Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.88 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG. ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 LẦN 1 NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút. Câu I. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp nước ta. Câu II. Trình bày ý nghĩa của ngành giao thông vận tải và tình hình phát triển ngành giao thông vận tải nước ta. Câu III. Vấn đề lao động và việc làm nước ta hiện nay như thế nào? Nêu giải pháp giải quyết vấn đề việc làm nước ta. Câu IV. Cho bảng số liệu: Diện tích và dân số các vùng lãnh thổ nước ta năm 2002. Các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích (km2) 100 965 14 806 51 513 44 254 54 475 23 550 39 734. Dân số (triệu người) 11,5 17,5 10,3 8,4 4,4 10,9 16,7. 1. Dựa vào bảng số liệu, em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ dân số các vùng lãnh thổ nước ta năm 2002. 2. Nêu nhận xét và giải thích.. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG. THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 9. Câu I. ( 2 điểm) 1. Tài nguyên đất: (0,75 điểm) - Là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp. - Nước ta có tài nguyên đất khá đa dạng với 2 nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit: + Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha tập trung tại ĐBSH, ĐBSCL, các ĐB ven biển miền Trung, thích hợp nhất với cây lúa nước và các loại cây ngắn ngày. + Đất feralit có diện tích trên 16 triệu ha tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và một số loại cây ngắn ngày. - Nước ta có diện tích đất nông nghiệp trên 9 triệu ha. Hiện nay, nhiều khu vực tài nguyên đất đang bị suy thoái, do đó việc sử hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta. 2. Tài nguyên khí hậu: (0.5 điểm) - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, cây cối sinh trưởng, một năm có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau màu, nhiều cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt. - Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều bắc-nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, nước ta có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng. - Tuy nhiên, bão, gió Tây khô nóng, sự phát triển nhanh của sâu bệnh và các thiên tai khác như mưa đá, sương muối, rét hại…gây tổn thất không nhỏ cho nông nghiệp. 3. Tài nguyên nước: (0,5 điểm) - Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các hệ thống sông đều có giá trị về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm khá dồi dào. Đây là nguồn nước tưới rất quan trọng, nhất là vào mùa khô: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. - Ở nhiều lưu sông, vào mùa mưa lú lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân, còn về mùa khô thường cạn kiệt, thiếu nước tưới. 4. Tài nguyên sinh vật: (0,25 điểm) - Nước ta có tài nguyên thực động vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương. - Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật đang suy thoái nghiêm trọng, nên việc bảo vệ và lưu giữ các nguồn gen quý hiếm được đặt ra cấp bách đối với nước ta..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu II. (2 điểm) 1. Ý nghĩa: (0,5 điểm) - GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế và đối với sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường. - GTVT thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước. - GTVT tạo cơ hội phát triển cho nhiều vùng khó khăn. 2. Tình hình phát triển ngành GTVT nước ta: (1,5 điểm) - Nước ta phát triển đầy đủ các loại hình GTVT: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống. - Đường bộ: + Phát triển rộng khắp với gần 205.000 km đường bộ, trong đó có hơn 15.000 km đường quốc lộ. + Vận tải được nhiều hàng hóa và hành khách nhất và được đầu tư nhiều nhất. + Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp, nhiều cây cầu lớn được đầu tư xây dựng. + Tuy nhiên còn nhiều đường hẹp và xấu. - Đường sắt: + Tổng chiều dài 2632 km. + Tuyến đường sắt Thống nhất Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của GTVT nước ta, các tuyến đường còn lại đều nằm ở miền Bắc. + Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật. - Đường sông: Mạng lưới đường sông nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long là 4500 km và lưu vực vận tải sông Hồng là 2500 km. - Đường biển: + Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. + Vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. + Các cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. - Đường hàng không: + Đang phát triển đội bay theo hướng hiện đại hóa với những máy bay hiện đại nhất. + Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với ba đầu mối chính: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất)..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Mạng quốc tế ngày càng mở rộng với nhiều nước ở châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ và Ô-xtrây-li-a. - Đường ống: Ngày càng phát triển gắn với sự phát triển của ngành dầu khí, vận tải đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí đốt. Câu III. (3 điểm) 1. Nguồn lao động và việc sử dụng lao động: (1,0 điểm) a. Nguồn lao động: (0,75 điểm) - Số lượng: Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. - Chất lượng: Người lao động nước ta cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả nắng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. - Tuy nhiên, người lao động nước ta còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong công nghiệp. Lực lượng lao động phân bố chưa hơp lí giữa các vùng lãnh thổ, giữa các khu vực sản xuất. Lao động tập trung quá cao ở vùng ĐB và một số thành phố lớn, vùng núi giàu tài nguyên lại thiếu lao động nhất là lao động kĩ thuật. b. Sử dụng lao động: (0,25 điểm) - Trong các ngành kinh tế: cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. - Trong các thành phần kinh tế: Lao động làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng, lao động trong khu vực quốc doanh giảm xuống. 2. Vấn đề việc làm: (1,0 điểm) - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm và là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt của nước ta. - Khu vực thành thị, đặc biệt các thành phố lớn, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao khoảng 6%. - Khu vực vùng nông thôn, do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, sự phát triển của các ngành nghề còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm và số ngày nông nhàn của lao động nông thôn còn nhiều. 3. Hướng giải quyết: (1,0 điểm) - Giảm gia tăng dân số đi đôi với phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Khu vực thành thị: Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có khả năng thu hút nhiều lao động nhất là thanh niên. Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm và thích ứng tốt với thị trường sức lao động. - Khu vực nông thôn: Đa dạng hóa kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. - Chú trọng đào tạo nghề và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Câu IV. (3 điểm) 1. Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ: (2,0 điểm) a. Xử lí số liệu: (1,0 điểm) Mật độ dân số = Dân số/Diện tích (đơn vị: người/km2) Diện tích Dân số Mật độ dân số Các vùng 2 (km ) (triệu người) (người/km2) Trung du và miền núi Bắc Bộ 100 965 11,5 114 Đồng bằng sông Hồng 14 806 17,5 1182 Bắc Trung Bộ 51 513 10,3 200 Duyên hải Nam Trung Bộ 44 254 8,4 190 Tây Nguyên 54 475 4,4 81 Đông Nam Bộ 23 550 10,9 463 Đồng bằng sông Cửu Long 39 734 16,7 420 b. Vẽ biểu đồ: (1,0 điểm) - Vẽ biểu đồ cột. - Yêu cầu: + Trục tung biểu thị mật độ dân số (đơn vị: người/km 2); trục hoành biểu thị các vùng lãnh thổ nước ta theo thứ tự của bảng số liệu. + Đảm bảo chính xác, sạch đẹp, có tên biểu đồ. Chú ý: Học sinh có thể vẽ biểu đồ thanh ngang. 2. Nhận xét và giải thích: (1,0 điểm) a. Nhận xét: (0,5 điểm) - Mật độ dân số trung bình của nước ta cao (242 người/km 2), gấp hơn 5 lần so với mật độ dân số trung bình của thế giới. - Mật độ dân số nước ta có sự chênh lệch lớn giữa các vùng lãnh thổ: + Các vùng lãnh thổ có mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước: ĐBSH, ĐNB và ĐBSCL. Trong đó, cao nhất là ĐBSH mật độ dân số lên tới 1182 người/km 2 gấp gần 5 lần so với mật độ trung bình cả nước, gấp 14,6 lần so với Tây Nguyên..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Các vùng có mật độ dân số thấp: Trung du và miền nùi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả nước với 81 người/km2 thấp hơn gần 3 lần mật độ dân số trung bình cả nước. - Mật độ dân số nước ta tập trung cao ở các vùng ĐB và thấp ở các vùng Trung du, miền núi và cao nguyên. b. Giải thích: (0,5 điểm) - Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là nền nông nghiệp trồng lúa nước. Vì vậy, cần nhiều lao động phục vụ cho nền nông nghiệp với trình độ cơ giới hóa chưa cao. - Đồng bằng là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội, hình thành nhiều đô thị lớn… Do đó, dân cư tập trung đông và mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước. - Trung du và miền núi, do các hoạt động kinh tế- xã hội không thuận lợi, giao thông khó khăn, văn hóa, giáo dục còn nhiều hạn chế… Vì vậy, dân cư tập trung ít hơn và mật độ dân số thấp hơn trung bình cả nước ..
<span class='text_page_counter'>(7)</span>