Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phân tích các hoạt động giao nhận vận tải container quốc tế tại công ty liên doanh MSC việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.77 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu............................................................................................. 1
1.1 ðặt vấn ñề nghiên cứu..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2 mục tiêu ........................................................................................................ 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm ñịnh và câu hỏi nghiên cứu...................................... 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm ñịnh ....................................................................... 2
1.3.2 Các câu hỏi cần nghiên cứu.......................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4.1 Không gian ................................................................................................... 2
1.4.2 Thời gian....................................................................................................... 2
1.4.3 ðối tượng nghiên cứu................................................................................... 2
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................. 3
2.1 Một số khái niệm về vận tải container ............................................................ 3
2.1.1 Khái niệm về vận tải biển và vận tải ngoại thương...................................... 3
2.1.2 Phân chia trách nhiệm vận tải trong hợp ñồng mua bán ngoại thương........ 3
2.1.3 Cước phí vận tải đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ...................................... 7
2.1.3 Cước phí vận tải đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ...................................... 7
2.1.4 Nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển ...................... 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 13
Chương 3: Giới thiệu tổng quát và công tác thực hiện nghiệp vụ vận tải biển tại
công ty liên doanh MSC – Việt Nam .................................................................. 14
3.1 Giới thiệu tổng quát về công ty liên doanh MSC – Việt Nam ...................... 14
3.1.1 Nguồn gốc hình thành cơng ty liên doanh MSC – Việt Nam ................... 14


3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty liên doanh MSC – Việt Nam ............... 14
3.1.3 Sơ lược về Vicónhip – công ty chủ quản của MSC ................................... 14


3.1.4 Sơ lược về MSC – Mediterranean Shipping Company.............................. 15
3.1.5 Cơ cấu tổ chức công ty liên doanh MSC và chức năng từng bộ phận trong cơ
cấu tổ chức........................................................................................................... 17
3.2 Quy trình thực hiện dịch vụ chun chở hàng hóa tại cơng ty Liên doanh MSC
– Việt Nam .......................................................................................................... 21
3.2.1 Quy trình thực hiện chuyên chở xuất khẩu hàng hóa................................. 21
3.2.2 Quy trình thực hiện chun chở nhập khẩu hàng hóa ................................ 25
3.2.3 Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại công ty liên doanh MSC – Việt Nam .. 29
Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty liên doanh MSC –
Việt Nam ............................................................................................................. 37
4.1.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty liên doanh MSC – Việt
Nam ..................................................................................................................... 38
4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận của cơng ty..................................................................... 38
4.2 Phân tích tình hình chun chở hàng hóa xuất nhập khẩu của cơng ty liên doanh
MSC – Việt Nam ................................................................................................. 39
4.2.1 Phân tích tình hình chun chở hàng xuất khẩu ........................................ 39
4.2.2 Phân tích tình hình chun chở hàng nhập khẩu ....................................... 40
4.3 Phân tích tình hình hoạt động chun chở của các tuyến ............................. 40
4.3.1 Phân tích tình hình hoạt động chung của các tuyến ................................... 40
4.3.2 Các tuyến chuyên chở chính của năm 2006 ............................................... 43
4.3.3 Tình hình chuyên chở các tuyến 5 tháng ñầu năm 2007 ............................ 44
4.3.4 Kết luận về hiệu quả hoạt ñộng của các tuyến ........................................... 45
4.4 Mặt mạnh yếu của công ty liên doanh MSC – Việt Nam ............................. 46
4.4.1 ðiểm mạnh ................................................................................................. 46
4.4.3 ðiểm yếu .................................................................................................... 47
4.4.3 Cơ hội ........................................................................................................ 47
4.4.4 Thách thức .................................................................................................. 48


Chương 5: Một số giải pháp nhằm khắc phục và phát triển nghiệp vụ xuất nhập khẩu

tại công ty liên doanh MSC ................................................................................. 52
5.1 Chiến lược về tuyến phục vụ......................................................................... 52
5.1.1 ðịnh hướng phát triển thị trường chuyên chở bằng ñường biển ............... 52
5.2 Chiến lược về giá nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty ........................ 53
5.2.1 Tổng quan về thị trường giá cước vận tải biển........................................... 53
5.2.2 Giải pháp về giá.......................................................................................... 54
5.2.3 Một số giải pháp khác ................................................................................ 54
Chương 6: Kết luận và kiến nghị......................................................................... 56
6.1 Kết luận ......................................................................................................... 56
6.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 56
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ðặt vấn ñề nghiên cứu:
ðã từ lâu dịch vụ vận tải đóng một vai trị quan trọng trong mậu dịch thế
giới, nó nối liền biên giới giữa các quốc gia trên thế giới, giúp cho hàng hóa lưu
thơng. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, khối lượng hàng hóa lưu thơng
ngày càng tăng lên cả về hai mặt số lượng và giá trị. Chính điều này đã làm cho
dịch vụ vận tải quốc tế ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn và trở thành một
bộ phận khơng thể thiếu trong nền kinh tế. Vận tải phục vụ cho hầu hết các lĩnh
vực như: sản xuất, lưu thông, quốc phòng, tiêu dùng,…Giữa vận tải và các ngành
kinh tế khác có mối quan hệ tác động qua lại với nhau mà cụ thể ở ñây là giữa
vận tải với thương mại, ngoại thương. Ngoại thương và vận tải là hai yếu tố

không thể tách rời nhau. Ngoại thương là cơ sở ra ñời của vận tải quốc tế, nhưng
nếu khơng có vận tải quốc tế thì khơng có ngoại thương. ðây cũng là yếu tố quan
trọng có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển bn bán giữa các nước.
Thêm vào đó, Việt Nam là một đất nước ñang phát triển và cùng với xu
thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, gia nhập WTO, gia nhập APEC, tham gia
AFTA, thì nhu cầu về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa là rất lớn. Do đó nếu
khơng có sự hỗ trợ của ngoại thương và vận tải quốc tế thì nhiều ngành trong nền
kinh tế quốc dân khó có thể tự mình cân đối để tồn tại và phát triển.
Ngồi ra trong thời đại tồn cầu hóa ngày nay, nếu thương mại được cho
là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thơng
những dịng nhựa đó. Như thế vận tải đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong
thương mại quốc tế hay ngoại thương. Một hợp đồng ngoại thương có được
thành cơng hay khơng một phần cũng do vận tải quyết định, đó là phương tiện
khơng thể thiếu trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Hiện nay có rất nhiều phương thức vận tải quốc tế nhưng trong ñó vận tải
ñường biển là phương thức vận tải giữ vị trí quan trọng nhất trong việc lưu
chuyển hàng hóa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hơn 80% tổng nhu cầu
vận tải hàng hóa của Việt Nam là thơng qua đường biển với phương tiện chun
chở chủ yếu là tàu và container và nhu cầu này không ngừng tăng lên trong
những năm gần ñây.

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

-1-


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp


Nhận thức được tầm quan trọng như vậy nên em quyết ñịnh chọn ñề tài
“phân tích các hoạt ñộng giao nhận vận tải container quốc tế tại công ty liên
doanh MSC – Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung
Qua việc nghiên cứu ñề tài này có thể giúp chúng ta nắm được các hoạt
động giao nhận container tại công ty liên doanh MSC – Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu quy trình chun chở xuất nhập khẩu hàng hóa container.
- Phân tích sự hoạt động của các tuyến.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh doanh và các ñiểm
mạnh, ñiểm yếu của công ty và ñề ra giải pháp thích hợp nhằm khắc phục và phát
triển cơng ty trong thời gian tới.
1.3 Các giả thuyết cần kiểm ñịnh và câu hỏi nghiên cứu:
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Tình hình hoạt động của cơng ty trong thời gian qua là tốt.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty ?
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Không gian
Công ty liên doanh MSC – Việt Nam
1.4.2 Thời gian
Từ ngày 05/03/2007 ñến ngày 11/06/2007
1.4.3 ðối tượng nghiên cứu
Số liệu phân tích là số liệu của cơng ty giai đoạn năm 2004 đến 2006 và
cơng việc thực tế được tiếp cận thưc hiên một cách cụ thể trong thời gian thực tập

SVTH: Trần Thị Xuân Phương


-2-


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm về vận tải container.
2.1.1 Khái niệm về vận tải biển và vận tải ngoại thương
2.1.1.1 Khái niệm vận tải biển
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay
đổi vị trí của hàng hóa và con người từ nơi này ñến nơi khác. Nhờ có vận tải mà
người ta chinh phục được khoảng cách không gian và tạo ra khả năng sử dụng
rộng rãi giá trị sử dụng hàng hóa, thõa mãn nhu cầu ñi lại của con người.
Vận tải biển là một phần của vận tải, nó cũng là một hình thức vận tải
nhưng chỉ duy nhất bằng ñường biển. Như vậy chúng ta có thể định nghĩa vận tải
biển như sau: “ Vận tải biển là một hoạt ñộng kinh tế của con người nhằm thay
đổi vị trí của hàng hóa và con người từ nơi này ñến nơi khác bằng ñường biển với
phương tiện vận tải là tàu biển”.
2.1.1.2 Khái niệm vận tải ngoại thương
Vận tải ngoại thương là hình thức chun chở hàng hóa giữa hai hay
nhiều nước bằng đường biển. Nói cách khác vận tải ngoại thương là việc chun
chở được tiến hành vượt ra ngồi phạm vi biên giới của ít nhất một quốc gia, bao
gồm cả việc chuyên chở hàng hóa từ khu chế xuất ra thị trường tiêu thụ của quốc
gia đó và ngược lai.
2.1.2 Phân chia trách nhiệm vận tải trong hợp ñồng mua bán ngoại thương
2.1.2.1 Quyền vận tải:
Trong hợp ñồng mua bán ngoại thương bao gồm nhiều điều khoản,

trong đó có các điều khoản về vận tải. Các ñiều khoản này trực tiếp hoặc gián
tiếp qui ñịnh trách nhiệm của người bán và người mua trong việc thanh tốn cước
phí đối với người chuyên chở và trách nhiệm tổ chức chuyên chở hàng hóa trên
qng đường chun chở. Và trong bn bán quốc tế, người ta có khái niệm sau:
Khái niệm: bên nào có trách nhiệm trực tiếp thanh tốn cước phí vận tải và
có trách nhiệm tổ chức chuyên chở hàng hóa gọi là bên có “quyền vận tải”.
Từ những đặc điểm trên khi giành được “quyền vận tải” thì sẽ có một số
thuận lợi sau:

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

-3-


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

• Bên giành ñược “quyền vận tải” có ñiều kiện lựa chọn phương tiện vận
tải, tuyến ñường vận tải (nếu trong hợp ñồng khơng quy định cụ thể).
• Bên giành được “quyền vận tải” sẽ chủ ñộng trong việc tổ chức chuyên
chở và giao nhận (nếu trong hợp đồng bảo hiểm khơng quy ñịnh rõ thời gian giao
hàng).
• Giành ñược “quyền vận tải” có tác dụng tăng thu và giảm chi ngoại tệ,
tức là có điều kiện để xuất khẩu sản phẩm vận tải.
• Chủ động hơn trong việc lựac chọn người chun chở, tình hình th tàu
và điều kiện chun chở có lợi cho mình hơn, nếu như người giành được “quyền
vận tải” khơng đủ năng lực chun chở hàng hóa đó.
2.1.2.2 Phân chia trách nhiệm trong hợp ñồng vận tải:
Việc phân chia trách nhiệm về vận tải giữa người bán và người mua

phụ thuộc vào ñiều kiện cơ sở giao hàng ñược lựa chọn trong hợp ñồng mua bán
ngoại thương.ðứng về góc độ vận tải, các điều kiện cơ sở giao hàng ñược quy
ñịnh trong thuật ngữ thương mại quốc tế “Incoterm 2000” được chia thành các
nhóm sau:

Bảng 1: BẢNG PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ðỒNG
NGOẠI THƯƠNG
BẢNG PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM
TÊN
NHĨM
ðK

E

F

EXW

FCA

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

VỊ TRÍ DI
CHUYỂN
RỦI RO

• Giao hàng cho người • Thủ tục hải quan • Nơi sản
mua tại xưởng.

xuất nhập khẩu.
xuất.
• Thủ tục bốc dỡ
hàng hóa.
• Thủ tục hải quan • Thuê phương tiện • Bãi tập
xuất khẩu.
vận tải.
kết hàng
hóa.
• Giao hàng cho người • Thủ tục hải quan
vận tải do người mua
chỉ ñịnh.

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

-4-

nhập khẩu.


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

BẢNG PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM
TÊN
NHĨM
ðK

FAS


NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

VỊ TRÍ DI
CHUYỂN
RỦI RO

• Thủ tục hải quan • Thuê tàu.
• Dọc mạn
xuất nhập khẩu.
tàu.
• Thủ tục hải quan
nhập khẩu.
• Giao hàng dọc mạn
tàu qui định.
• Thủ tục bốc, dỡ
hàng.

FOB

CFR

• Thủ tục hải quan •
xuất khẩu.

• Giao hàng lên tàu tại
cảng.



• Lan cang
tàu
tại
Thủ tục hải quan
cảng bốc.
nhập.
Thuê tàu.

Thủ tục dỡ hàng.

• Thủ tục hải quan • Thủ tục hải quan • Lan cang
tàu
tại
xuất khẩu.
nhập khẩu.
cảng bốc.
• Giao hàng lên tàu tại • Thủ tục dỡ hàng.
cảng bốc.
• Thuê tàu.

CIF

• Thủ tục hải quan • Thủ tục hải quan • Lan cang
tàu
tại
xuất khẩu.
nhập khẩu.
cảng bốc
• Giao hàng lên tàu tại • Thủ tục dỡ hàng.

cảng bốc.
• Thuê tàu.
• Mua bảo hiểm.

C

• Thủ tục hải quan • Thủ tục hải quan • Bãi tập
xuất khẩu.
nhập khẩu..
kết hàng
hóa.
• Giao hàng cho người • Thủ tục dỡ hàng.
CPT

vận tải do người mua
chỉ định.
• Th phương tiện
vận tải.

CIP

• Thủ tục hải quan • Thủ tục hải quan • Bãi tập
xuất khẩu.
nhập khẩu..
kết hàng
hóa.
• Giao hàng cho người • Thủ tục dỡ hàng.

SVTH: Trần Thị Xuân Phương


-5-


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

BẢNG PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM
TÊN
NHĨM
ðK

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

VỊ TRÍ DI
CHUYỂN
RỦI RO

vận tải do người mua
chỉ định.
• Th phương tiện
vận tải.
• Mua bảo hiểm.

DAF

DES


DEQ
D

• Thủ tục hải quan • Thủ tục hải quan • Biên giới.
xuất khẩu.
nhập khẩu.
• Giao hàng tại biên • Nhận hàng tại biên
giới.
giới.
• Thủ tục hải quan • Thủ tục hải quan • Trên tàu
tại cảng
xuất khẩu.
nhập khẩu..
đến.
• Giao hàng trên tàu.
• Thủ tục dỡ hàng.
• Thủ tục hải quan • Thủ tục hải quan • Cầu cảng
xuất khẩu..
nhập khẩu.
tại cảng
đến.
• Giao hàng tại cầu • Nhận hàng tại cầu
cảng.

DDU

DDP

cảng.


• Thủ tục hải quan • Thủ tục hải quan • Nơi ñến.
xuất khẩu..
nhập khẩu..
• Giao hàng tại nơi • Nhận hàng tại nơi
đến.
đến.
• Thủ tục hải quan • Nhận hàng tại nơi • Nơi đến.
xuất khẩu, nhập
đến.
khẩu.
• Giao hàng tại nơi
đến.

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ INCOTERMS 2000)

Thông thường các ñiều kiện cơ sở giao hàng thuộc nhóm C, “quyền vận
tải” ñược chia giữa người bán và người mua nên ñược sử dụng rộng rãi nhất.
Hiện nay hầu hết hàng xuất khẩu Việt Nam ñược ký hợp ñồng theo ñiều
kiện FOB và hàng nhập khẩu ñược ký hợp ñồng theo ñiều kiện CIF. Việc làm
SVTH: Trần Thị Xuân Phương

-6-


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

này đã hình thành ngay từ khi chúng ta tham gia buôn bán với thị trường thế giới
và đã trở thành một thói quen. ðây là một thực trạng ñáng buồn cho ngành vận

tải Việt Nam vì với điều kiện này sẽ rất bất lợi cho ngành vận tải ngoại thương
Việt Nam.
2.1.3 Cước phí vận tải đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Cước phí vận tải chiếm đại bộ phận trong tổng chi phí giao hàng, do đó
chiếm tỉ trọng lớn trong giá cả hàng hóa. Sự hình thành giá cả hàng hóa trên thị
trường thế giới chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có cước phí vận tải.
Chi phí vận tải đối với hàng hóa chính là chi phí giao hàng. Tổng chi phí
giao hàng mà người chủ hàng phải chịu trong tổ chức chuyên chở hàng hóa bao
gồm: chi phí thực tế và chi phí lựa chọn. Tùy theo loại hàng hóa mà tỷ trọng
cước phí vận tải trong giá cả hàng hóa khác nhau.
2.1.4 Nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển
2.1.4.1 Lợi ích của việc vận chuyển hàng hóa bằng container
a) ðối với chủ hàng
Bảo vệ tốt hàng hóa, giảm đến mức thấp nhất tình trạng mất cắp, hư
hỏng ẩm ướt, nhiễm bẩn.
Tiết kiệm chi phí, bao bì, có những thứ hàng do chở bằng container bớt
được khá nhiều gỗ, carton đóng thùng, đóng kiện.
Hàng hóa kèm theo giá trị của nó được ln chuyển thuận lợi, nhanh
chóng, tạo điều kiện kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tạo ñiều kiện thuận lợi cho
dịch vụ giao hàng từ cửa đến cửa, giúp hàng hóa lưu chuyển nhanh chóng hơn.
b) ðối với chủ tàu
Giảm thời gian xếp dỡ chờ đợi ở cảng khiến tàu quay vịng nhanh hơn.
Tận dụng được dung tích tàu do giảm những khoảng trống trên tàu.
Giảm trách nhiệm về khiếu nại tổn thất hàng hóa.
Thuận tiện cho việc vận tải.
c) ðối với người giao nhận
Có điều kiện sử dụng container để làm dịch vụ thu gom, chia lẻ hàng
hóa và thực hiện vận tải đa phương thức, đưa hàng hóa từ cửa đến cửa.

SVTH: Trần Thị Xuân Phương


-7-


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

2.1.4.2 Container
a) ðịnh nghĩa
Container là loại thùng chứa ñặc biệt khác với các loại thùng chứa
hàng thông thường bằng gỗ, carton hoặc kim loại được làm bao bì có tính chất
tạm thời, khơng bền chắc, khơng có kích thước, trọng lượng được tiêu chuẩn hóa
trong q trình chun chở.
b) Phân loại container
Phân loại theo cách sử dụng
Container bách hóa ( General Cargo Container)
Container kín (Closed Container)
Là loại container thường sử dụng chở hàng khơ có bao bì nên đơi
khi được gọi là container hàng khô (Dry Cargo Container, Dry Goods Container),
là loại hàng khơng địi hỏi phải khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức
nhất định. Hình dạng loại container này giống như một toa xe thùng có cửa đóng
mở và có mui. Nó chiếm số lượng lớn nhất trong các kiểu loại container, cịn
được gọi là container dùng cho mục đích chung (General Purpose Container).
Container mái mở (Open Top Container)
Loại container này được thiết kế tiện lợi cho việc đóng hàng vào và
rút hàng ra qua mái container, với các cửa ở một đầu và mái mở hồn tồn. Hàng
hóa chứa bên trong container ñược bảo vệ bằng một mái kim loại có thể tháo rời
được (Hard Top) hay phủ bằng tấm nhựa hoặc vải dầu (Soft Top). Container này
cịn có tên gọi khác là container mái mềm (Soft Top Container), container mái

rời (Removable Roof Container) hay container đóng hàng qua mái (Top Loading
Container).
Container mái mở thường ñược dùng ñối với hàng hóa q lớn nên khơng
thể đóng hàng qua cửa, hàng cao quá khổ, hàng quá nặng cần phải nâng hạ bằng
cần cẩu (như máy móc nặng, gỗ dài,…) đơi khi có thể dùng để đóng hàng rời.
Container vách dọc mở (Open Side Container)
Có vách ngang, mái, cửa và vách rời thường ñược ñậy bằng vải nhựa hay
vải dầu. Loại này cịn có tên gọi khác là container đóng hàng qua vách (Side
Loading Container), container vách màn (Curtain Side Container) hay container

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

-8-


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

vách mở (Open Wall Container), thích hợp cho loại hàng cồng kềnh, quá khổ, rau
quả di chuyển trong khoảng cách ngắn và súc vật sống.
Container vách dọc mở mái (Open Top Open Side Container)
Có vách ở hai đầu với mái dọc theo chiều dài.Có thể có một bộ
khung để trải vải nhựa hoặc vải dầu nhằm che phủ và bảo vệ hàng hóa. Loại này
dùng cho hàng hóa q cồng kềnh khơng thể xếp qua cửa của container hàng
khơ. Hàng hóa thuộc loại không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Container mặt bằng (Flat Rack)
ðược thiết kế khơng có vách, khơng mái mà chỉ có mặt bằng vững chắc,
chuyên dùng vận chuyển hàng nặng (thiết bị máy móc, sắt thép).
Container hàng rời (Dry Bulk Container, Bulk Freight Container)

Container hàng rời tự thoát (Bulk container with Gravity discharge)
Container hàng rời có thể được cấu tạo với kiểu khung của container hàng
khô hoặc theo kiểu container bồn. Nó có cửa ở một đầu và những miệng quay
thốt hàng (Discharge hatch) nhỏ hơn ở đầu bên kia. Hàng chun chở được rót
vào trong hai hoặc ba miệng quay (Filling/ Loading hatch) bố trí trên mái
container. Container hàng rời phù hợp với loại hàng hóa rắn có thể chảy tự do.
Container bảo ơn (Thermal container)
Loại container này có sườn, sàn mái và cửa ốp cách nhiệt ñể hạn chế sự di
chuyển nhiệt ñộ giữa bên trong và bên ngồi container. ðược thiết kế dùng để
chứa loại hàng đặc biệt, địi hỏi nhiệt độ ở bên trong container phải ở mức nhất
ñịnh nên vách và mái thường bọc bọt xốp nhằm ngăn cách nhiệt ñộ bên trong
container tiếp xúc và chịu ảnh hưởng nhiệt dộ bên ngoài.
Container cách nhiệt (Insulated container)
ðược thiết kế dành chở rau quả, dược phẩm…có kết cấu cách nhiệt giữ
nhiệt ñộ mát, ngăn ngừa nhiệt ñộ gia tăng và thông thường lấy ñá lạnh làm nguồn
gây mát.
Container lạnh (Refrirated/ Reefer container)
ðược thiết kế nhằm chuyên chở các loại hàng cần giữ ñộ lạnh cao như thịt
cá, tơm,… có loại máy làm lạnh được đặt bên trong container nhưng cũng có loại
dùng ống dẫn hơi lạnh từ máy làm lạnh bên ngoài.

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

-9-


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp


Container bồn (Tank container)
Container bồn bằng thép ñược thiết kế gồm một khung ñỡ và một bồn
chứa ñể chuyên chở chất lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm,… Năng lực
chuyên chở của nó tương đương với một container 20feet, trong vịng 4000
gallón (15140 lít), có thể được cách nhiệt. Hàng chun chở được rót vào trong
qua miệng bồn (Manhole), bố trí trên mái container và được thốt ra từ van xả
(Outlet Valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc được thốt ra từ miệng bồn bố trí
trên mái container nhờ sức hút của mái bơm. Nó có thể được lắp thêm thiết bị ñể
nâng hoặc hạ nhiệt ñộ bên trong phù hợp với điều kiện địi hỏi do tính chất của
hàng hóa (hàng lỏng thơng thường, khí nén lỏng, dầu nặng, chất lỏng dễ cháy, nổ
hay ñộc hại,…)
Container chở súc vật sống (Cattle container, Livestock container)
Với vỏ ngoài theo tiêu chuẩn ISO, bên trong là chuồng ñể nhốt súc vật.
Vách dọc hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thơng hơi. Phần dưới của
vách dọc bố trí để thốt bẩn khi dọn vệ sinh.
Phân loại theo kích cỡ trọng tải:
Hiện nay hai loại container sử dụng phổ biến nhất là Container 20 feet và
40 feet với kích cỡ và trọng lượng ñược quy ñịnh như sau:

Bảng 2: BẢNG PHÂN LOẠI CONTAINER
Loại

Chiều dài Chiều ngang Chiều

cao Tổng trọng lượng tối

Container

(feet)


(feet)

(feet)

ña (tấn)

20 feet

20

8

8

20,320

40 feet

40

8

8

30,320

(Nguồn : tác giả tự tổng hợp)
c) Nhãn hiệu container
Căn cứ theo những qui ñịnh của ISO và một số tổ chức quốc tế có liên
quan đến vận chuyển Container, mỗi Container cần phải ñược ñánh nhãn hiệu và

gắn biểu thị kèm theo.
Nội dung nhãn hiệu bao gồm:
Mã số chủ sở hữu, mã số xeri sản xuất, mã số kiểm tra (Owner’s Code,
Serial Number, Check Digit).
Mã số nước và mã số kiểu loại (Country Code, Type Code).
SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 10 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

Tổng trọng lượng tối đa (Maximum Gross Weight), trọng lượng bì
(TareWeight), tải trọng tối ña (Maximum Payload).
2.1.4.3 Thuê và cho thuê container (Container Leasing)
a) Công ty cho thuê container
Khoảng 45% khối lượng Container thuộc sở hữu các cơng ty vận
tải đường biển, đường sắt, đường hàng khơng. Khoảng 55% khối lượng
Container cịn lại thuộc sở hữu của các công ty kinh doanh cho thuê như: CTI,
SCI ITEL, INTERPOOL,… Số Container này ñược bố trí tại các bãi chứa
(depot) nằm rải rác khắp thế giới, kề ven các trục giao thông vận tải quốc tế quan
trọng. Thông thường người thuê và sử dụng Container là những công ty vận tải
kinh doanh chuyên chở bằng Container.
Sở dĩ phần lớn các công ty vận tải chấp nhận thuê Container hơn là tự xây
dựng số lượng Container thuộc sở hữu của chính mình vì họ chủ trương tập trung
nhiều vốn ñầu tư vào xây dựng ñội tàu, bến bãi Container, tránh phân tán ñồng
vốn vào mua sắm Container, ảnh hưởng xấu ñến khả năng kinh doanh và cạnh
tranh của họ trên thị trường.

b) Hợp ñồng thuê và cho th container: có 4 loại hợp đồng th
Container (Container Leasing Contracts)
Hợp đồng th chuyến (Trip Lease)
Khi người th có nhu cầu dùng ngay container trong chuyến
chun chở thì đàm phán và ký kết với người cho thuê hợp ñồng thuê chuyến
(thuê chuyến ñơn hoặc chuyến cả ñi lẫn về). Giá tiền thuê chuyến biến ñộng theo
thị trường và thường cao hơn giá tiền thuê của các loại hợp ñồng khác . Nó được
tính theo đơn vị container/ngày hay container/tháng.
Nói chung người cho th Container khơng thích cách cho th này vì có
tính chất tạm thời, thiếu ổn định và nếu khơng tính tốn các biện pháp hữu hiệu
thì có thể dẫn đến sự đảo lộn kế hoạch bố trí khai thác, tạo ra sự tồn ñọng
container ở một ñịa điểm nào đó.
Hợp đồng th khơng quy định số lượng container bắt buộc (Rate
Agreement)
Hợp ñồng này chủ yếu qui ñịnh giá tiền th Container khơng thay
đổi trong suốt thời gian hiệu lực của hợp ñồng, bất kể Container nằm ở ñịa ñiểm
nào miễn là thuộc phạm vi quản lý ñược quy ñịnh của người cho thuê. Hợp ñồng
SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 11 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

khơng qui định số lượng Container bắt buộc hai bên phải thực hiện. Người thuê
tùy theo nhu cầu từng chuyến mà ñề nghị số lượng và người cho thuê tùy theo
khả năng của mình vào lúc ấy mà đáp ứng. Ngồi ra, hợp ñồng qui ñịnh ñịa ñiểm
trả Container, số lượng hoàn trả trong mỗi tháng và phí hồn trả Container là bao

nhiêu (nếu có).
Hợp đồng thu có quy định số lượng Container tối thiểu bắt buộc
(Master Lease):
Hợp ñồng này qui ñịnh người thuê phải thuê một số lượng Container tối
thiểu trong suốt thời gian hiệu lực của hợp ñồng và phải trả ñủ số tiền thuê ñã
ñịnh, mặc dù có khi người th khơng sử dụng hết. Mặt khác, người th có thể
vượt q số lượng qui định nếu có nhu cầu.
Hợp đồng cịn quy định điều kiện hốn đổi, có nghĩa là trong thời gian
th, người th có quyền hồn trả số lượng Container ở nơi này và nhận một số
lượng tương ứng trong khu vực mà hai bên thỏa thuận.
Cách th này có lợi cho người th vì nó cho phép người thuê ñiều chỉnh
số lượng Container khớp với nhu cầu thực tế. Nhưng cách th này lại địi hỏi
người cho thuê phải bố trí mạng lưới kho chứa Container rộng khắp ở nhiều nơi
và do đó chi phí quản lí hành chính tất nhiên sẽ tăng lên.
Hợp đồng th dài hạn (Long Term Lease):
Hợp ñồng này qui ñịnh người thuê sử dụng một số lượng Container
trong suốt thời gian th mà khơng có sự hốn đổi và chỉ hồn trả Container khi
hết hạn hợp ñồng. Nếu người thuê vi phạm thì phải nộp tiền phạt. Các cơng ty
vận chuyển Container thường sử dụng cách th này.
ðơi khi hợp đồng th Container dài hạn có thể biến thành hợp đồng thuê
mua (Purchase – Lease Contract), nghĩa là người thuê sử dụng dài hạn, trả tiền
thuê cho ñến hết hạn qui định trong hợp đồng thì quyền sở hữu Container chuyển
lơn sang cho người thuê. Người thuê sử dụng cách thuê mua này vì họ khơng
muốn hoặc khơng có khả năng chi trả ngay một lần tiền mua Container mà muốn
kéo dài thời gian chi trả.
Trong các loại hợp ñồng thuê Container nói trên, giá tiền th, phí bảo
hiểm, điều kiện th, việc nhận lãnh và hồn trả Container, việc hốn đổi
Container và các phụ phí nhận lãnh, hồn trả Container là những ñiều khoản chủ
yếu cần phải lưu ý.
SVTH: Trần Thị Xuân Phương


- 12 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu ñược sử dụng trong luận văn này là số liệu thứ cấp, được
tổng hợp và phân tích từ các báo cáo tài chính, các báo cáo hoạt động hàng tháng
và hàng năm của công ty, từ internet.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh.
So sánh sản lượng giữa các năm, sản lượng giữa các tuyến, các khu vực
dựa trên số liệu tuyệt ñối và tương ñối.
So sánh doanh thu và chi phí qua các năm dựa trên số liệu tuyệt đối và
tương đối.
2.2.2.2 Phương pháp chênh lệch
Cơng thức.
Lượng chênh lệch = Sản lượng năm trước – Sản lượng năm sau
% chênh lệch = (Sản lượng năm trước / Sản lượng năm sau) * 100
2.2.2.3 Phương pháp các tỷ số hoạt ñộng kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế / Doanh Thu

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 13 -



GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VÀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN
NGHIỆP VỤ VẬN TẢI BIỂN
TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MSC – VIỆT NAM
3.1 Giới thiệu tổng quát về công ty liên doanh MSC – Việt Nam
3.1.1 Nguồn gốc hình thành Cơng Ty Liên Doanh MSC – Việt Nam
Công Ty Liên Doanh MSC – Việt Nam được chính thức thành lập vào
ngày 08 tháng 12 năm 2003 do Cơng Ty Cổ Phần Container Phía Bắc
(Viconship) liên doanh với M.S.C Southest Asia Singapore. Như vậy Công Ty
Liên Doanh MSC là một trong những chi nhánh của hãng tàu MSC Thụy Sỹ trên
toàn thế giới và là cơng ty thành viên của Viconship Hải Phịng.
Cơng Ty Liên Doanh MSC tọa lạc tại số 152 ñường Nguyễn Lương Bằng,
Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh, điện thoại: 08.4135253, Fax: 08.4135255. Vốn
góp từ MSC Việt Nam:3.060.000.000 VNð, MSC Singapore:2.940.000.000
VNð
Cơng Ty Liên Doanh MSC l văn phịng đại lý của hãng MSC Geneva tại
Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, tại Việt Nam MSC cịn có văn phịng tại Hà
Nội, ðà Nẵng và Quy Nhơn. Các ñại lý MSC tại Việt Nam đều trực thuộc MSC
Singapore vì đây là văn phịng chính đại diện cho các đại lý MSC ở ðông Nam Á
(gồm 5 nước: Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia). Như vậy,
mọi hoạt ñộng giao nhận, chứng từ của MSC Việt Nam ngồi đại lý MSC ở
nước có liên quan thì đều trung chuyển qua văn phịng MSC Singapore.
3.1.2 Chứa năng, nhiệm vụ của Công Ty Liên Doanh MSC – Việt Nam
ðại lý ủy thác quản lý container, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng Container.

Tổ chức khai thác vận chuyển container hàng xuất nhập khẩu, hàng quá
cảnh bằng các phương tiện, kinh doanh các dịch vụ khác có liên quan để phục vụ
nhu cầu vận tải của khách hàng.
ðại lý tàu biển và môi giới hàng hải.
3.1.3 Sơ lược về Viconship – Công ty chủ quản của MSC
Viconship - Công ty cổ phần Container Việt Nam là một trong những
cơng ty đại lý tàu biển và giao nhận hàng ñầu Việt Nam và là ñơn vị hoạt ñộng
SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 14 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

tích cực trong việc cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa kể từ năm 1985.
Viconship có hệ thống bãi container, kho và đội xe chở cơng riêng, có dịch vụ
vận chuyển hàng hóa nội địa khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam.
a) Các công ty thành viên:
Vietnam - Japan International Transport Co.Ltd (J.V)
International Freight Forwarder and Container Service
MSC Agencies Co.,Ltd
b) Quá trình hình thành và phát triển:
27/7/1985: Cơng ty Viconship được thành lập với tên ban đầu là
“Cơng ty Container Việt Nam”.
1992: Chi nhánh tại Sài Gịn tách riêng thành cơng ty độc lập
(Viconship Saigon), cơng ty đổi tên thành “Cơng ty Container Miền Bắc”
(Viconship Hải Phịng).
1995: Thiết lập một cơng ty liên doanh với 5 công ty Nhật bản

(Kanematsu - Honda Trading - Suzue Corp - Meiko Trans - Kamigumi) có tên
”Cơng ty TNHH Vận tải Việt-Nhật (VIJACO)”.
4/1996: Thành lập thêm một cơng ty thành viên ở Hải Phịng
“Cơng ty dịch vụ Container và giao nhận quốc tế”
1997: Tái thiết lập một chi nhánh mới ở Tp Hồ Chí Minh với tên
gọi “Viconship HoChiMinh”
2000: Thành lập công ty thành viên tại ðà Nẵng “Công ty cổ phần
Container miền Trung”
2001: Liên doanh với MSC Southest Asia

Pte Ltd.,

Singapore thành lập “ Công Ty Liên Doanh MSC - Việt Nam”.
4/2002: Viconship đã hồn thành việc cổ phần hóa trở thành cơng
ty cổ phần và ñã ñổi tên là “Cơng ty Cổ phần Container Việt Nam”.
3.1.4 Sơ lược về MSC_ Mediterranean Shipping Company
Mediterranean Shipping Company (MSC) là cơng ty tư nhân được thành
lập vào năm 1970 tại Thụy Sỹ. ðây là một trong những cơng ty hàng đầu thế giới
về kinh doanh vận chuyển hàng hóa.
MSC là hãng tàu lớn thứ hai thế giới về vận chuyển hàng hóa (sau tập
đồn AP Moller Group). Công ty do thuyền trưởng Gianluigi Aponte sáng lập
SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 15 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp


vào năm 1970. Có lẽ đây là một trong những cơng ty thuộc sở hữu tư nhân lớn
nhất thế giới với 20.000 nhân viên rải ñều khắp các châu lục. Doanh thu năm
2002 ñạt 2.8 tỷ USD trong ñó hoạt ñộng vận chuyển container chiếm 2.5 tỷ USD.
MSC là một trong vài hãng tàu trên thế giới có khả năng cung cấp chỉ một
mẫu Bill of lading (B/L) duy nhất cho tất cả các đại lý của mình, điều này cho
phép hàng hóa ñược di chuyển nhanh chóng và xuyên suốt qua các hệ thống các
cảng chuyển tải ở khắp châu lục.
MSC sở hữu hơn 200 chiếc tàu chở container với sức chứa hơn 460,000
TEUS (Twentyfoot Equivalent Unit). MSC cung cấp một mạng lưới dịch vụ tốt
nhất thơng qua các đại lý trên tồn thế giới và duy trì duy nhất một hình thức
doanh nghiệp tư nhân và độc lập để có thể thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi
của thị trường, thực hiện các dự án dài hạn mà không phải chờ bất cứ sự can
thiệp hoặc trì hỗn khơng cần thiết nào.
Hiện nay MSC có khoảng hơn 350 đại lý trên tồn thế giới. Tất cả các đại
lý này đều trao ñổi, liên lạc với nhau một cách chặt chẽ thơng qua một mạng lưới
chương trình được thiết kế độc ñáo và chuyên biệt. ðây là một chương trình
ñược sử dụng thống nhất ở tất cả các ñại lý do vậy mọi chứng từ cũng ñược
thống nhất một mẫu chung áp dụng trên tồn thế giới.

( Nguồn: website www.mscgva.ch)
Hình 1: Bản ñồ các tuyến vận chuyển của MSC trên thế giới:

MSC là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển các tuyến đi trực tiếp hàng đầu.
Hằng tuần MSC có khoảng 175 tuyến ñi trực tiếp, phối hợp qua 215 cảng và 5
châu lục. Bên cạnh mạng lưới dịch vụ chuyên chở hàng đầu, MSC cịn có mạng

SVTH: Trần Thị Xn Phương

- 16 -



GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

lưới logisitic hoạt ñộng hết sức hiệu quả với hơn 300 bãi container nội địa trên
tồn thế giới.
3.1.5 Cơ cấu tổ chức Cơng Ty liên doanh MSC và chức năng từng bộ phận
trong cơ cấu tổ chức
Nhìn chung, bơ máy tổ chức của Công Ty Liên Doanh MSC khá gọn nhẹ
chỉ gồm 3 cấp và chịu sự quản lý từ một hội ñồng quản trị. ðiều này giúp cho
việc quản lý, vận hành cơng ty rất dễ dàng, linh động và có hiệu quả.
BAN GIÁM ðỐC

PHỊNG THƠNG
TIN VÀ THỊ
TRƯỜNG

PHỊNG TÀI
CHÍNH KẾ TỐN

BỘ PHẬN DỊCH
VỤ KHÁCH
HÀNG

BỘ PHẬN CHỨNG
TỪ

PHÒNG KHAI
THÁC VÀ TIẾP

VẬN

BÃI TÂN CẢNG

BÃI CÁT LÁI

BỘ PHẬN HÀNG
NHẬP

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Hình 2: Sơ ñồ cơ cấu tổ chức công ty liên doanh MSC – Việt Nam
Sau ñây là chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty MSC
Việt Nam
3.1.5.1 Hội ñồng quản trị
Quản lý chung toàn bộ hoạt ñộng của công ty.
Chịu trách nhiệm về việc quản lý thực hiện của cấp dưới.
ðịnh hướng cho sự phát triển của công ty.
3.1.5.2 Ban giám đốc
Là người đứng đầu trong cơng ty, là người quản lý chỉ ñạo và chịu trách
nhiệm về các hoạt ñộng cũng như hiệu quả kinh doanh trong tồn cơng ty.

SVTH: Trần Thị Xn Phương

- 17 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp


Thực hiện đầy ñủ các cam kết trong hệ thống chất lượng và chỉ đạo thực
hiện chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng ñã ñược ñề ra.
Thực hiện về xem xét, lãnh ñạo và cung cấp nguồn nhân lực.
Tuyển chọn bộ máy tinh giản, gọn nhẹ hiệu quả ñể sử dụng bảo tồn và
phát triển nguồn vốn nhanh.
ðịnh hướng vào khách hàng, giao dịch ký kết hoặc ủy quyền ký kết các
hợp ñồng kinh tế nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, hãng tàu ñồng thời
ñảm bảo quyền lợi của cơng ty.
Chỉ đạo Marketing, chỉ đạo Booking hàng COC, xây dựng các ñịnh mức
tiền lương, kinh tế, kỹ thuật, phát triển cơng nghệ cao để hịa nhập sớm trong nền
kinh tế trí thức của thế giới và khu vực.
3.1.5.3 Phịng thương vụ và thị trường ( Sales/Marketing)
Thực hiện cơng tác Marketing hàng COC, hàng q cảnh, hàng cơng
trình trong và ngoài nước.
Theo dõi việc triển khai và thực hiện hợp đồng từng lơ hàng, kịp thời đề
xuất cải tiến.
Khơng ngừng thu thập thông tin về thị trường và từ đó lập ra các bảng
báo giá hợp lí cho các loại hình dịch vụ của cơng ty.
Lập các chứng từ hay theo dõi, kiểm soát việc lập các chứng từ pháp lý
có liên quan đến các lơ hàng, các container mà mình booking hoặc được phân
cơng phụ trách. Kết hợp với bộ phận dịch vụ khách hàng để có thể phục vụ khách
hàng tốt hơn vì bộ phận Sales / Marketing có những hiểu biết rõ hơn về khách
hàng.
Quan hệ thật tốt với các khách hàng ñể làm thoả mãn yêu cầu của họ
theo hợp ñồng và biết ñược các u cầu cịn tiềm ẩn của khách hàng. Bên cạnh
đó, bộ phận này ln ln khơng ngừng tìm kiếm khách hàng mới, khai thác các
thị trường tiềm năng phục vụ cho nhu cầu tăng doanh thu và lợi nhuận của công
ty.
3.1.5.4 Bộ phận dịch vụ khách hàng (Customer Service)

Theo dõi lộ trình của tàu đi để cập nhật cho khách hàng biết lơ hàng của
họ đang ở đâu.
Giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi ñược yêu cầu.
SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 18 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

Liên hệ với các cơng ty có liên quan để phục vụ những nhu cầu phụ của
khách hàng mà công ty chưa thể ñáp ứng (nhu cầu về các dịch vụ ñóng gói hàng
nơng sản,…).
Lập các chứng từ hay theo dõi, kiểm sốt việc lập các chứng từ pháp lý
có liên quan đến các lơ hàng, các container (lệnh cấp container) mà mình
booking hoặc được phân cơng phụ trách.
Quan hệ thật tốt với các khách hàng ñể làm thoả mãn yêu cầu của họ
theo hợp đồng và biết được các u cầu cịn tiềm ẩn của khách hàng.
3.1.5.5 Bộ phận chứng từ (Documentation)
Làm chứng từ vận ñơn hàng xuất MSC, lập các báo cáo của MSC, ñiện
giao hàng (Telex Release)
Thực hiện các giấy tờ liên quan ñến vận ñơn cho khách hàng.
Theo dõi thống kê cập nhật hàng ngày, lưu trữ, báo cáo các chỉ tiêu, các
số liệu về kết quả kinh doanh của cơng ty theo u cầu của Giám đốc và theo qui
định chung của cơng ty.
Kết hợp với bộ phận kế tốn để lập vận đơn cho khách hàng.
3.1.5.6 Bộ phận hàng nhập (Inbound)
Quản lý về các container hàng nhập của cơng ty.

Kiểm tra các vận đơn do khách hàng xuất trình để tiến hành lập các D/O
(Delivery Order) giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận hàng.
Thường xuyên cập nhật dữ liệu hàng nhập từ các SOB (thông tin về
hàng nhập vào Việt Nam do các ñại lý MSC trên thế giới gửi sang) ñể dễ dàng
ñối chiếu với các vận đơn nhận được từ phía khách hàng.
3.1.5.7 Phịng tài chính kế tốn (Finance – Accounting)
Theo dõi và quản lý tài sản cố ñịnh của chi nhánh.
Theo dõi thu chi, sản lượng, khách hàng, cấp phát lương cho công ty.
Thực hiện các nghiệp vụ thuế ñối với nhà nước.
Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với đối tác nước ngồi.
Quan hệ với các ðại diện của cơng ty, các bên có liên quan, với các
nhân viên trong nội bộ ñể kết hợp giải quyết các phát sinh trong công tác.

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 19 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

3.1.5.8 Phịng khai thác tiếp vận (OPD/Logistic)
Bộ phận này bao gồm cả các bộ phận làm việc tại cảng như bộ phận giao
nhận hàng nhập, bộ phận giao nhận hàng xuất, bộ phận quản lý bãi rỗng thuộc
quản lý của Công Ty Liên Doanh MSC,…
Quản lý tàu, chỉ đạo giải phóng tàu
Thực hiện các nghiệp vụ về tàu ñối với cảng, thủ tục tàu nhập cảng.
Theo dõi vỏ container nhập từ tàu vào và từ chủ hàng trả về các bãi.
Theo dõi, báo cáo, sửa chữa vỏ container hàng ngày .

Cấp vỏ container tốt cho chủ hàng đóng hàng xuất.
Lập các chứng từ, theo dõi, báo cáo về ngày lưu bãi, lưu container.
Quan hệ tốt các bãi container ñể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
3.1.5.9 Tổ chức nhân sự
Hiện nay cơng ty có 41 nhân viên trong đó có 38 nhân viên trong các bộ
phận chính. Cịn lại là nhân viên lái xe hàng và tạp vụ.
Nhân viên phụ trách chính của cơng ty đều có trình độ đại học.
Bên cạnh đó do là cơng ty liên doanh với nước ngồi nên các nhân viên
của cơng ty đều có khả năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo (cả 4 kĩ năng: nghe,
nói, ñọc, viết).
Tinh thần làm việc của nhân viên công ty rất cao. Hầu như nhân viên
làm việc liên tục. Họ có rất ít thời gian rảnh trong suốt giờ làm việc.
Do công ty làm việc chủ yếu là qua mạng nội bộ Intranet và mạng
Internet, nên các nhân viên ñều có trình độ tin học nhất định. Mỗi nhân viên ñều
ñược trang bị một máy vi tính ñể phục vụ cho cơng việc.
3.2 Quy trình thực hiện dịch vụ chun chở hàng hóa tại Cơng Ty Liên
Doanh MSC – Việt Nam
ðể thực hiện tốt dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, Công Ty
Liên Doanh MSC phải thực hiện việc qui ñịnh phương pháp thống nhất và ñầy ñủ
các tác nghiệp trong q trình quản lí và giao nhận container, từ khi container
ñược nhập vào lãnh thổ Việt Nam ñến khi container ñược xuất ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam thông qua các cửa khẩu. Phương pháp này hầu như bao trùm tồn bộ
tất cả các nghiệp vụ mà cơng ty phải thực hiện trong suốt q trình hoạt động của
mình. Nội dung chính của phương pháp có thể chia làm 3 phần chính sau:
SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 20 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến


Luận văn tốt nghiệp

Qui trình thực hiện chun chở xuất khẩu hàng hóa.
Qui trình thực hiện chuyên chở nhập khẩu hàng hóa.
Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại Cơng Ty Liên Doanh MSC.
ðể có thể dễ dàng hiểu được nội dung của phần sắp trình bày, em xin cung
cấp thêm một số ñịnh nghĩa sau:
Manifest: Khai báo chi tiết hàng hóa nhập, xuất trước khi container ñược
nhập vào, xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
D/O: Lệnh giao hàng, ñược phát hành khi hàng ñược nhập vào lãnh thổ
Việt Nam và giao cho chủ hàng, căn cứ ñể làm thủ tục hàng nhập.
Biên bản hư hỏng container: ðược làm giữa cảng dỡ container và chủ tàu
khi phát hiện container có hư hỏng trước khi container được mang về bãi chứa
hàng nhập.
Booking Note: Xác nhận chỗ trên tàu cho chủ hàng.
Lệnh cấp Container rỗng: Là lệnh cấp container ñược phát hành giao cho
chủ hàng, làm căn cứ giao container rỗng cho chủ hàng đóng hàng vào container.
Lệnh cấp container khi ñược phát hành ñồng thời là Booking Note của chủ hàng.
Container Booking List: là căn cứ ñể giao nhận hàng xuất cho container
hạ bãi chờ xuất và là căn cứ ñể làm Container Loading List và xếp container lên
tàu.
3.2.1 Quy trình thực hiện chuyên chở xuất khẩu hàng hóa
Qui trình này bắt đầu từ khi tiếp nhận ñơn ñặt hàng của chủ hàng, cấp
container rỗng cho chủ hàng đóng hàng vào container đến khi container được xếp
lên tàu, xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3.2.1.1 Quá trình cấp container rỗng1
Khi chủ hàng có nhu cầu đóng hàng xuất thì chủ hàng liên hệ trực
tiếp với bộ phận Sales/Marketing. Nhân Viên Sales có trách nhiệm thực hiện
những cơng việc sau:

Tiếp nhận ñơn ñặt hàng, vào sổ lệnh và ñặt chỗ trên tàu – Container
Booking List.
Phát hành lệnh cấp vỏ container rỗng đi đóng hàng và gửi lệnh cấp
container rỗng cho chủ hàng.
1

Xem sơ đồ tóm tắt sau phần kết luận

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 21 -


GVHD: Thầy Trương Chí Tiến

Luận văn tốt nghiệp

Cung cấp thơng tin cho bộ phận giao nhận tại các bãi rỗng ñể chuẩn bị
container cấp cho chủ hàng.
Trường hợp chủ hàng ñã có container rỗng (do lấy Container rút hàng
nhập ñể đóng hàng xuất hoặc đã lấy container nhưng khơng đóng hàng ñi trên tàu
ñã ñặt chỗ khi làm lệnh cấp container) thì chỉ đặt chỗ trên tàu, khơng phát hành
lệnh cấp container.
Khi chủ hàng có thay đổi chi tiết trong lệnh cấp container hay việc ñặt chỗ
trên tàu, nhân viên Sales tiếp nhận thơng tin từ chủ hàng, điều chỉnh Container
Booking List, gửi thơng tin đến giao nhận bãi liên quan và xác nhận với chủ hàng
ñã tiếp nhận thay ñổi.
ðối với container lạnh trên lệnh cấp container phải ghi rõ nhiệt độ, tên
hàng và các thơng tin liên quan.
ðối với hàng nguy hiểm phải ghi rõ trên lệnh cấp container bắt buộc phải

khai báo chính xác tên hàng hóa trên lệnh cũng như các chứng từ liên quan khác.
Lệnh cấp container là căn cứ ñể giao nhận các bãi rỗng cấp container cho
chủ hàng đóng hàng. Container cấp đóng hàng phải là container sạch, ngun tốt,
đủ tiêu chuẩn đóng hàng theo yêu cầu của chủ hàng. Trường hợp container ñang
ñược chứa tại các bãi rỗng không phải do công ty quản lý, q trình giao
container cho chủ hàng đóng hàng do ñơn vị quản lý bãi rỗng thực thi và chịu
trách nhiệm. Giao nhận bãi làm phiếu yêu cầu cấp container rỗng kèm theo lệnh
cấp container ñể ñơn vị quản lý bãi làm căn cứ cấp container cho chủ hàng.
Giao nhận bãi có trách nhiệm:
Lên hóa đơn và thu các khoản phí liên quan theo hướng dẫn của phịng
Khai Thác Tiếp Vận.
Cấp Seal và Container Packing List cho chủ hàng.
Liên hệ các bãi rỗng trong phạm vi mình phụ trách để có được thơng tin
chính xác và nhanh nhất ngày, giờ chủ hàng lấy container đi đóng hàng.
Ghi và hoàn tất sổ container rỗng, sổ container lạnh rỗng nếu là Container
lạnh, mục “ngày cấp”, ghi sổ cấp container rỗng.
Nhập số liệu cho hệ thống “Quản lí trạng thái container” phục vụ báo cáo
kịp thời cho hãng tàu.

SVTH: Trần Thị Xuân Phương

- 22 -


×