Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Rau mồng tơi lợi sữa, chữa di hoạt tinh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.91 KB, 5 trang )

Rau mồng tơi lợi sữa, chữa di hoạt tinh


Không chỉ là thực phẩm lý tưởng cho những quý ông có vấn đề về xuất
tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc...
Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định
loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất
béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao.
Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:
Thanh nhiệt, giải độc: Ăn mùng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như
canh nấu với mướp, rau đay, cua...
Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã
rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần.
Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh
nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu
nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc
đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
Đau nhức khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50 - 100 g, móng chân giò
vài cái, hầm với nước có ít rượu ăn với cơm hằng ngày.
Tráng dương, chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má mỗi thứ một
nắm, một bộ lòng gà hay vịt, nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm, tuần vài lần. Nếu uống
kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn.
Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2
kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho
đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống
nước nóng.
Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt
mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi
bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng.
Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó
uống 1 chén nước cơm rượu.


Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.
Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh
bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn
gốc động vật.
Các bài thuốc độc đáo từ dừa

Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn xơ quả đem xé sợi vê
thành điếu thuốc, hút ba ngày liên tục, bệnh viêm xoang sẽ đỡ.
Y học cổ truyền coi dừa là vị thuốc lạ, kỳ thú. Ngoài tác dụng nêu trên, nước
dừa còn làm dịch truyền, dịch pha chè - thuốc khi cần thiết.
Xơ dừa được đốt tồn tính (cháy đen nhưng không ra bột), uống ngày 4g - 10g
với rượu hay sắc uống, giúp chữa gân xương đau nhức.
Cùi dừa ích khí, bổ dưỡng, nhuận tràng. Khi ngực và vùng thượng vị đau dữ dội
và đột ngột, lấy cùi dừa đốt tồn tính, tán bột, dùng 4g uống với rượu, cơn đau sẽ giảm.
Để chữa đau dạ dày, người ta lấy 200ml nước dừa già trộn 150g hạt bí đỏ, đun
nhỏ lửa cho cạn rồi ăn.
Sọ dừa đốt tồn tính, tán mịn giúp chữa chảy máu cam, nôn. Mỗi lần uống 4g bột
dừa với rượu hoặc nước chín.
Hoa dừa có tác dụng chữa sốt. Lấy hoa cái non nghiền nát thành bột nhão, đắp
lên trán, sau đó dùng vải sạch thấm nước dừa đắp lên trán và mắt để hạ nhiệt.
Rễ dừa chữa kinh nguyệt không đều, chảy máu. Nước hãm rễ dừa tươi hay khô
là thuốc chữa lỵ và viêm gan. Rễ dừa non phối hợp với một số vị thuốc nam khác có
khả năng chữa tiểu khó, tiểu dắt, vàng da.
Bạn cũng có thể dùng nước dừa tươi chải đầu hằng ngày, tóc sẽ mượt mà, đen
bóng. Lấy nước dừa trộn với dịch ép tỏi tây, bạn sẽ có một dung dịch dưỡng da an toàn
và hiệu quả.

×