Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiết 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.06 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:......................... Ngày giảng: 6A:..................... 6 C:...................... Hướng dẫn đọc thêm. Tiết 30. CÂY BÚT THẦN < Truyện cổ tích Trung Quốc> A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp hs biết: - Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. - Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học: Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. Kể lại câu chuyện. - Kĩ năng sống: nhận thức, giao tiếp 3. Thái đô: - Yêu mến , khâm phục tài năng; căm ghét kẻ độc ác - GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất vượt khó, lòng yêu thương con người. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC. 4. Phát triển năng lực: Rèn cho học sinh năng lực tự học ( thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng. Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internét, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của giáo viên, theo các kiến thức đã học) năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phát trêỉn được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương) năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động, sáng tạo nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm văn chương) năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thưc hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. B. Chuẩn bị - GV : nghiên cứu chuẩn kiến thức,SGK, SGV, giáo án, TLTK, máy tính,máy chiếu. Tranh minh hoạ (mỗi tổ 1 tranh) - HS: đọc – kể – soạn bài C. Phương pháp - Đọc diễn cảm, hỏi- đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, nhóm, kĩ thuật động não. D. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) ? Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh” và nêu cảm nhận của em về em bé? 3. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HĐ 1: - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật, PP: thuyết trình. Giới thiệu bài :1’ Đất nước nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh những điểm khác biệt truyện cổ tích các ước có rất nhiều điểm tương đồng nhất là về đặc trưng thể loại. “Cây bút thần” là truyện cổ tích Trung Quốc - một nước láng giềng - gần gũi với nước ta. Sức hấp dẫn của truyện không phải chỉ ở nội dung, ý nghĩa mà còn ở những chi tiết thần kì độc đáo lung linh. Hoạt động của Gv- Hs Nội dung cần đạt Hoạt động 2: (2’) I. Tìm hiểu chung - Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về * Thể loại thể loại - Phương pháp: vấn đáp - Phương tiện: tư liệu, SGK, bảng. - Kĩ thuật: động não. - Hình thức: hoạt động cá nhân. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc- chú thích Cách tiến hành: ? Cho biết thể loại của văn bản? (Truyện cổ tích) ? Nhắc lại những đặc điểm của truyện cổ tích.? HS: Nêu khái niệm Hoạt đông 3: (25’) Đọc - hiểu văn bản - Mục tiêu: Nắm được nội dung cốt truyện, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện. - PP :đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đê - Phương tiện: tư liệu, SGK, máy tính, máy chiếu. - Kĩ thuật: động não. - Hình thức: hoạt động cá nhân. + Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc : Chia truyện làm 5 phần - H vừa đọc vừa kể tóm tắt. 1. Từ đầu->làm lạ: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần. 2. Tiếp-> cho thùng: ML vẽ cho người nghèo. 3. Tiếp-> như bay. ML trừng trị tên địa chủ. 4.Tiếp -> hung dữ. ML trừng trị vua..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5. còn lại: truyền tụng về ML và cây bút. GV kiểm tra một số chú thích 1,3,4,7,8. ? Xác định phương thức biẻu đạt của truyện? ? Hãy nêu chuỗi các sự việc trong truyện? ? Xác định bố cục của truyện? Bố cục 3 phần: 1. Giới thiệu nhân vật. 2. - Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần. - ML sử dụng bút thần: với người nghèo với giai cấp thống trị. 3. Những truyền tụng về ML và cây bút thần. ? Nhân vật chính trong truyện là ai? Thuôc kiểu nhân vật nào? - ML nhân vật có tài năng kì lạ - GV liên hệ truyện : “Thạch Sanh” “Ba chàng thiện nghệ” ? Nhân vật chính được gắn liền với môt hình tượng nghệ thuật nào xuyên suốt truyện? Nhân vật chính Hình tượng nghệ thuật Mã Lương Cây bút thần (Tài năng kì lạ) - Nhân vật ML gắn liền với hình tượng cây bút thần - Cả hai góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian ? ML được giới thiệu như thế nào ở phần đầu truyện? - Mồ côi, nghèo khổ, thông minh, sống tự lực = công việc lao động vất vả. - Có tài vẽ giỏi. ? Điều gì giúp ML vẽ giỏi như vây? - Nguyên nhân thực tế: Sự say mê, cần cù, chăm chỉ + sự thông minh và năng khiếu vẽ. - Nguyên nhân thần kì: ML được thần cho cây bút có khả năng vẽ thành sự thật. ? Cây bút thần đến với ML trong hoàn cảnh nào? Hãy kể lại? Tại sao thần không cho ML cây bút ngay từ đầu? - Cây bút đến với ML sau nhiều ngày miệt mài học vẽ. - Cây bút thần đến trong mơ, được thần cho. - Thần muốn thử thách sự kiên trì và khẳng định tài năng là do kiên trì mà có. ? Việc ML được thần cho bút thần có ý nghĩa gì? So. 2. Kết cấu, bố cục: 3 phần. 3. Phân tích a) Mã Lương với cây bút thần. - Hoàn cảnh: Mã Lương nghèo khổ, mồ côi … - Tài năng: vẽ đẹp, giống y như thật..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sánh với “Bánh chưng bánh giầy”? - ML nghèo nhưng ham học vẽ, có tài vẽ, xứng đáng được bút - Cả ML và Lang Liêu đều là những người nghèo khổ được thần giúp đỡ. ? Ý nghĩa của cây bút thần là gì? ? Điều kì diệu mà cây bút thần mang lại cho ML là gì? - Vẽ chim -> chim tung cánh - Vẽ cá -> cá trườn xuống sông ?Sự kì diệu đó do tài năng hay do thần linh giúp đỡ? - Là sự kết hợp giữa tài năng, điều kiện và phương tiện “cây bút thần” ? Mã Lương có xứng đáng được thưởng cây bút không? Vì sao? HS thảo luận theo bàn phát biểu :2’ GV bình: ML xứng đáng được thưởng cây bút. Thần cho ML cây bút chứ không phải là vật gì khác và cũng chỉ có ML chứ không phải ai khác được thần cho bút. Đó là một phần thưởng cho chú bé có năng khiếu, thông minh, tự mình chăm chỉ trau dồi tài năng nghệ thuật và thực sự là một thiên tài bởi một tâm hồn nghệ sĩ: yêu cuộc sống, không bi quan chán nản bởi thân phận nghèo khổ và mồ côi. Vậy tài năng của ML là sự hoà hợp giữa công sức con người và phép màu của thần linh. Hai yếu tố: con người - thần linh. nội lực - ngoại lực (sự giúp đỡ của bên ngoài) tạo nên sự thần kì của cây bút. *GV: Thật thú vị, giấc mơ tan nhưng cây bút thần đã thành sự thật. Chi tiết kì diệu chủ chốt của truyện cổ tích đã xuất hiện hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sa ? Vì sao khi có bút thần trong tay ML không vẽ cho riêng mình mà lại vẽ cho người nghèo? - ML có bản chất nhân hậu, thương người, yêu lao động ? ML vẽ cho người nghèo những gì? - Dụng cụ lao động, vật dụng, đồ dùng trong cuộc sống ? Tại sao ML không vẽ vàng bạc, lương thực, thực phẩm mà chỉ vẽ công cụ lao đông, đồ dùng cần thiết cho người lao đông? Ý nghĩa của việc làm đó? ? Qua việc vẽ cho người nghèo, tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì về mục đích của tài năng? - Tài năng từ nhân dân mà ra, nếu phục vụ nhân dân lao động thì tài năng có điều kiện để phát triển. - Cây bút thần là phần thưởng cho kết quả khổ học thành tài của Mã Lương. b) Mã Lương vẽ cho người nghèo - Mã Lương là người nhân hậu, yêu lao động muốn đem tài năng phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ?Nếu có bút thần trong tay, em sẽ vẽ gì cho người nghèo? - 3 HS phát biểu -> Nhận xét, đánh giá ? Câu chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ giàu có trong làng. Hắn đã cư xử với ML như thế nào? Hắn đã làm gì? ?ML phản ứng như thế nào? Nhận xét về phản ứng đó? ? Việc ML giết tên địa chủ có ý nghĩa gì? - ML ghét kẻ giàu có, tham lam, hợm hĩnh - ML kiên quyết không đem tài năng nghệ thuật phục vụ tham vọng ích kỉ của kẻ ác. ? Sau khi thoát tên địa chủ, ML đã vẽ tranh để kiếm sống. Em có nhận xét gì về việc này? ? Em hãy chỉ rõ ý nghĩa của chi tiết trên? - Là nhịp cầu nối 2 cuộc đấu, đưa mạch truyện phát triển tự nhiên -> chứng tỏ tài năng nghệ thuật siêu phàm của ML - Khẳng định ML là hoạ sĩ của nhân dân lao động nên yêu thích các con vật * GV chốt ? Khi bị bắt vào kinh đô, ML đã phải trải qua những thử thách nào? Thái đô của ML? - Vua bắt vẽ rồng >< vẽ cóc ghẻ - Vua bắt vẽ phượng > < vẽ gà trụi lông ? Tại sao ML lại làm như thế? - Căm ghét vua vì tàn ác -> không sợ uy quyền ?Tại sao sau đó ML lại vẽ theo ý vua? ý nghĩa? - ML dùng mẹo làm ngược ý vua để làm nhục y -> gậy ông đập lưng ông - ML vẽ biển, thuyền -> sóng nhẹ -> biển động -> giông tố nhấn chìm nhà vua -> trừ hại cho dân => ML không khoan nhượng, kiên quyết trừ cái ác * GV chốt ? Tại sao bút thần trong tay vua lại không theo ý vua mà trong tay ML lại làm theo ý ML? - Vua không có tài trừ gian ác, ML có tài và đem nghệ thuật phục vụ nhân dân, chống cái ác * GV chốt * Tích hợp giáo dục đạo đức: Nếu gặp những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, là học sinh em cần phải có trách nhiệm ntn. Rút ra bài học. c) Mã Lương chống những kẻ tham lam hung ác * Mã Lương trừng trị tên địa chủ. - Mã Lương không vẽ gì và tự tay giết tên chúa đất hung bạo * Mã Lương trừng trị nhà vua - Vua bắt vẽ rồng >< vẽ cóc ghẻ - Vua bắt vẽ phượng > < vẽ gà trụi lông. - Mã Lương kiên quyết thực hiện công lí của nhân dân, trừ hại cho dân bằng cách diệt trừ tên vua tham lam, độc ác.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> cho bản thân về sự kiên trì và lòng nhân ái,bao dung. Hs: suy nghĩ, trả lời. Gv: nx, chốt. ? Hãy khái quát những bài học tư tưởng và nghệ thuật chủ yếu của truyện? 4. Tổng kết - Cách kể mộc mạc, dung dị. Cây bút thần diệu, hoạ sĩ tài a. nội dung – ý nghĩa: Quan hoa đem nghệ thuật phục vụ nhân dân, trừng trị bọn tham niệm của nhân dân về công lý ác XH, về mục đích của tài năng - Thể hiện trí tưởng tượng phong phú và mơ ước của nhân nghệ thuật, ước mơ về khả dân về khả năng kì lạ của tuổi trẻ năng kì diệu của con người. Hoạt đông 4: (5’) b. nghệ thuật: chi tiết thần kì -Mục tiêu: Hướng dẫn HS tổng kết ý nghĩa và giá trị độc đáo nghệ thuật c. ghi nhớ: SGK -PP: thuyết trình - Phương tiện: tư liệu, SGK, máy tính, máy chiếu. - Kĩ thuật: động não. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Tiến hành: ? ý nghĩa và giá trị nghệ thuật - HS đọc ghi nhớ -> GV nhấn mạnh các ý trong ghi nhớ Hoạt đông 5: (4’) III. Luyện tập Hướng dẫn HS luyện tập -Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập -PP: thuyết trình, kĩ thuật động não, trình bày 1 phút - Phương tiện: SGK,bảng - Kĩ thuật: động não. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Tiến hành ?Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? Tại sao? HS hoạt động cá nhân – trình bày 1’ 4. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học – 1’ ? Viết một đoạn văn từ 5-7 câu,nêu cảm nhận của em về nhân vật Mã Lương trong văn bản? 5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học ghi nhớ, tập kể diễn cảm câu chuyện - Chuẩn bị: Ngôi kể trong văn tự sự + đọc và phân tích ngữ liệu. + xác định ngôi kể của các văn bản đã học.. + Làm phần luyện tập( nếu có thể) E. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×