SỬ DỤNG ỐC SI LÔ XÌ CỐP
Trước hết ta phải làm quen với một số nút điều khiển của Oscilloscope:
- Nút điều khiển Volt/DIV (số volt trên một ô)
- Time/DIV (thời lượng trên 1 ô)
- Position lên, xuống
- Position qua, lại (để chỉnh dạng sóng hiển thị ở vị trí để nhìn nhất)
- Thanh điều khiển Vert mode (chọn hiểu thị kênh 1, kênh 2, hay cả 2)
- Nút Triglevel (đôi khi dạng sóng bị trôi, ta chỉnh nút này để dạng sóng đứng lại)
- Thanh điều khiển AC-GND-DC
- ...
Trước khi bắt đầu đo ta phải chỉnh máy trở về trạng thái chuẩn của nó:
- Chỉnh thanh gạt ở mức GND (đất) và chỉnh nút các nút Position để dạng sóng là đường
nằm ngang ngay chính giữa màn hình.
- Mắc đầu đo là chổ CAL và chỉnh các nút Volt/DIV và Time/DIV sao cho dạng sóng là
sóng vuông 2 p-p (2 volt đỉnh - đỉnh). Một số máy có thể yêu cầu trị số khác, số này có ghi
trên máy.
- Mỗi máy sẽ có hai kênh và ta làm việc này với cả hai kênh.
Sau khi chỉnh máy xong ta bắt đầu đo:
- Mỗi thanh đo gồm có đầu đo và mass. Chỉ việc gắn 2 đầu này vào hai điểm cần đo. Lưu ý
chế độ đang đo là AC hay DC mà chỉnh cần gạt cho phù hợp.
- Có thể dạng sóng là quá lớn hay quá nhỏ so với màn hình. Lúc này ta chỉnh các nút
Position để có dạng sóng nằm trong nàm hình. Để đọc các trị số của tính hiệu ta lưu ý số ô
và trị số của nút volt/DIV.
- Mỗi máy sẽ có 2 dây đo. Khi sử dụng dây nào ta lưu ý phải chỉnh thanh điều khiển về
kênh đó (Ch1 hoặc Ch2)
- Khi muốn hiển thị cả 2 kênh để so sánh 2 dạng tính hiệu ta chỉnh thanh điều khiển về chế
độ DUAL.
- Chế độ ADD của thanh điều khiển được sử dụng trong trường hợp muốn cộng hai tín
hiệu lại với nhau.
Mỗi ô vuông trên màn hình sẽ tương đương với 1 đơn vị của thang đo :
- Cách tín điện áp .
Ví dụ bạn đo một tín hiệu mà bạn để Núm chỉnh điện áp ở thang 0,5V thì nếu biên độ tín
hiệu đó cao 1 ô thì nó có điện áp 0,5V nếu cao 2 ô thì nó có điện áp 1V, tuy nhiên giá trị
này đúng khi bạn chỉnh núm giữa ở 50%
- Cách tính chu kỳ và tần số
Giả sử bạn chỉnh thang chu kỳ cho mỗi chu kỳ tín hiệu nó chiểm khảng 1,25ô, nếu sau đó
bạn nhìn trên núm chỉnh xem là thang bao nhiêu : ví dụ đang là thang đo 10ms => suy ra
chu kỳ tín hiệu bạn đang đo bằng 1,25x10ms = 12,5ms = 12,5x10
-3
s và bạn cũng tín được
tần số bằng công thức F=1/T => tần số tín hiệu này bằng F = 1 / 12,5x10
-3
= 80Hz
Cách tính thành phần xoay chiều và một chiều :
- Bạn để ở thang đo DC, chỉnh cho đường sáng vào điểm 0 giữa màn hình, khi đo vào thấy
xuất hiện xung răng cưa, bạn chỉnh lại biên độ cho phù hợp và thấy rằng , đỉnh xung có
biên độ 2,5 ô, đáy xung có biên độ 1,5ô, nếu bạn đang để thang 2V thì suy ra => đỉnh xung
có điện áp 2,5x2 = 5V, đáy xung có điện áp 1,5x2=3V và biên độ của xung xoay chiều là
2V
- Xác định tần số đo:
Máy hiện sóng không thể đo được tần số của tín hiệu, ta có thể xác định được tần số tín
hiệu thông qua độ rộng của một chu kỳ. Ví dụ chu kỳ tín hiệu là 1ms thì ta suy ra được tần
số của tín hiệu là 1 KHz.
- Xác định trị số trên thang đo:
Khi xác định các trị số của tín hiệu ta quan tâm đến trị số Time/DIV hoặc Volt/. Sau khi
đếm số ô hiển thị ta chỉ việc nhân với trị số của Time/DIV hoặc Volt/DIV là xong.
- Máy hiện sóng, chỉ yếu chỉ thể hiện dạng sóng thôi. Máy không có công dụng đo độ méo
của tín hiệu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta sử dụng những công thức thích để đo
độ méo của tín hiệu.
Chưa hẳn, tuy không đo được méo tín hiệu, nhưng nếu méo nhiều thì xuất hiện hài và lệch
pha, dựa vào lệch méo pha có thể vẫn đánh giá được việc xuất hiện méo. Oscillo mà đo
lệch pha hoặc méo pha thì tuyệt!, Đo bằng cách cho tín hiệu nguồn vào kênh X, cho tín
hiệu sau khi khuyếch đại vào kênh Y, chuyển máy đo sang chế độ X-Y.
Nếu hoàn toàn không lệch pha sẽ có một đường chéo nghiêng 45 độ. nếu thành hình elip là
có lệch pha, biên độ mép rộng bao nhiêu là lệch pha ngần đó. Nếu có méo pha, méo hài
xuất hiện thì đường đó biến thành hình hoa văn tùy theo biên độ của các hài chẵn.
Nếu không có máy quét tần từ 20HZ đến 20Khz, có thể kiểm tra sơ bộ độ méo tần số của
máy bằng cách cho xung vuông vào ngõ in của ampli, và dùng máy hiện sóng kiểm tra ở
ngõ ra, nếu xung vuông bị tròn cạnh tuỳ nhiều hay ít: tiếng sẽ bị thiên trầm nhiều hay ít, và
nếu xung vuông xuất hiện gai nhọn ở cạnh: là tiếng bị thiên sáng, nếu trên mặt xung vuông
nhấp nhô mờ: có dao động tự kích trong máy, méo hài, nếu xung vuông thiệt là vuông:
tuyệt vời ,
ách kiểm tra méo tần số của bác Ongvove thật là tuyệt vời. Tuy nhiên giống như bác đã
nói, cách xác định này chỉ là sơ bộ.
Cách của bác dựa trên nguyên lý phân tích tín hiệu thành chuỗi Fourier. Nguyên lý này
được phát biểu sơ bộ như sau: "Bất kỳ tín hiệu nào cũng có thể được xem như là tổng vô
hạn của các tín hiệu hình sin có tần số n.f"
Với cách này, giả sử như ta chọn tần số sóng vuông để đưa vào ngõ vào là 100Hz (nếu
chọn nhỏ hơn thì mạch rất khó làm việc). Khi đó tín hiệu sóng vuông được xem như là
tổng của các sóng sin có tần số 100Hz, 200, 300, 400, ... . Và như vậy trong trường hợp
này ta chỉ có thể kiểm tra được các tín hiệu có tần số 100Hz, 200, 300, 400, ... còn những
tần số khác thì không được kiểm tra.
Còn một vấn đề nữa, trong trường hợp này ta đã đưa vào ngõ vào cả những tín hiệu có tần
số >20KHz. Và các tín hiệu này có thể chính là nguyên nhân gây nên méo tần số.
Tóm lại cách này có thể được sử dụng để đo sơ bộ độ méo tần số. Còn bác nào có ý định
kiểm tra cho một Ampli đỉnh thì phải chọn cách khác thôi.
Khai triển Fourier chỉ có hài bậc chẵn do vậy với 100Hz ta chỉ thu được 100Hz, 200Hz,
400Hz,800Hz,... Đối với xung vuông biên độ hài giảm rất nhanh theo hàm e mũ. Tuy nhiên
dùng 20kHz xung vuông để đánh giá thì không nên, mà nên dùng 10kHz hoặc thấp hơn.
còn cao hơn thì phải dùng sin thuần.
Dể đo độ méo của tín hiệu bạn sử dụng chức năng XY trêm máy hiện sóng
Các máy hiện sóng hai tia đều có chức năng này
Khi về chế độ XY thì màn hình Osciloscope chỉ có 1 chấm sáng
Bạn đưa tín hiệu Input tới kênh X
Bạn đưa tín hiệu Output tới kênh Y
Điều chỉnh mức tín hiệu về mức chuẩn của đầu vào bộ Khuếch đại ( 1Vdd)
Điều chỉnh thang đo V trên kênh X và Y cho vừa khuôn màn hình Oscilo
Nếu bộ Amp của bạn tuyệt đối trung thực thì bạn bao giờ cũng chỉ nhìn thấy một tia chéo
tầm 45 độ
Nhưng khi thay đổi tần số hay trở tải ( loa) thì tia quét của màn hình Oscilo sẽ biến dạng
Căn cứ vào góc nghiêng người ta tính ra độ lệch phas
Căn cứ vào đỉnh tín hiệu bị suy giảm thang X người ta tính ra độ méo biên %
Khi một mạch CS không tải thì mạch nào cũng tương đối .... ngon . Nhưng khi lắp loa vào
và mở nhạc thì bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tín hiệu ra loa khác khá xa với tín hiệu input
Còn muốn vẽ đồ thị phổ tần số khuyếch đại âm thanh thì phải có máy phát quét tần số kết
hợp với Oscilo . Nếu là loại Oscilo Digital PC có khả năng lưu lại tia quét và in ra văn bản
lưu trữ thì tuyệt vời . Nếu không bạn sẽ phải dùng đồng hồ vạn năng để ghi chép rất nhiều
giá trị và vẽ nên một bản đồ thị . Còn PC sẽ làm hộ bạn việc đó và cho kết quả sau 10 hay
100 giây