Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

(Luận văn thạc sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN SỸ TÁ

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
HỆ THỐNG NHÀ KHÁCH THUỘC CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CƠNG

Hà Nội - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN SỸ TÁ

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
HỆ THỐNG NHÀ KHÁCH THUỘC CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CƠNG
Chun ngành: Quản lý hành chính cơng


Mã số: 62 34 82 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ CHI MAI
GS.TS. ĐINH VĂN TIẾN

Hà Nội - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án "Cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống
nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam" là cơng trình nghiên
cứu của tơi, các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án
là trung thực và chưa từng được công bố.

Hà nội, ngày 14 tháng 11 năm 2018
Tác giả của luận án

Nguyễn Sỹ Tá


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Cô hướng dẫn
khoa học em, Giáo sư, Tiến sĩ đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến
khoa học trong q trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính
Quốc gia, Khoa sau Đại học cùng tồn thể các Thầy Cơ đã nhiệt tình giảng
dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Văn phịng Chính phủ, các Bộ các

Tỉnh, các Lãnh đạo nhà khách đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong việc
nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu, số liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các Thầy
Cô giáo, cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, sự động viên giúp đỡ của
các Thầy Cơ giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là nguồn động viên quý
báu cho tơi hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2018
Tác giả của luận án

Nguyễn Sỹ Tá


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước:............................................................ 8
1.1.1. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
cơng nói chung ............................................................................................... 8
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực cụ thể ............................... 13
1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu........................................ 18
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHÀ KHÁCH THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM .................................................................................. 20
2.1. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc
cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam - một loại hình đơn vị sự nghiệp công
lập. ............................................................................................................... 20
2.1.1. Những vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp công lập ............................. 20

2.1.2. Nhà khách thuộc các cơ quan quản lý nhà nước – một loại đơn vị sự
nghiệp công đặc thù...................................................................................... 31
2.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản
lý nhà nước: ................................................................................................. 35
2.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính đối với các nhà khách thuộc cơ quan
quản lý nhà nước .......................................................................................... 35
2.2.2. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với nhà khách thuộc
cơ quan quản lý nhà nước ............................................................................. 36
2.2.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
..................................................................................................................... 41


2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự
nghiệp cơng lập: ........................................................................................... 53
2.4. Kinh nghiệm một số nước về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống
các nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ............................................ 60
2.4.1. Giới thiệu về các nhà khách của các chính phủ trên thế giới và cơ chế
quản lý tài chính của Nhà khách ................................................................... 60
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý theo kết quả đầu ra đối với các tổ chức trong khu
vực công....................................................................................................... 61
2.4.3. Những bài học kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính đối với nhà
khách thuộc cơ quan QLNN ở Việt Nam ...................................................... 66
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI HỆ THỐNG NHÀ KHÁCH THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM .................................................................................. 69
3.1. Khái quát về hệ thống nhà khách và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam 69
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhà khách thuộc cơ quan
quản lý nhà nước ở Việt Nam ....................................................................... 69
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống nhà khách ....................... 71

3.1.3. Mơ hình tổ chức hệ thống nhà khách các cơ quan nhà nước ở Việt Nam
..................................................................................................................... 72
3.1.4. Khái quát về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của
hệ thống nhà khách thuộc cơ quan nhà nước ở Việt Nam ............................. 74
3.1.5. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của các nhà khách ................ 83
3.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của hệ thống nhà khách thuộc cơ
quan quản lý nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2015: ......................... 84
3.2.1. Tình hình lập dự tốn, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán thu, chi
tài chính của hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước: .............. 84


3.2.2. Thực trạng về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách
thuộc cơ quan QLNN ................................................................................... 93
3.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách
thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam những năm qua ..................... 102
3.3.1. Các thành công ................................................................................ 102
3.3.2. Những hạn chế về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách
thuộc cơ quan quản lý nhà nước: ................................................................ 104
3.3.3. Nguyên nhân những hạn chế về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ
thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ...................................... 114
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHÀ KHÁCH THUỘC CƠ
QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ........................................ 120
4.1. Phương hướng đổi mới hoạt động cơ chế quản lý tài chính đối với hệ
thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam ................... 120
4.1.1. Phương hướng, mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính: ............. 120
4.1.2. Mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà
khách… ...................................................................................................... 127
4.2. Hệ thống giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà
khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam.................................... 128

4.2.1. Hoàn thiện khung pháp luật về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ
thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ...................................... 128
4.2.2. Đổi mới nhận thức hệ thống nhà khách quản lý về vấn đề tự chủ tài
chính. ......................................................................................................... 132
4.2.3.Đổi mới phương thức quản lý tài chính, tách bạch giữa quản lý nhà nước
và quản lý của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu ..................................... 133
4.2.4. Hồn thiện quy trình xây dựng và nội dung quy chế chi tiêu nội bộ tại
các nhà khách thuộc cơ quan QLNN .......................................................... 136


4.2.5.Đa dạng hố các nguồn tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ
quan QLNN................................................................................................ 138
4.2.6. Hồn thiện cơng tác quản lý tài chính kế tốn và quản lý tài sản tại hệ
thống nhà khách thuộc cơ quan QLNN....................................................... 139
4.2.7. Tăng cường cơng tác thanh kiểm tra tài chính và kiểm toán nội bộ các
nhà khách thuộc cơ quan QLNN ................................................................ 145
4.2.8. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý tài chính tại các nhà
khách.......................................................................................................... 148
4.2.9. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hố trong quản lý
tài chính tại nhà khách ................................................................................ 152
KẾT LUẬN................................................................................................ 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 158


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố-Hiện đại hoá


GATS

General Agreement on Trade in Services
(Hiệp định chung về thương mại trong dịch vụ)

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDĐH

Giáo dục đại học

NK

Nhà khách

KTTT

Kinh tế thị trường

KT-XH

Kinh tế-Xã hội

NXB

Nhà xuất bản

QLNN


Quản lý Nhà nước

TĐH

Trường đại học

TW

Trung ương

HĐND

Hội đồng Nhân dân

UBND

Ủy ban Nhân dân

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

QLNN

Quản lý nhà nước

NXB

Nhà xuất bản


SNCL

Sự nghiệp cơng lập

HCSN

Hành chính sự nghiệp

UNESCO

United Nation Education Science Culture Organization
(Tổ chức văn hoá-khoa học-giáo dục Liên hợp quốc)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB

The World Bank (Ngân hàng Thế giới)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới tiến vào thế kỷ XXI với thành tựu của công nghệ thơng tin và
xu thế tồn cầu hố, tồn cầu hố là một q trình khơng thể đảo ngược, nó
tác động đến tất cả các lĩnh vực quản lý của các quốc gia trên thế giới, buộc
tất cả các quốc gia phải cải cách để hội nhập và phát triển. Việt Nam đã có
những nội dung và chương trình lớn để chuẩn bị cho hội nhập thành cơng,
trong đó có chương trình tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia, được phê
duyệt tại Quyết định số: 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của
Thủ tướng chính phủ, đặc biệt Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm
2011 của chính phủ về việc ban hành chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 với 6 nội dung cơ bản là: cải cách thể
chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức;
cải cách tài chính cơng; hiện đại hóa hành chính.
Một trong sáu nội dung quan trọng của chương trình tổng thể cải cách
nền hành chính quốc gia là cải cách nền tài chính cơng, để thực hiện nội dung
trên, chính phủ đã ban hành Quyết định số: 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng
12 năm 2001 về mở rộng thí điểm khốn biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước; Nghị định 10/2002/NĐ-CP
ngày 16 tháng 1 năm 2002[16] về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006[1]
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập. Nghị định 10 và
Nghị định 43 của chính phủ đã tạo nên những chuyển biến đáng kể trong quản
lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Gần đây chính phủ đã ban hành
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015[5] Về việc quy

1


định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, nghị định 16 là một bước

tiếp tục đổi mới tài chính cơng theo hướng nâng cao hơn nữa quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tự chủ
về tài chính.
Q trình cải cách tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập từ nghị
định 10 năm 2001 đến nghị định 16/2015/NĐ_CP, đang tạo nên luồng sinh
khí mới cho các đơn vị sự nghiệp công, với cơ chế mới này phần lớn các đơn
vị SNC sẽ dần dần thoát khỏi bao cấp của nhà nước, từng bước tự chủ, tự chịu
trách nhiệm một cách toàn diện về hoạt động của mình, từng bước nâng cao
chất lượng dịch vụ, vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và hệ
thống nhà khách các cơ quan nhà nước ở nước ta cũng khơng là ngoại lệ.
Vai trị của các nhà khách thuộc cơ quan nhà nước đặc biệt quan trọng,
đây là hệ thống cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhà nước và
chính phủ, phục vụ việc ăn, nghỉ, đi lại của đại biểu về dự các kỳ họp quốc
hội, đại biểu về dự các hội nghị của Đảng, nhà nước, quốc hội và chính phủ,
HĐND và UBND các tỉnh thành phố hàng năm hoặc bất thường, phục vụ
khách vãng lai của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các tỉnh, huyện, xã
về làm việc với chính phủ, văn phịng chính phủ, nhà nước, và quốc hội và các
tỉnh thành, ngoài ra các nhà khách còn tận dụng cơ sở vật chất, nhận làm dịch
vụ cho các hội nghị của các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức việc ăn, nghỉ
cho khách quốc tế và các tỉnh thành cũng như các huyện xã khi có nhu cầu về
tỉnh hoặc trung ương làm việc.
Có nhiều đặc thù cụ thể, song tất cả các nhà khách thuộc cơ quan nhà
nước trước đây đều hoạt động theo “Cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp
là chính”. đặc thù hoạt động của các nhà khách theo chỉ tiêu kế hoạch cấp
trên giao trực tiếp, về vốn, do ngân sách nhà nước cấp, cơ sở vật chất kỹ thuật
do nhà nước đầu tư xây dựng, lao động tuyển dụng trước đây do cấp trên
chuyển đến và tiền lương do cấp trên quyết định, khách đến ăn, nghỉ nói
chung được bao cấp khơng phải trả tiền, nói cách khác do kinh phí từ các hội
2



nghị hoặc kinh phí nhà nước đài thọ.
Cơ chế quản lý tài chính đối với nhà khách thuộc cơ quan nhà nước là
nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới cơng tác quản lý tài chính tại đơn vị. Cơ
chế quản lý tài chính có vai trị cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử
dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của các
nhà khách thuộc cơ quan nhà nước. do đó, cơ chế phải được xây dựng phù
hợp với loại hình hoạt động của đơn vị nhằm tăng cường và tập trung nguồn
lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện các nhiệm
vụ của nhà khách.
Cơ chế tài chính đối với các nhà khách thuộc cơ quan nhà nước góp phần
tạo hành lang pháp lý cho q trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính, được
xây dựng trên quan điểm thống nhất và hợp lý, từ việc xây dựng các định
mức, tiêu chuẩn chi tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát q
trình chi tiêu nhằm phát huy vai trị của cơ chế tự chủ tài chính, hiện nay việc
chuyển sang thực hiện cơ chế tài chính mới, hệ thống nhà khách thuộc cơ
quan nhà nước đang gặp một số khó khăn:
Một là: một số cán bộ, viên chức vẫn quen cơ chế bao cấp, mang tâm lý
dùng “tiền chùa” nên chưa thực sự có ý thức tiết kiệm.
Hai là: tuy nguồn thu của các nhà khách thuộc cơ quan nhà nước đã tăng
nhưng tỷ lệ chưa cao, nghị định số 43/2006/NĐ-CP[1] cho phép các đơn vị sự
nghiệp vay vốn các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ viên chức
trong đơn vị, rõ ràng đây là nguồn tài chính tiềm năng nhưng các nhà khách
thuộc cơ quan nhà nước chưa dám thực hiện vì chưa có cơ chế quản lý rõ
ràng, đặc biệt, nghị định này cho phép các đơn vị chuyển đổi sang loại hình
doanh nghiệp, loại hình ngồi cơng lập nhưng vẫn chỉ là quy định chung
chung, có thể thấy đây là vấn đề vơ cùng phức tạp, muốn thực hiện cần phải
có lộ trình do cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
Ba là: dù đã thực hiện cơ chế tự chủ được 10 năm nhưng các nhà khách
thuộc cơ quan nhà nước vẫn chưa quen với tư duy mới, đó là hiện nay, hoạt

3


động sự nghiệp của các nhà khách thuộc cơ quan nhà nước có tính chất tương
tự như hoạt động sản xuất kinh doanh, đều phải cân nhắc, tính tốn đến hiệu
quả kinh tế, trong khi đó, bộ máy quản lý tài chính cịn thiếu, cịn yếu và vẫn
theo nếp tư duy cũ, chưa tham mưu cố vấn cho thủ trưởng đơn vị được những
chính sách quản lý tài chính thực sự hiệu quả, chưa có sự năng động nhạy bén
để tìm kiếm các nguồn thu mới.
Hơn nữa, quy định để lại 40% nguồn thu của đơn vị thực hiện cải cách
tiền lương khiến cho các đơn vị vẫn bị bó buộc trong việc sử dụng nguồn thu
của mình. (số liệu nghiên cứu được lấy từ các quyết định về chức năng nhiệm
vụ, cơ chế quản lý tài chính của các nhà khách thuộc văn phịng chính phủ).
Bốn là: tuy được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ nhưng các nhà khách vẫn phải theo sự phân công chỉ đạo công việc
của cấp trên mà không được giao kinh phí, thực tế đó đã ảnh hưởng khơng
nhỏ đến việc thực hiện tự chủ tài chính của nhà khách
Trước yêu cầu đổi mới cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công
và đặc thù hoạt động của hệ thống nhà khách các cơ quan nhà nước, việc xây
dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan
quản lý nhà nước ở Việt Nam đang đặt ra hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là đưa ra các giải pháp hồn thiện cơ chế quản lý
tài chính đối với hệ thống Nhà khách thuộc các cơ quan QLNN ở Trung ương
và địa phương theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Để đạt được mục tiêu đó, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ
sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về cơ chế quản lý tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và các nhà khách thuộc cơ quan quản lý
nhà nước nói riêng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính hiện hành của

4


các Nhà khách công vụ thuộc các cơ quan QLNN ở Trung ương và địa
phương hiện nay, tìm ra hiện trạng những ưu điểm, nhược điểm và nguyên
nhân hiện tại của các ưu nhược điểm đó.
- Qua lý luận khoa học và phân tích thực trạng, luận án đưa ra các đề xuất
cơ chế mới và các giải pháp thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới có luận cứ
khoa học đối với hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống các nhà khách
công vụ thuộc các cơ quan QLNN ở trung ương và địa phương.
- Khách thể nghiên cứu: Các nhà khách thuộc cơ quan quản
lý nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với loại
hình tổ chức đơn vị sự nghiệp là hệ thống nhà khách thuộc các
cơ quan QLNN ở trung ương và địa phương (đây là các nhà
khách thuộc UBND các tỉnh, các Bộ và VPCP). Luận án tập
trung vào cơ sở khoa học của việc định hình cơ chế quản lý tài
chính và các nội dung của cơ chế đó đối với nhà khách cơng vụ
thuộc các cơ quan QLNN ở trung ương và địa phương.
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian:
Hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở Việt
Nam
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian:

Nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2015 và tầm nhìn 2025
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
5


Nghiên cứu sinh sử dụng phép biện chứng duy vật với quan điểm toàn
diện, phát triển và lịch sử cụ thể; cơ sở lý luận khoa học Mác-Lê-nin; và quán
triệt quan điểm của Đảng và nhà nước về đổi mới quản lý tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các nhà khách thuộc các cơ quan QLNN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng và kết hợp hợp lý các phương pháp:
- Khảo sát thực tế và phân tích đánh giá: thu thập số liệu và đưa ra thực
trạng gắn với phân tích, xác định những nguyên nhân và tồn tại về cơ chế
quản lý tài chính của hệ thống các nhà khách thuộc các cơ quan QLNN từ
trung ương đến địa phương ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích tổng hợp: Trong việc tiến hành phân tích luận án sử dụng
việc so sánh, khái quát hóa để nghiên cứu các vấn đề lý luận, các tài liệu khoa
học, các đề tài nghiên cứu liên quan đến luận án để tổng hợp cơ sở khoa học
của vấn đề nghiên cứu từ đó tiến hành phân tích thực trạng tình hình quản lý
tài chính của hệ thống các nhà khách thuộc các cơ quan QLNN từ trung ương
đến địa phương ở Việt Nam hiện nay chỉ rõ những nguyên nhân còn tồn tại.
- Phương pháp thống kê: qua việc thống kê số liệu quản lý tài chính của
hệ thống các nhà khách thuộc các cơ quan QLNN từ trung ương đến địa
phương ở Việt Nam từ năm 2004-2015, đưa ra các dự báo mới.
- Đóng góp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra các
số liệu về thực trạng cơng tác quản lý tài chính của hệ thống các nhà khách
thuộc các cơ quan QLNN từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam hiện nay
và xin ý kiến chuyên gia nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. (Các giáo sư

thuộc cơ quan quản lý nhà nước như: Học viện Hành Chính, lãnh đạo văn
phịng Chính phủ).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6


- Luận án đóng góp mới về lý luận quản lý tài chính của hệ thống các
nhà khách thuộc các cơ quan QLNN từ trung ương đến địa phương ở Việt
Nam hiện nay, về phương diện phân cấp, trao quyền và cơ cấu thẩm quyền;
về phương thức và phạm vi tác động hiệu quả của nhà nước tới hoạt động
cung cấp dịch vụ của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN; về bản chất, tính
thực tế và điều kiện của tự chủ, tự chịu trách nhiệm; về sự phối hợp với thị
trường định hướng XHCN.
- Bổ sung luận cứ khoa học hành chính về sự điều chỉnh của nhà nước
trong quản lý tài chính đối với hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, sự
tách bạch giữa ban hành và thực thi chính sách, xác lập mối quan hệ phù hợp
giữa nhà nước trong vai trò giám sát các nhà khách thuộc cơ quan QLNN trong
vai trò cung cấp dịch vụ công một cách chủ động, xây dựng cơ chế phù hợp.
- Đóng góp vào phương pháp nghiên cứu giải pháp quản lý tài chính đối
với hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, thiết lập môi trường thuận
tiện, bình đẳng, khuyến khích sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ về các
mặt tự chủ của các nhà khách trong điều kiện nền KTTT có sự QLNN thống
nhất và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
- Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ có tính tồn diện có thể vận dụng
vào thực tiễn, làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này về quản lý tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp cơng lập. Góp phần vào đổi mới cơ cấu quá trình hình
thành và phương thức quản lý của nhà nước; xác định lại vai trị, chức năng
của các cơ quan có thẩm quyền quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách
thuộc cơ quan QLNN trong bối cảnh mới.

- Luận án là tài liệu tham khảo có luận cứ khoa học cho các cơ quan quản
lý các nhà khách, các nhà khoa học trong nghiên cứu giảng dạy và quản lý.
6. Kết cấu của luận án:
Phần Mở đầu và Kết luận, luận án có 4 chương:
Chương 1- Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án

7


Chương 2- Cơ sở khoa học về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà
khách thuộc cơ quan nhà nước
Chương 3- Thực trạng về cơ chế quản lý tài chính của hệ thống nhà khách
thuộc cơ quan nhà nước ở Việt Nam
Chương 4- Phương hướng và hệ thống giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài
chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan nhà nước ở Việt Nam

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước:
1.1.1. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
cơng nói chung
Luận án tiến sỹ kinh tế“ Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự
nghiệp công ở Việt Nam”, chuyên ngành: Kinh tế chính trị, tác giả Phạm Chí
Thanh. Luận án đã tiếp cận nghiên cứu tài chính của đơn vị sự nghiệp công
theo các mối quan hệ của đơn vị với các chủ thể (Nhà nước, các chủ thể cung
cấp đầu vào cho đơn vị, các chủ thể sử dụng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp và
người lao động làm việc trong các đơn vị) trong quá trình hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ ở đơn vị sự nghiệp cơng; qua đó đã làm rõ bản chất tài
chính của đơn vị sự nghiệp cơng trong nền kinh tế thị trường, cần tuân thủ các

qui luật của thị trường: thực hiện hạch tốn đầy đủ chi phí hoạt động (bao
gồm cả chi phí khấu hao tài sản), giá dịch vụ theo cơ chế cạnh tranh trong
việc cung cấp dịch vụ… từ đó hình thành những u cầu về cơ chế quản lý,
cách thức điều tiết, can thiệp của Nhà nước. Đây là cơ sở lý luận để hình

8


thành các chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp cơng.
Qua phân tích mối quan hệ tài chính giữa đơn vị sự nghiệp công với Nhà
nước: đã làm rõ kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ
Nhà nước giao, chính là Nhà nước mua dịch vụ của đơn vị sự nghiệp; do vậy
chi ngân sách Nhà nước đã tạo ra thu nhập của đơn vị sự nghiệp để bù đắp chi
phí trong quá trình hoạt động, đơn vị được quyền quyết định trong việc quản
lý, sử dụng kinh phí này. Bởi vậy chính sách tài chính đối với khu vực sự
nghiệp cơng cần đổi mới theo hướng xoá bỏ bao cấp, thực hiện tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính và hoạt động của đơn vị sự nghiệp cơng. Đổi mới
chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp cơng được luận giải là một quá
trình liên tục, hướng đến mục tiêu quản lý chi ngân sách Nhà nước cho các
đơn vị sự nghiệp theo kết quả hoạt động.
Đề tài “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công, nâng
cao chất lượng dịch vụ công đến năm 2020”, TS. Lưu Thái Bình, Trưởng
phịng Kế hoạch - Tài vụ, Học viện Chính trị khu vực I, ngày 10 tháng 8 năm
2015. Trong giai đoạn 2006 - 2015, công tác quản lý tài chính đơn vị sự
nghiệp cơng ở Việt Nam đã từng bước được cải cách và đổi mới trên nhiều
phương diện. Mọi người dân Việt Nam đều được hưởng những dịch vụ công
với chất lượng tốt hơn và cơng bằng hơn. Đổi mới thể chế chính sách và cơ
chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập là điều kiện then chốt để các
đơn vị này nâng cao chất lượng dịch vụ công cũng như hiệu quả đầu tư cơng.
Q trình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính

phủ, đã tạo ra quyền chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công trong: Quản lý
chi tiêu tài chính hiệu quả; Huy động được sự đóng góp của cộng đồng xã hội
cho phát triển hoạt động sự nghiệp; Thúc đẩy các đơn vị chủ động năng động
và sáng tạo hơn trong các hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ cơng; đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ cơng và nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Bài viết “Đổi mới cơ chế tài chính đối với dịch vụ sự nghiệp cơng”, đăng
9


tại trang Web của Viện chiến lược và chính sách tài chính, tác giả Mai Thị
Thu, Giám đốc Trung tâm TT&DB KTXH quốc gia và Nhóm nghiên cứu,
ngày 31/12/2015. Chủ trương xã hội hóa dịch vụ cơng đã được nêu rất rõ
trong các văn kiện của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đã được
thực hiện từ nhiều năm nay, theo đó đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,
thu hút được sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội, mở rộng và nâng cao
chất lượng dịch vụ công. Tuy nhiên, cơ chế quản lý nói chung và cơ chế tài
chính nói riêng đối với loại dịch vụ này còn nhiều bất cập. Bài viết này tập
trung phân tích những mặt cịn hạn chế của cơ chế tài chính đối với dịch vụ sự
nghiệp cơng và đề xuất giải pháp đổi mới nhằm phân bổ hợp lý nguồn lực của
Nhà nước, huy động nguồn vốn từ các chủ thể khác cùng tham gia cung ứng
dịch vụ cũng như bảo đảm sự tiếp cận dịch vụ cho các đối tượng thụ hưởng.
Bài viết “Đổi mới cơ chế tài chính trong cung cấp dịch vụ cơng hướng tới
mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệu quả” 17/12/2012 , Vương Đình Huệ,
Tạp chí cộng sản.Theo tác giả, thực hiện lộ trình cải cách nền hành chính,
Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc cải cách khu vực dịch vụ cơng, trong đó
đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức sự nghiệp công luôn
là một ưu tiên. Mục đích chính yếu là bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam
ngày càng được thụ hưởng những dịch vụ công tốt hơn, công bằng hơn.
Đề tài: “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính – sự nghiệp
hiện nay ở Việt Nam”, của nhóm tác giả do PGS.TS.Trần Văn Giao chủ

nhiệm đề tài, nội dung của đề tài: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tài
sản công và kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới. Đánh giá thực
trạng việc quản lý, sử dụng tài sản công; tập trung vào tài sản cơng tại khu
vực hành chính sự nghiệp ở nước ta từ năm 1995 đến nay.
Đề xuất những giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng tài sản cơng
trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thời gian tới.
- “Đổi mới cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công
10


lập” (04/05/2013), Cục Cơng sản Bộ Tài chính, ngày 16/4/2013. Trướcyêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tốc độ tăng trưởng nhanh và
bền vững đòi hỏi phải phát huy cao độ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
của đất nước, trong đó TSNN (tài sản nhà nước) là nguồn lực to lớn và đầy
tiềm năng, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sự
chuyển dịch cơ chế quản lý sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước địi hỏi cần có sự đổi mới trong cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập, đề tài nghiên cứu đã tập trung phân tích, đánh giá đề xuất
nhiều giải pháp đổi mới công tác quản lý TSNN tại đơn vị sự nghiệp với mục
tiêu: trao quyền tự chủ cho các ĐVSN công lập để phát triển các hoạt động sự
nghiệp, thực hiện xã hội hoá, giảm sức ép chi từ ngân sách nhà nước, trên cơ
sở thực hiện thông qua các phương thức: đi thuê và cho thuê tài sản; cho phép
sử dụng TSNN để sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết... Theo
đó, cơ chế quản lý tài chính đối với một số lĩnh vực, một số đối tượng đã có
những thay đổi quan trọng (như chính sách tài chính khuyến khích xã hội hố,
khuyến khích huy động nguồn lực)…
Bài viết “Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự
chịu trách nhiệm”, ngày 16/07/2013 của tác giả Yên Thanh. Tác giả cho biết
những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy và biên chế cán
bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, tổ

chức bộ máy các cơ quan từ tỉnh đến huyện được kiện toàn, củng cố theo các
quy định pháp luật, góp phần ổn định hoạt động và tăng cường chủ động
trong tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách theo ngành, lĩnh vực, thúc đẩy
kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng ổn định đúng hướng. Công tác tuyển
dụng, sử dụng quản lý CCVC đã bám sát các chủ trương nghị quyết của Đảng
và pháp luật của nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
CCVC...
- “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thêm
11


một bước đột phá về cơ chế tài chính” ngày 22/03/2012, của tác giả Tấn Lực nguồn thông tin bộ Tài chính. Theo bài viết, đổi mới cơ chế quản lý, đặc biệt
là quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập là một chủ trương lớn
của Đảng và nhà nước ta, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bộ Tài
chính. Tại kết luận số 37- TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị, Đảng ta
đã thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ: “Đổi mới cơ chế hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự
nghiệp công”, đây được coi là một trong những nhiệm vụ then chốt, góp phần
hồn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Những năm qua, cơ chế chính sách của nhà nước
đối với lĩnh vực sự nghiệp công đã từng bước đổi mới.
- “Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng
lập”, ngày 27/09/2012, của tác giả Đức Minh. Bài viết cho biết, ngay sau khi
Nghị định của Chính phủ và các thơng tư hướng dẫn có hiệu lực thi hành, đầu
năm 2007 UBND tỉnh Phú Thọ đã có văn bản chỉ đạo các cấp ngành liên quan
triển khai thực hiện, theo đó, trong tổng số 147 đơn vị sự nghiệp công lập cấp
tỉnh thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định có 136 đơn vị được giao quyền
tự chủ, đạt 93%; còn lại 11 đơn vị chưa có phương án, chưa có quyết định
được giao quyền tự chủ, chiếm 11% ở các lĩnh vực.

Bài viết “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập,
đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp cơng” ngày
15/08/2012, tác giả Thúy Hồng…Bài viết đề câp đến Nghị quyết số 40/NQCP ngày 09/8/2012 của Chính Phủ về chương trình hành động của chính phủ
thực hiện thơng báo kết luận của Bộ Chính trị về đề án “Đổi mới cơ chế hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại
hình dịch vụ sự nghiệp cơng”, mục tiêu của chương trình hành động nhằm xác
định, phân cơng và tổ chức thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu
12


của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại
hình dịch vụ sự nghiệp cơng góp phần thực hiện được mục tiêu phát triển đến
năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
- Bài viết “Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính”,
05/03/2013, tác giả Xuân Vương - Nghị định của Chính phủ về chế độ tự chủ,
tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành
chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp cơng lập năm 2012 ở tỉnh đã có những
tín hiệu tích cực, nhiều đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, quản
lý tài sản công và tiết kiệm được kinh phí cho đơn vị, tăng thu nhập cho người
lao động.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực cụ thể
Các cơng trình đề cập đến vấn đề tự chủ tự chịu trách nhiệm của các
trường đại học theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP bao gồm: Các cơng
trình trong nước:
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường
đại học cơng lập ở Việt Nam” năm 2012 của tác giả Trần Đức Cân–Trường
Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án làm rõ các khái niệm về tài chính cơng, cơ

chế tự chủ tài chính cơng; phân tích các các nhân tố ảnh hưởng; tổng kết bài
học kinh nghiệm của 5 nước; đưa ra 6 tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện
của cơ chế tự chủ tài chính: quy mơ vốn, cơ cấu vốn, cơ cấu chi phí. Luận án
tiến hành phân tích thực trạng, những thuận lợi, khóa khăn của cơ chế thự chủ
tài chính hiện nay dưới góc nhìn từ chun ngành kinh tế tài chính ngân hàng.
Các giải pháp đưa ra mang tính định hướng về chủ chương.
Đề tài “Quản lý Nhà nước và mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đào

13


tạo qua kết quả khảo sát” TS. Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiên cứu Giáo dục
PGS.TS. Trần Quốc Toản, Văn phòng Chính phủ, 29/10/2010. Đề tài tập
trung vào việc giới thiệu kết quả khảo sát của một đề tài nhánh do Viện
Nghiên cứu Giáo dục thực hiện. Đề tài này thuộc chương trình nghiên cứu
độc lập cấp nhà nuớc “Phát triển Giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường và trước yêu cầu hội nhập quốc tế” của Hội đồng Quốc Gia Giáo dục.
Phần đầu trong bài viết giới thiệu về một số quan điểm và lý luận về quản lý
Nhà nước và tự chủ trong giáo dục, chủ yếu là giáo dục (GD) đại học (ĐH),
sau đó trình bày sơ lược về đề tài nghiên cứu. Phần thứ hai tập trung vào các
kết quả khảo sát về a) thực trạng quan hệ, hợp tác, hỗ trợ, phối kết hợp giữa
GD đào tạo (ĐT) và các tổ chức cộng đồng và b) mức độ tự chủ của cơ sở
(CS) GD-ĐT. Cuối cùng, các tác giả bài viết đưa ra một số kiến nghị cho các
nhà làm chính sách cũng như các cơ sở GD& ĐT.
Đề tài “Chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt
Nam giai đoạn 2014-2020”, đề tài khoa học cấp bộ của trường đại học Tài
chính – Marketing, bộ tài chính, nội dung cơ bản của đề tài là đề xuất hệ
thống các giải pháp để thúc đẩy XHH giáo dục đại học ở Việt Nam như:
Chính sách huy động nguồn lực, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính
sách tín dụng..

Các cơng trình nước ngồi: Về cơ chế tài chính và hoạt động thực tế của
hệ thống nhà khách các nước cơ bản nghiêm khắc, nghiêm cấm, kín đáo như
nước Nga, Trung quốc, các nước Phật giáo…
“A 2020 vision for Vietnam” và “Institutional autonomy for HE in
Vietnam”, Hayden và Thiep (2006,2007). Tác phẩm đã nêu lên những vấn đề
về cải cách tài chính cơng trong đó có cải cách về tài chính đơn vị sự nghiệp
cơng, cho rằng nghị sự đổi mới ở Việt Nam gắn với đổi mới quản lý và đảm
bảo tự chủ cho trường đại học công; tự chủ đại học chịu những thách thức và
căng thẳng không chỉ do sự miễn cưỡng đối với việc từ bỏ sự kiểm soát trực
14


tiếp của một bộ phận quản lý tài chính trong GDĐH mà còn do sự nhận thức
chưa đầy đủ hàm ý thực sự của tự chủ, cả những đòi hỏi liên quan đến trách
nhiệm xã hội cũng như cách thức quản lý hiệu quả trong hoàn cảnh mà nguồn
vật lực và nhân lực tương xứng cho quản lý tự quản hạn chế [86], [87]. Mặc
dù chỉ ra được khiếm khuyết trong quản lý của Nhà nước dẫn tới sự thiếu tự
chủ thực chất nhưng chưa đưa ra cách bù đắp sự khiếm khuyết, cách tháo gỡ
cơ chế bộ chủ quản.
Vallely (2005, 2008), trong “Đề cương thảo luận: Xây dựng trường đại
học hàng đầu tại Việt Nam”, “Giáo dục bậc đại học Việt Nam: Khủng hoảng
và Phản ứng”, đã chỉ ra một số vấn đề về thực trạng GDĐH và khuyến cáo
hình thành một cơ chế quản lý mới mà trong đó quyền tự chủ nhà trường và
tự do học thuật được đề cao [68]. Tuy nhiên, nội dung được nêu ra chỉ là ý
tưởng nhằm gợi mở thảo luận, còn luận điểm, so với quan điểm phát triển
GDĐH của nước ta, thì có nhiều khác biệt.
Các cơng trình đề cập đến vấn đề tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị định 115/CP, và việc ứng dụng
các thành tựu nghiên cứu vào thực tế. Nhóm này có các cơng trình sau:
- Đề tài khoa học “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính khoa học và cơng

nghệ Việt Nam đến năm 2020”. Đề tài khoa học cấp bộ của Vụ tài chính hành
chính- sự nghiệp Bộ Tài chính. Đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về
cơ chế tài chính đối với KHCN, nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý tài
chính đối với KHCN ở nước ta và đề xuất hệ thống các giải pháp đổi mới cơ
chế quản lý tài chính đến 2020.
- Đề án chuyển đổi “Viện kỹ thuật biến thành tổ chức khoa học công
nghệ tự trang trải kinh phí theo nghị định 115/CP”, hiện nay trong 128 tổ
chức khoa học cơng nghệ đã có 38 tổ chức có đề án phê duyệt chuyển đổi cơ
chế tự trang trải kinh phí theo tinh thần Nghị định 115/CP.
Đề án này được thực hiện vào tháng 3/2009, Viện Kỹ thuật biển là đơn
15


vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
theo Quyết định 594/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số
55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
và Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT. Viện hoạt động theo mơ hình tự trang trải kinh phí
(tuy nhiên, do phải đảm đương thêm nhiệm vụ nghiên cứu mang tính chiến
lược, nghiên cứu cơ bản và cơng ích thực hiện yêu cầu của Nhà nước giao nên
kiến nghị Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên tương
xứng với nhiệm vụ đó).
Bài viết- “Đổi mới cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học công nghệ
công lập” PGS. TS. Lưu Đức Tuyên, Bài đăng trên ấn phẩm Tạp chí Tài
chính kỳ 01 số tháng 7/2016, Sau hơn 10 năm thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học công nghệ công lập theo tinh thần
Nghị định 115/2005/NĐ-CP, kết quả mang lại chưa như mong đợi, các đơn vị
chưa tự chủ được nguồn kinh phí bảo đảm tiền lương; về cơ bản chưa đáp ứng
được yêu cầu của xã hội. Trước tình hình đó, ngày 14/6/2016 Chính phủ đã
ban hành Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa

học cơng nghệ cơng lập. Chính sách mới này được kỳ vọng sẽ giải quyết được
các bất cập tồn tại, tạo động lực cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập
phát triển.
Bài viết “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học
và công nghệ: những vấn đề đặt ra” ngày 25/02/2014 của TS. Bùi Tiến Dũng Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo tác giả, nguồn ngân sách dành cho nghiên
cứu khoa học và cơng nghệ nói chung cịn khiêm tốn so với các lĩnh vực khác,
mặc dù gần đây nhiều quy định đang được đổi mới song vẫn chưa hiển thị rõ
nét, bài viết đề cập một số đổi mới cơ chế tài chính hiện hành của các đơn vị sự
nghiệp KH&CN công lập và đề xuất một số gợi ý nhằm góp phần hồn thiện
cơ chế tài chính hiện nay.
16


×