Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn kinh tế hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp theo hiệp ước basel II tại sacombank chi nhánh lâm đồng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MAI HẠNH

HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
TẠI SACOMBANK- CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MAI HẠNH

HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
TẠI SACOMBANK- CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TẤN PHƯỚC


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung
thông tin trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hồn tồn đúng với
nguồn trích dẫn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2019
Tác giả đề tài: Nguyễn Mai Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.7 Kết cấu dự kiến của đề tài .................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ HIỆP ƯỚC BASEL II ..................................................................................... 6
2.1 Tổng quan rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ...................................... 6

2.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng của NHTM ............................................... 6
2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ......................................................................... 7
2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ..................................................... 8
2.2 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại................ 8
2.2.1 Khái niệm ............................................................................................... 9
2.2.2 Nguyên tắc đo lường rủi ro tín dụng ...................................................... 9
2.3 Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM theo Hiệp ước Basel II .............................. 10
2.3.1 Sự ra đời của Hiệp ước Basel II ............................................................. 10
2.3.2 Quản trị rủi ro tín dụng trong Basel II .................................................... 11
2.3.3 Một số kinh nghiệm áp dụng Basel II tại các nước trên thế giới ........... 20


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍNCHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ................................................................................... 25
3.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Sacombank-CN Lâm Đồng .............. 25
3.1.1 Tổng quan về Sacombank Việt Nam...................................................... 25
3.1.2 Sacombank – Chi nhánh Lâm Đồng....................................................... 26
3.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Lâm Đồng ......... 32
3.2.1 Xếp hạng tín dụng nội bộ ....................................................................... 32
3.2.2 Chính sách cấp tín dụng ......................................................................... 34
3.2.3 Thẩm quyền cấp tín dụng ....................................................................... 39
3.2.4 Chính sách về Tài sản đảm bảo .............................................................. 46
3.2.5 Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng ................................. 46
3.2.6 Cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng ..................................... 47
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ RỦI RO THEO BASEL II ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SACOMBANK- CHI NHÁNH LÂM
ĐỒNG ..................................................................................................................... 50
4.1 Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank
chi nhánh Lâm Đồng ................................................................................................ 50
4.2 Hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II .......................................... 55

CHƯƠNG 5: HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP
ƯỚC BASEL II ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
SACOMBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ....................................................... 61
5.1 Định hướng hoạt động trong thời gian tới ......................................................... 61
5.2 Đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basell II
đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank- CN Lâm Đồng ......................... 61
5.3 Kiến nghị ............................................................................................................ 68


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIC

Credit information center- Trung tâm thơng tin tín
dụng Ngân hàng Nhà nước

CTCG

Chứng từ có giá

DN

Doanh nghiệp

FTP

Chuyển vốn nội bộ

NHNH


Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD
Sacombank

Rủi ro tín dụng
NHTMCP Sài gịn thương tín

TCTD

Tổ chức tín dụng

VAMC

Cơng ty quản lý tài sản


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Tên biểu đồ

STT


Sơ đồ 3.1 Tình hình dư nợ (bao gồm nợ khoanh)- 27 ngân hàng trên địa

Trang
26

bàn tỉnh Lâm Đồng
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu cho vay theo nhóm khách hàng

27

Sơ đồ 3.3 Trình tự, thủ tục cấp tín dụng tại Sacombank CN Lâm Đồng

41


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 2.1

Mơ hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard&Poor’s

14


Bảng 2.2

Phân loại nợ quá hạn

17

Bảng 2.3

Nguyên tắc QTRRTD tại một số nước

20

Bảng 2.4

Nguyên tắc QTRRTD theo nguyên tắc thận trọng

20

Bảng 3.1

Tình hình Huy độn vốn tại Sacombank-CN Lâm Đồng từ 20142018

24

Bảng 3.2

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại Sacombank Lâm Đồng

25


Bảng 3.3

Dư nợ cho vay giai đoạn 2014-2018 tại Sacombank Lâm Đồng

26

Bảng 3.4

Tình hình dự nợ cho vay doanh nghiệp theo thời gian

27

Bảng 3.5

Tình hình dư nợ cho vay theo quy mơ doanh nghiệp

28

Bảng 3.6

Hệ thống xếp hạng tìn dụng nội bộ đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Sacombank

30

Bảng 3.7

Phân loại nhóm nợ tại Sacombank

43



TĨM TẮT
Tên đề tài: “Hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp theo Hiệp ước Basel II tại Sacombank- Chi nhánh Lâm Đồng”
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với
kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tiến trình hội nhập và áp dụng tiêu
chuẩn Hiệp ước Basel II, Sacombank nói chung và Sacombank-chi nhánh Lâm Đồng
nói riêng đang ngày một hồn thiện hơn để đáp ứng theo chuẩn Basel và tiến tới Basel
II. Các phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm: thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp. Các dự liệu thứ cấp được khai thác thông qua các báo cáo tài
chính và báo cáo thường niên của đơn vị.
Với mục tiêu đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày
18/05/2018, bài nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại Sacombank chi nhánh
Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp nằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro.
Từ khóa: Basel II, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, Sacombank.
ABSTRACT
Title: “Improve credit risk management for small and medium enterprises by
Basel II at Sacombank Lam Dong branch”
Realize the importance of the Basel II of the credit risk to the result of the
bank's business in the process of merge and apply the values of Basel II, Sacombank
in general and Sacombank personally says one day in one day alone. Better to respond
to Basel's grade and proceed to Basel II. The methods are used in the study consists
of statistics, statistics, analysis, synthesized, the material that is harnessed through
financial reports and annual reports of the company. The study was analyzed, assed
the status of the successful management of credit risk to business (small and small)



in Sacombank branch branch from which to propose some solutions to fulfill their
success in the risky business.
Key words: Basell II, credit risk, credit risk management, Sacombank.



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và tự do hóa gia tăng, tốc độ phát triển kinh tế
nhanh chóng và chuyển đổi môi trường đã tạo ra nhu cầu và cơ hội mới cho doanh
nghiệp, đòi hỏi các dịch vụ tài chính tốt, các trung gian tài chính hoạt động hiệu quả.
Sự phát triển hệ thống tài chính thế giới là theo xu hướng phát triển ổn định, bền
vững, hiệu quả sẽ đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế. Đối với hệ tài chính
Việt Nam, đặc biệt là khu vực ngân hàng, sự phát triển cũng sẽ bị chi phối bới xu
hướng trên. Chính vì vậy, trong những năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ, từng bước tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế. Việc
quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhất là trong hoạt động tín dụng, đang là
một thách thức lớn mà khơng chỉ riêng Sacombank mà cả hệ thống ngân hàng tại Việt
Nam đang quan tâm.
Lợi nhuận từ hoạt động cấp tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi
nhuận kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, tổn thất do rủi ro tín dụng xảy ra cũng
là nguyên nhân chính, trực tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm mất vốn của
ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng tốt đồng nghĩa với việc bảo đảm an toàn vốn và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín (Sacombank) là một trong những ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh và có
bề dày truyền thống trong cấp tín dụng phục vụ cho các hoạt động đầu tư kinh doanh

trung dài hạn. Cùng nhìn lại quá trình hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam
trong 5 năm qua (2014 - 2018) và triển vọng phát triển đến năm 2020, Ngân hàng
TMCP Sài Gịn thương Tín (Sacombank), là một trong những ngân hàng có những
biến động lớn theo tiến trình hội nhập của ngành ngân hàng. Sacombank đã định
hướng chú trọng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ rõ rệt và phấn đấu trở thành
ngân hàng chiếm thị phần lớn trong hoạt động bán lẻ trên thị trường Việt Nam (Báo


2

cáo tài chính hợp nhất, 2018). Nhưng tỉ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng
là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp vẫn chiếm trên 80% tổng dư nợ và lợi nhuận từ
hoạt động cho vay nhóm khách hàng này là chủ yếu trên tổng thu nhập từ hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có Sacombank. Quản trị rủi ro trong hoạt
động tín dụng là yếu tố được lãnh đạo và cán bộ quan hệ khách hàng đặc biệt quan
tâm, nhằm đảm bảo an toàn vốn, thu nhập của chi nhánh cũng như thu nhập của bản
thân người lao động tại chi nhánh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh
khách hàng giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn đang diễn ra ngày càng
mạnh mẽ thì rủi ro tín dụng càng gia tăng và khó nhận dạng kiểm sốt hơn.
Cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tiến trình hội nhập
và áp dụng tiêu chuẩn Hiệp ước Basel II và với vốn kiến thức vể ngân hàng đã được
trang bị trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hố
Chí Minh với sự hỗ trợ hướng dẫn của tiến sĩ Lê Tấn Phước, tôi quyết định lựa chọn
và thực hiện đề tài: Hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II đối
với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài gịn thương tín chi nhánh
Lâm Đồng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu tổng quát
Bài nghiên cứu đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

theo Basel II đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank- CN Lâm Đồng.
* Mục tiêu cụ thể
Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Sacombank- chi nhánh Lâm Đồng.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, chất lượng cấp tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín chi nhánh Lâm Đồng, từ đó
đề xuất các giải pháp cụ thể góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại đơn vị.


3

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tiêu chuẩn của Basel II đối với quản trị rủi ro tín dụng như thế nào?
- Quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Sacombank như thế nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: việc ứng dụng Basel II vào QTRRTD đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Sacombank
- Phạm vi nghiên cứu
+ Trong phạm vi đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Trong giới hạn bài
nghiên cứu chỉ tập trung đến các chuẩn mực của Basel II về QTRRTD trong ngân
hàng.
+ Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong thời gian 2014-2018.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng các phương pháp: định tính kết hợp với phương pháp định lượng.
Áp dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp .. nhằm làm rõ vấn
đề nghiên cứu. Công cụ xử lý chủ yếu là phần mềm Excel.
- Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu: các dữ liệu thông tin sơ cấp được
thu thập từ nguồn tài liệu quy trình chính sách cấp tín dụng của Sacombank và hồ sơ
tín dụng lưu trữ tại đơn vị. Đồng thời tiến hành quan sát q trình cấp tín dụng đối

với khách hàng nhóm doanh nghiệp và quản lý khách hàng, khoản vay.
Các dự liệu thứ cấp được khai thác thông qua các báo cáo tài chính và báo cáo
thường niên của đơn vị.


4

1.6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Về mặt khoa học, nghiên cứu đã tổng hợp lại các nghiên cứu cả trong và ngoài
nước trước đây về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại Sacombank chi nhánh Lâm Đồng từ đó
đề xuất một số giải pháp nằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro. Đồng thời cũng đưa
ra một số khuyến nghị với Sacombank, Ngân hàng nhà nước, Chính phủ để hỗ trợ
cho công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng mang lại
chất lượng và sự tăng trưởng ổn định bền vững.
Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu còn đưa ra các bằng chứng thực nghiệm có thể
kiểm định được và bổ sung kết quả cho các nghiên cứu trước đây.
1.7. KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài dự kiến bao gồm 5 chương:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được xây dựng gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
1.2 Xác định vần đề cần nghiên cứu
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu tiếp cận
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại và Hiệp ước
Basel II

2.1 Tổng quan rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng của NHTM
2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng


5

2.1.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
2.2 Quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm
2.2.2 Nguyên tác quản trị rủi ro tín dụng
2.3 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại theo Hiệp ước Basel II
2.3.1 Sự ra đời của Hiệp ước Basel
2.3.2 Quản trị rủi ro tín dụng trong Basel II
2.3.3 Một số kinh nghiệm áp dụng Basel II tại các nước trên thế giới
2.3.4 Lược khảo một số nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín Chi nhánh Lâm
Đồng.
3.1 Tổng quan hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Lâm Đồng
3.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín Việt Nam
3.1.2 Tổng quan về Sacombank- chi nhánh Lâm Đồng
3.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Lâm Đồng.
3.2.1 Xếp hạng tín dụng nội bộ
3.2.2 Chính sách cấp tín dụng
3.2.3 Thẩm quyền cấp tín dụng
3.2.4 Chính sách về tài sản đảm bảo
3.2.5 Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng



6

3.2.6 Cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Chương 4: Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Sacombank chi nhánh Lâm Đồng
4.1 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Sacombank chi nhánh Lâm Đồng
4.2 Hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II
4.3 Sacombank đang dần hồn thiện, nâng cấp các chuẩn mực để đáp ứng Basel II
Chương 5: Hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Sacombank chi nhánh Lâm Đồng
5.1 Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới
5.2 Đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp theo Basel II
5.3 Một số kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC BASEL II

2. 1 Tổng quan rủi ro tín dụng của NHTM
2.1.1 Khái niệm hoạt động rủi ro tín dụng và RRTD của NHTM:
2.1.1.1 Hoạt động rủi ro tín dụng
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, mà ở đó các tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng được quyền sử dụng một khoản tiền vào mục đích và thời gian nhất định

theo thoả thuận, với ngun tắc có hồn trả ( bao gồm cả gốc và lãi). Hiện tại, các
NHTM có các hình thức cho vay sau:
a. Cho vay trực tiếp:
- Cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia
đình và cá thể kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng: đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đồn thể xã hội
b. Cho vay gián tiếp:
- Chiết khấu CTCG ;
- Bao thanh toán;
c. Các loại hình cho vay khác
- Thấu chi;
- Phát hành thẻ tín dụng.
d. Bảo lãnh ngân hàng
2.1.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng vay không trả được nợ hoặc không
trả đúng hạn cho ngân hàng.
Theo Andrew (2004) rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có
khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do
khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn
bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.


8

Rủi ro tín dụng phát sinh trong suốt q trình cấp tín đụng của ngân hàng đối
với khách hàng.
Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng,
là loại rủi ro chủ yếu của rủi ro ngân hàng. Nó tồn tại khách quan gắn liển với hoạt
động của ngân hàng. Do đó, cần chủ động nhận diện, lượng hóa, sẳn sàng tiếp nhận

và xử lý.
2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, có thể chia làm 02 loại rủi ro tín dụng:
a. Rủi ro giao dịch:
Là hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế
trong quá trình giao dịch, đánh giá khách hàng và xét duyệt cấp tín dụng. Rủi ro giao
dịch có ba bộ phận:
- Rủi ro lựa chọn: do q trình đánh giá, phân tích, lựa chọn khi tác nghiệp
chưa tốt. Việc phân tích đánh giá thiếu bao quát; phân tích, lựa chọn phương án cấp
tín dụng cịn lỏng lẻo , phương án thu nợ thiếu cân nhắc ..
- Rủi ro đảm bảo: là vấn đề rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo, bao gồm: hợp
đồng đảm bảo thiếu chặt chẽ, khơng cụ thể, hình thức đảm bảo và phương pháp xử lý
còn bất cập, tỉ lệ tải sản đảm bảo chưa phù hợp..
- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay (gồm việc áp dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và phương thức xử lý các
khoản vay có vấn đề) .
b. Rủi ro danh mục tín dụng
Là loại hình rủi ro phát sinh trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng.
Rủi ro danh mục là rủi ro vừa mang tính chủ quan, lại vừa chịu tác động của các nhân
tố khách quan. Rủi ro danh mục gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:
- Rủi ro nội tại: xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn
của khách hàng vay vốn.
- Rủi ro tập trung: phát sinh trong trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay
đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng, liên quan đến một lĩnh vực kinh
tế, ngành nghề, một khu vực địa lý, hoặc một loại hình có rủi ro cao.


9

2.1.3 Ngun nhân của rủi ro tín dụng

2.1.3.1 Nhóm ngun nhân khách quan
Nhóm nguyên nhân này gây tác động và ảnh hưởng trên phương diện rộng ,
gồm: Sự biến động của nền kinh t; những bất cập, thiếu sót trong cơ chế, chính sách
của nhà nước; Chưa hồn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hang; Do
thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh….
2.1.3.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về người đi vay: Tình hình kinh doanh
khơng ổn định; Tài chính khơng đảm bảo cho việc trả nợ vay; Hạn chế trong việc
quản lý; Khơng có thái độ tốt hoặc gây bất lợi; Cố ý lừa đảo, giải mạo chứng từ với
mục đích sai trái; Sử dụng sai mục đích vốn vay…
2.1.3.3 Nhóm ngun nhân thuộc về phía ngân hàng
- Thiếu giám sát trọng hoạt động cấp tín dụng.
- Quy trình, chính sách chưa đảm bảo..
- Chưa xác định đúng quy mơ và tốc độ tăng trưởng của tín dụng.
- Chưa có cơ chế phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng như lãi suất,
- Thủ tục cấp tín dụng còn phức tạp, nhiều giấy tờ.
- Xác định và kiểm sốt hạn mức tín dụng cịn nhều hạn chế.
- Quy trình cho vay chưa chặt chẽ, có nhiều khe hở.
- Trình dộ chun mơn nghiệp vụ cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng cịn hạn
chế .
- Vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh


10

2.2 Quản trị rủi ro tín dụng
2.2.1 Khái niệm
Theo Atlman và cộng sự (1997), quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận
rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và
giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng.
Việc quản trị rủi ro tín dụng gồm nhiều bước trong đó có:

- Nhận dạng rủi ro: bao gồm các công việc như theo dõi, xem xét, nghiên cứu
mơi trường và tồn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê tất cả các rủi ro (rủi
ro quá khứ, hiện tại và tương lai) ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
- Phân tích rủi ro: tìm ra ngun nhân dẫn đến rủi ro và đưa ra các biện pháp
để phòng ngừa rủi ro.
- Đo lường rủi ro: xác định mức độ tốn thất mà rủi ro gây ra, tần suất xuất hiện
rủi ro
- Kiểm sốt – Phịng ngừa rủi ro: Các biện pháp kiểm soát rủi ro nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu, chuyển giao rủi ro…
- Tài trợ rủi ro: Xác định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân
lực, về giá trị pháp lý khi có rủi ro xảy ra. Tìm ra những biện pháp tài trợ rủi ro như:
Tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro.
2.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng
Theo Lange và cộng sự (2015), một số nguyên tắc chung được sử dụng để
quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại gồm:
- Chấp nhận rủi ro tín dụng một cách chủ động và có ý thức: do rủi ro tín dụng
tồn tại khách quan trong q trình hoạt động kinh doanh tín dụng, nên phải chấp nhận
một cách chủ động để có các biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Phân tách độc lập bộ phận phát sinh rủi ro tín dụng và bộ phận giám sát, kiểm
tra rủi ro tín dụng: để đảm bảo sự khách quan giữa cấp tín dụng và kiểm sốt rủi ro.
- Cơng khai: mọi nhân viên ngân hàng đều phải biết về rủi ro tín dụng và
khuyến khích phát hiện rủi ro tín dụng.


11

- Chủ động thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trước khi rủi ro tín dụng xảy ra:
đây là nguyên tắc chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro, vì việc chấp nhận rủi ro tín
dụng là chủ động và có ý thức với mục đích nhằm giảm thiểu hố các rủi ro tín dụng.
2.2.3 Sự cần thiết của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề mà hiện nay tất cả các
NHTM đưa ra xem xét kỹ càng trong chiến lược kinh doanh của mình. Để hoạt động
kinh doanh một cách hiểu quả cần phải hạn chế những rủi ro từ khâu phòng ngừa cho
đến khâu giải quyết những vấn đề mà rủi ro gây ra. Việc quản trị rủi ro phải đảm bảo
tính thống nhất và thường xuyên.
Việc xây dựng phòng ngừa rủi ro phải được thực hiện đồng bộ từ cấp trên
xuống cấp dưới, từ hội sở cho tới các phòng giao dịch
Quản trị rủi ro tín dụng giúp hoạt động của NHTM đi đúng hướng và hiệu quả
hơn. NHTM phải xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể và phù hợp với mục tiêu đề ra
ở từng giai đoạn, từng thời kỳ.
2.3 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại theo Hiệp ước
Basel II
2.3.1 Sự ra đời của Hiệp ước Basel
Basel I ra đời năm 1988 do Ủy ban Basel giới thiệu hệ thống đo lường vốn
(the Basel Capital Accord) và có hiệu lực từ 1992. Hệ thống Basel I cung cấp khung
đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8% . Basel I được phổ biến hầu
hết các ngân hàng có hoạt động quốc tề. Tuy nhiên Basel I có nhiều điểm hạn chế.
Năm 1996, Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường (áp dụng 1998)
Tháng 6/1999, Ủy ban Basel đã đề xuất khung đo lường rủi ro mới với 3 trụ
cột chính nhằm khắc phục các khuyết điểm của Basel I, với 3 chương trình tư vấn
(CP1, CP2, CP3). Đến năm 2003, Basel II được hồn thiện và có hiệu lực năm 2007.
Năm 2010, quá trình chuyển đổi giữa Basel I và Basel II chấm dứt.
2.3.2 Quản trị rủi ro tín dụng trong Basel II


12

Theo Leo Onyiriuba (2016), các NHTM phải đáp ứng được các nguyên tác
của Hiệp ước Basel về quản lý nợ xấu (thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản
trị rủi ro tín dụng) nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín

dụng gồm 17 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc) gồm: phê duyệt định
kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược
xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…).
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):
(1) các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh
(thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…).
(2) Xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm
khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau trong các lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau.
(3) Xây dựng quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng
với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê
duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch rịi của các bộ phận tham gia, đồng thời
cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức
nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi
ro tín dụng.
(4) Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa
các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng
cấp cho các khách hàng có quan hệ.
- Duy trì một q trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp
(10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với
các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập
thơng tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô
và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm
bắt và kiểm sốt tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để
phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục
sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính


13


sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng
có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận
tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và
bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng
phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị rủi ro tín
dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro
của ngân hàng.
Ngun tắc Basel trong xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng, có một số
điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích
tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch rịi của các bộ
phận tham gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản trị rủi ro tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một
quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản
trị rủi ro tín dụng.
2.3.2.1. Lượng hóa rủi ro
Xác định mức rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng, làm căn
cứ để xác định giới hạn tín dụng tối đa cho một khách hàng. Đó là việc xây dựng mơ
hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro mang lại từ phía khách hàng , tử đó xác
định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an tồn tối đa đối với một khách hàng, cũng
như trích lập dự phịng rủi ro.
Sau đây là một số mơ hình được áp dụng tương đối phổ biến:
a. Mơ hình xếp hạng của Moody’s và StandardvàPoor’s.
Rủi ro tín dụng thường thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản vay.
Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng trong đó có Moody’s
và StandardvàPoor’s là những dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody’s hạng xếp cao nhất
là Aaa, sau đó là hạng Aa, A, Baa, Ba, B.., đối với StandardvàPoor’s hạng xếp cao
nhất là AAA, sau đó là hạng AA, A, BBB, BB, B..



14

Bảng 2.1 Mơ hình xếp hạng của cơng ty Moody’s và StandardvàPoor’s
Nguồn tiêu chuẩn

Moody’s

StandardvàPoor’s

Xếp hạng

Tình trạng

Aaa

Chất lượng cao nhất rủi ro thấp nhất

Aa

Chất lượng cao

A

Chất lượng trên trung bình

Baa

Chất lượng trung bình


Ba

Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu


B

Chất lượng dưới trung bình

Caa

Chất lượng kém

Ca

Mang tính đầu cơ có thể vỡ nợ

C

Chất lượng kém nhất triển vọng xấu

AAA

Chất lượng cao nhất rủi ro thấp nhất

AA

Chất lượng cao


A

Chất lượng trên trung bình

BBB

Chất lượng trung bình

BB

Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu


B

Chất lượng dưới trung bình

CCC

Chất lượng kém

CC

Mang tính đầu cơ có thể vỡ nợ

C

Chất lượng kém nhất triển vọng xấu

Nguồn Moody’s và StandardvàPoor’s

Những khách hàng được xếp hạng tín nhiệm ở bậc cao nhất Aaa, giảm dần qua
Aa, A, Baa (theo tiêu chuẩn của Standard và Poor’s) là trường hợp lượng hóa rủi ro
ở mức bằng khơng và tăng dần mức dộ rủi ro đến Baa là có thể được chấp nhận trong
cho vay, mà không sợ rủi ro hoặc rủi ro ở mức chấp nhận được.
Tương tự như vậy, theo tiêu chuẩn của Moody’s , mực độ rủi ro tăng dần


×