Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Béo phì (Phần 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.1 KB, 7 trang )

Béo phì
(Phần 1)

Béo phì là gì ?
Béo phì là sự quá tải do tích tụ mỡ thái quá. Mỗi người một lượng mỡ để dự trữ
năng lượng, cách nhiệt, đệm khi va chạm và những chức năng khác.
Nữ có lượng mỡ trung bình nhiều hơn nam giới. Tỉ lệ trung bình mỡ/cân nặng là 25-
30% đối với nữ ,18-23 % đối với nam. Phụ nữ khi chỉ số này trên 30%, nam trên 25%
thì được xem là béo phì.
Lượng mỡ trong cơ thể được đo như thế nào ?
Ðo lượng mỡ trong cơ thể thì không dễ dàng chút nào. Những phương pháp sau
đây cần dụng cụ chuyên biệt và người được huấn luyện kỹ càng:
Cân nặng dưới nước: phương pháp này là cân một người dưới nước rồi thì tính
toán mỡ dựa vào lượng nước bị mất.
BOD POD : Là một cái bồn hình quả trứng được vi tính hoá. Sau khi người ta
vào BOD POD dựa vào lượng khí biến mất mà tính toán lượng mỡ trong cơ thể.
DEXA : Ðo sự hấp thu năng lượng tia X tương tự như cắt lớp xương. Nó dùng
tia X không những xác định lượng mỡ mà còn vị trí mỡ trong cơ thể.
Hai phương pháp sau đây thì đơn giản và trung thực:
Dùng compa đo khẩu kính da : Những nếp dầy lên trong những phần của cơ thể
được đo bằng compa, một dụng cụ kim loại tương tự như kiềm.
Phân tích sự cản trở điện sinh học: một dòng điện vô hại sau khi qua cơ thể sẽ
được phân tích để tính toán lượng mỡ.
Tuy nhiên nó có thể cho kết quả không chính xác nếu được thực hiện ở người
không kinh nghiệm hoặc là đo người quá béo phì.
Bảng cân nặng so với chiều cao
Vì đo lượng mỡ trong cơ thể khó vận dụng, nên thường dựa vào phương pháp
khác để chẩn đoán béo phì. Hai phương pháp được sử dụng rộng rãi là dựa vào bảng
cân nặng/chiều cao và chỉ số khối lượng cơ thể. Dù hai phương pháp này có một số
giới hạn của nó nhưng chúng có thể chỉ ra một người nào đó có vấn đề về cân nặng.
Những tính toán của nó dễ dàng và không cần dụng cụ chuyên biệt.


Ða số người ta quen với bảng cân nặng/chiều cao. Bác sĩ, y tá hay một số người
khác đã sử dụng bảng này trong những thập niên qua để xác định sự quá trọng của cơ
thể. Bảng này thường có một sự biến thiên về cân nặng đối với một chiều cao cho
trước.
Một vấn đề nhỏ trong khi sử dụng bảng cân nặng chiều cao này là bác sĩ không
đồng ý, đâu là bảng tốt nhất để sử dụng. Những tài liệu khác nhau có thể cho những
biến thiên cân nặng khác nhau. Một số bảng đưa kích thước, tuổi, và giới vào để tính
toán. Một số khác thì không.
Một giới hạn quan trọng của những bảng này là chúng không phân biệt được sự
quá trọng do mỡ hay do cơ. Một người cơ bắp phát triển có thể bị kết luận là béo phì
trong khi thực tế họ không bị.
Chỉ số khối lượng cơ thể(CSCT) là gì (BMI) ?
Ðây là thuật ngữ mới đối với nhiều người. Tuy nhiên bây giờ nó là phương
pháp được chọn của nhiều bác sĩ và những nhà nghiên cứu béo phì.
Bảng này sử dụng công thức toán học để tính vừa cân nặng và chiều cao. Bảng
này bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao (m).
Ðối người nhỏ hơn hoặc bằng 34 tuổi thì BMI > 25 được xem là béo phì. Ðối
với người > 35 tuổi thì BMI > 27 thì được xem là béo phì. BMI > 30 thì được xem là
béo phì trung bình đến nặng.

Ðo BMI cũng gặp một số vấn đề tương tự như bản cân nặng/chiều cao. Không
phải mọi người đều chấp nhận điểm dừng của người khoẻ mạnh đối với người không
khoẻ mạnh trong dãy biến thiên của bảng BMI. Nó cũng không cung cấp cho biết có
bao nhiêu phần trăm mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên giống như bảng cân nặng/chiều cao,
BMI có ích cho việc hướng dẫn khái quát và là cách ước lượng mỡ tốt nhất cho người
lớn từ 19 -70 tuổi. Nó không chính xác trong việc đo lượng mỡ của những lực sĩ thể
hình, vận động viên, và phụ nữ có thai.
Tại sao phải quan tâm đến béo phì?
Béo phì không chỉ liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ. Nó còn là một thảm họa
về sức khoẻ đáng sợ. Ở Mỹ, nó trở nên quá thông thường. 1/3 dân số Mỹ là béo phì.

Chỉ riêng nước Mỹ thì có khoảng 300.000 chết mỗi năm do béo phì.
Béo phì có hại trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Nó cũng gia tăng nguy cơ
phát triển một số bịnh mãn tính khác bao gồm :
+ Bịnh tiểu đường type 2.
+ Tăng huyết áp.
+ Ðột quị (tai biến mạch máu não).
+ Sốc tim (nhồi máu cơ tim).
+ Suy tim (suy tim ứ huyết).
+ Ung thư (tiền liệt tuyến, đại tràng).
+ Sỏi mật và bịnh lý túi mật (viêm túi mật).
+ Bịnh gút và đau khớp do gút.
+ Viêm khớp gối, hông, và đau lưng.
+ Khó thở khi ngủ (không thở được bình thường khi ngủ, mức oxi trong máu
thấp).
+ Hội chứng Pickwick (béo phì, đỏ mặt, và buồn ngủ ).
Vị trí mỡ trong cơ thể có ảnh hưởng gì không ? (cơ thể hình quả táo hay quả lê
thì ảnh hưởng đến sức khoẻ).
Mối liên quan không chỉ là bao nhiêu mỡ trong cơ thể mà còn vị trí mỡ tập
trung ở đâu. Kiểu phân bố mỡ trong cơ thể khác nhau giữa người đàn ông và phụ nữ.
Phụ nữ thì mỡ thường tập trung vùng háng và mông nên cho hình dáng quả lê.
Ðàn ông thì mỡ tập trung ở xung quanh thắt lưng nên có hình dáng quả táo (điều này
không phải bất di bất dịch vì cũng có một số người đàn ông hình quả lê và ngược lại
cũng có một số người phụ nữ hình quả táo).
Người có thể hình quả táo thì mỡ có xu hướng tập trung ở bụng nên có nhiều
vấn đề liên quan đến sức khoẻ do béo phì. Sự phân bố mỡ có nguy cơ về sức khoẻ.
Hình quả lê thì tốt hơn hình quả táo.
Ðể xác định hình dáng như trên bác sĩ khuyên một cách đơn giản để xác định
một người nào đó có thân hình quả táo hay quả lê. Ðó là chỉ số eo - mông. Ðể xác định
chỉ số này thì đo eo nơi hẹp nhất và đo mông nơi to nhất. Chia số đo của eo cho số đo
của mông. Một người nữ với chỉ số eo 35 inch và mông là 46 inch thì chỉ số này là

35/46=0,76. Người phụ nữ với chỉ số này trên 0,8 và đàn ông trên 1 thì được xem là
hình quả táo.
Một cách tính đơn giản khác để ước lượng mỡ trong cơ thể là chu vi eo. Người
đàn ông vòng eo > 40 và phụ nữ > 35 inch được xem là có nguy cơ về sức khoẻ do béo
phì.
Nguyên nhân của béo phì là gì ?
Theo khoa học thì béo phì xảy ra khi lượng calo lấy vào vượt quá lượng tiêu
hao. Nguyên nhân gì gây mất cân bằng giữa nhận và sử dụng năng lượng thì chưa rõ
ràng.
Yếu tố tổng quát : Béo phì có xu hướng xảy ra trong gia đình gợi ý nguyên
nhân di truyền. Tuy nhiên những thành viên trong gia đình không những có quan hệ về
di truyền mà còn có chung những vấn đề về chế độ ăn, cách sống, những yếu tố góp
phần tạo nên béo phì. Sự tách riêng yếu tố về kiểu sống và di truyền thì khó khăn.
Trong một nghiên cứu ở những người lớn được nhận nuôi khi còn trẻ thì cân
nặng của họ có xu hướng gần giống với cân nặng của cha mẹ ruột họ hơn là cha mẹ
nuôi. Môi trường do cha mẹ nhận nuôi ít có ảnh hưởng đến béo phì hơn là kiểu di
truyền.

×