Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGUYEN NHAN DAN DEN CUOC DUNG DAU LICH SU GIUA MY VA VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.22 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ



MƠN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ThS. Đinh Thị Chinh

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Tấn Đạt
MSSV: B1912909
Số thứ tự: 93
Ngành học: Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

1
Achieve Nguyễn


NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CUỘC ĐỤNG ĐẦU LỊCH SỬ
GIỮA MỸ VÀ VIỆT NAM
Cá lớn nuốt cá bé là một quy luật bình thường trong mơi trường tự nhiên và có lẽ
đó cũng là quy luật tồn tại ngay trong xã hội loài người. Trong lịch sử nhân loại việc các
quốc gia xâm chiếm, thơn tính lẫn nhau là chuyện bình thường và nước ta cũng khơng
phải ngoại lệ. Có rất nhiều cường quốc chọn nước ta là nơi xâm chiến và cố ra sức biến
nước ta thành thuộc địa của chúng trong đó có Mỹ, một siêu cường mạnh cả về quân sự
lẫn kinh tế, dường như đã là bá chủ của thế giới sau chiến tranh thế chiến thứ hai cũng
muốn xâm chiếm Việt Nam. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến điều đó?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ xâm chiếm nước ta.
Đầu tiên, chúng ta sẽ nói đến chiến lược tồn cầu của Mỹ. Từ sau chiến tranh
thế giới thứ 2 kết thúc, Mỹ luôn nung nấu một tham vọng sẽ làm bá chủ thế giới vì thế
Mỹ đã đề ra “Chiến lược tồn cầu” để thực hiện tham vọng của mình, chiến lược đó


được thực hiện thông qua nhiều chiến lược cụ thể và với những tên gọi khác nhau.
Nhưng dù diễn ra theo hình thức nào thì chúng đều có chung những mục tiêu nhất
định. Thứ nhất: ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Thứ hai: đàn
áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân và cộng sản quốc tế, phong trào
chống chiến tranh, vì hồ bình, dân chủ trên thế giới. Thứ ba: khống chế, chi phối các
nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
Cho đến năm 1945, hiểu biết của Mỹ về tình hình chính trị đang diễn biến trên bán
đảo Đơng Dương, quả thật, cịn hạn chế. Trong con mắt của Mỹ, phong trào Việt Minh
lúc đó là tập hợp các đảng phái quốc gia có thể lợi dụng được để sau khi thế chiến thứ
hai kết thúc, Mỹ thực hiện âm mưu biến khu vực này thành thuộc địa kiểu mới. Thế
nhưng, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập tuyên
bố khẳng định chủ quyền đất nước và từ đó bắt đầu tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Khi nhận ra chính quyền mới ở Việt Nam được thiết lập trong Cách mạng Tháng Tám
do những người cộng sản lãnh đạo, Mỹ ráo riết ủng hộ Tưởng Giới Thạch lật đổ nhà
nước đó.
Việt Nam là một nước đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa nên đã nằm
trong tầm ngắm của Mỹ vì. Mỹ muốn xố tên các nước xã hội chủ nghĩa ra khỏi bản đồ
thế giới, biến trật tự thế giới hai cực Ianta Mỹ - Liên Xô chỉ cịn một cực là Mỹ. Bên
cạnh đó để thực hiện tham vọng của mình Mỹ cịn ra sức đàn áp phong trào giải phóng
dân tộc, phong trào cơng nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hồ
bình, dân chủ trên thế giới để dễ dàng thực hiện chiến lược toàn cầu và Mỹ lúc nào cũng
xem Cộng sản quốc tế là cái gai trong mắt mình, loại trừ càng nhanh càng tốt. Việt Nam
cũng là một thành viên của Cộng sản quốc tế, chính vì lẽ đó nước ta đã trở thành một
trong những nơi sẽ diễn ra tham vọng của Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một quốc gia
đang tiến hành giải phóng dân tộc, đi lên xã hội chủ nghĩa, là một quốc gia u hồ bình
vì hồ bình dân chủ thế giới nên có sức đe doạ đến âm mưu “Chiến lược tồn cầu hố”
của Mỹ nên Mỹ muốn ra sức đàn áp khống chế Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới của chúng. Không những thế, Mỹ muốn chi phối các nước tư bản đồng
2
Achieve Nguyễn



minh phụ thuộc vào mình là muốn can thiệp vào nội bộ của các quốc gia để rồi từ đó ra
sức thơn tính các quốc gia ấy và rồi tham vọng của Mỹ sẽ dần dần thành công.
Thứ hai, Mỹ ngày càng dính líu sâu vào cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở
Đông Dương. Sau ngày cách mạng Trung Quốc thành cơng, nước Cộng hồ nhân dân
Trung Hoa ra đời, từ cuối năm 1949 trở đi, Mỹ ngày càng dính líu sâu vào cuộc chiến
tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương bằng cách, một mặt, viện trợ cho Pháp mà
khoản viện trợ này không hề nhỏ, cụ thể vào năm 1954, lên tới 78% tổng chi phí chiến
tranh của Pháp ở Đông Dương. Mặt khác ráo riết thực hiện âm mưu thế chân Pháp, độc
chiếm Đông Dương. Sau khi thực dân Pháp bại trận buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ
thì tổng thống Mỹ đã tun bố Mỹ khơng bị ràng buộc bởi hiệp định này.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ tìm cách hất cẳng Pháp ra khỏi Việt Nam và nhanh
chóng thế chân Pháp, dựng lên chính quyền Ngơ Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài
Việt Nam, tiến hành độc chiếm miền Nam biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa
kiểu mới làm căn cứ quân sự của Mỹ. Chính vì thế đã gây nên cuộc chiến tranh xâm
lược thực dân mới kéo dài và cực kỳ tàn khốc. Chiến tranh Việt Nam được coi là cuộc
chiến tranh cục bộ lớn nhất thể hiện mâu thuẫn giữa Liên Xơ và Mĩ. Chúng chọn Việt
Nam làm nơi thí nghiệm chiến lược toàn cầu phản cách mạng, âm mưu cơ bản của đế
quốc Mỹ là đè bẹp cách mạng Việt Nam, chia cắt lâu dài Việt Nam, ngăn chặn và đẩy
lùi chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương và Đông Nam Á, qua đó, bao vây, uy hiếp các
nước xã hội chủ nghĩa và răn đe phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới cũng như
rút kinh nghiệm để dập tắt phong trào này.
Thứ ba, Ngày 08/9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông
Nam Á (SEATO). Được Tổng thống Dwight D. Eisenhower chỉ đạo phải dựng lên một
liên minh để kiềm chế sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản vào các lãnh thổ tự do thuộc
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đơng Nam Á nói chung, Ngoại trưởng John Foster Dulles
đã cho hình thành một thỏa thuận nhằm thiết lập nên liên minh quân sự có tên gọi Tổ
chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Với khối quân sự trên, Mỹ có thể chặn ảnh
hưởng của chủ nghĩa xã hội lan rộng xuống khu vực Đông Nam Á và đẩy lùi phong trào

giải phóng dân tộc trong khu vực và rồi từ đó tiến hành xâm lược các nước Đông Dương.
Các bên tham gia ký hiệp ước, bao gồm Pháp, Anh, Úc, New Zealand, Philippines,
Pakistan, Thái Lan, và Hoa Kỳ, cam kết sẽ “hành động để chống lại các mối nguy hiểm
chung” trong trường hợp xảy ra xâm lược chống lại bất kỳ quốc gia tham gia hiệp ước
nào. Một nghị định thư riêng biệt gắn với Hiệp ước coi Lào, Campuchia, và “các lãnh
thổ tự do thuộc thẩm quyền của Quốc gia Việt Nam (Nam Việt Nam)” là các khu vực
chịu sự điều chỉnh của Hiệp ước này.
Văn bản của Hiệp ước không đi xa tới mức cam kết bảo vệ lẫn nhau tuyệt đối hay
tổ chức cơ cấu lực lượng theo kiểu liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà thay vào
đó chỉ quy định phải tổ chức tham vấn lẫn nhau trong trường hợp xảy ra xâm lược chống
lại một bên ký kết hoặc một bên tham gia nghị định thư trước khi bất kỳ hành động phối
kết hợp nào được tiến hành.

3
Achieve Nguyễn


Việc thiếu một thỏa thuận bắt buộc phải có phản ứng quân sự kết hợp nhằm chống
lại một cuộc xâm lược đã làm suy yếu đáng kể SEATO trong vai trị một liên minh qn
sự. Tuy nhiên, nó đã được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho sự can dự của Mỹ vào Nam
Việt Nam. Cuối cùng, SEATO đã giải thể vào ngày 30 tháng 6 năm 1977.
Thứ tư, về vị trí địa lý chiến lược. Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt,
được xem là cửa ngõ của Đông Nam Á, việc xâm chiếm nước ta là một bước tiến quan
trọng trong việc xâm chiếm toàn bộ Đơng Nam Á vì thế nên nhiều thế kỷ trôi qua hầu
như các cường quốc đều chọn nước ta là vị trí trọng yếu để xâm chiếm và Mỹ cũng nằm
trong số đó. Sau khi đánh chiếm được nước ta, chúng có thể dùng nước ta làm căn cứ,
làm bàn đạp để đánh sang Lào và Campuchia, chúng có thể chi phối tồn bộ bán đảo
Đơng Dương. Điều này thể hiện rõ ở kế hoạch tấn công Lào và Campuchia trong thời
kỳ đế quốc Mỹ ở Việt Nam, từ đó chúng có thể thơn tính cả Đơng Nam Á biến Đông
Nam Á thành thuộc địa của chúng và sau đó từng bước bành trướng phạm vi ra tồn thế

giới
Thứ năm, nói đến tài nguyên, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn
tài nguyên đa dạng và phong phú, đó cũng chính là miếng mồi ngon mà các cường quốc
như trung Quốc và các phương Tây như Mỹ, Pháp,… muốn nhắm đến. Các nước muốn
chiếm hữu nguồn tài nguyên, vơ vét để làm giàu cho chính quốc gia của mình.
Một nguyên nhân khác, Mỹ là một siêu cường sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc dường như Mỹ không hề bị thiệt gì về sức
người và sức của mà cịn mạnh hơn nhờ vào việc bn bán vũ khí cho các quốc gia tham
chiến, nhờ vậy, Mỹ đã thu về khơng ít tiền của. Với hậu phương vững chắc là “tiền và
quyền” kèm theo đó là khối quân sự hùng mạnh Mỹ hồn tồn có thể bành trướng thế
lực mình ra khắp thế giới để xâm chiếm các quốc gia khác để thực hiện ý đồ tồn cầu
hố của mình.
Có thể thấy với những ngun nhân trên thì cuộc đụng đầu giữa Mỹ và Việt Nam
là điều khó tránh khỏi. Can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn
1948–1975 là quá trình diễn biến của hàng loạt các chính sách, biện pháp chính trị, ngoại
giao và quân sự của Mỹ nhằm thực hiện những mục tiêu của họ tại khu vực Đơng Dương
(trong đó Việt Nam là trọng tâm). Quá trình này được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến sự kéo dài của Chiến tranh Đơng Dương và cũng là sự châm ngịi cho Chiến tranh
Việt Nam diễn ra sau đó. Vai trị của Mỹ đã dần dần đi từ viện trợ, cố vấn cho tới việc
trực tiếp tham chiến.
Theo các sự kiện chính thức, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam được coi là bắt
đầu vào năm 1964, khi các nhóm quân viễn chinh Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng. Tuy
nhiên thực tế những hạt mầm của sự can thiệp này đã được gieo từ rất lâu trước đó, ngay
từ năm 1948 khi Chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, và kéo dài tới tận năm 1975,
khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự thất bại của Hoa Kỳ và sự sụp đổ của chính
phủ Việt Nam Cộng hịa.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam
kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ, 30 năm chiến tranh cách mạng, 117 năm
4
Achieve Nguyễn



chống đế quốc xâm lược, quét sạch quân xâm lược, giành lại nên độc lập, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ. Mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, hoà bình, thống nhất, đi lên
xã hội chủ nghĩa. Và với thắng lợi vẻ vang ấy, ta đã làm thất bại âm mưu và thủ đoạn
của chủ nghĩa đế quốc tiến công vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; đánh bại
cuọc chiến tranh xâm lược xâm lược quy mô lớn nhất, dài nhất của chủ nghĩa đế quốc
sau chiến tranh thế giới thứ 2; làm suy yếu trận địa của đế quốc, phá vỡ phòng tuyến
quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc,
cổ vũ mạnh mẽ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ hồ bình thế giới.
Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã khẳng định “Năm tháng sẽ
trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộcta như một trong những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ
con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ địa của thế kỷ XX, một sự
kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Giết gần 7 vạn quân địch trong chiến dịch Tây Ngun, xố sổ qn đồn 1 và
qn khu 1 của địch trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, và thắng lợi của chiến dịch Hồ
Chí Minh làm tan rã chiến lược của địch kết thúc chiến tranh… Từ những chiến thắng
ấy đã cho thấy rằng khơng có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh đoàn kết. Cho dù Mỹ
có mạnh đến cách mấy đi chăng nữa thì vẫn bị khối đại đoàn kết của quân dân ta đẩy
lùi, đập tan âm mưu “Chiến lượt tồn cầu hố” của Mỹ và sự chiến thắng ấy như một
lần nữa làm sống lại câu thơ mà từ ngàn xưa, Lý Thường Kiệt có Viết:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Và với chiến thắng của Điện Biên Phủ trên không đã đưa quân Mỹ về với nước
Mỹ, là minh chứng sáng giá nhất cho khẳng định của Chỉ tịch Hồ Chí Minh trong bản
tuyên ngơn độc lập năm 1945 tại quảng trường Ba Đình trước hàng triệu người Việt và

năm châu:
“…Vì những lẽ trên, chúng tơi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự
do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”

5
Achieve Nguyễn



×