Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi nặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.98 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG
QUA TRÒ CHƠI NẶN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Khanh

HÀ NỘI - 2004


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động sáng tạo của con người là một hoạt động rất cần thiết cho
cuộc sống, là một động lực phát triển của xã hội loài người. Hơn lúc nào hết,
ngày nay trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, đất nước ta cần có một đội
ngũ những người lao động thông minh, sáng tạo đủ sức đưa sự phát triển của
nước nhà lên những tầm cao mới của thời đại. Điều đó phụ thuộc rất nhiều
vào sự nghiệp giáo dục nói chung, trong đó Giáo dục Mầm non có vị trí đặc
biệt quan trọng.
Nghiên cứu về sự phát triển tâm lý của trẻ, các nhà Tâm lý học đã chỉ
ra rằng: Sự hình thành và phát triển tâm lý nói chung, khả năng sáng tạo nói
riêng ở trẻ Mẫu giáo là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển mạnh đội ngũ những
người lao động thông minh, sáng tạo sau này.
Hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo là hoạt động vui chơi. Thông qua
hoạt động này, các chức năng tâm lý như tư duy, tưởng tượng, tình cảm, khả
năng sáng tạo... của trẻ đều được phát triển và đạt tới những trình độ mới.
Trong các hoạt động vui chơi thì các trò chơi tạo hình như vẽ, nặn, có vai trò


đặc biệt quan trọng trong sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Thông qua
trò chơi nặn, trẻ cảm nhận được về thế giới xung quanh, mở rộng thêm hiểu
biết về sự vật, hiện tượng ở quanh trẻ, trẻ học cách thể hiện những hiểu biết,
suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua hình khối, dáng vẻ, bố cục, màu sắc
v.v... Trong khi nặn trẻ tự do tưởng tượng những điều mình mơ ước, tự do tìm
kiếm, thử nghiệm và nhờ đó mà thỏa mãn nhu cầu khám phá cái chưa biết.
Qua đó, ở trẻ đặc biệt được hình thành và phát triển tư duy trực quan hình
tượng và trí sáng tạo. Ở đây, một câu hỏi được đặt ra là: Trong những điều
kiện nào thì trò chơi nặn ở tuổi mẫu giáo sẽ có tác dụng mạnh mẽ nhất đến sự
phát triển sự sáng tạo của trẻ. Chúng tôi cho rằng: Trò chơi nặn ở tuổi mẫu


giáo sẽ có tác dụng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển trí sáng tạo của trẻ khi
chúng được tổ chức, hướng dẫn và điều khiển một cách thật sự khoa học.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu
khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi thông qua trò chơi nặn"
làm đề tài luận văn tốt nghiệp trình độ cao học của mình.
2. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ, giả thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm phát hiện khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 5  6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi nặn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 5  6 tuổi thông qua trò chơi
nặn.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề sau:
2.3.1. Nghiên cứu những tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận
của luận văn.
2.3.2. Khảo sát thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi
thông qua trò chơi nặn (Thực hiện cả trước và sau khi tiến hành

thử nghiệm tác động sư phạm).
2.3.3. Thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm cải thiện khả năng
sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi thông qua trò chơi nặn.
2.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm và đề xuất một số kiến nghị nhằm cải
thiện khả năng sáng tạo ở trẻ.
2.4. Giả thuyết nghiên cứu:


Trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi đã bộc lộ khả năng sáng tạo thông qua hoạt
động tạo hình, song thực tế khả năng này bộc lộ chưa cao, nếu có biện pháp
tác động sư phạm phù hợp thì khả năng sáng tạo này của trẻ sẽ được cải thiện.
Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn ở những môi trường khác nhau,
cũng như gới tính khác nhau là khác nhau.
2.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện hạn chế về thời gian và trình độ chúng tôi chỉ tiến hành đề
tài ở hai Trường Mầm non Hoa Hồng và Trường Mầm non Kim Giang.
Khả năng sáng tạo của trẻ được bộc lộ trong nhiều hoạt động khác
nhau, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi nặn.
2.6. Khách thể nghiên cưú: 120 trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi ở 2 trường mầm
non Hoa hồng và trường mầm non Kim giang
2.7. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp điều tra thực trạng khả năng sáng tạo trước và sau khi tiến
hành thử nghiệm tác động sư phạm bằng trắc nghiệm của E. P.
Torrance.
Phương pháp thử nghiệm tác động sư phạm.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
Phương pháp quan sát: Sử dụng trong suốt quá trình thực nghiệm, có ghi

biên bản để tìm hiểu hành vi của trẻ khi làm bài trắc nghiệm và
trong giờ tổ chức trò chơi nặn của giáo viên thực nghiệm.
Phương pháp xử lý thống kê toán học: Đánh giá theo thang điểm đưa ra và
xử lý các kết quả thu được từ trắc nghiệm.



×