Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Các mật pháp của nhà quản lý giỏi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.47 KB, 4 trang )

Các mật pháp của nhà quản lý giỏi
Ed Breen, một nhà quản lý mẫu mực với những thăng trầm trong quản lý từ
Motorola đến giám đốc điều hành Tyco chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm,
nhớ lại:

“Tôi không phải là một nhà quản lý điển hình trong việc gây dựng sự
nghiệp. Tôi chỉ sẵn sàng nắm bắt một số cơ hội mà người khác coi đó là
những việc làm gây hại cho sự nghiệp của mình. Tôi tự chứng minh bản thân
mình trong một vài lĩnh vực khác nhau. Tôi chỉ kết hợp giữa kinh nghiệm và
kiến thức của mình và tôi thích được làm việc trong một môi trường nhiều
áp lực. Theo cách nhìn nhận của riêng mình, đây là một công việc lớn nhất
mà tôi có. Nó yêu cầu tôi phải học cách giải quyết công việc với cấp cao
nhất trong tổ chức và bao quát toàn bộ các vấn đề.”

Từ Ed Breen cũng như nhiều nhà quản lý khác, chúng ta thấy rằng công việc
quản lý thật nhiều thú vị nhưng đồng thời cũng là một quá trình tự thân phát
triển hết sức khó khăn gian khổ. Sau đây là các mật pháp của một nhà quản
lý doanh nghiệp giỏi:

1/ Các nhà quản lí thường tránh những cuộc trao đổi thẳng thắn như vậy bởi
họ ngại phản ứng của người đối thoại. Tuy nhiên trong thực tế, hiếm khi
phản ứng này xấu đến mức như chúng ta dự đoán. Vì thế hãy đưa ra giải
pháp thay vì cứ để cho vấn đề tiếp diễn và nhớ luôn tuân thủ một nguyên tắc
rất giản đơn - hãy thẳng thắn!

2/ Có khát vọng vươn lên: Nhà quản lý không nên háo danh nhưng phải
mang trong mình khát vọng vươn lên. Phải luôn nuôi hy vọng mình sẽ quản
lý nghiêm minh để có lợi cho doanh nghiệp, chỉ có vậy nghề quản lý của
mình mới luôn tiến bộ.Lúc Donal Trump, nhà tỷ phú kinh doanh bất động
sản còn trai trẻ, có lần đứng trước tượng của Alexandre đặt trong đền
Heraile ở Gades, ông khóc vì thấy rằng không được lừng danh như


Alexandre lúc bằng tuổi ông.

3/ Trong những trường hợp khó khăn, nguy hiểm, phải biết dám đứng ra
nhận trách nhiệm, vượt lên những khó khăn vì lợi ích chung. Đây chính là
dấu hiệu của nhà quản lý giỏi.

4/ Nhà quản lý phải giàu thực tế, nắm được những vấn đề tổng quát, nhưng
đồng thời phải có đầu óc thực chứng, biết hành động, ra những quyết định có
lợi cho toàn thể công ty, phục vụ lợi ích của nhân viên trong công ty.

5/ Nhà quản lý cũng phải biết khuyếch đại uy danh của mình. Những quyết
định của nhà quản lý sẽ có “trọng lượng” hơn nếu họ chứng tỏ được vị thế
và uy quyền của mình.

6/ Nhà quản lý thường là người tin ở khả năng của mình để lạc quan, khôn
ngoan vươn lên đỉnh cao của thành công chứ không phải là để lười biếng,
“nằm há miệng chờ sung.”

7/ Một nhà quản lý xứng danh không bao giờ cảm thấy thoả mãn về cách
sống và cách quản lý công việc của mình bởi tự mãn là kẻ thù của họ. Họ
luôn nghiêm khắc chỉ trích để lúc nào cũng cầu tiến học hay, chữa được
những khuyết điểm để nêu gương cho cấp dưới.

8/ Nếu ai nuôi dưỡng mộng làm quản lý thì nên chọn những sách về nghệ
thuật quản lý, những sách bàn về thực chứng nhằm lấy những kiến thức thực
hành chứ không phải là những lý thuyết chung chung.

9/ Nhà quản lý phải luôn quan tâm đến việc sắp xếp tổ chức nội bộ, cách
ngoại giao, cách dụng nhân, phân công công tác, kiểm soát các công việc và
phẩm chất chuyên môn cũng như đức độ của cấp dưới.


10/ Quản lý xét đến cùng chính là thực hiện hành vi hướng dẫn các nhân
viên để thực hiện lợi ích chung.

11/ Nhà quản lý ở đẳng cấp càng cao bao nhiêu thì càng phải điềm đạm
trong mọi cách xử thế và luôn hướng thiện để hoàn thành sứ mệnh của mình.

12/ Nhà quản lý đừng quá tự tin về các kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình mà quên xây dựng tinh thần miệt mài làm việc của nhân viên. Bởi vì,
người ta không thể hăng say làm việc nếu biết rằng công việc họ đang làm
lại phục vụ cho một tư lợi nào khác.

13/ Đạo đức cũng là một yếu tố cấu thành của quản lý. Thông thường, người
ta dễ nghe những lời của thánh nhân hoặc những người có đạo đức.

14/ Người quản lý không bao giờ được tàn bạo với cấp dưới, nhưng phải có
ý thức về bản chất tâm lý của uy quyền mới giữ vững được uy thế.

15/ Người quản lý mà gặp thiên thời, địa lợi, nhân hoà thì như diều gặp gió.
Nhưng nếu 3 điều kiện này chưa hội cùng một lúc thì phải biết tạo ra
phương tiện để đạt được mục đích, đôi lúc phải hy sinh cái lợi nhỏ trước mắt
để giành những cái lợi lớn trong tương lai.

Theo Kết nối sự nghiệp
16/ Người quản lý xứng đáng phải là người có khả năng thúc đẩy nhân viên
thực hiện hết mọi việc thuộc quyền hạn của mình Khi ra lệnh mà thấy cấp
dưới khó thực hiện, người quản lý phải dùng óc tháo vát, tạo ra những
phương tiện hay hoàn cảnh thuận lợi giúp cấp dưới.

17/ Người quản lý đừng vì thấy cấp dưới lúc đầu chưa tuân phục mà đã chán

nản. Hãy chứng minh tài đức của mình để sau này cấp dưới phải tự tuân
phục.

18/ Mới quản lý nên tránh gần gũi quá với cấp dưới. Nên tạo ra khoảng cách
hợp lý và sự tôn trọng cần thiết với cấp dưới.

19/ Trong doanh nghiệp thường có hai trường phái: Trường phái cách mạng
và trường phái cải cách. Nhóm người ham cách mạng thì ưa dùng biện pháp
mạnh, còn nhóm thích cải cách thì ôn hoà, muốn dần dần sửa những sai sót
để vươn tới những lợi nhuận mới. Người quản lý nên lắng nghe nhóm thứ
nhất, nhưng biện pháp làm thì nên theo nhóm thứ hai.

20/ Người quản lý luôn phải biết mình là “bia” của muôn ngàn cặp mắt nhìn
ngó nên mỗi ngày nên để chút ít thời giờ hoàn thiện mình để tăng uy tín.

×