Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cuoc doi nu tuong Bui Thi Xuan Anh hung va bi tham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.63 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Cuộc đời nữ tướng Bùi Thị Xuân: Anh hùng và bi


thảm



<b>- Vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân là 2 trong số 18 người được coi</b>
<b>là 18 viên đá tảng gây dựng nên triều đại Tây Sơn (sử gọi là Tây Sơn thập bát</b>
<b>cơ thạch).</b>


<b>Chồng anh hùng, vợ cũng anh hùng</b>


Nữ tướng Bùi Thị Xn q ở thơn Xn Hồ, tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy
Nhơn (nay là thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Theo một số tài liệu thì bà sinh vào năm
1758. Bà là con gái ơng Bùi Đắc Chí và là cháu gọi Thái sư Bùi Đắc Tuyên bằng chú.


Thuở bé Bùi Thị Xn ham mê võ nghệ, thích tập cơn quyền đao kiếm. Đa phần là tự học ở nhà. Do thông minh, sáng
dạ và đặc biệt là tố chất nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, Bùi Thị Xuân tập võ rất nhanh. Vì vậy mà ở địa phương có truyền
thuyết về một bà cụ già, không con cháu, đêm đêm bí mật dạy võ cho Bùi Thị Xuân. Cũng có thuyết nói rằng, bà học
võ với võ sư Ngô Mãnh cùng với Ngô Văn Sở. Năm 15 tuổi, bà đã nổi tiếng gần xa về vẻ đẹp thanh tú và võ nghệ cao
cường. Đó cũng là thời kỳ anh em Tây Sơn thu dùng hào kiệt, chuẩn bị nổi dậy.


Bùi Thị Xuân là vợ của danh tướng Trần Quang Diệu. Trường hợp gặp gỡ của hai ông bà cũng rất đặc biệt. Một hôm
Bùi Thị Xuân vào rừng săn bắn thì gặp một tráng sĩ đang đánh nhau với hổ. Tráng sĩ tay không quần nhau với hổ dữ
suốt cả buổi sáng, lúc này đã đuối sức. Nếu bà khơng ứng cứu kịp thời thì người ấy có thể nguy đến tính mạng. Bà vội
vàng rút kiếm xông đến đánh nhau với hổ dữ. Bằng một đường kiếm vút nhanh như tia sáng, hổ dữ bị một nhát xả vai,
vội bỏ chạy vào rừng sâu. Tráng sĩ được cứu đó là Trần Quang Diệu.


Số là hôm ấy Trần Quang Diệu đang trên đường tìm đến Kiên Mỹ ra mắt anh em Tây Sơn, không may giữa đường gặp
hổ. Bùi Thị Xuân cũng đang định tìm đến gia nhập nghĩa quân Tây Sơn. Chí lớn gặp nhau, hai ơng bà cùng nhau đến ra
mắt Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc. Ở đây, Nguyễn Nhạc đã tác thành cho hai người thành vợ thành chồng. Và cả hai
đã trở thành những trụ cột của Tây Sơn. Nếu bà là người đứng đầu "Ngũ phụng thư" (năm con chim phượng hoàng, chỉ
5 vị anh thư) thì ơng là một trong "Thất hổ tướng" (bảy viên hổ tướng) của nhà Tây Sơn. Hai ông bà là 2 trong số 18
người được coi là 18 viên đá tảng gây dựng nên triều đại Tây Sơn (sử gọi là Tây Sơn thập bát cơ thạch).



<i>Đền thờ nữ tướng</i>
<i>Bùi Thị Xuân.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ở trong bộ chỉ huy nghĩa quân, vì là nữ nên Bùi Thị Xuân được giao nhiệm vụ chỉ huy nữ binh ở nhà bảo vệ Hồng
thành. Vì bà có tài thuần dưỡng và huấn luyện voi chiến nên được giao chỉ huy đội tượng binh. Theo một số tài liệu thì
dưới quyền bà có 5.000 nữ binh và 200 thớt voi, nhiệm vụ chính là bảo vệ Hoàng thành.
Bà chỉ tham gia một số trận đánh như trận Rạch Gầm - Xoài Mút dưới quyền chỉ huy của chủ tướng Nguyễn Huệ vào
đầu năm 1785, hay trận đánh sang Vạn Tượng vào năm 1791, dưới quyền chỉ huy của tướng Trần Quang Diệu, chồng
bà. Còn nhiệm vụ chính của Bùi Thị Xuân là chỉ huy bảo vệ Hồng thành, bảo vệ sự n bình của Kinh đơ, để cho các
tướng sĩ yên lòng ra trận. Bà được Hồng đế Quang Trung phong là Đơ đốc, vị nữ Đô đốc duy nhất dưới triều đại Tây


Sơn, vị nữ tướng hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam.


Tháng 5 Tân Dậu (1801) trong lúc đại bộ phận tinh binh tướng giỏi của Tây Sơn đang tập trung vây hãm, hòng chiếm
lại Quy Nhơn (nay là Bình Định) thì Nguyễn vương Phúc Ánh bất ngờ đánh vào Phú Xuân. Lúc này lực lượng bảo vệ
Kinh đơ cịn lại rất mỏng, nên quân Tây Sơn nhanh chóng bị thất bại. Phú Xuân lọt vào tay nhà Nguyễn. Bùi Thị Xuân
bảo vệ vua Cảnh Thịnh và toàn bộ Hoàng gia rút ra Bắc thành. Mất Phú Xuân, cục diện chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn
Ánh thay đổi hoàn toàn. Từ đây Tây Sơn bị chia cắt làm hai, không thể ứng cứu cho nhau.


</div>

<!--links-->

×