Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.88 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (Trường THCS Tân Khánh Hòa - Dành cho học sinh trung bình) 1. Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, tiếng việt, Tập làm văn trong học kì I. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng. 3. Thái độ: Có ý thức hoàn thành tốt bài làm của mình. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Tên Chủ đề 1. 1. Văn Văn học dân gian. Vận dụng Nhận biết. Thông hiểu. CH. - Các thể loại của văn học dân gian. - Ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi. Số câu 2 Số điểm 2,5 Tỉ lệ % 25% 2. Tiếng Việt CH Đặt câu có sử Danh từ, khái niệm dụng danh từ và Số từ và danh từ. gạch chân đúng lượng từ. danh từ. Số câu 0,5 0,5 Số điểm 0,5 1 Tỉ lệ % 5% 10% 3.Tập làm văn Tự sự Số câu Số điểm. thấp. cao. Cộng. 2 2,5 25% Ch.Viết đoạn văn có sử dụng số từ, lượng từ. 1 2 20%. 2 3,5 35% Kể về bản thân. 1 4. 1 4.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %. 2,5 3 30%. 0,5 1 10%. 1 2 20%. 40% 1 4 40%. 40% 5 10 100%. IV. NỘI DUNG KIỂM TRA: Câu 1: Kể tên các thể loại văn học dân gian mà em đã học? (1đ) Câu 2: Trình bày ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi? (1,5 đ) Câu 3: Thế nào là danh từ? Đặt một câu có sử dụng danh từ và gạch chân dưới danh từ ấy? (1,5 đ) Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) có sử dụng số từ và lượng từ? Gạch chân số từ và lượng từ trong đoạn văn đó?(2 đ) Câu 5: Em hãy tự giới thiệu về bản thân. (4 đ) V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (1đ) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ Các thể loại của văn học dân gian: Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười. Câu 2: Ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. (1,5đ) Câu 3: (1,5đ) -Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niện, ... -Học sinh đặt được một câu có sử dụng danh từ và gạch chân đúng danh từ.(1đ) Câu 4: (6đ) * Yêu cầu chung: -Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học. -Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, các chi tiết và hình ảnh được trình bày thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a.MB: (1đ) Lí do tự giới thiệu. b.TB:(4đ) -Tên, tuổi; -Gia đình gồm những ai; -Công việc hằng ngày;.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Sở thích và nguyện vọng. c.KB:(1đ) Nêu cảm nghĩ về bản thân. *Lưu ý: -Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn tự sự là 2 điểm. -Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. -Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) MA TRẬN Mức độ Tên Chủ đề 2. 1. Văn học Văn học dân gian Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2. Tiếng Việt Từ, danh từ, số từ và lượng từ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3.Tập làm văn Tự sự Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %. Vận dụng Nhận biết. Thông hiểu. thấp. cao. Ch. - Các thể loại của văn học dân gian. - Ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi. 2 2,5 25% Ch - khái niệm từ, nhận biết được từ trong tiếng Việt. - khái niệm danh từ và đặt được câu có danh từ. 2 2,5 25%. 4 5 50%. Cộng. 2 2,5 25%. 2 2,5 25% Kể về gia đình mình. 1 5 50% 1 5 50%. 1 5 50% 5 10 100%. NỘI DUNG KIỂM TRA Câu 1: Kể tên các thể loại văn học dân gian mà em đã học? (1điểm) Câu 2: Trình bày ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi? (1,5 điểm) Câu 3. Từ là gì? Câu sau đây có bao nhiêu từ và bao nhiêu tiếng: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. (1 điểm) Câu 4: Thế nào là danh từ? Đặt một câu có sử dụng danh từ và gạch chân dưới danh từ ấy? (1,5 điểm).
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 5: Kể về gia đình mình. (5 điểm) ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1: (1đ) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Các thể loại của văn học dân gian: Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười. Câu 2: Ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. (1,5 điểm) Câu 3: Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. (0,5 điểm) Trong câu: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Gồm 9 từ và 12 tiếng (0,5 điểm) Câu 4: - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niện, ... (0,5 điểm) - Học sinh đặt được một câu có sử dụng danh từ và gạch chân đúng danh từ. (1điểm) Câu 5: (5 điểm) * Yêu cầu chung: - Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học. - Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, các chi tiết và hình ảnh được trình bày thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. MB: (1 điểm) Lí do kể về gia đình. 2. TB: (3 điểm) - Gia đình gồm những ai; - Kể về bố; - Kể về mẹ; - Kể về anh, chị hoặc em (nếu có); 3. KB: (1 điểm) Nêu tình cảm của mình đối với gia đình. *Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn tự sự là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm..
<span class='text_page_counter'>(6)</span>
<span class='text_page_counter'>(7)</span>