Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu 22 nguyên tắc nâng cao trí tuệ cảm xúc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.23 KB, 6 trang )

22 nguyên tắc nâng cao trí tuệ cảm xúc

Bạn thực sự đã nhận thấy tầm quan trọng của Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống
cũng như trong công việc kinh doanh? Vậy làm thế nào để phát huy nó, làm thế nào để
sử dụng nó một cách hiệu quả? Sau đây là 22 lời khuyên giúp bạn nâng cao trí tuệ
cảm xúc của bản thân. Chúng được ứng dụng trong tất cả những nỗ lực phát triển của
mỗi người trong đó những hiểu biết về cảm xúc và xã hội là mục tiêu hướng tới. Điều
này bao gồm hấu hết những nỗ lực phát triển và quản lí cũng như việc đào tạo những
kĩ năng như: kỹ năng giám sát, kỹ năng làm việc theo nhóm, năng lực lãnh đạo, kỹ
năng điều phối mâu thuẫn, khả năng quản lí stress, kỹ năng bán hàng và mối quan hệ
với khách hàng…
Những nguyên tắc này dựa trên những nghiên cứu thấu đáo trong vấn đề đào
tạo và phát triển, khuyên răn và tâm lý liệu pháp cũng như sự thay đổi về hành vi ứng
xử. Những nguyên tắc này mang tính chất bổ sung, và trở thành những kinh nghiệm
hiệu quả mang tính chất xã hội và cảm xúc. Chúng ta không cần thiết phải tán thành
hay một mực làm theo những nguyên tắc này tuy nhiên cơ hội thành công của bạn sẽ
tăng lên rất nhiều với mỗi nguyên tắc đó.
Các nguyên tắc được phân chia thành 4 bước tương ứng với 4 giai đoan trong
tiến trình phát triển: chuẩn bị, đào tạo, chuyển giao và duy trì, và đánh giá.
Thiết lập nền tảng (chuẩn bị)
1. Đánh giá những nhu cầu của tổ chức
Xác định rõ những năng lực quan trọng nhất cho sự thể hiện hiệu quả trong
công việc đối với một loại hình công việc cụ thể. Bằng cách đó và sử dụng một
phương pháp hiệu quả như so sánh hành vi ứng xử của những người thể hiện tốt và
những người thể hiện ở mức độ trung bình. Cần phải đảm bảo rằng, những năng
lực được phát triển phù hợp với văn hóa và toàn bộ kế hoạch của tổ chức.
2.
Đánh giá từng cá nhân
Việc đánh giá này nên dựa trên những năng lực then chốt cần thiết cho từng
công việc cụ thể, và dữ liệu nên được thu thập từ nhiều nguồn bằng nhiều phương
thức khác nhau để tối đa hóa sự xác tín và có giá trị pháp lý.


3.
Thực hiện việc đánh giá với sự cẩn trọng
Cung cấp những thông tin cá nhân về điểm yếu cũng như điểm mạnh, cố
gắng để những thông tin đó được cung cấp chinh xác và rõ ràng. Mỗi cá nhân cần
một khoảng thời gian dài để phân loại và sắp xếp các thông tin. Cung cấp sự phản
hồi mang tính xây dựng và an toàn để tối thiểu hóa sự đối kháng và phòng thủ
nhưng cũng cần tránh tạo ra những thiếu sót trầm trọng.
4.
Tối đa hóa sự lựa chọn của người học
Mọi người được khuyến khích thay đổi nhiều hơn khi họ được tự do lựa
chọn. Cho phép mỗi người tự quyết định xem liệu họ có tham gia hay không vào
quá trình phát triển và tự họ đặt ra mục tiêu thay đổi cho mình.
5. Khuyến khích mọi người tham gia
Mọi người sẽ tham gia vào những nỗ lực phát triển nếu họ nhận thấy chúng
hiệu quả và xứng đáng. Những chính sách và tiển trình của tổ chức nên khuyến
khích mọi người tham gia vào những hoạt động phát triển, và những người quản lý
nên động viên và có những hỗ trợ cần thiết. Sự khuyến khích cũng được đề cao nếu
mọi người tin vào những người khuyến khích động viên họ tham gia đào tạo.
6. Gắn những mục tiêu học tập với lợi ích cá nhân
Mọi người luôn có động lực cao nhất để theo đuổi những thay đổi mà phù
hợp với lợi ích và hi vọng của họ. Nếu những thay đổi ít liên quan đến họ, họ sẵn
sàng từ bỏ. Cần giúp mọi người hiểu rằng liệu một thay đổi đưa ra có thích hợp với
họ không.
7.
Phù hợp với những mong đợi
Xây dựng những mong đợi tích cực bằng cách chỉ ra cho người học thấy
rằng những năng lực xã hội và năng lực cảm xúc cần được nâng cao và sự phát
triển này sẽ dẫn đến những giá trị đích thực. Cũng cần đảm bảo rằng người học có
những mong đợi lạc quan vào quá trình đào tạo mà họ tham gia.
8.

Phán đoán thiện ý
Đánh giá liệu mỗi cá nhân có sẵn sàng cho việc đào tạo hay không. Nếu họ
không sẵn sàng chỉ bởi vì sự khuyến khích động viên không hiệu quả hoặc một vài
lí do khác thì cần tạo ra những thiện ý cùng với những nỗ lực.
Tạo nên sự thay đổi (Đào tạo)
9. Thiết lập mối quan hệ tích cực giữa người học và người đào tạo
Những người đào tạo chân thành, cởi mở và đồng cảm là những người có
khả năng khuyến khích người học tốt nhất trong quá trình thay đổi. Do đó cần lựa
chọn những người có những phẩm chất như vậy và chắc chắn rằng họ sẽ áp dụng
chúng vào việc đào tạo.
10. Tạo ra những thay đổi trong sự tự định hướng
Việc học tập sẽ hiệu quả hơn khi mỗi người tự định hướng chương trình học
tập cho riêng mình, điều chỉnh chúng đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh của bản thân.
Hơn thế nữa nó cho phép mỗi gười tự đặt ra cho mình mục tiêu hướng tới, khuyến
khích họ tiếp tục nâng cao việc học tập trong suốt quá trình, điều chỉnh phưong
pháp đào tạo phù hợp với phong cách học tập của mỗi người.
11.
Đặt ra những mục tiêu rõ ràng
Mỗi người cần xác định rõ năng lực là gì, làm thế nào để đạt được nó, làm
thế nào để áp dụng nó vào công việc cụ thể. Cần đặt ra những hành vi ứng xử cũng
như những kĩ năng là những mục tiêu cần đạt được. Chắc chắn rằng những mục
tiêu đó là rõ ràng, cụ thể và có những thách thức tối ưu.
12.
Phá vỡ mục tiêu trong những bước có thể điều khiển được
Sự thay đổi rất dễ xáy ra khi quá trình thay đổi được phân chia thành nhiều
bước. Vì vậy, nên khuyến khích cả người đào tạo và người học tránh những tham
vọng thái quá.
13.
Cung cấp những cơ hội để thực hành
Sự thay đổi kéo dài đòi hỏi việc thực hành được duy trì liên tục trong công

việc cũng như mọi lĩnh vực của cuộc sống. Một thói quen không được rèn luyện sẽ
bị những phản ứng khác thay thế. Nên sử dụng những cơ hội săbx có để thực hành
trong công việc cũng như trong cuộc sống. Khuyến khích những người được đào
tạo thử nghiệm những hành vi ứng xử mới một cách liên tục và thường xuyên trong
thời gian dài.
14.
Đưa ra những phản hồi
Việc đưa ra những phản hồi sẽ khuyến khích và hướng mỗi người tới sự
thay đổi. Những phản hồi mang tính tập trung và liên tục là cần thiết khi người học
thực hành những hành vi ứng xử mới. Chắc chắn rằng những người hướng dẫn, bạn
bè, đồng nghiệp, các thành viển trong gia đình hay những mối quan hệ khác cũng
đưa ra những phản hồi thường xuyên trong suốt quá trình rèn luyện.
15.
Tin tưởng những phương pháp thử nghiệm
Những phương pháp thử nghiệm cụ thể và sáng tạo có xu hướng làm việc
tốt nhất đối với những năng lực cảm xúc và năng lực xã hội. Những hoạt động phát
triển huy động tất cả các giác quan và mang lại ấn tượng sâu sắc có thể đem lại
hiệu quả cao.
16.
Thiết lập trong sự hỗ trợ
Sự thay đổi sẽ thuận tiện hơn với sự giúp đỡ của những người có cùng mục
tiêu thay đổi (nhóm trợ giúp). Các chương trình nên khuyến khích hình thành các
nhóm mà mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau trong nỗ lực thay đổi.
17.
Sử dụng những mô hình mẫu
Sử dụng băng video mẫu hoặc những mô hình thực tế để nhận ra bằng cách
nào năng lực của bạn được sử dụng trong những tình huống thực tế. Vì vậy nên
khuyến khích người học phân tích và ứng dụng những mô hình mẫu.
18.
Nâng cao sự hiểu biết sâu sắc

Tự nhận thức là nền tảng của năng lực xã hội và năng lực cảm xúc. Nên
giúp người học tiệp nhận những hiểu biết sâu hơn về sự ảnh hưởng của ý nghĩa,
cảm xúc của họ tới chính bản thân họ và người khác.
19.
Ngăn chặn sự tái phát
Việc phòng ngừa sự tái phát sẽ giúp mỗi cá nhân thấy được những sai sót,
lỗi lầm như những bài học để chuẩn bị cho chính họ có thể có những nỗ lực xa
hơn.

Khuyến khích việc chuyển giao và duy trì của sự thay đổi
20. Khuyến khích sử dụng các kĩ năng trong công việc

×