Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giáo trình Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 91 trang )

LỜI NĨI ĐẦU

Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng là một mơn học chính
khóa gồm 8 học trình (120 tiết) được phân bố trong bốn học kỳ của
năm thứ II và III dành cho sinh viên chuyên ngành Sáng tác, Lý luận
và Chỉ huy âm nhạc bậc đại học.
Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
tính chất, khả năng các nhạc khí phổ biến trong dàn nhạc giao hưởng,
giúp SV nắm vững sở trường, sở đoản, kỷ thuật kỷ xảo cũng như các
thủ pháp kết hợp các bộ nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng để diễn
đạt nội dung, tư tưởng, ý đồ của tác phẩm âm nhạc.
Đây là môn Lý thuyết âm nhạc mà sinh viên chỉ tiếp thu được
sau khi đã nắm vững kiến thức của các mơn Hịa âm, Phức điệu, Khúc
thức học...Khi giảng bài giáo viên cần mở rộng, bổ sung thêm những
kiến thức liên quan như kỷ thuật diễn tấu của từng nhạc khí, tăng
cường các thí dụ minh họa là các tác phẩm của các nhạc sĩ qua từng
thời kỳ và nhất thiết là phải cho SV được xem và nghe hình ảnh và âm
thanh.


MỤC LỤC
Chương I. Lịch sử phát triển và hình thức tổ chức dàn nhạc
I.
Lịch sử phát triển dàn nhạc...................................................................trang 1
II.
Hình thức tổ chức dàn nhạc............................................................................3
Chương II. Bộ Dây...........................................................................................................9
Chương III. Bộ Gỗ..........................................................................................................23
Chương IV. Bộ Đồng......................................................................................................34
Chương V. Bộ Gõ...........................................................................................................41
Chương VI. Yếu tố giai điệu trong phối dàn nhạc..........................................................50


I.Giai điệu ở bộ Dây
II. Giai điệu ở bộ Gỗ...........................................................................................51
III.Giai điệu ở bộ Đồng.......................................................................................52
IV. Giai điệu ở các bộ phối hợp..........................................................................53
V. Âm lượng các bộ
Chương VII. Yếu tố hòa âm trong phối dàn nhạc...........................................................55
I. Số lượng bè và sự điệp bè hòa âm
II. Sắp xếp hợp âm..............................................................................................56
III. Hòa âm ở bộ Dây..........................................................................................57
IV. Hòa âm ở bộ Gỗ
V. Điệp âm sắc trong hòa âm bộ Gỗ..................................................................63
VI. Hòa âm ở bộ Đồng.......................................................................................66
VII. Hòa âm ở các bộ phối hợp..........................................................................68
VIII. So sánh chức thể Piano và chức thể dàn nhạc...........................................70
Chương VIII. Bộ Dây-Sử dụng độc lập.........................................................................73
1. Cách sắp đặt bè giai điệu
2. Cách sắp đặt bè hòa âm..................................................................................74
3. Cách sắp đặt bè trầm.......................................................................................79
4. Sắp đặt tiết tấu................................................................................................85
5. Xác định khúc thức
6. Vai trò của âm sắc
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................90


1

CHƯƠNG I

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DÀN
NHẠC

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÀN NHẠC
Lịch sử dàn nhạc và nghệ thuật phối dàn nhạc bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 bằng nghệ thuật
thanh nhạc phức điệu đạt tới đỉnh cao; các thể loại opéra, oratorio, balet mới nảy sinh địi hỏi một
dàn nhạc có tổ chức.
Như vậy, sự ra đời của dàn nhạc đã xuất hiện cùng với sự ra đời của nền khí nhạc thế tục
trong sự rút lui dần của các kiểu đàn Violon cũ, (Viola braxio, Viola Đa găm ba...).
Đại thể chia làm hai thời kỳ:
- Thời kỳ đầu kết thúc ngay sau nữa thế kỷ 18 với cái chết của hai nhạc sĩ bậc thầy phức
điệu: Bach, Haendel.
- Thời kỳ thứ 2: Bắt đầu với sự nở rộ của phong cách dàn nhạc hiện nay trên tác phẩm của
Haydn, Mozart.
1. Thời kỳ đầu gồm suốt cả quá trình chuyển từ phong cách phức điệu sang chủ điệu trong
sự nảy nở các thể loại Opéra, Oratorio và các thể loại tiền thân của Sonate cổ điển; của giao
hưởng và concerto khí nhạc; nhạc cụ dây được cải tiến, sáo ngang thay thế sáo dọc, kèn cornet gỗ
biến mất... đưa kèn cor vào dàn nhạc.
Nhà soạn nhạc Monte Verdi đã có cơng lớn trong việc đem tư duy bốn bè vào dàn nhạc
(Điều mà trước đó các nhạc sĩ đã viết rất tự nhiên cho 3 hoặc 5 bè và có thể kéo như thế từ đầu
đến cuối tác phẩm). Monte Verdi là người đầu tiên sử dụng kỷ thuật cá nhân và biết vận dụng
tính năng riêng biệt của từng nhạc cụ, nhằm mục đích tăng cường tính kịch; áp dụng trémolo
vibrato, pizz ở nhạc cụ dây. Nói chung ơng là người đóng góp lớn cho nghệ thuật phối dàn nhạc
thời kỳ này - thế kỷ XVI - XVII.
Bên cạnh Monte Verdi, nhờ sự cố gắng của rất nhiều nhạc sĩ mà từ trong trạng thái bất ổn
định và lủng củng của việc phối cho "mọi thứ nhạc cụ", người ta đã đi đến việc tổ chức được bộ
dây, một phần nào bộ gỗ và một vài sự chỉ dẫn dè dặt về bộ đồng.
2. Thời kỳ phát triển thứ hai bao gồm giai đoạn ngự trị của phong cách chủ điệu mà nhạc
giao hưởng thừa kế từ opéra và oratorio. Thanh nhạc phức điệu đã mất uy thế, dàn nhạc trở thành
phương tiện biểu hiện hoàn chỉnh và độc lập, đủ khả năng phản ánh những xu hướng mới của
cuộc sống.
Bộ gỗ hình thành với tổ chức hai chiếc, các nhạc cụ bàn phím và đàn Luy-thơ với chức
năng đảm nhiệm phần bè trầm trì trục trở nên thừa và dần dần được loại bỏ.

Bộ đồng với 2 cor và 2 trompette đã có thêm một trombone tham gia. Việc sáng chế phím
cho kèn đồng đã làm thay đổi bộ mặt của nó trong dàn nhạc: Số lượng cor tăng từ 2 - 4 và sau
này từ 6 - 8...


2
Nhờ cả một dàn nhạc giàu có về màu sắc, các nhạc sĩ như Beethoven, Schubert, Berlioz,
Mendelsohn, Wagner, Brahms, Tchaikovsky .v.v... đã phản ánh mỗi người một cách tư tưởng
thời đại họ.


3

đồ
sử
phát
triển
nhạc và đội hình cơ bản của các bộ qua ba thời kỳ.


lịch
dàn

II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DÀN NHẠC
1. Dàn nhạc thính phịng(caméra)
Tổ chức dàn nhạc nhỏ, ít định rõ số nhạc cụ và người biểu diễn.
Thường thường, cái nhân của dàn nhạc thính phịng là bộ năm đàn dây (quintette
orchestreaf cordes hay quintette des corder) thỉnh thoảng có thêm vài nhạc cụ hơi: 1 Flute, 1
hautbois, 1 Clarinette, 1 Basson, 1Cor, 1 Trompette .v.v... hoặc 2 nhạc cụ cùng loại (Mozart,
Concerto hịa cùng dàn nhạc thính phịng biên chế 5 đàn dây + 2 Hautbois và 2 Cor).

Không những ở thời kỳ Tiền cổ điển (Vivaldi, Couperin, Bach, Haendel) mà đến các thời
kì sau tác giả vẩn thú viết cho dàn nhạc dây (Mozart: Dạ khúc, Brahms: Serenata; Tchaikovsky:
Serenade..v..v).
Biên chế 5 đàn dây trong dàn nhạc thính phịng tiền cổ điển thường như sau:
Vn1 = 6
Vn2 = 6
Va = 4
Vc = 2
Cb = 2
Việc bổ sung nhạc cụ hơi vào bộ dây không lệ thuộc vào một quy tắc, luật lệ nào cả.
Tứ tấu dây (quatuor à cordes - String quartet) do 4 nhạc cụ: Vn1, Vn2, Va và Vc là một
mẫu mực điển hình của hịa tấu thính phòng từ thời kỳ Cổ điển.


4

2. Dàn nhạc giao hưởng
Dàn nhạc giao hưởng được phân loại thành 4 bộ nhạc khí:
2.1. Bộ dây (Archi - Strings)
Gồm có các nhạc khí phát âm bằng dây đàn do tác động chủ yếu bằng archet.
- Nhóm Violon I và II.
- Nhóm Viola (hay Violon Alto)
- Nhóm Violoncell (hay Cello).
- Nhóm Contrebasse.
2.2. Bộ gỗ (Lègni - Woodwind)
Gồm các nhạc khí phát âm bằng hơi thổi mà chất liệu của nó là gỗ, hoặc có âm sắc phát ra
là gỗ.
- Nhóm Flute.
- Nhóm Hautbois.



5
- Nhóm Clarinette.
- Nhóm Basson.
2.3. Bộ Đồng (Ottoni - Brass)
Phát âm bằng hơi thổi mà chất liệu cấu tạo chính bằng đồng hoặc kim loại.
- Trompette.
- Cor.
- Trombone.
- Tuba
2.4. Bộ gõ (A percussion - Percussion)
Được phân thành hai nhóm :
2.4.1. Nhạc khí có cao độ
- Timpani (trống định âm), Campanelli (đàn chuông phiến), Xilofono (đàn gỗ phiến),
Celesta, Campana (đàn chuông ống).
2.4.2. Nhạc khí khơng có cao độ
- Triangolo, Tamburino, Tamburo, Piatti, Gran Cassa, Tam Tam, Castagnetti.
Manh nha từ năm 1750 ở Âu Châu vào thời kì Bach và Haedel. Hạt nhân chính của dàn
nhạc là đàn Clavevin hay đàn Orgue (đàn ống).
Bach: bộ dây và bộ gỗ đơn giản
Haendel: dùng bộ gỗ rất đồ sộ, mỗi loại kèn từ 6-8 chiếc.
Về sau các nhạc sĩ cổ điển sử dụng kèn gỗ 2 chiếc mỗi loại như ở nhóm kèn đồng. Sau đó,
bổ sung thêm ngày một hồn chỉnh.
3. Dàn nhạc giao hưởng nhỏ (Petit orchestre symphonique hay Symphonietta).
Hình thành dưới thời Hayndn và Mozart. Biên chế 2 gỗ, 2 đồng (2 quản).
Dây
Vn1 = 8 - 10 -12
Vn2 = 6 - 8 - 10
Vna = 4 - 6 - 8
Vc = 3 - 4 - 6

Cb = 2 - 3 - 4

Gỗ
Flute = 2
Hautbois = 2
Clarinette = 2
Fagott = 2

Đồng
Cor = 2 (4)
Trompette = 2


Timpani hoặc vài
nhạc cụ khác, tùy
theo yêu cầu tác
phẩm

Beethoven vẫn dùng biên chế trên mãi đến gẫn bản GH số 5.
4. Dàn nhạc giao hưởng lớn
Xuất hiện đồng thời với những bản giao hưởng sau cùng của Beethoven. Qua các tác
phẩm của Wagner, Brahms, Tchaikovsky, Ravel .v.v... nó lại mang thêm những màu sắc khác
biệt của từng tác giả một.
Đặc điểm của sự phát triển dàn nhạc bấy giờ là sự tăng cường dần số nhạc cụ hơi và gõ.
Như thế cũng dẫn đến sự tăng cường số lượng nhạc cụ dây.
Dàn nhạc lớn, về tổ chức chia làm 2 loại hình chính: Loại biến chế 3 kèn (3 quản) và loại
biến chế 4 kèn (4 quản).


6

BIẾN CHẾ 3 QUẢN
Dây
Vn1 = 12 - 14
Vn2 = 10 - 12
Vna = 8 - 10
Vc = 6 - 8

Gỗ
Flute = 3 (Flute 3 là piccolo)
Hautbois = 3 (Ob số 3 là Coranglais)
Clarinette = 3 (Số 3 là Cl.Bass)
Basson = 3 (Số 3: Contrebasson)

Đồng
Cor = 4
Trompette = 3
Trombone = 3
Tuba = 1


TÙY
THEO
YÊU
CẦU

Đồng
Cors = 6 - 8
Trompette = 4
(Số 4: Trb trầm)
Trombone = 4

(Số
4:
Tromb
Contrebass)
Tuba = 1


TÙY
THEO
YÊU
CẦU

BIÊN CHẾ 4 QUẢN
Dây
Vn1 = 14 - 16
Vn2 = 12 - 14
Vna = 10 - 12
Vc = 8 - 10
Cb = 6 - 8 - 10

Gỗ
Flute = 4 (Số 4 là piccolo)
(Số 4: Fl Contralto)
Hautbois = 4 (Số 4 là Coranglais)
Clarinette = 4 (Số 3:Cl.piccolo)
(Số 4: Cl.Bass)
Basson = 4 (Số 4 là Contrebasson)

5. Âm vực dàn nhạc qua các thời kỳ


Sự cải tiến của nhạc cụ và phát triển theo tư
duy dàn nhạc: mở rộng âm vực để đạt đến sự
đầy đặn của ba Bộ.


7

6. Tổng phổ
Tổng phổ là sự phản ánh chính xác tư duy sáng tạo của nhạc sĩ. Tất cả đều phải được diễn
đạt trong đó giúp cho người nhạc trưởng có thể sáng tạo một lần nữa những hình tượng âm thanh
cụ thể, nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Trong tổng phổ, bè của các nhạc cụ cần dịch giọng phải được viết dưới hình thức mà nhạc
cơng sẽ biểu diễn. Tuy nhiên, sau này một số nhạc sĩ đã đơn giản hóa: chỉ dịch giọng ở phân phổ,
cịn ở tổng phổ viết như các nhạc cụ không dịch giọng.
Sự sắp xếp của các bộ và các nhạc cụ trong tổng phổ:

Các nhạc cụ như Piano, Harp…đặt cuối bộ gõ. Nếu tăng cường thêm hợp xướng thì đặt
trên bộ dây.


8

7. Nguyên tắc cấu trúc của các bộ:
Bộ gỗ

Picc
Fl
Ob
Cl
Fg


Giai điệu
Hòa âm
Bè trầm

Bộ Đồng

CF
Cr
Trbe
Trbn

Hòa âm
Giai điệu
Bè trầm

Tuba
Bộ Dây

Vn1 (16)
Giai điệu

Hòa âm

Vn2 (14)
Va (12)
Vc (10)
Cb

Âm vực giữa, trung gian.

Bè trầm

------  ------


9
CHƯƠNG II

BỘ DÂY
(Archi - Strings)
Giữ phần quan trọng trong dàn nhạc giao hưởng, được sử dụng thường xuyên trong tác
phẩm, gần như là then chốt. Thành phần gồm 4 loại như đã nói trên (Violon vì có số lượng nhiều
hơn hẵn các loại kia nên được chia thành 2 nhóm Vn I và Vn II).

I. ĐẶC ĐIỂM
- Kỹ thuật, kỹ xảo rất phong phú, nghe lâu vẫn thú vị, không nhàm chán.
- Âm sắc bộ dây có tính đồng chất (Homogène) hài hòa một cách tuyệt mỹ (do nguyên tắc
cấu tạo chất liệu và hình dáng đàn giống nhau), có sự thống nhất chặt chẽ giữa toàn khối dây,
vượt hẵn các bộ khác.
- Diễn cảm nhạy, biểu hiện được mọi sắc thái tình cảm.
- Âm thanh gần với giọng hát, có tính ca xướng.
- Câu nhạc dài, ngắn tùy ý, khơng gây trở ngại cho việc diễn cảm.
- Ngồi việc đảm nhiệm giai điệu, bộ dây cịn đảm nhiệm tồn bộ hòa âm trong trường
hợp cần thiết, chơi đủ cả hợp âm thuận lẫn nghịch mà ít khi cầu cứu sự viện trợ của các bộ khác.
- Trong dàn nhạc bộ dây vượt hẵn các bộ khác về mặt thời gian diễn tấu, ít khi nghỉ kéo
dài như các bộ khác nhất là Đồng và Gõ.
- Âm vực rộng, tác phẩm viết cho bộ dây không bị hạn chế. Phạm vi diễn tấu có thể từ
thấp lên cao trong một khoảng cách :

- Số lượng đàn dùng trong dàn nhạc nhiều hơn so với các bộ khác

Loại dàn nhạc
Lớn
Trung bình
Nhỏ

VnI
16
12
08

VnII
14
10
06

Va
12
08
04

Vc
10
06
03

CB
08-10
04-06
02-03


- Vì là bộ cơ bản, trong các sách giáo khoa phối khí hầu như bao giờ cũng sắp xếp giới
thiệu bộ dây đầu tiên.
- Trong tổng phổ, bộ dây lại đặt nằm dưới cùng, xem như làm nền cho toàn bộ dàn nhạc.

II. KỶ THUẬT CỦA BỘ DÂY
1. Kỹ thuật tay phải
Liên quan tới cách phân câu và tính chất cơ bản của âm vang qua các cú vĩ. Vì thế, kéo vĩ
trên dây là động tác cơ bản cho sự phát âm của đàn dây. Muốn thể hiện sắc thái thì phải dựa vào


10
sự điều khiển của tay vĩ. Có nhiều kiểu dáng vĩ khác nhau bởi hướng đi của vĩ trên dây và tính
chất chuyển động của vĩ (Phần lớn phụ thuộc vào đường nét giai điệu và cách phân câu).
1.1. Hướng đi của vĩ
Có 2 hướng chính :
- Tire ( Π ) - kéo vĩ từ gốc tới ngọn, phù hợp với các âm tương đối nặng, dứt khoát.
- Pousse (V) - đẩy vĩ từ ngọn tới gốc, thích hợp với các âm tương đối nhẹ, âm phát ra yếu
và mềm.
1.2. Tính chất chuyển động của vĩ
Cơ bản có 3 kiểu :
1.2.1. Chuyển động vĩ liền không rời dây gồm các cú vĩ :
- Détaché
Mỗi động tác lên hoặc xuống của vĩ khớp với trường độ mỗi nốt, âm thanh tách bạch, dứt
khoát ở f và dịu dàng mềm mại ở p.
- Détaché lớn : cú vĩ thực hiện hết cả vĩ.
- Détaché trung bình : thực hiện 1/2 vĩ.
- Détaché nhỏ : thực hiện 1/4 vĩ.
- Cú vĩ nhắc lại : Détaché nhỏ phối hợp tốc độ nhanh, âm thanh dày dặc, hơi xáo động.

- Trémolo

Có 2 hình thức :
- Nhắc đi nhắc lại một nốt do tay vĩ điều khiển

- Nhắc đi nhắc lại 2 nốt khác cao độ

Âm thanh trémolo rất xáo động, thường sử dụng làm nền trong hòa tấu, độc tấu it sử dụng.
- Trille


11
- Légato
Mỗi hướng đi cù vĩ thực hiện bằng 1 nhóm nốt. Sử dụng cho những nét nhạc êm ái, trữ
tình, du dương ...

+ Chú ý : Khơng có hiệu quả đối với các nốt có cùng cao độ nằm cạnh nhau.
- Ténuto
Giữ cường độ nốt mạnh bằng nhau làm đường nét giai điệu rõ, mạnh hơn.

- Portato

Là sự kết hợp giữa Légato và Ténuto, thường được sử dụng ở sắc thái p và pp.
1.2.2. Chuyển động ngắt nhưng vĩ không rời dây, gồm các cú vĩ :
- Non Légato
Hiệu quả âm thanh tách rời nhau.
- Staccato
Tạo nên những âm ngắt, rời nhau sủ dụng tốc độ vừa

- Ở f : âm vang cương nghị.
- Ở p : nhẹ nhàng nhưng tiêu cực.
Có nét nhí nhảnh, tươi tắn, hơi trêu cợt.

- Martelé
Dùng archet nhấn mạnh vào từng nốt và ngừng lại cuối mỗi nốt. Âm thanh hơi nặng nề.
Thường dùng với sắc thái f và tốc độ không chậm lắm.

1.2.3. Chuyển động nẫy, vĩ tách rời dây : Gồm các cú vĩ :
- Spiccato
Nẫy vĩ khỏi dây. Đây là động tác nẫy ngắn của vĩ mà mỗi nốt là mỗi hướng đi của vĩ,
thường dùng ở giữa vĩ. Tốc độ nhanh có tính nhộn. Ở p : êm dịu ; Ở f : châm chọc.
- Staccato Volant


12
Có nghĩa : ngắt từng nốt nhưng vẫn khơng thay đổi hướng đi của vĩ. Chỉ dừng ở sắc thái
p. Âm vang chính xác nhẹ nhàng, tinh tế.

- Sautille, Saltando, Ricochet
Tung vĩ, bảo đảm hướng đi của vĩ. Nẩy và thực hiện 2, 3, 4 nốt liên tiếp với sắc thái yếu.
Thường dùng phần ngọn của vĩ + nẫy cổ tay cho ta mức chính xác về tiết tấu. Ký hiệu thường
dùng dấu phẩy trên nốt trong tốc độ nhanh.
2. Kỹ thuật tay trái
Gồm việc quán triệt các thế tay, sự chính xác về âm thanh, sự chuyển động linh hoạt các
âm hình. Cách rung và thực hiện 2.3.4.âm.
- Thế tay : Định ra bởi vị trí ngón trỏ, cái đặt trên dây (thế thấp, thế cao).
- Tiếng ngân rung : (Vibrato). Rung ngón tay trên vị trí bấm tạo ra sự ngân rung ấm áp
đặc biệt, dễ gần gũi thân cận.
- Kết hợp 2,3,4 âm : Đàn dây có ưu điểm tạo ra một lúc 2,3,4 âm bằng cách kéo vĩ, sử
dụng trên các dây kề nhau. Tạo được những âm vang tráng lệ, nhưng cũng có lúc nặng nề...
3. Các thủ pháp đặc biệt
3.1 Pizzicato
Dùng ngón tay bật trên dây đàn. Nếu dùng ngón tay trái thì kí hiệu : (+). Trước phần giai

điệu sử dụng thủ pháp này được ghi tắt : Pizz, lúc hết phải ghi rõ : arco (dùng archet).
Pizzicato gây một hiệu quả nhẹ nhàng tương tự như đàn gẫy, đơi khi có màu sắc của nhạc
cụ gõ, âm vang rời, khô và câm (có khuynh hướng về tiết tấu nhiều hơn giai điệu). Pizz trên dây
buông hiệu qủa hơn. Ở âm vực cao, Pizz hầu như câm tiếng. Do đó, thường hạn chế trong một
khoảng âm vực nhất định. Ở đàn Violon thường :
Ít dùng ở tốc độ nhanh quá. Ở tốc độ trung bình (từ 80-120 = ) chỉ dùng tối đa là nốt
nhưng Pizz cũng không thể ngân dài được nên không bao giờ thực hiện được từ nốt trắng trở lên.

Thủ pháp này có thể dùng riêng cho bộ dây đi độc lập hoặc bộ gỗ và piano tăng cường. Đi kèm
với bộ gỗ, tiếng pizz nhẹ nhàng, tươi tắn làm nổi rộ tiếng kèn.
3.2. Collegno
Dùng sống Archet đánh vào dây cho hiệu quả độc đáo, thích hợp việc làm nổi bật tiết tấu.
Âm vang nhẹ, ngắn, ít tình cảm. Số lượng người chơi đơng thì độ vang mới đạt kết qủa đáng kể.
Thủ pháp này tương đối ít dùng. Có thể dùng trong dàn nhạc hoặc độc tấu, chủ yếu là trang trí
màu sắc. Collegno rất hạn chế trong việc xử lý những giai điệu đẹp.
3.3. Con Sordino - (Ý) ; Avec Sourdine (Pháp)


13
Dùng dụng cụ giảm âm làm tiếng đàn nhỏ lại như lọc qua một màng mỏng. Thay đổi âm
sắc chứ khơng thay đổi độ vang. Có cảm giác xa xăm mờ ảo. Đôi lúc ảm đạm nhưng tiếng đàn
sâu và lắng đọng hơn. Sử dụng ở những chổ âm u, kỳ dị, lặng lẽ. Tạo tương phản giữa tối và
sáng, hoặc hiệu qủa thần tiên ... Lúc không dùng nữa ghi : Senza Sordino hoặc Sans Sourdine.
3.4. Âm bồi (Sons harmonique)
Tạo tính chất xa xăm, thần tiên và cảm giác đẹp đẽ, trong suốt, thuần khiết. Thường chia
làm hai loại : âm bồi nhân tạo và âm bồi tự nhiên.
3.4.1. Âm bồi tự nhiên : Bấm rất nhẹ tay lên dây đàn (bấm hờ) cùng cao độ của nốt muốn
có nhưng màu sắc thay đổi hẳn. Được tạo ra trên các dây buông với các âm bồi quảng 8,5,4. Ghi
theo hiệu quả nốt vang (1/2 dây : q8 ; 1/3 : q8 + q5; 1/4 : 2q8; 1/5: 2q8 + q3T ; 1/8: 2q8 + q5).
Âm bồi tự nhiên dựa trên dây bng do đó khơng tạo được tiếng ngân rung (vibrato).

3.4.2. Âm bồi nhân tạo : Ngón 1 bấm ở vị trí nào trên dây, ngón 3 hoặc 4 đặt nhẹ vào một
điểm nào đó trên dây đó, khi kéo vĩ sẽ cho ta một âm vang. Khoảng cách của ngón bấm chính và
ngón bấm hờ càng gần nhau thì âm vang càng cao. Có thể tạo được những nốt ban cung và tạo ra
được sự ngân rung. Ít sử dụng trong dàn nhạc. Chỉ dùng cho độc tấu.
3.5. Thay đổi vị trí của vĩ
Để tạo ra được âm thanh trong và ấm, đầy đặn. Tuy nhiên có lúc cũng thay đổi vị trí di
chuyển cho âm thanh độc đáo hơn.
3.5.1. Sul ponticello (kéo vĩ sát ngựa đàn)
Âm thanh hơi thơ, nhưng có màu sắc kim khí. Thường sử dụng để gây kịch tính, dùng
trong độc tấu, nhất là trong trường hợp Trémolo (Trên một nốt hoặc hai nốt đồng thời).
3.5.2. Sul Tasto
Đặt archet kéo ngay trên cần dàn. Âm thanh mềm dịu và êm hơn. Tuy nhiên hơi yếu và
mờ. Tính chất hơi lạnh, có khi tương tự tiếng flute, ít dùng hơn sul ponticello. Lúc archet trở lại
vị trí cũ, phải ghi ord.
3.5.3. Sử dụng phần ngọn của vĩ (apunét darco)
Thường dùng ở lực yếu độ yếu p hoặc pp: âm vang nhẹ, nhí nhảnh, tươi vui. Kỹ thuật này
không ghi trong tác phẩm.
3.5.4. Altaco
Sử dụng phần gốc của vĩ với lực độ f hoặc ff. Không ghi trong tác phẩm.
3.6. Dùng riêng dây
Khi muốn sử dụng chất liệu một dây nào đó thì người ta sẽ ghi : Sul G; Sul D; Sul A...


14

III. VIOLON (Pháp)
Violin ( Anh), Violono (Ý) Violine (Đức), Tiểu đề cầm (TQ).
Trong bộ dây, Violon có ưu thế nhất về mặt kỹ thuật : có âm khu cao
nhất nên thường để chơi giai điệu : có khả năng biểu hiện mọi sắc thái,
tình cảm

1. Cao độ, âm vực
1.1. Cao độ và tính chất âm sắc các dây
Violon dùng khóa Sol2. Gồm 4 dây lên theo quảng 5 đúng : G, D, A,
E.

* Dây E : Tươi sáng, càng lên cao càng sáng - chói - nhạt và mỏng.
* Dây A : Sáng dịu dàng, mềm mại.
* Dây D : Vang đầy đặn, mờ dịu có tính chất ca xướng
* Dây G : Vang đầy đặn, trầm, sâu sắc, có nhiều kịch tính.
1.2. Âm vực

Đối với các dây 4,3,2 âm khu vang thường hạn chế ở quãng 10 hoặc 12 càng lên
cao âm thanh càng khó chính xác.
2. Kỹ thuật :
- Tất cả các kỹ thuật của bộ dây, Violon đều thực hiện được một cách dễ dàng, linh hoạt.
2.1. Âm bồi tự nhiên
Trên bộ dây cũng như trên đàn Violon thường chỉ dùng một số âm bồi tự nhiên nhất định.
Ghi theo hiệu quả vang:

2.2. Âm bồi nhân tạo


15
Tay trái đồng thời phải bấm hai ngón một lúc trên dây. Nốt thấp hơn là nốt bấm chính, nốt
cao hơn bấm khẽ, hờ. Archet lướt qua sẽ thành một nốt thứ ba khác cao hơn hẵn hai nốt bấm trên
đàn, khoảng cách “chính” và “hờ” càng ngắn, nốt vang lại càng cao.
Chính và hờ cách nhau 1 quảng 5 đúng, nốt vang sẽ cao hơn nốt chính 1 quảng 8 + 1
quảng 5 đúng.
" " 1 Quảng 4 đúng =>


2q 8 đ.

" “ 1 q 3 trưởng

=>

2q 8 đ + 1q 3 tr.

" “ 1 q 3 thứ

2q 8 đ + 1q 5 đ.

=>

Hoặc ghi chồng lên nhau:

(Nốt bấm hờ ký hiệu hình quả trám. Nốt chính như thường lệ)
Violon thực tế chỉ hay bấm cách Q4Đ hoặc Q5Đ.
Âm bồi trên Violon tạo khơng khí n tĩnh, thuần khiết, hơi lạnh lẽo. Phù hợp cho miêu tả
ánh trăng, băng tuyết ... hoặc mô phỏng tiếng chim ...
- Pizzicato : Ở cả hai tay, không nên dùng ở tốc độ quá nhanh. Vang rõ từ g - e3.
-Trémolo và trille : Trémolo 1 nốt và 2 nốt khác cao độ (như kỹ thuật chung của bộ dây).
Có khi tận dụng dây buông kết hợp với dây bấm tạo thành kiểu Tremolo 1 nốt có hiệu quả rất
mãnh liệt, kích động. (O là ký hiệu dây bng, số 4 : ngón út)

- Trille : Láy ở bất cứ âm vực nào, nhưng không được dùng dây buông : tiếng không đẹp,
rời rạc. Do đó khơng dùng nốt Sol trầm nhất của đàn để trille. Cao quá cũng ít dùng. Ở Vn càng
cao bấm càng khó chính xác hơn. Có thể sử dụng trille kép (hai dây cạnh nhau) nhưng rất khó
chơi chỉ dùng trong độc tấu. Cịn ở dàn nhạc thì thường thay bằng phương pháp phân tấu (Divisi).
- Thế tay : Căn cứ trên 1 cung (cách một cung). Bắt đầu từ thế 5 trở đi, thì thế tay tính

từng 1/2 cung.
- Viết cho nhiều dây :
+ Cho 2 dây : Thuận tiện và dễ chơi nhất với các quảng sau dây : 3T; 3th; 4Đ;
4tăng; 5giảm; 5tăng; 6T; 6th; 7T; 7th; 7giảm; 8Đ.
Các quảng khó sử dụng : 2T; 2th; 2 tăng và 5Đ.


16
+ Cho 3, 4 dây : Tận dụng các dây bng cho thuận tiện khi biểu diễn. Nếu cần
thì dùng thủ pháp divisi.
- Nếu viết các nốt nhảy cách quảng xa nên áp dụng lối viết cho nhiều dây và áp dụng thế
bấm hợp lý.

- Chạy gam và hợp âm rãi (gamme và arpège)
Vn chạy gam rất tốt với tốc độ nhanh cho các gam diatonique, Chromatique và kể cả gam
5 âm. Chạy arpège cũng rất thuận tiện với tốc độ nhanh hoặc chậm.
3. Vai trò chức năng Violon trong dàn nhạc :
Thường sử dụng để chơi giai điệu. Chia làm 2 nhóm :
+ Nhóm Violon thứ nhất (Vn1) : Dùng để đi giai điệu với mọi tốc độ. Nhóm này đảm
nhiệm giai điệu một cách độc lập, vững vàng với âm chất thuần nhất. Cũng có thể phối hợp với
nhạc khí cùng bộ như Va, Vc đi đồng âm hoặc cách quảng 8. Phối hợp với các bộ gỗ như Flute,
Hautbois, Clarinette, Piccolo đồng âm hay cách quảng 8 làm dịu tiếng kèn gỗ. Đôi khi cùng kết
hợp với kèn Cor.
+ Nhóm Violon thứ hai ( Vn2) : Đi bè hịa âm, có tính chất phụ họa. Có thể kết hợp với
các nhạc khí cùng bộ, kể cả Vn1, để đi các âm hình hịa âm, tiết tấu.
Bút pháp viết Vn cho độc tấu thường tinh vi, sắc sảo, tế nhị, khoáng đạt hơn là cho dàn
nhạc.Trong khối Vn chỉ dùng 1 cây độc tấu (solo) hoặc là một nhóm vài cây cùng tấu (soli) trong
một vài đoạn đặc biệt. Bởi vì cách này cho phép người chơi Vn sử dụng được hết các kỹ xảo tinh
tế mà toàn bộ khối không thể phát huy được. Thủ pháp này thường tạo ra sự tương phản lớn giữa
tập thể giàn nhạc và âm thanh đơn độc của riêng một cây đàn, tạo xúc cảm lớn cho người nghe.



17

IV. VIOLA (Ý)
Violonalto hay Alto (P). Tenor Violin (A). Trung đề cầm (TQ)
Hình dáng, cấu trúc giống đàn Violon. Kích thước hơi lớn hơn. Âm
thanh trầm và tối hơn Vn, màu sắc dịu dàng, kín đáo, khiêm tốn, mang
sắc giọng nữ trầm.

1. Cao độ, âm vực :
1.1. Cao độ và âm sắc các dây
Viola hầu như bao giờ cũng sử dụng khóa Đơ 3. Gồm 4 dây mắc theo quảng 5 Đ.

(Khi lên cao, có thể dùng thêm khóa sol 2)
- Dây A (1) : Mang âm thanh giọng mũi.
- Dây D (2) : Dịu, hơi mờ. Vẻ yếu ớt, buồn phiền.
- Dây G (3) : Có vẻ kịch tính, đậm đà, chắc nịch ở f.
- Dây C (4) : Đầy kịch tính, âm thầm, buồn bả. Thê lương ở p và hơi thơ ở f.
1.2. Âm vực
Nói chung, Viola nghiêng về giọng nữ trầm, hơi mờ âm sắc Vn (trừ dây A, các dây khác
khơng có tính kim khí).
Âm vực Viola thường sử dụng trong phạm vi :

(Âm thanh phù hợp với các sắc giọng Alto - Nhưng âm khu phù hợp với cử giọng Tenor nên Anh gọi Viola là Tenorviolin).
2. Kỹ thuật
Tương tự Violon, nhưng chỉ lớn hơn một tý nên mọi thủ pháp của Violon có thể sử dụng
cho viola, tuy kém sự nhanh nhẹn, linh hoạt.
2.1. Sul Tasto: âm thanh mịn màng sâu sắc.
2.2. Sul Ponticello: thô bạo, man rợ.

2.3. Apuneta d’ arco: âm vang nhẹ nhàng, long lanh.
2.4. Sourdine: Cảm giác mờ tối, có vẻ kịch tính.


18
Với một giai điệu du dương, archet kéo hết và rung ngân sẽ có một âm sắc giống cello.
Ngược lại, nếu khơng rung, archet kép nhẹ, phớt, thì âm thanh giống Fagotto. Những giai điệu
dài, mang tính bi kịch, ở Vn mang một sức mạnh cởi mở, nhưng ở Va có vẻ đắm đuối, mang tính
sầu bi.
3. Vai trị chức năng Viola trong dàn nhạc
Vai trị khơng nổi rõ bằng Vn, tuy có thể dùng độc tấu trong âm khu của mình, nhưng
chức năng chính của Viola là làm cầu nối giữa Vc và Vn. Giữ vai trò phụ họa, dùng chơi các âm
hình, làm đầy đủ cho các bè hịa âm. Đơi lúc đi giai điệu chính một mình hoặc kết hợp với
Haubois, Clarinette, Fagotto, đi đồng âm hay cách quảng 8. Viola và có tính trang trí màu sắc.

V. VIOLONCELLO hay CELLO (Ý).
Cello (Anh), Violoncell (Đức), Violoncelle (Pháp), Đại
đề cầm (TQ).
Kích thước lớn hơn Viola nhiều. Có chân chống
để đặt đứng xuống đất khi diễn tấu.
Trong bộ dây, Cello giữ một vị trí quan trọng
khơng thua kém Violon mấy. Có âm sắc gần với Violon
hơn là với Viola.

Ưu thế lớn của Cello là âm sắc gần với giọng hát mang dáng dấp nam tính : nam cao suy
nghĩ, bi tráng ; giọng nam trầm cương nghị. Xuất hiện từ thế kỷ XVI, có nguồn gốc từ đàn Violon
dagamba. J. Bach đã dùng nhiều trong tác phẩm của mình.
1. Cao độ, âm vực
1.1. Cao độ và âm sắc các dây
Bốn dây, sắp xếp như đàn Viola, nhưng thấp hơn 1 quãng 8. Viết trên khóa Fa4, theo bút

pháp cổ điển, trước khi thay bằng khóa Sol2 ở âm khu cao đều bắc cầu qua khóa Do4 : Fa4 
Đo4 Sol2.

- Dây A (1) : Dịu, trong sáng, cởi mở, giàu sức diễn tả (âm chất ténor).
- Dây D (2) : Mềm, say đắm, sầu bi, hơi bàng bạc.
(A & D : sâu sắc, xúc động)
- Dây G (3) : đầy đặn, chặt chẽ, phù hợp với giai điệu trữ tình.


19
- Dây C (4) : Dày đặc, cương nghị, ở f vang dùng mãnh, ở p tối tăm, âm chất giọng bass
- kịch tính.
1.2. Âm vực
Tồn bộ âm vực Cello đạt đến :

2. Kỹ thuật
Archet chuyển động ngang nên âm lượng của Tiré và Poussé gần bằng nhau. Trong tứ
tấu, các cú vĩ hướng archet không cần thiết lúc nào cũng bằng nhau với các loại đàn. Légato ở
Cello thường ngắn hơn Violon, Viola. Những cú vĩ: kéo, đẩy thình lình, đột ngột, thường gây
hiệu quả rất mạnh đối với Cello.

Các hình thức chuyển động vĩ (ngắt, nhấn, nẫy, luyến) như Violon.
2.1. Trémolo vibrato
Ở phần trầm : gây kích động; ở phần cao tạo nên một màng mỏng bí ẩn thường sử dụng
trong hòa tấu.
2.2. Avec Sourdine
Hay dùng trong độc tấu. Cho hiệu quả mờ ảo, xa xăm. Tuy vậy có âm sắc giọng mũi nên
ít người sử dụng.
2.3. Âm bồi tự nhiên
Cũng dựa trên các dây buông. Cảm giác đẹp đẽ, trong sáng, xa xăm, thuần khiết.


2.4. Âm bồi nhân tạo
Chỉ dùng trong độc tấu, trong một phạm vi nhất định :

2.5. Viết cho nhiều dây
Hai dây : Hết sức lợi dụng dây buông. Quãng 5 đứng ở Cello có thể sử dụng được trong
một phạm vi nhất định. Qũang 6 trưởng, thứ dùng rất phong phú trong một phạm vi rộng rãi.
2.6. Pizzicato


20
Chủ yếu ở tay phải. Âm vực trầm pizz rất tốt, tốc độ trung bình. Pizz 3, 4 dây theo
arpège gây hiệu quả tốt. Có thể Pizz đi lên và xuống. Không Pizz cao quá, hạn chế từ a1 trở
xuống.
2.7. Cellegno
Dùng sống vĩ (trong độc tấu và dàn nhạc) có âm hưởng khô, độc đáo...
2.8. Gamme, Arpège
Chạy gamme diatonique và chromatique dễ dàng nhanh chóng cả lên lẫn xuống.
2.9. Sul Ponticello
Kéo vĩ sát ngựa đàn : âm thanh khơ, rít, chói, màu sắc kim khí, kịch tính.
2.10. Sul Tasto
Kéo trên cần : mờ ảo, dịu, yên tĩnh.
3. Vai trò chức năng Cello trong dàn nhạc
Cello là một nhạc cụ phong phú về kỹ thuật, diễn cảm sâu sắc. Chức năng :
- Làm bè trầm cho toàn bộ dây (kết hợp với Contrebass). Ở tổng phổ Cello viết đồng âm
với Contrebass, nhưng hiệu quả thực tế contrebass thấp hơn Cello 1 quảng 8.
- Đi giai điệu : Từ thế kỷ XVIII đến nay, vì khối lượng dàn dây khá lớn nên Cello được
tách khỏi bè Contrebasse với nhiều cách : Để Cello độc tấu giai điệu ở âm khu trầm : Cello và
Viola đi giai điệu ở âm vực trung; kết hợp với Violon2 đi bè giữa cừng với Violon1 chơi giai
điệu chính ở âm vực cao.

- Âm vực giữa và cao : Cello vang nhẹ nhàng, giàu chất thơ, say đắm chân thành.
- Một thủ pháp ưa dùng là Cello (tồn khối) đi giai điệu chính vượt lên khỏi bộ dây, gây
xúc động mạnh (dùng ở 2 dây D và A).
- Có thể kết hợp với Cor, Fagotto đi đồng âm hoặc cách quãng 8.
- Để gây hiệu quả đặc biệt : chia làm 2, 3 bè khác nhau. Phân thành 4 bè, âm lượng
mỏng nhưng chặt chẽ, hòa âm đầy đủ hơn.

VI. CONTREBASSO hoặc BASSO (Ý)
Contrebasse (Pháp)
Contrabass (Anh)
Đại bội đề cầm (Trung Quốc)
Contrebasse là nhạc khí trầm nhất trong bộ dây, có kích thước lớn nhất. Hơi
nặng nề, archet ngắn hơn các loại đàn khác.
1. Cao độ - Âm vực


21
1.1. Cao độ và âm sắc các dây
Có ba loại: Loại 3 dây, rất ít dùng; loại 5 dây, chỉ sử dụng trong dàn đại
giao hưởng.
Loại 4 dây thông dụng nhất: G, D, A, E

Hiệu quả thấp hơn nốt ghi 1 quãng 8. Âm thanh khác với các đàn dây khác. Các dây cao:
tiếng hơi câm, nghiêng về giọng mũi, các dây trầm: nghe không rõ nét, nhất là chạy tốc độ nhanh.
Nói chung tiếng hơi thơ, khỏe nhưng rè, nặng nề. Tất nhiên, có lúc rất trang trọng, cao quý với
những nét giai điệu chậm.
1.2. Âm vực
Mỗi dây chỉ bấm lên đến quãng 4, quãng 5 có khi lên đến quãng 8.

2. Kỹ thuật

Tương tự Cello. Vì vĩ ngắn nên hay thay đổi cú vĩ. Các chuỗi nốt nhảy quãng 8 chơi ở tốc
độ trung bình gây hiệu quả tốt. Tiré liên tục ở sắc thái ff có tính chất dõng dạc, khỏe.

- Collegno: Lạnh và khơ, ít dùng.
- Sil Ponticello: Rít, chói, kim khí sử dụng hạn chế.
- Sul Tasto: hiếm dùng.
- Trémolo:
Hai cách :
- Kiểu phân tấu, thay đổi nhau.
- Dùng Tampani hỗ trợ.
- Pizzicato : Kèm với Cello hiệu quả hơn. Đi một mình rất lạc lõng, âm vang đầy, nên
các dàn nhạc chỉ dùng Basso để Pizz.
3. Vai trò chức năng Contrebasso trong dàn nhạc :
Sử dụng bè trầm làm nền cho cả dàn nhạc là chủ yếu.
- Đi bè trầm : Không cần nhạc khí nào hỗ trợ. Nhóm Basso có thể phân tấu (divisi) thành
2 bè cách quãng 8 : Làm nền hòa âm vững chãi. Thường kết hợp với Cello cách 1 quãng 8, hoặc
các nhạc khí trầm của bộ khác.
- Đi giai điệu : Chơi những giai điệu chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc tối tăm, đe
dọa, nhiều kịch tính.


22
- Hịa âm : Làm nền cho tồn bộ bè trầm của dàn nhạc nên nốt trầm của Contrebasso
quyết định tính chất của hợp ấm (Đảo 1 hoặc đảo 2,3 hay nguyên vị).


23
CHƯƠNG III

BỘ GỖ

(Legni - The Wood Wind section)
Trong tổng phổ giao hưởng, bộ gỗ bao giờ cũng đặt ở vị trí đầu tiên từ trên xuống.
Bộ gỗ được chia thành 4 nhóm :
1) Nhóm Flute: Flute, Piccolo, Flute Contralto.
2) Nhóm Hautbois: Hautbois, Hautbois Alto (Coranglais), Hautboisbaryton.
3) Nhóm Clarinette: Clarinette, ClarinettePiccolo, ClarinetteAlto, Clarinette bass và
Ctreb.
4) Nhóm Fagotto : Fagotto và Contrefagotto (Basson).

I. ĐẶC ĐIỂM
- Không đồng chất, mỗi nhạc cụ trong cùng một nhóm cũng đã có sự khác biệt rất rõ
giữa các âm vực. Người ta ví : Các nhạc khí trong bộ gỗ như những nhân vật để đối thoại trên sân
khấu giao hưởng, còn khối Dây là nhân vật tập thể hợp xướng.
- Mỗi nhạc khí đều có thể diễn tấu giai điệu một cách độc lập với âm sắc riêng của mình
(âm sắc thuần khiết) đơi lúc cũng sử dụng âm sắc hỗn hợp giữa 2, 3 âm sắc. Ưu thế pha màu này
hơn hẳn các bộ khác; bộ gỗ là một nguồn phong phú về phương thức thể hiện giai điệu.
- Âm vực toàn bộ gỗ rộng lớn hơn các bộ khác. Piccolo là nhạc khí cao nhất, fagotto là
nhạc khó trầm nhất dàn nhạc.
- Nhược điểm : Âm thanh không du dương, êm ái lắm, cường độ không mạnh lắm. Sử
dụng sắc thái sf (đột ngột mạnh) ít hiệu quả, các âm khu của từng loại kèn có sự khác biệt khá rõ.
Chỉ có kèn Clarinette là có ưu điểm về tiết chế âm lượng. Có thể từ rất khẽ : ppp hoặc pppp và
hơn nữa.
- Kỹ thuật kỹ xảo không phong phú bằng bộ dây. Các thủ pháp có hạn chế, kém linh
hoạt, năng động, nghe lâu dễ chán hơn bộ dây.
- Câu nhạc không thể kéo dài mãi được như bộ dây. Thời gian xuất hiện ít hơn dây (thổi
tốn sức, phải lấy hơi...).
Trong tác phẩm lớn, bộ gỗ thường có mặt tồn bộ ở những chỗ sắc thái mạnh (từ f, hay
mf trở lên) để tăng sự đầy đặn của toàn bộ dàn nhạc, cịn thì chỉ xuất hiện thưa thớt với vai trị
màu sắc.
- Âm thanh khơng tế nhị như bộ dây, khó có thể biến đổi tinh vi. Những âm sắc như

Hautbois, nếu không khéo léo lúc kết hợp với các loại khác dễ bị chịi ra ngồi.
- Khả năng diễn tấu giai điệu, còn giữ các chức năng khác như bè phụ họa, các âm hình
hịa âm, bổ sung bè trầm cho bộ khác...
(Số lượng kèn gỗ trong dàn nhạc quyết định quy mô các loại dàn nhạc...)


×