Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Kích thích sự sáng tạo của trẻ thông qua việc dạy trẻ 5 6 tuổi làm tranh từ các loại hột hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 26 trang )


UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN CÁT HẢI

BẢN MƠ TẢ SÁNG KIẾN
“ KÍCH THÍCH SỰ SÁNG TẠO CỦA TRẺ
THÔNG QUA VIỆC DẠY TRẺ 5-6 TUỔI LÀM TRANH TỪ CÁC LOẠI HỘT HẠT”
NĂM HỌC 2019-2020

Tác giả: Vũ Thị Thanh Tâm
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn
Nơi công tác: Trường mầm non Thị Trấn Cát Hải
Thị Trấn Cát Hải-Huyện Cát Hải
Điện thoại liên hệ: 0833715912


Cát Hải, tháng 12 năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp huyện.
Tôi ghi tên dưới đây:

Số
TT

Họ và tên


Ngàytháng
năm sinh

Nơi cơng tác

Chức
danh

1

Vũ Thị Thanh Tâm

02/02/1984

Trường
mầm non TT
Cát Hải

Tổ
trưởng
chun
mơn

Trình Tỷ lệ( %)
độ
đóng góp
chu vào việc
n mơn tạo ra sáng
kiến
Đại

học

100%

Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: “ Kích thích sự sáng tạo của trẻ thơng
qua việc dạy trẻ 5-6 tuổi làm tranh từ các loại hột hạt” năm học 2019-2020.
1. Lĩnh vực áp dụng:
Phục vụ cho giáo viên trường Mầm non Thị trấn Cát Hải nói riêng và giáo viên
trong các trường mầm non trong huyện Cát Hải nói chung trong cơng tác chăm sóc, giáo
dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả.


2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Trong buổi sinh
hoạt chuyên môn trường tháng 9 năm học 2019-2020, lĩnh vực phát triển thẩm mỹ tại lớp
5 tuổi A1- trường Mầm non Thị Trấn Cát Hải.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung sáng kiến:
Dạy trẻ làm tranh từ nguyên vật liệu các hột hạt là một hoạt động nghệ thuật nhằm
kích thích sự sáng tạo của trẻ, phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ. Đó là kỹ năng lựa
chọn các loại hột hạt để tạo những bức tranh qua sự quan sát, trí tưởng tượng và khả năng
sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được cảm xúc của mình về vẻ đẹp trong thế giới xung
quanh. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị những kĩ năng, kĩ xảo để
trẻ thực hiện tốt các hoạt động khác. Bởi vì thơng qua hoạt động, trẻ rèn luyện sự khéo
léo của đơi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích. Hơn nữa cịn giúp trẻ hình thành
lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật và là phương tiện để trẻ thể hiện
những ấn tượng , hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh.
+ Khả năng áp dụng sáng kiến:
Thông qua việc “dạy trẻ 5-6 tuổi làm tranh từ các loại hột hạt kích thích sự sáng
tạo, nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ tại trường Mầm non thị trấn Cát Hải” bước đầu đã
mang lại được kết quả tích cực trong việc tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và giờ

hoạt động làm tranh nói riêng. Giải pháp này được áp dụng hiệu quả trong năm học 20192020 và những năm học tiếp theo. Áp dụng trong các hoạt động nghệ thuật tạo hình cho
giáo viên trường mầm non Thị trấn Cát Hải nói riêng và các trường mầm non trong huyện
nói chung.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Căn cứ Nghị định số 13/2012/ NĐ- CP, ngày 02/3/2012 của chính phủ ban hành
Điều lệ sáng kiến;
- Hướng dẫn số 153/ HD-UBND, ngày 01/2/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cát
Hải hướng dẫn xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải.


- Căn cứ vào tài liệu Chương trình Giáo dục mầm non và Thông tư số 28/
2016/TT-BGDĐT.
Từ thực trạng trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên chưa thật sự quan tâm đến hoạt động tạo hình dạy trẻ
làm tranh từ các nguyên học liệu thiên nhiên. Đa số giáo viên chỉ chuẩn bị các nguyên
học liệu như màu sáp, giấy màu, bút màu... để cho trẻ hoạt động. Điều đó dẫn đến trẻ
nhàm chán, các hoạt động đơn điệu không phong phú, không thu hút được trẻ. Tổ chức
các hoạt động cịn mang tính hình thức, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ tạo nguồn cảm
hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo trong quá trình tạo bức tranh theo chủ
đề. Vì vậy tơi đưa ra giải pháp sáng tạo để kích thích sự sáng tạo, giúp trẻ hứng thú, chủ
động trong hoạt động tạo hình.
5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý của tác giả:
a. Hiệu quả về kinh tế:
Tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm tranh từ các loại hột hạt thiên nhiên sẵn có,
khơng mất nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên học liệu, được tận dụng từ những hột hạt
do sự ủng hộ của phụ huynh, sự tích cực sưu tầm của giáo viên và trẻ hàng ngày. Nhờ đó
mà trẻ sẽ tích cực tham gia các hoạt động làm tranh trong giờ hoạt động tạo hình tích cực
hơn, chủ động hơn, hứng thú hơn mang lại kết quả hoạt động tương đối cao. Hơn nữa
hình thức tổ chức này giáo viên nào cũng thực hiện được.

b. Hiệu quả xã hội:
Dạy trẻ làm tranh từ nguyên vật liệu hột hạt có trong thiên nhiên khơng những
kích thích sự sáng tạo của trẻ, phát triển kỹ năng tạo hình nói riêng mà cịn giúp trẻ có ý
thức tận dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như ( hạt gấc, hạt me, hạt nhãn, hạt
vải, hạt ngô, hạt thóc, hạt đỗ.....) góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh và của trẻ
trong việc bảo vệ môi trường. Khơi gợi ở trẻ tình yêu thiên nhiên, mong muốn tạo ra cái
đẹp, hình thành nên nhân cách tốt đẹp ở trẻ.
c. Giá trị làm lợi khác:


Khi nghiên cứu thực hiện đề tài này đã mang lại cho tôi những giá trị làm lợi: Bản
thân tôi đã lựa chọn và sưu tầm nhiều loại hột hạt sẵn có tại địa phương để giúp trẻ giải
tỏa sự căng thẳng về tinh thần và luyện tập cơ tay, cơ ngón tay cho trẻ. Thơng qua thao
tác, động tác nhịp nhàng khi trẻ thực hiện làm tăng sự phối hợp giữa mắt và tay. Mặt
khác, để kích thích tính sáng tạo và trí tưởng tượng cho trẻ. Bổ sung những phương pháp
dạy học mới, sáng tạo, linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ
nói chung, và việc “ Dạy trẻ 5 tuổi sử dụng nguyên vật liệu hột hạt thiên nhiên trong giờ
tạo hình để nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ tại Trường Mầm non Thị trấn Cát Hải ” nói
riêng.
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cát Hải, ngày 20 tháng 12 năm 2019
Người nộp đơn

Vũ Thị Thanh Tâm


NỘI DUNG BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến :“ Kích thích sự sáng tạo của trẻ thông qua việc dạy trẻ 5-6 tuổi
làm tranh từ các loại hột hạt ” năm học 2019-2020.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ cho giáo viên trường Mầm non Thị trấn
nói riêng và giáo viên trên địa bàn cụm Đơn Lương nói chung trong cơng tác ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả.
3. Tác giả:
- Họ và tên : Vũ Thị Thanh Tâm – Sinh ngày : 02/02/1984
- Đơn vị : Trường Mầm non Thị trấn Cát Hải
- Trình độ chun mơn: Cử nhân
- Chức vụ: Giáo viên
- Điện thoại: DĐ: 0833715912
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trường mầm non Thị trấn Cát Hải.
Địa chỉ: Tổ dân phố Đôn Lương- TT Cát Hải- Huyện Cát Hải- Thành phố Hải
Phòng.
Điện thoại: 02253886225.


5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Căn cứ Nghị định số 13/2012/ NĐ- CP, ngày 02/3/2012 của chính phủ ban hành
Điều lệ sáng kiến;
- Hướng dẫn số 153/HD-UBND, ngày 01/2/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cát
Hải hướng dẫn xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải.
- Căn cứ vào tài liệu Chương trình Giáo dục mầm non và Thông tư số 28/
2016/TT-BGDĐT.
Từ thực trạng trong việc tổ chức giờ học tạo hình “tạo bức tranh”cho trẻ theo quan
điểm giáo dục lấytrẻ làm trung tâm, giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc chuẩn bị
các nguyên học liệu. Đa số giáo viên chỉ chuẩn bị các nguyên học liệu như màu sáp, giấy
màu, bút màu... để cho trẻ tơ, vẽ tranh. Điều đó dẫn đến trẻ nhàm chán, các hoạt động
đơn điệu không phong phú, không thu hút được trẻ.Tổ chức các hoạt động cịn mang tính

hình thức, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những
ý tưởng sáng tạo. Vì vậy tơi đưa ra giải pháp sáng tạo để kích thích sự sáng tạo của trẻ,
giúp trẻ hứng thú, chủ động trong giờ học tạo hình qua việc sử dụng các loại hột hạt thiên
nhiên để “ tạo bức tranh”.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Trong buổi sinh
hoạt chuyên môn trường tháng 9 năm học 2019-2020.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG ĐÃ, ĐANG ÁP DỤNG:

1. Các giải pháp đã, đang áp dụng:
Trước đây trong các giờ tạo hình của lớp 5 tuổi giáo viên chưa quan tâm đến việc
cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phươngđể kích thích sự sáng
tạo cũng như giúp trẻ phát triển các kỹ năng tạo hình.
Đa số giáo viên chỉ chuẩn bị các nguyên học liệu như màu sáp, giấy màu, bút
màu... để cho trẻ hoạt động. Điều đó dẫn đến trẻ nhàm chán, các hoạt động đơn điệu
không phong phú, không thu hút được trẻ.


Sản phẩm của trẻ mang tính dập khn, thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng
tạo, khơng phong phú về nội dung, chưa bộc lộ được những trẻ có năng khiếu nghệ thuật
tạo hình của trẻ.
2. Ưu, khuyết điểm của của giải pháp đã, đang áp dụng:
2.1. Ưu điểm:
Giáo viên không tốn nhiều thời gian để hướng dẫn trẻ và tạo tranh chủ đề, không
cần chuẩn bị nhiều loại nguyên học liệu.
Trẻ có kỹ năng tạo tranh bằng các hoạt động đơn giản: Tô màu, xé dán, vẽ.
2.2. Những khuyết điểm:
Về phía giáo viên: Khơng kích thích được sự sáng tạo, tạo tâm lý chủ quan, không
tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu phong phú vào việc kích thích sự sáng tạo và
rèn kỹ năng cho trẻ.
Về phía học sinh: Trẻ dễ nhàm chán, khơng kích thích và thu hút được trẻ tham

gia chơi sáng tạo, phát triển trí tượng tượng phong phú khi tạo những bức tranh đẹp, dẫn
đến sản phẩm tạo hình của trẻ đơn điệu, khơng phong phú.
Đó là lý do mà tơi đã lựa chọn đầu tư nghiên cứu đè tài:“ Giải pháp kích thích sự
sáng tạo của trẻ thơng qua việc dạy trẻ 5-6 tuổi làm tranh từ các loại hột hạt sẵn có tại địa
phương” năm học 2019-2020.
III. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
3.1. Tính cấp thiết, tính mới, tính sáng tạo:
a. Tính cấp thiết:
Xã hội chúng ta đang sống không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri
thức, nền kinh tế tồn cầu. Điều này có nghĩa là bối cảnh của việcni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm - nghĩa là địi hỏi có một sự thay đổi
quan trọng trong tư duy và trong thực tiễn hoạt độnglà một giải pháp thiết thực và hiệu
quả.


Bản chất của hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật, con người luôn vươn tới
cái đẹp vươn tới cái “ chân thiện mỹ ”. Do vậy người ta càng quan tâm đến nghệ thuật,
sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động
làm tranh từ nguyên vật liệu hột hạt sẵn có tại địa phương nói riêng có vai trị quan trọng
trong đời sống tâm hồn trẻ. Hoạt động làm tranh từ các loại hột hạt sẵn có ở địa phương
là hoạt động góp phần phát triển trí tuệ, trẻ tìm tịi khám phá để tạo ra bức tranh đẹp giúp
cho trẻ hiểu biết thêm những kiến thức cơ bản của hoạt động tạo hình và sử dụng hiệu
quả trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Chính vì vậy cần tích cực cho trẻ hoạt động tạo
hình nhất là hoạt động làm tranh từ các loại hột hạt có sẵn tại địa phương là một giải pháp
thiết thực và hiệu quả.
b.Tính mới, tính sáng tạo:
Dạy trẻ 5-6 tuổi làm tranh từ các loại hột hạt sẵn có của địa phương nhằm kích
thích sự sáng tạo của trẻ.
+ Sưu tầm nguồn nguyên vật liệu để trẻ làm tranh.
Hoạt động tạo hình nói chung và việc dạy trẻ làm tranh từ nguyên vật liệu hột hạt

sẵn có tại địa phương nói riêng là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết
và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Việc tham gia vào làm tranh từ các loại hột
hạt sẵn có tại địa phương sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo
của trẻ. Tuy nhiên hoạt động tạo hình dưới bất kỳ một hình thức nào cũng khơng thể thực
hiện được nếu khơng có nguyên vật liệu. Để hoạt động làm tranh từ các nguyên vật liệu
hột hạt sẵn có tại địa phương có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý các loại hột
hạt là rất quan trọng. Nguyên vật liệu hột hạt càng phong phú bao nhiêu thì khả năng
sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ lý do này tôi đã vận động sự
ủng hộ của phụ huynh và khuyến khích trẻ thu lượm, sưu tầm cùng cô giáo. Bằng biện
pháp tuyên truyền với phụ huynh bằng các sản phẩm của trẻ ở góc tun truyền, viết
thơng báo về các ngun vật liệu hột hạt cần thu gom, trao đổi hằng ngày với phụ huynh
và trò chuyện cùng trẻ ở mỗi chủ đề cần những loại nguyên vật liệu hột hạt gì?, phụ
huynh và trẻ lớp tôi đã vào cuộc, sưu tầm rất nhiều nguồn nguyên vật liệu hột hạt đa dạng
đem đến lớp. Tôi đã tạo những chiếc hộp xinh xắn và ngộ nghĩnh để phụ huynh tự phân


loại nguyên vật liệu theo từng loại ( Vật liệu sưu tầm từ cây trồng tại gia đình( hạt Nhãn,
hạt vải, hạt gấc, hạ đỗ đen, hạt bí đỏ, …), sưu tầm từ đồ sinh hoạt khi mua hoa quả về ăn
và bỏ hạt ( hạt me, hạt vú sữa, hạt na ….)
Cô và trẻ lựa chọn nguyên vật liệu an tồn, khơng độc, khơng nhọn, khơng có
cạnh sắc, dễ cầm, dễ bảo quản và cất giữ, dễ phục hồi hoặc sửa chữa như: Hạt gấc, đỗ,
lạc, thóc, vỏ hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí, hạt ngơ, hạt me….. Đó là
những thứ có sẵn trong mơi trường, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày, dễ kiếm,
không phải mua. Để thuận tiện cho trẻ, tôi đặt và sắp xếp các nguyên vật liệu tại góc
nghệ thuật sao cho trẻ thấy rõ và có thể lấy được dễ dàng để thực hiện khi làm tranh theo
từng chủ đề. Bằng những nguyên vật liệu hột hạt sẵn có và gần gũi đó trẻ có thể tạo ra
những bức tranh đẹp mắt dùng để trang trí lớp học hay trưng bày tại phòng triển lãm
tranh của trường, cũng có thể treo tại căn nhà của trẻ rất đẹp và trẻ rất thích ngắm nhìn
sản phẩm do chính mình làm ra, trẻ thấy tự hào với bạn bè, với cơ giáo vì mình đã tạo ra
những bức tranh đẹp đến thế. Qua đó cũng giúp trẻ yêu lao động, quý trọng công sức lao

động.
+ Lựa chọn các nguyên vật liệu hột hạt phù hợp để làm tranh theo chủ đề: Trước
đây trong các giờ tạo hình của lớp 5-6 tuổi giáo viên chưa quan tâm đến việc cho trẻ sử
dụng nguyên vật liệu hột hạt trong thiên nhiên để kích thích sự sáng tạo cũng như giúp trẻ
phát triển các kỹ năng tạo hình. Đa số giáo viên chỉ chuẩn bị các nguyên học liệu như
màu sáp, giấy màu, bút màu... để cho trẻ hoạt động. Điều đó dẫn đến trẻ nhàm chán, các
hoạt động đơn điệu không phong phú, không thu hút được trẻ. Sản phẩm của trẻ đơn
điệu, khơng phong phú về nội dung, chưa tốt lên hết ý tượng sáng tạo của trẻ. Chưa bộc
lộ được những trẻ có năng khiếu nghệ thuật tạo hình. Tơi nhận thấy rằng sau khi trẻ được
tiếp xúc với các nguyên vật liệu hột hạt gẫn gũi, quen thuộc, sẵn có tại địa phương khiến
trẻ càng hứng thú hơn với hoạt động làm tranh. Nhận thấy khi cho trẻ sử dụng những
nguyên vật liệu hột hạt vào hoạt động làm tranh kết quả là trẻ rất say mê và hứng thú,
kích thích sự sáng tạo của trẻ.
Để dạy trẻ làm được nhiều bức tranh đẹp điều trước tiên là cô giáo phải chuẩn bị
những bức tranh mẫu gợi ý thật sáng tạo từ nguyện vật liệu thiên nhiên của địa phương.


Chính vì điều đó tơi đã trăn trở và suy nghĩ sao cho có được những bức tranh mới lạ, độc
đáo, đẹp mắt, để kích thích sự hưng phấn, sự ham muốn và tích cực tham gia hoạt động
làm tranh từ nguyên vật liệu hột hạt từ đó phát huy được sự sáng tạo của mình.Có bức
tranh được làm bằng nhiều hột hạt khác nhau…giúp trẻ có thể tham gia hoạt động theo
nhóm hoặc cá nhân, trẻ thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình.
Từ những bức tranh gợi ý, tôi cho trẻ quan sát, đàm thoại về nội dung bức tranh, cách
sử dụng nguyên vật liệu để làm tranh…để gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ.
Tôi ln khai thác các ý tưởng, khả năng sẵn có của trẻ, tạo cho trẻ cơ hội để tưởng
tượng, trao đổi thảo luận cùng cô và các bạn. Trên cơ sở những kỹ năng trẻ đã biết, tôi
khéo léo hướng dẫn, gợi ý trẻ để trẻ nêu ý tưởng sáng tạo của trẻ giúp trẻ thể hiện được
cảm xúc của mình về vẻ đẹp trong thế giới xung quanh. Chẳng hạn ở một số giờ làm
tranh theo chủ đề như:
VD: Sưu tầm các nguyên vật liệu hột hạt sẵn có tại địa phương để làm tranh con

Ngựa, đàn Cá, con Thỏ ở chủ đề Thế giới động vật. Tôi đã chuẩn bị rất nhiều hột hạt khác
nhau như: Hạt bí đỏ, hạt đậu hà lan, hạt hướng dương, hạt thóc, hạt ngô …rửa sạch, ngâm
nước muối để chống mọt, phơi khô.
Cho trẻ quan sát tranh được làm từ các loại hột hạt khác nhau…. Trẻ nêu ý kiến nhận
xét về bức tranh. Hướng dẫn, gợi mở trẻ sử dụng nguyên vật liệu để xếp hình con cá, con
Ngựa, con Thỏ. Trẻ thực hiện, cô gợi mở cho trẻ sáng tạo thêm môi trường sống của cá là
nước, rong rêu,cho bức tranh thêm sinh động….( Hình ảnh 1: Tranh “ Xếp đàn cá bơi”
Phần ảnh minh họa. Tương tự với tranh con thỏ hay con ngựa tôi cũng gợi ý và hướng
dẫn kích thích sự sang tạo của trẻ khi làm tranh từ các loại hột hạt ( Hình ảnh 2+ 3 phần
ảnh minh họa).
VD: Sưu tầm các nguyên vật liệu làm tranhthuyền trên biển chủ đề “ Giao thông”
Qua giờ hoạt động làm tranh thuyền trên biển tôi đã củng cố kĩ năng xếp dán, phát triển
trí tưởng tượng cho trẻ đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên trì của trẻ. Tơi
đã chú trọng cho trẻ sử dụng nguyên liệu hột hạt đa dạng khi trẻ thực hiện hoạt động làm
tranh thuyền trên biển . Tại đây trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình


khi làm tranh. Cơ đóng vai trị là người hỗ trợ, tư vấn cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu hột
hạt để làm tranh theo ý tưởng của trẻ như dùng hạt đậu đỏ để làm bờ đá, hạt thóc tạo
khung cảnh bãi cát trải dài trên bờ biển để tạo không gian bức tranh thêm đẹp, xếp cành
cây khô tạo hàng dừa trên bãi cát…. ( Hình ảnh 4: Tranh “ Tranh thuyền trên biển” Phần
ảnh minh họa)
VD: Làm tranh hoa mùa xuân từ hạt đỗ đen, hạt đậu đỏ, hạt gạo lức, đỗ xanh, hạt
hướng dương chủ đề “ Thực vật’’
Cho trẻ quan sát tranh làm từ các loại hột hạt kể trên, trẻ nêu ý kiến nhận xét. Trẻ nêu
ý tưởng của trẻ: Hỏi trẻ - Con làm tranh gì? ( cây hoa, vườn hoa, hoa đào, hoa mai, hoa
loa kèn….) Con làm tranh như thế nào? Con lựa chọn những loại hột hạt như thế nào?
Động viên khuyến khích sự sáng tạo của trẻ khi làm tranh.
Khi cho trẻ thực hiện làm tranh hoa mùa xuân tơi cịn khuyến khích trẻ phối hợp cùng
bạn để tạo ra sản phẩm chung. Với hình thức này trẻ đã cùng nhau tạo ra bức tranh ngộ

nghĩnh: Trẻ tự vẽ phác thảo trên giấy khổ A3 hoặc A2. Sau đó trẻ cùng nhau thảo luận lựa
chọn hột hạt để tạo nên bức tranh hoa mùa xuân đẹp mắt và ưng ý của trẻ. Trẻ rất vui và
hào hứng khi cùng nhau tạo được bức tranh đẹp. ( Hình ảnh- 5+ 6+7+8+ 9+ 10. Ảnh
minh họa).
Với những chủ đề còn lại tơi cũng thực hiện tương tự nhằm mục đích kích thích sự
sáng tạo của trẻ thơng qua việc dạy trẻ 5-6 tuổi làm tranh từ các loại hột hạt.
3.2. Khẳ năng áp dụng và nhân rộng:
Áp dụng cho giáo viên trường mầm non thị trấn Cát Hải trong các giờ hoạt động tạo
hình làm tranh của trẻ 5-6 tuổi và trẻ ở các độ tuổi khác trong trường Mầm Non Thị trấn
Cát Hải và trong các trường Mầm Non trong huyện Cát Hải.
3.3. Hiệu quả:
a. Hiệu quả về kinh tế:
Tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm tranh từ các loại hột hạt thiên nhiên sẵn có, khơng
mất nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên học liệu, được tận dụng từ những hột hạt do sự
ủng hộ của phụ huynh, sự tích cực sưu tầm của giáo viên và trẻ hàng ngày. Nhờ đó mà trẻ


sẽ tích cực tham gia các hoạt động làm tranh trong giờ hoạt động tạo hình tích cực hơn,
chủ động hơn, hứng thú hơn mang lại kết quả hoạt động tương đối cao. Hơn nữa hình
thức tổ chức này giáo viên nào cũng thực hiện được.
b. Hiệu quả xã hội:
Dạy trẻ làm tranh từ các loại hột hạt không những kích thích sự sáng tạo của trẻ, phát
triển kỹ năng tạo hình nói riêng mà cịn giúp trẻ có ý thức tận dụng nguyên vật liệu sẵn có
tại địa phương như ( hạt gấc, hạt me, hạt nhãn, hạt vải, hạt ngơ, hạt thóc, hạt đỗ.....) góp
phần nâng cao nhận thức của phụ huynh và của trẻ trong việc bảo vệ mơi trường. Khơi
gợi ở trẻ tình u thiên nhiên, mong muốn tạo ra cái đẹp, hình thành nên nhân cách tốt
đẹp ở trẻ.
c. Các giá trị làm lợi khác:
Kích thích sự sáng tạo của trẻ, phát triển các kỹ năng tạo hình cho trẻ. Góp phần nâng
cao ý thức, thói quen bảo vệ mơi trường cho trẻ và phụ huynh.

Đồ chơi, sản phẩm tạo ra từ góc nghệ thuật có thể sử dụng vào nhiều hoạt động khác
nhau trong quá trình dạy trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú, chủ động, mong muốn tạo ra nhiều
sản phẩm có ý nghĩa hơn nữa.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
HIỆU TRƯỞNG

Cát Hải, ngày 20 tháng 12 năm 2019
CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
VỀ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Quyên
Vũ Thị Thanh Tâm


ẢNH MINH HỌA SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG THỰC TẾ


Hình ảnh 1 - Tranh “ Xếp đàn cá bơi”




Hình ảnh 4 - Tranh “ Tranh thuyền trên biển”









×