Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.36 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÝ 8 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ tên:………………………………… Giám thi: 1/………………………….. Lớp: ……………………………. 2/………………………….. Điểm Lời phê của giáo viên. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 Điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau Câu 1: Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự chuyển động của vật A. Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật mốc. B. Sự thay đổi độ lớn của vật này so với vật khác. C. Sự thay đổi thể tích của vật này so với vật khác. D. Sự thay đổi khối lượng của vật Câu 2: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với dòng sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 3: Chuyển động đều là chuyể động: A. Tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian. B. Tốc độ có độ lớn thay đổi theo chiều chuyển động. C. Tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian. D. Chuyển động đều là chuyển động thẳng. Câu 4: Một học sinh chạy cự li 60m mất 12s. Tốc độ của em học sinh là bao nhiêu? A. 5m/s B. 6m/s C. 12m/s D. 10m/s Câu 5: Đơn vị tốc độ là A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m Câu 6: Một người đi quảng đường s1 hết t1 giây, đi quảng đường tiếp theo s2 hết t2 giây. Trong các công thức để tính tốc độ trung bình của người này trên cả hai quảng đường s 1 và s2 công thức nào đúng. A. v tb =. v 1+ v 2 2. B. v tb =. v1 v2 + s 1 s2. C. v tb =. s1 + s2 t 1 +t 2. Câu 7: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A Hai lực cùng cường độ, cùng phương. B Hai lực cùng phương , cùng cường độ, cùng chiều. C Hai lực cùng phương, ngược chiều. D Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều. Câu 8: Vật nào sau đây có sự biến đổi chuyển động A. Lò xo đang bị ép lại.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. Một xe máy chạy đều với tốc độ 20km/h C. Một xe máy đang tăng ga, xe chạy nhanh lên D. Lò xo đang được kéo dãn ra Câu 9: Cường độ lực được biểu diễn như hình bên có giá trị là bao nhiêu A. B. C. D.. F=12 N F=2 N F=30 N F=5 N. Câu 10: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B. Tăng áp lực ép lên mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Câu 11: Xe máy đang chạy bổng nhiên thắng gấp, người ngồi trên xe sẽ bị ngã về phía nào A. Sang trái B. Sang phải C. Phía sau D. Phía trước Câu 12: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bổng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng vận tốc C. Đột ngột rẽ sang trái D. Đột ngột rẽ sang phải Câu 13: Trong số các lực dưới đây, thì lực nào là áp lực ? A. Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường B. Lực của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ C. Lực của gió thổi vào cánh bườm D. Lực làm lo xo dãn ra Câu 14: Áp suất là: A. Áp lực C. Là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích B. Lực ép D. Lực đẩy trên một diện tích bị ép Câu 15: Bình thông nhau được vận dụng trong thực tế vào vật nào sau đây A. Ống cao su B. ấm dun nước C. Thùng nước D. Phích nước đá Câu 16: Điều kiện để vật nổi A. FA=p B. FA<p C. FA>p D. dv>dl Câu 17: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng ? A. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. D. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. Câu 18: Bộ phận chính của máy nén thủy lực gồm: A. Hai ống hình trụ và hai pit-tông đặt trong hai ống hình trụ B. Một ống hình trụ và 1 pit-tông đặt trong ống hình trụ C. Hai ống hình trụ, một ống lớn và một ống nhỏ thông nhau bên trong mỗi ống có 1 pittông. D. Một bình thông nhau, một pit-tông và một xi lanh.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 19: Trong công thức tính lực đẩy Ác-si-met F=d.V. Các đại lượng d và V là gì ? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau : A. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của chất lỏng. B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ . C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật. D. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật. Câu 20: Một xe tăng có trọng lượng 100 000 N, biết diện tích tiếp xúc của bản xích với đất là 2m2 . Áp suất của xe tăng lên mặt đất là bao nhiêu ? A. 200 000 N/m2 B. 5 000 N/m2 C. 20 000 N/m2 D. 50 000 N/m2 Câu 21: Tại sao xe ô tô khi chạy xuống đất bùn thì bị lún còn xe tăng thì không. A. Vì xe ô tô nhẹ hơn xe tăng B. Vì xe tăng nhẹ hơn xe ô tô C. Khối lượng riêng của ô tô lớn hơn khối lượng riêng của xe tăng D. Vì áp suất của xe ô tô tác dụng lên mặt đường lớn hơn áp suất của xe tăng lên mặt đường. Câu 22: Một thùng cao 2m được đổ đầy nước, muống tính áp suất tại 1 điểm cách đáy thùng 0,5m. Thì h có giá trị là bao nhiêu? A. h=1,5m B. h=0,5m C. h=1m D. h=2m Câu 23: Khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy Ác-si-met được tính như thế nào ? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây : A. Bằng trọng lượng của vật. B. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. C. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. D. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ. Câu 24: Một thỏi nhôm có thể tích 30cm3 được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi nhôm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N. A. 3N/m3 B. 0,3N/m3 C. 30N/m3 D.300N/m3 II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 25: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 35km với vận tốc 7km/h. Quảng đường tiếp theo dài 12km, người đó đi hết 2h. ( 1,5 đ ) a) Tính thời gian người đó đi hết đoạn đường đầu? b) Vận tốc của người đó đi trên đoạn đường thứ hai là bao nhiêu? c) Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Câu 26: : Tại sao nói lực là một đại lượng vectơ Hãy nêu cách biểu diễn một véc tơ lực (1,5đ) Câu 27: Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 0,5m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N (1đ) Bài làm .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm) Mỗi câu đúng là 0,25 điểm.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> II/ PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 25: Giải a) Thời gian người đó đi hết đoạn đường đầu là: s s 35 v t1 1 5h t v1 7 Ta có. ( 0,5 đ ) b) Vận tốc người đó đi ở đoạn đường thứ hai là: v2 . s2 12 6km / h t2 2. ( 0,5 đ ) c) Vận tốc trung bình của người đó đi trong cả hai đoạn đường là: v tb =. s1 + s2 35+12 47 = = =6 , 71 km / h ( 0,5 đ ) t 1 +t 2 5+2 7. Câu 26: Lực là một đại lượng vectơ vì lực vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều. Lực là một đại lược vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: 0,25đ - Gốc là điểm đặt của lực 0,25đ - Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. 0,25đ - Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước 0,25đ Câu 27: Áp suất tác dụng lên đáy thùng P=d.h=10000.1,5=15 000 (pa) 0,5 đ Áp suất chất lỏng cách đáy thùng 0,5 m là. P=d.h=10000.1 =10 000 (pa). 0,5 đ. 0,5đ.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>