điểm: Tổ chức SX theo kiểu liên hợp (SX được tiến hành liên tục, các khâu của quá trình sản xuất kế tiếp nhau). Đảm bảo hiệu quả kinh tế do tiết kiệm được chi phí vận tải, điều phối lao động và SD kết cấu hạ tầng SX. - Hạn chế: Mỗi XN thành viên khó có khả năng thay đổi qui trình công nghệ và sản phẩm (vì điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các XN thành viên khác nói riêng và cả liên hợp nói chung), đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ, đầu tư lớn. * Nhóm 2: Các khu vực tập trung công nghiệp được hình thành trên cơ sở các XN có mối liên hệ chặt chẽ về kĩ thuật và công nghệ theo chu trình năng lượng sản xuất nhất định. Tiêu biểu cho loại này là KCN Việt Trì. - Đặc điểm: Các XN có mối liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) về công nghệ từ khâu cung cấp nguyên liệu, sử dụng thành phẩm cho đến khâu tận dụng phế thải của XN chính. Không có BQL chung (các XN cùng ngành do Bộ tương ứng quản lý, chỉ đạo). 79.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> - Ưu điểm: SX diễn ra liên tục, tận dụng cả phế thải nên hiệu quả kinh tế tương đối cao. - Hạn chế trong việc đổi mới thiết bị kịp thời, thiếu năng động. * Nhóm 3: Các khu vực tập trung CN được hình thành trên cơ sở các XN chỉ sử dụng chung toàn bộ (hoặc một phần) kết cấu hạ tầng SX, xã hội, không có mối liên hệ về công nghệ. - Bao gồm: KCN Thượng Đình, Đông Anh, Gò Đầm, Biên Hoà, Cần Thơ, Đà Nẵng. Các khu vực tập trung công nghiệp này ra đời theo qui hoạch chung trên một lãnh thổ xác định với 2 dạng khác nhau: KCN Thượng Đình, Biên Hoà, Cần Thơ, Đà Nẵng, các XN trong khu vực rất khác nhau về công nghệ, tập trung trên diện tích nhỏ từ 50 - 200 ha (Biên Hoà 200 ha, Đà Nẵng 70 ha, Thượng Đình 75 ha, Cần Thơ 50 ha). SD chung kết cấu hạ tầng mà không có BQL chung. KCN Đông Anh, Gò Đầm tuy có qui hoạch thành một khu vực riêng, nhưng các XN trải ra trên diện tích rộng, một số XN có kết cấu hạ tầng riêng. Qui hoạch ở đây chỉ mang tính định hướng. - Ưu điểm: Tính năng động trong sản xuất cao, không bị ảnh hưởng trong SX khi thay đổi thiết bị công nghệ, tận dụng được kết cấu hạ tầng, giảm được vốn đầu tư. (Ưu điểm này chỉ thể hiện rõ nét ở dạng thứ nhất.) * Nhóm 4: Các khu vực tập trung CN được hình thành trên cơ sở CMH’ khai thác khoáng sản và các XN phục vụ có liên quan với việc sử dụng chung kết cấu hạ tầng và BQL thống nhất. - Bao gồm các khu khai thác than Hồng Gai-Bãi Cháy, Cẩm Phả-Dương Huy, Uông BíMạo Khê và KCN khai thác apatit Lào Cai, crômit Cổ Định, thiếc Quì Hợp... - Đặc điểm: Là các XN trong khu vực khai thác bao gồm các mỏ khai thác và các XN phục vụ có liên quan (sàng, tuyển, tinh luyện quặng, cơ khí sửa chữa...) gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. Ngoài ra còn có các XN phục vụ cho nhu cầu của công nhân lao động thuộc các ngành công nghiệp nhẹ, CB’ LTTP... Các XN trải trên một diện tích rộng lớn. Có kết cấu hạ tầng chung phục vụ cho việc khai thác (GT nội mỏ, bến bãi, cảng, cung cấp điện - nước) và cơ quan quản lý chung. Tuy xen kẽ với khu dân cư và không có gianh giới rõ ràng, nhưng về bản chất, các KCN này tương tự như KCNTT hiện nay. * Nhóm 5: Các khu vực tập trung công nghiệp được hình thành trên cơ sở tập hợp ngẫu nhiên của các xí nghiệp hầu như không có mối quan hệ về sản xuất, không sử dụng chung kết cấu hạ tầng và trên một lãnh thổ không có ranh giới rõ rệt - Bao gồm: Khu Trương Định-Đuôi Cá, Minh Khai-Vĩnh Tuy, Cầu Bươu, Gia Lâm-Yên Viên, Cầu Diễn-Nghĩa Đô, Văn Điển-Pháp Vân (Hà Nội); Thượng Lý-Quán Toan, Minh Đức, Đoan Xá (Hải Phòng); một số KCN ở Đà Nẵng và TP HCM,... - Đặc điểm: Các XN do cơ quan chủ quản (hay được địa phương tự xây dựng), không có qui hoạch chung với kết cấu hạ tầng riêng và không có mối liên hệ với nhau về SX. Khoảng cách giữa các XN là tuỳ tiện (có thể cách xa nhau 4-5 km như Cầu Diễn-Nghĩa Đô, có thể nằm sát nhau như Trương Định). Xen kẽ là các khu cư dân nên khó mở rộng sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp dân cư (tiếng ồn, chất thải...). Đây là hậu quả của việc phân bố công nghiệp riêng rẽ; hiệu quả kinh tế kém, ô nhiễm môi trường cần phải được cải tạo trong thời gian tới. 80.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> ● Khu công nghiệp tập trung và các dạng của nó (KCNTT) - Khu công nghiệp tập trung Việc XD các KCNTT và các biến dạng của nó có ý nghĩa đặc biệt trong tiến trình CNH’, HĐH’ ở nước ta hiện nay. Chính vì thế, Thủ tướng CP ra QĐ số 969/TTg ngày 28/12/1996 về việc thành lập BQL các KCN Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ để giúp Thủ tướng chỉ đạo việc chuẩn bị, xây dựng, phát triển và quản lý KCNTT, KCX, khu công nghệ cao đã được qui hoạch và phê duyệt. Các KCN đã, đang và sẽ thu hút vốn đầu tư (cả trong và ngoài nước), sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng của người lao động, mở rộng chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng. KCNTT, theo Nghị Định 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ, là khu phải có ranh giới địa lý xác định, chuyên SXCN và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ CN, không có dân cư sinh sống trong khu vực. - Các khu chế xuất (KCX): Là một dạng KCNTT đặc biệt, việc hình thành các KCX nhằm thu hút ĐTNN, nắm bắt công nghệ mới, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần thu ngoại tệ và tạo thêm việc làm cho người lao động. Theo Qui chế KCX, đây là KCN chuyên SX phần lớn để xuất khẩu, có ranh giới hành chính rõ rệt, được hưởng qui chế pháp lý và những ưu đãi đặc biệt để thu hút ĐTNN, sản xuất hàng xuất khẩu, tiến hành dịch vụ và hoạt động kinh tế hỗ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu và cho xuất khẩu. Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng về KCX: Diện tích không lớn, theo kinh nghiệm một số nước, qui mô TB chỉ cần khoảng vài chục đến 100-150 ha, được khép kín. Sản phẩm SX ra phải đạt 80-90% để xuất khẩu và chỉ có một số loại hình công nghiệp phù hợp với mục tiêu đã đặt ra mới được đặt trong KCX. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCX được hưởng những ưu đãi đặt biệt theo qui định của Nhà nước. Đối với nước ta, KCX như là một hình thức TCLTCN và công cụ kinh tế hiệu quả để tiến hành CNH’ còn tương đối mới mẻ. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã cho phép thành các KCX từ năm 1991. Bảng 3.16. Các khu chế xuất được cấp giấy phép tại Việt Nam. Ngày Diện tích KCX Địa điểm thành lập (ha) Tân Thuận 24/09/1991 Hồ Chí Minh 300,0 Linh Trung 31/08/1992 Hồ Chí Minh 60,0 Đồ Sơn 12/01/1993 Hải Phòng 300,0 Đà Nẵng 21/10/1993 Đà Nẵng 120,0 Cần Thơ 02/11/1993 Cần Thơ 57,1 Nội Bài 12/01/1994 Hà Nội 100,0. Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng (triệu USD) 89,00 14,00 150,00 24,00 8,15 29,9. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. 3. Dựa vào kiến thức đã có, Bản đồ công nghiệp chung (hoặc atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta.. 81.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Chương 5. ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 5.1. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI - Đây là ngành không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó có ý nghĩa làm tăng giá trị của hàng hoá được sản xuất ra. Giá trị của ngành không thể nhìn thấy hoặc sờ mó được, mà nó là vô hình. (Ví dụ, một sản phẩm được sản xuất ra, nhưng lại được bán với giá khác nhau ở 2 nơi). - Về cơ cấu, dịch vụ bao gồm: GTVT; TTLL - Bưu chính viễn thông; Thương nghiệp (nội - ngoại thương); Du lịch; GD-YT; Các ngành khác: ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo, tư pháp, hải quan, thuế quan, VH nghệ thuật (sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ...) thể thao, an ninh, tạp vụ - Về vai trò: Tham gia vào quá trình chu chuyển hoạt động KT - XH; Thúc đẩy sự gắn kết giữa các phân hệ của hệ thống trong mối liên hệ thống nhất (hay nói cách khác, nó đẩy mạnh các mối liên hệ ngành, liên vùng làm cho lưu thông thông suốt). Trong nền kinh tế thị trường, nó góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện để hội nhập với khu vực và quốc tế. Vai trò to lớn còn thể hiện ở sự đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP. 5.2. ĐỊA LÝ MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ 5.2.1. GIAO THÔNG VẬN TẢI a. Ý nghĩa của giao thông vận tải GTVT, như K.Mác khẳng định, là ngành sản xuất vật chất quan trọng đứng hàng thứ tư, sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp. Bản thân nó không làm ra sản phẩm, hay làm tăng khối lượng, hoặc làm thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyển dịch vị trí của sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, làm tăng giá trị của sản phẩm làm ra. Như vậy, ý nghĩa của GTVT: Hình thành mối liên hệ giữa các ngành, các vùng (cũng như nội bộ từng ngành, từng vùng với nhau); Gắn kết vùng nguyên liệu – sản xuất; Giữa sản xuất – tiêu dùng; Góp phần hình thành và phát triển sự PCLĐ theo ngành và theo lãnh thổ, cũng như sự PCLĐ với khu vực và quốc tế; GTVT còn tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Nâng cao vai trò phòng thủ đất nước; GTVT là một ngành sản xuất vật chất độc đáo, nó góp phần điều khiển các hoạt động kinh tế; qui định sự thành - bại trong sản xuất và kinh doanh; Là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển KT-XH của một quốc gia. b. Các điều kiện phát triển ● Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) - Về vị trí địa lý: Nước ta nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tiếp cận với biển Đông trên đường hàng hải quốc tế nối 2 đại dương lớn ÂĐD TBD, ở vị trí trung chuyển của một số tuyến đường hàng không quốc tế; điều này giúp cho Việt Nam dễ dàng phát triển các loại hình GTVT cả đường bộ, biển, hàng không với các khu vực- TG 82.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Về mặt tự nhiên: Lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ, thuận lợi cho việc thiết lập các tuyến GTVT bắc - nam; các thung lũng cùng dòng chảy theo hướng tây bắc - đông nam (hay đông - tây) cũng cho phép xây dựng các tuyến GTVT ngang, hoặc đan chéo với các tuyến trên; Sông ngòi dày đặc, đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh là tiền đề để phát triển GTVT lên TDMN'; hình thành các cảng biển và liên hệ với nhiều nước trên thế giới; Khí hậu nhiệt đới - ẩm gió mùa, nước không bị đóng băng cũng thuận lợi cho GTVT hoạt động quanh năm. ● Điều kiện kinh tế - xã hội (kinh tế-XH) - Muốn phát triển KT - XH, trước hết cần phải đầu tư xây dựng CSHT, mà trước hết là giao thông vận tải; trong nền kinh tế thị trường, việc cải tạo, nâng cấp mạng lưới GTVT hiện có và mở thêm các tuyến mới là vấn đề cấp thiết. Trong những năm qua chúng ta đặc biệt chú trọng phát triển GTVT, đã cải tạo nâng cấp, xây dựng mới nhiều tuyến đường đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. - Tuy nhiên, chúng ta cũng còn có một số khó khăn về ĐKTN và KT - XH: Địa hình chia cắt, 3/4 là đồi núi, nhiều sông suối... cần vốn đầu tư lớn cho xây dựng đường sá, cầu phà. Lãnh thổ kéo dài, muốn đảm bảo cho GTVT thông suốt, cần phải có nhiều đầu mối giao thông; như vậy cũng tạo ra sự tốn kém trong xây dựng và lãng phí thời gian bốc dỡ, chuyển tải. Thiên tai, bão lụt thường xuyên xảy ra làm hư hỏng đường xá, ách tắc giao thông (ví dụ, hai trận lụt lớn xảy ra ở miền Trung vào tháng đầu tháng 11 và đầu 12/1999 đã phá huỷ nhiều tuyến QL1 và đèo Hải Vân). Sự nghèo nàn và lạc hậu cùng với chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả nặng nề cho đất nước. Kết cấu hạ tầng (nói chung) và GTVT (nói riêng) vẫn còn bất cập đặc biệt trong sự nghiệp CNH’ và HĐH’ đất nước. Chi phí cho GTVT rất tốn kém (ví dụ, việc XD lại tuyến đường QL5 nối Hà Nội - Hải Phòng, ước tính 12 - 13 tỉ đồng/1km đường; hoặc đối với QL1 cũng phải vài tỉ đồng/1km đường). 5.2.2. MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ● MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG Ô TÔ - Tình hình phát triển: Đường ô tô đã được phát triển từ thời Pháp thuộc. Đầu tiên là việc nâng cấp và xây dựng mới một số đoạn trên tuyến đường Thiên Lý xuyên Bắc - Nam thời Nguyễn. Năm 1913 tổng chiều dài ~ 3.000 km. Năm 1925 đã tăng lên 20.000 km. Năm 1934 riêng đường nhựa là 33.600 km, đường đá 15.300 km. Sau năm 1939, giao thông đường bộ đã trở nên phổ biến việc đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác. Nhiều cầu cống xi măng kiên cố cũng đã được xây dựng, tiêu biểu là cầu Pôn Dume (Long Biên) qua S.Hồng được xây dựng cuối thế kỷ XIX, dài 2.500 m cho cả đường bộ và đường sắt. Cầu Tràng Tiền qua sông Hương (6 nhịp cho đường bộ) và cầu Bạch Hổ dành cho đường sắt đều dài trên 1.000 m qua sông Hương (Huế). Ngoài ra, còn có cầu Đò Lèn (160 m), Hàm Rồng (200 m), Thạch Hãn (274 m), cầu qua sông Đà Rằng (365 m)... Đến nay, mặc dù đất nước trải quan nhiều biến động, nhưng GTVT vẫn phát triển. Chúng ta đã mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới nhiều tuyến đường. Năm 1990 nâng cấp 29 quốc lộ với chiều dài 6.000 km. Năm 1993, nâng cấp 39 tuyến (13.216 km). Năm 1995 nâng cấp 83.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 47 tuyến (13.216 km). Năm 1999, tổng chiều dài đường ô tô là 181.421 km, mật độ 0,55km/km2, thuộc loại cao trong khu vực (trong số này: Quốc lộ 10%, tỉnh lộ 14%, huyện lộ 24%, đường đô thị 2,1%, đường chuyên dùng 5%, còn lại là đường làng xã 44,9%). Nhưng nhìn chung, chất lượng đường còn kém, tuy phát triển nhanh nhưng vẫn còn 5 huyện với 1250 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm. Cùng với đường ô tô, thì hệ thống các cầu cũng được cải tạo và xây dựng mới. Năm 1995, cả nước có 32.482 cầu với tổng chiều dài 556.588 m (không tính 475 cầu dành riêng cho tàu hoả), trong đó có 4.114 cầu có trọng tải trên 10 tấn. Lớn nhất và hiện đại nhất là cầu Thăng Long qua S.Hồng, nối Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài; phần chính của cầu dài 1.680 m, cộng thêm cầu dẫn ở hai đầu là 5.503 m; cầu có 2 tầng, tầng trên cho xe ô tô, tầng dưới cho tàu hoả, xe thô sơ, có 14 trụ chính, cầu cao hơn mặt nước 10 m; thông xe 07/11/1987. Ngoài ra, còn có các cầu khác như: cầu Chương Dương chạy song song với cầu Long Biên; Cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy; Cầu Cỏ May trên QL51; Cầu sông Gianh, Quán Hầu trên QL1A. Cầu Mỹ Thuận là cầu giăng dây đầu tiên ở Việt Nam và ĐNÁ bắc qua S.Tiền nối Tiền Giang - Vĩnh Long, dài 1.535,2 m, rộng 22,8 m, 4 làn xe và 2 lề cho khách bộ hành, khổ thông thuyền từ mặt nước lên là 37,5m. Khởi công 06/1997, hoàn thành 05/2000, liên doanh với Baulderstone Hornibrook (Ôxtrâylia). Hiện nay, đang XD hàng loạt cầu lớn hiện đại: cầu Cần Thơ, Rạch Miễu (01/2009 thông xe), Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thị Nại, Bãi Cháy,v.v. - Các tuyến giao thông chính + Tuyến chạy theo hướng Bắc - Nam QL1A: Là tuyến quan trọng nhất, chạy từ Hữu nghị quan (Lạng Sơn) đến Cà Mau, dài trên 2.300 km. Tuyến này có ý nghĩa lớn cả về KT - XH và ANQP không chỉ trong nước và cả với các nước trong khu vực. Đoạn từ Hà Nội - Lạng Sơn, Nhà nước đầu tư 750 triệu đồng để nâng cấp, với chiều dài 168km (trong đó làm mới 51km). Đoạn Hà Nội - Vinh cải tạo và nâng cấp 278km. Đoạn Vinh - Đông Hà - Nha Trang (996km). Đoạn Nha Trang - TP HCM (450km). Xây dựng tuyến đường cao tốc (QL 22) từ TP HCM - cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) dài 80 km nối với đường xuyên Á (từ Trung Quốc - CPC). Như vậy, QL1A sẽ gắn kết với các vùng trong nước, đi qua các vùng giàu tài nguyên (khoáng sản, đồng bằng phì nhiêu), các TP, TTCN lớn, nối với các nước khác trên TG. Đường HCM:QL15 từ Suối Rút (Hoà Bình) chạy qua vùng trung du của tỉnh Thanh Hoá đến Quảng Trị nối với quốc lộ 14 ở TP Plâycu. QL 14 từ TP Plâycu chạy qua các tỉnh Tây Nguyên và điểm cuối ở thị trấn Chơn Thành (Bình Phước). Tuyến này chạy gần song song với QL1A ở phía Tây, đi qua các vùng giàu tài nguyên về lâm sản, cây công nghiệp, khoáng sản và nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người, có ý nghĩa lớn về kinh tế và đặc biệt là QP. QL13: TP HCM-Lộc Ninh-CPC rồi theo S.Mê Công lên Luông Phrabăng nối Viên Chăn. + Các tuyến chạy theo hướng Đông - Tây (hoặc Tây Bắc-Đông Nam) ▪ Ở Bắc Bộ có các tuyến đường chính sau QL 2: Dài 316 km, là trục kinh tế - QP quan trọng từ Hà Nội - Vĩnh Yên - Việt Trì Tuyên Quang - Mèo Vạc (Hà Giang) - Bảo Lạc (Cao Bằng) lên tận cao nguyên Đồng Văn (đoạn 84.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> từ Tuyên Quang - Lào Cai là đường QL70). Tuyến này cắt qua vùng giàu tài nguyên, các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. QL 3: (323 km), từ Hà Nội-Thái Nguyên-Bắc Cạn-Cao Bằng lên Thủy Khẩu (Cao Bằng) sang Trung Quốc. Con đường xuyên qua vùng kim loại màu quan trọng của vùng Đông Bắc. QL 4: (315km), chạy dọc biên giới Việt - Trung từ Mũi Ngọc-Móng Cái-Hải Ninh-Tiên Yên-Lạng Sơn-Cao Bằng-Đồng Văn. Đây là con đường chiến lược của vùng biên giới P.Bắc. QL 5: (103 km), nối Hà Nội - Hải Phòng (cắt qua QL18 ở Hải Dương - Chí Linh - Quảng Ninh). QL 5 là một huyết mạch quan trọng ở phía Bắc, cắt ngang qua tam giác tăng trưởng kinh tế P.Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Lưu lượng xe 3500 xe/ngày đêm, trong đó 15% là xe có trọng tải > 10 tấn. Đây là tuyến đường tốt nhất ở M.Bắc do Nhật Bản đã đầu tư nâng cấp đường này theo tiêu chuẩn cấp 1 đường đồng bằng với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ (riêng một vài cây số phía Hà Nội rộng 23m, 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ). Có 12 chiếc cầu khá hiện đại. QL 6. (522km), là con đường gần như độc đạo đi miền núi Tây Bắc. Từ Hà Nội qua trung tâm thủy điện Hòa Bình lên cao nguyên Mộc Châu vòng xuống Điện Biên đến Mường Khoa sang Lào. Đây là đường chiến lược KTế - QP quan trọng nhất của Tây Bắc. QL 10.(169km), từ Quảng Yên (nơi gặp QL18) chạy song song với cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng. Nối Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định. Tuyến này đi qua vùng lúa gạo, đông dân nhất của ĐBS Hồng. Trên tuyến này đã xây dựng xong cầu Tân Đệ nối 2 tỉnh Thái Bình - Nam Định (thông xe 01/2002). QL 18 (dài 208 km), từ Nội Bài - Bắc Ninh - Phả Lại - Đông Triều - Uông Bí - TP Hạ Long - Cẩm Phả - Tiên Yên - Móng Cái. Về phương diện kinh tế, đây và là tuyến hành lang quan trọng của vùng KTTĐPB' nối thủ đô với cảng Cái Lân. Chất lượng đường khá tốt. ▪ Ở Trung Bộ có các tuyến đường chính sau QL 7: từ thị trấn Diễn Châu - Nậm Cắn; nối Xiêng Khoảng - Vinh - cảng Cửa Lò. Đây là tuyến ra biển gần nhất của các tỉnh Đông Bắc Lào. QL 8: từ TX Hồng Lĩnh đi cửa khẩu Cầu Treo sang Lào gặp QL 13 đi Viên Chăn. QL 9: từ Đông Hà qua cửa khẩu Lao Bảo. Là cửa khẩu quan trọng hàng đầu nối Lào với biển Đông. Tháng 11/1996 Chính phủ đã phê duyệt cho nâng cấp tuyến này, đến 09/1997 hoàn thành đủ cho 4 làn xe qua lại thuận lợi. Ngoài ra, còn một số tuyến chạy theo hướng Đông - Tây: QL 217 từ Thanh Hoá qua biên giới nối với Sầm Nưa (Lào). QL19 Qui Nhơn - Plâycu - Đức Cơ - CPC. Một số tuyến đường nối hai trục dọc QL1A - QL14 ở Duyên hải Nam Trung Bộ (QL 25, 26, 27, 28 .v.v.). ▪ Ở Nam Bộ (từ TP HCM) có các tuyến đường quan trọng sau QL 20 (dài 300km), từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) - Bảo Lộc (vùng chè, dâu tằm nổi tiếng) - Đà Lạt, sau đó nối với QL 21 đi Buôn Ma Thuột. Tuyến này rất nhộn nhịp với các sản phẩm rau, quả, chè, cà phê và các dòng khách du lịch Lâm Đồng - TP HCM. 85.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> QL 51. Là tuyến xuyên suốt tam giác tăng trưởng TP HCM - Biên Hoà - Vũng Tàu. QL51 được cải tạo, mở rộng, nâng cấp thành đường cao tốc dài 170km. Tuyến này có cầu Cỏ May được XD lại dài 223m, có 9 nhịp. Ngoài ra, còn có tuyến QL 22 từ TP HCM đi cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Tuyến từ thị xã Tây Ninh qua cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh). Tuyến Bắc S.Tiền chạy ven bờ sông sang Cămpuchia. Tuyến Hà Tiên-Rạch Giá (Kiên Giang) chạy dọc biển rồi ngược lên vượt qua S.Hậu tới Vĩnh Long nối với các tuyến khác. ▪ Một số tuyến đường cao tốc: Thăng Long-Nội Bài 13,8 km, thiết kế hiện đại, nối Thăng Long - sân bay QTế Nội Bài. Láng - Hoà Lạc, dài 30 km (vốn đầu tư 1.124 tỉ đồng). Nối thủ đô với thành phố vệ tinh Hoà Lạc. Con đường này trước mắt nhằm khai thác vùng phụ cận Hà Nội, về lâu dài sẽ đầu tư phát triển khu vực Xuân Mai - Hoà Lạc - Ba Vì trở thành KCN kĩ thuật cao, là khu đô thị mới và du lịch phía Tây thủ đô. Nội Bài - Hải Phòng - Hạ Long, phục vụ cho du lịch Hạ Long. TP HCM - Gò Dầu (Tây Ninh). Đường này xuất phát từ Thủ Thiêm nối với đường cao tốc Biên Hoà đi Vũng Tàu, phục vụ nhu cầu phát triển của TP HCM… - Định hướng phát triển ▪ Đối với tuyến xuyên Việt: Nâng cấp toàn bộ tuyến QL1A từ biên giới Việt - Trung đến Năm Căn. Xây dựng xa lộ Bắc - Nam chạy song song với QL1A ở phía Tây từ Hoà Lạc theo QL15 - QL14 - QL13 - TP Hồ Chí Minh. ▪ Đối với trục Đông-Tây: nối các cửa khẩu ở biên giới - cảng biển. Hình thành tuyến Cái Lân-Bắc Ninh-Hà Nội-Việt Trì-Yên Bái-Lào Cai. Nâng cấp các trục QL8, QL9, QL25, QL51. ▪ Đối với các vùng Ở miền Bắc: Hình thành hành lang đường bộ trong tam giác tăng trưởng Bắc Bộ. Hoàn thành tuyến Hà Nội - Hạ Long (4 làn xe) chạy song song với QL18 cũ. Nâng cấp QL10 và các tuyến không qua TP Hải Phòng. Tiếp tục cải tạo các tuyến QL 2, 3, 4A, 4B, 6, 21, 32, 70. Đối với thủ đô Hà Nội, cải tạo mạng lưới đường đô thị, mở rộng và xây dựng mới các tuyến vành đai, đường cửa ô, đường xuyên tâm. Ở miền Trung: Tiếp tục nâng cấp QL1A; cải tạo QL15 nối QL14. Nghiên cứu thiết lập tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua miền Trung, trước hết tập trung cho đoạn Huế - Đà Nẵng Dung Quất với giải pháp xuyên đèo Hải Vân (6km). Nâng cấp các tuyến QL9 từ Quảng Trị Savanakhet (Lào) - Mục Đa Hản (Thái Lan) và các tuyến hành lang Đông - Tây nối với Mianma. Tiếp tục cải tạo QL14B từ Đà Nẵng nối vào QL14 ở Bắc Kon Tum. Nâng cấp QL24 từ Quảng Ngãi - Kon Tum. Nâng cấp QL26 từ Ninh Hoà - Buôn Ma Thuột và các QL 19, 25, 27, 28, 29. Ở miền Nam: Hoàn thành việc mở rộng và nâng cấp QL1A , QL51. Xây dựng đường cao tốc từ Bình Dương nối QL 22 qua Đồng Nai đến Vũng Tàu (4 - 6 làn xe); Đường cao tốc TP HCM - Long Thành. Nâng cấp QL13, XD một số đoạn mới để nối với đường N1 (dọc biên giới từ Tây Ninh - Kiên Giang). Cải tạo QL 60 ở ven biển từ Tiền Giang - Cà Mau. Cải tạo đường đô thị, đường vành đai xanh, nút giao thông ở TP HCM.. 86.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> ● ĐƯỜNG SẮT - Khái quát chung: Tổng chiều dài 2.632 km, mật độ 0,8km/100km2, thuộc loại cao so với khu vực ĐNÁ. Toàn bộ hệ thống đường sắt có từ trước CM 8/45 được phục hồi và xây dựng lại. Riêng tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt (48 km), Sài Gòn - Lộc Ninh (141) km và Sài Gòn - Mỹ Tho (71 km), hiện nay không SD. Trừ tuyến đường sắt Thống Nhất, còn lại hầu hết tập trung ở miền Bắc. Khoảng 84% tổng chiều dài đường sắt cả nước khổ rộng 1,0m, 7% đường có tiêu chuẩn quốc tế (1,435m), 9% là đường lồng (1,0m và 1,435m). Tuyến đường sắt được XD đầu tiên ở ĐD và Việt Nam là Sài Gòn - Mỹ Tho dài 71km (khởi công 1880 - 20/07/1885 hoàn thành). Pháp XD tuyến này nhằm vơ vét thóc gạo của ĐBSCL để xuất khẩu (tuyến này không tiếp tục mở đến miền Tây được do gặp 2 con sông lớn là S.Tiền và S.Hậu). Ngày 04/10/1936: khai thông tuyến Xuyên Việt, dài 1.730 km (Hà Nội - Sài Gòn). Ngoài ra, một số tuyến đường nhánh cũng được XD như Diêu Trì - Qui Nhơn (15 km), Mường Mán Phan Thiết (12 km), bến Đông Xo - Lộc Ninh (69 km) và Tháp Chàm - Đà Lạt với 3 đường ray song song (ở giữa là đường ray răng cưa) để leo dốc tới độ cao 1.550m (01/07/1914 08/12/1932). Các cầu lớn và đường hầm, lớn nhất là cầu Long Biên qua S.Hồng. Các hầm xuyên núi dài nhất là hầm xuyên đèo Cả 1.190m (giáp ranh Phú Yên-Khánh Hoà). Ở Hải Vân có 7 hầm (dài nhất là hầm Sen 562 m.) Sau 1954: Ở miền Bắc mạng lưới đường sắt được khôi phục và phát triển. Tuy nhiên lại bị chiến tranh phá hoại gây thiệt hại nhiều đoạn. Còn ở miền Nam ngành này bị suy thoái (năm 1954 chỉ khai thác 930 km/1.406 km; năm 1965 là 627 km và năm 1975 chỉ còn 77 km). Sau 1975, khôi phục, cải tạo, nâng cấp, kết hợp với XD mới thêm một số đoạn. Ngày 4/12/1976 đường sắt Xuyên Việt đã sửa xong. Ngày 31/12/1976 khánh thành đường sắt thống nhất Hà Nội - TP HCM. Ngày 14/2/1996 tái khai thông tuyến đường sắt liên vận Việt - Trung. - Các tuyến đường chính Hà Nội - TP HCM dài 1730 km, XD 1895 - 1936 và được phục hồi lại sau 1975, khổ 1m, đường đơn. Tuyến này chạy xuyên suốt chiều dài đất nước, đảm nhận 2/3 khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển của ngành đường sắt. Ngày 19/05/1993 kỷ niệm 103 năm ngày sinh của Chủ tịch HCM, chuyến tàu 38 giờ đã chuyển bánh từ TP HCM - Hà Nội. Ngày 19/05/1997 giảm còn 34 giờ . Ngày 05/01/1998 còn 32 giờ cũng đã khởi hành, hiện nay hạ xuống còn 30 giờ. Hà Nội - Hải Phòng: 102 km, nối thủ đô với thành phố cảng, phục vụ cho vận chuyển hành khách và hàng hoá xuất, nhập khẩu. Hà Nội - Lao Cai: 293 km, dọc theo thung lũng S.Hồng qua TTCN Việt Trì, đi qua vùng giàu tài nguyên khoáng sản, cây công nghiệp, nối với Vân Nam (Trung Quốc). Hà Nội - Đồng Đăng: 163 km nối Hà Nội với các tỉnh ở Đông Bắc giàu lâm sản, khoáng sản. Tuyến này khổ rộng 1 m và 1,435m. Hà Nội - Quán Triều 76 km nối Hà Nội - KCN cơ khí, luyện kim quan trọng của cả nước. 87.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy 175 km, khổ 1,435m, nối Thái Nguyên với vùng than nổi tiếng và khu du lịch Hạ long. - Định hướng phát triển của Bộ Giao thông vận tải Tiếp tục xây dựng và hiện đại hóa mạch đường quốc gia khổ 1,0m nối với tuyến Đông Nam Á - Liên Á và đường sắt Á - Âu. Cụ thể: Đối với đường sắt Thống Nhất, tiếp tục nâng cấp để tạo nên tuyến vận tải có hiệu quả hơn phục vụ cho sự nghiệp CNH' và HĐH'; khôi phục các cầu trên đoạn miền Trung (đèo Hải Vân, đèo Khe Nét: xử lý để giảm độ dốc, cắt cong bằng cách đục hầm xuyên núi). Cải tạo đoạn từ Ninh Thuận - TP HCM. Nâng cấp tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đến 2010 XD xong đoạn đường sắt Yên Viên - Phả Lại dài 42 km (khổ 1 m). Xây dựng tuyến đường sắt Đồng Nai - Vũng Tàu; Sông Bé - Lộc Ninh nối với Phnôm Pênh theo chương trình đường sắt Liên Á. Đối với các đô thị lớn, đông dân (Hà Nội, TP HCM) cần nghiên cứu xây dựng đường sắt ở trên cao hay ngầm dưới đất, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. ● ĐƯỜNG SÔNG - Điều kiện phát triển: Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, GTVT đường sông có cơ hội để phát triển. GTVT đường sông tập trung chủ yếu ở 2 hệ thống sông lớn (S.Hồng - Thái Bình và Đồng Nai - Cửu Long). Các sông ở miền Trung ngắn, chỉ khai thác được ở hạ lưu. Mạng lưới đường sông của nước ta mang tính chất pha sông - biển, khó khăn lớn nhất là sự phân hóa của thủy chế theo mùa và bồi tụ. (Ví dụ, để tàu trọng tải 100 - 500 tấn đi lại dễ dàng thì lòng sông phải có độ sâu tối thiểu  2,4m, muốn đạt ở độ sâu này thì chỉ riêng ở M.Nam phải nạo vét ~ 17 triệu m3 phù sa/năm, điều này khó có thể giải quyết được, vì cần nguồn vốn lớn). Ngoài hệ thống sông tự nhiên, xuất hiện hàng loạt các kênh đào, ngoài mục đích thủy lợi, các kênh đào còn phục vụ cho GTVT đường thủy (ví dụ, kênh Rạch Giá - Hà Tiên, Vĩnh Tế,... đào từ thời nhà Nguyễn), tổng chiều dài đã lên tới 2.500km. Dưới thời Pháp thuộc ở Nam Bộ tiếp tục đẩy mạnh việc đào kênh, sử dụng máy xúc gọi là “kênh xáng”; chiều dài các kênh đã lên tới 5.000 km (trong đó gần 1/2 có chiều rộng 18 - 60m). Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng đến nay cũng chỉ SD 11.000km vào GTVT (trong đó, 1.891 km cho tàu bè trọng tải trên 1.000 tấn; 1.425 km cho tàu trọng tải 500 1000 tấn; 3.285 km cho tàu trọng tải dưới 50 tấn). Mật độ 13,6 km/100km2. - Mạng lưới sông ▪ Ở Nam Bộ: Hệ thống S.Cửu Long và S.Đồng Nai được nối với nhau bằng hệ thống các kênh đào, tạo thành mạng lưới chằng chịt và phát triển mạnh nhất cả nước. Các sông tự nhiên rất thuận lợi cho GTVT cả về thuỷ chế, chiều rộng, chiều sâu. S.Tiền và S.Hậu độ sâu trung bình  3,5m; S.Đồng Nai 7m; S.Soài Rạp 9-10m vì thế tàu bè có thể ngược dòng lên tận Phnôm Pênh. Ngay cảng Sài Gòn, nằm sâu trong đất liền tới 84 km tàu trọng tải 3,0 vạn tấn ra - vào dễ dàng. Mạng lưới đường sông: Đ.Nam Bộ gồm các sông chính là S.Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sài Gòn, Soài Rạp, Lòng Tàu. Ở ĐB sông Cửu Long có S.Tiền, S.Hậu với các chi lưu, các kênh 88.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> đào có giá trị cho giao thông chằng chịt và phân bố khá đồng đều gần như vuông góc với các hệ thống sông tự nhiên; tiêu biểu là các kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc - Hà Tiên; kênh Rạch Giá nối Hà Tiên - Kiên Giang; kênh Cái Bè ở phía Tây Kiên Giang; kênh Phụng Hiệp; kênh Tri Tôn .v.v. Đầu mối quan trọng nhất là TP HCM, từ đây toả ra nhiều tuyến đường sông đi đến các địa phương: Sài Gòn - Hà Tiên (395km) và Sài Gòn - Cà Mau (365 km). ▪ Ở Bắc Bộ. GT phần lớn dựa vào hệ thống S.Hồng-Thái Bình, hai hệ thống sông này được nối với nhau bằng S.Đuống và S.Luộc. Nhìn chung, do địa hình phức tạp nên GTVT đường sông chỉ thuận tiện ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Các tuyến vận tải chính: Hà Nội - Hải Phòng (theo S.Luộc, hoặc S.Đuống). Hải Phòng Bắc Giang (theo S.Cầu hoặc S.Thương). Hải Phòng - Nam Định (theo S.Luộc hoặc các sông đào ở Nam Định). Hà Nội - Việt Trì - Hoà Bình (S.Hồng và S.Đà). Hà Nội - Thái Bình. Cảng quan trọng: Hà Nội, Quí Cao, H.Dương, Việt Trì, B.Giang, N.Định, Đáp Cầu... ▪ Ở Trung Bộ: GTVT đường sông gặp nhiều hạn chế do sông đều ngắn, dốc. Tuy nhiên, ở vùng hạ lưu của một số sông lại tương đối thuận lợi như S.Mã, Chu, Cả, Gianh, Nhật Lệ, Thu Bồn, Trà Khúc. Vấn đề đặt ra là phải nạo vét và nâng cấp các tuyến đường, kết hợp với vận tải ven biển; XD các đội tàu vận tải pha sông - biển nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của từng vùng. ● ĐƯỜNG BIỂN - Đặc điểm chung: GTVT đường biển của nước ta rất thuận lợi do có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh sâu kín gió, có nhiều đảo - quần đảo ven bờ. Ở mỗi vùng lại có những thế mạnh riêng. Ở Bắc Bộ và Trung Bộ có biển Đông bao bọc lấy vịnh Bắc Bộ, có các vũng vịnh đẹp nổi tiếng, là cơ sở để hình thành các cảng biển (Cam Ranh là một trong những cảng tự nhiên đẹp trên thế giới). Ở Nam Bộ, ba mặt giáp biển, cũng có nhiều đảo - quần đảo, phía Tây trông ra vịnh Thái Lan rộng lớn; nằm trên đường hàng hải quốc tế. GTVT đường biển phát triển rất sớm; từ thời xa xưa đã có các tàu buôn từ Gia Va, Ấn Độ, I Răng, Trung Quốc, Nhật Bản đến nước ta. - Hệ thống cảng biển và các tuyến vận tải quan trọng ▪ Ở miền Bắc có các cảng lớn sau Cảng Hải Phòng, nằm trên bờ S.Cấm trông ra cửa biển Đình Vũ và Nam Triệu, kéo dài từ bến Bính đến Chùa Vẽ. Đây là cảng cửa sông cách biển 39km; nhược điểm lớn nhất là sự lắng đọng bùn cát quá lớn, thường xuyên phải nạo vét. Hiện tại, là cảng quan trọng nhất trong việc xuất - nhập khẩu ở phía Bắc. Cảng Cái Lân, nằm trên vũng Cửa Lục, sâu, kín gió, có lòng lạch sâu 7 - 8 m, rộng 80 100m. Tương lai sẽ là cảng lớn nhất của M.Bắc, làm nhiệm vụ vận tải tổng hợp. ▪ Ở miền Trung: gần như tỉnh nào cũng có cảng, lớn nhất là cảng Đà Nẵng. Cảng Đà Nẵng, nằm ở cửa sông Hàn, độ sâu trên 5m. Phía ngoài vũng Đà Nẵng có cảng nước sâu bên cạnh Sơn Trà, độ sâu trung bình 15m.. 89.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Cảng Cam Ranh, là một quân cảng có vị trí hết sức thuận lợi, nằm trong vũng biển kín gió, bên ngoài có hòn Di Mao che chắn, xung quanh đều có các đỉnh núi bảo vệ (cao nhất là núi Chúa 1.046m). Diện tích mặt nước 40.000ha (trong đó, 4.800ha có độ sâu trên 10m). Nguồn nước ngọt rất sẵn, nhờ xung quanh có nhiều hồ tự nhiên và sông Ba Ngòi. Cam Ranh được coi là 1/3 cảng tự nhiên tốt nhất thế giới. ▪ Ở miền Nam, nổi tiếng nhất là cảng Sài Gòn, là cảng cửa sông cách biển 84 km. Cảng có 3 lạch vào (Lòng Tàu, Đông Thành, Soài Rạp), các bến cảng đều có độ sâu từ 9 - 13m. Đây là cảng xuất - nhập khẩu quan trọng nhất ở phía Nam. - Các tuyến đường biển + Trong nước: Hải Phòng - TP HCM (1.500km), là cảng quan trọng nhất nối liền Nam Bắc với các sản phẩm đặc trưng của 2 miền. Ngoài ra, còn có một số tuyến khác như Hải Phòng Cửa Lò (340km), Hải Phòng - Đà Nẵng (560km); Đà Nẵng - Cửa Lò (420km), Đà Nẵng - Qui Nhơn (300km); Qui Nhơn - Phan Thiết (440km); TP HCM - Rạch Giá.v.v. + Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng: Từ TP HCM đi Vlađivôxtôc (14.500km), Hồng Công (1.720km), Băng Cốc (1.180km), Xihanucvin (CPC) 870 km, Singapo (1.170 km)… Hải Phòng đi Hồng Công (900 km), Vlađivôxtôc (14.500 km), Manila (Philipin), Tôkiô… - Định hướng phát triển - Ngày 12/10/1990, Thủ tướng CP đã ký quyết định số 202/QĐ-TTg về Qui hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu đạt 106 triệu tấn hàng hóa vào năm 2003 và 200 triệu tấn hàng hóa vào năm 2010. Năm 2003, đầu tư XD 10 cảng biển trọng điểm. Bảng 5.1: Đầu tư cho 10 cảng trọng điểm đến 2003. Lượng hàng Đầu tư hạ tầng Cảng (triệu tấn/năm) (triệu USD) Cái Lân (Quảng Ninh) 2,8 – 3,0 85,0 Hải Phòng 6,2 46,6 Cửa Lò (Nghệ An) 1,3 – 1,8 10,5 Đà Nẵng (Tiên Sa, S.Hàn) 2,2 – 2,3 28,9 Dung Quất 13,0 – 13,5 104,5 Qui Nhơn 1,1 – 1,2 6,8 Nha Trang 0,6 10,0 Thị Vải (Bà Rịa-VTàu) 0,6 14,0 Sài Gòn 7,5 – 7,8 36,6 Cần Thơ 1,0 6,5 Tổng cộng 36,3 – 38,0 349,7. Đầu tư thiết bị (triệu USD) 43,0 20,3 2,5 12,2 5,5 3,0 3,0 6,0 22,3 4,5 122,3. Tổng cộng (triệu USD) 128,0 66,9 13,0 41,1 110,0 9,8 13,0 20,0 58,9 11,0 471,7. - Trong qui hoạch đến 2010, toàn bộ hệ thống cảng nước ta gồm 114 cảng, với 8 nhóm cảng (trong đó, 65 cảng tổng hợp, 48 cảng chuyên dụng và cảng nổi) chưa tính các cảng tiềm năng sẽ phát triển sau năm 2010 (Nghi Sơn, Hòn La, Nam Ô, Văn Phong, Cần Giờ, Vũng Tàu, Côn Đảo…). Tổng vốn đầu tư sẽ là 1.296.9 triệu USD (2003) và 3.150.7 triệu USD (2010). 90.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Nhóm phía Bắc (từ Quảng Ninh - Ninh Bình) gồm 24 cảng, trong đó có 12 cảng tổng hợp (2 cảng chính là Cái Lân và Hải Phòng) và 12 cảng chuyên dụng. Lượng hàng thông qua cảng là 21 - 24 triệu tấn (2003) và 2010 là 57 - 69 triệu tấn. Hải Phòng là thương cảng tổng hợp, Cái Lân là cảng tổng hợp phục vụ các KCNTT và hàng hóa X - NK với khối lượng lớn. Nhóm cảng Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá - Hà Tĩnh) gồm 7 cảng (4 cảng tổng hợp, 3 cảng chuyên dụng), năng lực qua cảng 3 - 4 triệu tấn (2003) và 23 - 26 triệu tấn (2010). Cảng chính là Cửa Lò (phục vụ xuất nhập khẩu), cảng Vũng Áng (quá cảnh cho Lào và Thái Lan). Nhóm cảng Trung Trung Bộ (từ Quảng Bình - Quảng Ngãi) có 14 cảng (9 cảng tổng hợp, 5 cảng chuyên dụng), năng lực qua cảng 17 - 18 triệu tấn (2003) và 35 - 38 triệu tấn (2010). Cảng chính là Chân Mây (Huế), Tiên Sa - S.Hàn (Đà Nẵng) và cảng chuyên dụng Dung Quất. Nhóm cảng Nam Trung Bộ: (từ Bình Định - Bình Thuận), có 10 cảng ( 6 cảng tổng hợp, 4 cảng chuyên dụng), năng lực 3,0 triệu tấn hàng (2003) và 5,0 - 6,0 triệu tấn (2010). Hai cảng chính là Qui Nhơn và Nha Trang. Nhóm cảng TPHCM - Đồng Nai - Vũng Tàu, gồm 44 cảng (21 cảng tổng hợp, 23 cảng chuyên dụng), lượng hàng hoá 34,0 - 38,0 triệu tấn (2003) và 84-98 triệu tấn (2010). Cảng chính là Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé, Gò Dầu, Thị Vải. Nhóm cảng ĐBSCL có 13 cảng (12 cảng tổng hợp, 1 cảng chuyên dụng), năng lực 5,0 6,0 triệu tấn (2003) và 9,0 - 11,0 triệu tấn (2010). Cảng quan trọng nhất là Cần Thơ. Nhóm cảng các đảo Tây Nam, 2 cảng: cảng nổi An Thới và Dương Đông (Phú Quốc). Nhóm Côn Đảo gồm có cảng tổng hợp Bến Đầm. ● ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG - Tình hình phát triển: Đường hàng không ở nước ta xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Năm 1913 đã có chuyến bay đầu tiên từ Sài Gòn - Gò Công. Sân bay đầu tiên được XD là Tân Sơn Nhất, sau đó là Gia Lâm. Đến chiến tranh thế giới II, toàn bộ Đông Dương đã có sân bay đi lại giữa 3 nước. Trong chiến tranh chống Mỹ, mạng lưới sân bay khá phát triển: Ở miền Bắc có các sân bay Gia Lâm, Cát Bi, Đồ Sơn, Kiến An, Vinh, Đồng Hới, Lạng Sơn, Lào Cai, Tiên Yên, Nà Sản, Điện Biên... Ở miền Nam có tới 282 sân bay lớn - nhỏ như: Tân Sơn Nhất, Liên Khương, Phan Rang, Đà Nẵng Chu Lai, Phú Quốc, Phú Bài, Qui Nhơn, Tuy Hoà, Trà Nóc, Rạch Giá, Lộc Ninh, Côn đảo.v.v., phục vụ cho chiến tranh. Ngày 15/01/1956, ngành hàng không dân dụng Việt Nam được hình thành. Tháng 04/1993 thành lập Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Cả nước có ~ 313 điểm gọi là sân bay, trong đó có 80 sân bay có khả năng hoạt động, đã đưa vào khai thác 21 sân bay với nhiều đường bay quốc tế và trong nước. Có 5 sân bay QTế (Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Bài và Hải Phòng) Các đường bay trong nước khai thác dựa trên 3 đầu mối Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng: Từ Hà Nội đi: Đà Nẵng (606 km), TP HCM (1.138 km), Huế (549 km), Điện Biên (301. 91.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> km), Nà Sản (145 km), Nha Trang (1.039 km), Vinh (261 km)... Từ TP HCM đi: Hà Nội, Buôn Ma Thuột (260 km), Nha Trang (318 km), Phú Quốc (300 km), Đà Lạt (214 km), Hải Phòng (1.111 km), Huế (630 km), Plâycu (384 km), Qui Nhơn (430 km), Tuy Hoà (381 km), Rạch Giá (125 km),... Từ Đà Nẵng: tới Buôn Ma Thuột (260 km), Đà Lạt (476 km), Hải Phòng (554 km), TP HCM (603 km), Nha Trang (436 km), Plâycu (227 km), Vinh (401 km),... Các đường bay quốc tế, đường bay đầu tiên đi Trung Quốc (1956), Viên Chăn (1976), Băng Cốc (1978), PhnômPênh (1979) và sau này là hàng loạt các nước khác … Từ Hà Nội đi: Băng Cốc (969 km), Đu Bai (5.158 km), Quảng Châu (797 km), Hồng Công (871 km), Xơun (2.730 km), Đài Bắc (1.661 km), Viên Chăn (485 km)... Từ TPHCM đi: Băng Cốc (742 km), Đu Bai (5.619 km), Hồng Công (1.509 km), Cao Hùng (1.961 km), Cualalămpơ (1.010 km), Menbơn (6.708 km), Ôsaka (3.945 km), PhnômPênh (212 km), Xơun (2.952 km), Xingapo (1.095 km), Xitni (6.849 km), Đài Bắc (2.229 km), Viên (9.132 km), Zurich (9.718 km)... Về số máy bay hiện có: 10 chiếc Airbus A320; 4 chiếc Boeing 767 - 300; 2 chiếc Fokker 70 và 6 chiếc ATR 72. Gần đây Vietnam Airlines đã mua thêm các máy bay hiện đại như Boeing 777 và ATR, (cuối năm 2008 đã đặt mua 14 chiếc ATR) nâng tổng số máy bay đang sử dụng lên khoảng 48 chiếc. Dự kiến vào năm 2010 sẽ là 73 chiếc. Bảng 3.2. Mạng lưới sân bay phân bố theo các vùng (đến năm 2007). Đang Tổng Vùng hoạt Tên các sân bay đang hoạt động số động Tây Bắc 3 2 Nà Sản (Lai Châu) và Điện Biên Đông Bắc 10 0 Đồng bằng sông Hồng 3 3 Nội Bài,Gia Lâm (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng) Bắc Trung Bộ 11 3 Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), Đồng Hới Đà Nẵng, Chu Lai, Tuy Hoà, Phù Cát (Bình Nam Trung Bộ 16 5 Định), Nha Trang, Cam Ranh (quân sự) Tây Nguyên 14 3 Liên Khương, Plâycu , Buôn Ma Thuột Tân Sơn Nhất, Vũng Tàu (chuyên dụng), Biên Đông Nam Bộ 9 4 Hoà (quân sự), Côn Đảo Trà Nóc (Cần Thơ), Phú Quốc, Rạch Giá (Kiên Đồng bằng sông Cửu Long 12 4 Giang), Cà Mau Các sân bay quan trọng: Tân Sơn Nhất, là sân bay lớn nhất của nước ta, có CSHT hiện đại, dễ dàng hội nhập với khu vực và quốc tế. Được XD đầu thế kỷ XX, cách trung tâm TP 6 km về hướng Tây Bắc. Diện tích 1.400ha, là sân bay ra đời sớm nhất của nước ta và cả Đông Dương. Sân bay có ý nghĩa quan trọng đặc biệt không chỉ đối với vùng KTTĐPN, mà cho cả Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam Trung Bộ. Hàng ngày có ~ 100 chuyến bay (trong và ngoài nước). Có trên 25 hãng hàng không quốc tế đang khai thác các chuyến bay. Sân bay Nội Bài cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Bắc (ở huyện Sóc Sơn). Sân bay được khởi 92.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> công xây dựng từ 1/5/1960 với tính chất vừa là sân bay quốc tế, vừa là sân bay quân sự trong thời chiến. Hiện nay sân bay có vai trò quan trọng là cầu nối của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các vùng trong nước và quốc tế. Sân bay Đà Nẵng là sân bay lớn nhất ở miền Trung, song về ý nghĩa kém hơn 2 sân bay trên. Nhưng với các tỉnh miền Trung thì đây là cửa ngõ quan trọng nhất để tiếp cận với bên ngoài. - Định hướng phát triển Tiếp tục mở rộng và hiện đại hoá các sân bay, để đạt 25 - 30 triệu hành khách và 26,0 vạn tấn hàng hoá vào 2010. Ở miền Bắc, đầu tư, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài để có thể chuyên chở 6,0 - 7,0 triệu lượt hành khách và 10,0 vạn tấn hàng hoá vào năm 2010. Cải tạo sân bay Cát Bi, Nà Sản, Điện Biên. Phục hồi sân bay Cao Bằng, Hà Giang. Chuẩn bị điều kiện hình thành một sân bay quốc tế mới, hỗ trợ cho sân bay Nội Bài. Ở miền Nam, hiện đại hoá sân bay Tân Sơn Nhất để có thể tiếp nhận 10,0 triệu hành khách và 10,0 vạn tấn hàng hoá vào 2010. Dự kiến xây dựng sân bay Long Thành (Đồng Nai) hiện đại 6,0 triệu lượt hành khách. Mở rộng sân bay Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Côn Đảo. Ở miền Trung, nâng cấp sân bay Đà Nẵng, đảm bảo khoảng 2,5 triệu lượt hành khách (2010). Cải tạo sân bay Chu Lai phục vụ cho khu công nghiệp Dung Quất. Cải tạo sân bay Nha Trang (Khánh Hoà), Phù Cát (Bình Định), Đông Tác (Phú Yên), Plâycu, Huế, Vinh... ● ĐƯỜNG ỐNG Ngành này chưa phát triển, ngoài hệ thống đường ống dẫn nước trong thành phố, trong kháng chiến chống Mỹ xuất hiện đường ống dẫn dầu và hiện nay là đường ống dẫn khí đốt. Đường ống dẫn dầu đầu tiên ở nước ta là đường ống B12 (Bãi Cháy - Hạ Long), đường kính 273 mm và 159 mm dài 275 km, vận chuyển xăng - dầu vào ĐB sông Hồng, hoạt động từ những năm 60. Tháng 12/1993, để phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng khí ở Bà Rịa - Vũng Tàu và một số nhà máy điện khác. Chúng ta đã liên doanh với CH Triều Tiên XD đường ống dẫn khí đốt từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền (Bà Rịa - Vũng Tàu và Thủ Đức), dài 122,5 km (trên đất liền 16,5 km). Năm 1995 đã đưa vào đất liền ~80 vạn m3 khí, đến năm 1996 sản lượng khí sẽ tăng gấp đôi. Ngày 26/11/2002, chính thức đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí từ 2 mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây (bể TT Nam Côn Sơn), chiều dài 399 km, cung cấp khí đốt cho nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II, III. Dự kiến giai đoạn đầu sẽ đưa vào đất liền khoảng 2,7 tỉ m3/năm, sau khi ổn định sẽ đưa vào đất liền khoảng 7 tỉ m3/năm. Thời gian khai thác là 20 năm. Khi đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn đi vào hoạt động ổn, nguồn khí đốt cung cấp cho 3 nhà máy điện ở Phú Mỹ 2, 3, 4 công suất của 3 nhà máy điện này sẽ đạt 774 MW, trở thành nhà máy điện lớn thứ 2 của cả nước (sau Hoà Bình), cung cấp thêm 40% sản lượng điện cho cả nước. Tại tổ hợp khí - điện - đạm Phú Mỹ sẽ SX một lượng phân đạm khá lớn, đưa sản lượng phân đạm SX trong nước sẽ tăng thêm ~ 1/3. Dự kiến sau đó sẽ XD tiếp đường ống dẫn khí từ Phú Mĩ - Thủ Đức và một số nơi khác.. 93.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 5.2.3. TÌNH HÌNH VÀ CƠ CẤU VẬN TẢI a. Tình hình vận chuyển Trong thời gian qua, cả khối lượng vận chuyển - luân chuyển đều tăng, đặc biệt từ sau đổi mới. Tuy nhiên, mức độ tăng có khác nhau ít nhiều. Vận chuyển hành khách tăng đều qua các năm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nếu như vào 1985 (trước đổi mới), khối lượng hành khách vận chuyển là 387,5 triệu lượt người, thì đến năm 2002 tăng lên 853,7 triệu lượt người (tăng ~2,2 lần), năm 2005 là 1.287,6 triệu lượt người (tăng 3,4 lần) so với 1985. Hành khách luân chuyển cũng tăng tương ứng là (13.486,9 triệu người/km và 39.388,6 triệu người/km, tăng 2,9 lần), năm 2005 là 54.629,6 triệu người/km (tăng 4,1 lần) so với 1985 Về hàng hoá: Vận chuyển hàng hóa tăng nhanh, năm 1985 là 53,68 triệu tấn thì đến năm 2002 là 241,0 triệu tấn, năm 2005 là 317,30 triệu tấn (tăng 5,9 lần so với 1985). Tương tự vậy, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng tương ứng là 12.710,2 triệu tấn/km (1985) và 56.431,7 triệu tấn/km (2002), năm 2005 là 79.992,1 triệu tấn/km (tăng 6,3 lần) so với 1985 Bảng 5.3. Vận chuyển hành khách và hàng hoá từ 1990 - 2007. Hàng hoá Hành khách Vận chuyển Luân chuyển Vận chuyển Luân chuyển (Ngàn tấn) (Triệu tấn/km) (Ngàn người) (Triệu người/km) 1990 88414,9 17766,2 376,5 15252,4 1992 101715,5 20738,2 4489 17664,4 1994 120330,5 24072,9 525,4 21247,5 1996 151154,9 33029,1 607,4 26874,2 1998 178779,7 37262,7 691,3 29458,8 2000 206010,3 45469,8 761,7 33000,8 2002 241041,8 56431,7 853,7 39388,6 2004 295495,3 75015,4 1198,2 48756,1 2005 317308,8 79992,1 1287,6 54629,6 2007 596800,9 134883,0 1638,0 77358,6 b. Cơ cấu vận tải Bảng 5.4. Cơ cấu khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá phân theo loại đường (%) 1995 2000 2005 2008 Loại đường Hành Hàng Hành Hàng Hành Hàng Hành Hàng khách hóa khách hóa khách hóa khách hóa Đường sắt 1,56 3,21 1,28 2,80 0,95 1,91 0,63 1,30 Đường bộ 78,19 64,82 81,29 64,59 86,94 64,77 89,80 68,34 Đường sông 19,83 26,76 17,06 25,64 11,63 24,15 8,99 21,15 Đương biển 5,19 6,95 9,14 9,20 Đường hàng không 0,43 0,02 0,37 0,02 0,48 0,02 0,57 0,02. 94.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Bảng 5.5. Cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo loại đường (%) Loại đường. 1995. 2000. 2005. 2008. Hành. Hàng. Hành. Hàng. Hành. Hàng. Hành. Hàng. khách. hóa. khách. hóa. khách. hóa. khách. hóa. Đường sắt. 8,85. 5,66. 9,86. 3,51. 7,91. 2,93. 5,90. 2,23. Đường bộ. 66,13. 16,38. 68,92. 14,33. 66,91. 17,54. 69,06. 15,51. Đường sông. 8,04. 28,05. 7,73. 25,79. 5,91. 17,87. 4,22. 12,55. Đương biển Đường hàng không. 49,61 16,98. 0,29. 56,17 13,50. 0,21. 61,43 19,28. 0,24. 69,55 20,83. 0,16. Vận tải hành khách: Đường bộ chiếm ưu thế cả về hành khách và hàng hoá, tiếp theo là đường sông. Vận tải hàng hoá: xếp theo thứ tự là đường bộ - sông - biển - sắt - hàng không. Về hàng hoá luân chuyển, trong thời gian trên cũng có sự thay đổi, đường biển chiếm ưu thế và tăng về tỉ trọng (xem thêm trong bảng số liệu 5.4 và 5.5). c. Các đầu mối giao thông chủ yếu - Thủ đô Hà Nội. Là đầu mối quan trọng nhất ở phía Bắc, tập trung các tuyến GT huyết mạch toả đi các vùng và trên thế giới. Về đường ô tô, các tuyến có giá trị hàng đầu đều qui tụ tại Hà Nội như QL1, 2, 3, 5, 6, 32. Về đường sắt, từ Hà Nội có các tuyến tỏa đi các hướng. Quan trọng nhất là tuyến HN - TP HCM; các tuyến khác đi Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai. Hà Nội cũng là đầu mối của các tuyến đường hàng không và đường sông. Đầu mối này chiếm 60% khối lượng hành khách vận chuyển của ĐBSH và 5,0% của cả nước. Về khối lượng hàng hóa vận chuyển tương ứng là (35% và 10% cả nước). Vai trò đầu mối của TP Hà Nội chủ yếu bắt nguồn từ chỗ nó là thủ đô, trung tâm CT, KT, VH, KH-KT hàng đầu của cả nước. - TP Hồ Chí Minh. Là đầu mối quan trọng nhất không chỉ đối với vùng Nam Bộ, cả nước, mà còn có giá trị lớn đối với lãnh thổ phía Nam bán đảo Đông Dương. Tại đây cũng qui tụ nhiều đầu mối quan trọng cả đường bộ, sắt, sông, biển, hàng không, ống như: QL1, 20, 22, 51, 13... Đường sắt nối TP HCM - Hà Nội. So với Hà Nội, khối lượng vận chuyển (cả hành khách và hàng hóa) lớn hơn nhiều. Về hành khách, TP HCM chiếm > 80% khối lượng của ĐNBộ và ~ 35% của cả nước. Về hàng hóa, tương ứng là 70% và 20%. - TP Đà Nẵng. Là đầu mối giao thông hỗn hợp (cả bộ, biển, sông, hàng không). Ở đây, ngoài sân bay quốc tế, còn có cảng biển với ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của miền Trung và một phần Hạ Lào. Tuy nhiên, về qui mô chưa thể so sánh được với 2 đầu mối giao thông lớn trên. 95.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 5.2.2. THÔNG TIN LIÊN LẠC (TTLL) a. Vai trò. TTLL (nói chung) và những loại hình đa dạng của nó (nói riêng) có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Đối với nền KT - XH của một quốc gia, muốn có những bước nhảy vọt thì một trong những ngành có ý nghĩa cách mạng nhất là TTLL. Người ta đã coi nó là “ chìa khoá của tương lai”. Giúp cho mọi hoạt động KT & XH toàn cầu thoát khỏi những hạn chế về thời gian và không gian; làm cho con người xích lại gần nhau hơn. Với việc quốc tế hoá đời sống KT - XH TG đã thúc đẩy nhu cầu thông tin nhanh, kỹ thuật hiện đại. TTLL làm nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin và lưu giữ thông tin; tạo điều kiện thuận lợi để khai thác những thế mạnh của các ngành kinh tế, tài chính. TTLL còn là điều kiện quan trọng để mọi người có thể phát triển cá nhân cao thêm, nhận thức về thế giới sâu hơn và làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú. Xét về lĩnh vực dịch vụ, TTLL có 3 loại dịch vụ quan trong. Đó là, dịch vụ cung cấp phương tiện thông tin - truyền tin (medias); dịch vụ truyền tin (communicatin) và dịch vụ lắp đặt, duy tu bảo dưỡng phương tiện. TTLL cũng là một ngành kinh tế thực sự. Với nước ta, từ nền kinh tế khép kín chuyển sang nền kinh tế mở thì TTLL lại càng quan trọng, là chìa khoá của sự tiến bộ, chìa khoá của việc chống tụt hậu trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường (nếu thiếu thông tin cập nhật sẽ gây khó khăn thậm chí thất bại trong sản xuất kinh doanh). TTLL còn giúp cho các nhà quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh có được những quyết định nhanh nhất, chính xác và hiệu quả nhất. b. Mạng lưới ● Mạng điện thoại ▪ Mạng điện thoại nội hạt: Là tổng thể các trạm điện thoại, hệ thống truyền dẫn và các máy điện thoại thuê bao trên một lãnh thổ. Mạng này phát triển khắp từ TP - tỉnh - huyện. ▪ Mạng điện thoại đường dài: Là tổng thể các trạm đường dài, các nút mạch tự động và các kênh điện thoại tiêu chuẩn nối với các trạm điện thoại đường dài với các nút chuyển mạch với nhau. (Ở trong nước, có 3 trung tâm thông tin đường dài cấp khu vực (Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM) và các trung tâm cấp tỉnh, cấp huyện. ▪ Về điện thoại quốc tế có 3 cửa chính (Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM) với nhiều kênh liên lạc trực tiếp với các nước và khu vực.) ▪ Tình hình phát triển: nhìn chung mạng điện thoại và số máy điện thoại phát triển với tốc độ rất nhanh. Năm 1985 cả nước mới có 103.100 máy, đến 1995 tăng lên 746.467 máy, năm 1999 đã vọt lên 2.401.391 máy (tăng 23,2 lần so với 1985). Năm 2005 là 15.845.000 máy (BQ là 19 máy/100 dân). Năm 2008 là 81,33 triệu thuê bao (BQ lên tới 94 máy/100 dân). Số máy điện thoại phân bố cũng không đều giữa các vùng lãnh thổ. Các vùng dẫn đầu về số máy điện thoại là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu về số máy điện thoại là TP HCM 2.436.100 máy, tiếp đến Hà Nội 2.276.200 máy 96.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Bảng 5.6. Số thuê bao điện thoại từ 1995 - 2008 phân theo địa phương (thuê bao) 1995 2000 2005 2008 Cả nước 746467 3286300 15845000 81339300 Đồng bằng sông Hồng 203874 839100 2613927 5238.600 Miền núi – trung du Bắc Bộ 55875 156900 1117701 1854.200 Duyên hải miền Trung 114575 451200 1865606 3435.200 Tây Nguyên 31286 110700 328184 966.800 Đông Nam Bộ 225710 960400 2819589 3870.300 Đồng bằng sông Cửu Long 103035 417700 1576963 2304.200 Không phân tổ được 12112 350300 5523030 63670.000 ● Mạng phi điện thoại. Hiện nay được phát triển với nhiều loại dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến. Một số mạng mới xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây và có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh. Mạng faxcimin mới được phát triển năm 1988, hiện nay có 2 hình thức máy fax công cộng và máy fax thuê bao. Mạng truyền trang báo trên kênh thông tin đặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM… dùng in báo Nhân dân, QĐND... ● Mạng truyền dẫn. Là mạng dùng để truyền toàn bộ các dạng tín hiệu khác nhau (điện thoại, phi điện thoại, tín hiệu, phát thanh truyền hình và các dạng chuyên dụng khác) theo hướng yêu cầu của người sử dụng. Hiện nay có các hình thức sau: - Mạng truyền dẫn dây trần: Đây là phương thức truyền dẫn cổ truyền của nước ta có ở các tỉnh, liên tỉnh. Nhược điểm là dung lượng nhỏ, không an toàn, chịu ảnh hưởng lớn của thiên nhiên, đang được thay thế bằng các dạng khác. - Mạng vô tuyến sóng ngắn - trục liên tỉnh: Chủ yếu làm nhiệm vụ dự phòng. - Mạng truyền dẫn viba: phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay hầu hết các tỉnh, TP đã có mạng truyền dẫn viba liên tỉnh xuất phát từ 2 nút là Hà Nội và TP HCM (viba là sóng được phát với tần số rất mạnh và cao, dùng để truyền các dạng tín hiệu khác nhau đi xa) - Mạng cáp sợi quang, hiện nay đã được lắp đặt nối liền Hà Nội - TP HCM và một vài tỉnh khác. Năm 1995 lắp đặt hoàn chỉnh mạng cáp quang biển Thái Lan - Việt Nam - Hồng Công với dung lượng 7.000 kênh mỗi hướng, tuyến này dài 3.400km, chạy qua biển. Khai trương 08/02/1996, đây là chương trình hợp tác quốc tế đầu tiên với số vốn 150 triệu USD, dùng kĩ thuật quang và số, gồm 26 trạm, nơi thả cáp sâu nhất là 3.000m dưới biển. Ngoài ra, một dự án cáp quang khác trên đất liền giữa Trung Quốc - Việt Nam – Lào - Thái Lan – Malaixia - Xingapo đang được xúc tiến. Các dự án lắp đặt các tuyến cáp ven bờ biển nước ta và tuyến Việt Nam Philipin đang được nghiên cứu. - Mạng viễn thông quốc tế: ở nước ta đang được phát triển mạnh thông qua vệ tinh. Hiện nay cả nước có 8 trạm thông tin vệ tinh mặt đất thuộc 2 hệ Intersputnik và Intersat đặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM liên lạc với quốc tế và trong nước. Năm 1995, đã có 2.972 kênh quốc tế. - Xa lộ thông tin cao cấp Việt Nam (có tên là hệ STM16) bắt đầu được xây dựng tháng 08/1995 với số vốn đầu tư 10 triệu USD, độ dài toàn tuyến 3.600km, phục vụ cho việc truyền in báo, số liệu, truyền thoại, truyền hình và thiết lập cầu truyền hình. Năm 1997, chúng ta đã hoà mạng thông tin trên máy tính Internet. 97.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> c. Định hướng - Về mạng lưới thông tin: Trong những năm tới cần hướng vào phát triển các mạng TTLL công cộng cũng như chuyên dụng theo hướng kĩ thuật hiện đại, tự động hoá, tin học hoá bằng kĩ thuật số, quang học với công nghệ tiên tiến, có dung lượng lớn, tốc độ cao. Cập nhật những công nghệ mới, thực hiện chuyển từ mạng kỹ thuật tương tự (Analog) sang mạng số (IDN), tiến tới mạng số đa dịch vụ (ISDN) băng hẹp và băng rộng (B-ISDN) và mạng thông tin cá nhân (PCN). Mở dịch vụ mới như điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, truyền số liệu tốc độ cao, Internet, thư điện tử - Về mạng viễn thông, thực hiện thông tin vệ tinh quĩ đạo thấp. XD mạng Internet đến các tỉnh, TP với sự kiểm tra của Nhà nước. - Tham gia XD tuyến cáp quang 6 nước (Trung Quốc – Việt Nam – Lào - Thái Lan – Malaixia - Singapo) 2,5 Gb/s đoạn từ Trung Quốc - Hà Nội – Vinh - Lào. XD tuyến cáp quang biển Việt Nam - Philipin. Tuyến cáp quang Việt Nam - Cămpuchia. - Xây dựng trạm vệ tinh mặt đất loại A ở Hà Nội. Thuê phóng vệ tinh Vinasat dùng cho ngành bưu điện, phát thanh, truyền hình và QP. (Ngày 19/04/2008 vào lúc 5h15’ tại TT tâm vũ trụ Guiana (CSG) Việt Nam đã thuê phóng vệ tinh VINASAT-I lên quĩ đạo, dung lượng 10.000 kênh thoại Internet và 120 kênh truyền hình). 5.2.3. THƯƠNG NGHIỆP a. Vai trò. Trên thực tế, trong đời sống và SX con người có nhu cầu trao đổi với nhau về hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở tự nguyện, thoả thuận với nhau về giá cả mà 2 bên đều có lợi; sự trao đổi trên (giữa các nhân, tập thể, giữa các quốc gia) đã xuất hiện một ngành mới thuộc lĩnh vực dịch vụ: đó là thương nghiệp. Như vậy, thương nghiệp có nguồn gốc từ nền sản xuất hàng hoá, nó được phát triển song song với sự phát triển của việc PCLĐXH và sự tập trung sản xuất trên qui mô lớn. Ngày nay, thương nghiệp đang phát triển theo xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá toàn cầu. Trong hoạt động thương nghiệp, việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi một nước (gọi là nội thương), còn trao đổi với nước ngoài (gọi là ngoại thương). Vai trò của thương nghiệp thể hiện: làm cho mọi thứ hàng hoá ở khắp nơi trên TG có thể đến tay người tiêu dùng; trong nền kinh tế thị trường, thương nghiệp còn thúc đẩy quá trình CMH’ sản xuất (tức là ở một lãnh thổ nào đó có thể CMH’ SX một vài SP phục vụ cho các vùng khác và (ngược lại) các vùng khác cũng sẽ cung cấp một số SP mà vùng có nhu cầu). Thương nghiệp đóng góp phần đáng kể vào cơ cấu GDP của cả nước; góp phần vào sự PCLĐ QTế... b. Nội thương - Dưới thời phong kiến, hoạt động nội thương đã được đẩy mạnh. Vào thế kỉ XVI-XVII, hoạt động này đã rất nhộn nhịp. Trong đó, có một số đô thị nổi tiếng cho đến nay vẫn còn nhắc đến như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Gia Định (Sài Gòn)... 98.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> - Thời Pháp thuộc, bên cạnh các chợ quê, xuất hiện các chợ có qui mô lớn như Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Sắt (Hải Phòng), chợ Rồng (Nam Định), chợ Vinh (Nghệ An), chợ Đông Ba (Huế), chợ Bến Thành (Sài Gòn). Hoạt động này tuy thăng trầm lúc lên - lúc xuống, nhưng nó là điều kiện rất cần thiết để phục vụ cho đời sống và sản xuất xã hội - Từ 1990 trở lại đây. Sau một thời gian khó khăn và khủng hoảng, nhờ tác động của các chính sách vĩ mô (đặc biệt là sự thay đổi cơ chế quản lý) ngành đã tìm ra lối ra và phát triển mạnh. Sự phát triển này thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng khá nhanh (1990 là ~ 19.031,2 tỉ đồng, năm 1998 tăng lên 180.500tỉ đồng (tăng ~ 9,5 lần) và đến năm 2002 là 272.793 tỉ đồng (gấp ~ 14,3 lần so với năm 1990). - Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra cũng không đều giữa các vùng lãnh thổ. Những vùng có nền kinh tế phát triển hoạt động này tấp nập hơn (ngược lại); ví dụ: năm 2002: Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Đông Nam Bộ chiếm 35,8% doanh số bán lẻ cả nước ĐB sông Cửu Long (19,5%), ĐB sông Hồng (19,0%); Thấp nhất là Tây Bắc (1,0%). Các tỉnh có tổng mức bán lẻ cao nhất TP HCM (25,4% cả nước), Hà Nội (9,3%). Về thành phần kinh tế: tổng mức bán lẻ cao nhất là kinh tế ngoài QD (tập thể, tư nhân) chiếm 81,0%, đến kinh tế QD (17,2%) và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN (1,8%). Vấn đề đặt ra là hoạt động của ngành còn phân tán, manh mún, hàng thật hàng giả cùng tồn tại trên thị trường làm cho lợi ích của người kinh doanh và tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức. Vì thế, trong tương lai, cần gắn chặt thương mại - tiêu dùng - sản xuất; đẩy mạnh phát triển thị trường thương mại nội địa thống nhất trên phạm vi cả nước. Hình thành các tập đoàn thương mại mà nòng cốt là kinh tế QD. Định hướng đến 2010, nội thương sẽ chiếm 3,7% giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ và 13,3% GDP. c. Ngoại thương Là ngành đóng góp quan trọng cho sự phồn vinh của đất nước. Ngay thời Bắc thuộc, nước Văn Lang - Âu Lạc đã có quan hệ buôn bán với nước ngoài (đặc biệt là với các nước láng giềng như Trung Quốc). Thương mại bằng đường biển cũng rất phát triển, thời kỳ này đã buôn bán với nhiều nước phương Tây. Dưới thời phong kiến (giai đoạn đầu do chính sách bế quan toả cảng, hoạt động này chưa được phát triển). Đến đời Lý - Trần buôn bán bắt đầu được phát triển, ngoài việc buôn bán với các nước láng giềng, thì việc buôn bán với phương Tây cũng rất tấp nập, các tàu buôn của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã đến nước ta. Dưới thời Pháp thuộc, việc buôn bán lại phụ thuộc vào chính quốc, mang tính chất độc quyền đã bóp chết các ngành thủ công truyền thống. Trong 2 cuộc kháng chiến, hoạt động này gặp nhiều khó khăn. Hoạt động này chỉ phát triển mạnh từ sau 1990. Trước đó, sự tan rã của hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), thị trường truyền thống của nước ta bị thu hẹp lại, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chúng ta đã tìm kiếm được một số thị tường mới và hoạt động xuất nhập khẩu có chuyển biến rõ rệt. Sau nhiều năm nhập siêu, đến 1992 cán cân xuất - nhập khẩu của nước ta đã cân bằng. Từ sau 1993 nhập siêu tăng lên nhưng về bản chất khác thời kỳ trước. - Về thị trường đã được mở rộng theo hướng đa phương hoá. Ngoài thị trường truyền thống (Nga và Đông Âu), đã hội nhập được với nhiều thị trường mới (các nước tư bản và đang phát triển), chúng ta đã quan hệ với nhiều công ty và các tổ chức phi chính phủ khác. 99.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> - Về cơ chế quản lý cũng có thay đổi, xoá bỏ cơ chế cũ, mở rộng quyền hoạt động đến tận các ngành, các cơ sở địa phương và tăng cường sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật. - Về cơ cấu giá trị hàng X - NK: Xuất khẩu chủ yếu là các nhóm hàng CN nhẹ - TTCN, CN nặng, khoáng sản và hàng nông sản chiếm ưu thế tuyệt đối. Về cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là TLSX, nguyên-nhiên liệu-thiết bị toàn bộ, dầu khí và HTD. Bảng 5.7. Tổng giá trị xuất - nhập khẩu 1990 - 2008. (Triệu USD) Chia ra Tổng số Cán cân xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 5156,4 2404,0 2752,4 - 348,4 1992 5121,5 2580,7 2540,8 + 39,9 1994 9880,1 4054,3 5825,8 - 1771,5 1996 18399,5 7255,9 11143,6 - 3887,8 1998 20859,9 9360,3 11499,6 - 2139,3 2000 30119,2 14482,7 15636,5 - 1153,8 2002 36451,7 16706,1 19745,6 - 3039,5 2004 58453,8 26485,0 31968,8 - 5483,8 2005 69419,9 32441,9 36978,0 - 4536,1 2008 143398,9 62685,1 80713,8 - 18028,7 - Các bạn hàng + Về xuất khẩu quan trọng nhất là các nước Châu Á (chiếm 65,5% giá trị xuất khẩu), châu Âu (24,0%). Các nước và lãnh thổ nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản (2.438 triệu USD, chiếm 18,2% giá trị xuất khẩu cả nước), Hoa Kỳ (14,5%), Trung Quốc (9,0%). + Về nhập khẩu, nước ta nhập khẩu nhiều hàng nhất từ các nước ở C.Á (78,4% giá trị nhập khẩu cả nước) đến C.Âu (14,9%). Trong số này, quan trọng nhất là Đài Loan (12,8%), Singapo (12,8%), Hàn Quốc (11,6%) và Trung Quốc (10,9%). d. Các cửa khẩu trao đổi buôn bán với bên ngoài. Trong việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài, thì vận tải đường biển có ý nghĩa hàng đầu; với các nước láng giềng và vùng biên giới thì đường bộ cũng có tầm quan trọng nhất định. Đến 2008 Việt Nam đã mở 16 cửa khẩu QTế, 13 cửa khẩu QGia, 29 cửa khẩu địa phương và 62 chợ biên giới. - Với Trung Quốc, chúng ta có đường biên giới chung dài 1.400km, việc giao lưu chính thức qua 4 cửa khẩu quốc tế (Móng Cái, Hữu Nghị, Thanh Thuỷ, Lào Cai); 6 cửa khẩu quốc gia và 14 cửa khẩu địa phương; Số chợ biên giới là 26 (Quảng Ninh 3, Lạng Sơn 5, Cao Bằng 7, Hà Giang 6, Lào Cai 4, Lai Châu 1). - Với Lào (phía Tây), đường biên giới 2.069 km, có 6 cửa khẩu quốc tế (Tây Trang, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, Bờ Y), 4 cửa khẩu quốc gia và 1 cửa khẩu địa phương. Có 7 chợ biên giới (Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum). - Với Cămpuchia, đường biên giới 1.080km, có 6 cửa khẩu quốc tế (Lệ Thanh, Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài, Vĩnh Xương, Xà Xía), 3 cửa khẩu quốc gia, 14 cửa khẩu địa phương. Số chợ biên giới 29: Gia Lai (3), Bình Phước (1), Tây Ninh (3), Long An (5), Đồng Tháp (5), An Giang (10), Kiên Giang (2). 100.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Bảng 5.8. Các cửa khẩu vùng biên giới trên bộ (2007) Tên cửa khẩu đã mở Các tỉnh Quốc tế Quốc gia Địa phương Q.Ninh Móng Cái Hoàng Mô Bắc Phóng Sinh Lạng Sơn Hữu Nghị ChiMa,Bình Nghi Tân Thanh, Cốc Nam Cao Bằng Tà Lùng Trà Lĩnh,SócGiang, Pò Peo, Hạ Lang, Bí Hà Hà Giang Thanh Thuỷ Xín Mần, Phó Bảng, Sam Pưn, Xín Cái Lào Cai Lào Cai Mường Khương Bát Sát, Bắc Hà Lai Châu Ma Lu Thàng 6 tỉnh 4 cửa 6 cửa 14 cửa Lai Châu Tây Trang Sơn La Pa Háng, PaThơm Chiềng Khương Thanh Hoá Na Mèo Nghệ An Nậm Cắn Hà Tĩnh Cầu Treo Quảng Bình Cha Lo Quảng Trị Lao Bảo La Lay Kon Tum Bờ Y 8 tỉnh 6 cửa 4 cửa 1 cửa Kon Tum Gia lai Lệ Thanh Đắc Lắc Bu Prăng Đắc Pơ Bình Phước Hoa Lư Hoàng Diệu Xa Mát, Tây Ninh Phước Tân, Cà Tem Mộc Bài Long An Bình Hiệp, Mĩ Quí Tây, Hưng Điền Đồng Tháp Thường Phước Thông Bình, Sở Thượng, Dinh Bà An Giang Vĩnh Xương Tịnh Biên Đồng Đức, Khánh Bình, Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông Kiên Giang Xà Xía 9 tỉnh 6 cửa 3 cửa 14 cửa 23 tỉnh 16 quốc tế 13 quốc gia 29 địa phương e. Định hướng phát triển. Trong tương lai hoạt động X-NK sẽ triển khai theo hướng khai thác các lợi thế so sánh của nước ta để mở rộng khối lượng hàng xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng: Tăng tỉ trọng hàng CN và dịch vụ; Giảm dần tỉ trọng hàng nông sản sơ chế; Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, chiếm lĩnh và củng cố thị trường. Trong hàng nhập khẩu, tăng tỉ trọng nhập khẩu kĩ thuật, giảm dần tỉ trọng HTD & nguyên, nhiên liệu. Đến sau 2010, dự kiến sẽ hình thành - TT thương mại quốc tế là đầu mối X-NK, nơi giao dịch và dịch vụ thương mại quốc tế, nằm ở đô thị loại 1có tổng mức xuất nhập khẩu hàng năm trên 4,0 tỉ USD. Hai trung tâm thương mại quốc tế này sẽ là Hà Nội (16,1 tỉ USD) và TP HCM (27,3 tỉ USD). 101.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> - TT thương mại quốc gia là đầu mối giao dịch giữa các vùng trong nước với tổng kim ngạch XK  1,0 tỉ USD/năm. Dự kiến thành lập 3 trung tâm (Hải Phòng, Đà Nẵng và Vũng Tàu). - TT thương mại vùng là đầu mối giao dịch trong vùng. Dự kiến 7 trung tâm (Cần Thơ, Biên Hoà, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Vinh, Hạ Long, Việt Trì). - TT thương mại cửa khẩu là đầu mối giao dịch với các nước láng giềng. Dự kiến Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai, Mộc Bài, Vĩnh Xương, Cầu Treo.. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao GTVT - TTLL lại có vai trò quan trọng trong sự phát triển KT-XH ? Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển GTVT - TTLL. Tình hình phát triển và định hướng phát triển GTVT và TTLL 2. Vẽ lược đồ giao thông vận tải ở Việt Nam. 3. Trình bày mạng lưới GTVT ở nước ta. Tuyến nào quan trọng nhất ? Vì sao ? 4. Dựa vào kiến thức. hãy rút ra nhận xét và giải thích tại sao có sự khác nhau về cơ cấu vận chuyển và luân chuyển cả về hành khách và hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta. 5. Tại sao có thể nói ngành viễn thông ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đã tiếp cận trình độ kĩ thuật tiên tiến của thế giới và khu vực? 6. Sưu tầm tài liệu kết hợp với bảng 5.6. Anh (chị) cho nhận xét về số máy điện thoại thuê bao ở nước ra. 7. Trình bày các nguồn lực để phát triển hoạt động ngoại thương. 8. Kinh tế đối ngoại bao gồm các hoạt động nào. hoạt động nào được coi là quan trọng hơn cả. Tại sao? 9. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta. 10. Trình bày những đổi mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta từ 1986 đến nay. 11. Tại sao trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng? Những chuyển biến trong hoạt động thương mại ở nước ta. Vấn đề đặt ra đối với hoạt động này trong nền kinh tế thị trường? 12. Sưu tầm tài liệu, viết báo cáo ngắn gọn về hoạt động ngoại thương của nước sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 102.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 5.2.4. DU LỊCH a. Vai trò. Du lịch, theo “Pháp lệnh du lịch” do Chủ tịch nước ta kí 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình; nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. (Điểm 1, Điều 10, trang 8). Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống VH - XH, nó phát triển mạnh mẽ như là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Từ sau chiến tranh TG II (đặc biệt là từ 1950) trở lại đây, hoạt động du lịch trên TG trở nên rất nhộn nhịp. Năm 1950, số khách du lịch quốc tế ~ 25,3 triệu, doanh thu 2,4 tỉ USD. Năm 1990, số khách du lịch đã tăng lên ~ 454,9 triệu và doanh thu trên 255,0 tỉ USD. Gần đây tốc độ tăng trưởng có chững lại chút ít, nhưng năm 2001 gẫn đạt 693,0 triệu khách với doanh thu ~ 462,2 tỉ USD. Trong nền kinh tế và đời sống xã hội, du lịch có vai trò rất quan trọng: Trước hết, nó góp phần làm tăng sản phẩm trong nước (người ta coi đây là ngành có đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế), ví dụ, năm 2001, TSP của ngành du lịch trên thế giới đạt 3.400 tỉ USD, chiếm 10,2% GNP toàn cầu, lôi cuốn ~ 203 triệu lao động (10,6% LLLĐ thế giới). Tạo thêm việc làm cho người lao động. Là giấy thông hành của hoà bình. Góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên - xã hội (hiện nay, ở nước ta, ngành này đã thu hút ~ trên 150.000 lao động). Du lịch còn là “giấy thông hành của hòa bình”, là phương tiện để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Du lịch còn góp phần khai thác, bảo tôn các di sản văn hóa và dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên, xã hội. b. Tài nguyên du lịch ● Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình LĐ sáng tạo của con người có thể SD nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm DL, khu DL nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. ● Tài nguyên du lịch tự nhiên: Là tổng thể tự nhiên với các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Tài nguyên này được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: - Địa hình + Địa hình Karstơ, nước ta có khoảng 6,0 vạn ha đá vôi lộ ra trên bề mặt (tập trung chủ yếu từ 160B trở ra), lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa rất thuận lợi cho quá trình karstơ phát triển. Nước ta có đủ dạng karstơ trên mặt, ngầm (hang, động) có khả năng thu hút khách du lịch. Hiện nay, đã phát hiện hàng trăm hang động với tổng chiều dài 135km. Lớn nhất là các hang động ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình), tổng chiều dài 73 km, ở Cao Bằng 26 km, ở Lạng Sơn 13 km, ở Sơn La trên 12km. Ở Kẻ Bàng, các hang động tạo thành một hệ thống liên hoàn, tập trung ở thượng nguồn sông Son, chúng phân bố như một dòng sông, khi 103.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> thì lộ ra, khi thì đi ngầm trong núi (dài nhất và đẹp nhất là động Phong Nha). Các hang của nước ta có cấu tạo phức tạp, những hang lớn thường có nhiều phòng, nhiều nhánh, thông ra ngoài bằng nhiều cửa, tuy nhiên cũng có hang chỉ có một phòng rộng như hang Dơi ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, rộng 200m, cao 120m, dài 328m. Các hang động ở vùng miền núi, vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và vùng Ninh Bình đều có nhiều dạng cột đá, chuông đá, măng đá... rất hấp dẫn khách du lịch. Có thể chia các hang động của nước ta thành 3 khu vực chính: Ở Đông Bắc, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và ngắn (trong đó, dài nhất là hang Cả trên 3.342m, tính cả 3 tầng hang). Ở Tây Bắc, các hang phần lớn phát triển theo chiều thẳng đứng, phân bậc rõ rệt. Ở Bắc Trường Sơn, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và hầu hết là tuyến chảy của sông các con sông hiện nay. Bảng 5.9. Một số hang động dài nhất ở nước ta (tính đến 1997). Chiều Độ sâu Tên hang Tỉnh Tên hang dài (m) (m) Phong Nha Q.Bình 7729 83 NgườmSập Hang Tối Q.Bình 5258 80 Hang Rắn Hang Vòm Q.Bình 5050 145 Hang Én Maze Cave Q.Bình 3927 45 Hang Hổ Hang Thung Q.Bình 3351 133 Rù Moóc Hang Cả L.Sơn 3342 123 Khe Ry Ngườm Pắc Bó C.Bằng 3248 77 Pitch Cave Hang Over Q.Bình 3244 103 Pắc Nàng Rục Mòn Q.Bình 2836 49 Pygmy Rục Caroon Q.Bình 2800 45 Ngườm Khu. Tỉnh C.Bằng Sơn La Q.Bình Q.Bình L.Sơn C/Bằng Q.Bình L.Sơn Q.Bình C.Bằng. Chiều dài (m) 2184 1718 1645 1616 1560 1387 1075 1071 845 804. Độ sâu (m) 31 87 49 46 42 120 60 0 94 36. (Nguồn: Tuyển tập các công trình khoa học, Trường ĐHKHTN, ngành Địa lý, 1998) + Dạng địa hình bờ biển, đường bờ biển nước ta dài 3.260km, có nhiều bãi tắm, cùng hệ thống đảo, quần đảo ven bờ. Từ Móng Cái - Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhập Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta là từ bãi Đại Lãnh (Khánh Hoà) dưới chân đèo Cả qua vịnh Văn Phong - Nha Trang - Ninh Chữ. (Riêng vịnh Văn Phong có thể tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu DL biển của các nước trong khu vực như Pattaya (Thái Lan). Bãi biển của nước ta dài, rộng, nền chắc chắn, độ dốc chỉ 2 - 30, độ mặn nước biển dưới 300/00, độ trong của nước biển dao động từ 0,3- 0,5m (riêng ở Đại Lãnh và Văn Phong dao động từ 3 - 5m). + Hệ thống các đảo, quần đảo. Hiện nay cả nước có 9 huyện đảo, nhiều xã đảo với 18 vạn dân, trải dọc vùng ven biển từ Quảng Ninh - Kiên Giang. Năm 1995, trong chương trình nghiên cứu biển (đề tài KT-03-12) thì nước ta có 2.773 đảo lớn nhỏ ở ven bờ (tính đến 100km).. 104.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Diện tích 1.720 km2, trong đó có 84 đảo có diện tích từ  1 km2, chiếm 92,7% tổng diện tích đảo ven bờ; các đảo có diện tích  10 km2 (là 24 đảo) và  100 km2 (là 3 đảo). Các đảo lớn nhất Phú Quốc (557km2), Cái Bầu (194km2), Cát Bà (153km2), Trà Bản (76,4km2), Côn Lôn (57,4km2)... Về phân bố, tập trung chủ yếu ở vùng biển Bắc Bộ và vùng vịnh Thái Lan. Những tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (2078 đảo, chiếm 74,94%), Hải Phòng (243 đảo), và 8,76%), Kiên Giang (159 đảo và 5,3%), Khánh Hoà (106 đảo và 8,82%). Trong số các đảo trên, có ý nghĩa cho du lịch nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng)... Bảng 5.10. Phân bố các đảo ven bờ phân theo vùng. Các vùng Hệ thống đảo Trong đó: Các đảo có diện tích  Số đảo % Số đảo % D.Tích (km2) Ven bờ Bắc Bộ 2321 83,70 50 59,52 761,1914 Ven bờ B.Trung Bộ 57 2,06 3 3,57 9,424 Ven bờ N.trung Bộ 200 7,21 18 21,43 153,5418 Ven bờ Đ.Nam Bộ 30 1,05 5 5,95 76,9120 Vịnh Thái Lan 165 6,96 8 9,52 595,4877 Tổng cộng 2733 100,0 84 100,0 1596,5569. 1 km2 % 47,68 0,59 9,61 4,82 37,30 100,0. - Khí hậu. Khí hậu cũng được coi là một dạng của tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu của khí hậu, đáng quan tâm nhất là 2 chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác như mưa, gió, ấp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và những hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nước ta, khí hậu nhiệt đới - gió mùa tương đối thích hợp cho sức khoẻ của con người, khi hậu có sự phân hoá cả theo thời gian và không gian, biên độ dao động nhiệt trung bình không quá 150C, càng vào phía Nam càng thấp dần (Nha Trang 50C, Nam Bộ chỉ còn 2-30C), lượng mưa 1.500 - 2.000mm... Như vậy, hoạt động du lịch của nước ta còn tuỳ thuộc theo mùa của khí hậu, có thể diễn ra chỉ vài tháng hoặc cả năm như ở các tỉnh phía Nam. Riêng mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất, có thể phát triển với nhiều loại hình du lịch (đặc biệt là du lịch biển). Trở ngại chính của khí hậu cho hoạt động du lịch là các tai biến của thiên nhiên là mưa, bão, gió mùa Đông Bắc lạnh ở miền Bắc, gió bụi trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa, các hiện tượng thời tiết đặc biệt.v.v. - Tài nguyên nước Phục vụ cho du lịch bao gồm nước trên mặt, nước ngầm và nước khoáng, không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng như du lịch hồ, du lịch sông nước... Do đặc điểm của khí hậu nhiệt đới - gió mùa cùng với các nguyên nhân khác, sông ngòi nước ta tuy nhiều, nhưng ít có giá trị cho du lịch (trừ hệ thống sông Cửu Long và một vài con sông khác như sông Hương...) Về các hồ, nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau: Hồ tự nhiên lớn có giá trị cho du lịch là hồ Ba Bể, hồ ở độ cao 145m/biển, diện tích ~ 500 ha, dài 7km, chỗ rộng nhất là 2km, độ sâu TB ~ 30m, hồ bị thắt khúc thành ba hồ nhỏ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng). Về các hồ nhân tạo, có 2 nguồn gốc (thuỷ điện và thuỷ lợi), có giá trị hàng đầu là hồ thuỷ điện Hoà Bình, Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Bà (Yên Bái), Núi Cốc (Thái Nguyên), Đồng Mô - Ngải Sơn (Hà Tây)... 105.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Về nước ngầm, nước khoáng có giá trị đặc biệt là là nước khoáng thiên nhiên (dưới đất) chứa một số thành phần vật chất đặc biệt như các nguyên tố hoá học, khí, nguyên tố phóng xạ, hoặc một số tính chất vật lý như nhiệt độ, độ pH...có tác dụng cho sức khoẻ của con người, đã SD cho chữa bệnh, du lịch và được phân loại thành các nhóm chủ yếu sau: Nhóm nước khoáng cacbonic (là nhóm nước khoáng quí), dùng cho giải khát, chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về thần kinh ngoại biên. Tiêu biểu trong nhóm này là nước khoáng Vĩnh Hảo, khai thác từ 1928, SP có mặt cả ở các nước ĐNÁ. Nhóm nước khoáng silic, có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hoá, thấp khấp, phụ khoa... Có ở Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định). Nước khoáng Kim Bôi có lượng Ca, Na khá lớn, nhiệt độ ổn định 370C, thích hợp cho việc chữa các bệnh khớp, dạ dày, viêm đại tràng. Nước khoáng Hội Vân, có hàm lượng silic cao, nhiệt độ tới 790C, chữa được các bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng, cổ tử cung, điều hoà chức năng tiêu hoá... Nhóm nước khoáng brôm - iôt - bo có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa,... Ở nước ta, 2 nhà nghỉ Cẩm Phả (Quang Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng) đã SD nguồn nước khoáng Quang Hanh. Ngoài ra, còn có một số loại khác cũng có giá trị cho du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh. - Tài nguyên sinh vật Khi nhu cầu của con người ngày càng cao thì những thị hiếu về DL cũng đa dạng; con người sau những ngày LĐ căng thẳng, họ muốn thư giãn, muốn hoà mình vào thiên nhiên, từ đó xuất hiện một loại hình du lịch mới "Du lịch sinh thái", trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò đặc biệt. Về tài nguyên sinh vật, thì tài nguyên rừng và động vật có ý nghĩa rất quan trọng không những về mặt kinh tế, sinh thái, mà còn có ý nghĩa lớn với du lịch, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh cùng các loài động vật quí hiếm. Đối với tài nguyên sinh vật, không phải tất cả đều là đối tượng của du lịch tham quan. Tuỳ theo mục đích du lịch, mà có các hệ thống chỉ tiêu khác nhau. Ví dụ với loại hình du lịch săn bắn thể thao; các chỉ tiêu săn bắn được qui định là các loài sinh vật không ảnh hưởng đến quĩ gien, loài động vật dưới nước, trên mặt đất, trên cây phải nhanh nhẹn; diện tích phải rộng, địa hình tương đối dễ vận động; xa khu dân cư, đảm bảo tầm bay của đạn và sự an toàn của khách; cấm dùng súng dân dụng và chất nổ nguy hiểm. Năm 2007, cả nước đã qui hoạch và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm: 30 vườn quốc, 65 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài – sinh cảnh. 8 khu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới: Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Châu thổ sông Hồng (thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) gồm vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, U Minh Thượng, Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, trung tâm là vườn quốc gia Pù Mát (12/02/2008), Cù Lao Chàm (05/2009), Cà Mau (05/2009). Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia là để bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái. 106.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Bảng 5.11. 30 vườn quốc gia của Việt Nam (tính đến năm 2007). D.Tích Năm TT Tên Địa điểm Đặc điểm đặc trưng (ha) Th/ lập N.Bình-H.Bình1 Cúc Phương 22200 1962 Rừng trên núi đá vôi. Voọc mông trắng. T.Hóa Rừng á nhiệt đới trên núi đá vôi. 2 Cát Bà Hải Phòng 15200 1986 Voọc đầu trắng. 3 Ba Vì Hà Tây 7377 1991 Rừng á nhiệt đới Rừng á nhiệt đới miền Trung. Trĩ, 4 Bạch Mã T-T-Huế 22031 1991 sao, voọc chà vá. 5 Ba Bể Bắc Cạn 7610 1992 Rừng,hồ trên núi. Voọc mũi hếch 6 Bến En Thanh Hóa 38153 1992 Rừng nhiệt đới thường xanh Đ.Nai – L.Đồng Rừng ĐNBộ. Voi, cá sấu, ngan cánh 7 Cát Tiên 73878 1992 – B.Phước trắng. 8 Yok Đôn Đắc Lắk 58200 1992 Rừng khộp. Voi, bò rừng,bò tót. 9 Côn Đảo Bà Rịa - VT 19998 1993 Rừng trên đảo. Động vật biển V.PhúcRừng á nhiệt đới, sam bông. Voọc 10 Tam Đảo T.Nguyên36883 1996 mũi hếch, voọc đen. T.Quang 11 Tràm chim Đồng Tháp 7588 1998 Rừng tràm. Sếu đầu đỏ. 12 Bái Tử Long Quảng Ninh 15783 2001 Rừng trên đảo Phong NhaCác kiểu rừng miền Trung. Thú linh 13 Quảng Bình 85754 2001 Kẻ Bàng trưởng, mang lớn 14 Phú Quốc Kiên Giang 31422 2001 Rừng trên đảo 15 Pù Mát Nghệ An 91113 2001 Các kiểu rừng miền Trung 16 Chư MomRay Kon Tum 56621 2002 Các kiểu rừng khu vực Đông Dương 17 Chư Yang Sin Đắc Lắc 58974 2002 Rừng trên núi cao Tây Nguyên 18 H.Liên Sơn Lào Cai 29845 2002 Rừng á nhiệt đói 19 Lò Gò-Xamát Tây Ninh 18756 2002 Rừng chuyển tiếp U Minh 20 Kiên Giang 8053 2002 Rừng tràm. Thượng 21 Vũ Quang Hà Tĩnh 55029 2002 Rừng Bắc Trường Sơn 22 Xuân Sơn Phú Thọ 15045 2002 Rừng kín thường xanh, cây họ dầu. 23 BùGiaMập Bình Phước 26032 2002 Rừng nhiệt đới ẩm. 24 Kôn Ka Kinh Gia Lai 41780 2002 Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới. 25 Xuân Thủy Nam Định 7100 2003 Rừng ngập mặn. Chim nước, di trú. 26 Núi Chúa Ninh Thuận 29865 2003 Rừng khô Nam Trung Bộ 27 Đất Mũi Cà Mau 2003 Rừng ngập mặn 28 Bidoup NúiBà Lâm Đồng 29 U Minh Hạ Cà Mau 30 Phước Bình Ninh Thuận. 107.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> ● Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người làm ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị cho du lịch. Nhóm tài nguyên này có những đặc trưng riêng, có giá trị nhận thức hơn là giải trí, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở nơi đông dân, mức độ thu hút khách du lịch lớn, có sự lựa chọn (khách du lịch thường có trình độ văn hóa, có yêu cầu nhận thức...). Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất đa dạng, phong phú. Quan trọng là các di tích (lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật...) và các lễ hội. - Di tích văn hoá - lịch sử Đây là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại, có khả năng thu hút đặc biệt khách du lịch. Trên thế giới đến 1998. Hội Đồng di sản thế giới đã công nhận 582 di sản. Trong đó, 444 di sản văn hoá, 117 di sản thiên nhiên và 21 di sản hỗn hợp vừa văn hoá vừa tự nhiên. Ngày 1/12/1999 tại Ma Rốc, Hội Đồng di sản thế giới công nhận thêm 48 di sản nữa. Ở Việt Nam, đến năm 2007 có 7 di sản được công nhận là Cố đô Huế (1993), vịnh Hạ Long (1994), Tháp Chàm Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (1999), Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), gần đây là di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế. Di tích văn hoá - lịch sử là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Các di tích và thắng cảnh lại được chia ra các di tích văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật và các thắng cảnh. Ngoài di tích, còn phải kể đến các bảo tàng, bởi vì nó cũng có giá trị thu hút khách du lịch. Cho đến 2003, cả nước có gần 4 vạn di tích các loại (trong số này có 2.715 di tích được Bộ văn hoá xếp hạng; được chia ra di tích lịch sử chiếm (51,2%); di tích kiến trúc nghệ thuật (44,2%); di tích khảo cổ (1,3%); thắng cảnh (3,3%). Về viện bảo tàng, cả nước có 117 (trong đó, bảo tàng TW (6), bảo tàng thành phố (79), bảo tàng chuyên ngành (32 thì có 24 thuộc lực lượng vũ trang). Tổng số hiện vật đang lưu giữ là 1.997.701, trong đó đã trưng bày 87.515 hiện vật, và 606.886 hiện vật đang được kiểm kê khoa học (có 489 trống đồng). - Lễ - hội: Là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau một thời gian lao động mệt nhọc; hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại nào đó như tưởng nhớ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hay nhằm giải quyết những nỗi lo âu, khát khao, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa khắc phục được. Lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, nó là một tấm thảm muôn màu mà ở đó mọi sự đều đan quyện vào nhau: “Thiêng liêng và trần tục; Nghi lễ và đôn hậu; Truyền thống và phóng khoáng; Giàu có và khốn khổ; Cô đơn và đoàn kết; Trí tuệ và tài năng ...” Lễ hội bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội Phần lễ, các lễ hội dù lớn hay nhỏ bao giờ cũng có phần nghi lễ với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu cho ngày hội. Phần mở đầu này thường mang tính tưởng niệm hướng về một sự kiện trọng đại, một vị anh hùng lỗi lạc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã 108.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> hội, hoặc bày tỏ lòng tôn kính các bậc thánh hiền, thần linh, cầu mong cho thiên thời - địa lợi nhân hoà và phồn vinh hạnh phúc. Phần hội, thường là những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của cả dân tộc với thực tế lịch sử, với xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, thi hát tượng trưng cho sự nhớ ơn người xưa, tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất đều được phô diễn ra, đem lại niềm vui cho mọi người. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ... Với khách du lịch, thông qua lễ hội họ có dịp hiểu sâu thêm phong tục tập quán, lối sống cũng như truyền thống của một địa phương. Ở nước ta, lễ hội thường diễn ra vào thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa 2 mùa, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ lao động này chuyển sang chu kỳ lao động khác. Phần lớn lễ hội tập trung vào những tháng đầu năm sau Tết cổ truyền, thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của người Mường; múa xoè, ném còn của người Thái; hát sli, hát lượn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của các DT Tây Nguyên... Về qui mô, có thể diễn ra trên một vùng rộng lớn, nhưng cũng có khi chỉ ở trên một vùng nhỏ 1 làng hoặc 1 xã. Về thời gian, có lễ hội chỉ diễn ra vài ngày, có lễ hội diễn ra vài tháng như Hội Chùa Hương (Hà Nội) kéo dài 3 tháng. Có lễ hội thu hút đông đảo khách từ nhiều vùng đất nước như Hội Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Đền Bà (Tây Ninh)... Trong chương trình chào đón giao thừa khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới. Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch và Bộ VH-TT đã chọn 13 lễ hội tiêu biểu của các địa phương trong cả nước. Lễ hội Đền Gióng (Hà Nội);Chùa Hương (Hà Nội);Phủ Giày (Nam Định); Đền Hùng (Phú Thọ); Trường Yên (Ninh Bình); Yên Tử (Quảng Ninh); Tây Sơn (Bình Định); Hội đâm trâu (Tây Nguyên); Hội đua bò (An Giang); Hội đua thuyền (Sóc Trăng); Hội chọi trâu (Đồ Sơn); Nghinh Ông (Bà Rịa – Vũng Tàu); Katê (Ninh Thuận). ● Các dạng tài nguyên nhân văn khác Văn hoá dân tộc cũng là đối tượng hấp dẫn của hoạt động du lịch. Nước ta, 54 dân tộc với những phong tục, tập quán độc đáo. Các hoạt động văn hoá - nghệ thuật đặc sắc, đa dạng. Các món ăn đặc sản dân tộc ở các vùng khác nhau cũng thu hút du khách. Các làng nghề với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao (đặc biệt là các nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sành sứ, .v.v.). c. Sự phát triển của du lịch ở Việt Nam - Ngành du lịch nước ta chính thức ra đời khi Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập ngày 09/07/1960, theo Nghị định 26/CP của CP. Sau 1975, ở miền Nam một số Công ty du lịch lần lượt được hình thành như Saigon Tourist, OSC Việt Nam... đã hoà vào mạng lưới du lịch của cả nước. Tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự chuyển biến từ sau đổi mới (đặc biệt từ sau 1990), bởi vì du lịch không thể phát triển cùng với chiến tranh cũng như với cơ chế bao cấp cũ. Từ một Công ty ban đầu nằm trong Bộ Ngoại giao, đến nay về mặt quản lý hành chính Nhà nước chúng ta có. 109.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> Tổng cục Du lịch và nhiều Sở du lịch ở 64 tỉnh thành cả nước. Sự phát triển du lịch gắn liền với các dòng khách du lịch. Pháp lệnh Du lịch đã chỉ rõ “Khách du lịch là người đi du lịch, hoặc kết hợp đi du lịch, trừ rường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến". - Khách du lịch quốc tế, trước 1990 nhìn chung tăng chậm về số lượng: năm 1970 (1.816 lượt khách), 1986 (54.353), 1987 (73.363), 1988 (110.390) và 1989 (187.526). Từ đầu 1990 đến nay, nhờ chính sách đổi mới cùng với “sự bùng nổ” du lịch, khách du lịch đến Việt Nam đã tăng cả về số lượng và doanh thu: năm 1990 chỉ mới có 25,0 vạn lượt khách đến Việt Nam, thì đến cuối tháng 12/1994 người khách thứ 1,0 triệu đã đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Thời gian sau đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở ĐNÁ nên khách du lịch đến Việt Nam cũng giảm (2002 là 2,6 triệu, 2003 là 2,2 triệu, và 2008 tăng lên 4,235 triệu lượt người). Về thị trường: khách du lịch vào nước ta đông nhất là Trung Quốc đến Nhật Bản và Hoa Kỳ. Mục đích đến (2008): khách đi du lịch (61,69%), thương mại (19,93%), thăm thân nhân (12,05%), mục đích khác (6,33%). Về phương tiện đến bằng đường hàng không (77,51%), đường bộ (18,91%), đường thuỷ (3,58%). So với khu vực ĐNÁ, Việt Nam đứng thứ 6 về số khách du lịch (sau Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philipin). Khách du lịch đến nhiều nhất là Hà Nội và TP HCM. Bảng 5.12. Cơ cấu khách DL QTế đến Việt Nam theo quốc tịch năm 1995, 1999, 2005 và 2008 1995 1999 2005 2008 (1000 (1000 (1000 (1000 lượt (%) lượt (%) lượt (%) lượt (%) người) người) người) người) TỔNG SỐ 1351,3 100,0 1781,8 100,0 3477,5 100,0 4235,8 100,0 * Quốc tịch Đài Loan 222,1 33,88 170,5 17,82 274,4 13,97 303,2 7,16 Nhật Bản 119,5 18,23 110,6 11,56 338,5 17,24 393,1 9,28 Pháp 118,0 18,00 68,8 7,19 133,4 6,79 182,1 4,30 Mỹ 57,5 8,77 62,7 6,55 330,2 16,82 414,8 9,79 Anh 52,8 8,05 40,8 4,26 82,9 4,22 107,1 2,53 Thái Lan 23,1 3,52 19,3 2,02 86,8 4,42 182,4 4,31 CHND Trung Hoa 62,6 9,55 484,0 50,59 717,4 36,53 643,3 15,19 * Mục đích đến Du lịch 610,6 45,19 837,6 47,01 2038,5 58,62 2612,9 61,69 Thương mại 308,0 22,79 266,0 14,93 495,6 14,25 844,3 19,93 Thăm thân nhân 432,7 32,02 337,1 18,92 508,2 14,61 510,5 12,05 Các mục đích khác 341,1 19,14 435,2 12,51 268,1 6,33 * Phương tiện đến Đ. Hàng không 1206,8 89,31 1022,1 57,36 2335,2 67,15 3283,2 77,51 Đường thủy 21,7 1,61 187,9 10,55 200,5 5,77 151,7 3,58 Đường bộ 122,8 9,09 571,8 32,09 941,8 27,08 800,9 18,91. 110.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> - Du lịch nội địa: Ở trong nước, nhu cầu du lịch của nhân dân cũng đã tăng (đặc biệt ở các TP lớn). Do vậy, khách du lịch trong nước cũng tăng nhanh, năm 1990 (1,0 triệu lượt người) đến 1998 (9,6 triêụ), năm 2002 đã tăng lên 13,0 triệu lượt người. - Doanh thu từ du lịch phụ thuộc vào thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách, năm 1996, doanh thu đạt 9.500 tỉ đồng, năm 2008 là 14568,1 tỉ đồng. Bảng 5.13. Doanh thu của ngành du lịch từ 2000 – 2007. ĐVị tính 2000 Doanh thu - Doanh thu của các cơ sở lưu trú Tỷ đồng 3268.5 - Doanh thu của các cơ sở lữ hành Tỷ đồng 1190.0 Số lượt khách Nghìn lượt - Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ 10330.0 khách + Khách trong nước " 7674.0 + Khách quốc tế " 2656.0 Nghìn lượt - Khách do các cơ sở lữ hành phục vụ 2397.8 khách + Khách trong nước " 939.5 + Khách quốc tế " 1359.3 + Khách Việt Nam đi DL NNgoài " 99.0. 2003. 2005. 2007. 6016.6 2633.2. 9932.1 4761.2. 14568.1 7712.0. 20684.2. 26905.1. 35058.9. 16497.0 4187.2. 21578.5 5326.6. 27023.1 8035.8. 3976.2. 5433.9. 4804.3. 2400.5 1425.0 150.7. 3287.0 1776.3 370.6. 2559.8 1883.7 360.8. - Cơ sơ lưu trú: Tổng số khách sạn: Năm 1997, cả nước có 319 khách sạn từ 1-5 sao với tổng số 15.530 phòng (217 khách sạn QD, 86 khách sạn tư nhân, 16 khách sạn liên doanh). Khoảng 18% khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Đến năm 2002, cả nước có 428 khách sạn được xếp hạng từ 1- 5 sao với 24.433 phòng (có 265 khách sạn QD, 124 khách sạn tư nhân và 39 khách sạn liên doanh). Số khách sạn từ  3 sao trở lên là (121), 5 sao (15), 4 sao (21), 3 sao (85), đều tập trung ở các TP lớn. Về số lượng phòng, 80% tổng số phòng hiện có tập trung ở các trung tâm du lịch như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Hạ Long... Riêng Hà Nội đã có vài trăm khách sạn các loại. Có 6 khách sạn 5 sao (Sofitej, Metropole, Daewoo, Sofiten Plaza Hanoi, Hilton Hanoi Opera, Hanoi, Horison, và Nikko Hanoi). - Các cơ sở vui chơi, giải trí. Nếu các cơ sở này càng đa dạng, hấp dẫn thì thời gian lưu trú của khách lâu hơn và doanh thu cũng từ đó tăng theo. Ở nước ta, các cơ sở này thường đơn điệu, qui mô nhỏ, thiếu hấp dẫn. Hiện nay chỉ có khu vui chơi giải trí ở Đầm Sen và Suối Tiên (TPHCM) là lớn hơn cả, song cũng chưa đủ để phục vụ cho nhu cầu của địa phương. - Về số lao động trong ngành: Nhìn chung tăng khá nhanh, năm 1992 lao động trong ngành là 3,5 vạn người thì đến 2001 tăng lên là 15,0 vạn người, song vẫn tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM, còn ở các khu vực khác thì cả về số lượng cũng như chất lượng còn hạn chế. - Nguồn vốn đầu tư: Việc phát triển du lịch có quan hệ tới nguồn vốn đầu tư. Ở nước ta, sau khi Luật đầu tư ra đời (1988), số vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng (ví dụ, năm 111.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> 1988 chỉ có 37 dự án đầu tư nước ngoài, thì đến năm 2002 đã có 754 dự án). Đối với du lịch, đầu tư nước ngoài vào khách sạn, du lịch thời kỳ từ 1998 - 2000 là 230 dự án, tổng số vốn đăng ký là 7,4 tỉ USD (trong đó vốn pháp định là 2,8 tỉ USD). Các nước và vùng lãnh thổ đầu lớn nhất vào du lịch là Singapo (42 dự án với vốn đăng ký hơn 2,0 tỉ USD), Đài Loan (23 và 1,4 tỉ), Hồng Công (63 và gần 1,4 tỉ), Hàn Quốc (15 và trên 700 triệu), Nhật Bản (23 và gần 480 triệu)... d. Các vùng du lịch ● Vùng du lịch Bắc Bộ - Khái quát. Phạm vi bao gồm Miền núi – trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Có thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và có tam giác động lực tăng trưởng du lịch (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Diện tích 150.083 km2. Dân số 37.956,2 ngàn người (45,0% diện tích và 45,67% dân số cả nước). Mật độ 253 ng/km2 - năm 2005. Vùng có 7 tỉnh ở phía bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (TQ). Có 5 tỉnh ở phía tây (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) giáp với 5 tỉnh của Lào (Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Khăm Muộn). Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, đường bờ biển dài ~ 1.000km, có hàng ngàn đảo lớn nhỏ. Vùng này thể hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm về đất nước - con người Việt Nam. Thiên nhiên phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo của cảnh quan nhiệt đới - gió mùa - ẩm. Ở đây có những vùng núi non hiểm trở, có những đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxipăng (3.143m) cao nhất Đông Dương. Có những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, rất phong phú về số lượng giống loài thực - động vật. Có đồng bằng châu thổ màu mỡ, vựa lúa lớn thứ 2 cả nước. Vùng biển giàu hải sản, có nhiều hải cảng và bãi tắm đẹp. Khí hậu của vùng cũng rất đặc sắc (trừ các vùng núi cao bị rét lạnh mấy tháng mùa đông), còn lại nhìn chung khí hậu ôn hoà, nhiệt ẩm dồi dào, thích nghi với sự phát triển của các loài thực - động vật nhiệt đới. Là địa bàn cư trú đầu tiên của người Việt đã tạo nên nền văn minh lúa nước sông Hồng. Hàng năm cứ vào tháng 3 (âm lịch), nhân dân hành hương về giỗ tổ Hùng Vương tại núi Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ. Vùng còn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị cùng với các danh nhân kiệt xuất nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh... Về phong tục, tập quán, do cư trú trên nhiều vùng tự nhiên kinh tế khác nhau, cho nên con người ở đây cũng có phong tục, tập quán khác nhau. Điều này tạo nên những đặc trưng đa dạng, kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Ví dụ, văn hoá Mường, Thái (ở Tây Bắc), văn hoá Tày, Nùng (ở Đông Bắc), hay các làng nghề nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hà Nam, phố cổ Hà Nội). Bên cạnh dạng quần cư nông thôn, hiện nay các đô thị cũng phát triển khá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa. Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung nhiều đầu mối giao thông vận tải quan trọng cả đường sắt, ô tô, sông, hàng không. Có Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật... quan trọng nhất cả nước. - Tiềm năng du lịch Về mặt tự nhiên. Vùng có những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ của vùng núi rừng như Sa Pa ở độ cao 1.500m, mờ ảo trong sương mù, cheo leo trên sườn dãy Hoàng Liên 112.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Sơn., nơi nghỉ mát lý tưởng của Việt Nam. Có những vùng rất ồn ào như thác nước Bản Dốc, Đầu Đẳng (Cao Bằng), lại có những nơi rất tĩnh mịch trong cánh rừng già với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới điển hình như vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (H.Phòng). Các dạng địa hình karstơ lại rất phổ biển ở Bắc Bộ, tạo nên nhiều cảnh thiên nhiên đẹp như “ Hạ Long cạn” ở Ninh Bình, Tam Cốc, Bích Động, Hương Sơn (Hà Tây), được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”. Bãi biển rộng, phẳng lì, chan hoà ánh nắng và gió lộng như ở Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An). Tiêu biểu nhất là Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới). Khí hậu của vùng ấm áp, trong lành thích hợp cho hoạt động du lịch. Những tháng hè nóng bức của vùng nhiệt đới từ tháng V - IX lại là điều kiện để kích thích mạnh mẽ dòng người đi du lịch nghỉ mát, tắm biển; có các bãi biển, vùng núi cao; khách du lịch nước ngoài lại khao khát muốn tận hưởng ánh nắng chói chang của vùng nhiệt đới, nhất là vào thời kỳ mùa đông ở xứ họ. Trong vùng có những đặc sản trên rừng, dưới biển rất đa dạng (cá, tôm hùm, sò huyết, cua biển, bào ngư... đến măng rừng, nấm hương, thịt chim, thú rừng, đến các loại dược liệu như sâm, nhung, tam thất...). Có nguồn nước khoáng dùng chữa bệnh, giải khát như Kim Bôi (Hoà Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Mỹ Lâm (Tuyên Quang). Bảng 5.14. Các tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình. Hoa  Lư Tam  Đảo Lạng  Sơn Cát Bà  Ghi chú:. . . . . . . . . . . . . . . . . . Kim Bôi Quang Hanh Tiền Hải Tiên Lãng. . . . . . . . . . Điểm DLịch Hồ Ba Bể Hồ Tây Hoà Bình Núi Cốc Đại Lải Suối Hai. K/Năng. . . Cúc Phương Cát Bà Ba Vì Tam Đảo Bến En. Hồ Giá trị. . . Điểm DLịch. K/Năng. . . Nước khoáng Giá trị. . Trà Cổ Đồ Sơn Sầm Sơn Cửa Lò. Điểm DLịch. K/Năng. . K/Năng. . Điểm DLịch. Giá trị. Sa Pa. K/Năng. Hạ Long Hương Sơn. Giá trị. Điểm DLịch. Vườn quốc gia. Bãi biển. Giá trị. Thắng cảnh. . . . . . . . . . . . .  . Cao. . Thấp.  Trung bình. Về văn hoá lịch sử. Vùng chứa đựng toàn bộ bề dày của lịch sử Việt Nam. Những di chỉ khảo cổ thời tiền sử còn được bảo tồn rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục như văn hoá Đông Sơn, Hoà Bình... Những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, như hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Lim (Bắc Ninh), hội Gióng (Hà Nội), hội Chùa Hương (Hà Tây). Vùng này là quê hương của các điệu hát chèo, khúc ca quan họ, hát văn, câu hò ví dặm, nghệ thuật sân khấu tuồng, múa rối, âm nhạc. Nơi đây còn có cả kho tàng về kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình), tháp Cổ Lễ (Nam Định), chùa Một Cột (Hà Nội)... Vùng này tập trung hầu hết các Viên bảo tàng lớn có giá trị nhất của nước ta như Viện bảo tàng: 113.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> Lịch sử, Dân tộc học, Cách mạng, Mỹ thuật, Quân đội, Hồ Chí Minh (ở Hà Nội), ở Thái Nguyên có Viện bảo tàng các Dân tộc miền núi rất thuận lợi cho khách DL tham quan nghiên cứu. Bảng 5.15. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn điển hình. Lịch sử Văn hoá nghệ thuật Kiến trúc Điểm Giá Khả Điểm Giá Khả Điểm Giá Khả D.Lịch Trị năng D.Lịch trị năng D.Lịch trị năng Pắc Văn ChùaTây       Bó Miếu Phương Điện Côn Chùa       Biên Sơn Keo Đền Phát Chùa       Hùng Diệm Đậu Kim Chùa Chùa Cổ       Liên Hương Lễ Tân Đền Chùa       Trào Hùng Một Cột Chi Hội     Lăng Dóng Cổ Loa  HộiLim    Ghi chú:   Trung bình  Thấp. Bảo tàng Điểm Giá Khả D.Lịch trị Năng BT L.Sử BT CM BTMĩ Thuật BT Q.Đội BT HCM BT các TDMN’. . . . . . . . . . . . Về kinh tế - xã hội. Là vùng có truyền thống SXNN, đang tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Những nông sản nhiệt đới tiêu biểu, có chất lượng cao đã giúp ích nhiều cho du lịch như gạo tám thơm, nếp cái,... đào Sa Pa, mận Bắc Hà, bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, chè Thái nguyên... Hàng thủ công mĩ nghệ có ở hầu hết các địa phương (mây, tre, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc). Vùng này còn nổi tiếng là nơi đất lành chim đậu, nhân dân cần cù LĐ, thông minh, sáng tạo và giàu lòng mến khách, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của vùng cũng còn gặp nhiều khó khăn. Có người đã ví thiên nhiên nhiệt đới gió mùa của vùng giống như một cô gái đẹp, nhưng đỏng đảnh, đã gây ra bao nỗi truân chuyên, đó là các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn...) thường xuyên xảy ra. Đã vậy, nhiều tài nguyên du lịch (cả tự nhiên & nhân văn) đang bị xuống cấp nghiêm trọng do khai thác bừa bãi... - CSHT, CSVC - KT phục vụ du lịch. CSHT phục vụ cho du lịch tương đối phát triển. Hệ thống GT tương đối tốt, các tuyến trục chính đều qui tụ về Hà Nội (1, 3, 5, 6, 18). Các tuyến đường sắt gần như chạy song song với các tuyến trục đường ô tô có khả năng vận chuyển khách du lịch với số lượng lớn, có thể đi tới tất cả các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia & QTế. Vùng có nhiều cửa khẩu quan trọng để đưa đón khách du lịch nước ngoài: sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Hải Phòng (lớn thứ 2 cả nước), cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai,… nằm trên tuyến đường liên vận quốc tế cả về đường sắt, ô tô nối Việt Nam - Trung Quốc. Tuy vậy, hiện nay việc đi đến các điểm du lích như Trà Cổ, Ba Bể, Sa Pa, Điện Biên còn gặp nhiều KK vì đường xấu. Về điện & TTLL: đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn nhất cả nước (Phả Lại, Hoà Bình), đủ cung cấp cho nhu cầu của vùng và cho các vùng khác. Về TTLL, vùng đã lắp đặt các trạm viễn thông với phương tiện hiện đại do Liên Xô (cũ), Pháp và Ôxtrâylia giúp đỡ, đã đảm bảo được việc TTLL đi các vùng trong nước và quốc tế thuận tiện. 114.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Tuy nhiên, vùng cũng cần khắc phục một số hạn chế: Cần tiếp tục cải tạo, nâng cấp và XD mới các khách sạn ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Về phục vụ, ăn uống cũng cần tận dụng những điều kiện thuận lợi về nguồn thực phẩm đa dạng, dồi dào mà chế biến các món ăn, đồ uống đắc sắc (như cơm tám thơm - giò chả, phở Bắc, bún ốc, bún mọc, nem chua, rượu làng Vân, cốm Vòng, bánh đậu xanh Hải Dương,...) được khách du lịch ưa chuộng. Về vui chơi giải trí, tuy vùng cũng đã có hàng loạt trò chơi ở nhiều nơi được khách du lịch quan tâm như chọi gà, chọi trâu, chợ hoa ngày tết, đấu vật, đánh đu, ném còn... Nhưng trên thực tế, hiệu quả cho du lịch cũng còn nhiều hạn chế, cũng chỉ mang tính chất địa phương. Vùng thiếu CSVC cho vui chơi, giải trí tầm quốc gia. - Các sản phẩm du lịch đặc trưng Tham quan nghiên cứu nền văn hoá Việt Nam: Đó là, các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước; Các di tích văn hoá, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng người Việt và các dân tộc khác; Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hoá dân tộc; Các làng nghề truyền thống. Tham quan, nghỉ dưỡng: Vùng biển Hạ Long (di sản thiên nhiên TG); Các vùng hồ lớn và nghỉ núi; Vùng núi đá, hang động Kasrtơ; Vùng núi cao, rừng nguyên sinh. Tham quan khu vực thủ đô Hà Nội. khu phố cổ, lịch sử còn nhiều di tích văn hoá, nghệ thuật. Thủ đô, trung tâm chính trị-VH-KH-KT, giao tiếp của cả nước; là đầu mối giao thông, là nơi giao thoa của 2 nền văn hoá lớn phương Đông (Phật giáo từ Ấn độ và Nho giáo từ Trung Quốc), là thành phố “xanh” và là thành phố của HST sông - hồ... - Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu Các địa bàn tập trung di tích văn hoá - lịch sử: Các di tích văn hoá - nghệ thuật, lễ hội truyền thống ở Hà Nội và các vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, trung tâm của nền VM lúa nước, VH Đông Sơn. Các địa bàn có nền văn hoá của các dân tộc như Tày, Nùng (Cao Bằng, Lạng Sơn). H’Mông (Hà Giang, Lào Cai). Thái (Lai Châu, Sơn La). Mường (Hoà Bình). Các di tích dựng nước, giữ nước có các cụm như Cụm Việt Trì (đền Hùng - Phong Châu - Phú Thọ). Cụm Ninh Bình (Hoa Lư - Tam Điệp). Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng (Vân Đồn - Yên Tử - Côn Sơn - sông Bạch Đằng). Cụm Lạng Sơn - Cao Bằng (Chi Lăng, Pắc Bó, đường số 4, Đông Khê..). Cụm Tuyên Quang - Thái Nguyên (Tân Trào, Chiêm Hoá, Bắc Sơn) Các địa bàn cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí: Hệ thống cảnh quan vùng hồ Hoà Bình, Thác Bà (Yên Bái), Đại Lải, Xạ Hương (Vĩnh Phúc), Cầm Sơn (Bắc Giang), Núi Cốc (Thái Nguyên), Yên Lâm (Quảng Ninh); Hồ tự nhiên Ba Bể (Bắc Cạn), Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây), Hồ Tây (Hà Nội); Hệ thống cảnh quan vùng núi có các khu nghỉ dưỡng Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và các cao nguyên Nguyên Bình, Mộc Châu Các khu vực núi cao: Phanxipan - Yên Tử (Quảng Ninh)... Các khu vực hang động kasrtơ: Cụm Hà Giang - Cao Bằng (Trùng Khánh - Bảo Lạc). Cụm Lạng Sơn (Nhất, Nhị, Tam thanh). Cụm Bắc Cạn (Bắc Sơn, Ba Bể). Cụm Quảng Ninh 115.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> (Hoành Bồ, Hồng Gai). Cụm Sơn La - Lai Châu (dọc sông Đà). Cụm Hoà Bình - Hà Tây (Mỹ Đức, Lương Sơn). Cụm Ninh Bình - Thanh Hoá (Hoa Lư, Bích Động, Đồng Giao, Bỉm Sơn). Cụm Hạ Long (hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung) Các hải đảo: Các bãi tắm tốt (Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Tuần Châu (Quảng Ninh). Cát Bà (Hải Phòng). Các hải đảo có cảnh quan nổi tiếng (Bạch Long Vĩ, Minh Châu (tên cũ của đảo Lợn Rừng), đảo khỉ, hòn Dấu, hòn Mê. Các đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà Nội là đầu mối GTVT lớn, TT thông tin viễn thông hiện đại, TT giao tiếp, trung tâm ĐT - NCKH của cả nước, TT của nền VH - nghệ thuật truyền thống. Có các khu phổ cổ được XD từ thời Pháp thuộc có giá trị lớn cho du lịch. Có hệ thống khu phố cũ (Hoàn Kiếm) và khu phố mới (Ba Đình). Có khu cảnh quan du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí - thể thao dưới nước Hồ Tây, có các công viên VH, có các làng nghề truyền thống và làng du lịch quốc tế mới. Có sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay phụ Miếu Môn (dự kiến). - Các trung tâm lưu trú chủ yếu. Trung tâm hạt nhân là Hà Nội. Các trung tâm phụ là Hoà Bình (cho địa bàn Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình). Việt Trì (Yên Bái, Lào Cai), Tuyên Quang. Vinh (Nghệ An, Hà Tĩnh). Vùng ven biển có bãi Cháy (Hạ Long), Hải Phòng, Sầm Sơn, Cửa Lò. - Một vài khu vực du lịch tiêu biểu nhất ▪ Vịnh Hạ Long. Là thắng cảnh nổi tiếng của vùng biển Đông. Cách Hà Nội 151 km. Là vịnh kín trong vùng biển rộng. Diện tích 15.000km2. Đường bờ biển khúc khuỷu với bãi tắm đẹp là Bãi Cháy. Có hàng ngàn đảo lớn nhỏ (chủ yếu là đảo đá vôi). Hạ Long có nhiều đảo muôn hình muôn vẻ, mỗi đảo được gọi theo vật mà về hình dạng làm cho trí tưởng tượng của khách du lịch càng thêm phong phú như hòn Con Cóc, hòn Con Voi, hòn Gà Chọi, hòn Mái Mơ... Có những hang động đẹp, có tên gọi gắn liền với truyền thuyết như hang Đầu Gỗ (hang Dấu Gỗ), động Thiên Cung, hang Trinh Nữ... Mặt nước Hạ Long luôn phẳng lặng, ít khi có sóng lớn. Nước biển trong xanh màu ngọc bích. Khí hậu ấm áp, mát mẻ trong lành. Hạ Long có nhiều đặc sản quý như cá, tôm he, hải sâm, bào ngư... Trên các đảo đá có nhiều chim thú, nhất là gà ri, chim xanh, sơn dương, khỉ, kỳ đà... nhiều đảo có ngọc trai, san hô... Hạ Long có sức hấp dẫn kì diệu khách du lịch, bởi nó vừa hùng vĩ, vừa duyên dáng, vừa thơ mộng. Cảnh sắc ở đây không đơn điệu, luôn luôn mới ở các góc độ quan sát và thay đổi theo thời gian. Khách có thể tham quan vào bất kỳ mùa nào cũng thấy được những cái riêng đầy quyến rũ. Tuy nhiên, do thu hút đông đảo khách du lịch đến, vì vậy vấn đề môi trường cần phải đặt ra, để giữ được vẻ đẹp ban đầu của nó. ▪ Tam Đảo. Điểm du lịch nằm ở độ cao 879 m. Tam Đảo là dãy núi nằm ở ranh giới 3 tỉnh Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Thái Nguyên, có ba ngọn nhô cao là Thiên Nhị - Thạch Bàn Phù Nghĩa là ngọn cao nhất là 1.591m, ba ngọn núi này như ba hòn đảo bồng bềnh giữa biển mây. Phong cảnh núi non ở đây rất hình vĩ, có khả năng quan sát được một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ TB 180C. Do có địa hình chắn gió, cho nên lượng mưa TB hàng năm lên tới 2.630mmm, cũng vì vậy mà cây rừng quanh năm xanh tốt, sông suối nhiều đủ cung cấp nước cho các vùng lân cận. Tam đảo có vườn quốc gia với diện tích 37.000ha. Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, có tới 620 loài thân gỗ và thân thảo, trong 116.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> đó 40% là loại sồi, dẻ (ở đây có cây pơmu là cây gỗ quí, điển hình cho rừng nhiệt đới trên núi). Là nơi nghỉ mát trong mùa Hạ, nơi nghỉ cuối tuần của thủ đô Hà Nội và các khu vực xung quanh. ▪ Chùa Hương. Là một thắng cảnh nổi tiếng nhất của nước ta. Cách Hà Nội 60km về phía Nam, là khu vực rộng lớn, bao gồm cả núi, rừng, hang động, sông suối thuộc Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây. Đây là một quần thể thắng cảnh và các di tích; đó là các suối Yên, suối Tích con đường chính dẫn khách vào thăm các di tích; đó là các quả núi có hình dáng đẹp như núi Mâm Xôi, núi Con gà, núi Voi, Núi lân, núi Qui, núi Phượng...; đó là các động của Chùa Tiên, động Hương Tích, động Hinh Bồng, động Ngọc Long (Tuyết Sơn); đó là các chùa như chùa Ngoài (chùa Chò), chùa Trong (chùa Hương), chùa Hinh Bồng, chùa Long Vân, chùa Bảo Đài...; đó là 5 pho tượng bằng đá trắng ở chùa Tiên, tượng phật bà Quan Âm bằng đá xanh (nghệ thuật điêu khắc Phật giáo từ thời Tây Sơn), tượng Cửu Long đúc bằng đồng cách đây ~ 200 năm. Trọng điểm của thắng cảnh chùa Hương là động Hương Tích với chùa Hương. Tại đây còn ghi lại bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1767-1982) khắc vào vách đá 5 chữ “ Nam Thiên Đệ nhất Động”. Hội chùa Hương diễn ra vào rằm tháng 2 (âm lịch), nhưng thực tế khách đã đi hội từ 15/01 - 15/03 (âm lịch), số khách hàng năm vài chục vạn người. ▪ Kim Liên - Nam Đàn. Nam Đàn có diện tích 295,2 km2, số dân khoảng 17,0 vạn người. Có các điểm du lịch thuộc làng Chùa, làng Sen, xã Kim Liên quê nội và ngoại của Bác Hồ. Mộ bà Hoàng Thị Loan (xã Nam Giang), núi Thiên Nhẫn và thành Lục Niên gắn với khởi nghía Lê Lợi, mộ Nguyễn Thiếp (thuộc xã Nam Kim). Khu vực thị trấn Nam Đàn có nhà cụ Phan Bội Châu, đến xã Hồng Long có dòng sông Lam chảy qua huyện. Khu di tích Kim Liên ở Làng Sen (quê nội của Bác), có ngôi nhà 5 gian của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; có bảo tàng Kim Liên ghi lại cuộc đời hoạt động của Bác; có nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quy (thày dạy của Bác thời niên thiếu) và có giếng Cốc với kỷ niệm gắn bó của Bác với nhân dân trong thôn làng. Ở làng Hoàng Chù (quê ngoại) của Bác có ngôi nhà 3 gian xây dựng từ 1883 nơi Bác ra đời, có ngôi nhà gỗ 5 gian của gia đinh cụ Hoàng Xuân Đường và nhà thờ họ Hoàng Xuân. ● Vùng du lịch Bắc Trung Bộ - Khái quát. Phạm vi lãnh thổ : Bao gồm 6 tỉnh (từ Quảng Bình - Quảng Ngãi). Nằm ở vị trí trung gian của đất nước. Diện tích 34739 km2. Dân số 6103,3 ngàn người, mật độ dân số 176 ng/km2 (2005).  Phía Bắc giáp Hà Tĩnh, phía Nam giáp Bình Định và Kon Tum, phía Đông là biển, phía Tây giáp Lào. Đây là mảnh đất đầy biến động trong suốt chiều dày lịch sử.  Là vùng có những nét tương phản cả về tự nhiên - kinh tế - lịch sử. Sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến suốt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh gần 100 năm. Sông Bến Hải (Q.Trị) mặc dù chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời, song cũng là nỗi đau nhức nhối của dân tộc trong suốt trên 20 năm chia cắt Tiếng súng đầu tiên tại cửa Hàn (Đà Nẵng 1858) mở màn cho thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta. Cũng tại đây, năm 1964, tên lính viễn chinh Mỹ đầu tiên cũng đặt chân lên để tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở M.Nam. Núi Thành (Quảng Nam), trận đọ súng đầu tiên giữa quân giải phóng với bọn xâm lược Mỹ, đã khẳng định một chân lý ví đại: “Chúng ta có thể đánh và đánh 117.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> thắng được Mỹ”. Hội An, từ TK 18 đã là một thương cảng sầm uất. Về mặt tự nhiên. Việc hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp, ở vị trí giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam; giữa 2 đơn vị kiến tạo lớn và là nơi gặp gỡ giữa 2 luồng thực vật di cư từ Hymalaya (qua Vân Nam) xuống và từ Malaixia lên đã tạo cho thiên nhiên của vùng có một sắc thái độc đáo. Khoảng 4/5 diện tích tự nhiên của vùng là đồi núi và cồn cát, bị chia cắt thành những mảnh nhỏ hẹp, độ dốc lớn. Phía Tây là dãy Trường Sơn kéo dài như một bức trường thành, độ cao TB từ 600 - 800m, không chỉ chạy song song với biển mà còn có nhiều nhánh đâm ra biển như Hoành Sơn “cỏ cây chen lá, đá chen hoa”, Bạch Mã, có Hải Vân được mệnh danh là “ Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Các đồng bằng ở đây đều nhỏ hẹp, có nhiều cồn cát, đụn cát lấn sâu vào đất liền. Bờ biển nhiều đầm phá. Khí hậu của vùng cũng có những nét khác biệt lớn (do có dãy Hoành Sơn và Bạch Mã đâm ngang ra biển). Vì vậy, ở Nghệ-Tĩnh mang những nét của khí hậu M.Bắc, thì ở Quảng Bình lại mang những nét của khí hậu M.Nam. Giữa Huế - Đà Nẵng cách nhau không xa, nhưng Huế có thời kỳ mưa trắng đất, trắng trời, thì ở Đà Nẵng chói chang ánh nắng, hầu như không có mùa đông. Với điều kiện khí hậu như trên, buộc các nhà quản lý du lịch phải có sự nghiên cứu thấu đáo, để xác định thời gian tối ưu cho khách du lịch... Do ảnh hưởng của khí hậu, địa hình cho nên sông ngòi đều ngắn và dốc, nhưng thảm thực vật rừng lại rất phong phú với nhiều loại gỗ quí (gụ, táu...), động vật còn bảo tồn được nhiều loài quí hiếm. Vùng biển có nhiều bãi tắm đẹp, biển có nhiều nguồn hải sản. Có các đảo nổi tiếng như Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, QĐ Hoàng Sa. Về tài nguyên nhân văn: có cố đô Huế, một quần thể di tích triều Nguyễn rất đa dạng, đô thị cổ Hội An, kinh đô Trà Kiệu và thánh địa Mỹ Sơn, một di tích nổi tiếng về văn hoá Chàm...tất cả đã được công nhận là di sản của nhân loại. Bảng 5.16. Các tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình của vùng Bắc Trung Bộ. Tài nguyên DL Thắng cảnh Các điểm du lịch Gía trị K/Năng Động Phong Nha  Bạch Mã Lăng Cô   Đèo Hải Vân   Bán đảo Sơn Trà   Bãi biển Đà Nẵng Ngũ Hành Sơn   Cù Lao Chàm Nc khg BànThạch Bãi biển Mỹ Khê  Bãi biển Sa Huỳnh Ghi chú:  Cao. Bãi biển Giá trị K/Năng . . -. -. . . Nước khoáng Giá trị K/Năng -. Rừng (+) Giá trị K/Năng . . -. -. . . . . . .  Thấp.  Trung bình. - Tiềm năng du lịch về tự nhiên và nhân văn Nhìn chung rất đặc sắc và đa dạng về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cùng với những biến cố qua những thử thách của lịch sử dân tộc đã tạo cho vùng có tiềm năng du. 118.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> lịch phong phú, có giá trị thu hút khách. Các loại hình du lịch có cả từ du lịch tham quan - nghỉ dưỡng - điều trị - tắm biển - thể thao - nghiên cứu, đều tập trung với mật độ cao dọc theo QL 1A và phát triển thành cụm với bán kính dưới 100 km xung quanh Huế và Đà Nẵng. Bảng 5.17. Tài nguyên du lịch nhân văn điển hình. Tài nguyên du lịch. Lịch sử G/Trị K/Năng. Quảng Trị  Huế  ThápChàmMĩSơn  Khu phốcổ HộiAn  Di tích Mĩ Sơn  12 điểm di tích trên đg  Tr.Sơn (B-T-T cũ) Bảo tàng Chàm Ghi chú:.  . . .  . -. -. . . -. -. . . Cao. Văn hoá G/Trị K/Năng -. Kiến trúc G/Trị K/Năng -. Bảo tàng G/Trị K/Năng -. . . . . . . -. -. . . . . -. -. -. -. . -. -. -. -. -. -. -. . .  Thấp.  Trung bình. - CSHT, CSVC - KT phục vụ du lịch. Do nằm ở giữa tuyến giao thông huyết mạch (đường sắt và QL 1A Bắc - Nam) vùng có điều kiện để phát triển GTVT cả đường sắt, ô tô, biển và hàng không. Từ cảng Đà Nẵng có thể dễ dàng thông thương với các cảng thuộc khu vực CÁ TBD và các cảng dọc ven biển trong nước, hàng hoá vận chuyển cho Lào đều thông qua cảng này. Ngày 01/04/1998, sân bay Đà Nẵng trở thành sân bay quốc tế, có thể tiếp nhận các loại máy bay hạng nặng như Boeng 747, đây là cửa ngõ thứ 3 đưa đón khách quốc tế. Ngoài ra còn có sân bay Phú Bài và một số sân bay quân sự cũ ở Quảng Trị và Quảng Ngãi có thể hỗ trợ cho 2 sân bay này trong hoạt động du lịch. Vùng có tuyến đường sắt Thống Nhất và QL 1A chạy dọc theo bờ biển, có QL9 qua cửa khẩu Lao Bảo sang Lào (cửa khẩu quốc tế 1993) rất thuận lợi cho việc đưa đón khách du lịch theo đường bộ từ Lào và Thái Lan sang. Về hệ thống điện vùng còn gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới TTLL, viễn thông vẫn còn ở trình độ thấp. Việc cấp - thoát nước cho các khu du lịch còn nhiều bất cập. Như vậy so với các vùng du lịch khác trong cả nước, CSVC KT của vùng còn ở tình độ thấp kém. Các cơ sở lưu trú như khách sạn phần lớn đều được cải tạo từ các cao ốc được xây dựng cho các mục đích khác như khách sạn Hương Giang, Phương Đông, Thái Bình Dương,... Hiện nay đã có một số khách sạn mới xây dựng tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng và Huế như khách sạn Tre Xanh (Đà Nẵng) cao 11 tầng, thuộc loại lớn nhất TP. - Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Sản phẩm du lịch đặc trưng nhất là: du lịch tham quan các di tích văn hoá - lịch sử kết hợp với du lịch biển; hang động và du lịch quá cảnh. Một số sản phẩm có thể khai thác: Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá truyền thống, như di sản văn hoá thời nhà Nguyễn (Huế), di sản văn hoá Chàm (Quảng Nam). Tham quan các di sản thời kì chống Mỹ (ở tất cả các tỉnh trong vùng). Nghỉ dưỡng, giải trí ở cảnh quan ven biển, hồ và núi, hang động. Tham quan vườn quốc gia, khu dự trữ tự nhiên. Các hình thức du lịch biển (ven biển, hải đảo).. 119.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> - Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu Các khu vực tập trung nhiều di tích văn hoá truyền thống: Di sản văn hoá thời Nguyễn ở Huế và phụ cận như Cấm Thành; Các khu lăng tẩm, cảnh quan, tài nguyên nước khoáng xung quanh Huế, các di tích dọc sông Hương. Di sản văn hoá Chàm ở Mỹ Sơn (cố đô Chàm), kinh đô Trà Kiệu, Bảo tàng Chàm, đô thị cổ Hội An (cảng Chàm cũ) và các thành cổ ở Quảng trị, Đồng Hới... Các di sản văn hoá dân tộc ít người ở các huyện vùng cao A Lưới, Hiên, Giằng, Hương Hoá. Khu công giáo La Văng (Hải Lăng). Cụm đền, chùa Ngũ Hành Sơn. Các khu cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí: Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển có các bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Huế), Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Tùng (Q.Trị), Đèo Ngang - Lý Hoà, bãi Đá nhảy (Q.Bình). Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng sông, hồ: phá Tam Giang, đầm Cầu Hai (Huế), hồ Phú Ninh (Quảng Nam), vịnh Nam Ô (Đà Nẵng), S.Hương (Huế), S.Hàn (Đà Nẵng). Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: Bạch Mã (Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Lý Hoà, bán đảo Sơn Trà. Cảnh quan núi đá, hang động Phong Nha (Q.Bình). Khu vực tập trung các di tích thời chống Mỹ: Cụm Vĩnh Mốc - Hiền Lương, địa đạo, di tích ở ranh giới tạm thời giữa 2 miền trên sông Bến Hải (Quảng Trị). Cụm QL 9: Cửa Việt, sân bay Ái Tử, Cam Lộ, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn (Quảng Trị), đường Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn. Cầu Thạch Hãn, thành cổ Quảng Trị, cửa Thuận An, bán đảo Sơn Trà. Các sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn, Chu Lai, Phú Bài... Thành phố cổ: Huế, thành phố cảnh quan, bố cục rất hài hoà, có hệ thống các di tích thời Nguyễn. Hội An: cảng Chàm cũ, đã được Nhà nước công nhận là thành phố cổ và là di sản văn hoá thế giới (ngày 01/12/1999). - Các trung tâm lưu trú chủ yếu. Do yêu cầu liên kết trong hoạt động du lịch giữa Huế Đà Nẵng; vùng có 2 trung tâm lưu trú chủ yếu là Huế và Đà Nẵng. Trung tâm phụ là Đông Hà, vì ở đây là đầu mối giao thông quan trọng với Lào sau khi sân bay Phú Bài được mở rộng. - Một số khu du lịch tiêu biểu nhất ▪ Động Phong Nha. Động Phong Nha (còn có tên gọi khác là động Trốc, hay chùa Hang), nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng cách thị xã Đồng Hới 50km về phía Tây Bắc. Từ Đồng Hới đi theo đường ô tô đến Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son ~ 30 phút là đến động. Các hang động đều do con sông ngầm-sông Chài hoà tan đá vôi tạo thành. Động có chiều dài 7.729m, gồm 14 hang. Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước 10m; từ hang thứ 4 trở đi, trần hang cao từ 25 - 30m; từ hang thứ 14 trở vào, người ta có thể theo các hành lang hẹp khác vào sâu hơn nữa. Ngay ở cửa các hang đều có các nhũ đá rủ xuống giống như những chiếc răng, càng vào trong các cột đá, nhũ đá... càng tạo nên cảnh trí huyền ảo hơn (nhất là khi có ánh nắng chiếu vào các nhũ đá). Tất cả các hang động ở Phong Nha còn được bảo tồn tính chất nguyên thuỷ của nó. Có sức thu hút khách du lịch rất lớn. Khi vào hang ta có cảm tưởng như đang đi thám hiểm thực sự, đang ở thế giới của Diêm Vương nằm sâu trong lòng đất của vùng núi cao tới ~ 900m.. 120.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> ▪ Cố đô Huế. Là nơi tập trung hàng loạt các điểm du lịch đặc sắc cả về cảnh quan và di tích VH - lịch sử có giá trị. Huế là kinh đô của Việt Nam suốt thời kỳ từ 1802-1945, có hàng trăm công trình kiến trúc VH có giá trị của các đời vua triều Nguyễn. Các công trình có giá trị đặc biệt - Kinh thành Huế và Đại Nội, bao gồm 117/214 công trình còn lại:Kinh thành Huế được kiến trúc theo kiểu Van Ban (của Pháp). Chu vi 10km. Thành được xây dựng năm 1805 bằng đất và gạch, có 10 cửa ở 4 phía. Xung quanh thành có hào. Các cửa vào đều có cầu đá bắc qua. Mặt thành có 24 pháo đài, trong thành có sông Ngự Hà. Đại Nội gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hoàng Thành có tường vòng dài 2.400m, cao 3,4m, dày 1,05m. Cửa chính là Ngọ Môn, sau Ngọ Môn là điện Thái Hoà tiếp đến là điện Cần Thành và Tử Cấm Thành. Hai bên điện Thái Hoà có các Thái Miếu, Thế Miếu, Triệu Miếu, Hưng Miếu để thờ tổ tiên vua. Phía ngoài Hoàng Thành có Quốc Tử Giám, có mật viện, 6 bộ toà di sứ, sứ quan, nội các. Viện lập hiến. Trong khu vực Đại Nội có tất cả 147 công trình thuộc nhà ở và cung điện (hiện còn lại 8 công trình). - Các lăng tẩm của 7 đời vua triều Nguyễn.Triều Nguyễn (1802- 1945) có tất cả 13 đời vua, nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định). Hầu hết các lăng tẩm được thiết kế kiến trúc khi nhà vua còn ngự ở trên ngai vàng. Vị trí để xây lăng được chọn theo nguyên tắc "Sơn triều - thuỷ tạ, tiền án - hậu chẩm, tả long - hữu hổ, huyền thử - minh đường". Nhờ vậy, các lăng tẩm có ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên với sự sáng tạo của con người. - Khu đàn Nam Giao. Xây dựng ngày 25/03/1806. Năm 1807 triều đình Gia Long đã cử hành tế lễ đầu tiên tại đây. Đàn Nam Giao được xây dựng trên khu đất rộng trên 10 ha ở phía Nam kinh thành Huế, kết cấu gồm 3 tầng: tầng trên cùng tròn, 2 tầng dưới vuông (ngụ ý trời tròn - đất vuông), chiều cao cả 3 tầng là 4,65m. Trong các di tích về tế trời, đàn Nam Giao của triều Nguyễn ở Huế là di tích duy nhất còn lại ở VN. - Hổ Quyền. Là một đấu trường được xây dựng năm 1832 để tổ chức các trận đấu giữa voi và cọp cho vua, đình thần và dân chúng xem giải trí. Hổ Quyền không phải là tác phẩm mỹ thuật hay một kiến trúc tinh xảo, nhưng nó lại có giá trị cao về mặt lịch sử-văn hoá, là di tích đặc biệt và độc đáo của Việt Nam và cả trên thế giới. Bên cạnh Hổ Quyền có đền Voi Ré (nơi thờ những con voi từng chiến đấu lập công trong trận mạc). - Ngoài khu di tích triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới năm 1993, tại Huế còn có hàng loạt các di tích, chùa chiền và danh thắng cảnh như chùa Thiên Mụ (xây dựng năm 1601), sông Hương, núi Ngự, đồi Vọng Cảnh... ▪ Dải ven biển từ bán đảo Sơn Trà-Non Nước-Ngũ Hành Sơn. Đây là một dải bờ biển rất đẹp kéo dài 20km, giống như một dải đăng ten viền rìa đông TP Đà Nẵng. Điểm đầu từ Sơn Trà (cách TP Đà Nẵng 10km về phía Đông Nam), kết thúc ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây có 2 danh thắng nổi tiếng Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, có các làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng (trạm, khắc đá). ▪ Đô thị cổ Hội An. Đây là một di tích kiến trúc, cách TP Đà Nẵng 30km về phía Nam, là điểm du lịch độc đáo đặc biệt quý hiếm ở cả khu vực ĐNÁ, là di sản VH thế giới. Đô thị cổ Hội An được XD vào giai đoạn từ thế kỷ XIII - XVII. Trong phức hợp kiến trúc dân dụng, hiện nay. 121.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> có ~ 80% công trình được bảo tồn nguyên vẹn. Hệ thống công trình công cộng như đường phố, lối ngõ, cầu vẫn còn tồn tại. Nằm cạnh sông Thu Bồn đổ ra cửa Đại. Ngoài xa ~ 20 km có đảo Cù Lao Chàm. Sinh hoạt ở đây rất nhộn nhịp, là điểm du lịch quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. ● Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Khái quát. Phạm vi lãnh thổ: bao gồm lãnh thổ còn lại tính từ Bình Định trở vào. Vùng bao gồm một lãnh thổ rộng lớn với các ĐKTN, KT-XH rất đa dạng. Phía bắc giáp vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía tây giáp đất nước Chùa Tháp, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông. Phạm vi bao gồm 29 tỉnh, TP từ tỉnh Bình Định trở vào (5 tỉnh DHNTB, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh - TP của vùng Đ.Nam Bộ, 13 tỉnh của ĐBSCL). Diện tích 146.390 km2, dân số 39.046,8 ngàn người, mật độ dân số 267 ng/km2 (44,2% diện tích và 47,0% dân số cả nước). Vùng này có 2 á vùng là á vùng Nam Trung Bộ và á vùng Nam Bộ. Có tam giác tăng trưởng du lịch TP HCMNha Trang-Đà Lạt. Nét đặc trưng của vùng này rất đa dạng về tự nhiên, phong phú về sắc thái dân tộc, nhưng không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế. Trong vùng có vựa lúa lớn nhất cả nước (ĐBSCL), có vùng cây CN lớn nhất cả nước (Đ.Nam Bộ, Tây Nguyên), có TP HCM thuộc loại lớn nhất cả nước, tất cả đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động du lịch. GTVT có thể liên hệ được với nhiều vùng và nhiều nước trên thế giới qua các tuyến đường như QL 1A, đường sắt, đường sông, biển, hàng không. - Tiềm năng du lịch Bảng 5.18. Các tài nguyên du lịch về tự nhiên điển hình. Tài nguyên DL Các điểm du lịch Nha Trang Đại Lãnh Qui Nhơn Biển Hồ Đà Lạt Ea Keo Vũng Tàu Côn Đảo TrịAn-NamCátTiên Hà Tiên Phú Quốc Cà Mau Vĩnh Hảo Bạc Liêu Ghi chú:. Thắng cảnh Giá trị K/năng . . . . .  .  . . -. -. -. . . . . -. -. -. . . . . . . . .   . -. -. . . . . Cao. -.   . . Bãi biển Giá trị K/năng.  Thấp. -. Nước khoáng Giá trị K/năng . .    Trung bình. Rừng (+) Giá trị K/năng . . . . -. -. . . -. -. . . . . -. -. + Về tự nhiên: Lãnh thổ nằm ở phần cuối của đồng bằng Nam Trung Bô (từ Bình Định), toàn bộ vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, điều này tạo nên sự đa dạng về địa hình có sức thu hút khách du lịch. Đây là khu vực có bãi biển đẹp nhất cả nước, kéo dài từ Đại Lãnh - Văn Phong - Nha Trang. Ngoài ra, còn có một số bãi biển khác: Quy Nhơn, Long Hải, Phước Hải, Vũng Tàu. Vùng có nhiều đảo với những đặc sản nổi tiếng, có sức thu hút khách du lịch lớn (từ Mũi Nạy đến vịnh Cam Ranh có 20 đảo, có 7 đảo có tổ chim yến nằm cheo 122.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> leo trên vách đá). Các tỉnh Tây Nguyên nằm trên cao nguyên xếp tầng, có Đà Lạt là TP du lịch nổi tiếng nhất cả nước. Khí hậu của vùng rất thuận lợi cho du lịch, đặc biệt là trên các cao nguyên khí hậu luôn mát mẻ, nhiệt độ biến đổi nhanh chóng ngày/đêm, nhưng nhiệt độ cực đại chưa bao giờ vượt quá 300C và cực tiểu không dưới 4,90C. Tài nguyên nước và nước khoáng rất có giá trị cho du lịch. Nước khoáng có nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Sông ngòi dày đặc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên sinh vật trong vùng có khu vực mang sắc thái của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm, đó là khu dự trữ tự nhiên Suối Trai (Tây Sơn - Bình Định), khu dự trữ tự nhiên Kon Cha Răng (Kbang-Gia Lai), trạm thuần dưỡng động vật Ea Keo (TX Buôn Ma Thuột), vườn quốc gia Cát Tiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đất mũi Cà Mau + Tài nguyên du lịch nhân văn Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Ở vùng đồng bằng, ngoài người Việt, còn có người Chăm với nền VH Chàm nổi tiếng (các di tích còn để lại với kiến trúc cổ bằng đá hoặc bằng gạch). Ở Tây Nam Bộ có người Khơ Me đã đóng góp lớn vào nền VM của các dân tộc Nam Á trước đây. Các dân tộc Tây Nguyên lại có những đặc trưng riêng, ở những vùng núi cao có các dân tộc Ê Đê, Giarai, Ba Na, Xơ Đăng, M’Nông, Cà Tu, Tà Ôi... Tuy trình độ phát triển KT-XH còn thấp, nhưng được tổ chức khá chặt chẽ vì vậy nền văn hóa của họ có một bản sắc rất riêng biệt. Về phương diện dân tộc, có thể khai thác những nét độc đáo của từng dân tộc & coi đó là một tài nguyên du lịch. Ví dụ: người Khơ Me có lễ mừng năm mới (Chôn Chơ Nam Thơ Mây), mừng nước, lễ Phật và tổ tiên. Văn hóa Ba Na và các dân tộc cùng nhóm ở Tây Nguyên, có nền văn nghệ dân gian với nhạc cụ rất độc đáo như đàn tơrưng, krông pút... các điệu múa đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên. Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian ở đây mang sắc thái riêng với lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, hát trường ca, thần thoại... Bảng 5.19. Các tài nguyên du lịch nhân văn điển hình. Tài nguyên du lịch Các điểm du lịch Tây Sơn ThápChàmĐôngDương Tháp Đôi Tháp Hoàng đế và tháp Cảnh Tiên Tháp Chàm Pônaga Tháp Chàm Poklong Garai Núi Sam Chùa Linh Sơn Toà thánh Tây Ninh Nhà tù Côn đảo H/Trg Thống Nhất Lăng Lê Văn Duyệt Chùa Phụng Sơn Chùa Giác Lân Bảo tàng TP HCM BT Hải dương học Ghi chú:. Lịch sử Giá trị K/năng . . -. -. . . -. -. -.   .   . . . . . . . Văn hóa Giá trị K/năng -. Cao. Kiến trúc Giá trị K/năng  .  . -. . . -. -. . . . .  .  . -. -. -. . . -. -. -. -. . . . . . -. -. . . -.  Thấp. 123. -. -.  Trung bình. Bảo tàng Giá trị K/năng -. -. -. -. . . . .

<span class='text_page_counter'>(124)</span> - CSHT, CSVC - KT phục vụ du lịch. Về hệ thống GTVT: Đường ô tô: Vùng này mạng lưới GT có sự kết hợp chặt chẽ giữa các hệ thống đường với nhau, trong đó giao GT bộ có vị trí quan trọng hàng đầu với các tuyến chính: QL1A, chạy ở rìa phía Đông của vùng kéo dài đến tận Cà Mau và thị trấn Năm Căn. QL14, chạy suốt từ Huế qua 4 tỉnh Tây Nguyên nối Tây Ninh và Biên Hoà, đây là con đường có giá trị đặc biệt về kinh tế đối với Tây Nguyên. QL13 từ TP HCM qua Lộc Ninh sang Đông Bắc Cămpuchia rồi theo dọc S.Mê Công lên tận Viên Chăn. QL19 từ Qui Nhơn - Kon Tum. QL 26 từ Phan Rang - Đà Lạt, qua thuỷ điện Đa Nhim, qua đèo Phượng Hoàng. QL20 nối TP HCM - Lâm Đồng (còn gọi là đường rau, hoa quả và du lịch). QL51 từ Biên Hoà - Vũng Tàu. Đường sắt, quan trọng nhất là đường sắt Thống nhất Bắc Nam, ngoài ra còn có một số tuyến khác...nhưng ý nghĩa không đáng kể. Đường sông: trong vùng lại tương đối phát triển, của hệ thống S.Cửu Long và Đồng Nai cùng các phụ lưu với hệ thống kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho GTVT. Đường biển: cảng Sài Gòn có thể dễ dàng giao lưu với nhiều vùng trong nước và quốc tế. Từ đây có thể đi tới Hồng Công, Xingapo, Băng Cốc, Công Pông Xom .v.v. Đường hàng không: có nhiều sân bay với nhiều tuyến bay đi các nơi. Trong đó, lớn nhất là sân bay Tân Sơn Nhất (sân bay quốc tế) và các sân bay khác như Qui Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Plâycu, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Trà Nóc, Rạch Giá, Phú Quốc, Côn Đảo,.v.v. Về cơ sở năng lượng: có một số nhà máy điện về qui mô nhỏ hơn vùng Bắc Bộ, hiện nay trong vùng đã đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí đốt từ Nam Côn Sơn vào cung cấp cho nhà máy điện ở Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 thì nguồn điện năng của vùng sẽ tăng lên nhanh chóng cùng với Trị An, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi sẽ là cơ sở năng lượng đủ đáp ứng cho nhu cầu của vùng. Về CSVC KT phục vụ cho du lịch: Phần lớn tập trung ở TP HCM, tại đây có hệ thống các khách sạn, nhà hàng khá dày đặc, chất lượng các cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí, ăn ở khá tốt. Ngoài ra, Vũng Tàu cũng là nơi có CSVC - KT khá tốt cho du lịch; Các khu vực khác như Nha Trang, Qui Nhơn, Phan Rang, Phan Thiết, Cần Thơ, Đà Lạt... qui mô nhỏ hơn; CSVC - KT kém hơn, song cũng thu hút số lượng khách du lịch lớn. Riêng Tây Nguyên, tiềm năng du lịch rất lớn, nhưng về CSVC KT phục vụ cho du lịch còn rất nghèo nàn - Sản phẩm du lịch đặc trưng. SP du lịch đặc trưng nhất của vùng là du lịch tham quan nghỉ dưỡng ở ven biển và núi (á vùng Nam Trung Bộ; du lịch sông nước và du lịch sinh thái (á vùng Nam Bộ). Các sản phẩm có thể khai thác là: Giao tiếp và phát triển KT - XH, hội nghị, hội chợ, triển lãm. Nghỉ dưỡng ven biển, hồ, trên núi, tham quan nghiên cứu khu rừng ngập mặn. Tham quan các di tích thời chống Mỹ. Tham quan nghiên cứu các di sản VH Chàm và các di sản tôn giáo khác. Du lịch sông nước, miệt vườn ở ĐBSCL. Du lịch, nghiên cứu vùng VH các dân tộc Tây Nguyên. - Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu + Các khu vực tập trung cảnh quan nghỉ dưỡng Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng ven biển ở khu vực từ Bình Định - Phú Yên - Khánh Hoà, bao gồm các địa danh như Vũng Rô - Đại Lãnh - Văn Phong - Dốc Lết - Bãi Tiên - Đồng Đế Nha Trang - Hòn Trũi. Ngoài ra, còn có các bãi biển như Ninh Chữ - Cà Ná (Ninh Thuận); Phước Hải - Long Hải - Vũng Tàu; Hòn Chông (Hà Tiên). 124.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> Cảnh quan nghỉ dưỡng núi đó là 3 bậc thềm của cao nguyên Lâm Đồng với trung tâm du lịch Đà Lạt, tại đây có các cảnh quan hồ, núi, thác nước, hệ thống biệt thự đẹp, hồ Đankia, Suối Vàng, Lâm Viên, hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Tuyền Lâm, sân Golf và Bảo Lộc (trung tâm dâu tằm); Hệ thống S.Đồng Nai; Rừng thuần chủng thông Đà Lạt. Các hồ: hồ Yaly (Gia Lai), Biển Hồ (Plâycu), Lắc (Đắc Lắc), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Mơ (Sông Bé), Trị An (Đồng Nai), Thị Nải (Qui Nhơn), và hệ thống hồ ở Đà Lạt. Các công viên quốc gia: Nam Cát Tiên, Bù Đăng (Bình Dương, Bình Phước), Côn Đảo, Phú Quốc, các sân chim (Bạc Liêu, Cà Mau), rừng thông (Đà Lạt.). + Các khu vực tập trung nhiều di tích. Bán đảo Phượng Hoàng (Qui Nhơn); Cam Ranh (Kh.Hoà); sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), Xuân Lộc (Đồng Nai); chiến khu D (Lâm Đồng, Tây Ninh); núi Bà Đen (Tây Ninh); dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi (TP HCM); Bạch Dinh (Vũng Tàu); Bến Tre đồng khởi, các khám ở Côn Đảo, TP HCM,.. Các tháp Chàm (Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Sơn (Bình Định), toà thánh Cao đài, Đền Bà (Tây Ninh), Chùa Bà, núi Sam, núi Sập, khu di tích Óc Eo Tri Tôn, Thoại Sơn (An Giang), quê Bác Tôn (Long Xuyên), kênh Xà No (Tiền Giang)... + Các trung tâm lưu trú chủ yếu. TT chính: TP HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu. TT phụ là Qui Nhơn, Cần Thơ. - Một số khu du lịch tiêu biểu nhất ▪ Nha Trang. TP Nha Trang có diện tích 238 km2, nằm trên QL1A và tuyến đường sắt TN. Đầu mối của QL21-Buôn Ma Thuột sang Crachiê (CPC) và lên Đà Lạt. TP nằm bên vùng biển đẹp, giàu hải sản nhất cả nước, cách TP HCM 450km, cách Hà Nội 1.450km, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam. Có 7 km đường bờ biển toàn là bãi tắm đẹp, nước trong xanh, bầu trời quanh năm xanh ngắt như vùng Địa Trung Hải. Chếch về phía Đông Nam của TP có 5 - 6 hòn đảo đứng chụm đầu vào nhau, lớn nhất là Hòn Tre (25 km2), có núi cao tới 460 m cách thành phố 3 km, ra đảo bằng thuyền máy mất ~ 20 phút (được mệnh danh là hòn đảo ngọc). Từ đây ta sẽ nhìn ra khơi thấy có vài ba đảo nhỏ như hòn Cau, hòn Nón, và nhỏ nhất là hòn Yến. Ngoài các danh lam thắng cảnh tự nhiên, Nha Trang còn lưu giữ nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị. Đi về P.Bắc có cầu Xóm Bóng (200m) soi mình trên dòng sông xanh, dưới chân là cù lao Bến Cá tấp nập ghe thuyền. Qua cầu Xóm Bóng, chếch về phía bên trái là tháp Chàm Pônaga cổ kính (còn gọi là Tháp Bà) đây là công trình độc đáo của người Chăm. Thành phố có Viện Hải dương học, thành cổ Nha Trang, khách có thể thăm suối Dầu và công trình thuỷ lợi suối Dầu, ở đây có nhiều cơ sở SX hàng thủ công mỹ nghệ (trạm khắc gỗ mun, cẩm lai, sơn mài, mây, tre, thêu ren và các sản phẩm lưu niệm của biển).... Trong số các di tích trên, thì tháp Chàm Pônaga là đáng lưu ý nhất. Nhóm tháp này được XD trên một quả đồi đá hoa cương (trước đây đứng trơ vơ giữa biển, nay đã dính vào đất liền, nằm bên bờ bắc của S.Cái Nha Trang). Khu tháp Pônaga được XD trong nhiều thời kỳ, kéo dài từ TK thứ VII-XII. Những tháp đẹp nhất được XD vào năm 813 và 817, đến nay một số đã đổ nát chỉ còn 4 tháp nguyên vẹn; Trong đó, một tháp thờ thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo); một tháp 125.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> thờ thần Gaxêna mình người, đầu voi (con trai thần Siva). Tháp lớn nhất là Pônaga (tháp Bà cao 23m), XD năm 817, thờ Pônaga (là nữ thần Uma - vợ thần Siva). Tháp Bà là ngọn tháp tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Chàm, xây bằng gạch nung, hình tứ giác, trên có chóp tròn hình kim tự tháp. Trên cửa tháp có hình thần Siva bốn tay, cưỡi bò đực Nađin. Trong tháp có bàn thờ bằng đá, trên có tượng Pônaga mười tay, ngồi xếp bằng, đầu đội mũ hình bông sen. (Riêng mặt tượng làm bằng gỗ trầm đã bị quan Pháp lấy đi năm 1946), nay được thay bằng mặt tượng khác. ▪ Đà Lạt: Nằm trên cao nguyên tương đối bằng phẳng với độ cao 1.500m, gồm các mặt bằng lượn sóng, thoải, rộng được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến biến chất và đá granit. Năm 1893 Alêchxăng Yecsanh, một thầy thuốc 30 tuổi khi đi qua khu vực Lang Biang với những cánh rừng thông bạt ngàn đã lọt vào mắt Ông. Năm 1899, theo yêu cầu muốn tìm nơi XD khu nghỉ mát núi của toàn quyền ĐD Pôn Đume, ông đã giới thiệu khu rừng thông này. Vào cuối thế kỷ trước, giữa khu rừng quê hương của người Lạt và người Mạ đã mọc lên vài ngôi nhà gỗ - khai sinh cho TP tương lai. Đến 1911, toàn quyền Anbe Xarô mới quyết định cho lập khu nghỉ mát tại đây. Phong cảnh Đà Lạt hết sức ngoạn mục, do nằm trên độ cao khá lớn, TP quanh năm mát mẻ, nhiệt độ TB năm là 180C (tháng cao nhất không > 200C, thấp nhất không < 150C). Nếu lấy hồ Xuân Hương trong nội thành làm tâm, thì Đà Lạt có bán kính 15km với nhiều đối tượng cho khách tham quan du lịch, Đà Lạt là TP hồ với các hồ như Xuân Hương, Than Thở, Chiến Thắng, Đa Thiện... Mỗi hồ có một lịch sử, một tên gọi rất gợi cảm, như: Hồ Xuân Hương có hình mảnh trăng lưỡi liềm chếch theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, viền quanh hồ là con đường nhựa láng bóng tiếp nối của nhiều con đường khác từ các nơi trong TP đổ về, bao quanh hồ còn có những đồi thông kế tiếp nhau. Thông cũng là nét riêng của Đà Lạt, người ta còn gọi Đà Lạt là TP trong rừng thông. Hồ Than Thở cách trung tâm 5km về P.Đông Bắc giữa rừng thông mênh mông, không gian ở đây rất yên tĩnh ngoài tiếng thông reo. Do độ chênh lệch của các bề mặt cao nguyên xếp tầng gây nên những bước hụt của các dòng chảy (sông, suối) khi chuyển từ bề mặt cao xuống bề mặt thấp đã tạo nên ở Đà Lạt hàng loạt các thác nước. Thác Cam Ly, nằm ngay trung tâm TP, cách hồ Xuân Hương 2km về P.Tây. Đi chếch về P.Tây Bắc 13 km là đến một vùng đẹp nổi tiếng: vùng Đankia với thác Angkrôet (nơi đây đang triển khai dự án du lịch Đankia-Suối Vàng với số vốn đầu tư lên tới vài trăm triệu USD). Trên QL20 từ Di Linh-Lâm Viên (trước khi vào TP) là một chùm 4 ngọn thác: Guga, Pôngua, Đa Tâm Ly, Pren. Thác Pren nằm ngay trên QL20 cao 13m, được coi là thác đẹp nhất trong chùm thác này. Đà Lạt còn là TP của các loài hoa (nhờ khí hậu và đất đai phù hợp), ở đây có 1.500 loài hoa được trồng ở các trang trại hoặc gia đình với các loài nổi tiếng như đỗ quyên, mimôda, cẩm tú cầu, hoa “xin đừng quên em” và hàng loạt các loại hoa lan. Hoa Đà Lạt không chỉ tôn vẻ đẹp cho TP mà còn là nguồn hàng XK quan trọng. Là thành phố du lịch, Đà Lạt có ưu thế của sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch tự nhiên với các di tích VH - lịch sử và dân tộc. Đà Lạt có ít nhất 3.000 biệt thự, mỗi biệt thự toạ lạc trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với những nét kiến trúc riêng. Chính vì thế, Đà Lạt không lẫn với bất kỳ một thành phố nào khác. Tuy nhiên, Đà Lạt còn gặp không ít những khó khăn đó là sự xuống cấp của CSHT, CSVC-KT phục vụ khách du lịch; là sự suy thoái của tài nguyên, môi trường,... vấn đề đặt ra trước mắt cần phải làm còn rất lớn.. 126.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> ▪ Đảo Phú Quốc. Phú Quốc là đảo lớn nhất nước ta, diện tích 557 km2. Chiều dài 50km, nơi rộng nhất 30km, nơi hẹp nhất 15km. Tuy là đảo, nhưng địa hình ở đây lại rất đa dạng. Đảo có khu rừng nguyên sinh rộng lớn, ngay sau khu rừng là các làng chài Cây Dừa, Dương Đông, Cửa Cạn, Hàm Ninh. Khí hậu ôn hoà, mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển mạnh. Rừng Phú Quốc có nhiều tầng với các loại cây rất lớn như cây trầm hương (2 người ôm không xuể), cây lim vỏ xám đanh như vẩy đồng với độ cứng không kém gì sắt thép; các cây khác như kiền kiền, mun, quế... Quế Phú Quốc vỏ dày, có nhiều hương dầu. Bên cạnh rừng quế là vùng đồi thấp với đủ các loại cây khác như hồ tiêu, dừa, cà phê (tiêu Phú Quốc nổi tiếng cả nước, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng). Động vật trong rừng cũng rất đa dạng và hầu như không có thú dữ (trừ cá sấu sống từng đàn trong các vùng đầm lầy). Mật ong Phú Quốc cũng rất nổi tiếng, ngọt và thơm của mùi hương quế. Thị trấn Dương Đông nằm trên cửa sông cùng tên với nhiều nhà cửa, hàng quán xinh xắn. Chợ có nhiều nét phảng phất chợ Tây Nguyên pha lẫn nét riêng của chợ vùng duyên hải, hải đảo. Phú Quốc có bãi biển đẹp, tiêu biểu nhất là bãi Khem, bãi này rộng - dài vài km, hầu như vẫn còn ở dạng nguyên sơ, rất hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh cảnh quan núisông-rừng-biển, Phú Quốc còn là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh chống xâm lược với tên tuổi của Nguyễn Trung Trực và các anh hùng vô danh. Tại đây còn là nơi giam cầm các chiến sỹ cách mạng (có lúc lên tới vài vạn tù chính trị), nhưng hiện nay các nhà tù Phú Quốc hầu như đã bị phá huỷ hoàn toàn; mặt khác, về cơ sở hạ tầng còn hạn chế cùng với sự xuống cấp của môi trường và nhất là tình trạng di cư tự do tới Phú Quốc đã và đang gây trở ngại lớn cho sự phát triển du lịch tại đảo này.. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là tài nguyên du lịch ? Các loại tài nguyên du lịch ở nước ta. 2. Tại sao tài nguyên du lịch được coi là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch? Phân tích những thế mạnh và hạn chế cần khắc phục để phát triển du lịch của nước ta. Liên hệ với địa phương. 3. So sánh những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên và nhân văn trong phát triển du lịch giữa các vùng du lịch ở nước ta. Cần có những biện pháp nào để khắc phục những hạn chế đó. 4. Căn cứ vào bản đồ Du lịch Việt Nam, với tư cách như là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này). 5. Sưu tầm tài liệu, viết báo cáo về hoạt động du lịch tại một khu du lịch tiêu biểu (...) ở nước ta hiện nay. Hướng phát triển.. 127.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> PHỤ LỤC Phụ lục 1. Sơ lược các khu chế xuất được thành lập tại Việt Nam (tính đến 2006). ▪ Khu chế xuất Tân Thuận: (Thành lập 24/09/1991). Tân Thuận (Q7) được chọn là nơi thực hiện đồ án KCX đầu tiên ở nước ta. Dự kiến sẽ có ~ 300 xí nghiệp nước ngoài hoạt động. KCX này được thành lập đầu tiên, trước hết là do TP HCM có VTĐL rất thuận lợi, CSHT thuộc loại tốt nhất của cả nước (có sân bay quốc tế, cảng Bến Nghé, cảng Sài Gòn..., LLLĐ dồi dào có kĩ năng, kỹ xảo và tác phong công nghiệp; các dịch vụ văn hóa, thông tin... cũng rất nhanh nhạy. Vị trí: KCX Tân Thuận nằm ở phía Đông Bắc quận 7, cách trung tâm Tp HCM 4km, nằm gọn trong một bán đảo hình thành bởi khúc uốn của S.Sài Gòn (giới hạn từ kho 14 đến rạch Tắc Rối). Diện tích 300ha, địa hình ~ bằng phẳng, ở độ cao 0,8-1,6m, ba mặt Đông, Tây, Bắc giáp S.Sài gòn, mặt Tây Nam giáp tỉnh lộ 15. Có điều kiện thuận lợi về thương mại, ngay tại bờ Tây có cảng Bến Nghé, gần đó có cảng Sài Gòn và cảng sông Tân Thuận, ở cách sân bay Tân Sơn Nhất 10km, ở khu vực đông dân, nơi cung cấp nhân công dồi dào. Nằm trên địa bàn Tp HCM, KCX Tân Thuận tận dụng được ưu thế vốn có của Tp này về ĐKTN, Tp sẽ là nơi gia công hoặc tiêu thụ cho KCX các sản phẩm dệt, măy mặc, CB' cao su, CB' lâm sản, LT-TP, cơ khí chế tạo và sửa chữa lắp ráp điện tử, vi điện tử, VLXD... LLLĐ dồi dào, có tay nghề cao, Tp HCM có thể cung cấp đủ lao động cho KCX theo đúng ngành nghề và trình độ. Về hạ tầng cơ sở KCX ở đây khá tốt, thuận tiện cho giao thông vận tải. Do được một công ty liên doanh của Việt Nam và Đài Loan xây dựng, nên hệ thống CSHT của KCX có điều kiện hội nhập kinh nghiệm và kĩ thuật tiên tiến của một KCX hiện đại trên thế giới. Giao thông: KCX Tân Thuận có tuyến đường cao tốc được XD ở bên ngoài (dài 17,8km, rộng 60m, chi phí gần 50 triệu USD) nối liền KCX với QL1, đi qua 2 huyện Nhà Bè và Bình Chánh (với các trọng điểm vận chuyển đường sông của các tỉnh phía Nam), nối liền đường giao thông chính từ Bắc đến Nam. Hai bên đường sẽ XD 5 cụm CN vệ tinh cho KCX và dân cư với hệ thống GT hiện đại cho mỗi cụm. XD một bến tàu chuyên dùng, tàu trọng tải 1,0-2,0 vạn tấn cập bến được. Có hệ thống kho quá cảng hàng hải, hàng không. Điện: đã XD nhà máy điện Hiệp Phước (P.675MW) cung ứng đủ và ổn định cho KCX và vùng lân cận. Nước: Công ty Tân 3 Thuận đã XD một nhà máy nước ngọt (34.000m /ngày), bảo đảm đủ nước cho SX và sinh hoạt của KCX. Bưu điệnviễn thông: KCX sẽ phối hợp với Tp HCM xây dựng mạng lưới thông tin viễn thông hiện đại có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thông tin liên lạc (trong và ngoài nước). Các công trình tiện ích: công trình thoát nước, để điều phòng hộ, nền đất được thiết kế kĩ thuật và XD hoàn chính, đảm bảo an toàn cho kiến trúc trong khu. Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống ống dẫn nước thải từ nước sinh hoạt và CN có tính ô nhiễm thấp phù hợp với các nước đang phát triển. Trong KCX có trồng cây xanh để tăng tính thẩm mĩ và chống ô nhiễm. Có các tiện nghi và tiện ích công cộng khác như trung tâm bảo vệ sức khỏe, vệ sinh, phòng chữa cháy, các nhà nghỉ tạm cho công nhân... phục vụ tốt cho các nhà đầu tư. Công ti Tân Thuận tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư qua việc tổ chức cung ứng các loại dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế: tư vấn đầu tư, tư vấn quản trị, kế toán và kiểm toán, tư vấn bảo hiểm, thiết kế và thi công XD, tư vấn về tuyển dụng và huấn luyện LĐ... KCX Tân Thuận ở vào vị trí thuận lợi cả về GTVT (thủy-bộ-hàng không). Các tiện nghi về điện, nước, bưu điện, viễn thông được quan tâm thực hiện cộng với các ưu đãi về thuế xuất nhập, thuế lợi tức... đã tạo cho KCX một lợi thế hiếm có khi kêu gọi đầu tư. Chỉ sau 1 năm (ngày khởi công XD), đã cấp 7 GP thành lập xí nghiệp trong KCX. Trong đó xí nghiệp Liên Minh đi vào hoạt động đầu tiên (thời gian làm thủ tục cho đến khi đi vào SX chỉ mất có trên 9 tháng) được xem như một điển hình về tốc độ thực hiện dự án đầu tư nước ngoài. Đến cuối 1996, đã có trên 100 xí nghiệp được cấp GP xây dựng và hàng chục xí nghiệp đã có sản phẩm xuất khẩu. các ngành xin đầu tư là dệt, may mặc, lắp ráp điện tử, bao bì, đồ chơi, CBTP, đồ da... Để tránh ô nhiễm trong KCX, ở nhiều nơi, việc tổ chức các xí nghiệp chia thành 2 loại: một loại các xí nghiệp nằm trong phạm vi KCX được phân biệt với khu vực bên ngoài bằng hệ thống tường rào bao bọc; loại thứ 2 XD bên ngoài KCX như: nhà máy phát điện, nhà máy cấp nước, trạm tập kết hàng hóa XNK bằng đường không (sản phẩm điện tử có giá trị, hàng hóa giao nhận khẩn cấp); bãi tập kết Container; trạm bảo vệ môi sinh, môi trường; nhà máy SX cấu kiện bê tông. ▪ KCX Linh Trung. (Thành lập 31/08/1992). Là KCX thứ 2 được thành lập, cũng nằm trong Tp HCM. Diện tích 60ha (có thể mở rộng) thuộc xã Linh Trung, Q.Thủ Đức, trên vùng đồi khá bằng phẳng, có độ cao từ 15-25m. nền đất cao ráo, không bị ngập nước, sức chịu tải của đất tốt, có thể XD các công trình nặng. Vị trí: KCX Linh Trung nằm ở Đông Bắc Tp HCM, trong qui hoạch mở rộng Tp. Phía bắc là trục lộ vành đai với chức năng là QL1 đi qua. Phía Nam là khu đất để XD thêm một số xí nghiệp nội địa không gây ô nhiễm, độc hại. Phía Đông là vùng đất cũng để phát triển CN (đất là khu có thể dùng để mở rông KCX trong tương lai). KCX có vị trí thuận tiện về GTVT: nằm bên xa lộ lớn, cách TP HCM 16km, cách ga hàng hóa Sóng Thân 1,6km. Với điều kiện đó, nếu có đủ nguồn vốn, thì chỉ trong vòng 1 năm, KCX Linh Trung sẽ XD hoàn chỉnh tiện nghi. Đây cũng là khu được XD hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm những cơ sở sẵn có và sẽ XD như: Điện: đã có đường dây điện 15KV chạy dọc QL1 (xa lộ Đại Hàn cũ) ở trước khu đất. Sẽ XD một hệ thống cung cấp điện với một nhà máy phát điện (P.300MW), cung cấp điện 24h/ngày. Nước: cách đó 2,5km có nhà máy nước Thủ Đức. Với qui mô nhỏ, khối lượng yêu cầu không lớn, với áp lực đầu. 128.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> nguồn, lưu lượng nước vào khu không gặp trở ngại. Việc đầu tư vào hệ thống cung cấp nước liên tục sẽ ít tốn kém. 3 Ngoài ra, còn có nguồn nước ngầm (15m /s/ngày) có thể khai thác, sử dụng được. TTLL: ở gần trung tâm Tp và tổng đài Thủ Đức cho phép sử dụng về Telex, Fax tại trung tâm Tp hoặc thông qua tổng đài Thủ Đức. Khi KCX đã phát triển đầy đủ, nhu cầu cao hơn, sẽ XD một số tổng đài vệ tinh của trung tâm bưu điện Tp HCM và mạng lưới điện thoại viễn thông hiện đại. Ngoài ra, KCX còn có các tiện nghi, tiện ích công cộng gồm: nhà xưởng, kho hàng, văn phòng, phòng trưng bày sản phẩm, trung tâm đào tạo, ngân hàng, bưu điện và những tiện nghi khác. KCX đảm bảo điều kiện tốt về môi trường: Khu vực được chọn cách xa Tp, qui mô nhỏ 60ha, các nhà máy được chọn đưa vảo đây là loại không gây ô nhiễm MT và phải có biện pháp xử lý tại mỗi xí nghiệp trước khi thải ra ngoài, không có tác dụng xấu đến MT, môi sinh của Tp. Việc bù đắp lại diện tích cây cao su bị phá đi sẽ được quan tâm đặc biệt việc tạo thảm cây xanh trong KCX. Để giải quyết tình hình khó khăn về việc làm hiện nay, trước mắt KCX Linh Trung hướng vào tiếp nhận các xí nghiệp có kĩ thuật tiên tiến. Theo dự kiến sơ bộ, giai đoạn đầu sẽ tiếp nhận khoảng 10.000 lao động. ▪ KCX Đồ Sơn (Hải Phòng). Thành lập 12/01/1993. Diện tích 300 ha. Hải Phòng là Tp cảng biển lớn thứ 2 của cả nước, cách thủ đô Hà Nội 102km. KCX Đồ Sơn nằm cách trung tâm Tp 16km về hướng Đông Nam trên đường đi khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn. Hải phòng là đầu mối GT quan trọng đối với trong nước và quốc tế nhờ mạng lưới sông tự nhiên nối Hải Phòng với các tỉnh trong vùng cũng như hệ thống đường thủy, đường bộ, đường sắt. Hải Phòng nằm trong vùng KTTĐPB'. Là một Tp đông dân, có LLLĐ dồi dào và chất lượng khá cao, có các TT đào tạo lớn. Về tài nguyên, có nguồn đá vôi kèm theo mỏ đất sét rất tiện lợi cho SXVLXD, nguồn hải sản phong phú với ngư trường lớn như Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Long Châu... ngoài ra, có tiềm năng dầu khí. KCX cách cảng Hải phòng 16km, cảng này có công suất 5 triệu tấn/năm, có 11 cầu tàu có thể cho tàu 1,0 vạn tấn cập bến. Cảng Hải phòng đang được nạo vét, mở rộng, nâng cấp thiết bị, kho bãi để nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm. KCX cách sân bay Cát Bi 12 km về phía Đông Bắc, hàng ngày có các chuyến bay đi Tp HCM và ngược lại. Sân bay đang được nâng cấp để tiếp nhận được máy bay cỡ lớn như Boeng 747, và sẽ mở các tuyến bay quốc tế đi HongKong, Thái lan, Đài Loan, Trung Quốc... Việc GT vận chuyển tới Hà Nội và các tỉnh khác cũng rất thuận lợi nhờ QL5. Về đường sắt, thì KCX nằm không xa đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai. Về nguồn LĐ: là một Tp công nghiệp, vì vậy Hải Phòng có đội ngũ LĐ CN đã được đào tạo và trải qua thực tiến sản xuất. Tp có hàng trăm xí nghiệp (lớn, nhỏ) hoạt động trên nhiều lĩnh vực là cơ sở cung cấp bán thành phẩm, nguyên liệu và làm nhiệm vụ vệ tinh cho các XN trong KCX. Về điện: nguồn điện cung cấp chủ yếu là Phả lại và Hòa Bình, nhìn chung ổn định. Nguồn nước: hải phòng có 5 nhà máy nước 3 3 (P.130.000m /ngày), dự kiến sẽ XD thêm một nhà máy nước (P.60.000m /ngày) ở bên cạnh KCX. TTLL: Hải Phòng có mạng lưới thông tin với tổng đài điện thoại tự động 10.000 số liên lạc tới các nước rất thuận tiện. Khi qui mô được mở rộng, tại KCX sẽ lắp đặt thêm một tổng đài tự động 10.000 số để phục vụ nhu cầu cho các cơ sở SX kinh doanh trong toàn khu. Ngoài ra, bên cạnh KCX còn XD các khu trung tâm khác như khu Trung tâm thương mại, các câu lạc bộ, sân golf, khách sạn 5 sao. Hạn chế của KCX Đồ Sơn là không nằm gần cảng, phải chuyển tải qua đường bộ tới cảng Hải Phòng 16km. Địa hình thấp  1,0m/biển và địa chất công trình đòi hỏi phải gia cố nền móng tốn kém. Hướng gió bất lợi (nếu khu vực có nhiều xí nghiệp gây ô nhiễm), có thể ảnh hưởng tới MT thành phố về mùa gió Đông Nam. ▪ KCX An Đồn (Đà Nẵng). Thành lập 21/10/1993. Nằm ở phía Đông Nam cách Tp Đà Nẵng16km, gần bờ biển Đông, diện tích 120 ha. Tp Đà Nẵng nằm ở DHMT cách Hà nội 759km, cách Tp HCM 974km. là cửa ngõ giao lưu thương mại quốc tế, là cảng biển lớn thứ 3 của cả nước. Đây là khu vực cồn cát ven biển, có địa hình hơi trũng về phía trung tâm và phía Đông. Về địa tầng, với chiều sâu khảo sát 20m cho thấy có 2 lớp: cát pha (phía trên) và đất sét, pha cát (dưới). QL1 đi xuyên qua Đà Nẵng nối liền với tất cả các tỉnh, Tp cả nước. Tại KCX có đường Ngô Quyền nối với QL14B đi Tây Nguyên- đây cũng là của ngõ thông ra biển của tuyến đường Xuyên Á. Tp Đà Nẵng nằm cách biệt với gió lạnh miền Bắc bởi đèo Hải Vân, có cảng Tiên Sa (P. 4-5 triệu tấn/năm). Nếu cảng được nạo vét, nâng cấp và tăng tỉ lệ hàng container thì có thể đưa lượng hàng hóa lưu thông lên 7 triệu tấn/năm. Đây là cảng an toàn nhất Việt nam do nằm trong vịnh Đà Nẵng, có núi Sơn Trà chắn phía Bắc, mức nước sâu 11,0m, tàu trọng tải 30.000 tấn có thể cập cảng dễ dàng. Hệ thống kho, bãi container trong cảng tốt. Ngoài cảng Tiên Sa còn có cảng S.Hàn với 9 cầu tàu có thể tiếp nhận tàu trọng tải 5.000 tấn. Sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay lớn thứ 3 của cả nước, sân bay được trang bị thiết bị viễn thông điện tử Intelsat có tầm điều khiển rộng, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Bãi biển phía Đông sân bay Nước Mặn (nối bán đảo Sơn Trà với Ngũ Hàng Sơn) có cát trắng, nước trong, là khu du lịch biển tốt của Đà Nẵng. Về điện, nước: có nhà máy nước Cầu Đỏ (từ sông Cẩm Lệ), trạm nước 3 Sơn Trà (lấy nước trên bán đảo này, công suất 10.000m /ngày). Điện: đã nối với mạng 220kv và 500kv (Đà Nẵng là trạm trung chuyển của đường dây 500kv). Sản lượng cá đánh bắt hàng năm trên 36.000 tấn; ngoài ra, còn có tôm hùm, mực, yến sào là những mặt hàng có giá trị cao, được thị trường ưa chuộng. Dân số trên 66,5 vạn người, có LLLĐ kĩ thuật khá đông. Với vị trí địa lý và tiến trình phát triển, trong lịch sử Đà Nẵng là cửa ngõ, là trung tâm kinh tế. 129.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> lớn của Trung Bộ. Cách đây khoảng 400 năm, vùng biển Hội An (cách Đà Nẵng 30km) đã sớm trở thành nơi giao lưu thương mại tấp nập của nhiều nước Á-Âu. Đà Nẵng được chọn làm trung tâm kinh tế của miền Trung, cảng Tiên Sa sẽ được mở rộng thành cảng Container phục vụ cho việc xuất nhập khẩu và làm cửa ngõ nối liền với các nước Lào, Thái Lan với các nước Đông Bắc Á. Việc XD KCX An Đồn là một mắt xích để mở ra khả năng phát triển kinh tế cho vùng Trung Bộ. Khi lựa chọn XD KCX này là tạo công ăn việc làm, mở rộng nguồn hàng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ. Về nguyên tắc: Không gây ô nhiễm MT (vì KCX này nằm cạnh khu vực dân cư và các bãi tắm). Hoạt động của KCX lấy xuất khẩu là chính. Sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường TG. Thu hút LĐ địa phương. Áp dụng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, tạo ra những SP chưa có trên thị trường VN. Qui mô vừa và nhỏ, tính hiệu quả và cơ động cao, thích ứng với cơ chế thị trường. ▪ KCX Cần Thơ. Thành lập 02/11/1993. Nằm giữa ĐBSCL, ở phía Tây Bắc Tp Cần Thơ, cách trung tâm Tp 10km. Theo qui hoạch toàn khu rộng 500 ha, được XD theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (1993-1995) XD CSHT trên diện tích 135,6 ha của KCN Trà Nóc hiện nay (trong đó có khu vực thuận lợi để bố trí các xí nghiệp chế biến xuất khẩu thuộc KCX). Đây là KCX do địa phương tự XD CSHT, không liên doanh với nước ngoài. Về GT: cảng Cần Thơ cách KCX 3 km, từ cảng này hàng hóa vận chuyển ra cửa Định An để đón tàu 10.000 tấn. Vận tải đường sông rất thuận lợi trong cả vùng ĐBSCL nhờ hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vận tải đường bộ có QL91 và QL91B dài 12,5km đi về trung tâm Tp Cần Thơ, thay cho đoạn QL91 làm đường vận chuyển nội bộ của KCX. Về hàng không, KCX cách sân bay Trà Nóc 2 km. Về điện: KCX có nhà máy điện (P.118MW) nằm trong mạng lưới điện quốc gia. Về nguồn nước: nước ngầm và trên mặt dồi dào đủ cung cấp cho KCX. Nhà máy nước Bình Thủy có khả năng cung cấp 20.0003 40.000m /ngày. TTLL: có mạng lưới viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cần Thơ là Tp lớn nhất của ĐBSCL, là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối GT, thương mại, dịch vụ, KH-KT của toàn vùng. Cần Thơ có 3 trường đại học, 10 trường trung học và hàng chục trường dạy nghề khác. Có 1 viện nghiên cứu nông nghiệp, LLLĐ có tay nghề khá. ▪ KCX Nội Bài. Thành lập 12/01/1994. Nằm ở phía Bắc sân bay, cách trung tâm Hà Nội 40km. Vị trí được chọn có ưu điểm: KCX nằm cách sân bay Nội bài 1km về phía Bắc, đây là sân bay lớn nhất miền Bắc, đang được nâng cấp. cách đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội bài ~ 5-6km rất thuận lợi cho việc GT nối KCX với các vùng xung quanh và với nội thành Hà Nội. Nằm cách QL2 và tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai 2,0 km. Nền đất cao, khá bằng 2 phẳng, địa chất công trình tốt (2kg/cm ). Hà Nội là trung tâm giao lưu văn hóa-kinh tế-xã hội của cả nước, rất thuận lợi trong việc giao lưu với TDMN', đồng bằng, ven biển và quốc tế. Hà Nội là đầu mối của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến quốc lộ; gắn liền với KCN Đông Bắc dọc theo QL18 (chỉ cách cảng Hải Phòng và cái Lân) ~ trên 100km. Chỉ cách cửa ngõ Lạng Sơn, lào Cai ~ 200km. Hà nội có điều kiện tốt cho việc phát triển công thương nghiệp dịch vụ, nằm giữa ĐBSH. Đây là đầu não KH-KT với LLLĐ có kĩ thuật dồi dào, có trình độ văn hóa cao, có thể đáp ứng tốt cho nền kinh tế thị trường (~ 65% cán bộ khoa học trên đại học của cả nước. 12% cán bộ khoa học, 8,2% công nhân lành nghề trên tổng số LĐ của Tp). Phụ lục 2: Một số cây cầu lớn đã và đang xây dựng của Việt Nam tính đến năm 2007  Cầu Thanh Trì-Hà nội: Khởi công vào đầu năm 2002. Dự kiến cầu sẽ hoàn thành vào quí IV/2006. Chiều dài: trên 3km. Kết cấu nhịp được chia làm 2 phần riêng biệt: nhịp chính dài 130m, chiều rộng toàn cầu 33,1m cho 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Cầu Thanh Trì được thi công bằng phương pháp bán lắp ghép, đúc hẫng cân bằng và đặc biệt là lần đầu tiên thực sự ứng dụng công nghệ đúc trên đà giáo di động.  Cầu Vĩnh Tuy-Hà Nội. Nhằm giảm tải tình trạng kẹt xe và ùn tắc giao thông trên cầu Chương Dương. Phần cầu chính vượt sông Hồng dài 3.778m, nhịp chính dài 135m hiện là nhịp kỷ lục của Việt Nam đối với cầu bê tông ứng suất trước thi công theo công nghệ đúc hẫng cần bằng, cầu chính phía thượng lưu rộng 19,25m và toàn bộ có 2 mố và 76 trụ. Dự kiến cầu sẽ hoàn thành vào 10/10/2006. Vốn đầu tư 3.598 tỉ đồng VN. Chính thức thông xe ngày 25/09/2009 – Đây là cầu lớn nhất do VN tự xây dựng  Cầu Bãi Cháy-Tp Hạ Long. Đây là cây cầu kỷ lục của thế giới. Khởi công tháng 08/2003. Nhịp chính dài 435m là chiều dài kỷ lục của thế giới đối với cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm bằng bê tông cốt thép ứng suất trước. Tháp cầu có dạng cột đơn, cao 90m (tính từ mặt cầu), chiều rộng 25,3m cho 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liến với 2 cánh hẫng, công nghệ xây dựng này đảm bảo cho các tàu thuyền vẫn có thể hoạt động được bình thường trong suốt quá trình thi công. Đến thăm công trình vào những tháng cuối năm, hình ảnh một cây cầu hùng vĩ, mang tầm vóc thế kỷ dần hiện lên. Đứng trên đỉnh tháp cầu ở độ cao 140m chúng ta có thể tận. 130.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> hưởng được vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho Hạ Long. Theo kế hoạch cầu Bãi Cháy sẽ hoàn thành vào tháng 11/2006, nhưng các cán bộ của Ban quản lý các dự án 18, Tư vấn giám sát và Nhà thầu đã quyết tâm hoàn thành công trình sớm hơn dự kiến và đến khi đó cầu Bãi Cháy - Việt Nam sẽ ghi vào sách các kỷ lục Thế giới Guiness.  Cầu Cần Thơ - Cầu dây văng dài nhất Việt Nam, cầu cuối cùng nối liền QL1 từ Lạng Sơn - Cà Mau. Khởi công 25/09/2004; Thời gian hoàn thành dự án cầu Cần Thơ vào 12/2008 (do sự cố nên thời gian hoàn thành chậm hơn dự kiến). Đây là cây cầu dây văng hiện đại có nhịp chính bằng thép và bê tông cốt thép dài 550m lớn nhất khu vực Đông Nam Á và thứ 10 trên thế giới. Cầu Cần Thơ được xây dựng cách bến phà Cần Thơ 3,2km về phía hạ lưu, chiều dài dự án là 15,85km. Trong đó, phần chính cầu dài 2,75km, rộng 23,1m với 4 làn xe cơ giới và 2 làn bộ hành; phần đường dẫn vào cầu dài 13,1km với 13 cầu (4 cầu trên địa phận tỉnh Vĩnh Long, 9 trên TP Cần Thơ). Phần cầu treo dây văng trong cầu chính có 7 nhịp liên tuc với chiều dài 1.090m, có 2 tháp hình chữ Y ngược bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, cao 164,8m, một tháp đặt bên bờ thị trấn Cái Vồn (Vĩnh Long), tháp còn lại đặt trên cồn Ấu (Cần Thơ). Dự án cầu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản thông qua Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) với tổng mức đầu tư 37 tỉ yen Nhật (~ 4.382 tỉ đồng VN).  Cầu Rạch Miễu. Cầu dây văng "Made in Vietnam". Nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Khởi công 30/04/2002 – Thông xe 01/2009. Cầu Rạch Miễu được thiết kế theo tiêu chuẩn cầu vĩnh cửu. Ở cầu chính số 1, kết cấu nhịp chính là dạng cầu dây văng có chiều cao trụ tháp là 106,514m; mỗi trụ được đặt trên nền móng cọc khoan nhồi có đường kính 2m và khoan sâu vào lòng đất 88m. Các nhịp dẫn là kết cấu dầm superT, tĩnh thông thuyền 37,5m (tương đương với cầu Mỹ Thuận). Cầu chính số 2 dài 990,2m; trong đó nhịp chính là kết cấu hẫng cân bằng 5 nhịp liên tục, các nhịp hẫng cũng là kết cầu dầm superT. Về phần tuyến, tổng chiều dài dự án là 8.331m. Điểm đầu dự án nối QL60, phía Tiền Giang, tại cầu K120. Điểm cuối dự án nối QL60, phía Bến Tre, tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. Với tải trọng thiết kế H30 và XB80, cầu có thể đáp ứng tải trọng cho đoàn xe 30 tấn và xe xích 80 tấn. Tổng mức đầu tư lúc đầu là 696.560 tỉ đồng, nhưng do chi phí phát sinh, tháng 11/2005, Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh lại tổng mức đầu tư lên 988.417 tỉ đồng. Nhiều nhà chuyên môn đánh giá, dự án cầu Rạch Miễu có thể coi như là một liên hoàn các công trình vượt S.Tiền tại Bến Tre. Chắc chắn khi hoàn thành, nó sẽ đóng vai trò rất quan trọng xóa đi tình trạng chia cắt về địa lý của mảnh đất Đồng Khởi anh hùng với các tỉnh, thành trong cả nước.  Hầm Thủ Thiêm chui qua đáy sông Sài Gòn. Nối quận 1 trung tâm thành phố với quận 2 (Khu đô thị mới Thủ Thiêm) có chiều dài 1.490m, bao gồm 371m hầm dìm, phần hầm đào lấp 680m. Đơn vị thi công sẽ xây dựng bể đúc hầm rộng khoảng 6 ha ở phía 2 quận. Bể đúc tương tự như một âu thuyền, có thể chế tạo cùng một lúc 4 đốt hầm, mỗi đốt có dạng hộp đôi rộng trên 33m, cao 9m, dài 90m, trọng lượng mỗi đốt nặng 36.000 tấn. Đáy S.Sài Gòn sẽ được đào sâu 13-14m và xây sẵn móng để chuẩn bị cho việc đặt các đốt hầm. Các đốt hầm sau khi đúc xong được bịt kín và cho nước vào bể đúc để các đốt hầm nổi lên. Đơn vị thi công dùng xà lan kéo các đốt hầm này ra S.Sài Gòn và đánh chìm đúng vào vị trí móng đã được ấn định, rồi dùng kỹ thuật để nối ghép các đốt hầm này lại thành một đường hầm nằm sâu dưới đáy sông. Vỏ hầm với kết cấu bê tông cốt thép, dày 1,2m, đảm bảo chịu lực, chống thấm tốt. Nhà thầu Obayashi Corporation, một tập đoàn xây dựng lớn đã trúng thầu công trình vượt sông đầu tiên ĐNÁ này, dự kiến sẽ thi công trong vòng 36 tháng. Gói thầu xây dựng hầm vượt sông và đường mới Thủ Thiêm trị giá 2.200 tỉ đồng. Trong hầm sẽ lắp đặt những hệ thống, thiết bị hiện đại phục vụ cho vận hành; hệ thống cấp nước, chiếu sáng, chống cháy, thông gió, hệ thống đếm xe. Tất cả các thiết bị này đều tự động truyền thông tin về trung tâm điều khiển và tự động xử lý các sự cố xảy ra. Hai bên hầm được thiết kế thêm 2 khoang thoát hiểm rộng khoảng 2,2m, sử dụng cho việc chạy bộ thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Tiết diện hữu dụng của hầm đủ để bố trí 6 làn xe. Tốc độ tối đa của các phương tiện lưu thông qua hầm là 60 km/giờ.  Cầu Liên Chiểu - Thuận Phước - Tp Đà Nẵng. Dự toán: 598.061.723.000 ĐVN. Chủ đầu tư: Sở giao thông công chính Đà Nẵng. Tư vấn thiết kế: Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 533. Phần cầu: L = 1.855m (Cầu chính: L = 655m; Cầu dẫn phía Thuận Phước: Gồm 12 nhịp, mỗi nhịp 50m. Cầu dẫn phía Sơn Trà: Gồm 12 nhịp, mỗi nhịp 50m). Sơ đồ kết cấu nhịp: Cầu treo dây võng nhịp chính (L = 125m + 405m + 125m = 655m). Cầu dẫn phía Thuận Phước (L = 12 x 50 = 600m). Cầu dẫn phía Sơn Trà (L = 12 x 50 = 600m). Tải trọng thiết kế: 2 Phần xe chạy (Đoàn xe H10, kiểm toán X60). Lề đường đi bộ (300kg/m ). Khổ cầu (14 + 2 x 2m = 18m). Bề rộng mặt cầu (14m dốc ngang 2 mái 1,5%). Bề rộng lề đường đi (2 x 2m, dốc ngang 1 mái 1,5%). Độ dốc dọc (i = 4%). Tần suất thiết kế (P = 1%). Cấp động đất (Cấp 7). Tải trọng gió (59m/s, tương đương gió cấp 12). Tải trọng tàu (3.000T). Tĩnh không thông thuyền (Chiều rộng: B = 100m. Chiều cao H = 27,5m). Phần đường đầu cầu: Cấp hạng: Đường đô thị cấp khu vực. Phía Thuận Phước: L = 253,98m. Phía Sơn Trà: L = 118,33m. Tải trọng: Đường: Trục 12T. Công trình trên đường: H30. Vận tốc thiết kế: Trên đường thẳng: 60km/giờ. Trong nút: 15km/giờ. Thông xe 09/2009. 131.

<span class='text_page_counter'>(132)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×