Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Ứng dụng phần mềm mind manager để nâng cao hiệu quả các bài học lịch sử phần lịch sử việt nam thế kỉ XVI – XVIII ở lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.67 KB, 31 trang )

1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong nền giáo dục hiện đại nói chung, mơn LS nói riêng, nếu GV biết ứng
dụng CNTT trong DH sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy - học của thầy và trò,
khắc phục tình trạng “dạy chay”, “học chay”, khá phổ biến ở nhiều trường phổ
thơng hiện nay. Bởi vì, theo các chuyên gia giáo dục, nếu cứ áp dụng PPDH truyền
thống (thầy đọc, trị chép) thì 90% tri thức của HS được tiếp nhận qua tai, 10% qua
mắt sau một thời gian ngắn sẽ rơi vào tâm trạng mệt mỏi, giảm sự chú ý, nhưng nếu
các em vừa được nghe, vừa được nhìn thơng qua hình ảnh, kết hợp với các hoạt
động (tức là huy động cùng một lúc nhiều giác quan) thì kết quả ghi nhớ kiến thức
của HS cao hơn “90% lượng thơng tin từ bên ngồi vào não là thông qua mắt”.
Các phần mềm dạy – học thường đã được các người lập trình, nhà nghiên
cứu giáo dục chọn lọc, thiết kế, sắp xếp một cách tối ưu giúp phát huy thế mạnh
của mơn học. Hiện nay có rất nhiều phần mềm được ứng dụng vào trong dạy –
học như: phần mềm Power Point, Multimedia builder, Autoplay media studio,
Adobe Captivate, Producer 2003, phần mềm Mind Manager 9.0 (SĐTD),... Tùy
đặc trưng của mỗi môn học, thực tiễn dạy - học và mục đích của việc dạy học
mà GV chọn lựa sử dụng loại phần mềm khác nhau. Trong đó, phần mềm SĐTD
– Mind Manager 9.0 là phần mềm tích hợp nhiều phần mềm khác như: phần
mềm Power Point, Gimp, Violet, Movie Maker,. . . và có thể sử dụng trong tất cả
các mơn học nói chung và mơn LS nói riêng để phát huy tính tích cực của HS,
nâng cao hiệu quả môn học. Đồng thời, hỗ trợ cho người học tiếp thu kiến thức
một cách dễ dàng, nhanh chóng, có khả năng ghi nhớ lâu, sâu sắc và áp dụng
vào thực tiễn cuộc sống,... phát huy hiệu quả sử dụng máy vi tính góp phần đổi
mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
SĐTD là phương pháp được đưa ra như một phương tiện để tận dụng khả
năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp,
hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương
pháp này khai thác cả hai khả năng của bộ não. SĐTD là công cụ hỗ trợ cho việc


trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng về một chủ đề nào đó dựa trên sự hoạt


2

động của não bộ con người. Ban đầu SĐTD được viết trên giấy bìa, trên bảng
trong, trên bảng, dùng bút chì, phấn màu để vẽ… (cách truyền thống), ngày nay
SĐTD được thực hiện trên máy vi tính nhờ các phần mềm như: Mindjet
MindManager, Buzan’s MindMap. . .
SĐTD(có tài liệu gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy,…) là một
hình thức “ghi chép” bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời những “từ
khóa”, hình ảnh, đường nét, màu sắc với sự tư duy tích cực , nhằm tìm tịi,
đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống
hóa kiến thức của một chủ đề, các cách giải một dạng bài tập,… SĐTD là một
sơ đồ “mở”, không yêu cầu tỉ lệ khắt khe như bản đồ địa lí hay bản đồ LS.
Người sử dụng có thể vẽ thêm hoặc lược bớt đi các nhánh, mỗi người vẽ một
kiểu khác nhau thể hiện qua màu sắc, hình ảnh, từ khóa. Cùng một chủ đề,
mỗi người có thể thể hiện ý tưởng và tư duy theo cách riêng, nên phát huy
được tối đa năng lực sáng tạo của người dạy và người học.
Việc áp dụng SĐTD trong dạy học sẽ giúp HS ghi nhớ, hệ thống hóa kiến
thức tốt hơn, hứng thú hơn trong học tập, phát triển tư duy của người học và góp
phần nâng cao hiệu quả bài học. Trong dạy học nói chung, mơn LS nói riêng,
GV có thể tạo SĐTD bằng nhiều cách, nhưng hiệu quả nhất là khai thác phần
mềm Mind Manager.
Để đáp ứng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS,
vấn đề ứng dụng CNTT nói chung và phần mềm Mind Manager nói riêng đang
là một bước đi mang tính hiện đại, thực tiễn và phù hợp. Sử dụng phần mềm
Mind Manager sẽ giúp HS có điều kiện gần gũi hơn với thực tế thơng qua kênh
hình, tăng thêm nguồn thơng tin, nắm vững, hệ thống hóa, hiểu sâu sắc LS dân
tộc cũng như LS của nhân loại, mặt khác còn gợi cho HS niềm u thích, khám

phá cơng nghệ, tìm hiểu khoa học, nghiên cứu khoa học...
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN
Đổi mới phương pháp DHLS phải mang tính tồn diện, cốt lõi là phát huy
tính tích cực, năng lực sáng tạo trong tư duy và hoạt động của HS. Theo nhiều nhà
lí luận dạy học, xu hướng đổi mới PPDH hiện nay cần tích hợp những thành tựu


3

của CNTT, trong đó có ứng dụng phần mềm Mind Manager để giúp HS hình thành
kỹ năng học tập. Bởi vì đây là sản phẩm số lấy ý tưởng từ sơ đồ tư duy (SĐTD)
Mind Map nổi tiếng của Tony Buzan, là một phần mềm hay, có thể phổ biến rộng
rãi và phục vụ hữu ích cho cả Thầy và Trị trong q trình dạy - học.
Trong tiến trình LS dân tộc Việt Nam, LS Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII
có biến động to lớn về nhiều mặt, với những sự kiện, hiện tượng, biến cố quan
trọng, gắn liền với nhiều địa danh mà HS cần phải ghi nhớ và nắm vững. Giai
đoạn này có một hệ thống kiến thức phong phú cả về tranh ảnh và lược đồ LS, là
nguồn kiến thức quan trọng. Nếu GV biết ứng dụng phần mềm Mind Manager
để thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức hiệu quả thì sẽ
góp phần tích cực vào đổi mới PPDH, qua đó nâng cao chất lượng bộ mơn.
Thơng qua quá trình giảng dạy thực tế và áp dụng phương pháp dạy học
tích cực tạo hứng thú cho học sinh và tăng khả năng tiếp thu kiến thức môn học
của học sinh trung học cơ sở tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng
dụng phần mềm Mind Manager để nâng cao hiệu quả các bài học lịch sử phần
lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII ở lớp 7”
III. MỤC TIÊU:
Sáng kiến kinh nghiệm khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng
những thành tựu của cơng nghệ thơng tin nói chung, phần mềm Mind Manager
trong dạy học lịch sử nói riêng.
Sáng kiến kinh nghiệm đề xuất các biện pháp sư phạm ứng dụng phần

mềm Mind Manager trong dạy học phần lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII ở
lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo hướng đã nêu để khẳng định tính
khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm tạo hứng thú và tăng khả năng
tiếp thu kiến thức bộ môn


4

CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN:
1. Thực trạng vấn đề:
Hầu hết GV bộ môn LS là những người có ý thức nghề nghiệp cao, có
tinh thần vượt khó, cố gắng vươn lên trong cơng tác chuyên môn, ham học hỏi,
ham hiểu biết. GV đều nhận thức được yêu cầu đổi mới PPDH là vấn đề quan
trọng trong sự nghiệp giáo dục nước nhà, đều nhận thấy ưu điểm của PPDH mới
và mong muốn được góp sức mình để nâng cao chất lượng bộ mơn, đáp ứng
được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trí tuệ cao phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nhiều GV đã nhanh chóng tiếp
thu PPDH mới.
Hiện nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhiều GV đang cố
gắng từng bước đổi mới phương pháp để phù hợp với trào lưu chung và giúp
cho HS tiếp cận, dần dần thích ứng với cách dạy và học mới.
Ngồi ra, thầy và trị đã kết hợp tìm tịi các nguồn tài liệu liên quan đến các
sự kiện LS có trong bài học, tìm hiểu thêm nội dung LS trong văn thơ, ca dao, tục
ngữ và những câu chuyện LS làm cho các giờ HS động hơn… Nhiều GV đã đầu
tư, chuẩn bị cho bài giảng một cách chu đáo, ứng dụng các PPDH mới, ứng
dụng CNTT theo yêu cầu của từng bài học và đã có nhiều tiết “dạy tớt”.
2. Tồn tại, hạn chế:
Trên thực tế, tại các trường cơ sở vật chất chưa thực sự đầy đủ và hiện

đại, máy tính đã được đưa vào sử dụng nhưng còn rất hạn chế bởi hệ thống máy
tính cịn cũ kĩ, lạc hậu. Mỗi trường học hiện nay đa số đều được trang bị phịng
máy tính, và phịng trình chiếu một máy Projector, màn chiếu, máy chiếu vật thể,
camera, có kết nối Internet, cài đặt đầy đủ các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài
giảng trên Microsoft PowerPoint, Microsoft Word, Photoshop nhưng chưa được
GV phát huy ưu thế.
Song trên thực tiễn, đa số GV vẫn chỉ tập trung khai thác phần mềm
Power Point để thiết kế giáo án điện tử, do chưa khai thác hết ưu điểm của Mind
Manager để phát triển tư duy cho HS, chưa tích hợp được tính năng của CNTT


5

nói chung. Tất cả những điều này làm hạn chế phần nào hiệu quả bài học LS,
cũng như lòng yêu thích của HS đối với bộ mơn.
Thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu đối với GV là cần phải đa dạng hóa sử dụng
những thành tựu của CNTT trong dạy học (Mind Manager, Violet, Power Point,
…), trong đó Mind Manager có ưu điểm để lập sơ đồ hỗ trợ HS tạo biểu tượng LS,
cung cấp kiến thức LS, củng cố kiến thức…tạo hứng thú học tập cho HS, phát huy
khả năng sáng tạo, tăng cường khả năng ghi nhớ… cho các em, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả môn học.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
Thứ nhất, để tiếp cận với PPDH và SGK mới, khó khăn đầu tiên là năng
lực, trình độ và kiến thức chuyên môn của GV, kỹ năng nghề nghiệp. Khi tiếp
cận và thực hiện SGK và thiết bị dạy học mới GV thường bộc lộ yếu kém.
Thứ hai, nhiều GV chưa xác định được đơn vị kiến thức cơ bản trong từng
mục, từng bài học và cịn mắc bệnh ơm đồm kiến thức.
Thứ ba, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV gặp nhiều khó khăn.
GV thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về phần kinh tế - văn hoá, chưa hiểu các khái
niệm LS, chưa có nguồn tài liệu phong phú phục vụ cho bài giảng.

Bên cạnh đó, lối dạy học truyền thống của một bộ phận nhỏ GV còn nặng
về kiến thức “thầy đọc - trò chép”. Họ có quan niệm sai lầm khi cho rằng ứng
dụng CNTT vào DHLS không mang lại hiệu quả, làm cho HS không tập trung
ghi chép bài, chỉ chú ý quan sát những hình ảnh trình chiếu.
Qua các phương tiện thơng tin và khảo sát thực tiễn việc học tập LS của
HS chúng tôi nhận thấy những năm gần đây, chất lượng và số lượng HS giỏi
mơn LS trong các kì thi HS giỏi các cấp được nâng lên một bước. Tuy nhiên,
thực tiễn dạy – học LS hiện nay đáng báo động và cần phải khắc phục.
Có nhiều nguyên nhân trong đó có phương pháp dạy - học của cả Thầy và
Trò. Nhiều HS hiểu sai lệch “học lịch sử thật dễ, chỉ cần học thuộc SGK là
được”, tình trạng HS coi thường môn LS rất nhiều. Các em thường quan niệm
Lịch sử là “môn học phụ” nên không tập trung đầu tư thời gian, sức lực. Do sự
tác động của nền kinh tế thị trường, nên nhiều em chỉ coi trọng việc học các môn


6

tự nhiên như Tốn, Lý, Hóa…Lại có em cho rằng thầy cô dạy y như SGK nên
không cần chép bài, ngồi làm việc riêng gây mất trật tự, thậm chí ngủ gật làm
ảnh hưởng tới cả lớp học.
4. Tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến:
Ứng dụng phần mềm Mind Manager sẽ góp phần tích cực vào cung cấp
sự kiện LS cho HS – cơ sở của hình thành tri thức trong dạy học ở trường phổ
thông. Việc học tập LS, cũng như học tập bất cứ môn học nào đều nhằm cung
cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức
chính trị cho HS. Ứng dụng phần mềm SĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp
nhận sự kiện LS, giúp HS khôi phục lại hình ảnh của quá khứ để hiểu được sự
phát triển hợp quy luật của xã hội, vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt
động thực tiễn. Nắm vững sự kiện LS là tiền đề để có kiến thức LS nhằm hiểu
đúng hiện thực LS một cách khoa học, biết rút từ quá khứ những bài học kinh

nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Ứng dụng phần mềm Mind Manager trong dạy học góp phần quan trọng
vào tạo biểu tượng lịch sử cho HS. Thơng qua hệ thống tín hiệu thứ nhất, nó sẽ
tác động vào giác quan, đem lại những biểu tượng lịch sử chính xác, trung thực
cho các em. Mặc dù vốn kiến thức khá phong phú, nhưng các em vẫn có thể rơi
vào “hiện đại hóa” lịch sử. Chính việc ứng dụng Mind Manager qua hệ thống
kênh hình trong SGK và hệ thống kênh hình ngồi SGK giúp các em khắc phục
khuynh hướng sai lầm này, các em có thể hình dung tưởng tượng q khứ hiện
thực. Kênh hình lịch sử được biết đến như những “dấu vết” hiện vật thật, nhưng
chúng ta cũng không thể cho HS tiếp xúc tất cả bản thân hiện thực lịch sử đã qua
Song, thật sai lầm nếu chúng ta cho rằng ứng dụng Mind Manager chỉ
đem lại cho HS những biểu tượng bên ngoài về sự kiện lịch sử. Cho nên, ứng
dụng CNTT nói chung, và phần mềm Mind Manager nói riêng trong DHLS là
chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện là phương pháp hữu hiệu để hình
thành khái niệm lịch sử, giúp cho HS nắm vững các quy luật của sự phát triển xã
hội. Có thể khẳng định rằng, nhờ ứng dụng Mind Manager, HS sẽ tốn ít cơng


7

sức và việc học tập LS luôn mang lại hiệu quả cao, khơng giống với tình trạng
“dạy chay” mà chúng ta hay gặp.
Ứng dụng CNTT, đặc biệt là phần mềm Mind Manager trong DHLS có
vai trị to lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức, tư
tưởng mà các em đã thu nhận, như K.D.Usinxki đã viết: “Hình ảnh được giữ lại
đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là những hình ảnh mà chúng ta thu
nhận được bằng trực quan và những hình ảnh nào được khắc sâu vào trí nhớ
chúng ta thì cũng được chúng ta nhớ kĩ, hiểu sâu những tư tưởng của nó”.
Mặt khác, Mind Manager cũng góp phần hình thành khái niệm LS cho
HS, thơng qua các kênh hình, kênh chữ và việc cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng

để hình thành nên khái niệm, quy luật và bài học LS cho HS.
Ứng dụng phần mềm Mind Manager trong dạy học sẽ giúp HS hình thành
và bồi dưỡng những quan điểm tư tưởng, tình cảm và cảm xúc thẩm mỹ. Ngắm
nhìn những bức ảnh, hiện vật, đồ phục chế, đoạn phim tư liệu, (sơ đồ, niên biểu,
lược đồ, bản đồ…) về nền văn hóa rực rỡ của cha ơng ta, HS sẽ thấy tự hào và
thú vị được thưởng thức cái đẹp của nghệ thuật, sự sáng tạo trong cuộc sống của
nhân dân ta từ ngày trước.
Ý nghĩa giáo dục tư tưởng của việc ứng dụng Mind Manager trong DHLS
lại càng quan trọng hơn vì nó có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ và sâu sắc, góp
phần hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết cho con người Việt Nam mà
nhà trường phải đào tạo, như yêu quý lao động sản xuất; biết ơn những người có
cơng với đất nước, nhân dân; giáo dục lòng căm thù sâu sắc với bọn áp bức bóc
lột; đồng tình với cuộc chiến tranh chính nghĩa và có tình cảm u nước đúng
đắn. Qua bài học LS có sử dụng CNTT, được nghe GV trực tiếp mơ tả, phân tích
sự kiện, HS sẽ hiểu biết sâu sắc về quá khứ LS.
Ứng dụng phần mềm Mind Manager vào DHLS ở trường phổ thông sẽ
giúp HS phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và rèn luyện kĩ
năng thực hành bộ mơn cho các em. Nhìn vào bất cứ kênh hình nào các em cũng
có biểu tượng lịch sử, từ đó phán đốn, hình dung q khứ lịch sử, muốn suy


8

nghĩ và diễn đạt bằng lời nói những cảm nhận của mình về bức tranh xã hội đã
qua. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT sẽ góp phần rèn luyện cho các em thói
quen quan sát và khả năng diễn đạt, phát triển ngơn ngữ, giúp HS biết đọc kênh
hình, phân tích các sự kiện lịch sử. Từ việc quan sát các hình ảnh lịch sử, GV
rèn luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng quan sát kênh hình một
cách khoa học để đi đến phân tích, so sánh, khái quát rút ra kết luận. Khi ấy, các
thao tác tư duy của HS càng được rèn luyện và phát triển hơn.

Bên cạnh đó, phần mềm Mind Mangager hỗ trợ cho việc thiết lập SĐTD
tỏ ra có hiệu quả trong việc ôn tập kiến thức, giúp HS cách để ghi nhớ chi tiết,
để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề, có khả năng liên hệ các dữ kiện với
nhau. Từ đó giúp các em rèn luyện được khả năng tư duy, kĩ năng thuyết trình và
làm việc khoa học.
II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Đối tượng sử dụng phần mềm Mind Manager trong DHLS là GV và HS, do
đó nội dung, hình thức của nó phải phù hợp với chương trình mơn học ở nhà trường
phổ thông, cụ thể là.
- Sử dụng phần mềm Mind Manager phải giúp HS nắm vững kiến thức
của bài học.
- Khi sử dụng phần mềm Mind Manager trong DHLS phải thể hiện tính vừa
sức đối với HS. Tính vừa sức của nội dung bài học LS được thể hiện ở việc xác định
nội dung bài học vừa đủ, phù hợp với chương trình của mỗi lớp, mỗi cấp học và đặc
điểm nhận thức của HS. Đồng thời, trình bày kiến thức phải ngắn gọn, súc tích, sinh
động nhưng khơng rườm rà, không đưa nhiều tên riêng và những thuật ngữ, khái
niệm khó, quá tầm nhận thức của HS. Nội dung thể hiện trong giáo án Mind
Manager nếu quá dài và khó hiểu sẽ gây khó khăn trong q trình trình chiếu và khả
năng quan sát của HS, không gây được hứng thú, sự tò mò, muốn khám phá của HS.
- Thể hiện sự hợp lí trong khoảng thời gian khai thác phần mềm Mind
Manager.
- Sử dụng phần mềm Mind Manager phải góp phần phát triển tính tích cực, độc
lập nhận thức của HS, đặc biệt là tư duy độc lập. Muốn vậy, GV cần biết tổ chức các


9

hoạt động, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: hoạt động nhóm, trao đổi
đàm thoại,… làm cho việc sử dụng được hấp dẫn, hướng cho HS tự rút ra những kết
luận, chứ không phải thụ động tiếp thu từ phía GV. Để đạt được hiệu quả cao trong

dạy – học, khi sử dụng Mind Manager, GV phải kết hợp với các PPDH khác
như: dùng lời, nêu vấn đề, nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan, góp
phần làm cho bài.
GV cần có trình độ nhất định về tin học. Để sử dụng CNTT vào DHLS
cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, GV phải được đào tạo về kiến
thức tin học nói chung, phần mềm Microsoft Power point, Mind Manager nói
riêng bằng nhiều cách khác nhau: thông qua các lớp bồi dưỡng do Sở Giáo dục Đào tạo, nhà trường mở, hoặc do GV tự bồi dưỡng kiến thức về tin học…
Nhà trường cần phải đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật để có thể đáp ứng được
yêu cầu của việc ứng dụng CNTT nói chung, phần mềm Mind Manager nói
riêng. Việc trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật là nhân tố quyết định để thực hiện
ứng dụng CNTT vào dạy học.
Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả dạy học thì mỗi trường cần phải
khuyến khích GV tham gia tích cực vào phong trào đổi mới PPDH trong đó có
ứng dụng CNTT, nhưng bản thân mỗi GV cũng không nên lạm dụng nó, phải
biết làm chủ bài giảng có sử dụng công nghệ.
Cuối cùng, GV phải nắm vững “nguyên tắc 3 Đ” khi ứng dụng phần mềm
Mind Manager trong DHLS là “đúng lúc ”, “đúng chỗ” và “đúng độ”.
III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đề ra một số biện pháp ứng dụng phần
mềm Mind Manager vào trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế
kỉ XIX, trong q trình thực tập sư phạm, chúng tơi tiến hành thực nghiệm, kiểm
nghiệm và đánh giá những đề xuất sư phạm mà chúng tôi đưa ra bằng một bài
LS cụ thể ở chương trình LS lớp 7. Kết quả thực nghiệm sẽ là bằng chứng đánh
giá hiệu quả của việc ứng dụng CNTT cũng như khả năng vận dụng Mind
Manager trong thực tiễn dạy học môn LS.
Lớp thực nghiệm là 7A và 7B trường THCS với tổng số là 65 học sinh.


10


Giáo án thực nghiệm là chủ đề « Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống
nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII »
Sau khi giảng xong, để có cơ sở đánh giá hiệu quả bài học, chúng tôi tiến
hành việc kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của HS hai lớp. Câu hỏi để sử dụng
kiểm tra ở hai lớp có nội dung hồn tồn giống nhau, thời gian kiểm tra là 10
phút.
Trên cơ sở bài thực nghiệm sư phạm và bài kiểm tra nhận thức HS, chúng
tơi có một số kết luận sau:
Ở lớp 7A GV sử dụng PPDH truyền thống theo cấu trúc SGK, mặc dù
có sử dụng kênh hình: Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xồi Mút, Lược đồ
trận Ngọc Hồi – Đống Đa,… nhưng hạn chế về nội dung và do GV tự tìm
hiểu nội dung rồi thông báo cho HS biết và ghi chép.
Do đó, q trình học chủ yếu là hoạt động của thầy, HS ghi chép, lĩnh hội
kiến thức bị động khiến giờ học trở nên căng thẳng. GV tuy vất vả trong việc
truyền thụ kiến thức, nhất là rất mất những động tác thừa khi liên tục treo bản
đồ, tranh ảnh không đủ sinh động và rõ ràng, nên HS vẫn khơng thấy hứng thú.
HS trong giờ học có tập trung, chú ý nghe giảng, tham gia phát biểu ý kiến xây
dựng bài và đã trả lời đúng hướng những câu hỏi mà GV đặt ra. Nhưng việc lĩnh
hội kiến thức thiếu vững chắc, vì khi kiểm tra hoạt động nhận thức, các em trả
chưa thật đầy đủ và chính xác.
Ở lớp 7B Cũng cùng nội dung bài giảng nhưng tiến hành phương pháp DH
theo SĐTD. Trước khi vào bài học, GV nhắc trước HS chuẩn bị trước ở nhà
những nội dung liên quan đến từ khóa trung tâm “Phong trào Tây Sơn ”, bằng
việc sưu tầm tranh ảnh, lược đồ, tài liệu liên quan. Trong quá trình nghiên cứu
kiến thức mới, GV hướng HS tư duy cùng về một hướng để tìm hiểu nội dung của
tồn bài. Với các nhánh kiến thức bằng những từ khóa ngắn gọn, súc tích hỗ trợ
các em trong quá trình ghi chép kiến thức vào vở, xác định được đâu là kiến thức
cơ bản cần ghi nhớ.
Khi khai thác kênh hình, GV đã phát huy được tính tích cực học tập
của HS bằng cách yêu cầu các em phải tự báo cáo nội dung kênh hình các



11

em chuẩn bị. HS sôi nổi, hứng thú tham gia tìm tịi kiến thức và say mê hợp
tác với các bạn cùng lớp xây dựng bài học. Cùng với những câu hỏi gợi mở,
nhận xét và chốt ý, các em có điều kiện hiểu bài ngay trên lớp vì đã được
khắc sâu kiến thức cơ bản của bài một cách cụ thể trên lược đồ, tranh ảnh
LS.
- Chất lượng dạy học biểu hiện qua phiếu kiểm tra: Kết quả kiểm tra thu
được khá khả quan. Các em đều làm khá đầy đủ các câu hỏi trong bài kiểm tra,
song do chất lượng của các câu trả lời có sự khác nhau giữa HS trong lớp khác
nhau và giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với nhau. Đại đa số các em
trong lớp thực nghiệm trả lời tốt hơn ở lớp đối chứng.
Dựa vào tiêu chí đánh giá: Giỏi (8 – 10 điểm); Khá (6,5 – 7,5 điểm); Trung bình (5 – 6
điểm); Yếu (dưới 5 điểm), chúng tơi thu được bảng dữ liệu kết quả cụ thể như sau:
Lớp

Số

Giỏi, xuất sắc (%)

Khá

Trung bình

Yếu, kém

(%)
Điểm 7


(%)
Điểm 6

(%)
Điểm 4

17

8

6

0

(54,8%

(25,8%

(19,4%)

(0%)

)
11

)
10

10


3

(32,4%

(29,4%

(29,4%)

(8,8%)

)

)

HS
Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8
Thực nghiệm

31

1

6

10

7B
Đối chứng


34

0

7A

2

9

IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Trong tồn bộ chương trình LS, mỗi chương, mỗi bài học cụ thể có một vị
trí nhất định, góp phần tạo nên một dòng chảy xuyên suốt của tiến trình LS nhân
loại, cũng như của LS dân tộc. Trước khi tiến hành hoạt động dạy – học, GV
phải phác thảo ý tưởng, định hướng, đưa ra những sáng kiến, phương pháp và
lập dàn ý đề cương cho kế hoạch dạy học. GV có thể lập kế hoạch dạy học cho
tồn bộ khóa trình LS, kế hoạch cho từng phần, từng chương hoặc từng bài học
cụ thể. Phần mềm Mind Manager với những tính năng độc đáo, tiện ích có vai
trò và tác dụng to lớn trong việc hỗ trợ GV phác thảo ý tưởng và lập dàn ý đề
cương cho kế hoạch dạy học.


12

Phác thảo ý tưởng và lập dàn ý đề cương cho kế hoạch dạy học với sự hỗ
trợ của phần mềm Mind Manager
Ví dụ, khi dạy học phần LS Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, GV
phải định hướng được nội dung kiến thức, lập dàn ý đề cương cho kế hoạch dạy
học phần này. Đây là chương thứ V: Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII trong
phần hai – “LS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX”, chương trình LSVN

lớp 7. Ngay tên chương đã cho ta biết phần này đề cập một giai đoạn của lịch sử
dân tộc thế kỉ XVI – XVIII: Sau khi thốt khỏi ách đơ hộ của phong kiến
phương Bắc, từ thế kỉ X - XV là giai đoạn phát triển hưng thịnh của chế độ
phong kiến nước ta (với đỉnh cao là thời Lê sơ) thì đến thế kỉ XVI – XVIII là sự
thay thế, tranh chấp của các thế lực phong kiến ở Việt Nam. Chương này sẽ giúp
HS nắm vững một cách khái quát và có hệ thống những kiến thức cơ bản nhất về
sự phát triển của LS Việt Nam giai đoạn XVI – XVIII trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội. Ứng dụng Mind Manager để phác thảo ý tưởng và lập
dàn ý đề cương cho kế hoạch dạy học sẽ giúp chúng ta thấy được sự liên kết các
mắt xích kiến thức cho từng bài, từng chương, từng phần kiến thức, giúp GV
thực hiện tiến trình dạy học trên lớp một cách hợp lý, rành mạch, rõ ràng, khoa
học hơn.
Ứng dụng phần mềm Mind Manager để kiểm tra kiến thức HS đã học
và chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới
Việc kiểm tra bài cũ cũng như chuẩn bị cho HS tiếp thu kiến thức mới có
thể được tiến hành bằng nhiều cách, nhưng không phải lúc nào cũng đạt hiệu
quả. Đa số các GV khi đưa ra câu hỏi thường mang tính chất học thuộc để HS
trình bày. Một số GV đặt các câu hỏi trắc nghiệm quá đơn giản để HS “nói lại”
những gì mình đã cho HS ghi chép, khơng hiểu bản chất vấn đề. Vì vậy, việc
kiểm tra bài cũ cần phải giúp HS biết và hiểu. Ứng dụng phần mềm Mind
Manager trong bài giảng sẽ rất thuận lợi khi kiểm tra bài cũ, không gây căng
thẳng mà HS sẽ hứng thú“biết” và “hiểu” sâu sắc kiến thức cũ, nó là cơ sở, nền
tảng để các em tiếp thu kiến thức mới.


13

Để kiểm tra kiến thức cũ, GV có thể đưa ra SĐTD câm lên màn hình. Sau
đó, u cầu HS hồn thành câu trả lời theo sơ đồ đó.
HS trả lời xong, GV dùng phương pháp tái hiện, khái quát lại để HS được

củng cố sâu kiến thức.
Ví dụ, trước khi dạy học tiếp theo GV kiểm tra kiến thức cũ HS đã học
chủ đề “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất, bảo vệ Tổ quốc cuối thế
kỉ XVIII” bằng SĐTD sau :

Minh họa biện pháp kiểm tra bài cũ HS trên SĐTD.
Sau khi đưa ra SĐTD câm, GV yêu cầu HS hoàn chỉnh SĐTD trong
khoảng 5 phút. HS cả lớp có nhiệm vụ tái hiện lại kiến thức đã học ở bài trước
và trình bày nội dung SĐTD. GV có thể gọi 2 đến 3 HS lên trả lời ý kiến của
mình.
HS trả lời xong, GV yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Cuối
cùng, GV nhận xét, đưa ra thông tin phản hồi trên SĐTD hoàn chỉnh:


14

Minh họa thông tin phản hồi của GV trên SĐTD, sau khi kiểm tra bài cũ.
Việc sử dụng SĐTD để kiểm tra bài cũ HS như trên giúp GV trong
cùng một thời điểm có thể kiểm tra được nhiều HS, vì cả lớp đều được tham
gia (được trực quan nội dung kiểm tra trên màn hình để tự trả lời nhẩm trong
miệng). Công việc này gây hứng thú học tập cho HS và tiết kiệm thời gian,
các em sẽ tái tạo được kiến thức cũ rất nhanh, chuẩn bị cho việc học bài
mới.
Tạo biểu tượng LS cho HS qua SĐTD trên phần mềm Mind Manager.
Trong DHLS, biểu tượng có những đặc trưng rất riêng biệt. Đó là những “hình
ảnh về những sự kiện, nhân vật LS, điều kiện địa lí… được phản ánh trong óc HS với
những nét chung nhất, điển hình nhất”
Tạo biểu tượng là biện pháp có hiệu quả khi DHLS ở trường phổ thơng,
bởi vì q trình nhận thức của HS là phải đi từ “trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”, mà LS mang tính khơng lặp

lại.
Trong thực tế DHLS, việc tạo biểu tượng cho HS chưa được quan tâm
đúng mức. GV chỉ chú ý đến việc diễn giải các sự kiện một cách nhồi nhét
lượng kiến thức với những con số, ngày tháng khô khan, nhiều GV không sử
dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo để tạo biểu tượng cho HS. Điều đó
dẫn đến tình trạng HS chỉ học vẹt những con số, sự kiện cơ bản mà khơng lưu
giữ, tưởng tượng, hình dung, khắc sâu được những hình ảnh đã xảy ra trong quá
khứ vào tâm trí, khả năng diễn đạt cũng như thao tác tư duy các em không được
rèn luyện.


15

Sử dụng CNTT nói chung, phần mềm Mind Manager nói riêng sẽ góp
phần quan trọng vào tạo biểu tượng LS cho HS. Đặc biệt, tích hợp sử dụng
SĐTD, thơng qua hệ thống kênh hình, giúp các em khắc phục khuynh hướng
“hiện đại hóa” LS, mà hình dung tưởng tượng q khứ một cách chân thực
nhất.
Vận dụng vào dạy học bài 23 “Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII”, khi dạy
“sự phát triển của thương nghiệp”, GV trình chiếu kênh hình về cảnh nhộn nhịp,
tấp nập của “Thương cảng Hội An”, cho HS quan sát tranh và gợi ý HS: Quan sát
bức tranh, em có nhận xét gì? Quang cảnh của Thương cảng Hội An như thế nào?
Sau khi HS trả lời, GV dùng phương pháp miêu tả, kết hợp nêu đặc điểm và chỉ
trên màn hình như sau:

Minh họa về tạo biểu tượng “Thương cảng Hội An” cho HS, bài 23 “Kinh tế,
văn hóa thế kỉ XVI – XVIII”.
Khép mình trong eo biển Trung Bộ, bên dịng sơng Thu Bồn trầm mặc,
Hội An được xem là thành phố cổ kính, có nhiều hấp dẫn như một cơ gái duyên
dáng nhất của bán đảo Đông Dương từ nhiều thế kỉ trước cho tới tận bây giờ.

Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỉ XV – XVI, phát triển
thịnh đạt trong thế kỉ XVII – XVIII. Thời kì này, so với Kẻ Chợ (ở Đàng Ngồi)
thì Hội An là nơi buôn bán sầm uất hơn cả, vẫn thường được nhiều nhà du hành
phương Tây ca tụng như là một đầu mối giao thông, thương mại bằng đường
biển quan trọng nhất của Đàng Trong. Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng
hóa từ bốn phương trong nước tụ về thương cảng Hội An. Rồi lại từ Hội An,


16

hàng hóa trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như: tơ tầm, gốm sứ, trầm
hương... được thuyền buồn của các nước chuyển đi đến nhiều khu vực trên thế
giới. Trong ca dao, dân ca cũng có những câu ca ngợi về sự phong phú, đa dạng
của hàng hóa ở Hội An như:
“Hội An bán gấm, bán điều
Kim Bồng bán cải, Trà Niêu bán hành”.
Và:
“Chợ Gốm đồ gốm
Phú Hội đồ đan
Tiện đàng ghé lại Cảnh An
Mua thêm chiếc võng cho nàng ru con”...
Hội An cũng luôn là nơi lui tới bn bán của nhiều người nước ngồi,
đáng kể là người Hoa, người Nhật và người Bồ Đào Nha. Hội An vào thời điểm
ấy, có hai khu phố riêng của người Hoa và người Nhật mà người ta tưởng có hai
thành phố, một của người Hoa, một của người Nhật.
Hình “Thương cảng Hội An” là bức tranh được vẽ vào cuối thế kỉ XVIII
và in trong cuốn Avoyageto Cochina in the years 1792 and 1793 (chuyến du
hành tới Đàng Trong năm 1792 và 1793) của J. Ba-ron, xuất bản ở Luân Đôn
năm 1806. Bức tranh miêu tả cảnh thuyền bè qua lại bn bán tấp nập trên sơng,
phía xa xa là biển cả, núi non, phía bên phải bức tranh là một chịi cao có người

canh gác.
GV sử dụng SĐTD, kết hợp với phương pháp miêu tả, nêu đặc điểm như
trên sẽ giúp cho HS có được biểu tượng chân thực, sống động về “Thương cảng
Hội An”, về sự phát triển của thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI – XVIII, nhớ
kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức của bài học.
Để ứng dụng CNTT trong việc tạo biểu tượng cho HS, GV cần nắm vững
lý luận dạy học bộ môn và tích hợp các biện pháp tạo biểu tượng sau:
- Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện LS
- Xác định địa điểm xảy ra sự kiện
- Sử dụng tài liệu hiện vật


17

- Sử dụng số liệu để tạo biểu tượng
- Sử dụng tài liệu văn học
- Sử dụng tài liệu LS địa phương
- Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật
- Hình tượng hóa một hiện tượng LS
Hướng dẫn HS khai thác kênh hình LS trên phần mềm Mind
Manager.
SĐTD là một cơng cụ hữu ích giúp GV hướng dẫn HS khai thác kênh
hình. Kênh hình LS là những đồ dùng trực quan có tác dụng tạo hình ảnh, giúp
HS thu nhận kiến thức và chức năng đa dạng hóa nguồn kiến thức cần cung cấp
cho HS. Kênh hình bao gồm: bản đồ, sơ đồ, lược đồ, bảng niên biểu, bảng thống
kê, hình vẽ, tranh ảnh LS, phim tài liệu,… Kênh hình thường được sử dụng vào
các mục đích sau:
- Kênh hình LS dùng để cung cấp thơng tin.
- Kênh hình LS dùng để minh họa sự kiện đang học (minh họa kênh chữ).
- Kênh hình LS dùng để cụ thể hóa sự kiện.

- Kênh hình LS vừa minh họa, vừa cụ thể hóa sự kiện.
- Kênh hình LS dùng để hướng dẫn HS thực hành và phát triển tư duy.
Ở nội dung này, chúng tôi tập trung vào biện pháp sử dụng kênh hình
hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức. Khi sử dụng SĐTD hướng dẫn HS khai thác
kênh hình, GV phải tuân thủ 3 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị ở nhà, gắn với quá trình soạn giáo án của GV. GV
nghiên cứu bài viết trong SGK để xác định vị trí, mục đích yêu cầu và kiến thức
cơ bản của bài học. Tiếp đó tìm hiểu nội dung kiến thức LS “ẩn” trong mỗi bức
hình và thiết kế tranh ảnh trên các slide để minh học, cụ thể hóa cho các sự kiện
LS.
Ví dụ khi dạy Kháng chiến chớng qn Thanh (1789), GV chuẩn bị
“Lược đồ trận Ngọc Hồi – Đống Đa” với những sự kiện chi tiết để thể hiện
được diễn biến của cuộc kháng chiến này:


18

LƯỢC ĐỒ TRẬN NGỌC HỒI - ĐỐNG ĐA 1789
Nhận lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống thì vua nhà Thanh là Càn Long đã
điều động binh mã bốn tỉnh (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu) tất
cả gồm 29 vạn do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tiến sang nước ta. Nhận được tin quân
Thanh sang xâm lược nước ta, trước nguy cơ mất nước Nguyễn Huệ lên ngơi
hồng đế, gấp rút chuẩn bị đưa quân ra Bắc. Quân sĩ chia làm 5 đạo, tiến ra
Thăng Long. Ba đạo quân do Đô Đốc Long, Đô Đốc Bảo và Quang Trung chỉ
huy tiến cơng bằng đường bộ. Cịn hai đạo qn do Đô Đốc Tuyết và Đô Đốc
Lộc chỉ huy tiến bằng đường biển. Quân ta chiến đấu anh dũng, quyết liệt, thu
được nhiều thắng lợi, trong đó tiêu biểu là trận Ngọc Hồi, Đống Đa.
Trận Ngọc Hồi: Đồn Ngọc Hồi có vị trí then chốt trong hệ thống phịng
ngự của địch, nằm án ngữ con đường thiên lý (đường số 1), cách Thăng Long
khoảng 12km (nay thuộc Thanh Trì – Hà Nội). Đồn có khoảng 3 vạn quân

Thanh đóng giữ do phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. Hệ thống phòng ngự của
đồn rất kiên cố, xung quanh cắm nhiều chông sắt, chôn nhiều địa lôi, trên mặt
thành đặt nhiều đại bác. Sau khi tiêu diệt đồn Hà Hồi (cách Thăng Long 20 km),
mờ sáng ngày mùng 5 Tết, đại quân của Quang Trung tiến gấp về Ngọc Hồi.


19

Mở đầu, hơn 100 voi chiến của quân ta chia làm hai cánh tả hữu đồng loạt
tiến lên. 600 chiến sĩ cảm tử chia làm 20 toán, cứ 10 người dao ngắn dắt hông,
cùng nhau khiêng một tấm mộc lớn, bên ngồi quấn rơm ướt xơng lên phía
trước. Phía sau có 20 chiến sĩ khác kết thành những bức tường di động. Đại bác,
cung nỏ, hỏa mù của địch bắn ra tới tấp “khói tỏa mù trời” nhưng khơng ngăn
nổi bước tiến của quân cảm tử. khi đã áp sát chân đồn giặc, nghĩa quân bỏ lá
chắn, xông vào giáp chiến với giặc. Quân Thanh hoảng loạn, tháo chạy, bị tiêu
diệt rất nhiều. Số còn lại bỏ chạy về kinh thành, gặp quân Tây Sơn án binh ở
Văn Điển, vội vàng chạy về Đầm Mực. Tại đây, chúng bị đạo quân của Đô Đốc
Bảo chờ sẵn, đốc voi chiến xông ra. Hàng vạn tên địch bị quân ta tiêu diệt bị vùi
xác dưới đầm này. Hệ thống phịng ngự phía nam Thăng Long của giặc bị đập
tan.
Trận Đống Đa: Sáng mùng 5 Tết Kỉ Dậu (1789), đại quân của Đô Đốc
Long chỉ huy vượt Chương Đức (Chương Mỹ - Hà Tây), vòng lên Nhân Mục
đánh thẳng vào đồn Khương Thượng (Đống Đa – Hà Nội). Quân Tây Sơn bao
vây bốn mặt, rồi xông thẳng vào đồn, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Quân
Thanh bị chết rất nhiều, chỉ huy giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn tại gò Đống
Đa.
Từ Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn thừa thắng xông lên, tiến thẳng
vào kinh thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ, không kịp mặc áo giáp,
ngựa không kịp thắng yên, vượt qua sông Hồng trốn chạy về nước. Quân giặc
theo chủ tướng bỏ chạy như rắn mất đầu, hoảng loạn không kém, chen chúc qua

cầu phao. Cầu phao bị gãy, giặc rơi xuống sông chết đuối nhiều không kể xiết.
Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm khói súng,
dẫn đại quân tiến vào Thăng Long trong niềm hân hoan của nhân dân, nhân dân
kinh thành mừng vui chào đón đồn qn chiến thắng. Thế là sau 5 ngày đêm
chiến đấu với tinh thần anh dũng, quả cảm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của
Quang Trung đã tiêu diệt gọn 29 vạn quân Thanh, giữ vững nền độc lập dân tộc
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa


20

Chung vai sát cánh cùng nhau nói
Cớ đơ vẫn thuộc núi sông ta.
(Ngô Ngọc Du)
Bước 2: Sử dụng trên lớp. Khi dạy học đến nội dung nào cần phải khai
thác thì GV trình chiếu bức hình cho HS quan sát, nêu câu hỏi gợi mở. Tùy từng
loại tranh ảnh LS (ảnh chân dung, tranh biếm họa, ảnh chụp một biến cố LS…)
mà vận dụng phương pháp hướng dẫn HS khai thác cho phù hợp (miêu tả, giải
thích, nêu đặc điểm…).
Bước 3: Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS. GV kiểm tra kết quả hoạt
động nhận thức của HS sau khi đã khai thác nội dung kênh hình, qua đó rèn
luyện cho các em kĩ năng ghi nhớ, thực hành bộ môn như yêu cầu HS nhắc lại
nội dung cơ bản hình, chỉ tên địa danh, vùng diễn ra chiến sự…
Định hướng cho HS ghi chép bài học có hệ thống qua SĐTD trên
phần mềm Mind Manager.
Một trong những định hướng giúp HS học tập tích cực thơng qua dạy –
học bằng SĐTD là kỹ năng ghi chép bài học. Các em sẽ ghi chép nội dung từng
mục kiến thức dễ dàng, lôgic, dễ hiểu, mạch lạc bằng những từ khóa và thơng tin
ngắn gọn đính kèm. Mục đích hàng đầu của việc ghi chép là ôn lại thông tin

nhằm tăng khả năng ghi nhớ, tái hiện lại kiến thức. Theo phương pháp truyền
thống cách ghi chép bài của HS rất dàn trải, có cả những từ và cụm từ khơng cần
thiết sẽ khiến cho q trình ơn tập lại kiến thức gặp khó khăn, ngồi ra HS ít có
cơ hội bổ sung những ý tưởng và cách xắp sếp của chính mình. Những bài ghi
chép đó có rất ít mối liên hệ với vốn kiến thức hiện có của người học, do đó
chúng dễ bị lãng qn. Chính vì vậy, ứng dụng Mind Manager để ghi chép sẽ
hiệu quả hơn. Kĩ thuật ghi chép này cho phép người học nhanh chóng ghi lại các
ý tưởng, sắp xếp một cách cơ bản các thông tin theo đúng cách hiểu của mình,
đồng thời có thể bổ sung những suy nghĩ, quan điểm đánh giá của cá nhân, tăng
khả năng hiểu bài và ghi nhớ.
SĐTD với những tính năng đặc biệt đã tỏ ra là một phương pháp giúp
việc ghi nhớ của HS một cách hiệu quả, thể hiện ở những ưu điểm sau:


21

- SĐTD chỉ sử dụng những từ khóa ngắn gọn, súc tích, cơ đọng giúp
chúng ta tiết kiệm thời gian và ghi nhớ tốt hơn.
- Giúp chúng ta sáng tạo hơn, vì ta có thể viết, vẽ tùy ý theo mình muốn,
khơng bắt buộc phải theo khn khổ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như
trước nữa.
- Nâng cao khả năng tư duy của chúng ta vì chúng ta sẽ sử dụng được cả
hai bán cầu não cùng một lúc.
- Giúp chúng ta đưa ra các giải pháp để giải quyết một vấn đề.
- Giúp chúng ta nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của nội dung cần ghi nhớ.
- Nâng cao khả năng thuyết trình…
SĐTD có thể mang đến cho HS nhiều công dụng trong học tập. Vậy, GV
nên sử dụng SĐTD hướng dẫn các em trong quá trình học tập nói chung và học
tập mơn LS nói riêng.
Như vậy, ứng dụng SĐTD - Mind Manager không những giúp HS trong

quá trình học tập trên lớp nắm vững nội dung cơ bản của bài học, hệ thống hóa
nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách
sâu sắc, mà cịn có tác dụng giúp HS ghi chép một cách hệ thống dễ dàng trong
q trình ơn tập, rèn luyện các em kĩ năng tự lập dàn bài khi đọc SGK và tài liệu
tham khảo trước và sau khi học bài mới.
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày cho HS bằng SĐTD dựa trên
phần mềm Mind Manager
Sử dụng SĐTD với các từ khóa đi kèm sẽ giúp người đọc hiểu được nội
dung cần trình bày lơgic hơn, trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc hơn. Nhiều nội
dung khơng cần trình bày bằng văn bản rườm rà, dài dòng, chỉ cần thơng qua
SĐTD với những từ khóa và nhánh thơng tin ngắn gọn sẽ làm cho người theo
dõi hiểu được ý tưởng và nội dung của tác giả. Quan sát trên màn hình các
nhánh của SĐTD, HS sẽ thấy sự lơgic, hệ thống, mối liên hệ với nhau khi trình
bày.


22

Ví dụ GV chia lớp thành các nhóm u cầu HS “Đánh giá vai trò của
Quang Trung – Nguyễn Huệ đối với LS dân tộc?”, HS sẽ thảo luận và trình bày
ý kiến của nhóm mình trong SĐTD theo ý kiến và sáng tạo riêng.

Minh họa HS trình bày báo cáo của nhóm dựa SĐTD.
Khi trình bày chủ đề thơng qua SĐTD, HS có điều kiện phát biểu ý kiến
của mình trước nhiều người (nhóm học tập, lớp, các thầy cô giáo); HS sẽ trao
đổi ý kiến trong học tập dưới hình thức thảo luận, đối thoại, thương lượng và
giải quyết những bất đồng, xung đột về quan điểm trình bày. Làm việc với
SĐTD, HS cũng có điều kiện làm việc cùng nhau trong nhóm hợp tác với tư
cách thành viên có nhiệm vụ được phân cơng riêng.
Vì thế, trong quá trình dạy - học, GV nên giao nhiệm vụ cho HS về tìm

hiểu một vấn đề LS nào đó liên quan đến bài sẽ học. HS về nhà chuẩn bị trên
SĐTD, rồi báo cáo trên lớp, giúp cho mọi người theo dõi hình dung bố cục phần
trình bày thấy khoa học. Không chỉ hỗ trợ người học lập dàn ý bài chuẩn bị theo
sơ đồ, phần mềm này còn liên kết được các hình ảnh, file văn bản, âm thanh,…
nên bài báo cáo sẽ trở nên sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn.
Ứng dụng phần mềm Mind Manager để hướng dẫn HS củng cố bài
học trên lớp
Trong trường hợp này, SĐTD lịch sử trở thành đối tượng chính và là công
cụ học tập, làm bài tập của HS. Điều đó làm cho sự ghi nhớ mơn LS khơng cịn
là ghi nhớ máy móc, thụ động mà là một sự ghi nhớ logic và hệ thống.


23

Thứ nhất, trong học tập LS khó khăn nhất là nhớ những con số và sự kiện.
Thế nhưng, GV không nên làm cho HS cảm thấy căng thẳng, chỉ chăm chăm
học thuộc từng câu chữ, hoặc tiểu tiết ngày, năm tháng. Với SĐTD thông qua
các nhánh triển khai, GV sẽ định hướng cho HS biết được đâu là kiến thức cơ
bản, con số cơ bản, những sự kiện chính, những vấn đề then chốt và vận dụng
linh hoạt nó. Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh ở cuối thế kỉ
XVIII với những chiến thắng khác nhau. HS phải hiểu hồn cảnh, tiến trình, kết
quả, ý nghĩa của mỗi sự kiện. Suy cho cùng, học bằng SĐTD là học theo vấn đề,
hiểu theo vấn đề. Hệ thống kiến thức được sơ đồ hóa sẽ giúp HS nhận thức rõ
ràng hơn để nắm chắc kiến thức.
Thứ hai, khi ôn tập LS, GV phải giúp HS xây dựng một hệ thống kiến
thức, tránh tình trạng bỏ sót kiến thức trong quá trình ghi nhớ.
Ứng dụng phần mềm Mind Manager để hướng dẫn HS tự học ở nhà
và chuẩn bị cho bài học mới
Trong quá trình học tập LS, thời gian trên lớp của HS có hạn, GV
khơng thể cung cấp tồn bộ kiến thức của bài học, của chương trình và môn

học cho HS, mà chủ yếu là định hướng, hướng dẫn các em cách học và tự
học thông qua nguồn tài liệu tham khảo, chỉ đưa ra các vấn đề cốt lõi. Sử
dụng cách ghi chép theo SĐTD sẽ hỗ trợ tích cực cho q trình tự học của
HS.
Muốn vẽ được SĐTD, HS cần tìm kiếm, khai thác các nguồn thông tin,
làm việc với sách và các tài liệu tham khảo, quan sát, điều tra và thu thập sự kiện
bằng thí nghiệm, thực nghiệm... truy cập, khai thác và sử dụng thông tin, tư liệu,
học liệu trên mạng và hệ thống thư tín điện tử. Vì vậy nó sẽ nâng cao hiểu biết
của các em trong học tập LS và tạo nên hứng thú học tập cho các em.
GV cũng có thể hướng dẫn HS vận dụng SĐTD khi đọc một cuốn tài liệu
tham khảo, lập ra dàn ý, mỗi dàn ý lại có các ý nhỏ hơn liên kết với ý lớn,…
Hình ảnh ở trung tâm có thể là tóm tắt tồn bộ nội dung của cuốn sách hoặc là
chính hình ảnh của cuốn sách (chủ đề). Với cấu trúc như vậy, HS có thể thêm
các chi tiết vào bản đồ trong khi đọc sách, dù rằng đôi khi không đọc theo đúng


24

thứ tự. SĐTD, bản thân nó đã là một hệ thống tự sắp xếp và tổ chức tốt, sẽ giúp
HS nắm được diễn tiến của cuốn sách, tăng khả năng hiểu và đọc hiểu, giúp HS
học tập nhanh chóng và thú vị hơn, và nhất là tăng cường khả năng nhớ.
Khi HS xem lại SĐTD về một cuốn sách, điều đó giống như là thơng tin
chính, tái hiện lại hàng trăm trang viết mình đã đọc, các em sẽ hình dung, tưởng
tượng lại những gì mình đã đọc.
Bên cạnh đó, để quá trình dạy – học đạt kết quả cao, trước khi tìm dạy học bài
mới, GV nên hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị. Có nhiều cách hướng dẫn HS chuẩn bị
bài học trên lớp như: đọc tài liệu, sách tham khảo, sưu tầm tranh ảnh,... nhưng tốt
nhất là sử dụng SĐTD để hướng dẫn HS chuẩn bị. HS có thể sử dụng SĐTD để
chuẩn bị bài học mới bằng cách, tóm tắt nội dung bài học mới theo SĐTD và sưu
tầm những hình ảnh, tư liệu bổ sung vào SĐTD đó, sau đó lên lớp đối chiếu, bổ sung

với bài học mà GV cung cấp.
Ví dụ, áp dụng theo cách thứ hai, khi tiến hành ôn tập, sơ kết, tổng kết cho
HS trong DHLS giai đoạn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX, GV có thể lập
SĐTD mở như sau:

Minh họa thiết kế SĐTD mở hướng dẫn HS ôn tập, tổng kết
Sau khi đưa ra SĐTD mở lên màn hình, GV yêu cầu HS tự vẽ các nhánh
để bổ sung thông tin. Với sự tham gia đóng góp của tất cả HS trong lớp, các em
được suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi, tranh luận cả lớp sẽ có một SĐTD ơn tập
tương đối hồn chỉnh và hợp lí, bao qt tồn phần LS Việt Nam từ thế kỉ XVI


25

đến nửa đầu thế kỉ XIX. Cuối cùng, GV đánh giá, nhận xét và đưa ra một SĐTD
hoàn chỉnh với những nội dung kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất, đầy đủ
nhất hồn thiện sơ đồ trên màn hình kết hợp với phương pháp tái hiện, khái quát
lại để HS được củng cố sâu kiến thức.

Thông tin phản hồi của GV trên SĐTD khi hướng dẫn HS ôn tập, tổng kết.
Như vậy, việc hướng dẫn HS ôn tập, tổng kết bằng phần mềm Mind
Manager kết hợp với hoạt động nhóm, và phương pháp tái hiện, khái quát của
GV thực sự là một cơng cụ tư duy hiệu quả vì nó phát huy được tính độc đáo của
cá nhân vừa phát huy được tinh thần hợp tác, đoàn kết của tập thể lớp học.


×