Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

vận dụng công cụ dtbb để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của nhnn việt nam từ khi thực hiện luật ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.96 KB, 14 trang )

Lời mở đầu
Ra đời từ năm 1913 tại Mĩ, Dự trữ bắt buộc (DTBB) đã dần trở thành một
công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ ở nhiều quốc gia. Với
cơ chế tác động đến vốn khả dụng và lãi suất trên thị trường tiền tệ, qua đó
ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng, DTBB được NHTW sử dụng như một
công cụ nhằm kiểm soát cung tiền, cùng với sự kết hợp với các công cụ khác,
tiến tói mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
Ngày nay, với sự ưu việt của công cụ nghiệp vụ thị trường mở, đã xuất
hiện xu hướng Ýt sử dụng công cụ này trong điều tiết tiền tệ. Tuy nhiên, với
trình độ phát triển chưa cao của thị trường tiền tệ ở nhiều quốc gia hiện nay
và do quan điểm điều hành chính sách tiền tệ NHTW từng nước, DTBB vẫn
được sử dụng tích cực trong việc điều chỉnh vốn khả dụng của các tổ chức tín
dụng, từ đó tác động đến cung tiền.
Ở Việt Nam, DTBB được sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ từ khi
có sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước ngày 24/5/1990. Từ đó đến
nay, chính sách quản lí DTBB của NHNN đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo
hướng vừa đảm bảo hiệu quả quản lí, vừa tạo sự thông thoáng cho hoạt động
của các ngân hàng.
Sau khi có sự ra đời của Luật Ngân hàng Nhà nước- hiệu lực từ ngày
1/10/98, đến nay đã có hai lần sửa đổi Quy chế DTBB đối với các TCTD.
Việc đánh giá hiệu quả điều hành công cụ này là hết sức cần thiết, do đó bài
viết này sẽ đề cập đến vấn đề: “ Vận dụng công cụ DTBB để nâng cao hiệu
quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam từ khi thực hiện Luật
Ngân hàng”.
1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ DỰ TRỮ BẮT BUỘC
1.1. Khái niệm và vai trò của Dự trữ bắt buộc
1.1.1. Khái niệm
Nguồn gốc của việc quản lý dự trữ của các ngân hàng trung gian xuất phát
từ Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1907. Luật Dự trữ Liên bang Hoa
Kì (1913) giao cho Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ quyền được áp đặt tỉ lệ dự


trữ tối thiểu mà các ngân hàng trung gian phải để lại trên tổng số dư tiền gửi
huy động của chủ thể phi ngân hàng. Từ đó cho đến nay,việc quản lí dự trữ
bắt buộc (DTBB) đã được áp dụng ở nhiều quốc gia.
Như vậy ,có thể hiểu DTBB là phần vốn tiền gửi mà tổ chức tín dụng
(TCTD) buộc phải đưa vào dự trữ theo luật định. Theo Luật Ngân hàng Nhà
nuớc Việt Nam, Điều 9: ”DTBB là số tiền mà các TCTD phải gửi tại NHNN
để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”.Phần dự trữ này có thể phải để toàn
bộ ở NHTW hay để một phần tại quỹ tiền mặt của ngân hàng, tuỳ theo quy
định từng nước. Ở Việt Nam hiện nay thì toàn bộ DTBB phải gửi tại NHNN
và tài khoản tiền gửi DTBB đã được hợp nhất vào tài khoản tiền gửi thanh
toán để tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng dự trữ cho các ngân hàng.
1.1.2. Vai trò của DTBB
Chức năng ban đầu của DTBB là để đảm bảo khả năng thanh khoản cho
các ngân hàng. Tuy nhiên, dần dần tỉ lệ DTBB đều giảm ở hầu hết các quốc
gia cho nên chức năng này đã không còn phát huy tác dụng. Hơn nữa, sự phát
triển của thị trường tài chính tiền tệ đã cho phép các ngân hàng có những hình
thức bảo hiểm rủi ro đa dạng mà không cần đến dự trữ tiền mặt.
DTBB tác động đến vốn khả dụng của các ngân hàng và lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng (về mặt lươngh và giá ), qua đó ảnh hưởng đến lượng
tiền cung ứng. Với cơ chế tác động đó, ngày nay DTBB có những vai trò sau:
- Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng.
Các ngân hàng có thể sử dụng một lượng trong phần dự trữ ngay trong kì
duy trì để bù đắp cho sự thiếu hụt trong thanh toán mà không cần phải đI vay
( vì DTBB được quản lý theo nguyên tắc bình quân ), qua đó làm giảm áp lực
đối với lãi suất liên ngân hàng. Ngoài ra các ngânhàng có thể sử dụng dự trữ
để kiếm lời bằng cách cho vay trên thị trường liên ngân hàng, làm tăng cung,
góp phần bình ổn lãi suất thị trường.
- Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng.
2
Sự đòi hỏi có DTBB làm tăng nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng.

Do đó NHTW có thể điều tiết vốn khả dụng của các ngân hàng thông qua việc
điều chỉnh tỉ lệ DTBB và độ dài kì duy trì.
- Kiểm soát tăng trưởng tiền tệ.s
Bằng cách áp đặt nhữg tỉ lệ DTBB khác nhau, NHTW tác động đến khả
năng cho vay và khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng, từ đó tác
động đến tổng lượng tiền cung ứng.
- Tạo thu nhập cho NHTW.
NHTW có thể sử dụng tiền gửi DTBB của các ngân hàng thương mại để cho
vay tái cấp vốn, theo hồ sơ tín dụng, cho vay thanh toán…đối với các ngân
hàng thương mại khác. Từ đó tạo nguồn thu, bù đắp các chi phí phát hành
tiền, hoạt động thường xuyên của NHTW.
1.2. Phưong pháp quản lí DTBB.
Tỉ lệ DTBB được đưa ra trên cơ sở:
- Mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kì
- Chi phí phải trả của các ngân hàng thương mại khi phải duy trì DTBB
- Tính ổn định của các loại tiền gửi.
Mức DTBB = Tỉ lệ DTBB x Số dư bình quân tài khoản thuộc đối tượng
DTBB của kì xác định
Mức DTBB được tính trong kì xác định được dùng làm căn cứ để chấp
hành quy định về DTBB trong kì duy trì. Trong đó, kì duy trì là khoảng thời
gian mà đối tượng thực hiện DTBB phải thực hiện theo mức đã được tính
toán vào cuối kì xác định; kì xác định là số ngày được sử dụng để tính số dư
bình quân của các tài khản phải tính DTBB.
Việc quản lí DTBB được thực hiện theo 3 phương pháp:
- Phương pháp nối tiếp: Kì duy trì và kì xác định nối tiếp nhau.
- Phương pháp trùng một phần: Kì duy trì và kì xác định trùng nhau
một phần
- Phương pháp trùng hoàn toàn: Kì duy trì đồng thời là kì xác định.
Khi kì duy trì và kì xác định càng trùng nhau thì tính hiệu quả của việc
điều hành DTBB càng tăng lên, và làm giảm tác động gây biến động lãi suất

trên thị trường liên ngân hàng. Do đó hiệu quả của công cụ DTBB phát huy
3
cao nhất khi kì duy trì và kì xác định trùng nhau hoàn toàn, đồng thời các
ngân hàng sẽ mất tính chủ động trong việc sử dụng dự trữ của mình.
Ngoài ra,mức độ hiệu quả của công cụ DTBB còn phụ thuộc vào độ dài
của kì duy trì, kì xác định. Độ dài càng ngắn thì hiệu quả càng cao vì trong
thời gian ngắn, sự biến động của số dư tài khoản không lớn, do đó Ýt gây
biến động đến thị trường liên ngân hàng.
Tuỳ theo quy định của từng nước mà độ dài có thể là 1 tuần, 2 tuần hoặc 1
tháng…Ở Việt Nam là 1 tháng và quản lí theo phương pháp nối tiếp.
1.3. Ưu – nhược điểm của DTBB
* Ưu điểm:
- DTBB tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng
không phân biệt với những ngân hàng có điều kiện kinh doanh như nhau.
- NHTW chủ động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng thông qua
việc thay đổi tỉ lệ DTBB.
- DTBB là công cụ đầy quyền lực của NHTW, tác động nhanh và mạnh
đến lượng tiền cung ứng. Bởi lẽ, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về tỉ lệ DTBB
thì mức dự trữ dư thừa và lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ thay đổi và
dẫn đến thay đổi theo cấp số nhân của khối lượng tiền cung ứng.
- Ngoài ra, DTBB còn được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa việc
tạo tiền của hệ thống ngân hàng với nhu cầu tái cấp vốn tại NHTW vì bằng
việc năng tỉ lệ DTBB lên cao có thể buộc các ngân hàng phải tìm đến nguồn
vốn từ NHTW.
* Nhược điểm:
- Do DTBB là công cụ quyền lực mạnh nên nó thiếu tính linh hoạt. Vì
chỉ cần một sự thay đổi dù lớn hay nhỏ về tỉ lệ DTBB cũng gây ảnh hưởng
đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.
- NHTW sẽ khó có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng
tiền tệ vì như đã nói ở trên, DTBB tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền

cung ứng.
- DTBB còn được coi là môt vô hình đối với các NHTM vì các ngân
hàng phải giữ lại một bộ phận tiền gửi cho yêu cầu DTBB mà không được sử
dụng để kiếm lời trong khi vẫn phải trả lãi huy động cho bộ phận này.
Vói phân tích trên, dường như nhược điểm của công cụ này có phần lớn
hơn ưu điểm. Và đó là nguyên nhân chính của xu hướng ngày càng Ýt sử
4
dụng công cụ này trong điều tiết tiền tệ. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay ở
nhiều quốc gia, công cụ này vẫn được coi như một công cụ đắc lực trong điều
hành chính sách tiền tệ trong sự kết hợp hiệu quả với các công cụ khác.
PHẦN 2: QUẢN LÍ DTBB CỦA NHNN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.
DTBB được sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ khi
có sù ra đời của Pháp lệnh NHNN ngày 24/ 5/1990. Mục đích chính của việc
áp dụng DTBB ở VN là nhằm kiểm soát cung tiền (M2); Bơm hút vốn khả
dụng; Tác động đến chi phí của các TCTD và cuối cùng là đảm bảo khả năng
thanh toán cho TCTD.
Từ đó đến nay, công cụ này đã dần nâng cao hiệu quả thông qua những
sửa đổi bổ sung trong chính sách quản lí. Diễn biến của cơ chế quản lí DTBB
có thể phân thành hai giai đoạn sau:
2.1. Giai đoạn từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng đến trước khi Luật
Ngân hàng có hiệu lực (5/1990 – 10/1998).
Trong thời gian này, cơ chế DTBB đã có những thay đổi nhất định. Bắt
đầu từ Quyết định số108/QĐ-NH5 về “Qui chế DTBB đối với các ngân hàng
và TCTD” và Quyết định 117 về tỉ lệ DTBB tháng 6/1992, cho đến QĐ 260,
QĐ 261 tháng 10/1995, và cuối cùng là QĐ 396 - 1998/QĐ/NHNN1 ngày
1/12/98. Qua những Quyết định trên, quy chế DTBB đã thay đổi về đối tượng
thi hành, tài khoản phải DTBB, cơ cấu DTBB, tỉ lệ DTBB và phương pháp
quản lí theo hướng linh hoạt hơn, thông thoáng hơn cho hoạt động kinh doanh
ngân hàng.
Đến thời điểm năm 1998 thì cơ cấu DTBB gồm 2 bộ phận là tiền mặt tại

quỹ và ngân phiếu còn thời hạn thanh toán (không quá 30%) và bộ phận tiền
gửi DTBB tại NHNN (tối thiểu 70%), đồng thời hợp nhất tài khoản DTBB và
tài khoản tiền gửi thanh toán thành một tài khoản tiền gửi không kì hạn tại
HHNN. Hơn nữa, DTBB đã được tính bình quân cả kì duy trì và dự trữ
thường xuyên được thay thế bằng DTBB theo đơn vị thời gian. Đây là một
bước tiến lớn trong việc nâng cao hiệu quả của công cụ DTBB, tạo điều kiện
cho các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc sử dụng dự trữ cũng như chấp
hành quy định về DTBB.
Tuy nhiên, tỉ lệ DTBB thời kì này còn cao, từ 10% đến 35%, trường hợp
đặc biệt có thể nâng lên cao hơn 35%, và mức phổ biến là 10%. Trong khi các
5
nước khác thời kì đó mức cao nhất là 10%. Việc quy định tỉ lệ DTBB cao như
vậy sẽ làm tăng chi phí của các ngân hàng. Hơn nữa, trong thời kì này NHNN
lại khống chế sàn lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay nên làm ảnh
hưởng đến thu nhập của các ngân hàng.
2.2. Giai đoạn từ khi Luật Ngân hàng có hiệu lực cho đến nay (từ
tháng 10/1998)
Theo Luật Ngân hàng thì NHNN sẽ quy định tỉ lệ DTBB đối với từng loại
hình TCTD và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20%. Và để thực hiện
Luật Ngân hàng thì ngày 10/2/1999 Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế
DTBB kèm theo Quyết định số 51/1999/QĐ-NHNN1. Quyết định này có hiệu
lực thi hành từ kì duy trì DTBB tháng 3/1999. So với QĐ 396, Quyết định có
một số sửa đổi bổ sung, như: tiền DTBB phải gửi toàn bộ tại NHNN, đối
tượng áp dụng được mở rộng (các TCTD được thành lập và hoạt động theo
Luật các TCTD), việc trả lãi tiền DTBB do Chính phủ quy định thay vì do
NHNN quy định, tỉ lệ DTBB được điều chỉnh theo từng thời kì. Tuy nhiên,
tiền gửi trên 12 tháng vẫn chưa thuộc diện phải DTBB.
Từ thời điểm đó tỉ lệ DTBB đã thay đổi theo hướng giảm xuống cho đến
tháng 11/2000. Sau đó, tỉ lệ DTBB diễn biến theo xu hướng giảm xuống đối
với VND và tăng lên đối với ngoại tê, đỉnh điểm là 15% vào tháng 5/2001.

Nguyên nhân do lãi suất huy động USD tăng cao, nguồn tiền gửi USD trong
các TCTD tăng mạnh dẫn đến hiện tượng đô la hóa. Trước tình hình đó,
NHNN đã tăng tỉ lệ tiền gửi DTBB ngoại tệ từ 5% lên 8% , rồi 12% và cao
nhất là 15%.
Sau đó khi lãi suất USD diễn biến giảm xuống thì tỉ lệ DTBB tiền gửi
ngoại tệ cũng giảm xuống, đến tháng 12/2002 là 5% và từ tháng 8/2003 còn
4%.
Tỉ lệ DTBB tiền gửi nội tệ tiếp tục giảm. Đến tháng 5/2001 giảm từ 5%
xuống 3%, riêng đối với NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN là 2%.
Như vậy, việc điều hành công cụ DTBB của NHNN đã có tác động lớn
trong điều hành tỉ giá và lãi suất, góp phần quan trọng để cân bằng thu nhập kì
vọng giữa tiền gửi VND và tiền gửi USD, hạn chế tình trạng đô la hoá trong
tài sản có của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện phát huy hiêu quả điều tiết
của chính sách tiền tệ.
6
Quy chế DTBB ban hành theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày
9/6/2003 có sự thay đổi nổi bật so với trước đây là tiền gửi kì hạn từ 12 – 24
tháng bằng cả VND và ngoại tệ đã được đưa vào diện phải tính DTBB. Theo
Quyết định số 582/2003/QĐ-NHNN thì tỉ lệ DTBB duy trì đối với tiền gửi
loại này là 1%.Việc này đã làm tăng phạm vi kiểm soát lượng tiền cung ứng
của DTBB, nâng cao quyền lực điều hành của công cụ này.
Tuy nhiên xem xét lại bối cảnh thị trường tiền tệ thời điểm đó, trong tình
trạng lãi suất thị trường ở mức cao, các NHTM đang thừa vốn khả dụng, thừa
vốn ngắn hạn, tạm thời đầu tư vào Tín phiếu Kho bạc, chịu chấp nhận lỗ còn
hơn là để không trong khi vẫn phải trả lãi cho khách hàng. Vốn trung-dài hạn
lại thiếu, làm mất cân đối về thời hạn trong kết cấu nguồn vốn, dẫn đến phải
tăng lãi suất huy động vốn trung-dài hạn. Do đó, việc đưa loại tiền gửi trên
vào diện tính DTBB đã làm tăng áp lực về giá nguồn vốn trung-dài hạn và
thực sự gây khó khăn cho các NHTM khi làm thu hẹp chênh lệch lãi suất của
các khoản tín dụng trung-dài hạn, vô tình gây sức Ðp tăng lãi suất đầu ra vốn

đã rất cao so với sức chịu đựng của nền kinh tế. Như vậy, xét riêng về khía
cạnh này, việc chỉnh sửa yêu cầu DTBB trên đã không có tác động tích cực
lắm đến chi phí của các ngân hàng và mặt bằng lãi suất thị trường.
Nhưng không thể không kể đến tác động tích cực của Quyết định số
831/2003/QĐ-NHNN ngày 30/7/2003 đến lãi suất thị trường với việc điều
chỉnh giảm tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dươí 12
tháng bằng VND từ 3% xuống còn 2%, riêng NH Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn VN là 1,5%, áp dụng từ kì duy trì DTBB tháng 8/2003. Cùng với
sư điều chỉnh các công cụ khác như: giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết
khấu, sửa đổi cơ chế cho vay ngắn hạn, chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN
đối với NHTM để mơ rộng khả năng tiếp cận kênh tái cấp vốn cho các
NHTM, mở rộng hàng hóa cho thị trường mở, và với vai trò của Hiệp hội
Ngân hàng đã góp phần bình ổn lãi suất thị trường từ đó cho đến nay. Như
vậy, công cô DTBB đã được vận hành một cách tương đối hiệu quả trong sự
kết hợp đồng bộ với các công cụ khác.
Ngoài ra, Quy chế DTBB ban hành kèm theo Quyết định 581/2003/QĐ-
NHNN đã cho phép các TCTD được tính cả tiền gửi nội tệ tại chi nhánh
NHNN tỉnh thành phố là tiền duy trì DTBB (Khoản 1 - Điều 7). Đây là quy
7
định tỏ ra thông thoáng hơn cho các NHTM, tạo sự linh hoạt hơn trong việc
thực hiện DTBB cho các NHTM nói riêng và các TCTD nói chung.
Tất cả những thay đổi trên trong việc quản lí DTBB của NHNN là bước
khởi đầu cho việc thực hiện mục tiêu tăng cường khả năng điều tiết tiền tệ của
công cụ này cho những năm tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành
của chính sách tiền tệ.
Năm 2004 là năm có biến động lớn trong diễn biến giá cả hàng hoá thị
trường nội địa. Lần đầu tiên trong vài năm gần đây, lạm phát trở thành vấn đề
quan tâm đặc biệt của các nhà quản lí cũng như công chúng và các phương
tiện thông tin đại chúng. Chỉ số giá 6 tháng đầu năm ở mức 7,2%, tăng đột
biến so với năm 2003 và các năm trước. Trong khi mét trong những mục tiêu

cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát thì việc phân tích ,
đánh giá đúng các nhân tố tác động làm tăng chỉ số CPI cũng như bản chất
của việc tăng giá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra các giảI pháp điều
hành chính sách tiền tệ có hiệu quả và thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Qua phân tích tình hình thực tiễn cho thấy giá cả tăng là do các nhân tố
khách quan như dịch cúm gia cầm những tháng đầu năm cộng hưởng cùng dịp
Tết Nguyên Đán, giá dầu mỏ, thép, nhựa…trên thị trường thế giới tăng cao,
ảnh hưởng đến giá thành phẩm trong nước v.v…; cùng với nguyên nhân chủ
quan như nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng, Chính phủ tăng cước phí vận chuyển
hàng không, đường sắt, tâm lí người dân…
Còn về nhân tố tiền tệ, qua xem xét số liệu cho thấy tổng phương tiện
thanh toán (TPTTT) 10 năm qua tăng không nhiều, không có tính đột biến và
không có mối liên hệ rõ ràng với CPI. Số liệu tăng trưởng TPTTT, tiền gửi ,
dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm đều thấp hơn tốc độ tăng cùng kì năm 2003,
trong khi CPI lại tăng 7,2%, cao hơn mức tăng cùng kì năm ngoáI là 2,1%.
Như vậy thì việc CPI 6 tháng đầu năm tăng đột biến không phải bắt nguồn do
chủ yếu từ nân tố tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ.
Do đó, NHNN đã xác định giảI pháp điều hành chính sách tiền tệ là linh
hoạt và thận trọng nhằm ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng
về điều hành công cụ DTBB, trước sức Ðp của nguy cơ lạm phát cao 6 tháng
đầu năm, NHNN vẫn không nóng vội trong việc sử dụng DTBB với mục tiêu
kiểm soát lượng tiền cung ứng, thể hiện là tỉ lệ DTBB vẫn được duy trì từ
tháng 8/2003 đến 30/6/2004 ở mức thấp nhằm khuyến khích các TCTD huy
8
động vốn trung dài hạn và mở rộng cho vay góp phần tăng trưởng kinh tế,
đồng thời góp phần làm giảm áp lực tăng lãi suất chưa thật cần thiết trên thị
trường tiền tệ. Như vậy, việc điều hành DTBB trong những tháng đầu năm đã
tỏ ra khá hiệu quả và thận trọng, kết hợp linh hoạt và đồng bộ với các công cụ
khác trong điều hành chính sách tiền tệ.
Nhận thấy tình hình chỉ số giá cả sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp

theo, gây nguy cơ lạm phát cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, cuối tháng
6, NHNN đã quyết định tăng mạnh tỉ lệ DTBB đối với các NHTM để hạn chế
tăng trưởng tín dụng. Cụ thể là việc ban hành Quyết định 796/2004/QĐ-
NHNN ngày 25/6/2004, có hiệu lực từ kì duy trì tháng 7 năm 2004. Theo đó,
tỉ lệ DTBB tiền gửi VND kì hạn dưói 12 tháng tăng từ 2% lên 5%; riêng đối
với NH NN & PTNN tăng từ 1,5% lên 4%; còn NHTM cổ phần nông thôn,
Quỹ TDND TW, ngân hàng hợp tác tăng từ 1% lên 2%. Đối với tiền gửi VND
kì hạn 12-24 tháng, tỉ lệ DTBB tăng từ 1% lên 2% áp dụng đối với tất cả các
TCTD.
Tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi ngoại tệ kì hạn dưới 12 tháng tăng từ 4% lên
8%, kì hạn 12-24 tháng tăng từ 1% lên 2%, áp dụng đối với tất cả các TCTD.
Một sè ý kiến cho rằng, việc tăng tỉ lệ DTBB sẽ làm tăng lãi suất của các
TCTD, tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế. Tại thời điểm đó, lãi suất
huy động và cho vay VND của các NHTM VN đã ở mức cao hơn nhiều so
với lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế và nguy cơ của một cuộc chạy
đua lãi suất giữa các NHTM đã manh mún xuất hiện. Nếu tiếp tục tăng lãi
suất sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế
và sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Đây có thể là nguyên nhân lí giảI cho
sự thận trọng và dè dặt của NHNN trong việc nâng tỉ lệ DTBB vào cuối tháng
6, khi CPI đã ở mức tưong đối cao và có thể tiếp tục tăng trong những tháng
tiếp theo, gây nguy cơ lạm phát cao cả năm.
Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tháng thực hiện tăng DTBB - động thái
được coi là tích cực, hạn chế khả năng tạo tiền, kiểm soát tăng trưởng tín
dụng, từ đó kiềm chế lạm phát, thông qua Hiệp hội Ngân hàng, các NHTM
quốc doanh đã thoả thuận giảm lãi suất huy động, tối đa là 0,63%/tháng (kì
hạn 12 tháng).
Hơn nữa, NHNN đã cân nhắc đến tác động nhiều mặt của giải pháp. Thể
hiện: để hạn chế tác động làm tăng chi phí của các TCTD do tăng tỉ lệ DTBB,
9
NHNN đã tiến hành thay đổi phương thức trả lãi đối với tiền gửi DTBB. Cụ

thể, NHNN thực hiện trả lãi đối với tiền gửi DTBB bằng VND với mức lãi
suất 0,1%/tháng, đồng thời không thực hiện trả lãi tiền gửi vượt DTBB bằng
VND của TCTD tại NHNN nhằm hỗ trợ một phần chi phí hoạt động cho các
TCTD và khuyến khích các TCTD sử dụng triệt để nguồn vốn, tránh tăng lãi
suất huy động không cần thiết, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Qua những động tháI trên của NHNN trong việc điều hành DTBB, cùng
với sự kết hợp với các biện pháp khác như: giữ nguyên các mức lãi suất cơ
bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu từ đầu năm; vẫn sẵn sàng hỗ trợ
vốn cho các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán với lãi suất thấp; tiếp tục sử
dụng nghiệp vụ thị trường mở như một công cụ chủ đạo trong điều tiết tiền tệ,
đã giúp cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua đạt
được những kết quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu kiềm soát tăng
trưởng tín dụng, qua đó kiềm chế lạm phát; ổn định lãi suất thị trường và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thời gian tới, NHNN vẫn tiếp tục theo giõi sát diễn biến thị trường, trường
hợp có nhiều yếu tố bất lợi làm lạm phát tăng khỏi tầm kiểm soát thì tiếp tục
áp dụng các giảI pháp thắt chặt tiền tệ nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô để tăng
trưởng bền vững. Công cụ DTBB được sử dụng trong việc kiểm soát gia tăng
của tín dụng và đảm bảo cân đối hợp lí giữa nguồn vốn nội và ngoại tệ trong
sự kết hợp đồng bộ, linh hoạt với các công cụ khác.
Tháng 10 vừa qua là tháng có tín hiệu tốt cho nền kinh tế, đó là lần đầu
tiên trong năm, CPI không tăng. Đây là cơ sở để cho các nhà quản lÝ kinh tế
vĩ mô cũng như NHNN có những biện pháp và dự định cần thiết trong việc
điều hành chính sách quản lí của mình.
10
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều hành của công
cụ DTBB
Có thể nói, từ khi ra đời, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện Luật Ngân
hàng cho đến nay, công cụ DTBB đã dần được nâng cao hiệu quả điều hành
qua những sửa đổi bổ sung trong chính sách quản lí, góp phần thực thi tốt

chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.
Tuy nhên, công cụ này vẫn còn bộc lộ một số bất cập trong điều hành như:
DTBB thể hiện tác động rất rõ đến việc điều hành tỉ giá và lãi suất trong thời
gian qua nhưng tác động đến việc tăng cơ số tiền tệ, nhất là đối với ngoại tệ
thì không rõ (trong khi mét trong những mục tiêu chính của việc sử dông
DTBB là kiểm soát cung tiền); ngoài ra theo một số ý kiến, việc điều chỉnh
công cụ này còn chậm so với thực tiễn; những hạn chế đối với việc duy trì tỉ
lệ DTBB hiện nay…
Do đó việc đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều
hành của công cụ này là hết sức cần thiết đối với NHNN trong giai đoạn hiện
nay.
* Trứơc hết, trong những tháng tiếp theo, tỉ giá giữa VND và USD có
xu hướng ổn định và có thể giảm, hiện tại lãi suất tiền gửi VND vẫn ở mức
cao hơn nhiều so với tiền gửi USD, lợi thế về thu nhập kì vọng vẫn nghiêng
về phía VND, cộng với việc CPI tháng 10 vừa qua không tăng, nên sự di
chuyển từ USD sang VND không lớn; hơn nữa NHNN đang chủ trương
khuyến khích cho vay ngoại tệ. Do đó, trong những tháng tiếp theo, nếu
không có gì bất ổn trong diễn biến giá cả thì NHNN nên xem xét giảm tỉ lệ
DTBB đối với tiền gửi ngoại tệ. Vì hiện nay khoảng cách giữa tỉ lệ DTBB
ngoại tệ và tiền gửi nội tệ tương đối cao, nên có tác động như một khoản thuế
đánh vào giá đầu vào của tiền gửi USD và ảnh hưởng đến giá đầu ra của
khoản tín dụng bằng USD.
11
* Thứ hai, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chính sách
tiền tệ, nếu diễn biến giá cả như trên trong thời gian tới, NHNN cũng nên xem
xét giảm tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi kì hạn 12-24 tháng. Việc này có ý nghĩa
trong cả dài hạn vì nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn đang chiếm tỉ trọng lớn
trong đầu tư phát triển. Do đó, việc giảm chi phí đối với nguồn vốn trung-dài
hạn cho các ngân hàng không những tác động tốt đến việc kinh doanh của các
ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng đảm bảo đáp ứng

vốn cho tăng trưỏng kinh tế.
* Về mặt dài hạn, để nâng cao hiệu quả hoạt động của công cụ DTBB,
NHNN cũng cần phải khẩn trương nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để có thể chuyển đổi phương pháp quản lí DTBB từ phương pháp nối
tiếp sang phương pháp trùng một phần, vì phương pháp quản lí nối tiếp có
nhựơc điểm lớn như: khả năng kiểm soát tín dụng của DTBB theo phương
pháp này thấp, hơn nữa nó có thể dẫn đến sự biến động lớn về lãi suất ngắn
hạn, gây bất ổn định cho thị trường tiền tệ, do đó giảm hiệu quả điều hành của
DTBB.
Đồng thời chưa nên rút ngắn độ dài kì duy trì và kì xác định xuống 15
ngày, vẫn giữ độ dài là 1 tháng, mà để kì duy trì và kì xác định trùng nhau 15
ngày. Vì với điều kiện phát triển hiện nay ở VN, thực hiện ngay việc rút ngắn
độ dài kì duy trì và kì xác định là việc làm Ýt có tính khả thi. Việc thay đổi
phương pháp quản lí như vậy sẽ làm giảm tác động gây biến động mạnh về lãi
suất thị trường liên ngân hàng, vì trong 15 ngày đầu của kì duy trì, các TCTD
chưa biết chính xác mức DTBB phải duy trì bình quân trong kì nên sẽ thận
trọng hơn trong việc sử dụng dự trữ, do đó yêu cầu DTBB của NHNN được
tôn trọng hơn và số dư tiền gửi để tính DTBB cũng như lãi suất thị trương Ýt
biến động hơn trong 15 ngày sau đó.
Và khi đã thực hiện tốt phương pháp quản lí như trên, đến thời điểm
thích hợp và khả thi thì NHNN sẽ xem xét rút ngắn độ dài kì duy trì vá kì xác
định lại còn 15 ngày như phần lớn các quốc gia trong khu vực. Theo ý kiÕn
cá nhân thì đây là lộ trình đổi mới thích hợp nhất cho công tác quản lí DTBB
ở Việt Nam hiện nay, từng bứơc nâng cao hiệu quả điều hành của công cụ
DTBB trong thực thi chính sách tiền tệ.
* Ngoài ra, để phục vụ cho công tác điều hành DTBB của NHNN được
tốt hơn, cần phải thực hiện cảI tiến hệ thống thông tin báo cáo để có thể xác
định chính xác tổng dự trữ của các TCTD phân tán tại các chi nhánh NHNN
12
tỉnh thành phố vào từng thời điểm làm căn cứ để kiểm soát lượng DTBB định

kì (vì như đã nói ở trên, theo Quy chế về DTBB mới, ban hành kèm theo
Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003, NHNN đã cho phép tiền
gửi nội tệ tại chi nhánh NHNN tỉnh thành phố của các TCTD làm tiền duy trì
DTBB).
Trên đây là một vài ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của công
cô DTBB trong thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Có thể chưa
đầy đủ nhưng cũng là một số gợi ý cho quá trình cải tiến công cụ này hiện
nay, cùng với sự kết hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác góp
phần thực hiện tốt mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
Kết Luận
Có thể nói, DTBB được đưa vào vận hành ở Việt Nam trong thời gian
không phải là dài. Nhưng với những cố gắng và nỗ lực của NHNN trong việc
điều hành DTBB, thông qua những sửa đổi bổ sung trong chính sách quản lí,
thời gian qua, công cụ này đã dần nâng cao hiệu quả và được sử dụng như
một trong những công cụ quan trọng trong điều tiết tiền tệ, bơm hút vốn khả
dụng, tác động đến chi phí của các TCTD và thực hiện chức năng cuối cùng là
đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD, qua đó góp phần thực hiện
mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
Việt Nam sẽ là một trong những nước tiếp tục sử dụng DTBB như là
một công cụ của chính sách tiền tệ trong thời gian tới, tác động tới mục tiêu
trung gian là tổng lượng tiền cung ứng, từ đó đI đến mục tiêu cuối cùng. Điều
đó là cần thiết trong quá trình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường hiện nay,
vì nó nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước (thông qua NHNN VN) đối với
thị trường tài chính tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam mới bước
vào cơ chế thị trường chưa lâu.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương – Học viện Ngân hàng
2. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.

3. Tạp chí tài chính.
4. Báo cáo thường niên 2002, 2003 – NHNN Việt Nam.
5. Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng.
6. Hệ thống các Quyết định của NHNN Việt Nam về Dự trữ bắt buộc từ
năm 1990 đến nay.
14

×