Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động ngân hàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.74 KB, 18 trang )

Tội vi phạm quy định về cho vay trong
hoạt động ngân hàng
Trong giai đoạn hiện nay, khi các ngân hàng đang trong thời kỳ cạnh tranh, mở
rộng mạng lưới và tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, tội phạm ngân hàng xuất hiện
ngày càng nhiều và mức độ phạm tội ngày càng nguy hiểm hơn.
Tội phạm hình sự nói chung và tội phạm trong hoạt động ngân hàng nói riêng đều
là các hành vi nguy hiểm, xâm hại nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội, chính
sách kinh tế tài chính của Đảng, Nhà nước ta. Thực tế, báo chí thế giới đã đăng
nhiều bài viết về tội phạm xâm phạm hoạt động của các ngân hàng mà hành vi
phạm tội hết sức tinh vi, người bình thường thật khó mà hình dung và tưởng tượng
nổi như việc đào một đường hầm xuyên qua các phố đến két ngân hàng, dùng cần
cẩu nhấc cả cụm máy ATM của ngân hàng… Còn ở Việt Nam, việc hàng loạt vụ
cướp táo bạo, ngay giữa ban ngày, trước mắt mọi người, đã được đăng liên tiếp
trên báo trong thời gian qua như một hồi chuông gióng lên về mức độ nguy hiểm
cũng như sự táo bạo, tinh vi, nhanh nhạy của bọn tội phạm liên quan đến hoạt
động ngân hàng. Đặc biệt là một số vụ phạm tội lại do chính người trong ngành
thực hiện. Điển hình là vụ một cán bộ tin học ngân hàng nổi tiếng bậc nhất Việt
Nam đã sử dụng hệ thống máy tính, biến ảo các con số lấy đi hàng tỷ đồng để ăn
chơi, tiêu xài cá nhân mà sau đó báo chí tốn không ít giấy mực để phân tích những
lỗ hổng trong quản lý và hoạt động của ngân hàng.
Hậu quả của tội phạm ngân hàng là rất lớn. Ở mức độ vĩ mô, tội phạm ngân hàng
xâm hại chế độ kinh tế của Đảng, chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước. Ở
góc độ hẹp hơn, tội phạm ngân hàng phá hoại hoạt động kinh doanh của một ngân
hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, gây hoang mang, dao động cho
khách hàng của ngân hàng và có thể dẫn đến hiện tượng đột biến rút tiền hàng loạt
dẫn đến mất khả năng thanh toán hay phá sản cho một ngân hàng cụ thể, đồng thời
làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính - ngân hàng nói chung. Chính vì vậy,
người thực hiện hành vi phạm tội đáng bị trừng trị nghiêm minh theo quy định của
pháp luật để bảo vệ an toàn cho hoạt động tài chính -ngân hàng nói riêng và nền
kinh tế tài chính của quốc gia nói chung.
Trên thực tế, không phải cán bộ ngân hàng nào khi được trao quyền quản lý tài sản


của ngân hàng, được thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tỷ đều nảy lòng
tham, cố ý phạm tội mà chỉ một số trường hợp do không thực sự hiểu hết hệ lụy
của việc mình làm, chỉ khi hậu quả đáng tiếc xảy ra mới hay mình là người vô ý
phạm tội (những trường hợp cho vay do quá tin tưởng khách hàng hoặc thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại cho ngân hàng). Đến khi bị vướng vào vòng lao lý họ trăn trở,
tự ngẫm và rút ra những bài học kinh nghiệm. Dù là muộn nhưng kinh nghiệm đó
lại là bài học lớn cho tất cả những đồng nghiệp của họ, cần đặc biệt cẩn trọng
trong các hoạt động nghiệp vụ của mình.
Đứng ở góc độ nghiên cứu pháp luật và kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong
ngành Ngân hàng nhiều năm qua, tác giả đã nghiên cứu các quy định về tội phạm
liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Trong bài viết này, ngoài việc phân
tích về các hành vi phạm tội cụ thể, đặc biệt là phân tích các hành vi liên quan đến
hoạt động nghiệp vụ ngân hàng có thể bị đánh giá là tội phạm hình sự, tác giả sẽ
đưa ra các đánh giá, kiến nghị phù hợp nhằm mục đích giúp độc giả, đặc biệt là
cán bộ ngân hàng hiểu rõ hơn mức độ nguy hiểm của các hành vi tội phạm liên
quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, những hình phạt nghiêm khắc đối với
mỗi hành vi, những khó khăn, hạn chế, rủi ro trong nghiệp vụ để mỗi cán bộ ngân
hàng thêm kinh nghiệm và cẩn trọng hơn khi làm việc.
Đi từ những điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành, mang đặc trưng tội
phạm ngành là tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín
dụng” (Điều 179 Bộ luật hình sự). Tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản Nhà nước” (Điều 144 Bộ luật hình sự) được đánh giá như “cái
túi” để nhét tất cả các hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động ngân hàng. Còn
“Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 139 Bộ luật hình sự), tưởng chừng chỉ liên
quan đến những tên tội phạm chuyên nghiệp ngoài xã hội nhưng không ít cán bộ
ngân hàng “áo cổ cồn trắng” đã bị liên đới truy cứu trách nhiệm do phạm sai lầm
trong khi tác nghiệp. Và cuối cùng là “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
(Điều 140 Bộ luật hình sự), là kết quả của quá trình “tạo dựng tín nhiệm” và “phá
hoại tín nhiệm” vì hai chữ “tài sản”, để rồi, khi bản án được tuyên thì ít nhất cũng
“phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

Có thể nói quy định tại Điều 179 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (BLHS 1999) về
“Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” là
quy định cụ thể, đặc trưng và trực tiếp nhất trong BLHS 1999 về tội phạm trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong bài viết này, tác giả xin được chia sẻ
với độc giả những phân tích về đặc trưng pháp lý, những nhận xét, đánh giá về
nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để giúp quý vị độc giả thêm
những hiểu biết nhất định về hành vi, hậu quả, hình phạt áp dụng đối với tội phạm
đặc trưng này.
Theo quy định tại Điều 179 của BLHS 1999 thì “Người nào trong hoạt động tín
dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt
tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một đến bảy
năm:
a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
b) Cho vay quá giới hạn quy định;
c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín
dụng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai
năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai
mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.”
Khái quát chung
Có không ít chuyên gia cho rằng, cán bộ nhân viên (CBNV) ngân hàng nào mà
chưa hiểu, biết về những quy định cụ thể của tội này thì chưa thực sự là CBNV
ngân hàng! Tuy nhiên, thực tế có thể khẳng định rằng, các ngân hàng chưa chú
trọng việc đưa các điều luật về tội phạm ngân hàng vào chương trình giảng dạy,
phổ biến cho CBNV của mình, nếu có, thì cũng chỉ rất hiếm.
CBNV ngân hàng hiểu thực sự các quy định của điều luật này cũng không nhiều,
đa phần chỉ nghe qua hoặc được biết tới khi chính họ, người thân hoặc ngân hàng

nơi họ đã, đang làm có vụ án hình sự liên quan. Bản thân các cán bộ làm công tác
pháp chế của ngân hàng là những người cần thực sự nắm vững các quy định pháp
luật nói chung và quy định nghiệp vụ ngân hàng nói riêng cũng thực sự chưa chắc
khi khẳng định mình đã nghiên cứu rõ và hiểu, biết thực sự, đầy đủ về các quy
định cụ thể của BLHS 1999 và các văn bản liên quan về tội được quy định tại Điều
179 nêu trên.
Đó là đánh giá về ý thức chủ quan về Điều luật trên đối với các ngân hàng và
CBNV ngân hàng. Ở góc độ lịch sử pháp lý, có thể nói, đây là một tội mới, được
quy định lần đầu trong BLHS 1999, còn BLHS 1985 đã hết hiệu lực thì chỉ quy
định về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
nghiêm trọng”.
Nguyên nhân có sự thay đổi là do tình hình kinh tế - xã hội thay đổi và phát triển
mạnh theo xu thế chung, hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước với
chủ sở hữu là đại diện Nhà nước đã thay đổi, hình thức sở hữu đa dạng hơn, ngoài
cổ đông chính là Nhà nước còn có các cổ đông khác với nhiều thành phần như các
tổ chức, cá nhân kinh doanh và ngoài ngân hàng thương mại Nhà nước còn có
ngân hàng thương mại cổ phần. Mặt khác, nghiệp vụ cấp tín dụng của các ngân
hàng cũng đa dạng và phức tạp hơn, các hành vi vi phạm vượt ra ngoài khuôn khổ
của hành vi quản lý kinh tế mà là hành vi trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho vay.
Phân tích, đánh giá về điều luật
Đi sâu vào phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết nội dung các điều, khoản, điểm của
Điều luật về “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng” quy định tại Điều 179 BLHS 1999 sẽ cho chúng ta thấy rõ những đặc trưng
cơ bản của nghiệp vụ cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
1. Người thực hiện hành vi phạm tội: Người thực hiện hành phạm tội là cá nhân đủ
độ tuổi luật định, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi vi phạm
các quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng. Đối với một số tội thì người
trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội có thể là bất cứ cá nhân nào không phân biệt
ngành nghề, giới tính,… đối với một số tội khác thì chỉ có những người đặc biệt
mới có thể thực hiện các hành vi phạm tội trong lĩnh vực, trường hợp đặc trưng đó

như người lái máy bay, người điều khiển tàu biển hoặc là người có chức vụ, quyền
hạn,...
Ở Điều luật này, người thực hiện hành vi phạm tội là người đặc biệt. Đó phải là
người có quyền hạn, có trách nhiệm nhất định trong hoạt động tín dụng mới có thể
trực tiếp thực hiện các hành vi phạm tội. Đối với những người không có trách
nhiệm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể vẫn phạm vào tội này, tuy
nhiên, căn cứ vào mức độ và hành vi phạm tội để phân tích, đánh giá, thì hành vi
phạm tội không thể là trực tiếp và cụ thể với những đặc trưng như những người có
trách nhiệm trong hoạt động tín dụng là CBNV ngân hàng mà chỉ có thể phạm tội
với vai trò là đồng phạm như giúp sức, hỗ trợ.
Trong đa số các ngân hàng thương mại hiện nay, người có trách nhiệm trong hoạt
động tín dụng - hoạt động cho vay - nghiệp vụ đặc trưng của ngân hàng thường
được quy định cụ thể là cán bộ tín dụng, lãnh đạo phụ trách tín dụng (trưởng/phó
trưởng phòng) và lãnh đạo trực tiếp phê duyệt cho vay (giám đốc/phó giám đốc).
Chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân trong quá trình cho vay được quy định
trong quy chế, quy trình hoặc quy định về cho vay của mỗi ngân hàng.
Quy chế, quy trình hoặc quy định về cho vay của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau,
nhưng về cơ bản thì chức năng, nhiệm vụ của CBNV ngân hàng đa phần là giống
nhau. Chẳng hạn như cán bộ tín dụng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, xem xét yêu
cầu, dự án đầu tư, phương án vay vốn của khách hàng, thẩm định, đánh giá tài sản
bảo đảm và lập tờ trình trình lãnh đạo phụ trách tín dụng. Lãnh đạo phụ trách tín
dụng đánh giá khách hàng, phân tích dự án, thẩm định và định giá tài sản bảo đảm
lại trên cơ sở tờ trình phê duyệt tín dụng của cán bộ tín dụng và trình lãnh đạo trực
tiếp phê duyệt tín dụng ký duyệt. Lãnh đạo trực tiếp phê duyệt cho vay xem xét ký
duyệt cho vay trên cơ sở tờ trình thẩm định và đánh giá của cán bộ tín dụng và
lãnh đạo phụ trách tín dụng.
Khác với các hoạt động kinh doanh khác, trong hoạt động cho vay của các ngân
hàng, quy trình cấp tín dụng cho khách hàng có sự thống nhất rất cao giữa các cán
bộ thực hiện nghiệp vụ trong quy trình đó. Ở góc độ xem xét hồ sơ cho vay,
thường được bắt đầu từ tờ trình tín dụng.

Tờ trình tín dụng là một hình thức văn bản rất đặc trưng của nghiệp vụ cho vay, nó
thể hiện chi tiết về ý kiến của cán bộ tín dụng về khoản vay, về khách hàng, về tài
sản đảm bảo của khác hàng… về ý kiến của cán bộ thẩm định, lãnh đạo thẩm định,
ý kiến phê duyệt khoản vay của lãnh đạo ngân hàng… Chính vì thế tờ trình tín
dụng cũng thể hiện rõ trách nhiệm trực tiếp của CBNV ngân hàng trong hoạt động
nghiệp vụ.
Theo quy định bắt buộc, tờ trình phê duyệt tín dụng, giải ngân phải có đầy đủ chữ
ký của những người liên quan thì ngân hàng mới cho khách hàng vay. Do đó, khi
xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự các CBNV ngân hàng về tội này, các cơ
quan tố tụng thường căn cứ vào tờ trình tín dụng của khoản vay để yêu cầu các
CBNV ngân hàng liên quan giải trình cụ thể về trách nhiệm trực tiếp của mỗi cán
bộ trong việc cho vay đó.
2. “Quy định” bị vi phạm?
Quy định bị vi phạm chung nhất là các quy định của Nhà nước về chế độ, chính
sách kinh tế, tài chính ngân hàng của Đảng, Nhà nước; các quy định liên quan trực
tiếp khác như Bộ luật Dân sự, Nghị định về giao dịch bảo đảm và các văn bản
hướng dẫn trực tiếp về hoạt động cho vay của các cơ quan Nhà nước liên quan
khác như Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính… Quy định
bị vi phạm trực tiếp là những quy định trong Quy chế cho vay của NHNN được
Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành trong từng thời kỳ.
Quy chế cho vay đang được các ngân hàng áp dụng là Quy chế cho vay được ban
hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN Việt
Nam đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày
03/02/2005. Căn cứ Quy chế cho vay của NHNN Việt Nam, các ngân hàng thương
mại trên cơ sở chính sách phát triển, tình hình vốn điều lệ, hoạt động kinh doanh
cụ thể của ngân hàng mình để xây dựng quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn
cho vay phù hợp từng thời kỳ.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật chính thức nào quy định về việc áp dụng các
quy định về hoạt động cho vay trong quy trình, quy chế liên quan của các ngân

×