Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÂN TÍCH VỀ MỐI LIÊN HỆ BA QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT QUA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.5 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***---------

BÀI THI GIỮA KỲ
MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

PHÂN TÍCH VỀ MỐI LIÊN HỆ
BA QUY LUẬT CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT QUA
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Lớp: QH 2019-E QTKD CLC 04
Mã học phần: PHI 1006 19
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hường

Hà Nội, Tháng 4 năm 2020


DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN BÀI THI
Họ và tên

Mã sinh viên

Lưu Phương Thảo

19051583

Lưu Diễm Quỳnh


19051571

Võ Thị Trà

19051601

Nguyễn Thị Hải Yến

19051631

Nguyễn Tuấn Thành

19051578

Nguyễn Quốc Khánh

19051495

Nguyễn Duy Phong

19051552

Nguyễn Hoàng Dũng

19051448

Chủ nghĩa duy vật biện chứng bao gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ
bản. Trong đó, ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật được áp dụng để giải
thích về sự phát triển của sư vật, hiện tượng, chúng hợp thành nguyên lý về sự phát triển.
Chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác Lênin, nó là một trong những nền tảng cơ bản cấu thành phép biện chứng duy vật cũng

như một trong những nội dung quan trọng của toàn bộ triết học Mác - Lênin. Chính vì
thế, nhóm chúng em đã lựa chọn một ví dụ chính là sự hình thành và phát triển của
Đảng Cộng sản Việt Nam để phân tích những quy luật này một cách chi tiết và sâu sắc
hơn. Bằng những kiến thức học được trên giảng đường, kết hợp với quá trình tự nghiên
cứu và tìm hiểu, nhóm chúng em xin trình bày bài thi giữa kỳ lần này dưới hình thức bài
tập lớn. Dưới đây là phần trình bày của nhóm chúng em về lí thuyết và kiến thức áp dụng
thực tế của ba quy luật cơ bản trong biện chứng duy vật về ví dụ nêu trên.


Nhóm sinh viên thực hiện


A. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
1. Khái niệm và dẫn dắt vấn đề
Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay q trình nào đó luôn chứa đựng những
mặt, khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản
thân sự vật, hiện tượng đó. Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối
lập này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra
đời thay thế cái cũ. Nhắc tới quy luật mâu thuẫn trong lịch sử, có thể kể đến
1 ví dụ điển hình là sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN. Đảng được thành lập
là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong
những năm đầu thế kỷ XX. Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng
đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về
đường lối cứu nước.
2. Các mặt đối lập
2.1 Khái niệm
- Là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau
nhưng lại là tiền đề, điều kiện để tồn tại của nhau.
- Những mặt đối lập của xã hội Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển
của Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Nhân dân Việt Nam – thực dân pháp
+ Giai cấp địa chủ - nông dân
+ Giai cấp tư sản – công nhân
+ Ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản
Đảng, Đơng Dương Cộng sản liên đồn
2.2 Thống nhất
- Là khái niệm chỉ sự liên hệ giữa các mặt đối lập, thể hiện ở:
+ Các mặt đối lập cần đến nhau, là tiền đề để cho nhau tồn tại: có giai cấp
địa chủ thì mới có giai cấp nơng dân và ngược lại.

1


+ Các mặt đối lập tác động cân bằng, ngang nhau, thể hiện đấu tranh giữa
cái mới đang hình thành và cái cũ chưa mất đi: cái mới đang hình thành là
cái cũ giai cấp địa chủ đang dần đi lên thành giai cấp tiểu tư sản.
+ Các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất: sự đồng nhất là nó cùng
nằm trong hệ thống nhà nước Việt Nam, chịu sự ảnh hưởng và chi phối lẫn
nhau.
2.3 Đấu tranh
- Là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt
đối lập. Đấu tranh không tách rời với thống nhất trong 1 mâu thuẫn.
=> Thống nhất mang tính tương đối, đấu tranh mang tính tuyệt đối. Nghĩa là
đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển
hố về chất của chúng.
- Liên hệ đến sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam: K hi
các mẫu thuẫn xảy ra -> Đấu tranh giữa các giai cấp dưới sự ra đời của Đảng
Cộng sản -> Sự thay đổi hình thức nhà nước.
3. Phân loại mâu thuẫn căn cứ vào các lĩnh vực khác nhau
3.1 Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của tồn bộ sự vật, hiện tượng, có

mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
- Mâu thuẫn cơ bản: tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng;
nó quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu
vong. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về
chất.
+ Liên hệ: Mâu thuẫn cơ bản trong giai đoạn hình thành Đảng Cộng Sản là mẫu
thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với Thực dân Pháp. Nó tồn tại xun suốt q trình
và quy định bản chất của nước ta bấy giờ là hình thức Thực dân nửa phong kiến.
Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì sẽ làm thay đổi hình thức nước Việt Nam
thành chủ nghĩa xã hội.
- Mâu thuẫn không cơ bản: chỉ đặc trưng cho 1 phương diện của sự vật, hiện
tượng; nó quy định bản chất, sự phát triển của một hay một số mặt của sự vật
hiện tượng và chịu chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay
được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.

2


+ Liên hê: Ở giai đoạn này, mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn giữa các
giai cấp trong xã hội; mâu thuẫn giữa 3 tổ chức cộng sản với nhau. Nó chịu
sự chi phối của mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và Pháp.
3.2 Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan
hệ giữa các giai cấp ở 1 giai đoạn lịch sử nhất định. Trong xã hội có mâu
thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, tập thể người có lợi
ích cơ bản đối lập nhau: Nhân dân – thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa các giai
cấp trong xã hội. Nhân dân Việt Nam muốn giành độc lập, tự chủ trong khi
thực dân pháp muốn xâm chiếm, đô hộ.
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi
ích cơ bản thống nhất với nhau nhưng lợi ích khơng cơ bản thì đối lập: Mâu

thuẫn giữa 3 tổ chức cộng sản với nhau: Ở Bắc Kỳ có Đơng Dương Cộng sản
Đảng (6-1929).Ở Nam Kỳ có An Nam Cộng sản Đảng (7-1929). Ở Trung Kỳ
có Đơng Dương Cộng sản Liên đồn (9-1929). Lợi ích cơ bản là cả 3 tổ chức
đều muốn giải phóng đất nước, đều có lợi ích chung là được sự tin tưởng của
nhân dân trong nước. Lợi ích khơng cơ bản thì là mỗi tổ chức đều muốn lãnh
đạo theo tư tưởng, quan điểm của mình.
3.3 Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu
thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát
triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự
vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới.Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ
yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức
biển hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là kết quả vận động tổng hợp của
các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn
chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.
- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển nào đó của sự vật nhưng nó khơng đóng vai trị chi phối mà bị mâu
thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc
từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.

3


- Tuy vậy,ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ là tương
đối, tùy theo từng hồn cảnh cụ thể, có mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ
yếu, song trong điều kiện khác là thứ yếu và ngược lại.
- Liên hệ: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm được cứu nước vào năm 1911 là mâu thuẫn
chủ yếu, bế tắc trong đường lối cách mạng là mâu thuẫn thứ yếu.

3.4 Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành
mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong
mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp với nhau là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn giữa
nhân dân với Pháp là mâu thuẫn bên ngồi.
4. Ý nghĩa phương pháp luận đối với q trình hình thành và phát triển
của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn và giải quyết nó theo quy luật
khách quan. Để phát hiện được mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các
mặt đối lập và hướng giải quyết đúng đắn. Trước Nguyễn Ái Quốc, cũng có
lớp người đi trước tìm đường cứu nước, nhưng chỉ có Nguyễn Ái Quốc thành
cơng. Điều này là nhờ Người xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ
từ bên ngoài để giành độc lập, cần thiết nhất là phải sự vào chính mình, và học
hỏi theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Lựa chọn con đường đi từ chủ nghĩa yêu nước
đến với chủ nghĩa cộng sản.
- Phân tích cụ thể mâu thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn
đó. Cụ thể, mâu thuẫn giữa nhân dân với thực dân Pháp không thể giải quyết
bằng việc dựa vào nước khác để tiến hành đấu tranh bạo động. Vì nếu chiến
thắng, thì cũng chỉ là đổi từ ách áp bức này sang ách áp bức khác mà thơi.
- Khơng điều hồ mâu thuẫn, cũng khơng nóng vội mà phải xác định được
trạng thái chín muồi, vai trị của từng loại mâu thuẫn để từ đó đề ra biện pháp
giải quyết cụ thể. Ở giai đoạn này, Việt Nam tồn tại tới 3 tổ chức cộng sản:
Đông Dương Cộng sản Đảng (Bắc Kỳ), An Nam Cộng sản Đảng (Nam Kỳ) và
Đông Dương Cộng sản Liên đồn (Trung Kỳ). Điều đó phản ánh xu thế tất yếu
của cách mạng Việt Nam. Song, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động
4



biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết
của cách mạng là cần có một đảng thống nhất lãnh đạo. Đó chính là thời điểm
chín muồi để Đảng Cộng Sản VN ra đời.
B. Phân tích lượng và chất của q trình thành lập và phát triển của Đảng
cộng sản Việt Nam từ 1930-1945
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó
thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. Trong quá trình hình thành
và phát triển chủ nghĩa cộng sản cũng như sự ra đời của Đảng cộng sản việt nam,
quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại cho biết phương thức của sự vận động, phát triển cũng như làm rõ
những sự biến đổi qua từng thời kì để tạo thành “chất” mới và những thay đổi về
“lượng”để tạo nên những “bước nhảy” tạo thành nó.
1. Khái niệm về chất, lượng và quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
1.1 Phạm trù Chất
- Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng: là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó, phân biệt nó với sự vật
khác
- Mối quan hệ giữa chất và thuộc tính:
+ Mọi sự vật có nhiều thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản, chỉ những thuộc tính cơ
bản mới hợp thành chất của sự vật, khi nào chúng thay đổi thì chất thay đổi, cịn
thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, khi nào chúng thay đổi thì chất
thay đổi.
+ Cịn các thuộc tính khơng cơ bản thay đổi thì chưa dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật.
+ Sự phân chia chỉ có ý nghĩa tương đối, được xét trong từng mối quan hệ cụ thể.
- Muốn thay đổi chất của sự vật, có 3 cách:
+ Thay đổi yếu tố (thuộc tính) cơ bản
+ Thay đổi phương thức liên kết các yếu tố đó

+ Thay đổi cả yếu tố và phương thức liên kết yếu tố đó
5


1.2 Phạm trù Lượng:
- Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương
diện : số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của
các q trình vận động, phát triển.
- Một sự vật có thể tồn tại nhiều lượng khác nhau, xác định bằng các phương thức
khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật
- Lượng cũng có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, quy định sự vật đó
- Lượng trong tự nhiên và lượng trong xã hội
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối được xét trong từng mối
quan hệ cụ thể.
1.3 Nội dung quy luật lượng – chất:
- Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại phát biểu rằng: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất
và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay
đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động
trở lại tới sự thay đổi của lượng.
1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về
chất theo quy luật lượng – chất:
1.4.1 “Độ”
- Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là
khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về
chất của sự vật.
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát
triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. Sự thay đổi của
lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay

đổi căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất
định mà khơng làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.
1.4.2 “Điểm nút”

6


- Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của
sự vật gọi là điểm nút.
- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự
thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới.
1.4.3 “Bước nhảy”
- Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất
của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
2. Những biểu hiện của quy luật trong quá trình hình thành và phát triển của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như sự hình thành và phát triển của Đảng
Cộng sản Việt Nam
2.1 Quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm ra chủ nghĩa xã hội và hồn thiện tư tưởng
cách mạng
- Về mặt lịch sử: Ngày 5 tháng 6 năm 1911, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm
đường cứu nước. Trải qua q trình bơn ba đến hàng loạt các nước, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc đã nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng, nghiên cứu nhiều lý thuyết cách
mạng ở trên thế giới và khi bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã tìm
ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đó là con đường cách mạng vơ sản,
từ đó Người đi đến khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất chính là chủ nghĩa
Lênin”. Chính vì vậy, sau khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm
thấy con đường cứu nước đúng đắn và trở thành người cộng sản, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc vừa tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin để nâng cao, hồn thiện tư
tưởng cách mạng của mình, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn

bị những điều kiện cho việc thành lập Đảng cộng sản ở nước ta.
=> Như vậy: Sự vật được phân tích chính là chủ nghĩa Mác- Lê nin. Chất ở đây là
chính là những tính chất, khái niệm của chủ nghĩa Mác Lê nin được Nguyễn Ái
Quốc tìm hiểu; Lượng là những tìm tòi nghiên cứu của Người.
- Những nghiên cứu của Người đã đã tạo nên sự thay đổi về lượng, khiến cho kiến
thức của Bác về Chủ nghĩa Mác ngày càng tăng và dần dần tiến đến điểm nút và
tạo thành bước nhảy hình thành nên tư tưởng cách mạng và hình thức đấu tranh
cho dân tộc.
- Đây là bước nhảy dần dần và cục bộ: Chất cũ là tư tưởng mác Lê nin đã dần dần
biến đổi thành chất mới đó là tư tưởng cách mạng và phương pháp đấu tranh dành
7


riêng cho Việt Nam được từ từ biến đổi từ những nghiên cứu của Nguyễn Ái Quốc.
Đồng thời, chất mới khơng biến đổi hồn tồn, những tư tưởng chủ đạo của Mác
Lê nin vẫn giữ nguyên và chỉ thay đổi những yếu tố không phù hợp với phong trào
kháng chiến của Việt Nam.
2.2 Quá trình chủ nghĩa cộng sản trở thành đường lối cách mạng
- Về lịch sử: Nguyễn Ái Quốc tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và
cơng nhân quốc tế, tích cực vận động phong trào cách mạng thuộc địa, nghiên cứu
và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam qua các báo Người cùng khổ,
Nhân đạo, Đời sống công nhân.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai
cấp cơng nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như “người đi đường đang khát mà
có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”. Nó lơi cuốn những người u nước Việt
Nam đi theo con đường cách mạng vô sản, làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh
mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp cơng nhân trở thành một lực lượng
chính trị độc lập.
=> Chất: Khuynh hướng tư tưởng của các cuộc nổi dậy đấu tranh từ khi Pháp xâm
lược Việt Nam. Đặc điểm là có nhiều tư tưởng khác nhau, không thống nhất và đều

thất bại
=> Lượng: Tư tưởng Mác Lê nin và đường lối cách mạng theo hướng vô sản được
Nguyễn Ái Quốc tuyên truyền vào Việt Nam
=> Độ và điểm nút: Người dân Việt Nam đón nhận tư tưởng mới ngày càng đơng
đảo hơn, các cuộc nổi dậy dần mang khuynh hướng của chủ nghĩa cộng sản.
=> Bước nhảy dần dần và toàn diện: Chủ nghĩa Mác Lê nin đã phổ biến rộng khắp
Việt Nam, hướng cách mạng việt nam đi theo đường lối cách mạng vô sản
=> Quy luật đã tạo ra chất mới đó là đường lối cách mạng theo hướng vơ sản. Đặc
điểm đó là đã hịa quyện các yếu tố: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Khuynh hướng thống
nhất về cách thức và tư tưởng.
2.3. Phong trào đấu tranh sau khi thành lập Đảng
Nhờ vào sự biến đổi về chất đó là đường lối cách mạng vô sản cùng với sự ra đời
của Đảng cộng sản (3/2/1930), phong trào đấu tranh ở Việt Nam đã có sự chuyển
biến rõ rệt: Các phong trào diễn ra sơi nổi và rộng khắp cả nước, có sự lãnh đạo

8


đúng đắn của Đảng. Các phong trào đều là bàn đạp để tiến đến cách mạng Tháng
Tám thành công.
=> Sự thay đổi về chất đã dẫn đến sự thay đổi về lượng
2.4. Từ khi Đảng thành lập đến Cách mạng Tháng Tám thành công
Về lịch sử: Sau khi Đảng cộng sản được thành lập đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh,
đồng thời đã đưa ra các hình thức đấu tranh thích hợp với từng thời kì. Khoảng thời
gian 1930-1945 là khoảng thời gian cách mạng Việt Nam diễn ra vô cùng sơi nổi,
các phong trào từ chỗ mang tính tự phát đã lên đến tự giác. Các phong trào tiêu
biểu có thể kể đến như là phong trào sơ-viết Nghệ Tĩnh (1903-1931), phong trào
dân chủ (1936-1939), phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) không chỉ tiêu
biểu và phù hợp với hồn cảnh lịch sử thời kì đó mà cịn là bàn đạp dẫn đến cách

mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đưa
nước ta từ chế độ thực dân nửa phong kiến lên thành 1 nước xã hội chủ nghĩa.
=> Chất: Hình thức nhà nước Việt Nam là Thực dân nửa phong kiến. Đặc điểm là
chế độ nhà nước phong kiến bù nhìn chịu sự kiểm sốt của đế quốc Pháp, nhân dân
khơng được làm chủ và phải chịu áp bức bóc lột
=> Lượng: các phong trào đấu tranh được Đảng cộng sản lãnh đạo
=> Bước nhảy từ từ và toàn bộ: Nhờ vào đường lối đúng đắn của Đảng và nhà
nước, cũng như thời điểm đã chín muồi, nhân dân ta đã thực hiện cuộc cách mạng
Tháng Tám thành công, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân pháp và
phát xít nhật, thay đổi hồn tồn hình thức nhà nước
=> Chất mới: Sau cách mạng Tháng Tám đã khai sinh ra đất nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, do dân làm chủ, thốt khỏi tình cảnh “một cổ ba tròng”
C. Quy luật phủ định của phủ định
Nếu như quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại chỉ ra cách thức của sự phát triển, quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân và động lực bên trong của sự
phát triển thì quy luật phủ định của phủ định có vai trò quan trọng trong việc chỉ
ra con đường phát triển của các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên, xã hội
và tư duy.
- Vị trí, vai trị: Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra xu hướng của sự vận
động, phát triển của sự vật bằng việc làm rõ khuynh hướng (đi lên), hình thức

9


(xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ)
thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi và tính kế thừa trong sự phát triển.
- Vị trí, vai trị của quy luật đối với quá trình hình thành và phát triển của Đảng
Cộng sản Việt Nam: Việc nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định có vai trị
hết sức quan trọng đối với con đường phát triển ở Việt Nam hiện nay. Dưới

ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, con đường phát triển của Việt Nam khơng gì khác là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành cơng mục tiêu
này, chúng ta cần hiểu đúng về con đường của sự phát triển. Con đường của sự
phát triển là con đường quanh co phức tạp, không phải theo đường thẳng mà
theo đường xốy ốc, có bao gồm cả sự tha hóa, những bước rút ngắn và bỏ qua.
Chỉ có nhận thức đúng về con đường của sự phát triển, chúng ta mới có thể tìm
ra được những giải pháp để đem lại độc lập, tự cho dân tộc, đem lại sự phồn
vinh cho đất nước từ chủ nghĩa xã hội.
3.1 Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc trưng cơ bản của nó thể
hiện trong q trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.1.1 Khái niệm phủ định
- Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận
động, phát triển của thế giới.
3.1.2 Khái niệm phủ định biện chứng và liên hệ với quá trình hình thành
và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Khái niệm phủ định biện chứng dùng để chỉ sự phủ định tự thân tạo tiền đề
cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.
- Liên hệ với quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt
Nam: Kết thúc thời kỳ phong kiến với thể chế chính trị quân chủ chuyên chế
để ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
3.1.3 Đặc trưng của phủ định biện chứng
- Tính khách quan:
+ Sự phủ định được thực hiện do việc giải quyết mâu thuẫn vốn có bên
trong sự vật quy định, hồn tồn không phụ thuộc ý muốn chủ quan của
con người.

10


+ Tính khách quan trong q trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng

sản Việt Nam: thời kỳ phong kiến với thể chế chính trị quân chủ chuyên
chế đã tạo ra nhiều mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân - địa chủ. Thậm chí
từ năm 1858-1930, nhà nước nửa thực dân nửa phong kiến đã gây ra mâu
thuẫn lớn bao trùm cả dân tộc chính là mâu thuẫn giữa nhân dân - thực dân
Pháp.. Từ đó, các phong trào yêu nước nổi lên, trong đó phải kể đến phong
trào Cần Vương, phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, phong trào
Duy Tân… nhiều nhân sĩ yêu nước đã xuất hiện, trong đó phải kể tới Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hồng
Hoa Thám, Nguyễn Thái Học… Tuy nhiên đều thất bại, và để giải quyết
được đến tận cùng mâu thuẫn xã hội thì cần bức thiết phải hình thành một
thể chế chính trị mới mà sau này chính là tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự
dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tính kế thừa:
+ Phủ định biện chứng kế thừa có chọn lọc những tinh hoa, nhân tố tích
cực, tiến bộ của sự vật cũ và lọc bỏ những yếu tố tiêu cực, bảo thủ, lạc hậu.
+ Tính kế thừa trong quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản
Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dẫn dắt nhân dân ta đứng lên
giành lại độc lập tự do dân tộc và giai cấp vô sản là thành phần chính, nịng
cốt trong q trình giành lại độc lập tự do đó. Giai cấp vơ sản Việt Nam kế
thừa những phẩm chất tốt đẹp, tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống
giặc của ơng cha ta, sửa đổi và phát huy những cách thức đấu tranh cũ, đề
ra những cách thức đấu tranh khác phù hợp trong từng giai đoạn; đồng
thời, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
trong thời kỳ quá độ vẫn giữ nguyên những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội
tốt đẹp của dân tộc, tuy nhiên có sự loại bỏ những hủ tục, những tư tưởng
cổ hủ, lạc hậu.
+ Kế thừa biện chứng đối lập với kế thừa siêu hình - là việc đối tượng giữ
lại ngun si những gì nó đã có ở giai đoạn phát triển trước, khơng tự mình
rũ bỏ những yếu tố đã tỏ ra lạc lậu, hết thời, khơng cịn phù hợp, thậm chí
ngáng đường, ngăn cản sự phát triển tiếp theo của chính nó, của đối tượng

mới. Nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo đất nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ nhưng vẫn giữ lại nhưng tư tưởng lỗi
thời, những hủ tục lạc hậu thì vơ hình chung đang tự cản trở quá trình phát
triển của Đảng và nhà nước trong quá trình đổi mới và xây dựng nước nhà.
3.2 Phủ định của phủ định
11


3.2.1 Khái quát nội dung quy luật
- Phủ định của phủ định khái quát khuynh hướng phát triển phổ biến của sự
vật, hiện tượng không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xốy ốc”.
Đường “xốy ốc” diễn tả tính chất biện chứng của sự phát triển đó là tính lặp
lại, tính kế thừa và tính tiến lên. Mỗi vịng khâu mới của đường xoáy ốc
dường như lặp lại, nhưng với trình độ cao hơn. Sự nối tiếp của các vịng
khâu đó phản ánh q trình phát triển vơ tận từ thấp đến cao của thế giới.
3.2.2 Phủ định biện chứng diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức
“xốy ốc”
- Biểu hiện của tính chất chu kỳ: Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới
vật chất, phủ định biện chứng là một q trình vơ tận, tạo nên khuynh hướng
phát triển của sự vật từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, diễn ra có tính
chất chu kỳ theo hình thức “xốy ốc”.
- Biểu hiện của tính chất “xốy ốc”:
+ Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ
định biện chứng đều tạo ra những tiền đề, điều kiện cho sự phát triển tiếp
theo của nó. Trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ định của phủ định” sẽ
dẫn đến kết quả là sự vật vận động, phát triển theo chiều hướng ngày càng
hoàn thiện hơn.
+ Mỗi chu kỳ phát triển của sự vật thường trải qua hai lần phủ định cơ bản
với ba hình thái tồn tại chủ yếu của nó. Trong đó, hình thái cuối cùng
dường như lặp lại hình thái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ

phát triển.
- Biểu hiện của tính chất “xốy ốc” trong q trình hình thành và phát triển của
Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Con đường phát triển của Việt Nam không phải là con đường thẳng, bằng
phẳng mà theo đường xoáy ốc quanh co, phức tạp.
+ Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một q trình lâu dài,
khó khăn, nhiều thử thách. Đảng ta khẳng định, thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta “là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu
tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá
độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội
12


đan xen”. Theo sự khái quát của Đảng, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ
và cái mới. Trong thời kỳ quá độ, ở nước ta sẽ diễn ra sự biến đổi mang
tính chất bản chất, căn bản và toàn diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội; và quá trình đó phải diễn ra lâu dài với nhiều bước phát triển. Đó là
do đất nước ta mới trải qua hai cuộc chiến tranh nên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội đều bị tàn phá, chưa qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa
nên hầu như chưa có những tiền đề thực tiễn cơ bản cho sự ra đời của chủ
nghĩa xã hội, hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới tan rã và phong trào xã hội
chủ nghĩa và công nhân quốc tế đang ở thời kỳ thối trào. Bên cạnh đó, các
thế lực thù địch ln chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Khi cái
mới và cái cũ còn hiện hữu đầy mâu thuẫn, quá trình đấu tranh giữa tiến bộ
và lạc hậu, giữa tư tưởng tập thể và tư tưởng cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, khi
tiềm lực kinh tế còn chưa đủ mạnh, những tiêu cực trong xã hội và trong
Đảng vẫn cịn thì những tồn tại, những khó khăn và thách thức này dẫn đến
một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội kéo dài. Đây chính là những bước lùi

tương đối trong quá trình phát triển cũng như xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Nhận thức được những sai lầm và hạn chế trong đường lối, chủ
trương của mình, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước
trong Đại hội VI của Đảng (1986). Đại hội này đã đánh dấu bước ngoặt
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đưa nước ta thoát
ra khỏi sự khủng hoảng, ngày càng phát triển. Như vậy, thực tiễn lịch sử đã
chứng minh, con đường phát triển của Việt Nam là một con đường dài, với
nhiều bước đi, nhiều giai đoạn, trong đó có cũng cả những bước lùi tương
đối.

3.3 Ý nghĩa phương pháp luận đối với quá trình hình thành và phát triển
của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở khoa học giúp chúng ta nhận thức
đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Q trình phát triển
khơng diễn ra theo đường thẳng mà trải qua nhiều lần phủ định quanh co,
phức tạp, nhất là trong lĩnh vực xã hội. Như đã chứng minh ở phần trên, con
đường hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là một con
đường dài, với nhiều bước đi, nhiều giai đoạn, không hề bằng phẳng mà vô
cùng quanh co, phức tạp, thậm chí là bao gồm cả những sự rút ngắn và bỏ
qua trong quá trình ấy. Trên cơ sở vận dụng và phát triển lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và những điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Đảng ta luôn
kiên định lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư
13


bản chủ nghĩa. Điều này được Đảng ta thể hiện rất rõ tại Đại hội VI của
Đảng (1986), Đảng ta khẳng định: Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài là một tất yếu khách quan. Thời kỳ quá
độ ở nước ta do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất

khó khăn. Đến Đại hội VII của Đảng (1991), Đảng ta khẳng định: Nước ta
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đến các Đại
hội VIII, IX, X của Đảng, mặc dù có nhiều sự bổ sung và điều chỉnh, nhưng
nhìn chung, về cơ bản, Đảng ta đều nhất quán với Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII thông qua.
Dù lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa nhưng nhìn vào thành tựu to lớn sau 30 năm đổi mới, chúng ta thấy
được sự đúng đắn, hợp lý trong việc lựa chọn con đường phát triển của Đảng
ta. Như vậy, khi nhìn nhận và đánh giá về sự phát triển thì chúng ta không
chỉ thấy sự phát triển theo đường thẳng, đi lên theo bậc thang từ thấp đến
cao, mà còn phải thấy được những bước rút ngắn, bỏ qua khi có điều kiện
thích hợp.
- Để cái mới ra đời thay thế cái cũ theo đúng quy luật của nó, chúng ta phải
nhận dạng được cái mới, ủng hộ cái mới và quan trọng hơn là tạo điều kiện
cho cái mới được phát triển. Nhân dân ta với một lòng nồng nàn yêu nước,
cùng niềm tin yêu mãnh liệt vào sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản đã được trau
dồi, củng cố những tư tưởng đúng đắn, vận dụng và cùng nhau chiến đấu để
giành lại độc lập tự do, cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Chúng ta không phủ định hồn tồn nhưng cũng khơng kế thừa ngun xi
cái cũ mà chỉ kế thừa những nhân tố tích cực, tiến bộ, hợp lý của cái cũ, phù
hợp với sự phát triển của cái mới. Đối với sự hình thành và phát triển của
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vậy, trong quá trình đấu tranh giành lại độc
lập tự do dân tộc, chúng ta tuy có thể gìn giữ và phát huy những phẩm chất
tốt đẹp, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường quyết tâm chống giặc của
ông cha, nhưng không thể mang theo những cách thức đấu tranh cũ, những
chiến lược chống giặc từ xa xưa không phù hợp với giai đoạn mới. Không
chỉ thế, việc đấu tranh giải phóng giai cấp nơng dân, đưa giai cấp vơ sản lên
làm nịng cốt của lực lượng đấu tranh cũng chính là một sự kế thừa và đổi
mới tuyệt vời khi đã xóa bỏ được thể chế chính trị quân chủ chuyên chế và
đưa nhà nước dân chủ lên nắm quyền.

Kết luận

14


Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin nhìn
chung đã khái quát cách thức, nguyên nhân và khuynh hướng vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng, phản ánh bản chất biện chứng của thế giới khách quan qua
đúc rút của con người từ lịch sử, tự nhiên và xã hội. Nhờ vậy, chúng ta biết cách
phân tích vấn đề và lí giải được nguyên nhân của các sự kiện lịch sử diễn ra trong
quá khứ. Đặc biệt, ba quy luật cơ bản này hồn tồn có thể vận dụng để phân tích
q trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với vốn hiểu biết
và thời gian hạn hẹp, bài làm khơng tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong
sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến và đánh giá khách quan từ cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

---------***---------

15



×