Một số hướng dẫn chăm sóc hen suyễn
•
Phân loại hen suyễn
•
Săn sóc hen suyễn
•
Các lưu tâm đặc biệt trong kiểm soát hen suyễn
Phân loại suyễn
Phân loại suyễn theo mức độ kiểm soát
Kiểm soát tốt Kiểm soát một
phần
Chưa được kiểm
soát
Triệu chứng ban
ngày
Không có
(≤2 lần/tuần)
≥ 2 lần/tuần
Giới hạn hoạt
động
Không có Có
Triệu chứng ban
đêm
Không có Có
Phải dùng thuốc
cắt cơn
Không
(≤2 lần/tuần)
≥ 2 lần/tuần
Chức năng phổi Bình thường < 80% bình
thường
3 hay nhiều hơn
các đặc điểm của
hen suyễn được
kiểm soát một
phần xuất hiện
mỗi tuần
Cơn suyễn cấp Không có ≥ 1 lần/năm Một lần trong mỗi
tuần
Chăm Sóc Hen Suyễn
Bốn Thành Phần của Chăm Sóc Hen Suyễn
Mục tiêu của chăm sóc hen suyễn là đạt được và duy trì kiểm soát các biểu
hiện lâm sàng của bệnh trong một thời gian dài. Khi hen suyễn được kiểm soát, bệnh
nhân có thể dự phòng cơn suyễn cấp, tránh các triệu chứng khó chịu và duy trì được
các hoạt động thể chất.
Để đạt được mục tiêu này, cần có bốn thành phần liên quan sau:
Thành Phần 1: phát triển sự hợp tác giữa thầy thuốc và bệnh nhân
Thành Phần 2: nhận diện và tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
Thành Phần 3: đánh giá, điều trị và theo dõi hen suyễn
Thành Phần 4: kiểm soát cơn suyễn cấp
Các lưu tâm đặc biệt trong kiểm soát
hen suyễn
Bao gồm:
Thai kỳ: trong lúc mang thai, độ nặng của hen thường có thay đổi, và bệnh
nhân cần được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh thuốc khi cần. Người bị suyễn khi mang
thai cần được giáo dục về nguy cơ cao cho thai nhi khi suyễn không được kiểm soát
tốt. Thai phụ cũng cần được biết rằng các điều trị hen suyễn hiện đại là an toàn. Khi
xảy ra cơn cấp, thai phụ cần được điều trị tích cực để tránh tình trạng thiếu oxygen cho
thai nhi.
Bệnh nhân phải phẫu thuật: tính quá nhạy cảm của phế quản, sự giới hạn của
luồng khí thở và tăng tiết đàm quá mức làm cho bệnh nhân bị suyễn dễ có biến chứng
hô hấp trong và sau phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật lồng ngực và bụng trên. Nên
đánh giá chức năng hô hấp vài ngày trước khi phẫu thuật và một liệu trình
corticosteroid được sử dụng nếu FEV1 dưới 80%.
Viêm mũi, viêm xoang và polyp mũi: viêm mũi và hen suyễn thường cùng có
trên cùng một bệnh nhân, điều trị viêm mũi có thể cải thiện triệu chứng hen suyễn. Cả
viêm xoang cấp và mạn tính đều có thể làm cho hen suyễn trở nên tồi tệ hơn, vì thế
viêm xoang nên được điều trị. Polyp mũi thường đi kèm với hen suyễn và viêm mũi,
thường nhạy cảm với aspirin và thường gặp ở người lớn. Polyp mũi thường đáp ứng
với corticosteroid tại chỗ.
Suyễn nghề nghiệp: điều trị bằng thuốc đối với suyễn nghề nghiệp giống với
các dạng suyễn khác, nhưng là không đầy đủ nếu không tránh tiếp xúc với các chất
gây kích ứng. Các chuyên gia hen suyễn sẽ giúp bạn trong việc tránh chất gây kích
ứng.
Nhiễm trùng hô hấp: nhiễm trùng hô hấp làm kích hoạt cơn khò khè và các
triệu chứng hen suyễn khác ở nhiều bệnh nhân. Điều trị cơn suyễn cấp do nhiễm trùng
tương tự với nguyên tắc điều trị cơn suyễn cấp khác và
nên có kháng sinh phù hợp.
Hồi lưu dạ dày thực quản: người bị hồi lưu dạ dày thực quản có tần suất bị
hen suyễn gấp 3 lần người bình thường. Nên dùng thuốc để làm giảm triệu chứng hồi
lưu dạ dày thực quản, dù rằng việc này không phải luôn cải thiện kiểm soát hen suyễn.
Suyễn do aspirin: có đến 28% người lớn – nhưng hiếm ở trẻ em – bị cơn suyễn
cấp do aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID)
Những Dạng Hen Suyễn Khó
Chẩn Đoán
• Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho: ho mạn tính và thường chỉ xảy ra ban đêm. Để
chẩn đoán cần ghi nhận về sự thay đổi chức năng hô hấp khi gây co thắt phế quản bằng
cách tạo quá mẫn.
• Co thắt phế quản do vận động: ở đa số bệnh nhân, vận động là nguyên nhân
quan trọng gây ra các triệu chứng hen suyễn. Và ở một số trẻ em, vận động là nguyên
nhân duy nhất kích hoạt cơn hen suyễn. Thử nghiệm vận động bằng cách chạy bộ
trong 8 phút có thể giúp chẩn đoán hen suyễn.
• Hen suyễn ở trẻ dưới 5 tuổi: ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa
chủ yếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng,
không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn.
• Hen suyễn ở người già: phân biệt hen suyễn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
rất khó khăn.
• Hen suyễn liên quan nghề nghiệp: thường bệnh nhân không có các triệu chứng
hen suyễn trước khi đi làm; và có mối quan hệ mật thiết giữa triệu chứng hen suyễn
với nơi làm việc.