Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Thuyết trình triết học quan hệ biện trứng giữa nguyên nhân và kết quả trong quá trình học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---    ---

TIỂU LUẬN
VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG QUÁ
TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY


1. Tổng quan đề tài.
Việc nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên là vấn đề quan trọng trong tình hình hiện nay, giúp sinh viên có tư
duy khoa học trong quá trình học tập và làm việc sau này. Cần xác định, hiểu rõ nội dung phương pháp luận
biện chứng duy vật; xác định vấn đề cần giải quyết để chọn đúng phương pháp, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và
thực tiễn; là cơ sở quan trọng để xây dựng năng lực tư duy, nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra
một cách đúng đắn.
Trải qua các thời đại, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của việc học tập đối với sự
phát triển của xã hội, nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước ta hiện nay.
Việc học tập chính là chiếc cầu nối quan trọng để nâng cao tri thức của chúng ta, giúp cho việc nhận
thức và phát triển cuộc sống của bản thân và xã hội ngày càng tốt hơn.
Bằng sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả, em xin phân tích về việc vận dụng mối quan hệ
biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong quá trình học tập của sinh viên hiện nay dưới góc nhìn
của tân sinh viên - những thế hệ tương lai của đất nước


2. Mục đích nghiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Tiểu luận này được viết nhằm nêu lên quan điểm của Triết học Mác-Lênin về quan hệ biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả, phân tích vấn đề q trình học tập của sinh viên hiện nay. Bên cạnh đó, nó cũng được hi vọng
có thể thay đổi được nhận thức của sinh viên nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong học tập của mỗi cá
nhân sinh viên, tạo nên lợi thế cạnh tranh: sự thay đổi tư duy; từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển
sang cách nghĩ học là để làm.
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận đề cập, giải quyết những vấn đề sau:


 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, sự tác động qua lại giữa hai yếu tố trên.
 Thực trạng học tập của sinh viên ngày nay và giải pháp cải thiện cần áp dụng.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của bài viết là “Quan hệ biện trứng giữa nguyên nhân và kết quả” và các đối tượng có
liên quan đến quan hệ nhân quả trong học tập của sinh viên hiện nay. Cụ thể thì ở đây, bài tiểu luận chủ yếu
nghiên cứu những tác động của “quan hệ biện trứng giữa nghuyên nhân và kết quả trong học tập của sinh
viên hiện nay” đối với sinh viên Việt Nam đề từ đó hồn thành mục đích chung mà đề tài muốn hướng đến
đã được nêu trên


Chương 1. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
trong phép biện chứng duy vật

1.1 Khái niệm về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả.
1.1.1 Khái niệm:
+ Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
+ Kết quả là phạm trù chỉ sự biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.


1.1.2. Phân biệt giữa nguyên cớ, điều kiện và kết quả, hậu
quả:
+
Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân
nhưng chỉ có quan hệ bề ngồi, ngẫu nhiên chứ khơng sinh ra kết quả. Ví dụ như việc một
phần tử Serbia ám sát thái tử đế quốc Áo Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới
thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn đã có từ lâu
giữa các nước tham chiến.


+
Điều kiện là những sự vật hiện tượng gắn liền với nguyên nhân, tác động vào
nguyên nhân, làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng nhưng điều kiện cũng không trực
tiếp sinh ra kết quả. Ví dụ như áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác,...

+ Cả kết quả và hậu quả đều do nguyên nhân sinh ra. Nhưng những gì có lợi cho con người
thì được gọi là kết quả, cịn những gì có hại thì gọi là hậu quả.


1.2 Tính chất của mối liên hệ nhân quả
1.2.1 Tính khách quan:
Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngồi ý muốn của con
người, khơng phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay khơng.
1.2.2 Tính tất yếu:
-

Tính tất yếu ở đây khơng có nghĩa là cứ có ngun nhân thì sẽ có kết quả mà phải đặt nguyên nhân trong
những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hồn cảnh nhất định
chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất
định.

-

Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hồn cảnh tương đối giống nhau
thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản. Nếu các ngun nhân và hồn cảnh càng ít khác nhau bao
nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.
1.2.3 Tính phổ biến:
Mọi sự vật hiện tượng trong tụ nhiên và xã hội đều do những nguyên nhân nhất định gây ra, chỉ có điều là
nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.



1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1.3.1 Nguyên nhân sinh ra kết quả :

+ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân ln có trước kết quả. Cịn kết quả chỉ xuất hiện sau khi
nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng
cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp nhau về mặt thời gian là
ở chỗ: giữa nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
+ Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại,
cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
+ Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy
nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác
nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do
vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trị của từng loại ngun nhân, để có thể chủ động tạo ra điều
kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác
dụng.
+ Căn cứ vào tính chất, vai trị của ngun nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại ngun nhân thành:
~ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
~ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
~ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.


1.3.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân, Sự
ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đấy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở
sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).

1.3.3 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau:
+ Một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết
quả và ngược lại. Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên

nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu
trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với với tồn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với
nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó ngun nhân và kết quả ln thay đổi vị
trí cho nhau.
+ Một hiện tượng nào đó là kết quả do một ngun nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân
sinh ra hiện tượng thứ ba… Và q trình này tiếp tục mãi khơng bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng
tận. Trong chuỗi đó khơng có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.
 


1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trụ nguyên nhân kết quả
1.4.1 Tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ nguyên nhân và kết quả:
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là khơng có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại
khơng có ngun nhân. Nhưng khơng phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức
khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng
đó. Muốn tìm ngun nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất
chứ khơng được tưởng tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.
1.4.2 Cách thức tìm ra nguyên nhân và vận dụng loại bỏ, hạn chế nguyên nhân gây kết quả tiêu cực:
Vì nguyên nhân ln ln có trước kết quả nên muốn tìm ngun nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện
những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên
nhân này có vai trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả.
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt
được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhàm đạt mục đích.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện
tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó khơng cần thiết, thì
phải loại bỏ ngun nhân sinh ra nó.


1.4.3 Xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở
các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Xác định đúng nguyên nhân không vội

vàng kết luận nguyên nhân để tránh nhận định sai lầm:

Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, vì ngun nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn
nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động
thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là kết quả, cũng như trong mối
quan hệ mà nó giữ vai trị là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.

Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó
khơng vội kết luận về ngun nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần
phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hồn cảnh cụ thể chứ khơng nên rập khn theo phương pháp
cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên
nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và
nguyên nhân bên trong.


CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.

Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức, tích lũy tri thức, kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng,... Đó là q
trình dài lâu và thường xun trong suốt cuộc đời mỗi con người. Nhưng quá trình học tập ở bậc Đại học, Cao
đẳng là vô cùng quan trọng. Trong thời gian ngắn ngủi chỉ khoảng năm năm thôi nhưng sinh viên vừa phải học
kiến thức chuyên môn, vừa phải rèn luyện rất nhiều những kĩ năng mềm để tìm được cơng việc đúng chun
ngành với mức lương cao, trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Vậy trong quá trình học tập của mỗi
sinh viên, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả có tác động như thế nào? Trước tiên cần phải
tìm hiểu về thực trạng việc học của sinh viên hiện nay.


2.1 Thực trạng học tập của sinh viên hiện nay
2.1.1 Thụ động trong học tập


Ở các trường Đại Học, số lượng sinh viên còn thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức là khá nhiều. Nếu giảng
viên khơng
đọc thì có những bạn cũng không chép, chỉ ngồi nghe và buổi học dường như chỉ diễn ra theo một chiều, thực
 
tế là kiến thức đọng lại trong đầu sẽ rất ít. Và đến khi ra khỏi giảng đường thì sinh viên sẽ khơng cịn gì trong đầu cả.
Trong khi đó ở nhà, sinh viên cũng chưa chủ động tìm tịi sách, báo, tài liệu, chưa chủ động nghiên cứu, chiếm lĩnh tri
thức.
Đồng thời, trên giảng đường còn tồn tại một thực trạng thụ động nữa đó là tâm lí “ngại” phát biểu. Trong mỗi giờ
học, việc sinh viên chủ động nêu câu hỏi, thắc mắc hay phát biểu là rất ít. Thay vào đó là sự coi nhẹ, khơng quan tâm,
hời hợt hay trả lời một cách ấp úng, không rõ ràng khi giảng viên nêu lên vấn đề, đặt câu hỏi.
Học đối phó, học vẹt cũng là biểu hiện của sự thụ động trong học tập. Sinh viên học tập không trên tinh thần tự
nguyện, học chỉ để thi qua môn và cuối cũng cũng chữ thầy trả lại cho thầy. “Học vẹt” là lối học thuộc lòng, lắp ghép các
kiến thức rời rạc, thiếu sáng tạo. Đó cũng là kiểu học thiên về lí thuyết, thiếu thực hành, thiếu tính thực tiễn. Học chỉ để
thi cử lấy cho được mảnh bằng tốt nghiệp. Thế nên, một thực tế đáng buồn là sau khi tốt nghiệp, ra trường sinh viên vẫn
thiếu nhiều kĩ năng thậm chí là thiếu kiến thức chun mơn hay khơng có tính chủ động sáng tạo.


2.1.2 Lười học, lười đọc

Lười học cũng là một thực trạng phổ biến ở sinh viên hiện nay. Đó là sự khơng chăm chỉ, khơng có ý thức
trách nhiệm với việc học của bản thân, không chịu suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Người lười học luôn nghĩ vấn đề đó
q khó đối vời mình hoặc ngược lại nghĩ nó q dễ khơng cần học hay chỉ đơn giản là không chịu động não và luôn
ỷ lại.
Việc đọc sách và tài liệu chuyên ngành của sinh viên chỉ diễn ra khi có sự thúc bách về bài vở từ phía giảng
viên hay khi có một dự án thuyết trình, bài tập lớn phải làm. Tức là việc đọc sách, tài liệu chỉ được thực hiện dưới điều
kiện bắt buộc dần dần dẫn đến tính thiếu tự giác, thiếu hứng thú... Theo số liệu mà Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch
đưa ra nhân Ngày hội Sách và Văn hố đọc 2013: Bình qn mỗi năm một người Việt Nam chỉ đọc 0,8 quyển sách.
Văn hoá đọc của chúng ta nói chung và ở sinh viên nói riêng có đang ở mức báo động?



1. Gian lận trong thi cử
Bên cạnh thực trạng lười học, lười đọc, thụ động trong học tập là một thực trạng đáng buồn khác tồn tại phổ
biến trong giới sinh viên đó là sự gian lận trong thi cử. Đó là sự thiếu trung thực trong kiểm tra thi cử, là hành vi
làm trái so với quy chế như mang tài liệu vào phịng thi, nhìn bài của bạn hoặc chạy tiền để được điểm cao. Trước
mỗi kì thì, sinh viên thường chuẩn bị hàng loạt “phao” phô tô thu nhỏ giấu trong người để chờ cơ hội sử dụng. Đây
là hình thức gian lận phổ biến nhất, sau đó là dùng điện thoại, hoặc sách vở, hoặc ghi ra bàn,v.v…Gian lận trong thi
cử ở bất kì thời đại nào, quốc gia nào cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ. Nhưng đang báo động ở chỗ đa số các bạn
sinh viên hiện nay đều cho rằng đó là chuyện “bình thường”, chuyện “đương nhiên” chả có gì đáng bàn.


2.2. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong thực trạng học tập của sinh viên hiện nay

2.2.1. Phạm trù nguyên nhân
Những nguyên nhân của sự thụ động trong học tập:
Nguyên nhân chủ quan đến từ phía sinh viên – những người học. do thói quen học tập từ thời phổ thông
trông chờ vào kiến thức thầy cô trên lớp truyền thụ. Sinh viên cũng khơng có thói quen đọc giáo trình và các tài
liệu có liên quan đến kiến thức môn học khi ở nhà. Họ cũng chưa chủ động tìm tịi phương pháp học tích cực,
sáng tạo.
Nguyên nhân khách quan đến từ phía giảng viên và chương trình học. Phương pháp giảng dạy của giảng
viên là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ học tập của sinh viên.


Nguyên nhân dẫn đến sự lười đọc, lười học của sinh viên
hiện nay:
Căn bệnh “lười” của sinh viên hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ xã hội, từ nhà trường, từ gia
đình,… Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ phía người học. Ngơi trường Đại học như là một “thiên đường” với vô vàn
điều mới lạ, hấp dẫn, thu hút khiến sinh viên mải mê và qn bẵng đi nhiệm vụ chính của mình.?
Một ngun nhân khác dẫn đến tình trạng lười học là do các bạn còn bận rộn kiếm tiền. Nhiều bạn sinh viên do xa
nhà, gia đình khó khăn nên đã chọn cách đi làm thêm để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Nhưng cũng có khơng ít sinh viên kiếm
tiền để trải nghiệm hoặc vì tiêu xài quá đà, nợ nần chồng chất lúc nào cũng khủng hoảng vì “Tiền...Tiền..Tiền”.

Sống trong thời đại công nghệ, truyền thông nên các bạn cũng bị mạng xã hội “ngốn” mất khá nhiều thời gian trong
ngày. Lướt web, chơi game, Facebook, Zalo, Twitter, Tiktok,… khiến sinh viên “sống ảo” hơn sống thực.
Vẫn biết rằng sự lười học của sinh viên là do nguyên nhân chủ yếu cốt lõi đến từ bản thân người học, nhưng cũng
phải kể đến những nguyên nhân khách quan như chương trình đại học cồng kềnh, nặng về lý thuyết, các giờ lên giảng
đường quá dài, gây căng thẳng và điều kiện cơ sở vật chất của trường cũng ảnh hưởng tới sự học tập của sinh viên.


Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận trong
thi cử của sinh viên hiện nay:
Do chúng ta chưa có một phương thức đánh giá chính xác, khoa học, đánh giá cả về phẩm chất, nâng
lực cả quá trình học tập… mà chỉ tập trung vào thi cử.
Các nguyên nhân tiếp theo là do “bệnh thành tích”; do lợi ích nhóm; do sự bng lỏng trong quản lí chưa
thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lí giáo dục; do cơng tác thanh tra, kiểm tra cịn yếu; do áp lực
cạnh tranh; do ảnh hưởng của cơ chế thị trường; do sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật cao tinh xảo, nhỏ
gọn.
Một nguyên nhân quan trọng nữa của gian lận xuất phát từ thói giả dối. Thói háo danh, chuộng bằng cấp,
chứng chỉ. Coi việc có cái bằng cử nhân, thạc sĩ như một tem mác để chạy chọt, luồn lách vào những cơ quan
công quyền


2.2.2. Phạm trù kết quả
Như đã nói ở phần mở đầu, trong mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân-kết quả: cả kết quả và
hậu quả đều do nguyên nhân sinh ra nhưng những gì có lợi ích, tốt đẹp, tích cực được gọi là kết quả
cịn những gì gây hại, xấu xa, tiêu cực gọi là hậu quả. Vậy nên, với thực trạng và nguyên nhân như đã
trình bày ở trên thì tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả mà mỗi người sinh viên chúng ta phải chấp nhận
nhìn thẳng vào sự thật để tìm cách khắc phục.
Hậu quả đầu tiên của sự lười học, học tập thiếu nghiêm túc sẽ dẫn đến thi trượt môn, học lại, tốn thời
gian, tiền của, công sức. Và hậu quả tất yếu sẽ là thất nghiệp hoặc trầy trật, vật lộn để xin việc làm trái
với chuyên ngành được đào tạo.



2.3 Giải pháp
Trong mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, nguyên nhân bao giờ cũng có trước, kết
quả là cái đi theo sau. Vì vậy, muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh
ra nó. Như vậy, muốn loại bỏ hiện tượng lười học, lười đọc, gian lận trong thi cử ở sinh viên hiện nay thì
chỉ cần loại trừ những nguyên nhân sinh ra những hiện tượng đó bằng những giải pháp hữu hiệu từ nhiều
phía.
2.3.1 Về phía nhà trường Đại học
Nguyên nhân nào thì giải pháp ấy, thường là như vậy. Vấn đề cốt lõi là bây giờ cần có một kế hoạch
tổng thể, hiện đại hóa giáo dục theo hướng thực học, thực nghiệp xung quanh “Dạy người – Dạy chữ - Dạy
nghề”. Sau đó, cần cải cách việc thi cử trong suốt quá trình đào tạo ở các cấp bậc từ phổ thông đến đại
học.
2.3.2 Về phía giảng viên
Với vai trị là người định hướng học tập cho sinh viên, giảng viên cần mạnh dạn thay đổi phương
pháp từ truyền thống sang hiện đại “Lấy người học làm trọng tâm”, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
trong buổi học và khóa học nhằm tạo tính tích cực, gợi hứng thú học tập ở sinh viên.


2.3.3 Về phía sinh viên
Trước hết, muốn khắc phục được hiện tượng học thụ động, đối phó, trơng chờ, ỷ lại thì phải loại bỏ được
những nguyên nhân sinh ra nó. Giải pháp tốt nhất là rèn luyện phương pháp tự học. Phải tự rèn luyện một
cách kiên trì, nhẫn nại: Phải có kế hoạch học tập khoa học, xác định khối kiến thức mà mình cần phải học,
phân bổ thời gian cho từng loại cụ thể và phải hoàn thành mục tiêu đề ra.
Những giải pháp nhằm loại bỏ những nguyên nhân của thực trạng lười học, lười đọc của sinh viên
hiện nay:
Xây dựng thói quen làm việc học tập một cách kiên nhẫn, chủ động. Trên giảng đường cần chăm chú
nghe giảng, ghi chép. Về nhà, tăng cường tìm tài liệu, thảo luận với bạn bè, làm việc nhóm để tạo hứng
thú học tập. Hãy hạn chế tiếp xúc với Facebook, Zalo, game…lướt web, để dành thời gian đọc sách, tạo
thói quen đọc sách mỗi ngày
Những giải pháp nhằm loại bỏ thực trạng gian lận trong thi cử:

sinh viên cần ý thức được vai trò tầm quan trọng của việc học thực, học khơng chỉ lấy thành tích mà lấy
kiến thức kĩ năng làm hành trang bước vào đời. Phải có mục tiêu và phương hướng học tập đúng đắn. Mỗi
sinh viên chúng ta cần có tinh thần cầu tiến, khơng ngừng nỗ lực để đạt thành tích ca, khẳng định giá trị của
bản thân. Quan trọng nhất là mỗi người phải rèn luyện được đức tính trung thực thật thà, thẳng thắn, phải
không ngừng tự rèn luyện tu dưỡng bản thân.


KẾT LUẬN
Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả vào quá trình học tập của sinh
viên hiện nay là một đề tài thú vị có tính thực tiễn cao. Nó địi hỏi cần tìm hiểu nghiêm túc, sâu sắc và kĩ
lưỡng về thực trạng học tập của sinh viên, để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện thực
trạng. Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm chứng em khơng viết về những ưu điểm, mặt mạnh của sinh
viên hiện nay mà chủ yếu viết về những nhược điểm còn tồn tại để khắc phục. Do đó, những giải pháp
được rút ra đều dựa trên việc phân tích, phân loại nguyên nhân và chiều hướng tác động của nó để triệt
tiêu những nguyên nhân gây bất lợi, đề xuất giải pháp tích cực nhằm thay đổi thực trạng. Q trình thực
hiện đề tài cũng để lại cho nhóm những bài học quý giá bổ ích. Là sinh viên phải nắm vững phương pháp
tự học để giảm thiểu hậu quả và tối ưu hóa kết quả.
Là sinh viên phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Là
sinh viên phải năng động sáng tạo tìm kiếm các cơ hội học tập, nắm vững kiến thức chuyên môn chuyên
ngành, kĩ năng cứng và trau dồi các kĩ năng mềm cho bản thân.



×