Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi HSG huyen Khoai Chau Dap an Ngu van 8 nam 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.88 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO</b>
<b>HUYỆN KHỐI CHÂU</b>


<i>(Đề thi gồm có 01 trang)</i>


<b>ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN</b>
<b>Năm học 2011 - 2012</b>


<b>Môn: Ngữ văn - Lớp 8</b>


Thời gian: 150<b> phút</b><i>(không kể thời gian giao đề)</i>
<b>Câu 1 (2,0 điểm):</b>


Đọc kĩ đoạn văn dưới đây:


“ <i>Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ</i>
<i>thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… tồn những cớ để cho ta tàn nhẫn;</i>
<i>khơng bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.</i>
<b> ( Lão Hạc – Nam Cao)</b>
Đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ gì ?


<b>Câu 2 (2,0 điểm )</b>


Cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau:


<i> </i> <i> “Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi</i>
<i> </i> <i> Con là trái xanh mùa gieo vãi</i>


<i> </i> <i> Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà</i>
<i> </i> <i> Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!”</i>



<b>( Mẹ - Phạm Ngọc Cảnh )</b>
<b>Câu 3 ( 6,0 điểm):</b>


Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn
1930-1945, có ý kiến nhận xét : “<i>Tình yêu quê hương đất nước chiếm một khoảng rộng trong trái</i>
<i>tim của thơ mới.”</i>


Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương”
của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


---<i>Hết</i>


---Họ và tên thí sinh:……….…Số báo danh:………
Chữ ký của giám thị số 1:……….……….
<b>Ghi chú: </b> - Thí sinh khơng sử dụng tài liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHỐI CHÂU


<b>HƯỚNG DẪN CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG</b>
<b>HUYỆN KHỐI CHÂU</b>


<b>NĂM HỌC 2011- 2012</b>
<i><b>Mơn thi: Ngữ văn 8</b></i>


<i></i>
<b>---Câu 1 (2,0 điểm):</b>


<i><b>* Về nội dung : HS trình bày suy nghĩ cần đáp ứng yêu câu cơ bản sau:</b></i>



- Giới thiệu khái quát về vị trí của đoạn văn là lời của ơng giáo (<i>thực chất là</i>
<i>lời của Nam Cao</i>) khi ông đã chứng kiến những khổ đau bất hạnh cũng nh vẻ


đẹp của nhân vật Lão Hạc. Đoạn văn nằm ở phần cuối truyện Lão Hạc.


0,25 đ
+ Đây là lời nói có tính chất triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. 0,25 đ
+ Nam Cao muốn khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần


nhân đạo, khơng nhìn những người xung quanh bằng cách nhìn phiến diện,
bằng cặp mắt lạnh lùng, vơ cảm, mà phải nhìn nhận bằng sự thơng cảm, thấu
hiểu bằng lịng nhân ái của con người.


0,5 đ
+ Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với


mọi người xung quanh, khi biết phát hiện và nâng niu, trân trọng những điều
đáng q ở họ.


0,25 đ
+ Đó là quan điểm đúng đắn, sâu sắc và toàn diện khi đánh giá con người. 0,25 đ
<i><b>* Về hình thức: Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, trong sáng, rõ ràng, không sai</b></i>


mắc các lỗi.


0,5 đ


<b>Câu 2</b> (2,0 điểm )


<i><b>* Về nội dung: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách</b></i>


riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:


- Ba dịng đầu : Tình cảm mẹ dành cho con u dấu thơng qua hình ảnh so
sánh : “<i>Con là lửa ấm, con là trái xanh mùa gieo vãi”.</i> Con là lửa ấm là tình
yêu, là hạnh phúc là tất cả cuộc sống của mẹ. Con là trái xanh, là hạt giống
là niềm tin niềm hi vọng của mẹ. Mẹ yêu con, nâng niu, chăm sóc dành tất
cả những gì tốt đẹp nhất cho con.


<i>0,5 đ</i>


- Hai dịng cuối : Tình cảm của mẹ với quê hương đất nước .


+ Ở phần này học sinh phải khai thác được tác dụng của dấu chấm câu ở
giữa dòng thơ thứ 3 và từ <i>“ nhưng” </i>ngăn cách hai ý tưởng như đối lập
nhưng lại thống nhất bền chặt với nhau. Đó là tình cảm mẹ con và tình yêu
quê hương đất nước.


+ Hình ảnh ẩn dụ : <i>“ Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!”.</i> Mẹ tuy đã già,
mẹ rất yêu con, rất cần có con bên cạnh nhưng nếu tổ quốc cần, đất nước có
ngoại xâm, mẹ sẵn sàng động viên con lên đường vì nghĩa lớn, vì tiếng gọi
của quê hương. Vẫn biết rằng tiễn con đi có thể khơng có ngày trở lại.


<i>0,25đ</i>


0,5 đ
- Đoạn thơ là biểu tượng đẹp về người mẹ Việt Nam anh hùng trong những


năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.


<i>0,25đ</i>



<i><b>* Yêu cầu hình thức : Văn viết mượt mà, trong sáng mạch lạc, sáng rõ,</b></i>
hình ảnh, khơng mắc lỡi chính tả, dùng từ, viết câu.


<i>0,5đ</i>
<b>Câu 3 (6,0 điểm)</b>


<b>A. Yêu cầu:</b>


<i><b>1. Về kỹ năng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận văn học bố cục rõ
ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, khơng mắc các lỡi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<b>2</b><i><b>. Về nội dung</b></i>


Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm
nhận riêng, miễn là phải bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tùy tiện và có sức thuyết phục
người đọc. Cần làm nổi bật được tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng”
của Thế Lữ và “ Quê hương ” của Tế Hanh. Cần đảm bảo được một số ý cơ bản sau:
<i><b> a. Khái quát về tình quê hương đất nước trong “Thơ mới”. </b></i>


“<i>Thơ mới</i>” ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong
kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm
nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đất nước trong
“<i>Thơ mới</i>” thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc
nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một nét đẹp văn hóa trong
quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín…


<i><b> b.Tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương” </b></i>



<i>b1</i>. <i>Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên</i>.


- Bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng
cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của
chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh,
chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên
của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn ( <i>dẫn chứng phân tích trong Nhớ rừng </i>
<i>-Thế Lữ ).</i>


- Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng ( <i>dẫn chứng , phân tích</i>
<i>trong “ Quê hương” của Tế Hanh )</i>


<i>b2 Gửi gắm tâm sự thầm kín</i>


- Thế Lữ gửi lịng u nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ <i>“Nhớ</i>
<i>rừng</i>”, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỡi nhớ lịch
sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng
của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó.


<i>b3</i>. <i>Tình u và nỗi nhớ q hương</i>


- Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc ấy, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét
qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng
lên một khơng gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt
Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy
trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới.
Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó
mới viết được những câu thơ “ <i>Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thân</i>
<i>trắng bao la thâu góp gió</i>”. Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu


với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương.


- Nối nhớ thiết tha trong xa cách, nhớ “ <i>màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi</i>” cùng
với con thuyền rẽ sóng trong hương vị mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương cái
hương vị đầy quyến rũ, là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên
nhiên tươi sáng thơ mộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Cái <i>“tôi</i>” trong mỡi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy
hương sắc của Thơ mới, vẫn dào dạt một nỡi niềm chung đó là tình u q hương đất
nước.


- Tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách
mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các
nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.


<i><b>Điểm 6:</b></i> Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; dẫn chứng
phong phú; phân tích sâu sắc; diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.


<i><b>Điểm 4,5</b></i> Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc; dẫn chứng phong
phú, diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng có thể cịn một vài lỡi nhỏ về
chính tả, diễn đạt.


<i><b>Điểm 3 </b></i> Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên hoặc đủ ý nhưng dẫn chứng còn
hạn chế, diễn đạt chưa tốt nhưng rõ ý; cịn mắc một số lỡi dùng từ, chính tả,
ngữ pháp.


<i><b>Điểm 1,2 Năng lực cảm nhận còn hạn chế; phân tích cịn sơ sài; cịn mắc nhiều lỡi</b></i>
chính tả, diễn đạt.


<i><b>Điểm 0</b></i> Hoàn toàn lạc đề.



</div>

<!--links-->

×