Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

chuyen de ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.83 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH. TRƯỜNG THCS MÊ LINH. CHUYÊN ĐỀ: HƯỚNG DẪN HỌC SINH THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN KHI DẠY CÁC BÀI ĐỊNH LUẬT I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Như ta đã biết, theo chương trình cải cách giáo dục, SGK được biên soạn theo phương pháp mới, đòi hỏi HS phải hoạt động tự lực nhiều hơn, GV phải tạo điều kiện để HS suy nghĩ làm việc và thảo luận nhiều hơn. Do đó, GV với tư cách là người hướng dẫn HS cũng cần chuẩn bị chu đáo, kỹ càng thì mới làm tốt công việc của mình. Trong SGK, các nguồn thông tin được HS sử dụng trong quá trình hình thành kiến thức mới là: - HS tự làm TN, nếu là những TN dễ làm, không nguy hiểm. - HS quan sát TN do GV làm nếu là TN khó thực hiện, nguy hiểm hoặc đòi hỏi những thiết bị đắt tiền, khó kiếm. - HS quan sát các hiện tượng trong tự nhiện và dựa vào kinh nghiệm sống của HS. - HS quan sát các TN được mô tả bằng hình vẽ với những TN không thể làm. - Lập kế hoạch khám phá (như thiết kế TN, lựa chọn dụng cụ, những yếu tố cần giữ nguyên…) - Các hình thức khác như thông báo của GV, hướng dẫn ôn lại những kiến thức và kỹ năng đã học ở các lớp dưới, đọc các thông tin trong SGK, trong sách báo, đọc các biểu bảng, hình vẽ, tranh ảnh… Sách GK hướng dẫn xử lý thông tin bằng các hình thức sau: - Chọn từ hay cụm từ cho trước để điền vào chỗ trống (ở lớp 6) - Tự tìm từ để điền vào chỗ trống (ở lớp 7, lớp 8) - Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK (ở lớp 8, lớp 9) - Vẽ đồ thị, biểu bảng từ số liệu thu thập được, phân tích dữ liệu và nêu ý nghĩa của chúng - Đề ra các phương án thí nghiệm để kiểm tra. - So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra nhận xét, kết luận. Phần vận dụng, ghi nhớ kiến thức thường là: - Giải các bài tập (định tính, định lượng, thực nghiệm) - Làm đồ chơi, dụng cụ học tập (làm “đàn” ở bài âm (lớp 7), làm bình chia độ (lớp 6)…) - Học thuộc lòng phần ghi nhớ. Việc hướng dẫn HS thu thập và xử lý thông tin theo hướng tăng cường hoạt động tự lực cũng có nhiều thuận lợi, vì các bài học trong SGK được trình.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> bày dưới dạng trình tự xác định các hoạt động tự lực của HS, tạo điều kiện cho HS thu thập đẩy đủ thông tin và trên cơ sở đó tiến hàng XLTT để đưa ra kiến thức mới. Tuy nhiên còn có những khó khăn, nhất là HS lớp 6, lớp 7 còn nhỏ tuổi ít kinh nghiệm. Vì vậy, những thông tin có được từ vốn sống còn mang tính chất kinh nghiệm, cảm tính, điều này đòi hỏi GV phải biết phân tích đúng sai (theo khoa học), đưa ra được những câu hướng dẫn phù hợp, định hướng được HS vào những thông tin chính. Mặt khác, để phát huy tính tích cực của các em, để tạo điều kiện cho HS thảo luận, tìm ra kiến thức GV thường đễ bị cháy giáo án, do đó đòi hỏi GV phải cân nhắc, xác định hoạt động trọng tâm, phân bố thời gian hợp lý để điều khiển hoạt động của HS. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Hướng dẫn HS hình thành định luật. Có nhiều con đường để xác lập các định luật. Ở trường PTCS chủ yếu đi từ thực nghiệm. Khi GV phải hướng dẫn HS thu thập, XLTT ở các giai đoạn sau: - TTTT: Hướng dẫn HS quan sát những yếu tố của sự vật, hiện tượng tham gia vào quá trình biển đổi TN để thu thập số lượng và quá trình biến đổi các đại lượng đó. - XLTT: Khi hiện tượng đã diễn ra, tìm thông tin liên quan giữa các yếu tố gây ra sự biến đổi và kết quả kèm theo để nêu lên câu hỏi về mối quan hệ đó. Hướng dẫn HS dự đoán về mối quan hệ định lượng nào đó (thường là tỉ lệ) giữa các tính chất của sự vật dựa vào mối liên quan vừa phát hiện. HS thảo luận xem cần bố trí, tiến hàng và thu thập thông tin như thế nào để kiểm tra tính đúng dắn của dự đoán trên (bằng quan sát, đo đạt…) và hướng dẫn HS xác nhận tính đúng đắn của dự đoán (bằng hệ thống câu hỏi, bằng điền từ vào chỗ trống…) . Ví dụ xác định những yêu cầu khi hướng dẫn HS thu thập thông tin và xử lý thông tin qua bài “Định luật phản xạ ánh sáng” 1. Loại kiến thức cần xây dựng: kiến thức về định luật vật lý. 2. Kiến thức cần đạt tới: tính chất của tia phản xạ, tia tới; quy luật về mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới. 3. Nguồn thông tin sử dụng: + Những thông tin từ kinh nghiệm của HS (soi gương, dùng gương hứng ánh sáng mặt trời để chiếu vào một vật…) + Những thông tin (từ thí nghiệm 4.1) về hiện tượng phản xạ ánh sáng (sự phảnh xạ, tia tới, tia phản xạ). + Những thông tin (từ thí nghiệm 4.2) để đưa ra định luật. + Thông tin thêm của GV (pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, môi trường trong suốt khác). 4. Vấn đề cần hướng dẫn: * Về tính chất của tia phản xạ và tia tới: Với điều kiện TN như SGK trình bày, cần hướng dẫn để HS tạo được tia sáng (dùng khe chắn 1 khe và điều chỉnh để đàn phát ra chùm tia song song)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Để cho tia tới và tia phản xạ nằm trên mặt phẳng tờ giấy để trên mặt bàn (cần bố trí TN sao cho đèn ở mép bàn để tia tới đi là là trên mặt bàn, hoặc gỡ một mặt dưới của đèn rồi để đèn nằm sát mặt bàn ở mặt gỡ ra đó) . * Về quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ: khi đổi hướng tia tới (thì tia phản xạ đổi hướng theo) dẽ dẫn đến sự biến đổi kèm theo (góc phản xạ thay đổi khi góc tới thay đổi theo một quy luật). Muốn vậy GV phải có thông báo về pháp tuyến để HS có mốc so sánh hướng của tia phản xạ và góc phản xạ với hướng của tia tới và góc tới. * Hướng dẫn HS bố trí TN kiểm tra dự đoán tia phản xạ có nằm trong mặt phẳng chứa pháp tuyến và tia tới không (dùng mặt phẳng khác hứng tia phản xạ hoặc quay mặt phẳng tới (đặt cạnh gương ngay tâm của tờ giấy có chia độ). * Hướng dẫn phát biểu kết luận:“Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới”, cần hiểu thế nào là “luôn luôn” (trong TN 4.2 nghĩa là với các góc tới khác nhau, còn khi phát biểu thành định luật thì phải hiểu thêm là với môi trường trong suốt khác nữa). * Hướng dẫn vận dụng định luật: thay đổi hướng truyền của tia sáng (hình 4.4) * Mở rộng với HS khá giỏi: Các hướng dẫn trên khi đã biết mặt phẳng tới. Vậy nếu chiếu tia sáng trong không gian thì làm thế nào để vẽ được tia phản xạ? Có thể hướng dẫn như sau: + Hướng dẫn HS thu thập thông tin ( nhờ việc quan sát tia chiếu vào gương và tia từ gương đi ra , góc tới và góc phản xạ (hình 4.4). + Hướng dẫn xử lý thông tin: Hướng dẫn HS phát hiện thay đổi: khi chiếu tia tới trong mặt phẳng tờ giấy, tại sự biến đổi về tia tới so với mốc là pháp tuyến, dẫn tới sự biến kèm theo về hướng của tia phản xạ phát ra hay góc của tia phản xạ , nêu các câu hỏi: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào ? Góc phản xạ có quan hệ hế nào với góc tới ? Tia phản xạ có thể nằm trong mặt phẳng khác không ? Ví dụ: Bài Định luật Junlenxơ 1. Loại kiến thức cần xây dựng: Kiến thức về định luật vật lý. 2. Kiến thức cần đạt tới: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua có mối liên quan đến R, I2, t 3. Nguồn thông tin sử dụng - Các thiết bị dùng điện: Nồi cơm điện, đèn dây tóc, bếp điện, bàn là …  khi có dòng điện chạy qua thì nóng lên chuyển hóa từ điện năng sang nhiệt năng, bộ phận chính của các dụng cụ điện là dây đốt nóng làm bằng niken hoặc constantan - Xử lý kết quả bằng bài hát hình (16.1). - Q tỷ lệ thuận R, I2, t. 4. Vấn đề cần hướng dẫn: + Định luật Junlenxơ chỉ đúng khi các thiết bị phải chuyển điện năng 1 phần hay toàn bộ thành nhiệt năng. - Đưa ra hệ thống của định luật Q = I2Rt - Xử lý và kiểm tra bài toán hình 16.1 (SGK).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hướng dẫn: + Học sinh tính A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian 300s. + Tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó. + So sánh A với Q, nếu nhận xét và rút ra kết luận chú ý là có 1 phần nhỏ truyền ra môi trường xung quanh. + Kết luận: Q = A - Hướng dẫn học sinh phát biểu định luật. - Hướng dẫn vận dụng định luật bài C5 SGK Nhiệt lượng nước nhận được: Q = mc.(t2-t1) Nhiệt lượng mà ấm điện toả ra: Q2 = P.t Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có: Q1 = Q2 mc.(t2-t1) = P.t t. mc(t2  t1 ) P. => Dạy minh họa bài Định luật Junlenxơ 2. Kết quả đạt được Kết quả năm học 2011-2012: Chất lượng môn lý đạt 92%, vượt chỉ tiêu trên 2%. Giỏi: 15% (24/156) Khá: 25% (40/156) TB: 52% (81/156) Yếu: 8% (11/156) Qua bài kiểm tra 15 phút của bài ĐLBXAS lớp 7. lớp 7,, 73, 74, 75. Tổng cộng 163. Giỏi: 32 (19,6%) Khá: 22 (13,5%) Tb: 92 (56,4%) Yếu: 17 (10,5%) Tiến bộ hơn so năm học trước III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thể hiện học sinh suy nghĩ như thế nào trong quá trình hoạt động học đó. Chất lượng tư duy của học sinh phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học. Tôi đưa ra những suy luận, những định hướng …để học sinh tích cực tham gia vào bài học, để môn vật lý là môn học lý thú, hấp dẫn và gây hứng thú học tập cho học sinh. Sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, sử dụng giáo án điện tử có nhiều hình ảnh sống động giúp được sự yêu thích học môn vật lý của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> DUYỆT TỔ TRƯỞNG. Vạn Phú, ngày 10 tháng 10 năm 2012 NGƯỜI VIẾT. Phù Thị Thu.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×